Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

HƯỚNG dẫn QUY HOẠCH CHI TIẾT sử DỤNG đất RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.02 KB, 30 trang )

BẢN THẢO

HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH CHI TIẾT SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG
PHÒNG HỘ THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA
DỰ ÁN PHỤC HỒI VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ – DỰ ÁN JICA2

-------------------------------------------------------------------------------------------------------PHẦN THỨA NHẤT: GIỚI THIỆU CHUNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài liệu hướng dẫn được dựa trên nội dung các tài liệu: Hướng dẫn hiện trường cho quá
trình QHSD đất có sự tham gia của người dân (1996) dự án KfW1 ở các tỉnh Hà Bắc và Lạng
Sơn, Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân (1997), Dự án KfW2 ở các
tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, tài liệu QHSD đất có sự tham gia của người dân (1999)
Dự án Quản lý rừng Trung Quốc - đức Yunnan II và báo cáo về Kế hoạch phát triển rừng phòng
hộ và nhóm nông dân Quản lý rừng của Chuyên gia ngắn hạn Marten Velsen (2002). Trên cơ sở
các chuyến khảo sát và trao đổi ý kiến với cán bộ dự án, cán bộ hiện trường & chủ rừng và người
dân địa phương (dự án KfW1 & KfW3, KfW4, KfW7, JICA2…).
Tuy nhiên, với đặc thù của dự án JICA2, công tác quy hoạch thực chất là kiểm tra và
kiểm kê lại quỹ đất đã được UBND tỉnh lựa chọn để đầu tư cho việc khôi phục và quản lý bền
vững diện tích rừng phòng hộ. Diện tích này hiện tại đang thuộc quyền quản lý của các Ban
QLRPH đóng trên địa bàn địa thôn/ xã. Do vậy, tính chất của công tác quy hoạch có nhiều điểm
khác biệt với các hướng dẫn về Quy hoạch sử dụng đất của các dự án trước đây.
Chính vì vậy, tài liệu này đã được điều chỉnh, bổ xung nhằm hoàn thiện và dễ áp dụng
hơn cho quá trình thực hiện QH và lập kế hoạch quản lý bền vững rừng phòng hộ . Hy vọng rằng
đây sẽ là công cụ hữu hiệu cho các đối tác, cán bộ kĩ thuật của dự án, cán bộ chính quyền địa
phương liên quan tới hoạt động này và nó sẽ ngày càng được hoàn thiện trong quá trình thực
hiện. Tài liệu giải thích và trình bầy chi tiết các bước triển khai QH chi tiết SD đất rừng phòng
hộ (gọi tắt là quy hoạch) cũng như các tài liệu và công cụ cần thiết cho quá trình thực hiện quy
hoạch.
QH chi tiết SD đất rừng phòng hộ có sự tham gia của chủ rừng và người dân thuộc Dự án
Phục hồi và Quản lý bền vững rừng phòng hộ (FSPL – Dự án JICA2) là bước thực hiện đầu tiên
để khẳng định việc đảm bảo quỹ đất cũng như các tiêu chí về kỹ thuật phục vụ công tác trồng và


quản lý rừng bền vững rừng phòng hộ thuộc phạm vi quản lý của các Ban QLRPH đóng trên địa
bàn các thôn/xã đã được lựa chọn. Do vậy, kết quả của công tác QH chi tiết SD đất rừng phòng
hộ là cơ sở quan trong cho việc đầu tư của dự án nhằm khôi phục lại diện tích rừng đã mất hoặc
kém chất lượng cũng như quản lý một cách hiệu quả các diện tích rừng hiện có, bao gồm cả rừng
tự nhiên và rừng trồng. Đồng thời, quá trình thực hiện quy hoạch đòi hỏi cần xác định rõ các khu
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 1


BẢN THẢO
vực để đầu tư các công trình hạ tầng lâm sinh, tạo điều kiện tốt hơn cho việc xây dựng, quản lý
rừng và bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả.
2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
2.1. Quy hoạch chi tiết sử dụng đất & xây dựng Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ
- Về công tác quy hoạch: Quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ mà trong đó đơn
vị được thống kê và mô tả là các lô trạng thái rừng, lô đất chưa có rừng được tổng hợp theo
khoảnh, tiểu khu và cho từng Ban QLRPH đóng trên địa bàn các thôn/xã. Qua đó chủ rừng,
chính quyền địa phương và người dân sở tại cùng nhau thống nhất về phạm vi, ranh giới sử dụng
đất giữa các bên cũng như thảo luận về thực trạng rừng, đất chưa có rừng mà Ban QLRPH đang
quản lý…để làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng hợp lý theo chương trình đầu tư của dự án.
- Về phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận của dự án trong quá trình thực hiện quy
hoạch là cùng tham gia, đồng nghĩa với việc khuyến khích sự tham gia của người dân và đạt
được sự thống nhất cao của họ cũng như cộng đồng dân cư sinh sống gần các khu rừng phòng
hộ. Từ đó, người dân hiểu rõ hơn về nhiệm vụ quy hoạch và có thể tham gia vào tiến trình quy
hoạch và lập kế hoạch phát triển rừng phòng hộ theo chương trình của dự án. Kết quả của công
tác QH phải đảm bảo chắc chắn có đủ quỹ đất cho dự án và việc đầu tư phải đúng đối tượng.
- Về tham vấn cộng đồng: Việc tổ chức thảo luận để lấy ý kiến của cộng đồng địa phương
về lựa chọn cây trồng rừng là rất quan trọng để có được sự quan tâm của người dân, nhất là
những người mong muốn được tham gia trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng dài hạn. Theo đó,

người dân có thể quan tâm hơn về việc cần trồng loài cây gì vừa có ích cho nhu cầu phòng hộ
của rừng, vừa có thể được hưởng những nguồn lợi bền vững các sản phẩm từ rừng mang lại
trong tương lai theo chính sách của Nhà nước. Nói cách khác, hiệu quả của phương án quy hoạch
phải đảm bảo sự thừa nhận về mặt bền vững môi trường và đồng thuận về mặt xã hội trong trong
tổng thể xây dựng kế hoạch khôi phục và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại mỗi Ban QLRPH
đóng trên địa bàn các thôn/bản.
- Về xây dựng kế hoạch phát triển rừng: Xây dựng Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ
(XDKHPTRPH) là công việc quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển rừng, đảm bảo cân
đối nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động đầu tư xây dựng rừng phòng hộ của dự án. Mục đích
của việc XDKHPTRPH nhằm giúp chủ đầu tư, các chủ rừng (các Ban QLRPH) đưa ra một kế
hoạch tổng thể và chủ động trong các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng và xây dựng cơ sở hạ
tầng theo chương trình của dự án.
Bản kế hoạch cũng sẽ bao gồm các hạng mục thi công và tài chính cho cả giai đoạn và kế
hoạch hàng năm. Đồng thời, bản kế hoạch cũng sẽ đề các giải pháp quản lý rừng phòng hộ bền
vững khi dự án kết thúc và không còn sự hỗ trợ về tài chính trong tương lai.
Bản kế hoạch cũng cần phổ biến tới người dân và cộng đồng địa phương. Qua đó, họ có
thể chủ động trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng với các Ban QLRPH về bảo vệ, phát triển
rừng trong thời gian thực hiện dự án cũng như sau khi dự án kết thúc.
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 2


BẢN THẢO
- Về xây dựng báo cáo quy hoạch: Báo cáo quy hoạch cũng cần phải đánh giá về khả
năng cung cấp và nhu cầu sử dụng lâm sản tại địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp vừa bảo
vệ, vừa phát triển rừng phòng hộ nhưng vẫn có nguồn thu từ việc kết hợp kinh doanh dưới tán
rừng một cách bền vững ngay từ khi xây dựng kế hoạch.
Báo cáo QH chi tiết SD đất rừng phòng hộ được xây dựng cho từng Ban QLRPH và được
tổng hợp cho cho toàn tỉnh. BQLDA tỉnh sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn trong việc trình hồ sơ lên

