Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
BÀI 19: SÓNG (XUÂN QUỲNH)
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu;
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ.
2. Về kĩ năng
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3. Về thái độ
Thấu hiểu, đồng cảm, trân trọng... trước vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988), thuộc số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ những nhà thơ
trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Phong cách thơ: bất kể là đề tài nào, dù là thơ viết về người lính, viết về cuộc sống đời
thường, về thiếu nhi hay thơ tình yêu thì thơ Xuân Quỳnh luôn thể hiện một tiếng thơ, một trái tim
phụ nữ hồn hậu, chân thành, giàu lòng bao dung, vị tha và đức hi sinh. Mảng đề tài đặc sắc nhất:
thơ tình yêu.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ và vị trí: Sóng là một trong số những bài thơ thành công nhất của Xuân Quỳnh về đề
tài tình yêu, được viết năm 1967 và được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Kết cấu hình tượng: Bài thơ là sự đan cài, hòa quyên, quấn quýt của hai hình tương sóng và
em. Trong đó, em là “cái tôi” trữ tình của nhà thơ, tiếng nói của trái tim phụ nữ hồn hậu, chân
thành, giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh, khao khát yêu thương gắn bó với những cung bậc cảm
xúc đa dạng, phong phú, đắm say trong tình yêu; còn sóng là ẩn dụ của người phụ nữ đang yêu,
hóa thân của em, phân thân của em.
- Bố cục: 9 khổ
+ 4 khổ đầu;
+ 3 khổ tiếp;
+ 2 khổ cuối.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
1
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Bốn khổ đầu
a. Khổ 1
- Hình tượng em ẩn sau, ẩn trong hình tượng sóng.
- Hai câu đầu:
+ Nhịp thơ 2/3.
+ Các tính từ (hầu hết đều là từ láy), có sắc thái ý nghĩa tương phản, đối lập nhau: dữ dội ><
dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ.
+ Liên từ và nối liền giữa các yếu tố ngôn từ tương phản, nhấn mạnh vào sự song hành tồn tại.
Gợi hình ảnh những con sóng trên đại dương khi thì cồn cào, bão tố, trào dâng, lúc lại lặng
lẽ, mơn man ru bờ.
Giống như sóng, tình yêu cũng luôn thất thường, trái tim trong tình yêu của người phụ nữ: vui
buồn, hờn giận, cay đắng, yêu thương, ghét bỏ…; người phụ nữ có khi vừa vui đã lại buồn, vừa
gần gũi nhưng bỗng xa xôi.
- Hai câu sau: Câu thơ có nhiều cách hiểu:
+ Cách hiểu 1: Sông không hiểu nổi sóng nên sóng phải tìm ra tận bể.
+ Cách hiểu 2: Ở sông, sóng không hiểu được mình nên sóng phải tìm ra bể.
Dù hiểu theo cách nào thì ta cũng thấy được nét thống nhất: sông là không gian chật hẹp, tù
đọng, bể là không gian rộng lớn, mênh mông, phóng khoáng, sóng luôn khước từ không gian chật
hẹp và chủ động vận động để tìm đến không gian lớn lao, khoáng đạt, vô cùng vô tận. Ở đó (bể),
sóng được khám phá chính mình, được là chính mình.
Hình ảnh sóng trong hai câu thơ này gợi lên niềm khát khao hạnh phúc lớn lao, phóng
khoáng và khát vọng được là chính mình khi yêu của em.
b. Khổ 2
- Em vẫn hiện lên phía sau sóng.
- Hai câu đầu:
+ Thán từ ôi thể hiện xúc cảm trào dâng đầy bất ngờ, ngỡ ngàng khi phát hiện ra điều thú vị.
+ Những từ ngữ chỉ thời gian ngày xưa (quá khứ), ngày sau (tương lai) cùng hư từ vẫn mang
đến ý niệm về sự vĩnh hằng, bất biến.
- Hai câu sau:
+ Khi đứng trước biển, người phụ nữ đang yêu đã có liên tưởng: mặt biển như lồng ngực của
trời đất và sóng giống như nhịp đập trong trái tim rạo rực yêu đương của biển.
+ Giống như những con sóng cứ mãi dào dạt, mãi cồn cào, mãnh liệt trong lòng biển thì những
khát vọng tình yêu mãnh liệt trong trái tim con người cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại.
Đến đây, người đọc hiểu vì sao em đã thốt lên tiếng “ôi” đầy xúc cảm bên trên.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
2
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
c. Khổ 3, 4
- Em đối diện với sóng.
