Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

sản xuất quảng cáo trên truyền hình ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 28 trang )

A. MỞ ĐẦU
Quảng cáo ra đời từ lâu là công cụ truyền tải giữa doanh nghiệp đến công
chúng. Và hiện nay quảng cáo đã trở thành ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận
khổng lồ.
Quảng cáo thường được sử dụng như một phương cách để giới thiệu sản
phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Tùy khả năng và ngân sách cho từng
nhãn hàng mà các doanh nghiệp phải cân đo đong đếm phân bổ và lựa chọn các
phương tiện trên các kênh quảng cáo sao cho hiệu quả nhất trong khả năng cho
phép của ngân sách.
Quảng cáo thông báo tới người mua về giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ
nào đó trên thị trường và khuyến khích họ mua chúng. Mục tiêu chính của quảng
cáo là:
- Làm gia tăng lượng sử dụng một sản phẩm nào đó, từ đó sẽ nhận được
nhiều đơn đặt hàng hơn.
- Tạo ra nguồn khách hàng mới và gia tăng ảnh hưởng của thương hiệu.
- Nhận được sự phản hồi của khách hàng về một sản phẩm nào đó.
- Giới thiệu về một sản phẩm mới hay một sản phẩm thay thế cho những sản
phẩm cũ.
Theo hiệp hội tiếp thị Hoa kỳ thì Quảng cáo là bất kỳ hình thức quảng bá ý
tưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ phi cá nhân nào phải trả tiền bởi một nhà tài trợ xác
định
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ con người tiếp cận với rất nhiều
phương tiện thông tin đại chúng.
Quảng cáo là tên gọi của một quá trình xúc tiến thương mại các sản phẩm và
dịch vụ nhằm gia tăng lợi nhuận.
Quảng cáo là thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm hay sử dụng một
dịch vụ nào đó. Quảng cáo nhằm lôi kéo khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch
vụ. Khi đó là sản phẩm, dịch vụ mới thì quảng cáo sẽ giúp giới thiệu các tính
năng công dụng của sản phẩm, dịch vụ. giới thiệu địa chỉ nơi có thể mua được
sản phẩm và có thể là cả giá sản phẩm, dịch vụ nữa.
Khi mà sản phẩm, dịch vụ đã có chỗ đứng thì các doanh nghiệp quảng cáo


nhằm duy trì sự trung thành của khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới có nhu
cầu sử dụng hoặc chuyển từ nhãn hàng, thương hiệu khác sang sử dụng của mình.

1


Quảng cáo hiện nay sử ụng tất cả hình ảnh , ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc để
thu hút khách hàng.
Hiện nay thì có các hình thức quảng cáo như:
Quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo phát thanh
Quảng cáo báo in, tạp chí
Quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo báo mạng, Internet
Và rất nhiều hình thức quảng cáo khác không qua các kênh truyền thông
Hiện nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng công nghệ số các thì
quảng cáo trên truyền hình có chỗ đứng rõ nhất và chính quảng cáo là doanh thu
chủ yếu của các nhà đài.
Do nhu cầu của công chúng đã thay đổi họ khắt khe hơn với các quảng cáo
truyền hình. Làm thế nào để công chúng xem, thích thú, nhớ quảng cáo của mình.
Các nhà quảng cáo đã phải dần thay đổi, làm ra những TVC quảng cáo mang
tính nghệ thuật, giải trí cao. Quá trình tạo ra một TVC quảng cáo là một quy trình
với nhiều công đoạn và do nhiều cơ quan phối hợp cùng sản xuất.
Và để cho ra đời một TVC quảng cáo hiệu quả thì sự kết hợp các công đoạn
trong quy trình sản xuất phải thật chặt chẽ và ăn ý.

2


B. NỘI DUNG

I. Tìm hiểu quảng cáo truyền hình
1. Quảng cáo trên truyền hình và chức năng
Truyền hình dù ra đời đã lâu nhưng nó vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng của
mình. Truyền hình là kênh quảng cáo vô cùng hữu ích, dù giá cho mỗi lần quảng
cáo trên truyền hình không phải là nhỏ nhưng các doanh nghiệp luôn phải cạnh
tranh, đấu giá, xếp hàng đặt chỗ quảng cáo nhất là quảng cáo vào những khung giờ
mà mọi người vẫn gọi là giờ vàng.
Dù nó có thế mạnh có cả hình ảnh, âm thanh, màu sắc… nhưng hiện nay thì
người xem truyền hình đã khắt khe hơn. Trước đây chưa phát triển truyền hình kỹ
thuật số mà chỉ có vài kênh TW thì khán giả họ bắt buộc phải xem những kênh này.
Giờ đây khi kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ thì thói quen xem truyền hình của người
dân cũng đã thay đổi. Các kênh truyền hình phát nhiều quảng cáo hơn. Làm cho
người xem cảm thấy khó chịu.
Quảng cáo trên truyền hình dưới dạng các đoạn phim quảng cáo (TVC) xen
giữa các chương trình của nhà đài.
Phim quảng cáo thương mại trên truyền hình có thời lượng phổ biến từ 15 –
45 giây. Hiện nay thì còn nhiều TVC quảng cáo có thể ngắn hoặc dài hơn, tùy theo
nhà làm quảng cáo.
Đây là hình thức quảng cáo phổ biến nhất bởi vì tính lưu động, phủ rộng.
Quảng cáo trên truyền hình giữ vai trò then chốt trong các hình thức quảng
cáo.
Quảng cáo trên truyền hình truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ đến đông
đảo khán giả.
Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức quảng cáo hiện đại, trong thời
đại của nền kinh tế thị trường thì truyền hình là một thứ không thể thiếu được ở tất
cả mọi nhà mọi quốc gia lãnh thổ, chính vì vậy mà hình thức quảng cáo truyền hình
có thể bao quát được nhiều nhất , chia sẻ được nhiều thông tin nhất, làm cho con
người ở bất cứ nơi đâu cũng có thể theo dõi được.
Như tất cả mọi hình thức quảng cáo khác báo chí khác, quảng cáo truyền
hình có bốn chức năng


