Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của agribank trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.19 KB, 33 trang )

GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7
ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ - NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

---------o0o---------

Bộ môn : Quản Trị Ngân Hàng
Giáo viên hướng dẫn : PHẠM THANH HÙNG

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
AGRIBANK

Những người thực hiện:

Phạm Quang Dương
Thái Hoàng Kiên
Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Nguyễn Thị Kim Chung
Hoàng Trọng Đại
Hồ Bôn
Hà Xuân Tuyến
Lê Thị Tuyền

BUÔN MA THUỘC 2015
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 1




GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này chúng em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và
chân thành tới:
Thầy giáo Phạm Thanh Hùng là người hướng dẫn và chỉ bảo chúng em
tận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài và truyền đạt nhiều
kinh nghiệm quý báu để chúng em có thể hoàn thành luận văn đề tài này.
Các thầy, cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, khoa Kinh Tế, các thầy,
cô trong tổ bộ môn Tài chính Ngân hàng trường Đại học Tây Nguyên đã giúp
đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình học tập và đã tạo điều kiện cho chúng
em trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn sinh viên lớp Tài chính Ngân hàng K08 đã ủng hộ, giúp đỡ
chúng em trong quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian chúng em
thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì năng lực có hạn và thời gian hạn
chế nên việc nghiên cứu đề tài còn có nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô
và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

ĐăkLăk, năm 2015
Nhóm 7

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK


Page 2


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1.1Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................3
1.2Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................4
1.3Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................4
1.4Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................4
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................................5
2.1Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược.........................................................5
2.5Phân tích môi trường kinh doanh ngân hàng..............................................................5
2.6Ma trận SWOT............................................................................................................8
CHƯƠNG 3:ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............10
3.1Giới thiệu về AGRIBANK.......................................................................................10
3.2Bộ máy tổ chức.........................................................................................................12
3.4Chức năng của một số phòng ban chính...................................................................14
3.5Các sản phẩm dịch vụ mảng Tài chính Ngân hàng AGRIBANK............................16
3.6Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................17
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................17
4.1Định vị chiến lược của AGRIBANK........................................................................17
4.4Phân tích môi trường kinh doanh ngân hàng............................................................18
4.6Phân tích ma trận SWOT:.........................................................................................20
4.7Các chiến lược của ngân hàng Agribank..................................................................22
CHƯƠNG 5:MỘT SỐ ĐỀ SUẤT HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC AGRIBANK
...............................................................................................................................................28

5.1Đinh hướng phát triển của Agribank đến năm 2015 và tầm nhìn 2020....................28
5.2Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank.............29
5.3Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank trong xu thế hội nhập.30

CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài


AGRIBANK là ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, là ngân

hàng duy nhất với 100% vốn nhà nước và trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng đã
xây dựng được những chiến lược phát triển cụ thể.


Và từ thực tiễn hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam mảng tài chính đã bộc lộ nhiều khó khăn thách thức trước yêu
cầu cạnh tranh để hội nhập nền quốc tế và khu vực.Ngoài những khó khăn chung của môi
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 3


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7


trường kinh tế xã hội còn có nhiều nguyên nhân là việc quản trị điều hành ngân hàng,
quản lý các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải nghiên cứu
giải quyết nhằm đánh giá, phân tích và đưa ra một số giải pháp đề suất cho chiến lược phát
triển của Ngân hàng trong giai đoan tiếp theo.


Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nhằm vận dụng tốt các

kiến thức về quản trị ngân hàng đã được trang bị, đã được giảng dạy. Chúng tôi đã quyết
định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Hệ thống hóa cá vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các

ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị chiến lược, năng lực
cạnh tranh của ngân hàng Agribank.


Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng những kiến thức đã tiếp thu

được và một số kinh nghiệm trong môn quản trị chiễn lược, tôi sẽ tiến hành phân tích, đánh
giá chiến lược phát triển kinh doanh hiện tại của Ngân hàng AGRBANK mảng kinh
doanh dịch vụ tài chính. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến hoàn thiện công tác quản trị
chiến lược của Ngân hàng trong một số thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt


động quản trị chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng AGRIBANK mảng dịch vụ
tài chính ngân hàng.


