Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP CÔNG tác cải CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN LĨNH vực PHÒNG CHÁY và CHỮA CHÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.06 KB, 41 trang )

TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH TRÊN LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY

1


MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, cải
cách hành chính trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết và là nỗ lực của
hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước
hiện đại, năng động, hiệu quả, lấy đối tượng phục vụ làm tôn chỉ, mục đích chủ
yếu để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính.
Ở Việt Nam hiện nay, công cuộc cải cách hành chính nhà nước đang là
nhiệm vụ trọng tâm trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới hoàn
thiện và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân,
do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh” và là điều kiện căn bản để góp phần đạt được các mục tiêu của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Từ sau Đại hội VII, từ 1992 đến 1995 là giai đoạn phát triển mạnh tư
duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền hành chính nhà nước và về cải
cách hành chính. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII (1/1995) đánh dấu bước
phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước. Cải cách
một bước nền hành chính nhà nước được xác định là trọng tâm của việc tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành
chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện
đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã
hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây
dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội.


Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) tiếp tục
khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện
Nhà nước; nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu tiến hành cải cách hành chính đồng
bộ, dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện các
nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

2


Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần IX, X và XI, Đảng ta đã tiếp tục khẳng
định việc xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, từng bước hiện đại hoá không chỉ là mục tiêu của công cuộc cải cách
hành chính mà còn là chủ trương góp phần thực hiện thành công chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội đến 2020 ở Việt Nam.
Có thể nói, cải cách hành chính là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, được khẳng định nhất quán trong các kỳ Đại hội Đảng nhằm xây dựng
một nền hành chính Nhà nước chính quy, hiện đại, năng động, đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu hội nhập quốc tế phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam.
Là cơ quan quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, Công an tỉnh
Quảng Bình, trong đó chủ công là Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ cũng là một trong số các cơ quan quản lý Nhà nước về ANTT
đã thực hiện công tác cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính tại
đơn vị ngày càng chính quy, hiện đại, giảm phiền hà cho nhân dân trên tinh thần
“lấy dân làm gốc”. Công tác cải cách hành chính trên lĩnh vực phòng cháy,
chữa cháy tại Công an tỉnh Quảng Bình trong thời gian tuy đã đạt được nhiều
kết quả khả quan, đáng ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần tháo
gỡ.
Để nghiên cứu, đánh giá và tìm ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc nhằm nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực

phòng cháy, chữa cháy; đưa công tác cải cách hành chính tại Công an tỉnh ngày
càng đi vào nề nếp, có chiều sâu hơn; trên cơ sở nghiên cứu lý luận Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với thực tiễn bằng phương pháp khảo sát,
phân tích, đánh giá quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính trên lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy tại Công an tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2010 ÷
2015, cá nhân tôi chọn đề tài “thực trạng và giải pháp công tác cải cách hành
chính trên lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy” để nghiên cứu làm tiểu luận tốt
nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính.
3


Ngoài phần mở đầu và kết luận, Tiểu luận có kết cấu gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy.
Chương II: Đánh giá thực trạng cải cách hành chính Nhà nước trên lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2010 – 2015.
Chương III: Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng công tác cải cách
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2015 – 2020.

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

1. Quan điểm của Đảng về cải cách hành chính Nhà nước
Công cuộc cải cách hành chính đặt trong khuôn khổ các quan điểm và chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới hệ thống chính trị và cải cách
bộ máy nhà nước. Cải cách và hoàn thiện nền hành chính nhà nước gắn liền với

xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng, nhằm giữ vững và phát
huy bản chất của giai cấp công nhân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nền hành chính phải được tổ chức
thành một hệ thống thống nhất ổn định, hoạt động thông suốt, trên cơ sở phân
công, phân cấp và chế độ trách nhiệm rành mạch, có kỷ cương nghiêm ngặt, cơ
quan hành chính và cán bộ, công chức nhà nước chịu sự giám sát chặt chẽ của
Nhân dân. Áp dụng các cơ chế, biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa những hành vi
mất dân chủ, tự do, tùy tiện, quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà
cho dân. Các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải gắn liền chặt chẽ
với bước đi của đổi mới kinh tế, với yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành và hoàn
thiện các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ
vững trật tự, kỷ cương trong các hoạt động kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
nâng cao đời sống của nhân dân. Cải cách hành chính là nhiệm vụ rộng lớn,
phức tạp đòi hỏi có tầm nhìn bao quát với những giải pháp đồng bộ, kết hợp chặt
chẽ cải cách hành chính với đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách tư pháp. Cải
cách hành chính phải được tiến hành từng bước vững chắc, có trọng tâm, trọng
điểm, lựa chọn khâu đột phá trong từng giai đoạn cụ thể.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã mở ra một
kỷ nguyên mới trong xây dựng, đổi mới, mở cửa, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác quốc tế. Trên cơ sở đánh
5