- Trước biển rộng vô lớn, huyền diệu, em nghĩ về:
+ anh, em – tình yêu
+ biển lớn
Những điều lớn lao, kì diệu, bí ẩn.
- Điệp ngữ em nghĩ thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm, đầy trăn trở con người lí trí.
- Hàng loạt câu hỏi xuất hiện:
+ Từ nơi nào sóng lên? hỏi sóng
+ Gió bắt đầu từ đâu?
hỏi gió
+ Khi nào ta yêu nhau? hỏi tình yêu
Có lời đáp: Sóng bắt đầu từ gió.
Không có lời đáp (Em cũng không biết nữa).
Không có lời đáp (Em cũng không biết nữa).
Trong vũ trụ, có những điều có thể lí giải, có những điều không thể lí giải. Giống như gió,
tình yêu không thể lí giải. Cả gió và tình yêu đều vô hình, bí ẩn, không có qui luật. (Liên hệ Bài
thơ số 28 của Ta-gor.; Xuân Diệu: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu.)
Bất cứ trái tim yêu nào cũng luôn khao khát được khám phá, lí giải về sự bí ẩn, kì diệu của tình
yêu. Song, tình yêu là trạng thái tâm lí không dễ dùng lí trí để cắt nghĩa bằng những lí lẽ, những
qui luật thông thường.
Soi mình vào sóng, gió, em đã phát hiện ra: tình yêu đích thực luôn luôn bất ngờ, không thể cắt
nghĩa. Nó mạnh hơn mọi thứ lí trí, lí lẽ, mọi qui luật trên đời.
Bốn khổ thơ đầu đã thể hiện đậm nét những cung bậc cảm xúc trong trái tim người phụ nữ
khi yêu đồng thời thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt và nhận thức của em về tình yêu.
2. Ba khổ thơ giữa
a. Khổ 5
- Sóng và em đồng hiện.
- Gồm 6 câu, dôi 2 câu so với các khổ thơ khác trong bài, thể hiện cảm xúc (nỗi nhớ) trào dâng
mãnh liệt trong lòng nhân vật trữ tình. Phải kéo dài lời thơ mới nói cho đủ, cho đầy nỗi nhớ trong
trái tim em.
- Những từ ngữ ngày đêm, dưới lòng sâu, trên mặt nước, trong mơ còn thức đặt nỗi nhớ vào
mọi chiều kích không gian, thời gian, mang đến cảm nhận về nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, thường
trực, chiếm mọi tầng sâu, bề rộng và cả trong tiềm thức (thức trong mơ như để trông giữ tình yêu
thấp thỏm, âu lo).
Moon.vn - Học để khẳng định mình
3
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
- Liên hệ nỗi nhớ trong thơ ca xưa nay:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than
(Ca dao)
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai
(Ca dao)
Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời chóng sáng ra đường gặp anh
(Ca dao)
Khăn thương nhớ ai…
(Ca dao)
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi.
(Xuân Diệu)
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi hóa dại khờ
(Hàn Mặc Tử)
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Nguyễn Đình Thi)
Anh nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
(Chế Lan Viên)
Điểm khác biệt: Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh có phần cồn cào, mãnh liệt hơn (trong mơ
còn thức).
b. Khổ 6
- Hình tượng sóng khuất lấp, hình tượng em hiển hiện.
- Hai câu đầu:
+ Điệp cú pháp: Dẫu ... xuôi/ ngược về phương...
+ Bắc và Nam gợi đến những danh từ chỉ hướng trong không gian, hai miền không gian xa xôi,
cách trở gợi những cách trở, xa xôi trong cuộc đời, trong tình yêu:
+ Hai động từ ngược hướng xuôi – ngược gợi đến những khó khăn, trắc trở, vất vả, gian nan
trong cuộc đời (ngược bắc xuôi nam, lên bờ xuống ruộng).
Moon.vn - Học để khẳng định mình
4
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
+ Người Việt thường tư duy ngược bắc xuôi nam, Xuân Quỳnh lại viết xuôi Bắc ngược Nam
khắc sâu vào sự cách trở.
+ Điệp từ dẫu đặt ở vị trí đầu mỗi câu thơ thể hiện sự bất chấp, nỗ lực vượt lên trên mọi xa
xôi, cách trở, gợi cảm nhận về bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ, đưa tình yêu vượt qua mọi thử thách
của người phụ nữ khi yêu.