3


a. Chức năng kinh tế
Quảng cáo truyền hình thông tin tới người xem về sự ra đời hoặc sự có mặt
của một mặt hàng, sản phẩm dịch vụ. Thôi thúc sự tiêu thụ của khách hàng vốn
chuộng những sản phẩm mới. Nó khai thác những nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu
dùng, lập lại thế quân bình giữa cung và cầu cũng như góp phần vào việc phân phối
lợi tức trong xã hội.
Đó chính là việc mà các doanh nghiệp tiến hành hạ giá sản phẩm của mình
nhưng vẫn thu được lợi nhuận và khách hàng thì lại mua được sản phẩm với giá rẻ.
Như vậy có thể thấy quảng cáo giúp thúc đẩy luôn chuyển tiêu thụ hàng hóa
kích thích cung cầu tạo sự cần bằng giữa cán cân cung cầu.
Nhược điểm của nó là thúc đẩy người ta ăn tiêu hoang phí, lôi cuốn con
người bắt chước nhau tiêu thụ theo thời trang, khơi gợi những lối tiêu thụ kiểu bốc
đồng, nghĩa là mua mà không nghĩ trước nghĩ sau. Nó thường bị xem như là một
công cụ của chế độ tư bản chỉ để tạo ra hố thẳm giữa kẻ giàu và người nghèo.
b. Chức năng thương mại
Quảng cáo truyền hình thông tin tới xã hội vai trò, cách thức hoạt động của
doanh nghiệp. Quảng cáo cũng đốc thúc xí nghiệp góp phần vào việc phục vụ khách
hàng và xây dựng xã hội. Nó khuyến khích xí nghiệp không ngừng cải tiến hoạt
động của mình. Nó tạo danh tiếng cho thương hiệu và nâng cao tinh thần của nhân
viên Tạo dựng lòng tin giữa khách hàng với doanh nghiệp
Điểm yếu của quảng cáo trong phạm vi này là nó gây ra khoảng cách giữa
các xí nghiệp, làm chi phí quảng cáo tăng vọt. Do đó mà giá thành sản phẩm cũng
có thể sẽ bị đưa lên cao hơn Có khi nó còn làm hình ảnh xí nghiệp tệ hại đi vì
những lời quảng cáo bôi bác lẫn nhau. Tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ
c. Chức năng xã hội
Quảng cáo nói chung và quảng cáo truyền hình nói riêng giáo dục người tiêu

dùng, người xem quảng cáo ví dụ như những quảng cáo tuyên truyền sẽ giúp cho
người xem nhận thức rõ hơn. Quảng cáo truyền hình mở rộng tri thức, nâng cao
mức độ suy nghĩ, phán đoán của người tiêu thụ, dạy người ta về cách dùng các mặt
hàng và giúp người ta quyết định mua món hàng nào. Nó là nội dung mà truyền
thông đại chúng muốn truyền tải, vừa là lý do để người tiêu thụ bắt đầu biết quan
tâm tới món hàng mình tiêu dùng. Nó khiến cho người ta đòi hỏi những mặt hàng ra

4


đời phải đúng theo qui trình và yêu cầu của xã hội. Nó giúp người ta tiết kiệm được
thời giờ tìm hiểu vì giúp họ biết ngay ưu điểm của một mặt hàng.
Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng quảng cáo chỉ đưa ra những tin tức hời
hợt phóng đại hơn là sự thực. Đa số các quảng cáo chỉ giới thiệu những chức năng,
công dụng tốt có khi còn phón đại gây sự hiểu nhầm. Ví dụ như nhiều người nghe
quảng cáo 1 sản phẩm chức năng có nhiều công dụng nên nghĩ rằng đây là thuốc
chữa được mọi bệnh tật. Cổ vũ con người đến lối sống thực dụng, hưởng thụ lười
lao động
d. Chức năng văn hóa
Quảng cáo truyền hình truyền tải các nếp sống mới. Định hướng những
hướng đi cho xã hội. Nó là đề tài nói chuyện bất tận của quần chúng và nhờ nó,
những hoạt động văn hóa, xã hội có phương tiện vật chất để thực hiện.
Qua quảng cáo các yếu tố văn hóa được thể hiện rõ nét, giúp truyền tải
những hình ảnh văn hóa tốt đẹp. Khơi gợi trong thế hệ trẻ những yếu tố truyền
thống cần giữ gìn và phát triển.
Các quảng cáo mang tính văn hóa cao ở Việt Nam như quảng cáo Nâng niu
bàn chân Việt của Bitis. Một quảng cáo chứa đựng những yếu tố lịch sử dân tộc
Việt Nam, những yếu tố văn hóa thuần Việt. Quảng cáo Omo Tết mang những hình
ảnh tết dân tộc Việt Nam với hoa Đào, hoa Mai, Bánh chưng… và yếu tố giáo dục
trẻ nhỏ giữ gìn giá trị truyền thống. Hay như quảng cáo bé chúc tết của Knor cũng