giá, xác định đúng những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã
hội, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi
nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách
lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI,
tổ chức bộ máy Nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ,

bớt đầu mối. Tuy nhiên, nhìn chung tổ chức và biên chế của bộ máy Nhà nước
vẫn còn quá cồng kềnh, nặng nề, đòi hỏi phải tiếp tục được cải cách, đổi mới.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần VII, đã thông qua nghị quyết chỉ rõ việc
tiếp tục phải cải cách bộ máy Nhà nước và đề ra những nhiệm vụ cho Nhà nước
về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu
tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương.
Trên cơ sở những nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra, trong nhiệm kỳ này đã tiến
hành đợt sắp xếp lần thứ hai kể từ Đại hội VI hệ thống chính trị ở nước ta bao
gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức
về nền hành chính nhà nước. Cương lĩnh nêu rõ, về Nhà nước “phải có đủ
quyền lực và có đủ khả năng định ra luật pháp về tổ chức, quản lý mọi mặt đời
sống xã hội bằng pháp luật. Sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ
máy hành chính, kiện toàn các cơ quan lập pháp để thực hiện có hiệu quả chức
năng quản lý của Nhà nước”. Chiến lược cũng đặt nhiệm vụ trọng tâm cải cách
“nhằm vào hệ thống hành chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống
hành chính và quản lý hành chính nhà nước thông suốt, có đủ quyền lực, năng
lực, hiệu quả ”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tháng 4/1992, Hiến pháp
mới thay thế Hiến pháp 1980 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua. Hiến pháp 1992 ghi nhận đầy đủ, rõ hơn về sự phân công,
phối hợp giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổng thể quyền lực
thống nhất của Nhà nước. Sau Đại hội VII, từ 1992 đến 1995, đây là giai đoạn
phát triển mạnh mẽ tư duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền hành chính
6


nhà nước và về cải cách hành chính. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII (1/1995)
đã đánh dấu bước phát triển mới về quan điểm, nhận thức xây dựng và phát triển

nền hành chính nhà nước. Cải cách một bước nền hành chính nhà nước được xác
định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục
tiêu nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng
đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá nhằm phục vụ đắc lực đời sống nhân
dân, thúc đẩy tiến trình đổi mới, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt 3 việc:
- Cải cách thể chế của nền hành chính nhằm đáp ứng từng bước yêu cầu
tăng cường quan hệ gắn bó giữa Nhân dân với chính quyền và bảo đảm sự quản
lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
- Chấn chỉnh tổ chức, bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành
chính theo phương hướng và nguyên tắc: Chính phủ và cơ quan hành chính các
cấp cần được sắp xếp tinh gọn, tập trung làm tốt công tác quản lý nhà nước, phát
triển kinh tế, chăm lo giải quyết các vấn đề văn hoá,xã hội, bảo vệ môi trường,
giữ gìn an ninh và củng cố quốc phòng, mở rộng hoạt động đối ngoại; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra để mọi thành phần kinh tế kinh doanh đúng
pháp luật.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Trong đội ngũ cán bộ,
công chức, ngoài số được dân cử theo nhiệm kỳ, lực lượng đông đảo là đội ngũ
cán bộ, công chức cần được tuyển chọn và sử dụng theo hướng chuyên nghiệp
hoá, ổn định, làm việc tận tụy và công tâm, có đủ trình độ, năng lực đáp ứng tiêu
chuẩn quy hoạch cho từng chức danh.
Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá VII đã mở ra một
giai đoạn mới, giai đoạn chuyển biến thật sự trong cải cách hành chính ở nước
ta. Có thể nói Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VII) có ý nghĩa quan trọng thúc
đẩy tiến trình cải cách hành chính của gần 30 năm đổi mới vừa qua.
Tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng,
hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
7



quốc lần thứ VIII (năm 1996) nhấn mạnh yêu cầu tiến hành cải cách hành chính
đồng bộ, dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện
các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội.
Với tinh thần đẩy mạnh cải cách hành chính được đề ra trong Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 (khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới;
cải tiến quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, đồng
thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và sắp xếp lại bộ máy hành
chính từ Trung ương đến địa phương, hợp nhất một số cơ quan quản lý chuyên
ngành về kinh tế trên cơ sở xác định rõ và thực hiện đúng chức năng quản lý
Nhà nước của các bộ, ngành.
Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) họp tháng
6/1997 đã ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây
dựng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong những chủ
trương và giải pháp lớn về cải cách hành chính được nhấn mạnh trong Nghị
quyết quan trọng này là bảo đảm thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị của xã
hội, giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ nhà nước; trong giám sát hoạt động
của bộ máy nhà nước và hoạt động của cán bộ, công chức. Đây là cơ sở để
Chính phủ ban hành các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trong việc xây dựng chiến lược về cán bộ cho thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương 3 đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức có phẩm chất và năng lực, coi đó là yếu tố quyết định đến chất lượng bộ
máy nhà nước. Cán bộ lãnh đạo phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn
diện, được bố trí, điều động theo nhu cầu và lợi ích của đất nước.
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII),
đã biểu thị một quyết tâm chính trị rất lớn về việc tiếp tục tiến hành cải cách
hành chính, đặt cải cách hành chính trong tổng thể của đổi mới hệ thống chính trị.
8