Giải pháp những kiến nghị nhằm nâng cao chiến lược quản trị kinh doanh

của Agribank trong một số năm tới.
1.4 Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi về nội dung: nghiên cứu hoạt động kinh doanh và công tác quản trị

chiến lược của Ngân hàng AGRIANK mảng dịch vụ tài chính ngân hàng


Phạm vi về không gian : Ngân hàng AGRIBANK



Phạm vi về thời gian: Một vài năm gần đây

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 4


GVHD: PHAM THANH HÙNG
CHƯƠNG 2:


TH: NHÓM 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược
2.1.1

Khái niệm về chiến lược

Quan điểm 1: Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch đặc biệt
Quan điểm 2: Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật
Quan điểm 3: Chiến lược kinh doanh vừa là kế hoạch vừa là nghệ thuật.
Quản trị chiến lược là quá trình phân tích môi trường hiện tại, dự báo môi trường tương
lai; xác định sứ mệnh và mục tiêu; tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
chiến lược trên thực tế.
2.1.2

Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu

2.2 Tầm nhìn: Xác định định hướng lâu dài mà doanh nghiệp muốn hướng đến trong
tương lai.
2.3 Sứ mệnh: Trình bày lý do tồn tại của tổ chức và chỉ ra nó sẽ làm gì.
2.4 Mục tiêu: Chủ yếu xác định những gì mà tổ chức hy vọng đáp ứng trong phạm vi
trung và dài hạn. Hầu hết các tổ chức theo đuổi lợi nhuận, mục tiêu đạt được năng lực vượt
trội chiếm vị trí hàng đầu. Các mục tiêu thứ nhì là các mục tiêu mà công ty xét thấy cần
thiết nếu họ muốn đạt đến năng lực vượt trội.
2.5 Phân tích môi trường kinh doanh ngân hàng
2.5.1

Môi trường bên ngoài


2.5.1.1

Môi trường vĩ mô



Môi trường kinh tế: Các yếu tố cần phân tích: Lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tốc

độ tăng trưởng kinh tế (GDP, GNP, …), chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước.


Môi trường chính trị, luật pháp:
+ Chính trị: Chính trị có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế của một quốc

gia. Nói đến chính trị người ta quan tâm đến tình hình ổn định chính trị. Nếu ổn định chính
trị thì nền kinh tế có điều kiện tăng trưởng và ngược lại.
+ Luật pháp: Ngân hàng luôn chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Trước hết phải
tìm hiểu xem luật pháp có đầy đủ những văn bản pháp quy quy định hoạt động của ngân
hàng chưa (ngân hàng chỉ thực hiện hoạt động pháp luật quy định. Môi trường luật pháp có
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 5


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

minh bạch, rõ ràng, các văn bản pháp luật có gì chồng chéo, mâu thuẫn không? Có thường

xuyên thay đổi không?…


Môi trường văn hóa, xã hội: Các yếu tố cần phân tích: Dân số (Cơ cấu dân

số, tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ tăng dân số…), trình độ dân trí, phong tục tập quán, tâm lý tiêu dùng,



Môi trường công nghệ: Đó là sự phát triển của khoa học công nghệ để phục

vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Khi ngân hàng áp dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ sẽ góp phần tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao mức độ an
toàn, thuận tiện thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.


Môi trường tự nhiên: Các điều kiện của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên

tai…
2.5.1.2

Phân tích môi trường vi mô

Theo M. Porter có 5 đối tượng tác động vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
ngân hàng:

2.5.2

Phân tích môi trường bên trong


2.5.2.1

Nội dung phân tích



Nguồn lực về tài chính

+ Quy mô vốn tự có: Quy mô vốn tự có là khả năng mở rộng tài sản của ngân hàng từ
đó cho thấy phạm vi hoạt động, quy mô đầu tư của ngân hàng.

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 6


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

+ Khả năng huy động vốn của ngân hàng: Nguồn vốn huy động là nguồn vốn
chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. Nguồn vốn huy động lớn thì ngân hàng mới có khả
năng kinh doanh và ngược lại.
+ Nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng. Trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi nên các ngân hàng
quy định một tỷ lệ nợ quá hạn được coi là hợp lý (<1%) nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng
phải đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.