vậy những nét văn hóa truyền thống và sự giáo dục thế hệ trẻ lồng trong đó tạo nên
quảng cáo mang giá trị văn hóa và nhân văn sâu sắc.
Bên cạnh những quảng cáo mang tính truyền tải văn hóa nhân văn như vậy
cũng không ít quảng cáo sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm làm cho công chúng
xem quảng cáo bức xúc và không chấp nhận được trong văn hóa Việt. Ví dụ như
quảng cáo Rechoice của Mai Phương Thúy yếu tố văn hóa dân tộc đã không được
tôn trọng ở đây. Đó chính là yếu tố cốt lõi mang tính đạo đức của người dưới với
người trên…
Quảng cáo nhiều khi còn làm hư trẻ nhỏ như quảng cáo của kem đánh răng
P/S đó là sự nuông chiều quá mức làm trẻ không xem trọng người hơn tuổi, không
kính trên nhường dưới. Nhiều quảng cáo mang tính bạo lực làm cho trẻ học theo
Nhiều quảng cáo xét về phương diện thương mại là rất tốt nhưng về văn hóa
lại quả thực cần có sự xem xét kỹ hơn.

5


TVC quảng cáo cần mang tính nghệ thuật cao đừng nên quá chạy theo thị
trường, thương mại mà coi thường những chức năng cốt lõi này.
Một khi quảng cáo không phù hợp với văn hóa thì trước sau gì cũng bị công
chúng tẩy chay và lên án, tệ hơn đó là tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp, làm
doanh nghiệp tổn thất không chỉ tiền của mà còn là danh tiếng
Dù sao đi nữa quảng cáo truyền hình vẫn phải làm tốt các chức năng của
mình. Dù có nhiều chức năng chưa thực sự được làm tốt. Nhưng cho dến nay, số
liệu thống kê vẫn cho ta thấy quảng cáo truyền hình giữ vai trò then chốt trong các
hình thức quảng cáo. Và được các doanh nghiệp tin tưởng sử dụng bởi những tính
năng truyền tải của nó, và các khan giả thì thường tin quảng cáo trên truyền hình
hơn các quảng cáo trên các kênh khác.
2. Quảng cáo truyền hình ưu và nhược điểm
a. Ưu điểm

Các ưu thế của truyền hình chính là sự tích hợp giữa hình ảnh, âm thanh>thuyết phục tin cậy cao. tính phổ cập và quảng bá->tác động dư luận mạnh mẽ
Trực quan, sinh động, nhiều người chú ý, gây hiệu quả mạnh, đến được
nhiều đối tượng.
Quảng cáo truyền hình là có rất nhiều ưu điểm , đó là phim truyền hình sẽ có
tác dụng tới người xem cả về thính giác lẫn thị giác từ đó làm cho người xem cảm
thấy dễ hiểu hơn. Đối với những phim quảng cáo hay và có diễn viên nổi tiếng ,
hoặc những phim quảng cáo là phim hoạt hình thì sẽ kích thích được khán giả xem
một cách hứng thú hơn.
Quảng cáo trên truyền hình thể hiện một trình độ cao hơn, tầm nhận thức cao
hơn, đòi hỏi kỹ năng,hiểu biết của người làm quảng phim cáo cũng như người cậy
quảng cáo phải có trình độ nhất định.
Quảng cáo trên truyền hình thời gian tuy ngắn nhưng nó diễn tả được rất
nhiều ý tưởng của nhà kinh doanh, những ý tưởng để thuyết phục khách hàng làm
cho khách hàng quan tâm và hứng thú với sản phẩm của mình.
Truyền hình là kênh quảng cáo hiệu quả nhất trong tất cả các kênh truyền
thông vì nó là kênh duy nhất truyền tải được đến khách hàng những thông tin về sản
phẩm, dịch vụ thông qua sự kết hợp của cả hình ảnh sống động, sắc nét và âm
thanh của âm nhạc, giọng nói, ngôn ngữ, màu sắc… đưa đến cho người xem những
cảm nhận toàn diện được nhìn thấy được nghe thấy và được hướng dẫn. Truyền

6


hình có độ phủ sóng rộng khắp, số lượng người xem truyền hình cũng vào dạng lớn
nhất.
Bên cạnh đó những thông tin của truyền hình đưa thì hầu như công chúng
đều tiếp nhận và xem như đã được kiểm chứng, đáng tin hơn các quảng cáo ở kênh
truyền thông khác.
Do vậy mà thông điệp quảng cáo cho sản phẩm sẽ được tiếp cận đến nhiều
đối tượng công chúng và mang lại hiệu quả cao hơn.