Từ việc kiểm điểm tình hình và rút kinh nghiệm thực tiễn, Đảng đã đi đến
khẳng định, trong điều kiện một đảng cầm quyền, việc đổi mới chưa đồng bộ,
toàn diện các tổ chức trong hệ thống chính trị là trở ngại lớn của công cuộc cải
cách hành chính ở nước ta trong thời gian qua. Không thể tiến hành cải cách
riêng nền hành chính tách rời sự đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của
Đảng, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân.
Cũng không thể cải cách hành chính một cách biệt lập mà không đồng thời đổi
mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp.
Từ nhận thức đó, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7
(khoá VIII) đề ra chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảng và các tổ
chức trong hệ thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng tinh
gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; đồng thời với việc kiên quyết sắp xếp một
bước bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện tinh giảm biên chế,
cải cách chính sách tiền lương.
Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), bên cạnh
việc tiếp tục khẳng định nhất quán mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước
dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ
trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính thời gian tới
như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ,
nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan
hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách
doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng quản lý nhà nước với sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống
quan liêu, tham nhũng…
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần X và XI, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định
việc xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh,
từng bước hiện đại hoá không chỉ là mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính


9


mà còn là chủ trương góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội đến 2020 ở Việt Nam.
2. Khái niệm cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy
Hiện nay trên thế giới, về mặt lý thuyết có nhiều quan niệm khác nhau về
cải cách hành chính dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội
của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu.
Có quan niệm cho rằng cải cách hành chính là sự cải tổ và điều chỉnh cơ cấu tổ
chức do đó dẫn đến sự thay đổi về chức năng, phương thức quản lý. Đây là quan
niệm có tính phổ biến nhất. Song, do quan điểm về ý thức hệ và tình hình thực tế
của các nước khác nhau nên nội dung, mục tiêu cải cách hành chính cũng khác
nhau. Tuy vậy, cải cách hành chính đều xuất phát từ thực tiễn và phát sinh chủ
yếu do nguyên nhân sau:
- Yêu cầu tất yếu của phát triển kinh tế - xã hội;
- Yêu cầu tất yếu của việc cải tạo, điều chỉnh của cơ cấu hành chính;
- Kết quả tất yếu của sự tác động của tiến bộ khoa học vào quản lý hành
chính;
- Yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Những yêu cầu của cải cách hành chính liên quan mật thiết với nội dung
cải cách hành chính; đồng thời liên quan chặt chẽ với tính chất của cải cách hành
chính. Về tính chất, cải cách hành chính là một sự biến đổi hay cách mạng trong
lĩnh vực thượng tầng kiến trúc và quan hệ sản xuất, có tính chất chính trị và giai
cấp rõ rệt. Tuy nhiên, từ góc độ hành chính thì cải cách hành chính phải phục
tùng nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội và thúc đẩy
khoa học hoá sự quản lý công việc của toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước
nên nó có tính cộng đồng xã hội nhất định. Tuy nhiên, tính chất của cải cách

hành chính ở các nước có chế độ xã hội, kinh tế khác nhau, vẫn có sự khác biệt

10


về bản chất. Tính chất khác biệt chủ yếu về mặt chính trị, tính cộng đồng biểu
hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Cải cách để thúc đẩy việc khoa học hoá, hiệu suất hoá công việc quản lý
hành chính;
- Cải cách là để kích thích nhiệt tình công tác và tính tích cực của cán bộ,
công chức, phát huy đầy đủ năng lực sáng tạo của họ.
- Cải cách là để xây dựng hệ thống quản lý Nhà nước có cơ cấu hợp lý,
công năng đầy đủ, chức năng rõ ràng, tinh giản mà hiệu quả cao, có pháp chế
hoàn thiện và cơ chế tự kiểm soát để thích ứng với sự thay đổi phát triển của
tình hình kinh tế xã hội.
Từ những phân tích trên đây, trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết Đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng các
khóa VII, VIII, IX, X và XI, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của
Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước
giai đoạn 2011 - 2020 thì cải cách hành chính có thể được hiểu một cách khái
quát, chung nhất, đó là:
Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục
tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính Nhà nước (về thể
chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công,…) nhằm xây
dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực,
hiệu quả và hiện đại. Đứng trên phương diện quản lý Nhà nước của hệ thống các
cơ quan thực thi quyền hành pháp thì cải cách hành chính là cải cách cách thức
quản lý, tức cải cách cách thức mà cơ quan thực thi quyền hành pháp tác động
đến đời sống chính trị - văn hóa – xã hội và con người nhằm đạt được mục tiêu
phát triển một cách bền vững.