Nguồn nhân lực

+ Đội ngũ quản trị viên.
+ Người lao động.



Trình độ tổ chức
+ Bộ máy tổ chức: Hiệu lực của các mệnh lệnh, các quyết định của cấp trên,

khi hiệu lệnh của các mệnh lệnh được triển khai một cách nhanh chóng, chính xác đẫn đến
hiệu quả hoạt động cao. Đánh giá sự phối hợp của các bộ phận chức năng trong ngân hàng
nếu tốt sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
+ Hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng: Để có thể kinh doanh thắng lợi,
các nhà quản trị ngân hàng, ngân hàng cần phải quan tâm đến vấn đề hệ thống thông tin
quản lý, nếu các thông tin sai lệch, không cập nhật sẽ dễ dẫn tới quyết định sai lầm.


Thông tin khách hàng: năng lực hoạt động của khách hàng, tình hình

kinh doanh của khách hàng trong quá khứ và hiện tại.


Thông tin thị trường: cung cầu tiền tệ, các biến số tỷ giá, lãi suất, lạm

phát, lĩnh vực mà khách hàng hoạt động.


Trên thế giới các ngân hàng thường mua thông tin từ các tổ chức chuyên

nghiệp nên các thông tin thường có độ chính xác, tin cậy cao.



Trình độ công nghệ: Xem xét trình độ công nghệ của ngân hàng ra sao? Có

phù hợp với sự phát triển của khoa học tiên tiến hay không? Có phù hợp với trình độ hiểu
biết của người lao động hay không? Đặc biệt là có ngang bằng với đối thủ cạnh tranh hay
không. Đối với trang bị kỹ thuật, ngân hàng cũng xem xét có phù hợp hay không để có
hướng nâng cấp trang thiết bị.

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 7


GVHD: PHAM THANH HÙNG


TH: NHÓM 7

Mạng lưới chi nhánh: Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh trong

ngân hàng để từ đó có các quyết định phù hợp. Nếu trong thực hiện các chi nhánh hoạt
động tốt, ngân hàng sẽ phải đầu tư thêm nguồn lực cho chi nhánh đó hoặc có hướng nâng
cấp các chi nhánh lên. Nếu mạng lưới chi nhánh hoạt động không tốt dẫn đến làm giảm
năng lực hoạt động, tăng chi phí dẫn tới bất lợi theo quy mô.
2.5.2.2


Xác định Điểm mạnh – Điểm yếu
Điểm mạnh của ngân hàng là những lợi thế của ngân hàng so với các ngân


hàng khác thông qua sức mạnh nội tại của ngân hàng. Ví dụ: Tiềm lực tài chính mạnh,
mạng lưới chi nhánh rộng khắp, công nghệ kỹ thuật hiện đại, truyền thống lịch sử lâu đời.


Điểm yếu của ngân hàng là những nhược điểm hạn chế của ngân hàng so với

các ngân hàng khác. Ví dụ: Trình độ nhân viên chưa cao, quy mô vốn điều lệ nhỏ.
2.6 Ma trận SWOT
Những cơ hội

Những nguy cơ

(O)

MA TRẬN SWOT

(T)

O1

T1

O2

T2

Các chiến lược

Các chiến lược


Những điểm mạnh
(S)
S1
S2
Những điểm yếu (W)
W1

SO

Các chiến lược

W2

WO

ST

Các chiến lược
WT



Bước 1: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức.



Bước 2: Liệt kê những điểm yếu cơ bản của tổ chức.




Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn từ bên ngoài mà tổ chức có thể khai thác



Bước 4: Liệt kê các mối đe doạ trực tiếp từ bên ngoài đối với tổ chức.



Bước 5: SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của

được.

công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 8


GVHD: PHAM THANH HÙNG


TH: NHÓM 7

Bước 6: WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng

vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.


Bước 7: ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của


công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.


Bước 8: WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua

hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.


Qua phân tích SWOT từ đó để khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội vượt

qua những thách thức, khắc phục điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh.

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 9


GVHD: PHAM THANH HÙNG
CHƯƠNG 3:

TH: NHÓM 7

ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU
3.1 Giới thiệu về AGRIBANK
3.1.1

Tổng quan về AGRIBANK


Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến
nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng
thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc
biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên,
mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vị thế dẫn đầu của
Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:


Tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng.



Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng.



Tổng tài sản 470.000 tỷ đồng.



Tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng.



Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.




Nhân sự: 35.125 cán bộ.

3.1.2

Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng AGRIBANK

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị
định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc
thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký
Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty
90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 10


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức
năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc

mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông,
lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Năm 2002, NHNo tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002
NHNo là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là
thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA
Năm 2003 Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày
07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản
có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm
40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại,
cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo…...Đến nay, tổng số Dự án nước
ngoài mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu
USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện nay NHNo&PTNT VN đã có quan
hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của
nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mói NHNo&PTNT
VN (Agribank) thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng
tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho
vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên
70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với
gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là
vốn huy động.
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của
Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo
chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở
thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực.
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK


Page 11


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

Năm 2009 Agribank chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking,
VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong
việc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại.
Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so
với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ
đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng.
Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm
việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập 26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự được
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng
các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT,
TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp
hạng của VNR500.

3.2 Bộ máy tổ chức

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 12


GVHD: PHAM THANH HÙNG


TH: NHÓM 7

3.3 Cơ cấu phòng ban


Tín dụng cá nhân



Tín dụng doanh nghiệp

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 13


GVHD: PHAM THANH HÙNG


Dịch vụ khách hàng cá nhân



Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp



Kinh doanh tiền tệ




Kinh doanh thẻ



Thanh toán quốc tế



Kế toán tổng hợp



Thẩm định giá



Đầu tư tài chính



Kiểm toán nội bộ



Phòng nghiên cứu phát triển




Phòng Marketing



Phòng quản lý tín dụng



Phòng pháp chế



Phòng quan hệ quốc tế



Phòng thu hồi nợ



Phòng kế hoạch tổng hợp



Phòng tín dụng



Phòng kế toán – ngân quỹ




Phòng hành chính nhân sự



Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ



Phòng kinh doanh ngoại hội



Phòng dịch vụ và Marketing

TH: NHÓM 7

3.4 Chức năng của một số phòng ban chính
3.4.1


Phòng kế hoạch tổng hợp
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền

tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho giám đốc chi
nhánh điều hành nguồn vốn, chịu trách nhiệm đề suất chiến lược khách hàng, chiến lược
huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK


Page 14


GVHD: PHAM THANH HÙNG


TH: NHÓM 7

Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và

kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ.
3.4.2


Phòng tín dụng
Đầu mối tham mưu đề suất với giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược

khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng
loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến,
tiêu thụ, xuất khẩu: gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.


Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để

lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.


Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.




Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,

nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ; bộ; ngành khác: các
tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.


Xây dựng và thực hiện mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn,

đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng.


Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và

đề xuất hướng khắc phục.
3.4.3


Phòng kế toán – ngân quỹ.
Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy

định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.


Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính

quỹ tiền lương; tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.
3.4.4


Phòng hành chính nhân sự

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quỹ và có trách nhiệm thường xuyên đôn
đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt; tham mưu cho giám đốc
trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn lực, đề bạt lương thưởng cho cán bộ công nhân viên,
đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập.
3.4.5

Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 15


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

Chức năng chủ yếu là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh
theo quy định của pháp luật, của NHNN, và giám sát việc chấp hành các quy định của
NHNo về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.Tổ chức
kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền.
3.4.6

Phòng kinh doanh ngoại hối

Các nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế theo quy
định, thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo, các nghiệp vụ

tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và
chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
3.4.7

Phòng dịch vụ và Marketing: là phòng mới được thành lập tại chi

nhánh năm 2008 với những chức năng chính sau:


Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu, ước muốn của khách hàng để thiết kế

những sản phẩm dịch vụ phục vụ tốt nhất nhu cầu, ước muốn đó.


Gợi mở khách hàng, phát hiện và giải thích rõ nguyên nhân của những thay

đổi tăng hoặc giảm mức cầu.


Phát hiện cơ hội và thách thức do môi trường đem lại.



Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp marketing như tuyên truyền,

quảng cáo…để quảng bá hình ảnh của ngân hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng.
3.5 Các sản phẩm dịch vụ mảng Tài chính Ngân hàng AGRIBANK
3.5.1


Huy động vốn



Tài khoản tiền gửi:



Tiền giửi thanh toán



Gửi, rút nhiều nơi



Tiền gửi Tiết kiệm: Ngắn, Trung, Dài hạn



Giấy tờ có giá: Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn

3.5.2

Tín dụng



Tín dụng tiêu dùng




Vay bảo lãnh



Vay đầu tư

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 16


GVHD: PHAM THANH HÙNG


Vay ưu đãi xuất nhập khẩu



Cho vay cầm cố giấy tờ có giá



Tín dụng theo hạn mức



Dịch vụ thu ngân sách Nhà nước




Dịch vụ Nhờ thu tự động



Dịch vụ nhờ thu xuất nhập khẩu

TH: NHÓM 7

3.6 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kiến thức môn học Quản trị ngân hàng, đặc biệt qua mô hình SWOT và các
công vụ hỗ trợ khác chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng chiến lược kinh
doanh của AGRIBANK và đưa ra một số giải pháp đề xuất. Trình tự nghiên cứu thực hiện
theo các bước:


Bước 1: Cơ sở lý thuyết và các công cụ hỗ trợ thực hiện nhận định, nghiên

cứu chiến lược kinh doanh hiện tại của AGRIBANK


Bước 2: Khảo sát thực trạng chiến lược của AGRIBANK qua mô hình Swot.



Bước 3: Bình luận, đánh giá chiến lược hiện tại AGRIBANK qua mô hình




Bước 4: Một số giải pháp đề suất hoàn thiện công tác quản trị chiến lược của

Swot.
AGRIBANK


Bước 5: Kết luận

CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Định vị chiến lược của AGRIBANK
4.1.1


Lựa chọn chiến lược
Agribank luôn không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn

mới để tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tương lai gần
phát triển theo hướng trở thành Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng mạnh và hiện đại trong
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 17


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7


nước, có uy tín cao trên thị trường khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển thương hiệu
Agribank sẽ gắn với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách
hàng, ngân hàng, đối tác và cộng đồng.


Trong thời gian gần đây ngân hàng Agribank đã triển khai các chiến lược:
+ Chiến lược huy động vốn(2010)
+ Chiến lược xây dựng thương hiệu 2009-2010 và 5 năm tiếp theo.
+ Chiến lược phát hành thẻ

4.1.2

Tầm nhìn - Sứ mệnh

4.2 Sứ mệnh: “Agribank - Mang phồn thịnh đến khách hàng”.
4.3 Tầm nhìn: Agribank phấn đấu tiếp tục là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai
trò chủ đạo, chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông nghiệp,
nông thôn.
4.3.1

Giá trị cốt lõi



Định hướng khách hàng là nền tảng của mọi hoạt động.



Văn hóa của Agribank là: Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng và


Hiệu quả.


Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu

cầu của khách hàng.


Kết hợp hài hòa lợi ích khách hàng, nhân viên và cổ đông là đảm bảo sự

thành công của Ngân hàng.


Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội

của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước.
4.4 Phân tích môi trường kinh doanh ngân hàng
4.4.1


Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị, pháp luật (P)
+ Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các doanh

nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng
cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các ngân hàng
trong nước.
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK


Page 18


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

+ Ngân hàng Nhà nước kiển soát các hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng
taoj cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại cổ phần,
ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.


Môi trường kinh tế (E)
+ Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% -:-

8%/năm.
+ Tuy nhiên cuối năm 2008 đầu năm 2009 phát triển chậm do khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2009 của Việt Nam từ 5% -:- 6%.
+ Nền kinh tế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàng có
nhiều cơ chế khuyến khích về vốn, công nghệ, thị trường, tăng cường quản lý các doanh
nghiệp, định hướng kinh doanh đạt kết quả cao.


Môi trường xã hội – dân số (S)
+ Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào
+ Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao ảnh hưởng tốt sản phẩm huy

động vốn và hoạt động tín dụng, ví dụ: tín dụng hộ gia đình, tín dụng tiêu dùng cá nhân, tín
dụng bất động sản...
+ Chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp, nâng cao,

đáp ứng tốc độ phát triển của ngành.