Sở NN&PTNT tỉnh thẩm định và phê duyệt.
Trường hợp đặc biệt phải trình UBND tỉnh phê duyệt thì Sở NN&PTNT tỉnh thẩm định,
sau đó trình UBND tỉnh phê duyệt Hồ sơ quy hoạch (kèm theo Biên bản thẩm định hồ sơ của Sở
Nông nghiệp). Kết quả QH chi tiết SD đất rừng phòng hộ và Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ
là cơ sở để tiến hành thiết kế kỹ thuật cho các hoạt động trồng rừng, KNXTTS và Bảo vệ rừng
hàng năm cho từng Ban QLRPH và toàn tỉnh theo chương trình của dự án
Những sai sót trong quy hoạch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thiết kế kỹ thuật
cho các hoạt động lâm sinh ngay từ những năm đầu thực hiện dự án. Do vậy, việc kiểm tra, đối
chiếu kết quả quy hoạch tại thực địa là hết sức cần thiết và Ban QLDA Trung ương, các Ban
QLDA tỉnh, Văn phòng Tư vấn, các Ban QLRPH sẽ phải tổ chức các đợt kiểm tra, nghiệm thu
sản phẩm theo từng công đoạn như (1) kiểm tra thực địa về khoanh vẽ và phân loại rừng, đất
chưa có rừng (2) phỏng vấn người dân về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện
quy hoạch (3) kiểm tra hồ sơ tài liệu, bản đồ, các bảng biểu thuyết minh tổng hợp và kèm theo là
các biên bản cho mỗi đợt kiểm tra.
- Về thời gian thực hiện quy hoạch: Thời gian thực hiện hoạt động quy hoạch cho mỗi
ban QLRPH dự kiến khoảng 01 tháng cho công tác ngoại nghiệp và nội nghiệp. Thời gian cho
thẩm định, phê duyệt chung cho mỗi tỉnh dự kiến khoảng 03 tuần. Thời gian hoàn tất các hạng
mục và phê duyệt dự kiến bình quân mỗi tỉnh sẽ cần 02 tháng.
2.2. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này nhằm hướng dẫn các nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện QH chi tiết
sử dụng đất thuộc phạm vi đất rừng phòng hộ do các Ban QLRPH đang quản lý, theo chương
trình đầu tư của dự án JICA2 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, một số hạng mục về
hạ tầng lâm sinh cũng cần đến một quỹ đất nhất định có thể nằm ngoài khu vực rừng phòng hộ.
Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban QLRPH (chủ rừng), chính quyền địa phương
cấp huyện, cấp xã cũng như cộng đồng thôn bản trong quá trình đơn vị tư vấn khảo sát, bổ sung
vào bản đồ quy hoạch và thuyết minh trong báo cáo.
Kết quả quy hoạch phải được thông qua cuộc họp với chính quyền địa phương, các Ban
QLRPH, đại diện cộng đồng địa phương và phải được thống nhất cao. Kết quả các cuộc họp cần
được ghi bằng văn bản.
2.3. Đối tượng áp dụng


Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 3


BẢN THẢO
Tài liệu hướng dẫn này dùng cho cán bộ kỹ thuật của dự án JICA 2, các đơn vị tư vấn
tham gia thực hiện QH chi tiết SD đất rừng phòng hộ, cán bộ chuyên môn ở các xã, các huyện dự
án, cán bộ thuộc các Ban quản lý rừng phòng hộ và những ai quan tâm đến dự án JICA2.
PHẦN THỨ HAI. TIẾN TRÌNH LẬP QUY HOẠCH VÀ KHUNG QUY HOẠCH
I. CƠ SỞ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ
THUỘC PHẠM VI DỰ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
Việc lập QH chi tiết SDĐ rừng phòng hộ dự án JICA2 được thực hiện trước hết dựa vào
Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng
phòng hộ của tỉnh, vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Bên cạnh đó, để bản báo cáo quy hoạch đầy đủ về các yếu tố pháp lý, một số Văn bản của
Nhà nước, của ngành liên quan mà bên tư vấn phải thực hiện trong quá trình lập QH chi tiết SDĐ
rừng phòng hộ, thuộc phạm vi thực hiện dự án cụ thể như sau:
- Luật Đất đai 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
2003.
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính Phủ về thi hành Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng;
- Quy trình lập và điều chỉnh QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất cấp xã ban hành theo Quyết
định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê,
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về Ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ QHSDĐ.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Bộ NN&PTNT
quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
- Quyết định 487/QĐ-BNN-TCCB năm 2007 của Bộ NN&PTNT về định mức kinh tế kỹ
thuật trong điều tra quy hoạch rừng (Định mức các loại việc trong lập dự án quy hoạch).

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 4


BẢN THẢO
- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg. Ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về về Ban hành Qui chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
- Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
- Quyết định số 319/QĐ/BNN-HTQT ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án đầu tư « Dự án phục hồi và quản lý
bền vững rừng phòng hộ » (Dự án JICA2);
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN, của Bộ NN&PTNT ngày 28 tháng 5 năm 2007, Ban
hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.
- Thông tư 05/2008/TT-BNN&PPTNT vê hướng dẫn lập quy hoạch và kế hoạch phát
triển rừng.
- Quyết định số 61 / QĐ-BTC ngày 2 tháng 11 Năm 2006 về lập kế hoạch có sự tham gia;
- Quyết định 2239/QĐ-BNN-KH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày

20/8/2010: Quy định quản lý điều tra cơ bản về nông lâm thuỷ sản.
2. Tài liệu sử dụng
- Kết quả ra soát quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định giao đất của UBND tỉnh cho các Ban QLRPH.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, giai đoạn 2010 – 2020.
- Chiến lược phát triển KTXH của tỉnh, giai đoạn 2010 – 2020.
- Đinh hướng phát triển KTXH của tỉnh, giai đoạn 2010 – 2020.
- Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất các xã dự án giai đoạn 2011-2020.
- Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh (nếu có).
- Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể dự án phục hồi và quản lý bền vững
rừng phòng hộ của tỉnh, vay vố ODA của Chính phủ Nhật Bản.
- Và các tài liệu, văn bản khác có liên quan…
II. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG THỰC HIỆN QH CHI TIẾT SDĐ RỪNG PHÒNG HỘ
1. Nội dung thứ nhất: Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá tổng quát về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến khu vực thực hiện dự án
- Điều kiện địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, các yếu tố thời tiết , chế độ mưa…
- Dân số, lao động, việc làm, hoạt động sản xuất chính và các nguồn thu nhập của người dân ở các
xã khu vực dự án;
- Tập quán canh tác có liên quan đến quản lý rừng và sử dụng đất của người dân địa phương;
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 5


BẢN THẢO
- Hoạt động sản xuất và thu chính của người dân địa phương;
- Khái quát về văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, phong tục, tập quán của người dân địa
phương….
- Khái quát về cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sạch nông thôn ((đánh
giá thực trạng về hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng)..

- Tình hình quản lý, bảo vệ rừng của các Ban QLRPH, những khó khăn trở ngại chính.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các mặt thuận lợi và những khó
khăn liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ.
2. Nội dung thứ 2: Thu thập thông tin, đánh giá về tình hình quản lý rừng và sử dụng
đất của các xã dự án và các Ban QLRPH 05 năm gần đây
- Tập hợp các thông tin và đánh giá tổng quát về tình hình quản lý rừng và sử dụng đất
rừng của các xã dự án;
- Tập hợp các thông tin và đánh giá chi tiết về tình hình quản lý, xây dựng rừng và sử
dụng đất rừng của các Ban QLRPH.
3. Nội dung thứ ba: Đánh giá kết quả đầu tư xây dựng rừng phòng hộ 05 năm gần
đây của các Ban quản lý rừng phòng hộ
- Diện tích khoán bảo vệ rừng, diện tích KNTSR, diện tích trồng rừng mới, vốn đầu tư và
nguồn vốn đầu tư (05 năm gần đây):
- Đánh giá mặt được, mặt chưa được của các chương trình. Nêu rõ nguyên nhân của
những tồn tại trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
- Bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị cho việc thực hiện dự án JICA2 tốt hơn.
4. Nội dung thứ tư: Khảo sát thực địa, xác định ranh giới, phân loại rừng, đất chưa
có rừng, tính toán diện tích lô và mô tả lô trạng thái, khu vực quy hoạch tham gia dự án.
- Can vẽ khu vực đề xuất tham gia dự án của các Ban QLRPH lên bản đồ ngoại nghiệp, tỉ
lệ 1/10.000.
- Khảo sát, đối chiếu và xác định ranh giới khu vực quy hoạch tham gia dự án...
- Định vị các điểm mốc đường ranh giới, làm mốc tạm và đánh dấu, viết số hiệu mốc. Sử
dụng máy định vị GPS lưu tọa độ các điểm phân giới và các điểm cắm mốc. Mốc có thể là tảng
đá, gốc cây hoặc làm mốc tạm, có đánh dấu bằng sơ đỏ để dễ nhận biết khi khoanh lô và phục vụ
cho các hoạt động thiết kế lâm sinh.
- Khoanh vẽ lô và mô tả lô trạng thái: sử dụng phương pháp khoanh dốc đối diện (hoặc
mở tuyến điều tra đối với khu vực khó quan sát) để xác định ranh giới các lô/ mô tả lô theo trạng
thái rừng và đất chưa có rừng.