Từ định nghĩa trên, trên cơ sở các quy định của Luật Phòng cháy, chữa
cháy 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy
năm 2013, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ, Thông
Tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an và các văn bản hướng
11


dẫn thi hành công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; căn cứ
Chương trình số 06/CTr-BCA-V11 ngày 27/3/2012, Kế hoạch số 169/KH-BCAC61 ngày 11/7/2012 của Bộ Công an và Kế hoạch số 416/KH-CAT-PV11 ngày
28/8/2012 của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình về thực hiện chương trình
tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2012 – 2020 trong lực lượng
Công an nhân dân nói chung, Công an tỉnh Quảng Bình nói riêng và Thông tư số
53/2009/TT-BCA ngày 30/9/2009 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân
chủ trong công tác của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, chúng ta có thể hiểu:
Cải cách hành chính trên lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là quá trình cải biến
có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính
Nhà nước trên lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy gồm cải cách thể chế, cải cách
thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính góp phần
xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại phục vụ
tốt nhất cho công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, nhằm tạo
môi trường thuận lợi nhất cho Nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp đầu tư,
sản xuất, kinh doanh an toàn, ổn định, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển
nhanh và bền vững của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng,
đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
3. Mục tiêu của cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy tại Công an tỉnh Quảng Bình
Cải cách hành chính trên lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là một bộ phận
không thể tách rời với công cuộc cải cách hành chính Nhà nước mà Đảng, Nhà
nước, Chính phủ, trong đó chủ công là lực lượng CAND đang theo đuổi thực

hiện. Cải cách hành chính trên lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là công việc mới
mẻ, diễn ra trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế nên có nhiều vấn đề
phải vừa làm, vừa tìm tòi, tổng kết đúc rút kinh nghiệm. Do vậy, việc hình thành
quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công tác cải cách hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cũng như việc đề ra những nội dung,
12


phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá
trình tìm tòi, sáng tạo không ngừng, liên tục và thống nhất trong tiến trình đổi
mới đổi mới. Cho nên, cải cách hành chính trong lĩnh vực này vừa có tính chiến
lược, vừa có tính chiến thuật giai đoạn, được xác định trong khuôn khổ những
mục tiêu chung như sau:
- Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên
nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng;
- Bảo đảm thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân trong lĩnh vực công tác
phòng cháy cháy chữa cháy.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2020, hệ thống hành chính
trong toàn Công an tỉnh nói chung, trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy nói
riêng được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý về ANTT và phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

13


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VỀ

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CÔNG AN TỈNH QUẢNG BÌNH
I. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Điều 58 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định cơ quan
quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy như sau: “Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Bộ Công an chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Các
bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các
quy định về phòng cháy và chữa cháy. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa
Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa
cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng. Uỷ ban
nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.”
Căn cứ quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy thì Uỷ ban nhân dân các
cấp của tỉnh Quảng Bình và Công an tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm thực hiện
quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương. Trong đó, Công
an tỉnh Quảng Bình mà chủ công là Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa
cháy như sau:
- Tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong
trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi
dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
14



- Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và
nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý
phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù
hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy
và chữa cháy theo quy định.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và
chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy
định.
- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ
chức điều tra hình sự.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Phòng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Quảng Bình đã tham
mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả việc quản lý Nhà nước về phòng cháy và
chữa cháy. Tổ chức bộ máy của Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm
Ban Lãnh đạo và 05 đội nghiệp vụ với hơn 200 CBCS. Mỗi Đội nghiệp vụ có
chức năng tham mưu và tổ chức quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
những nội dung, phần việc và địa bàn cụ thể. Để giải quyết các thủ tục hành
chính về phòng cháy, chữa cháy cho Nhân dân và doanh nghiệp được kịp thời,
thuận lợi, Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã tổ chức thực hiện cơ
chế một cửa bằng cách bố trí một bộ phận chuyên trách tiếp nhận, hướng dẫn và
giao trả hồ sơ cho Nhân dân trực thuộc Đội Hưỡng dẫn, kiểm tra an toàn phòng
cháy, chữa cháy. Trong giải quyết thủ tục hành chính cho Nhân dân, hằng ngày
các Đội nghiệp vụ đều bố trí cán bộ phối hợp với bộ phận tiếp nhận hồ sơ để
hướng dẫn kịp thời cho Nhân dân về vướng mắc trong thực hiện công việc.
15



Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công an tỉnh Quảng Bình trong giải quyết thủ
tục hành chính có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy:

BAN GIÁM ĐỐC
CÔNG AN TỈNH

BAN GIÁM Ð? C
CÔNG AN T?NH

BAN LÃNH ĐẠO
PHÒNG CS PCCC & CNCH

BAN LÃNH Ð? O
PHÒNG CS PCCC VÀ CNCH

ĐỘI HẬU CẦN
VÀ QLPT

ĐỘI KIỂM
TRA PCCC
Ð? I H? U C? N
VÀ QLPT PCCC

Ð? I HU? NG D? N,
KI? M TRA AN TOÀN
PCCC

ĐỘI
THAM MƯU

Ð? I C? NH SÁT
PCCC VÀ CNCH
TRUNG TÂM

Ð? I THAM MUU

ĐỘI CS PCCC
TRUNG TÂM

ĐỘI CS PCCC
BẮC Q.NAM

Ð? I C? NH SÁT
PCCC VÀ CNCH
B? C QU? NG NAM

BỘ PHẬN TIẾP
B? PH? N TI? P NH? N,
NHẬN
HÔ SƠ
HU? NG D? N VÀ
GIAO TR? H? SO

Tuyến giải quyết hồ sơ PCCC
Tuy?n gi?i quy?t h? so

Tuyến trao đổi, hướng dẫn, giải quyết và trả hồ sơ

Tuy?n trao d?i, hu?ng d?n, gi?i quy?t và tr? h? so


NHÂN DÂN,
CO QUAN,

DOANH
QUAN,
NGHI? P

Tuy?n trình h? so

Tuyến trình hồ sơ PCCC

TỔ CHỨC VÀ
NHÂN DÂN

II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CÔNG AN TỈNH
QUẢNG BÌNH
Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về
việc ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2011 – 2020, ngày 27/3/2012, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Chương trình số
06/CTr-BCA-V11 về triển khai thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành
chính Nhà nước giai đoạn 2012 - 2020 trong lực lượng Công an nhân dân;
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự an toàn xã hội, ngày 11/7/2012, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Kế hoạch số 169/KH-BCA-C61 về xây dựng đề án cải cách hành chính trong
lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2012 - 2020
Ngày 29/3/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định
số 1009/QĐ-UBND về việc quyết định ban hành kế hoạch cải cách hành chính
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015.
16



Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
Công an tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 416/KH-CAT-PV11 ngày
28/8/2012 về triển khai thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn 2011 – 2020 trong lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình; ban hành
Công văn số 361/CAT-PV11 ngày 27/7/2012 chỉ đạo Công an các địa phương
và các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã
hội, trong đó có lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
thực hiện xây dựng đề án cải cách hành chính trên lĩnh vực quản lý Nhà nước về
trật tự an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện.
Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng; phổ biến, quán triệt tinh thần Nghị quyết số
30c/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình số 06/CTr-BCA-V11, Kế hoạch số
169/KH-BCA-C61 và Thông tư số 53/2009/TT-BCA của Bộ Công an, Quyết
định số 1009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Kế hoạch số
416/KH-CAT-PV11 của Giám đốc Công an tỉnh và các văn bản hướng dẫn thực
hiện công tác cải cách hành chính đến toàn thể CBCS để biết nhằm nâng cao
nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, xác định
rõ trách nhiệm của mình đối với công tác cải cách hành chính để thực hiện
nghiêm túc.
Căn cứ tình hình thực tết của địa phương và kết quả đạt được tự công tác
cải cách hành chính, hằng năm Giám đốc Công an tỉnh đều ban hành các kế
hoạch chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện công tác cải
cách hành chính theo từng năm với những phần việc, nội dung cụ thể theo lộ
trình để từng bước nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, trong đó
trọng tâm là chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương nghiên cứu cắt giảm tối
thiểu 15 % các thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước
đảm bảo vừa thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội,
trong đó có công tác phòng cháy, chữa cháy, vừa giảm phiền hà cho Nhân dân

theo tinh thần tất cả vì mục tiêu “Vì Nhân dân phục vụ”; đồng thời yêu cầu
Công an các đơn vị, địa phương định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cải cách hành
17