Môi trường công nghệ (T)
+ Việc ứng dụng công nghệ ngân hàng mới, xu hướng chuyển giao công nghệ

trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao như: dịch vụ internet banking, mobile banking,
thanh toán điện tử...
+ Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trong khâu thanh toán và các nghiệp vụ
cơ bản, thanh toán điện tử chương trình kế toán ngân hàng, quản lý dữ liệu trên máy tính


Môi trường kinh tế quốc tế (W)

4.5 Hội nhập nền kinh tế quốc tế là cơ hội và thức đối với hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
4.5.1


Phân tích môi trường vi mô
Cạnh tranh của đối thủ trong ngành
+ Năng lực cạnh tranh cao

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 19


GVHD: PHAM THANH HÙNG


TH: NHÓM 7

+ Cạnh tranh: lãi suất, chi phí,chất lượng, đa dạng sản phẩm
+ Quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ khách hàng


Cạn tranh nhà cung cấp
+ Nhà cung cấp đồng thời là khách hàng
+ Cạnh tranh chi phí, lãi suất, chất lượng dịch vụ
+ Liên doanh – Liên kết cung cấp các sản phẩm ngân hàng tiện ích



Cạnh tranh của khách hàng
+ Khách hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm với cácmức lãi suất khác nhau
+ Sản phẩm tiền gửi và tín dụng trên thị trường ngân hàng phong phú, đa dạng



Cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh tiềm năng
+ Các ngân hàng nhà nước, ngân hàng liên doanh, các ngân hàng nước ngoài
+ Các công ty tài chính, đầu tư
+ Các kênh đầu tư trên thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản



Cạnh tranh của các sản phẩm thay thế

Các kênh đầu tư khác trên thị trường như chứng khóan, bất động sản, vàng...
4.6 Phân tích ma trận SWOT:



Điểm mạnh (S):
+ Mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, đây là những lợi thế

mà Agribank có được: Thị phần ổn định, khách hàng dồi dào, Phát triển thị trường bán lẻ.
+ Xây dựng thương hiệu tạo dựng niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài
nước.


Điểm yếu (W):
+ Chịu sự chi phối từ Chính phủ, hoạt động không hoàn toàn vì mục đích

thương mại.
+ Cơ chế quản lý chưa phù hợp.
+ Sản phẩm chưa đa dạng, nghèo nàn về sản phẩm, chất lượng dịch vụ chưa
cao.
+ Năng lực tài chính còn yếu so với chuẩn mực tài chính quốc tế.
+ Công tác quản trị rủi ro ngân hàng còn thấp, chưa có khả năng dự bảo rủi ro.
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 20


GVHD: PHAM THANH HÙNG


TH: NHÓM 7

Cơ hội (O):

+ Tốc độ phát triển nền kinh tế khả quan trong tương lai
+ Cơ hội mở rộng thị trường từ việc Việt Nam tham gia WTO việc tiếp cận

công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngoài rất cao.
+ Nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích ngân hàng lớn, tạo cơ
hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ có triển vọng cao.


Thách thức (T):
+ Sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh trong tương lai, với công nghệ hiện

đại, năng lựctài chính lớn mạnh, trình độ chuyên nghiệp từ các ngân hàng trong nước và
nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước.
+ Áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và quỹ đầu tư trong
và ngoài nước càng gia tăng, đặc biệt là sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại cổ
phần, liên doanh..
+ Rủi ro thị trường tài chính như: lãi suất, tỷ giá, và cán cân vốn tự do hóa,
khủng hoảng tài chính quốc tế.
+ Nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập và phát triển, phát triển chưa bền vững.
+ Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ cạnh tranh khác.
Bảng phân tích SWOT
Điểm mạnh (S)
Tận dụng mạng lưới rộng khắp để phát
triển sản phẩm dịch vụ.

Điểm yếu (W)
Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, nghèo
nàn về sản phẩm, chưa đáp ứng các nhu cầu

Đáp ứng các yêu cầu tốt nhất dành cho thực tế của người tiêu dùng.

khách hàng

Năng lực tài chính yếu so với chuẩn

Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, mực tài chính quốc tế.
sản phẩm thẻ, sản phẩm công nghệ cao.