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy


Page 6


BẢN THẢO
- Phân loại rừng: dựa vào các tiêu chuẩn kĩ thuật về phân loại rừng trong Thông tư
34/2009/BNN của Bộ NN&PTNT và Quy phạm 84/VĐTQHR của Viện điều tra quy hoạch rừng,
tiến hành phân loại và làm rõ ranh giới các trạng thái. Chuyển tải kết quả phân loại rừng lên bản
đồ ngoại nghiệp.
- Quan sát và đánh giá tình hình tái sinh rừng: mô tả các loài cây gỗ tái sinh mục đích
(cho 3-5 loài chủ yếu), đánh giá nhanh về mật độ, chiều cao bình quân của các loài cây gỗ tái
sinh, làm cơ sở cho việc quy hoạch và xác định các giải pháp khôi phục rừng bằng KNXTTS
rừng hoặc trồng rừng mới.
- Tính toán diện tích rừng và đất chưa có rừng: sử dụng phần mềm Mapinfor để tính diện
tích và xuất sang chương trình exel để tính toán, tổng hợp diện tích của từng lô trạng thái.
- Tập hợp kết quả khảo sát, rà soát ở thực địa:
- Lập biểu thống kê tổng hợp diện tích theo lô và mô tả đặc điểm của từng lô. Tổng hợp
diện tích theo từng khoảnh, tiểu khu cho từng Ban QLRPH (trên địa phận thôn/xã/huyện) và toàn
tỉnh.
- Nhận xét về chất lượng rừng và sự biến động diện tích so với kế hoạch đề xuất của tỉnh.
- Đề xuất giải pháp nếu có sự thay đổi lớn về diện tích so với kế hoạch đã được UBND
tỉnh phê duyệt cho dư án.
5. Nội dung thứ 5: Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất (cho khu vực tham
gia dự án của từng Ban QLR phòng hộ)
- Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất của các Ban QLRPH được xây dựng trên cơ sở
ranh giới khu vực đề xuất tham gia dự án đã được xác định ở thực địa.
- Các khu vực nằm ngoài ranh giới đầu tư xây dựng rừng phòng hộ, nơi được xác định
cho các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng lâm sinh (làm cơ sở khi thực hiện lập bản đồ quy
hoạch – nếu có) chỉ thể hiện nền địa hình.
- Cập nhật các kết quả khảo sát, rà soát thực địa điều tra về hiện trạng rừng và sử dụng

đất tại thời điểm điều tra. Nội dung bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất phải phản ánh trung
thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm khảo sát (để lập báo cáo). Số liệu về diện tích phải
chính xác và được kiểm tra lại trên thực địa để đảm bảo đầy đủ tính thực tiễn và pháp lý.
- Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất có cùng tỷ lệ với tỷ lệ bản đồ quy hoạch chi tiết
sử dụng đất rừng phòng hộ. Tỉ lệ bản đồ áp dụng cho dự án có tỉ lệ 1/10.000, hệ VN 2000. Tỉ lệ
này cũng sẽ được sử dụng cho thiết kế kỹ thuật trồng rừng, KNXTTS, khoán bảo vệ rừng theo
chương trình của dự án.
- Nội dung bản đồ phải thể hiện đầy đủ các lô trạng thái rừng, đất chưa có rừng, số hiệu
khoảnh, số hiệu tiểu khu thuộc quyền quản lý của các Ban QLRPH, nằm trên địa phận thôn (nếu
có ranh giới thôn), xã, huyện. Ký hiệu các lô hiện trạng như sau :

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 7


BẢN THẢO

a − IA
2,25

Trong đó : a là ký hiệu lô trạng thái (thuộc khoảnh…)
IA : là kĩ hiệu trạng thái đất trống trọc,
2,25 : là diện tích của lô đất trống.

- Các lớp thông tin khác theo quy định về thành lập bản đồ hiện trạng theo hướng dẫn của
Thông tư 69/2011/TT-BNN&PPTNT và Thông tư 19/2009/TT-BTNMT có một số nội dung về
hướng dẫn thành lập bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất được lập cho từng Ban QLRPH, tỉ lệ 1/10.000,
hệ VN2000.

6. Nội dung thứ 6: Quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ cho khu vực tham
gia dự án
6.1. Cập nhật nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động dự án
- Nhu cầu diện tích cho các hạng mục bảo vệ và phát triển rừng của dự án (số liệu Ban
QLDA tỉnh cung cấp) .
- Nhu cầu diện tích cho các hạng mục hạ tầng lâm sinh (đường lâm nghiệp, trạm bảo vệ
rừng, băng cản lửa (số liệu Ban QLDA tỉnh cung cấp).
- So sánh nhu cầu về diện tích quy hoạch tham gia dự án với kết quả rà soát ở thực địa
(số liệu Kế hoạch hoạt động dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt so với số liệu rà soát)
6.2. Nhu cầu quỹ đất sử dụng cho các công trình hạ tầng lâm sinh nằm ngoài khu vực
rừng phòng hộ
- Diện tích dự kiến cho các công trình hạ tầng lâm sinh (như cho hoạt động làm đường
lâm nghiệp, xây dựng các trạm bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng…vv.
- Kiến nghị sử dụng quỹ đất này.
6.3. Kết quả quy hoạch chi tiết
- Thuyết minh kết quả quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ cho mỗi Ban
QLRPH (mỗi Ban có một báo cáo thuyết minh).
- Bảng trích dẫn số liệu quy hoạch tổng hợp của từng Ban QLRPH.
- Các giải pháp chính để đảm bảo quỹ đất cho dự án.
7. Nội dung thứ 7. Xây dựng Bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ khu vực dự án JICA2 cho các ban QLRPH

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 8


BẢN THẢO
- Bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ cơ bản dựa trên nền bản đồ hiện
trạng rừng và sử dụng đất, kết hợp với các bản đồ chuyên đề khác để xây dựng bản đồ quy
hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ.

- Bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ được xây dựng có cùng tỷ lệ với
bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất. Nội dung bản đồ phải thể hiện đầy đủ các thông tin về
quy hoạch cho các hạng mục sử dụng đất cho các hoạt động bảo vệ rừng, phát triển rừng
phòng hộ và quy hoạch xây dựng các hạng mục hạ tầng lâm sinh khác…
- Thông tin của từng lô quy hoạch phải thể hiện đầy đủ các hạng mục như số thứ tự lô,
hiện trạng lô– quy hoạch sử dụng lô (kí hiệu quy hoạch viết màu đỏ - ví du: KBV là khoán bảo
vệ) và diện tích lô. Ký hiệu các lô quy hoạch chi tiết sử dụng đất RPH như sau :

a – IIIA3 – KBV
4,88
Trong đó : a là ký hiệu lô a (thuộc khoảnh n)
IIIA3 : hiện trạng là lô rừng giàu, trạng thái IIIA3,
KBV : là (quy hoạch) khoán bảo vệ rừng
4,88 : là diện tích lô rừng khoán bảo vệ.
- Quy hoạch xây dựng hạ tầng lâm sinh, hạ tầng cơ sở khác ký hiệu theo hướng dẫn của
Thông tư 69/2011, mục kí hiệu bản đồ quy hoạch.
- Các lớp thông tin và mô tả khác theo quy định về thành lập bản đồ trong Thông tư
69/2011/TT-BNN&PPTNT và Thông tư 19/2009/TT-BTNMT về hướng dẫn thành lập bản đồ
quy hoạch sử dụng đất/ quy hoạch tác nghiệp lâm sinh và yêu cầu của dự án).
- Bản đồ quy hoạch chi tiết rừng phòng hộ được lập cho từng Ban QLRPH, tỉ lệ 1/10.000,
hệ VN2000.
- Lập Sơ đồ quy hoạch khu vực tham gia dự án JICA2 của mỗi Ban QLRPH, thu về
khổ giấy A3.
8. Nội dung thứ 8: Đánh giá tác động của phương án quy hoạch chi tiết sử dụng đất
rừng phòng hộ đến đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường
8.1. Đánh giá tác động về môi trường (độ che phủ, phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn
nước, hạn chế xói mòn, sạt lở đât…sau khi thực hiện quy hoạch)
8.2 Đánh giá tác động đến hiệu quả kinh tế (như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
trước mắt và lâu dài cho người dân địa phương khi triển khai dự án)
8.3. Đánh giá tác động về hiệu quả xã hội (thu hút người dân tham gia bảo vệ và phát triển

rừng phòng hộ, thay đổi dần thói quen sử dụng rừng của người dân và cộng đồng địa phương….)
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 9