Việc lựa chọn phát quảng cáo theo các khung giờ, các chương trình riêng
biệt sẽ giúp các nhà quảng cáo lựa chọn được khung giờ nào, chương trình nào mà
lượng khách hàng mục tiêu của mình xem nhiều nhất. Khi đó thì thông điệp cũng
như quảng cáo của họ sẽ tiếp cận được hiệu quả.
Ví dụ như quảng cáo sản phẩm dịch vụ cho giới trẻ thì sẽ chọn các kênh,
chương trình mà giới trẻ thích xem, hay quảng cáo chon nam giới thì sẽ chọn khung
giờ và khung chương trình mà có tỉ lệ nam giới xem cao nhất, như các chương trình
thể thao… còn với chị em phụ nữ nội trợ thì sẽ chiếu quảng cáo vào khung giờ và
chương trình có tỉ lệ xem ca nhất là phụ nữ.
Để mang lại hiệu quả tránh quảng cáo sai khung giờ sai đối tượng thì nhà
quảng cáo cần có sự tìm hiểu nghiên cứu kỹ thói quen sử dụng truyền thông của
khách hàng mục tiêu.
Việc cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉ cạnh trong kinh doanh mà
còn cạnh tranh cả trong quảng cáo, hơn thế nữa để có vị trí quảng cáo khung giờ,
chương trình mà quảng cáo mình phù hợp để quảng cáo. Các doanh nghiệp cũng
phải tham gia đấu giá, và dành những chi phí không nhỏ để TVC của mình được lên
sóng.
b. Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm nhưn vậy nhưng quảng cáo trên truyền hình có rất
nhiều nhược điểm. Đó là chi phí bỏ ra rất lớn nếu doanh nghiệp không đủ tiềm lực
tài chính thì không thể quảng cáo được bằng hình thức quảng cáo trên truyền hình.
Chi phí quảng cáo trên truyền hình đắt hơn nhiều lần so với các quảng cáo trên các
kênh truyền thông khác. Một lần lên sóng trên kênh VTV vào khung giờ vàng giá
mỗi lần quảng cáo TVC 30s có thể lên tới con số 60-70 triệu đồng. Đây là con số
không hề nhỏ.

7


Phải chiếu quảng cáo vào thời gian cụ thể lúc mọi người thư giãn, hay đang

xem nhưng khán giả thường chuyển kênh ngay khi nhìn thấy quảng cáo, nên nếu
khán giả rảnh rỗi và đang ngồi trước mành hình, tay nhăm nhe chiếc điều khiển thì
họ chuyển kênh rất nhanh.
Không như báo in, báo mạng thì quảng cáo truyền hình không lưu trữ được
trừ khi được chia sẻ trên Internet.
Với chi phí quá cao, đòi hỏi phim quảng cáo phải ngắn để tiết kiệm chi phí,
và có thể phát đi phát lại nhiều lần để thông điệp quảng cáo đi vào trí nhớ của người
tiêu dùng. Với các đoạn phim quảng cáo quá ngắn như thế, chắc chắn thông tin về
sản phẩm không thể được chuyển tải một cách đầy đủ đến người tiêu dùng, và
doanh nghiệp buộc phải lựa chọn một vài thông tin nổi bật nhất của sản phẩm, đi
kèm cùng thông điệp của sản phẩm để đưa vào phim quảng cáo. Ngoài ra, với thời
lượng trung bình 30 giây thì các phim quảng cáo phải thật đặc sắc và khác biệt thì
mới có thể khiến người tiêu dùng nhớ đến trong một rừng các phim quảng cáo khác
cũng được chiếu trên TV vào cùng thời khoảng thời gian.
Hiện nay, quảng cáo trên truyền hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng để
quảng cáo, trình độ nhận thức của con người ngày càng tăng cao, dù ở nhiều nơi xa
xôi , xa trung tâm nhưng bằng phương thức quảng cáo truyền hình thì thông tin đến
với họ sẽ là nhanh nhất .Có thể chi phí của quảng cáo truyền hình rất cao nhưng
không phải vì thế mà các doanh nghiệp không có tiền chi trả , nhiều doanh nghiệp
với tiềm lực kinh tế mạnh họ muốn chiếm lĩnh thị trường , muốn bao quát toàn bộ
thị trường và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh.
II. Phim quảng cáo
Phim quảng cáo viết tắt là TVad hay TVC là một dạng phim hay tiết mục
được dàn dựng sản xuất lưu hành trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác
nhau và phải trả phí bởi những doanh nghiệp tổ chức muốn quảng bá một thông
điệp nào đó thường là để quảng cáo hay khuyến mại một món hàng hoặc cổ dộng
phổ biến điều gì đó.
Nguyên thủy thì phim quảng cáo được chiếu trên truyền hình, nhưng sau
này do sự phát triển của công nghệ số thì đã phát triển thành phim quảng cáo trực
tuyến trên các phương tiện truyền thông đa phương tiện khác như các trang web tư

nhân, thương mại dịch vụ ( youtube, yahoo...) trên hệ thống mạng Internet. Hoặc là
trong các rạp chiếu phim trước, sau hoặc đôi khi giữa thời gian chiếu phim.