- Hai câu sau:
+ Từ chỉ hướng đặc biệt: phương anh. Vũ trụ có bốn phương Nam - Bắc - Đông – Tây nhưng
trái tim người phụ nữ chỉ hướng đến phương duy nhất – phương anh. Tình yêu thủy chung, bền chặt.
+ Từ nhớ (khổ 5) nghĩ (khổ 6): Tình yêu của người phụ nữ có sự vận động, phát triển thật
kì diệu, thật đẹp. từ nhớ, xúc cảm mơ hồ, chập chờn, thảng hoặc, cảm tính tự nhiên đến nghĩ, đầy
ám ảnh, thường trực, sâu sắc, đầy chiêm nghiệm, suy tư.
c. Khổ 7
- Kiểm chứng cho khổ 6 về sự thủy chung và nối tiếp khổ 5 về nỗi nhớ; thể hiện mãnh liệt
niềm tin vào đích đến tốt đẹp của tình yêu (từ con sóng nhớ bờ con sóng tới bờ).
- Cấu trúc đảo Con nào chẳng tới bờ - Dù muôn vời cách trở thể hiện niềm tin mãnh liệt vào
kết thúc có hậu của tình yêu. Niềm tin này thực đáng trân trọng, nhất là khi nó lại nảy nở trong trái
tim người phụ nữ từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu.
Ba khổ thơ thể hiện những xúc cảm diệu kì của trái tim và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi
yêu: nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt, niềm tin mãnh liệt vào đích đến cuối cùng của tình yêu.
3. Hai khổ cuối
- Khổ 8: Hoán dụ:
+ cuộc đời – năm tháng chỉ thời gian đời người hữu hạn và thời gian vũ trụ vô cùng vô tận,
vô thủy vô chung. Cuộc đời có thể dài bao nhiêu nhưng năm tháng vẫn cứ trôi qua cuộc đời.
+ biển – mây chỉ không gian mênh mông của trời đất và cái nhỏ nhoi, phù du. Biển tuy rộng
nhưng những đám mây sẽ bay qua biển cả, bay từ không gian này đến không gian khác trong vũ
trụ vô cùng vô tận.
Nỗi ám ảnh về sự hữu hạn của cuộc đời và sự mong manh, nhỏ bé của kiếp người. (Liên hệ
với nỗi ám ảnh thời gian của Xuân Diệu trong Vội vàng.)
- Khổ 9:
+ Cấu trúc nghi vấn cầu khiến khiến lời thơ mang âm điệu trăn trở, da diết, mãnh liệt, đồng
thời thể hiện ước muốn chân thành.
+ Động từ tan ra: hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết mình,
dâng hiến hết mình cho tình yêu.
+ Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, Xuân Quỳnh dường như đã chiến thắng được
cái hữu hạn của cả thời gian (ngàn năm – vĩnh hằng) và không gian (biển lớn – vô cùng). Tình
yêu được vĩnh hằng cùng vô biên năm tháng.
Giải pháp bất tử hóa tình yêu thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, bao dung
vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước
cái ngắn ngủi của tình yêu.
Hai khổ thơ cuối đã thể hiện nỗi ám ảnh của nhân vật trữ tình về sự nhỏ bé, hữu hạn của
kiếp người và giải pháp bất tử hóa cuộc đời trong tình yêu vĩnh cửu.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
5
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Phép chuyển nghĩa tu từ với những ẩn dụ (từ sóng ra tình yêu), hoán dụ (về thời gian, năm
tháng, cuộc đời), nhân hóa (con sóng nhớ bờ), so sánh.
- Âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng của những con sóng: sử dụng phép điệp (điệp từ, điệp cấu
trúc), những hình tượng ngôn từ sóng đôi nhau (con sóng dưới lòng sâu … mặt nước, cuộc đời tuy
…đi xa…), sự đắp đổi các thanh bằng – trắc cuối mỗi vế, mỗi câu. Không chỉ là sóng biển mà còn
là sóng lòng lúc mạnh mẽ, cồn cào, bão tố lúc nhẹ nhàng, êm ả.
2. Nội dung
Thông qua hình tượng sóng, nhà thơ đã làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong
tình yêu: vừa mang tính truyền thống (thủy chung, nhớ nhung, yêu thương gắn bó, hi sinh) lại vừa
mang tính hiện đại (táo bạo, mạnh mẽ, mãnh liệt, bản lĩnh kiên cường).
Giáo viên:Vũ Dung
Nguồn: Moon.vn
Moon.vn - Học để khẳng định mình
6
Hotline: 0432 99 98 98