BẢN THẢO
8.4. Đánh giá khả năng phục hồi và khai thác hợp lý tài nguyên (thông qua các chương
trình giao khoán bảo vệ rừng, chia sẻ lợi ích giữa chủ rừng với người dân tham gia bảo vệ và
phát triển rừng sẽ làm tăng diện tích, chất lượng rừng và người dân có điều kiện khai thác hợp lý
tài nguyên rừng trong tương lai theo quy định của Nhà nước trong đó chú trọng tại các xã dự án
JICA2.
9. Nội dung thứ 9: Kế hoạch chi tiết về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
9.1. Kế hoạch tổng thể về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của UBND tỉnh
- Thuyết minh, dẫn liệu (thống nhất số liệu với PPMU và các Ban QLRPH)
- Nhận xét và đề xuất.
9.2. Kế hoạch xây dựng hạ tầng lâm sinh và hạ tầng sinh kế
- Kế hoạch xây dựng hạ tầng lâm sinh: Thuyết minh, dẫn liệu (thống nhất, cập nhật số
liệu PPMU và các Ban QLRPH).
- Kế hoạch xây dựng hạ tầng sinh kế: Thuyết minh, dẫn liệu (thống nhất, cập nhật số liệu
PPMU và các Ban QLRPH).
- Các kiến nghị về kế hoạch sử dụng đất ngoài khu vực đất rừng phòng hộ, phục vụ các
hoạt động xây dựng hạ tầng lâm sinh và hạ tầng sinh kế của dự án.
- Nhận xét và đề xuất.
11. Nội dung thứ 11 : Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
- Giải pháp về chính sách.
- Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư.
- Giải pháp về khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
- Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
-Tổ chức thực hiện.

12. Nội dung thứ 12 :
12.1 Kết luận:
- Khẳng định chất lượng tài liệu
- Kết luận khác
12.2 Kiến nghị
- Tổ chức thực hiện quy hoạch
- Đề nghị phê duyệt kịp tiến độ dự án
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 10


BẢN THẢO
- Các kiến nghị khác
Phần phụ lục: Thống kê các phụ lục và các bảng biểu đính kèm
III. HOÀN CHỈNH BÁO CÁO QUY HOẠCH VÀ TRÌNH DUYỆT HỒ SƠ
1. Hoàn thiện báo cáo
- Đơn vị Tư vấn về quy hoạch (hoặc Tư vấn độc lập) soạn thảo báo cáo tổng hợp, hoàn
chỉnh hồ sơ QH chi tiết SDĐ rừng phòng hộ khu vực dự án JICA2 theo đề cương kĩ thuật đã
được Sở NN&PTNT của tỉnh phê duyệt, kèm theo báo cáo bao gồm các bảng biểu thuyết minh
tổng hợp.
- Nội dung chi tiết Hồ sơ QH chi tiết SDĐ rừng phòng hộ thực hiện như các quy định tại
các văn bản hiện hành về công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và yêu cầu của dự án JICA2.
2. Thủ tục, hồ sơ trình phê duyệt
Hồ sơ xét duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ, dự án JICA2 của các Ban
QLRPH được lập và in sao thành mười (10) bộ trình Sở NN&PTNT tỉnh để thẩm định và phê
duyệt. (Trường hợp UBND tỉnh phê duyệt thì Sở NN&PTNT tổ chức thẩm định trước khi trình
UBND tỉnh phê duyệt), hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của các Ban QLRPH trình Sở NN&PTNT xin thẩm định báo cáo quy hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh tóm tắt quy hoạch chi tiết SDĐ rừng phòng hộ dự án JICA2 của

các Ban QLRPH (kèm theo các bảng biểu thuyết minh);
d) Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất của các Ban QLRPH, khu vực dự án JICA2 tỉ lệ
1/10.000; hệ VN2000.
đ) Bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ của các Ban QLRPH, khu vực dự
án JICA2tỉ lệ 1/10.000; hệ VN 2000.
e) Sơ đồ khu vực dự án của các Ban QLRPH (khổ giấy A3).
Lưu ý: trước khi trình hồ sơ quy hoạch lên cấp có thẩm quyền phê duyệt, Đơn vị Tư vấn
phải gửi bản thảo quy hoạch (bao gồm bản cứng và file mềm) về Ban QLDA tỉnh, Ban QL dự án
JICA2 Trung ương và VPTV dự án để rà soát, đối chiếu như trong Bản tham chiếu nhiệm vụ đã
nêu.
3. Hồ sơ bàn giao
Hồ sơ bàn giao bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt QH chi tiết SDĐ rừng phòng hộ, khu vực dự án JICA2 của Sở
NN&PTNT, được đính kèm trong báo cáo (hoặc Quyết định phê duyệt QH chi tiết SDĐ rừng
phòng hộ củaUBND tỉnh) .

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 11


BẢN THẢO
b) Báo cáo thuyết minh quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ (10 bộ) của từng
Ban QLRPH, có sơ đồ hiện trạng rừng và SDĐ, sơ đồ quy hoạch chi tiết SDĐ rừng phòng hộ thu
nhỏ vào khổ giấy A4 và các bảng biểu thuyết minh đính kèm báo cáo.
c) Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất khu vực dự án JICA2 của từng Ban Quản lý
RPH, tỉ lệ 1/10.000; nộp 06 bộ.
d) Bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ của từng Ban QLRPH, tỉ lệ
1/10.000 (06 bộ);
đ) Sơ đồ khu vực dự án của tất cả các Ban QLRPH, khổ A3 hoặc A4 (10bộ) kèm trong

báo cáo quy hoạch.
e). Đĩa CD/VCD lưu tài liệu, bản đồ: 02 đĩa.

Phần IV. NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ, CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN JICA2.
1. Quy hoạch theo nguyên tắc có sự tham gia
Hiện nay, hoạt động quy hoạch sử dụng đất nói chung và công tác quy hoạch của các dự
án hầu hết dựa trên nguyên tắc có sự tham gia, kể cả các chương trình của Quốc gia vì nó đưa
đến cơ hội cho tất cả bên tham gia được biết, cùng được thảo luận, công khai đóng góp ý kiến và
hiểu rõ các công việc tại khu vực mà chương trình/ dự án sẽ triển khai. Do vậy, quy hoạch có sự
tham gia rất được dự án JICA2 quan tâm và coi trọng.
- Đối với dự án JICA2, sự tham gia ở đây đồng nghĩa với việc cán bộ tư vấn, các chủ
rừng phòng hộ, chính quyền địa phương và người dân đại diện các cộng đồng sẽ có thể là những
thành viên cùng tham gia khi thực hiện hoạt động quy hoạch của dự án. Những ý kiến của họ
nhằm thống nhất cao về chủ trương của tỉnh trong việc đầu tư phát triển rừng phòng hộ được
triển khai trên địa phương họ. Cụ thể hơn, trong dự án JICA2 phải có sự nhất trí cao về ranh giới
về quản lý rừng giữa rừng phòng hộ với rừng địa phương, rừng của dân và rừng của các tổ chức
khác. Khu vực quy hoạch cho dự án phải rõ rang, không có tranh chấp và kết quả quy hoạch phải
được công khai tới Chính quyền địa phương và các cộng đồng thôn/ bản để họ có cơ hội được
hiểu và tự nguyện tham gia dự án.
- Số liệu khảo sát được tổng hợp chi tiết tới từng lô rừng và đất chưa có rừng, bao gồm
diện tích và các đặc điểm của từng lô rừng, đất chưa có rừng được mô tả như trạng thái, loài cây
chủ yếu, độ che phủ. Đối với các lô có rừng cần mô tả đường kính/ chiều cao/ trữ lượng bình
quân. Khi đề xuất các khu vực trồng rừng hay giao khoán bảo vệ rừng thì người dân/ cộng đồng
phải được biết và nắm rõ địa điểm và đặc điểm các lô để đăng ký tham gia dự án sau này.
- Bất kỳ diện tích nào đang có tranh chấp sẽ không đưa vào tham gia dự án.
- Các đề xuất về quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ phải dựa trên thực trạng và
tính chất của lô rừng, đất chưa có rừng để chọn giải pháp lâm sinh phù hợp nhất. Đặc biệt là việc
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy


Page 12


BẢN THẢO
lựa chọn cây trồng cần tôn trọng các ý kiến đóng góp và đề xuất từ phía người dân và cộng đồng
địa phương.
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch/ kế hoạch phải có tính logic, cụ thể, có phân tích và dẫn
chứng. Số liệu báo cáo phải được tổng hợp từ các lô đến khoảnh, tiểu khu và cho từng Ban
QLRPH. Đồng thời cũng làm rõ vị trí khu vực dự án nằm ở hoặc thôn/ bản, xã và huyện.
- Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ phải thổng nhất và bao trùm toàn bộ diện
tích đề xuất tham gia dự án, bám sát vào kế hoạch xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng của đề
xuất dự án.
- Kế hoạch xây dựng hạ tầng phải dựa trên Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng
thể của tỉnh cho dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng phòng hộ của tỉnh. Đối với khu vực
ngoài phạm vi ranh giới rừng phòng hộ, cần có sự nhất trí cao của chính quyền và cộng đồng
khi sử dụng một diện tích đất cho việc thi công như làm đường lâm nghiệp, xây dựng các
trạm bảo vệ rừng...vv. Các nội dung này phải được thể hiện đầy đủ trên bản đồ quy hoạch chi
tiết sử dụng đất rừng phòng hộ. Nếu phải sử dụng quy đất ngoài khu vực quy hoạch rừng phòng
hộ thì các nội dung này cũng phải được thể hiện đày đủ trên bản đồ, nhưng trên nền địa hình để
kết nối với các hạ tầng lâm sinh trong khu vực rừng phòng hộ.
2. Công cụ và phương tiện sử dụng khi thực hiện công tác QH và kế hoạch SDĐ
rừng phòng hộ
Ngoài lĩnh vực chuyên môn của đơn vị Tư vấn áp dụng cho hoạt động quy hoạch, dự án
đề xuất vận dụng một số công cụ đơn giản để thúc đẩy công tác quy hoạch và khuyến khích sự
tham gia của chủ rừng cũng như người dân địa phương như sau:
2.1. Sử dung các Bảng biểu để trình bày trong buổi làm việc với cộng đồng
Những thông tin quan trọng mà cán bộ quy hoạch phối hợp với PPMU, các Ban QLRPH
cần truyền đạt tới người dân cần được mô tả tóm tắt và trình bày trên giấy khổ to (Ao) treo tường
và được sử dụng trong suốt thời gian qui hoạch tại địa phương.
- Những thông tin chung về DA: mục đích của việc quy hoạch, mục tiêu dự án, quyền lợi

và nghĩa vụ của người dân khi tham gia dự án (ví dụ được trả công khi thực hiện trồng rừng,
được hỗ trợ tập huấn kĩ thuật, được ký hợp đồng với Ban QLRCĐ về khoán bảo vệ rừng dài hạn,
được hưởng lợi các sản phẩm phụ và các sản phẩm tỉa thưa từ rừng…vv.
- Mục tiêu và sự cần thiết phải thực hiện QH chi tiết SDĐ rừng phòng hộ tại khu vực đề
xuất tham gia dự án.
Bằng cách này sẽ có một số tác dụng sau đây:
-

Những thông tin trực quan sẽ thu hút sự quan tâm của người dân, cộng đồng.

-

Nhờ phương pháp trực quan mà chủ rừng và người dân nhớ các thông tin dễ dàng hơn.

-

Bảng trình bày có thể sử dụng lại nhiều lần.

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 13


BẢN THẢO
Việc chuẩn bị các nội dung trình bày giúp những người làm quy hoạch, cán bộ dự án, chủ
rừng nhớ rõ những điều cần truyền đạt tới người dân và cộng đồng.
2.2.

Thảo luận nhóm:


Mục đích của việc Thảo luận nhóm nhằm chia sẻ các kinh nghiệm từ các dự án phát triển
rừng khác hoặc những kinh nghiệm tại địa phương trong quá trình thực hiện quy hoạch cũng như
triển khai dự án sau này. Qua đó, chủ rừng, người dân và cán bộ DA có thể lường trước được
những rủi ro thất bại liên quan ngay từ khi thực hiện Quy hoạch. Những vấn đề cần được thảo
luận như:
- Mục đích đầu tư của Dự án này có phù hợp với hoàn cảnh hiện nay đối với chủ rừng và
người dân hay không.
- Người dân và cộng đồng địa phương có thực sự muốn là đối tác số 1 để tham gia dự án
hay không?
- Làm thế nào có thể giải quyết được vấn đề tranh chấp đất đai nếu có?
- Nơi nào có thể thực hiện khoán bảo vệ rừng, nơi nào thực hiện trồng rừng mới hay
KNXTTS rừng trong phạm vi diện tích quy hoạch cho dự án?
- Nếu trồng rừng thì bắt đầu trồng ở đâu? Trồng loại cây gì?
- Nếu trồng bổ sung vào rừng tái sinh thì trồng cây gì?, trồng ở đâu? kỹ thuật áp dụng
như thế nào, ai hướng dẫn kỹ thuật?;
- Khả năng nhân công cho trồng rừng của cộng đồng địa phương như thế nào và có sẵn
sàng nhận hợp đồng với các Ban QLRPH hay không? Liệu có bao nhiêu diện tích mà người dân
đăng ký sẽ trồng năm nay và các năm sau?
- Làm thế nào có thể quản lý bảo vệ rừng được tốt khi các hộ nhận khoán bảo vệ rừng
hay bảo vệ rừng trồng mới theo chương trình dự án.
- Người dân muốn nhận rừng phòng hộ để bảo vệ và hưởng lợi theo Chính sách của Nhà
nước tjhif cần những thủ tục gì, mức thù lao như thế nào, thời gian nhận khoán bảo vệ là bao lâu,
họ có được lợi ích gì khác ngoài tiền công bảo vệ hàng năm…?
Tất cả các kết quả tham vấn cộng đồng cần được ghi vào biên bản vì đó là cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp kỹ thuật cũng như cơ chế phối hợp giữa các Ban QLRPH với người dân địa
phương khi dự án đi vào hoạt động.
2.3. Phác thảo sơ đồ hiện trạng đất đai khu rừng và tiến hành khảo sát thực địa khu
vực đề xuất tham gia dự án
- Trước khi tiến hành quy hoạch chi tiết sử dụng đất RPH khu vực đề xuất tham gia dự án
của mỗi Ban QLRPH, đơn vị tư vấn cần can vẽ và phác thảo một sơ đồ để thu nhận thông tin về

phạm vi ranh giới, xác định hiện trạng rừng và đất chưa có rừng tại khu vực quy hoạch tham gia
dự án (nguồn tư Ban QLRPH cung cấp và góp ý từ những người tham gia tại địa phương).
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 14


BẢN THẢO
- Các vị trí nổi bật được đặt tên và đánh dấu bằng các kí hiệu. Tuy nhiên, bản phác thảo
mới chỉ phản ảnh được một cách tương đối về hiện trạng về rừng và đất chưa có rừng tại khu vực
khảo sát, song nó là cơ sở ban đầu để cán bộ quy hoạch, người dân địa phương cùng bàn thảo với
Ban QLRPH trước khi thực hiện khảo sát thực địa, lập QH chi tiết sử dụng đất và xây dựng bản
đồ quy hoạch sau này.
- Các thông tin từ bản phác thảo sẽ được cán bộ quy hoạch được chuyển sang bản đồ nền
tỷ lệ 1: 10.000 (bản đồ ngoại nghiệp). Sau đó bản đồ này được mang ra hiện trường để đối chiếu,
khoanh vẽ lại và hoàn thiện bản đồ ngoại nghiệp.
- Phương pháp khoanh vẽ dốc đối diện được áp dụng cho tiến trình khảo sát ở thực địa.
Trường hợp địa hình khó nhận biết thì cần mở các tuyến điều tra để làm rõ ranh giới giữa các lô
rừng, lô đất chưa có rừng trên bản đồ ngoại nghiệp. Sau đó, đối chiếu kết quả khoanh vẽ với các
thông tin được cập nhật trước đó để điều chỉnh ranh giới rừng, đất chưa có rừng lên bản đồ thành
quả ngoại nghiệp.
- Bản đồ thành quả ngoại nghiệp sẽ được giữ lại vì nó là cơ sở cho việc kiểm tra ngoại
nghiệp và là công cụ quan trọng cho những cuộc thảo luận của chủ rừng và người dân về tổ chức
thực hiện kế hoạch của dự án sau này.
Trên bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất rừng phòng hộ sẽ thể hiện diện tích của từng
lô trạng thái và làm cơ sở cho việc cập nhật số liệu vào Biểu “Thống kê diện tích và đặc điểm lô
rừng” .
2.3.

Đánh giá khả năng cung - cầu sản phẩm rừng


Việc phân tích nhu cầu và khả năng cung cấp sản phẩm rừng tại địa phương được tiến
hành theo phương pháp PRA - đánh giá nhanh nông có chủ rừng và người dân tham gia. Tư vấn
phối hợp với Ban QLRPH tổ chức cuộc thảo luận với người dân về nhu cầu lâm sản từ rừng ví
dụ như gỗ cho xây dựng, gỗ để đóng vật dụng trong nhà, củi đun và các sản phẩm ngoài gỗ. Các
nhu cầu này không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai (5,10 năm sau….). Qua đánh
giá sơ bộ về hiện trạng rừng tại địa phương, chủ rừng và người dân có thể bàn bạc và đánh giá
được khả năng cung cấp các sản phẩm này của rừng hiện nay tại địa phương và sự chênh lệch
giữa khả năng cung cấp và nhu cầu về sản phẩm rừng. Cơ hội về mặt thị trường tiêu thụ sản
phẩm bước đầu cũng được ước tính và đánh giá.
Các thông tin này rất quan trọng để cung cấp đầu vào cho xây dựng cơ chế hưởng lợi.
Cán bộ quy hoạch cần ghi nhận lại các kết quả phân tích và đánh giá trên khổ giấy lớn, tạo điều
kiện dễ theo dõi và thảo luận cho chủ rừng và người dân cũng như tổng hợp các kết quả thảo
luận vào bảng “Phân tích nhu cầu và khả năng cung cấp sản phẩm rừng“. Kết quả của việc thực
hiện "phân tích nhu cầu và khả năng cung cấp sản phẩm rừng" sẽ là cơ sở của việc xác định mục
tiêu kinh doanh rừng trung và dài hạn.
2.4.