8


Trong siêu thị, nơi công cộng như là thang máy, các tòa nhà.
Thu nhập từ quảng cáo là một phần quan trọng trong nguồn ngân sách của
truyền hình. Hiện nay thời đại của bùng nổ thông tin quảng cáo đã phổ biến trên
mạng .
Các loại hình phim quảng cáo bao gồm những quảng cáo ngắn, có độ dài từ
vài giây đến nhiều phút như các quảng cáo giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp hay
tuyên truyền thì sẽ dài hơn.
Các hình thức được sử dụng phong phú từ Hoạt hình, phim video, phim
nhựa, Flash.
Việc để sản xuất ra một phim quảng cáo ngắn đơn giản hay thậ ấn tượng với
hình ảnh, màu sắc, thông điệp sao cho độc đáo, dễ nhớ sẽ tốn kém khá nhiều tiền.
Nhưng hiệu quả nó mang lại thì rất tốt và hầu như là phim quảng cáo là sự
lựa chọn mang tính ưu tiên của các nhà doanh nghiệp muốn quảng cáo của mình
thật ấn tượng và đến được đông đảo quần chúng.
Phim quảng cáo thường mang tính độc đáo về ý tưởng, sống động trong diễn
xuất, hình ảnh, hoành tráng về kinh phí thực hiện và mua giờ phát sóng. Các phim
quảng cáo hiện nay đang được xây dựng theo hình thức mang tính nghệ thuật cao.
Bởi khán giả ngày càng khắt khe hơn với loại hình này.
Phổ biến nhất hiện nay là các phim quảng cáo có độ dài 30 giây.
Khoảng thời gian quá ngắn khi so với một bộ phim nhưng thực chất thì phim
quảng cáo cũng chính là phim ngắn hay nói đúng hơn thì nó là một hình thức đặc
biệt của điện ảnh.
Thời gian gần đây, những người làm phim quảng cáo Việt Nam đã dần dần
đi theo xu hướng này bởi quảng cáo của mình làm có ấn tượng có thu hút có hay thì

khán giả mới xem.
Vì vậy, clip quảng cáo ấn tượng xuất hiện trên truyền hình ngày càng nhiều
hơn. Ví dụ, clip quảng cáo sữa Izzi với những hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc rực rỡ,
giai điệu rộn ràng rất hợp tâm lý trẻ thơ đã nhanh chóng gây được ấn tượng mạnh
mẽ với công chúng. Và sử dụng bài hát hay ngộ nghĩnh được mọi người xem dễ
dàng thuộc. hay như các quảng cáo sữa của Vinamilk cũng như vậyu những quảng
cáo với kỹ xảo, hiệu ứng hay hình ảnh ngộ nghĩnh làm cho người xem không chỉ trẻ
nhỏ mà người lớn cũng thích thú,.

9


Ngoài ra các phim quảng cáo còn được thực hiện như một bộ phim hành
động với những cảnh mạo hiểm không kém, tạo sự thu hút như quảng cáo dầu gội
Xmen
Chính những quảng cáo như vậy sẽ thu hút được công chúng. Sự sang tạo
những thước phim quảng cáo ấn tượng đã phần nào khắc họa trong tâm trí người
xem hình ảnh thương hiệu. khi nhắc đến đàn bò nhảy múa thì ai cũng nói là quảng
cáo của sữa Vinamilk, đến giai điệu bài hát ngộ nghĩnh thì là izzi
Khác biệt, cuốn hút, đề cao sức sáng tạo, các clip quảng cáo xứng đáng được
coi là một tác phẩm nghệ thuật. Chính vì vậy mà có rất nhiều giải thưởng uy tín cho
lĩnh vực này, chẳng khác gì việc vinh danh một bộ phim.
1. Mục đích của phim quảng cáo
- Thúc đẩy trực tiếp hành động mua sản phẩm của người tiêu dùng: TVC
nhằm thúc đẩy khán giả đi đến hành động mua sắm sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình và hành động này xảy ra càng sớm càng tốt.
- Khuyến khích khán giả tìm hiểu về thông tin của sản phẩm: Dạng TVC
này nhằm giới thiệu cho khán giả biết thêm thông tin, giới thiệu về sản phẩm trước
khi khuyến khích họ đi đến quyết định mua sắm.
- Tạo mối liên kết giữa sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng của khán giả: Mục

đích của TVC dạng này là xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng mối quan hệ giữa
sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng của họ. Điều quan trọng nhất của TVC này là làm
cho sản phẩm được người tiêu dùng biết đến và chấp nhận.
- Nhắc người tiêu dùng nhớ lại sản phẩm và thúc đẩy họ mua sản phẩm trở
lại: Dạng TVC này còn được gọi là “TVC nhắc lại”. Thông thường, khi TVC về sản
phẩm đã phát trước đó và có tác động đến người tiêu dùng. “TVC nhắc lại” nhằm
mục đích tiết kiệm chi phí, thúc đẩy họ tiếp tục mua sản phẩm hoặc khi một sản
phẩm mới của thương hiệu đó ra đời.
- Thay đổi thái độ của người tiêu dùng: TVC này thường dùng để củng cố,
thay đổi quan niệm về sản phẩm. Đặc biệt khi sản phẩm đang có m
- Củng cố thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm: Mục tiêu của TVC
này là củng cố thái độ hiện tại của người tiêu dùng về sản phẩm và làm cho người
tiêu dùng luôn nhớ đến tên tuổi của nhãn hiệu và gắn bó với sản phẩm.