Trình độ công nghệ ngân hàng chưa

Đẩy mạnh hợp tác phát triển các mảng cao.
thanh toán quốc tế đa biên.

Công tác kiểm soát quản trị rủi ro thấp,

Sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro.
chức quốc tế để tiếp cận và sử dụng nguồn
vốn, giá rẻ‟ để phát triển công nghệ, nâng
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 21


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, củng cố
phát huy thị phần…
Cơ hội (O)


Thách thức (T)

Tốc độ phát triển nền kinh tế khả quan

Cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh

Cơ hội mở rộng thị trường khi tham trong tương lai với công nghệ hiện đại,
gia thị trường tài chính quốc tế.

năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ quản

Nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng lý chuyên nghiệp.
các tiện ích ngân hàng lớn, cơ hội phát

Áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tín

triển sán phẩm mang tính công nghệ cao là dụng, quỹ đầu tư trong và ngoài nước ngày
có triển vọng.

càng lớn mạnh và mạng lưới, quy mô, năng
lực tài chính...
Rủi ro biến động lãi suất, tỷ giá..
Nguồn nhân lực dẽ bị lôi kéo bởi các
đối thủ cạnh tranh.

4.7 Các chiến lược của ngân hàng Agribank
4.7.1


Chiến lược huy động vốn của Agribank

Bất cứ ngân hàng nào nghiệp vụ huy động vốn cũng đóng vai trò quan trọng

hàng đầu vì nó tạo ra nguồn vốn kinh doanh ,đảm bảo các hoạt động của ngân hàng được
diễn ra đồng bộ và hiệu quả.


Thuận lợi:
+ Mang lưới chi nhanh rộng lớn trên toàn quốc.
+ Tuổi đời và Uy tín đã khẳng định trong thời gian hoạt động.
+ Cơ động các mức lãi suất cụ thể cho từng loại sản phẩm và dịch vụ huy động

vốn.
+ 100% vốn nhà nước-được sự hỗ trợ của CP.
+ Sản phẩm đa dạng-giá rẽ.
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 22


GVHD: PHAM THANH HÙNG


TH: NHÓM 7

Đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với thách thức, cạnh tranh
+ Sự xuất hiện của nhiều ngân hàng TMCP trong nước và ngân hàng nước

ngoài gia nhập tạo áp lực cạnh tranh.
+ Chay đua lãi suất của các NH.
+ Kinh tế bất ổn,vốn trong nền kinh tế khan hiếm….



Ý thức được điều đó trong thời gian qua, Ngân hàng Agribank đã thực hiện

nhiều giải pháp để giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như:
+ Kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến của thị
trường.
+ Tăng cường tiếp thị, cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh
toán quốc tế…
+ Khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh
hoạt;
+ Đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…,
+ Đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế
quy chuẩn mang thương hiệu mới.
Trong những năm tới, vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế vẫn chủ yếu là từ kênh tín
dụng ngân hàng. Vì vậy, đứng trước nhu cầu vốn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của
đất nước, đòi hỏi các NHTM cần thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ về tiếp tục đa
dạng hóa các hình thức huy động mới, về đổi mới cong tác cán bộ và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư hiện đại hóa đồng bộ công nghệ, về đẩy mạnh hoạt
động maketing, về nâng cao hiệu qủa chiến lược cạnh tranh... nhằm mở rộng màng lưới,
nhất là phát triển chi nhánh tại các nơi có tiềm năng huy động vốn là hết sức cần thiết. Bên
cạnh đó, hiệu quả huy động vốn tiền gửi từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng tiện ích trong
dân cư cũng hết sức cần thiết và quan trọng đối với các NHTM.
4.7.2

Chiến lược xây dựng hình ảnh Agribank:

Đặc biệt chú trọng vấn đề xây dựng, quảng bá thương hiệu trong bối cảnh kinh tế
phát triển với tốc độ cao, ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp, hiện đại, Agribank vừa
hoàn tất quá trình đấu thầu quốc tế chọn ra một đơn vị chuyên nghiệp giúp xây dựng chiến

lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009- 2010 và 05 năm tiếp theo.
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 23


GVHD: PHAM THANH HÙNG


TH: NHÓM 7

Nếu ở giai đoạn đầu mới được thành lập (1988-1990) với tên gọi là Ngân

hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, các khái niệm về thương hiệu chưa được định hình