Sự đánh giá của chủ rừng và người dân về lựa chọn loài cây cho trồng rừng:

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 15


BẢN THẢO
Cán bộ quy hoạch cần phối hợp với chủ rừng và những người dân có kinh nghiệm trong
thôn/ bản trao đổi và cho biết ý kiến của họ về những loài cây nên trồng. Tất cả các loài cây theo
đề xuất của Ban QLDA tỉnh cùng với một số loại cây do người dân đề xuất được ghi vào hàng
ngang trên cùng của khổ giấy lớn (Ao) hoặc trên bảng đen. Chọn các đặc điểm để đánh giá loài

cây và ghi ở cột ngoài cùng bên trái của bảng. Kết quả xếp hạng bằng các chữ cái từ A đến N,
trong đó A có nghĩa là tốt nhất, N có nghĩa là kém nhất. Kết quả thảo luận là đưa ra nhóm cây
trồng phù hợp cho cả dự án mang tính phòng hộ cao và mong muốn của người dân có được sản
phẩm lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, để quyết định chọn cây trồng cụ thể cũng còn phụ thuộc
vào yếu tố điều tra lập địa khi trong quá trình khảo sát, thiết kế ki thuật trồng rừng.
Cũng lưu ý rằng, đối với các tỉnh có hoạt động nâng cấp rừng trồng phòng hộ thì việc đề
xuất cây trồng cũng được thảo luận với người dân để có sự tham gia của họ và có sự đồng thuận.
Đặc điểm

Điểm
tối đa

Thông
nhựa

Sao
đen

Keo lá Trám
tràm
trắng

Dầu
rái

Đã trồng và phát triển tốt ở địa
phương
Sinh trưởng được trên đất xấu
Nhanh cho gỗ
Có tác dụng cải tạo đất

ít bị sâu bệnh
Dễ kiếm giống cây con
Ít bị gãy đổ
Giá trị hàng hoá cao
Phòng hộ môi trường tốt
Tổng cộng điểm
Xếp loại
Bảng 1: Bảng đánh giá loài cây trồng rừng phòng hộ
2.6. Quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ
Trên cở sở số liệu về hiện trạng rừng và sử dụng đất trong Khu vực đề xuất tham gia dự
án của các Ban QLRPH, cán bộ quy hoạch cần cân nhắc và thống nhất với các Ban QLRPH tiến
hành quy hoạch chi tiết cho từng đối tượng như: khu vực rừng sẽ lập hồ sơ khoán bảo vệ tới hộ
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 16


BẢN THẢO
hoặc nhóm hộ gia đình, các lô đất trống quy hoạch trồng rừng hoặc KNTSR nếu có khả năng tái
sinh tự nhiên của cây gỗ hoặc cần trồng bổ sung… trong chương trình dự án.
Địa điểm thực hiện: Văn phòng Ban QLRPH hoặc trụ sở xã, có đại diện Ban QLR phòng
hộ, đại diện chính quyền địa phương, đại diện các thôn/ bản và những người dân mong muốn
tham gia dự án để cùng nắm bắt cụ thể về kết quả quy hoạch. Nếu được, các nội dung về quy
hoạch xây dựng rừng phòng hộ cũng cần được thông báo cho cộng đồng địa phương được biết và
tìm hiểu kỹ hơn về dự án.
Phương pháp thực hiện:
Cán bộ quy hoạch chuẩn bị sẵn bản đồ quy hoạch dự kiến, nêu rõ các đề xuất về sử dụng
đất trong khu vực quy hoạch tham gia dự án, cụ thể là những nhu cầu về:
-


Khu vực quy hoạch trồng rừng, KNTS rừng, khu vực nâng cấp rừng trồng phòng hộ,
khu vực rừng lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng.

-

Khu vực quy hoạch xây dựng hạ tầng lâm sinh như: đường băng cản lửa, đường lâm
nghiệp, điểm xây dựng chòi canh lửa rừng, vị trí xây dựng trạm bảo vệ rừng,

-

Xây dựng hạ tầng sinh kế: đường bê tông nông thôn, khu vực cải tạo hồ chứa nước,
kênh tưới tiêu….vv

-

Các nhu cầu khác về sử dụng đất.

Dựa trên bản đồ quy hoạch dự kiến, các đại biểu có thể thảo luận, bổ sung các hạng mục
quy hoạch và cùng thống nhất các đề xuất và chuyển họa kết quả thảo luận lên bản đồ quy hoạch.
Nhằm tăng mức an toàn và lâu dài cho các khu rừng, ngay từ khi qui hoạch, các khu vực phát
triển rừng phòng hộ được lựa chọn phải đảm bảo không có sự tranh chấp, ranh giới rõ ràng và dễ
nhận biết ở thực địa.
2.7. Lập Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ (tổng thể):
Cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ quy hoạch, bản KHPTRPH tổng thể sẽ được
lập với sự tham gia của cán bộ Ban QLRPH. Những ngừơi dân quan tâm tới dự án có thể cùng
tham gia đề xuất ý kiến. Các hoạt động trong KHPTRPH, ví dụ như kế hoạch trồng và chăm sóc
rừng trồng, khoán bảo vệ rừng...vv, cần được xây dựng phù hợp với các mục tiêu trước mắt và
lâu dài cho việc đầu tư xây dựng rừng phòng hộ.
Địa điểm thực hiện: Tại trụ sở Ban QLRPH, hoặc trụ sở UBND xã, có sự hiện diện của
các trưởng thôn và đại diện nông dân, những người mong muốn tham gia dự án.

Phương pháp thực hiện: cán bộ quy hoạch phối hợp với cán bộ Ban QLRPH cùng với sự
tham gia của những nông dân chủ chốt ở thôn bản cùng thảo luận để xây dựng kế hoạch tổng thể
về PTRPH theo chương trình dự án. Trong buổi thảo luận này, các hoạt động thuộc lĩnh vực phát
triển rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng....trên từng lâm phần cụ thể cũng như thời
gian thực hiện được dự kiến và thống nhất. Để có thể hình dung được khối lượng công việc, diện
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 17


BẢN THẢO
tích của các lâm phần sẽ được xác định cụ thể trong bản kế hoạch tổng thể này. Kết quả của cuộc
thảo luận về Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ được có thể ghi trên giấy khổ to để các đại biểu
cùng thảo luận
Kết quả cần đạt được: Chủ rừng và người dân bước đầu hiểu được phương pháp cũng như mục
đích xây dựng kế hoạch. Song song với việc xây dựng kế hoạch họ còn tham gia thảo luận đề xuất những
biện pháp phối hợp bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ một cách cụ thể. Qua đó, họ cũng bàn bạc và đưa
ra các giải pháp về quản lý, tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất.
2.8. Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ chi tiết cho năm đầu thực hiện dự án
Việc xây dựng KHPTRPH cho năm đầu tiên (2014) thực hiện dự sẽ giúp cho chủ rừng
và người dân hiểu và chủ động về nhân lực, vật lực để tham gia các hoạt động của dự án ngay từ
năm đầu tiên một cách thuận lợi.
Các nguyên tắc lập kế hoạch thực hiện:
- Lập kế hoạch cho năm đầu thực hiện trong dự án JICA2 trước hết phải dựa vào Quyết
định phê duyệt đấu thầu tổng thể của UBND tỉnh cho từng Ban QLRPH, trong đó chi tiết kế
hoạch cho năm đầu của dự án(2014). - Kế hoạch Hoạt động Năm phải bao hàm cho cả năm, từ
tháng Giêng đến tháng 12 của tất cả các Ban QLRPH và nằm trong Kế hoạch tổng thể của dự án
trên địa bàn tỉnh.
Phương pháp thực hiện:
Từ Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ tổng thể, cán bộ quy hoạch cùng với cán bộ Ban