10


2. Quy trình làm phim quảng cáo
Thành phần làm TVC quảng cáo và quá trình thực hiện
Khách hàng: Là các công ty, doanh nghiệp thuê công ty quảng cáo làm
quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của họ. họ là người chi trả chi phí cho quá trình
thực hiện TVC quảng cáo
Công ty quảng cáo:
Là đơn vị thực hiện lên ý tưởng quảng cáo, tư vấn chiến lược quảng cáo cho
các công ty, doanh nghiệp muốn quảng cáo.
Những người trực tiếp làm TVC quảng cáo là các thành viên của đội sáng
tạo.
Đơn vị này do giám đốc sáng tạo đứng đầu cùng với giám đốc nghệ thuật.
Đảm nhiệm quá trình chỉ dẫn lên ý tưởng, lên kịch bản văn học, vẽ kịch bản
Storyboard.

Copywriter: người viết kịch bản văn học lên ý tưởng lời thoại cho TVC
Giám đốc nghệ thuật chỉ đạo nghệ thuật, màu sắc, chỉnh sửa hình ảnh, dựng
cảnh.
Giám sát sản xuất : bao quát toàn bộ quá trình quay phim và những vấn đề tài
chính liên quan trong công việc quay phim. Làm việc với đạo diễn và những thành
viên chủ chốt trong nhóm thực hiện phim, bảo đảm công việc diễn ra trôi chảy,
đúng tiến độ và trong ngân sách cho phép.
Sau khi kịch bản hình ảnh được khách hàng thông qua, công ty quảng cáo sẽ
tiếp tục làm việc với một công ty chuyên về quay phim quảng cáo để thực hiện qui
trình sản xuất, hiện thức hóa kịch bản nếu như công ty không làm.
Công ty sản xuất phim quảng cáo : Chuyên quay phim quảng cáo theo
đúng kịch bản hình ảnh do đội sáng tạo của công ty quảng cáo thực hiện
Quản lý sản xuất : bao quát toàn bộ quá trình làm phim và những vấn đề tài
chính liên quan trong công việc quay phim. Làm việc với đạo diễn và thuê những
thành viên chủ chốt trong nhóm thực hiện phim.
Nhà sản xuất : là đại diện của phía công ty sản xuất phim quảng cáo hoặc là
phía công ty quản lý, theo dõi quá trình quay phim.
Công ty chuyên các dịch vụ hậu kì : thực hiện phần chỉnh sửa, thêm các kĩ
xảo nếu cần, hoàn thiện phim.

11


Ngoài ra còn rất nhiều người tham gia vào quá trình thực hiện một TVC
quảng cáo như : đội hậu cần, âm thanh, diễn viên…
Ý tưởng
Ý tưởng quảng cáo được thể hiện ra kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh,
Storyboard
Kịch bản văn học: Đó là những ý tưởng được Copywriter viết ra thể hiện
các ý tưởng quảng cáo.

Sau khi kịch bản văn học được duyệt thì sẽ vẽ storyboard và lên kịch bản
phân cảnh.
Kịch bản quay phim : là các cảnh quay chi tiết xếp theo thứ tự quay cho
thích hợp, do nhà sản xuất và đạo diễn thực hiện dựa trên kịch bản hình ảnh.
Dưới đây là 1 TVC quảng cáo của Ấn độ thực hiện quảng cáo cho hãng xe
Ford đã được phân chia các cảnh quay.

TVC sẽ mở ra một cô gái
ngồi trong xe hơi. Cô ấy
trông buồn bã trên một cái
gì đó.

Khung tiếp theo cho thấyAnh chàng cố gắng để cổ vũ
chồng nói chuyện điện thoạicô ấy nhưng tất cả đều vô
trong khi ông nói với ai đóích.
để cho anh ta một cuộc gọi
trong 5 phút.

Ông nhấn touchpad của Như anh chàng tiếp tục cố Các điện thoại đổ chuông và
máy ipod của mình và cô gắng để làm cho nụ cườiông kết nối thông qua các
hệ thống âm thanh nổi bằng
ấy thay đổi nó trở lại, của cô, cô bị khó chịu.
cách sử dụng Bluetooth và
trong khi có lời nói : kết
giọng nói của cha cô
nói Beta Chúc mừng sinh
nối Ipod.Thông minh.
nhật.

12



Các cô gái được hạnh phúc nói: New Ford Figo.
TVC kết thúc với một câu
trong
khi

lời
slogan: Hãy cảm nhận sự
nói: Bluetooth kết nối yêu
khác biệt.
thương.Thông minh hơn.
Sau khi đã quay xong thì sẽ có bản thô, thực hiện cắt ghép chỉnh sửa và giao
cho khách hàng.