chính, kiểm soát thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính để theo dõi,
chỉ đạo.
Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính trên lĩnh
vực quản lý Nhà nước của mình, trên cơ sở chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh
về cải cách hành chính, Đảng ủy, Lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị quán triệt
tinh thần Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình số 06/CTrBCA-V11, Kế hoạch số 169/KH-BCA-C61 và Thông tư số 53/2009/TT-BCA
của Bộ Công an, Quyết định số 1009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Bình, Kế hoạch số 416/KH-CAT-PV11 của Giám đốc Công an tỉnh và
các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác cải cách hành chính đến toàn thể cán
bộ, đảng viên trong toàn đơn vị biết để thực hiện nghiêm túc; đồng thời chỉ đạo
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, đơn vị đã chủ động xây dựng 08 kế
hoạch thực hiện theo từng năm với những nội dung, phần việc cụ thể theo lộ
trình để từng bước nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại đơn vị.
Trong giải quyết thủ tục hành chính cho Nhân dân, hằng ngày tiếp công dân, các
Đội nghiệp vụ đều bố trí cán bộ phối hợp với bộ phận tiếp nhận hồ sơ để hướng
dẫn kịp thời cho Nhân dân về vướng mắc trong thực hiện công việc.
Song song với việc tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát qua
trình thực hiện cũng được Đảng ủy, Lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ quan tâm tổ chức thực hiện thường xuyên để nhằm phát
hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cũng
như những biểu hiện vi phạm của CBCS để chấn chỉnh kịp thời. Đơn vị phân
công cụ thể 01 Lãnh đạo phòng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác cải cách
hành chính trong đơn vị; tại mỗi Đội nghiệp vụ, đồng chí Đội trưởng chịu trách

nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện và định kỳ báo cáo việc thực hiện cho Lãnh
đạo phòng. Công tác thực hiện cải cách hành chính được đánh giá, kiểm tra qua
giao ban hằng tuần và xem đây là nội dung quan trọng trong chỉ đạo.
18


Qua theo dõi, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,
chữa cháy giai đoạn 2011 – 2015 tại Công an tỉnh Quảng Bình, có thể nói tập
thể Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Lãnh đạo phòng và toàn thể CBCS Phòng
Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đều nhận thức được ý nghĩa
và tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính. Hầu hết CBCS đều thực
hiện nghiêm túc các quy định về cải cách hành chính đã được đơn vị triển khai
thực hiện; đồng thời chủ động tìm tòi, phát hiện và tham mưu, đề xuất Lãnh đạo
đơn vị những giải pháp khắc phục kịp thời các hạn chế trong cải cách hành
chính để đưa công tác cải cách hành chính của đơn vị ngày càng đi vào chiều
sâu.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VỀ
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CÔNG AN TỈNH QUẢNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
1. Kết quả thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,
chữa cháy giai đoạn 2010 - 2015
a) Cải cách thể chế
Là cơ quan quản lý Nhà nước về PCCC nên việc tham mưu cho các cấp
có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC là nhiệm vụ
thường xuyên của Công an tỉnh. Hằng năm, căn cứ điều kiện thực tế của địa
phương, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật để lãnh, chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ năm 2011 đến nay,
Công an tỉnh đã thực hiện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 02 chỉ thị,
08 công văn, kế hoạch chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các địa phương

thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
Song song với công tác tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật về
phòng cháy, chữa cháy, hằng năm Công an tỉnh đều tham gia góp ý đối với các
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Công an, Ủy ban nhân
dân tỉnh và các cấp, các ngành có liên quan. Từ năm 2011 đến nay, Công an tỉnh
19


đã tham gia góp ý đối với 26 dự thảo luật, bộ luật và các văn bản quy phạm pháp
luật khác theo yêu cầu của các cấp, các ngành, trong đó riêng lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy có 07 dự thảo luật, nghị định, thông tư được Công an tỉnh tham
gia góp ý.
Công tác rà soát, cập nhật và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp
luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC được tổ chức thực hiện
thường xuyên để phục vụ công tác. Việc cập nhật thường xuyên, hệ thống hóa
các văn bản quy phạm pháp luật đã giúp đơn vị thuận lợi trong quá trình khai
thác sử dụng và áp dụng trong công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa
cháy.
Có thể nói, cho đến nay công tác cải cách thể chế trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy đã được Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ tổ chức thực hiện có hiệu quả.
b) Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về
PCCC
Hiện nay, Công an tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về PCCC đều dựa
trên cơ sở các quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật PCCC, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của
Chính phủ; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an và
các văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao,
Công an tỉnh đang thực hiện 07 thủ tục hành chính có liên quan đến công tác
phòng cháy, chữa cháy. Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy,

chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện niêm yết công khai 07 quy trình, quy
định hướng dẫn thực hiện thủ tục có liên quan đến công tác PCCC tại phòng tiếp
nhận và giao trả hồ sơ để Nhân dân tiện theo dõi và liên hệ công tác. Chủ động
thông báo các quy định mới có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy
trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Quảng Bình, đài phát thanh,
truyền hình tỉnh để nhân dân biết và phối hợp thực hiện như: Thông tư
150/2014/TT-BCA ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ
20


thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy…
Trên cơ sở các thủ tục về phòng cháy, chữa cháy đã được quy định, Công
an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành
chính về PCCC, cụ thể như: giảm thời gian giải quyết đối với thủ tục cấp giấy
phép vận chuyển hành nguy hiểm từ 03 ngày xuống còn 01 ngày... Thường
xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời và niêm yết công khai các quy định
có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy theo các văn bản quy phạm
pháp luật mới để Nhân dân theo dõi, thực hiện. Định kỳ 6 tháng, theo dõi, báo
cáo tình hình kiểm soát thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy theo quy
định của Bộ Công an.
Đặc biệt, đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế 01 cửa trong giải quyết các thủ tục
có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy cho Nhân dân; bố trí 01 cán bộ
đủ trình độ, năng lực chuyên trách tiếp nhận, giao trả và hướng dẫn hồ sơ cho
nhân dân. Thực hiện thường xuyên việc bố trí hòm thư góp ý tại 02 trụ sở đơn vị
và công khai số điện thoại đường dây nóng (số điện thoại của đồng chí Trưởng
phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để tiếp nhận các
thông tin phản ánh của Nhân dân về thực hiện thủ tục hành chính cũng như thái
độ phục vụ Nhân dân của CBCS. Qua theo dõi cho thấy hàu hết CBCS luôn nêu

cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, phục vụ Nhân dân vô điều kiện,
không có thái độ, việc làm gây phiền hà, sách nhiễu Nhân dân; tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho Nhân dân khi đến liên hệ công tác.
c) Cải cách tổ chức bộ máy
Trong công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được Bộ Công an giao nhiệm vụ
trực tiếp tham mưu Giám đốc Công an tỉnh tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước
về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh.

21


Hiện nay, tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ gồm Ban Lãnh đạo và 05 đội nghiệp vụ với tổng quân số gần
200 CBCS. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quy chế làm
việc của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện nay
đang thực hiện theo đúng Quyết định số 14047/QĐ-X11 ngày 12/11/2013 của
Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND - Bộ Công an (nay là Tổng cục Chính trị)
và Quyết định số 466/QĐ-CAT-PV11 ngày 31/3/2014 của Giám đốc Công an
tỉnh; trong đó mỗi Đội nghiệp vụ có chức năng tham mưu và tổ chức quản lý
Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy những nội dung, phần việc và địa bàn cụ
thể. Để giải quyết các thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy cho Nhân
dân và doanh nghiệp được kịp thời, thuận lợi, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ đã tổ chức thực hiện cơ chế một cửa bằng cách bố trí
một bộ phận chuyên trách tiếp nhận, hướng dẫn và giao trả hồ sơ cho Nhân dân
trực thuộc Đội Hưỡng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy. Trong giải
quyết thủ tục hành chính cho Nhân dân, hằng ngày các Đội nghiệp vụ đều bố trí
cán bộ phối hợp với bộ phận tiếp nhận hồ sơ để hướng dẫn kịp thời cho Nhân
dân về vướng mắc trong thực hiện công việc.
Trong giai đoạn hiện nay, việc tổ chức bộ máy như trên đảm bảo trong

việc quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh.
d) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCS
Công tác quản lý, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng và chế độ chính sách
đối với CBCS làm việc trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy được Công an tỉnh
tổ chức thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Công an. Trong những năm
qua, với chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ, hằng năm Công an tỉnh nói chung,
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nói riêng được phân
bổ về một số lượng CBCS trẻ, có trình độ năng lực nên trong việc thực hiện các
nhiệm vụ được giao ở giai đoạn này có nhiều tiến bộ, đạt được nhiều thành quả
nhất định. Việc giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,

22


chữa cháy linh hoạt hơn đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và
Nhân dân nhưng vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCS luôn được Giám đốc Công an
tỉnh và Lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
quan tâm, coi trọng. Hằng năm, đơn vị đều tổ chức họp xét, đề nghị đào tạo và
quy hoạch đào tạo theo đúng quy định để nâng cao trình độ cho CBCS đáp ứng
yêu cầu công tác. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, Giám đốc Công an tỉnh và
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã tạo điều kiện cho
64 CBCS tham gia học tập, bồi dưỡng các kiến thức về phòng cháy, chữa cháy
và các lĩnh vực có liên quan để nâng cao kiến thức phục vụ công tác của đơn vị.
Việc bố trí cán bộ được đơn vị thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân
chủ, bố trí công việc phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường của từng
người. Định kỳ thực hiện luân chuyển cán bộ theo đúng quy định nhằm phát huy
những nhân tốt mới, cách làm mới để nâng cao chất lượng công việc. Việc đánh
giá, phân loại cán bộ hằng năm được thực hiện dân chủ, nghiêm túc. Căn cứ vào
quy chế đánh giá, phân loại cán bộ do Bộ Công an, Công an tỉnh thống nhất ban