QLDA tỉnh, cán bộ Ban QLRPH, cùng thảo luận và chi tiết hoá Kế hoạch phát triển rừng phòng
hộ cho từng năm, trước hết là cho năm đầu tiên trên diện tích quy hoạch cho dự án. Tiếp theo,
các hoạt động kỹ thuật ví dụ như: gieo ươm, phát triển rừng, chăm sóc, KNTS rừng, khoán bảo
vệ rừng…vv được ghi cụ thể theo khối lượng công việc, thời gian. Việc tổ chức thực hiện cũng
sẽ được bàn bạc và xác định. Bản Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ chi tiết năm cũng được
thông báo tới chính quyền xã, các thôn và những người mong muốn tham gia dự án
Kết quả:
Một Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ chi tiết và hoàn chỉnh. Chủ rừng và người dân
hiểu được phương pháp xây dựng kế hoạch chi tiết. Qua đó, việc lập kế hoạch cho năm thứ hai
trở đi họ có thể hoàn toàn chủ động.
PHẤN V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QUY HOẠCH & XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
Ba cấp làm việc chính trong quá trình thực hiện quy hoạch:


Làm việc tại cấp tỉnh



Làm việc tại UBND huyện và Ban QLRPH



Làm việc tại cấp xã và thôn

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 18



BẢN THẢO
Chi tiết các bước được trình bày trong Sơ đồ: Các bước quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng
phòng hộ dưới đây
1. Bước 1: chuẩn bị:

Cuộc họp với Ban QLDA tỉnh
Thống nhất chương trình, cập nhật
thông tin cần thiết

Cuộc họp với UBND huyện

Cuộc họp với Ban
QLRPH/ UBND xã hoặc
cộng đồng thôn

Bước 2. Thực hiện công tác khảo sát, thu thập thông tin tại mỗi Ban QLRPH

Ngày
thực
hiện

Các hoạt động

Ngày
thứ
nhất

-Thu thập số liệu xã/ thôn liên quan dự án

Công cụ sử dụng


Tài liệu thu thập, các
-Thu thập thông tin về tình hình quản lý bảo vệ rừng của công cụ PRA
Ban QLRPH, tình hình quản lý, sử dụng đất ở địa Bản phác thảo về hiện
phương.
trạng rừng khu vực đề
- Phác thảo phạm vi, ranh giới khu vực tham gia dự án, xuất dự án.
khái quát hiện trạng rừng và sử dụng đất, chuyển họa Bản đồ khoanh vẽ
các kết quả thảo luận lên bản đồ ngoại nghiệp.
ngoại nghiệp phác thảo
- Sơ thám thực địa

Ngày
thứ hai

- Khảo sát thực địa, xác định phạm vi, ranh giới khu vực Định vị ranh giới, các
tham gia dự án trên địa bàn xã/ thôn liên quan dự án
mốc giới khu vực rừng
quy hoạch cho dự án
- Khoanh vẽ và mô tả lô trạng thái.

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 19


BẢN THẢO
- Đánh giá tổng quát và phân loại các trạng thái rừng, Các phiếu mô tả lô
đất chưa có rừng.
Bản đồ ngoại nghiệp bổ

sung ở thực địa
Ngày
thứ ba

- Khảo sát thực địa, xác định phạm vi, ranh giới khu vực Các điểm định vị ranh
tham gia dự án
giới, các mốc giới khu
vực rừng quy hoạch
- Khoanh vẽ và mô tả lô trạng thái.
cho dự án
- Đánh giá tổng quát và phân loại các trạng thái rừng,
Các phiếu mô tả lô
đất chưa có rừng.
Bản đồ ngoại nghiệp bổ
sung ở thực địa

Ngày
thứ tư

-Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất
-Phân tích khả năng cung – cầu sản phẩm rừng
-Lựa chọn loài cây rừng

Số liệu (biểu tập hợp)
hiện trạng rừng và SDĐ
Nhu cầu lâm sản của
cộng đồng.
Bản đồ ngoại nghiệp về
hiện trạng rừng và sử
dụng đất khu vực dự án

Danh sách cây trồng
rừng dự kiến

Ngày
thứ tư

-Đánh giá tiềm năng và cân đối quỹ đất cho dự án

Biểu quy hoạch chi tiết
-Quy hoạch chi tiết sử dụng đất cho các hoạt động lâm sử dụng đất cho dự án
sinh tại các khu vực tham gia dự án.
Bản đồ quy hạch chi
-Xác định vị trí đầu tư các hoạt động xây dựng hạ tầng tiết sử dụng đất rừng
lâm sinh.
phòng hộ - khu vực
-Xác định vị trí đầu tư các hoạt động xây dựng hạ tầng tham gia dự án JICA2
của các Ban QLRPH
sinh kế.

Ngày
thứ
năm

-Xây dựng kế hoạch phát triển rừng theo chương trình Bản kế hoạch sử dụng
dự án
đất, kế hoạch bảo vệ và
-Gặp gở, trao đổi, chia sẻ thông tin với cộng đồng, dự phát triển rừng cho mỗi
Ban QLRPH.
kiến các hộ sẽ tham gia dự án


Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 20


BẢN THẢO
Tổ chức cuộc họp chia sẻ thông tin về kết quả quy
hoạch sơ bộ với Ban QLPPH/UBND xã/ cộng đồng
Ngày
Thực hiện công việc Nội nghiệp
thứ sáu
trỏ đi

Bản thảo báo cáo
Bản đồ/ sơ đồ các loại

Một ngày đánh giá rút kinh nghiệm quá trình thực hiện QH tại Ban QLRPH nếu
thấy cần thiết

Cuộc họp Ban QLRPH/ xã/thôn
liên quan đến dự án

3. Phê duyệt
Cuộc họp thông qua số liệu với
PPMU

Cuộc họp thẩm định của Sở
NN&PTNT
(phê duyệt)


Báo cáo quy hoạch, Bản đồ thành quả các
loại, kế hoạch phát triển rừng được Sở
NN&PTNT phê duyệt (hoặc UBND tỉnh,
tùy thuộc vào từng tỉnh)

4. Phổ biến
4.1.

Chuẩn bị công tác khảo sát

4.1.1 Cấp tỉnh
- Ban QLDA tỉnh chuẩn bị các tài liệu giới thiệu về dự án để phối hợp với đơn vị tư vấn, chủ
rừng giới thiệu cho các bên liên quan đến dự án (như đại diện các xã/ thôn liên quan và dự kiến
tham gia dự án, UBND huyện và các phòng ban có liên quan như Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Hạt Kiểm lâm, phòng nông – lâm …) về dự án, làm cho mọi người hiểu về dự án và cùng
tham gia “vào cuộc”. Qua giới thiệu mọi người sẽ hiểu về mục tiêu và đặc biệt là các yêu cầu của
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 21


BẢN THẢO
dự án, từ đó hỗ trợ cho thực hiện dự án xây dựng rừng phòng hộ thành công trên địa bàn các xã/
huyên. Nội dung giới thiệu về DA mà các bên cần thống nhất khi triển khai ở các địa phương:
-

Giới thiệu xuất xứ dự án

-


Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ rừng và người dân tham gia dự án.

-

Mục tiêu và vai trò của công việc quy hoạch, rà soát lại quỹ đất khu vực rừng phòng
hộ đề xuất tham gia dự án, có sự tham gia của chủ rừng và người dân.

-

Mục tiêu, nội dung, vai trò của xây dựng KHPTRPH.

-

Vai trò của chính quyền huyện/xã trong tiến trình thực hiện QH chi tiết SDĐ rừng
phòng hộ có sự tham gia của chủ rừng và người dân

-

Các bước thực hiện QH và xây dựng KHPTRPH trong khuôn khổ dự án

-

Quá trình phê duyệt phương án QH và KHPTRPH.

Thời gian họp (nửa ngày)
4.1.2 Cấp huyện (báo cáo xin ý kiến)
Mục tiêu:
-

Trao đổi với lãnh đạo huyện về chủ trương thực hiện quy hoạch chi tiết sử dụng đất

trong phạm vi rừng phòng hộ đang thuộc quyền quản lý của các Ban QLRPH để tham
gia dự án Khôi phục và quản lý rừng phòng hộ bền vững – dự án JICA2, dóng trên
địa bàn huyên.

-

Trao đổi với các phòng ban chức năng của huyện có liên quan đến dự án (như mô tả ở
trên), giới thiệu cho các đại biểu về dự án thực hiện trên địa bàn huyện và công tác
quy hoạch, nhằm mục đích giới thiệu khái quát về dự án và có được sự hiểu biết cần
thiết về DA, tạo điều kiến hỗ trợ cho công tác quy hoạch cũng như quá trình tổ chức
thực hiện dự án sau này.

-

Giới thiệu khai quát các tiêu chí lựa chọn hiện trường để dự án đầu tư.

-

Đảm bảo thống nhất về ranh giới khu vực tham gia dự án trên bản đồ các xã và trên
thực địa.

-

Hỗ trợ công tác quy hoạch triển khai trên địa bàn các xã thuộc huyện.