Đây là sơ đồ sản xuất phim quảng cáo tại Việt Nam
Nhận
yêu
cầu từ
khách
hàng

Đưa ra ý tưởng
và kịch bản
văn học

KH đồng ý

Story board


Tổ chức
sản xuất

Tiền sản
xuất

Sản xuất

Hậu sản
xuất
Thu thanh,
lồng tiếng,
kỹ xảo

Hòa âm,
chỉnh sửa

Duyệt và in
băng

Các bước thực hiện 1 phim quảng cáo

13


- Tìm hiểu thông tin sản phẩm, tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, thông tin về
đối thủ cạnh tranh, định vị thương hiệu
- Đưa ra thông điệp
- Chọn lọc ý tưởng
- Hoàn thiện bản nội dung kịch bản (văn học) về ý tưởng

- Vẽ storyboard
- Chỉnh sửa hoàn thiện storyboard
- Báo giá và lựa chọn phương tiện, cách thức sản xuất
- Quay và dựng phim
- Khách hàng duyệt băng quảng cáo
- Gửi băng kiểm duyệt và phát sóng.
III. Quy trình sản xuất phim quảng cáo Grrr – Xin lỗi của Honda
Quy trình sản xuất TVC quảng cáo Xin lỗi Grrr của Honda
Honda – Grrr là một chiến dịch quảng cáo năm 2004 của Honda tại Anh
nhằm thúc đẩy đưa ra thị trường động cơ Diesel i- CTDi. Loại động cơ sạch
Xin lỗi là một chiến dịch quảng cáo phát hành của Honda để thúc đẩy các
động cơ i-CTDi dieseal trong Vương quốc Anh và được sản xuất với ngân sách
600.000 bảng Anh. Honda một lần nữa chứng minh rằng họ là nhà lãnh đạo của tiếp
thị xe hơi thành công là công ty nhìn thấy một sự gia tăng 35% về doanh số bán
hàng của sản phẩm Honda tại Anh.
Doanh số bán hàng của hiệp định động cơ diesel từ 518 đơn vị trong năm
2003 với một tâm thổi 21.766 đơn vị vào năm 2004.
Bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả các quảng cáo có một cái gì đó chung, rất nhiều
tiền bạc, thời gian và nỗ lực đã được đổ vào tất cả các chiến dịch. Bạn cũng sẽ tìm
thấy rằng những ý tưởng độc đáo và có một cái gì đó mà người dùng có thể tìm thấy
vô cùng thú vị để xem hoặc có giá trị như là một khách hàng.
Dừng lại với các quảng cáo nhàm chán của các xe ô tô lái xe xuống một con
đường dài và mang lại nhiều của các quảng cáo vào chơi!
1. Giới thiệu về TVC
TVC quảng cáo kể về câu chuyện đằng sau việc tạo ra các động cơ diesel
đầu tiên của Honda một cách độc đáo. Kenichi Nagahiro, thiết kế động cơ trưởng
của công ty và nhà phát minh động cơ VTEC nổi tiếng, ghét động cơ diesel, ghét ồn
ào, mùi hôi và dơ bẩn họ. Khi được hỏi để thiết kế động cơ diesel 1 của Honda, ông

14



thẳng thừng từ chối trừ khi ông được phép để bắt đầu hoàn toàn từ đầu.Kết quả là
động cơ diesel tinh tế nhất trên thị trường động cơ than thiện với môi trường đã ra
đời.
Honda giới thiệu i-CTDi diesel động cơ xe hơi của họ trong năm 2004 với
tên gọi là Grrr – (Xin lỗi). TVC là những thước phim hoạt họa mở ra một cảnh
phim hoạt hình - hoa nhiệt đới, đồng cỏ xanh cắt tỉa cẩn thận, hồ nước và những
ngọn núi chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời.
Các hàng rào được cắt với các chữ cái, H, A, T,E.

Thỏ dễ thương, hoa đẹp, và cầu vồng - những thứ thường được kết hợp với
hình ảnh tích cực cho thấy không thích bẩn, ồn ào, động cơ diesel có mùi bằng cách
tiêu diệt chúng trong trao đổi cho một cái gì đó tốt hơn. Sự ồn ào của và thả nhiều
khói của động cơ diesel làm cho các loài vật ghét nó.

15


Sự xuất hiện của cầu vồng. Thỏ trắng bắn mũi tên, những chú chim lấy búa
đập vào động cơ.

Dần dần thì các động cơ cũng hết chỉ còn lại 1 chiếc sau đó đã được làm mới
trở thành động cơ là sạch sẽ, không ồn ào và thân thiện với môi trường.
Họ hân hoan chào mừng sự xuất hiện của động cơ diesel mới của Honda.
Và trong suốt TVC Garrison Keillor hát một bài hát
Mang nội dung rất thú vị
Có thể ghét được tốt?
Có thể ghét là tuyệt vời?
Có thể ghét được tốt?