hành và trên cơ sở kết quả thực hiện các mặt công tác, phẩm chất đạo đức của
mỗi CBCS, tập thể Cấp uỷ, Lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ có nhận xét, đánh giá và phân loại đối với mỗi CBCS; đối với
những đồng chí có sai phạm, đơn vị đều tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm
và xử lý theo quy định của ngành Công an.
Để chủ động trong công tác quản lý CBCS, trên cơ sở các quy định của
Bộ Công an và Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ đã xây dựng và ban hành các quy định về chế độ sinh hoạt, công tác,
hội, họp và quản lý CBCS phù hợp với đặc thù của đơn vị. Phát động và triển
khai thực hiện có hiệu quả việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh; xây dựng
nếp sống văn hóa vì Nhân dân phục vụ gắn với thực hiện các phong trào thi đua
“Vì ANTQ”, phong trào CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy giai đoạn
2013 - 2018 và cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng
23


nếp sống văn hóa vì Nhân dân phục vụ” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của CBCS đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó có công
tác cải cách hành chính.
e) Cải cách tài chính công
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là đơn vị trực
thuộc Công an tỉnh Quảng Bình, vừa là đơn vị chiến đấu tập trung, vừa thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh.
Do đó doanh trại do Công an tỉnh xây dựng, tài sản và các nguồn kinh phí khác
đều do Công an tỉnh cấp phát thông qua Phòng Hậu cần – Kỹ thuật. Thực hiện
Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Phòng
quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích tài sản được giao, sử dụng kinh phí
đúng theo định mức khoán của Công an tỉnh, cán bộ quản lý có sổ sách theo dõi
rõ ràng, rành mạch, thanh quyết toán đảm bảo nguyên tắc được PH41 chấp nhận.
Việc mua sắm tài sản đều có đề xuất, có hoá đơn hợp lệ, sử dụng đúng

mục đích, không lãng phí. Việc kiểm kê và báo cáo định kỳ được Phòng Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ duy trì thực hiện thường xuyên
theo quy định chung.
f) Về hiện đại hóa nền hành chính
Việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào công
tác hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cũng đã được Công an tỉnh
quan tâm thực hiện. Trong đó đã trang bị cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật có sử dụng
công nghệ cao để phục vụ công tác, nhất là công tác chiến đấu. Trong công tác
hành chính về phòng cháy, chữa cháy, tuy đã được sự quan tâm trang bị một số
trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để phục vụ công tác nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của công tác này. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin trong công tác hành chính về phòng cháy, chữa cháy còn nhiều
hạn chế. Với quân số gần 200 CBCS, trong đó có gần 150 CBCS chuyên nghiệp
nhưng chỉ mới được trang bị 06 máy tính, 01 máy photocopy được bố trí tại các
24


đội nghiệp vụ để phục vụ các mặt công tác của đơn vị. Các máy tính này chủ
yếu được sử dụng để đánh máy, in ấn, sao chép các loại văn bản, giấy tờ có liên
quan.
Thêm vào đó, trình độ khoa học công nghệ của CBCS đơn vị còn nhiều
hạn chế nên việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào
trong công tác còn nhiều khó khăn, bất cập.
Là đơn vị vừa làm công tác chiến đấu, vừa làm công tác hành chính nên
quân số thường xuyên có mặt tại đơn vị khá đông nhưng điều kiện sinh hoạt,
công tác của CBCS hiện nay còn quá chật hẹp, diện tích các phòng ở, phòng làm
việc không đảm bảo định mức theo quy định của Bộ Công an.
Tình hình trên đã ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện các mặt công
tác của đơn vị, trong đó có công tác cải cách hành chính tại đơn vị.

2. Đánh giá thực trạng cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy tại Công an tỉnh Quảng Bình
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, các chương trình, kế hoạch
của Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh về thực hiện cải cách hành chính,
trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội, trong những năm qua,
Công an tỉnh Quảng Bình tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thiết thực
góp phần tạo nền hành chính thông thoáng, năng động và tạo điều kiện thuận lợi
nhất có thể cho Nhân dân đến liên hệ công tác, nhất là trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy làm cho Nhân dân tin tưởng hơn vào chế độ xã hội, quan hệ
giữa Nhân dân và lực lượng Công an nhân dân ngày càng gắn bó, thân thiết hơn
góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh.
a) Những ưu điểm
- Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành tương đối đầy đủ hệ thống các văn
bản chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ hành chính, đảm bảo cho bộ
máy hành chính hoạt động thông suốt. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền
25


×