Đối tượng cần báo cáo:
-

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch huyện (để chỉ đạo các ban ngành ở địa phương)


-

Lãnh đạo các phòng ban chức năng của huyện (để hỗ trợ cho công tác quy hoạch)

-

Lập kế hoạch khảo sát thực địa khu vực đề xuất dự án với các Ban QLRPH, rà soát
ranh giới tiểu khu, xã và danh sách các thôn dự kiến tham gia dự án.

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 22


BẢN THẢO
-

Trao đổi khái quát về kế hoạch triển khai QH chi tiết sử dụng đất cho các hoạt động
đầu tư lâm sinh và hạ tầng với đại diện các thôn/ xã liên quan dự án.

-

Giới thiệu thong tin dự án tới cộng đồng: tờ rời, áp phích, sơ đồ, tranh ảnh.

4.1.3 Buổi họp xã/thôn
Mục đích:
-

Giới thiệu chi tiết với chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng về dự án, sau đó
tập trung vào công việc quy hoạch và xây dựng KHPTRPH (giới thiệu mục tiêu, lợi

ích, quyền lợi và nghĩa vụ tham gia, phương pháp tiến hành quy hoạch ).

-

Kiểm tra khả năng và sự sẵn sàng của chủ rừng và người dân tham gia dự án.

Nội dung:
-

Chuẩn bị cho chương trình làm việc: giới thiệu dự án cho chính quyền xã và đại diện
cộng đồng những nội dung sau: (Bằng bảng biểu, sơ đồ trực quan)
+ Trình bày cho chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng hiểu về xuất xứ dự án
+ Mục tiêu và yêu cầu sản phẩm của công tác QH xây dựng KHPTRPH
+ Các bước thực hiện QH và xây dựng KHPTRPH
+ Lập kế hoạch và thực hiện phát triển rừng
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng và người dân tham gia dự án.

-

Tổ chức thực hiện QH trên khu vực rừng phòng hộ đề xuất tham gia dự án nằm trên
địa bàn xã/ thôn bao gồm:
+ Nội dung phải làm gì (làm những công việc gì ?)
+ Thời gian thực hiện và tiến trình (khi nào ?)
+ Đối tượng tham gia (ai ?)
+ Địa điểm (ở đâu ?)

-

Lựa chọn những thông tin viên chủ chốt (ít nhất 03 người am hiểu về rừng và đất đai
ở địa phương) để chia sẻ thông tin với cán bộ tư vấn quy hoạch:

+ Được chủ rừng và người dân trong thôn tín nhiệm
+ Có hiểu biết về rừng và đất đai ở địa phương
+ Đã sống lâu năm ở địa phương
+ Đại diện cho các khu vực khác nhau trong địa bàn xã

-

Thảo luận trao đổi ý kiến với cán bộ quy hoạch, chủ rừng và người dân địa phương về
công việc quy hoạch tronh khuôn khổ dự án.

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 23


BẢN THẢO
4.2.

Phê duyệt phương án Quy hoạch và KHPTRPH

4.2.1. Cuộc họp thống nhất với Ban QLRPH/ chính quyền xã và đại diện các thôn dự
kiến tham gia dự án lần cuối
Trong cuộc họp lần cuối, phạm vi quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của
Ban QLRPH cho chương trình dự án được trình bày cho tất cả các đại biểu, đại diện các ban
ngành có liên quan trong xã để cùng thống nhất. Kết quả đạt được là sự nhất trí cao của tất cả
thành viên về kế hoạch sử dụng đất cho xây dựng và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn xã/
thôn. Đồng thời khẳng định việc chọn các diện tích, địa điểm phát triển rừng cho dự án là hợp lý,
không có sự chồng chéo về quản lý hoặc tranh chấp đất đai.
4.2.2. Cuộc họp thẩm định của Sở NN&PTNT
-


Sở NN&PTNT sẽ giao nhiệm vụ cho Chi cục lâm nghiệp tiến hành thẩm định phương
án QH và XD KHPTR của tất cả các Ban QLRPH trên địa bàn tỉnh thuộc dự án
JICA.

-

Những điểm sau đây cần được chú ý khi tiến hành thẩm định:

+ Tính hoàn thiện đầy đủ của báo cáo Quy hoạch.
+ Sự tuân thủ đầy đủ theo những quy định của dự án.
+ Không có sự mâu thuẫn về quản lý đất đai, không có sự sai khác cách biệt với diện tích
đất quy hoạch trong phương án xây dựng rừng phòng hộ đã được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Các giải pháp lâm sinh rõ ràng và cụ thể cho từng lô rừng để bảo vệ và đất chưa có
rừng cho hoạt động khôi phục rừng.
+ Bản đồ các loại được xây dựng phải chính xác và rõ ràng.
4.3.

Phê duyệt quy hoạch

Lãnh đạo Sở NN&PTNT sẽ phê duyệt báo cáo kết quả quy hoạch ch tiết sử dụng đất rừng
phòng hộ cho dự án. Hy vọng sẽ không có những sửa đổi lớn cho trong báo cáo.
Ban QLDA tỉnh sẽ hỗ trợ đơn vị Tư vấn và các Ban QLRPH trong việc đệ trình văn bản
thẩm định và Tờ trình xin phê duyệt Báo cáo Quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ. Ban
quản lý dự án Tỉnh ẽ phối hợp với Ban QLDATW và VPTV dự án JICA2 cũng có trách nhiệm
kiểm tra lại kết quả quy hoạch trước khi trình Sở NN&PTNT phê duyệt nhằm đảm bảo chắc chắn
kết quả quy hoạch và Kế Hoạch Sử Dụng Đất rừng cho dự án được soạn thảo, hiểu thấu và thẩm
định một cách kỹ lưỡng.
7. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ
A - PHẦN MỞ ĐẦU (khoảng 2 trang):

1. Đặt vấn đề
-

Đưa ra các vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành dự án phục hồi rừng

Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 24


BẢN THẢO
+ Về vấn đề suy thoái môi trường sinh thái.
+ Về độ che phủ của rừng trong khu vực.
+ Vai trò quan trọng của rừng phòng hộ đầu nguồn và trong khu vực.
-

Quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ là hoạt động gì, vai trò như thế nào trong
công tác lập kế hoạch và thực hiện dự án?

-

Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ là hoạt động như thế nào, nhằm mục tiêu gì, vai trò của
nó?

-

Cụ thể hóa chủ trương của tỉnh về đầu tư xây dựng rừng phòng hộ, thuộc chương trình dự
án JICA2 trên địa bàn tỉnh.

-


Khái quát nhiệm vụ quy hoạch.

2. Mục tiêu, mục đích và nội dung của công tác Quy hoạch và xây dựng Kế hoạch sử dụng
đất thuộc chương trình dự án
-

Rà soát cụ thể quỹ đất quy hoạch cho dự án: phạm vi, ranh giới, diện tích cụ thể.
Chi tiết các đối tượng đất đề xuất cho trồng rừng, KNTSR và diện tích rừng khoán bảo vệ,
diện tich rừng trồng cần được nâng cấp.
Chi tiết và cụ thể các loại đất, loại rừng trong khu vực đề xuất tham gia dư án.
Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất rừng phòng hộ tại khu vực đề xuất tham
gia dự án của các Ban QLRPH trên địa địa bàn tỉnh.
Xác định cụ thể các đối tượng đất, đối tượng rừng với các biện pháp lâm sinh tác động.
Xác định cụ thể các khu vực, vị trí đầu tư cho xây dựng hạ tầng lâm sinh, hạ tầng sinh kế
thuộc phạm vi dự án.
Xây dựng quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ tại khu vực đề xuất tham gia dự án
của các Ban QLRPH trên địa địa bàn tỉnh.
Chi tiết cho bản kế hoạch sử dụng đất.

3. Khái quát về nội dung các bước tiến hành thực hiện.
4. Quan điểm và phương pháp thực hiện:
-

Nêu rõ nguyên tắc lập kế hoạch từ dưới lên, có sự tham gia của chủ rừng và người dân
Sử dụng các công cụ PRA như hội họp dân, bảng biểu đánh giá nhu cầu nhằm thu hút chủ
rừng và người dân tham gia

3. Phương pháp thu thập tổng hợp thông tin số liệu, xây dựng bản đồ, viết phương án
B. PHẦN NỘI DUNG BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT SỬ DỤNG DỤNG ĐẤT

RỪNG PHÒNG HỘ
I., THÔNG TIN CHUNG
1. Tên công trình: Quy hoạch chi tiết sử dụng đất rừng phòng hộ - Dự án JICA2
Ban Quản lý rừng phòng hộ…, huyện……, tỉnh……
Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia – Dự án JICA2 - Ng. Thanh Thủy

Page 25


×