Từ 1990 đến 1996, với việc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt

Nam, hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại tự chủ, Agribank bắt đầu quan
tâm đến việc định vị, hình thành thương hiệu cho mình. Tháng 01/1991, Ngân hàng chính
thức lựa chọn logo hình vuông 04 màu: màu nâu đất, xanh lá cây, vàng, trắng, có 09 hạt lúa
vàng kết nối thành hình chữ S, hình đất nước Việt Nam, bên ngoài có chữ “Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam” viền bao xung quanh, bên trong có chữ viết tắt tiếng Anh: VBA.


Năm 1996, sau khi đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty, thì hình ảnh, vị thế và uy tín của
Agribank dần được khẳng định trong nước và được biết đến trong khu vực và thế giới. Biểu

tượng logo trên tiếp tục được Ngân hàng sử dụng và có thay đổi phù hợp với phần tên mới
của ngân hàng và các chữ cái tiếng Anh viết tắt là VBARD (Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development), với câu định vị thương hiệu “Mang phồn thịnh đến khách hàng”
được sử dụng cho tới hôm nay. Trong môi trường công nghệ thông tin ngày càng phát triển,
cạnh tranh gay gắt hơn, yêu cầu về quảng bá hình ảnh, thương hiệu được đặt ra và càng trở
nên quan trọng.


Tháng 4/2003, được phép thiết lập trang tin điện tử, website Agribank chính

thức ra mắt vào cuối tháng 5/2003.
Có thể nói, quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu từ năm 1990 đến nay, đặc biệt
trong những năm gần đây, hoạt động quảng bá thương hiệu đã được Agribank chú ý coi
trọng hơn và bắt đầu được triển khai có hệ thống. Agribank thực hiện công tác tiếp thị,
quảng bá thương hiệu với nhiều hình thức như từ việc định vị đến đồng bộ hóa logo,
slogan, màu sắc, biển hiệu, biển quảng cáo tấm lớn
Đồng thời, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền thông qua tờ Thông tin Agribank;
website Agribank (tiếng Việt và tiếng Anh). Thông qua các hình thức nêu trên cùng với
việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, hình ảnh và
CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 24


GVHD: PHAM THANH HÙNG

TH: NHÓM 7

thương hiệu của Agribank được gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của
đất nước có nhiều ý nghĩa, tác động sâu rộng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo

khách hàng, cộng đồng.
Tồn tại thiếu sót: hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Agribank hiện tại
chưa đồng bộ, còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang tính thụ động, chưa chuyển tải hết thông
điệp của một ngân hàng thương mại hàng đầu. Logo và Slogan được thiết kế và sử dụng từ
những năm 90 với thông điệp của ngân hàng hoạt động phục vụ cho một thị trường trọng
tâm đó là nông nghiệp, nông thôn.
Các bước tiến hành tiếp theo :


Vừa qua, Agribank đã hoàn tất quá trình đấu thầu quốc tế chọn ra một đơn

vị chuyên nghiệp giúp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn
2009- 2010 và 05 năm tiếp theo.


Theo đó, Agribank sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, đánh giá thương hiệu

cũng như hiệu quả các hoạt động truyền thông hiện nay; tiến hành định vị thương hiệu bao
gồm: xác định lại hình ảnh, giá trị thương hiệu Agribank theo định hướng trở thành Tập
đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam.


Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị

thương hiệu của Agribank, thể hiện bản sắc riêng có của Agribank.


Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; chuẩn hóa hệ thống logo;

Slogan; Thông điệp truyền thông; bảo hộ thương hiệu; xây dựng chiến lược hoạt động

truyền thông cho thương hiệu Agribank và các sản phẩm dịch vụ của Agribank; tổ chức
quản trị thương hiệu; xây dựng và phát triển văn hóa Agribank một cách chuẩn mực và
chuyên nghiệp, vun đắp giá trị cốt lõi…


Chiến lược phát triển thương hiệu Agribank sẽ gắn với phương châm vì sự

thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
4.7.3

Chiến lược phát hành thẻ

4.7.3.1

Mục tiêu

CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG - AGRIBANK

Page 25


×