Có thể ghét là tuyệt vời?
Ghét có thể là một cái gì đó chúng tôi không ghét?
Huýt sáo ...
Chúng tôi muốn biết
tại sao nó là như vậy
chắc chắn rằng động cơ diesel phải được làm chậm
và sự chia nhau và tiếng kêu không thay đổi
và bóng bàn và hum
có thể kêu vang clat

16


Ghét điều gì đó
Thay đổi một cái gì đó
Ghét điều gì đó thay đổi một cái gì đó
Làm cho một cái gì đó tốt hơn
Huýt sáo ...
Oh không phải là nó chỉ hạnh phúc
khi động cơ diesel đi chỉ như thế này?
Huýt sáo ...
Hát nó giống như bạn ghét nó ...
Ghét điều gì đó
Thay đổi một cái gì đó
Ghét điều gì đó
Thay đổi một cái gì đó
Làm cho một cái gì đó tốt hơn
Từ đó thông điệp Ghét 'Một cái gì đó, thay đổi cái gì đó được ra đời.
Bài hát này trở nên phổ biến và mọi người rất thích thú với quảng cáo này
thường huýt sao theo mội khi có quảng cáo. Và còn được sử dụng làm nhạc chuông

rất nhiều.
2. Quy trình sản xuất TVC quảng cáo GRRR – Xin lỗi
Nhãn hiệu: Honda
Sản phẩm : Honda Diesel ( i-CTDi diesel)
Cơ quan quảng cáo: Wieden + Kenndy, London
Giám đốc Sáng tạo Điều hành: Wave London
Giám đốc sáng tạo: Tony Davidson / Kim Papworth
Copywriter: Sean Thompson / Michael Russoff / Richard Russell
Chỉ đạo nghệ thuật: Sean Thompson / Michael Russoff / Richard Russell
Công ty sản xuất: Nexus Productions, London
Giám đốc: Adam Foulkes / Alan Smith
Hoạt hình và Chỉnh sửa: Nexus Productons, London (Anh), Smith và
Foulkes
Âm thanh Thiết kế: Amber Music, London (Anh), Vương Quốc Anh
Ngày phát hành Ngày 24 tháng 9 năm 2004

17


Ngày 01 Tháng Mười 2004 được chiếu trên truyền hình
Thời lượng: 90 giây
Quốc gia : Anh
Ngôn ngữ: Anh
Ngân sách: 600.000 Bảng Anh
TVC quảng này thực hiện trong vòng 6 tháng dưới sự chỉ đạo sản xuất của
Alan Smith. Dự án này rẻ hơn nhiều so với dự án trước mà Honda cũng hợp tác với
Wieden + Kennedy, London đó là TVC quảng cáo Cog. Chi phí chi cho quảng cáo
này là 600.000 bảng Anh.
Grrr là TVC quảng cáo được thực hiện hoàn toàn bằng đồ họa .
Quy trình sản xuất của Grrr

Với 6 tháng cho TVC dài 90 giây
a. Tiền sản xuất
Tiến hành chọn đạo diễn cho TVC và chọn ý tưởng
Và viết 1 bài hát cho TVC do Wienden + Kennedy viết
Qua các cuộc tuyển chọn thì nhà quản lý là Wieden + Kennedy đã lựa chọn
Adam Foulkes và Alan Smith làm đạo diễn cho TVC này.
Họ lên kịch bản và chỉ sau vài tuần họ đã cho ra ý tưởng một số ý tưởng
Smith chọn ý tưởng đó là "Họ đã có ý tưởng toàn bộ động cơ chạy diesel sẽ
bị phá hủy trong một làn sóng căm thù tích cực ý tưởng là chúng ta có thể hình
thành một cấu trúc tường thuật cho làm thế nào mà sẽ tiến bộ, và sau đó thiết lập về
thiết kế mà thế giới. bằng hoạt họa.

Sau đó họ thuyết phục Wieden + Kennedy bằng các hình ảnh mình đưa ra
Đó là khi họ đưa ra hình ảnh 4 con cá lớn nhảy lên và nuốt các động cơ
Diesel.
18


1 tháng để lên ý tưởng, viết kịch bản, vẽ storyboar và viết lời bài hát cho
Grrr
Sau khi đã hoàn tất ý tưởng các tiến hành trình bày với Honda
Để thực hiện thuyết trình họ đã sử dụng 1 cây đàn ghita và trong lúc vừa
đánh đàn và hát live thì họ sẽ lật qua những trang Storyboard. Khi mà các lãnh đạo
của Honda xem xong họ nói rằng hãy làm Nó giống như bạn đã trình bày nó. Sau
đó thì Nhà sản xuất tiến hành vào giai đoạn sản xuất
b. Sản xuất
Quá trình sản xuất TVC này đã được sự chỉ đạo của Honda. Họ khuyến
khích các nhà sản xuất thực hiện quảng cáo này.
Quá trình sản xuất tiến hành trong phòng đồ họa của London Nexus
Productions

Vẫn dưới sự kiểm soát làm việc của 2 người dẫn đầu đó là Adam Foulkes và
Alan Smith
Khâu sản xuất có lẽ là khó khăn nhất bởi các hình ảnh sẽ được thiết kế theo
bản vẽ và tạo hiệu ứng ảnh động thật lung linh theo nhịp bài hát.

19


Đầu tiên đó là kiểm tra bản vẽ từ storyboad

Sửa chữa bản vẽ cho phù hợp trên phần mềm đồ họa

20


Thiết kế hình ảnh động và phát triển nhân vật

Những hình ảnh được phác thảo trên phần mềm đồ họa thiết kế theo từng
bước ban đầu là tạo hình nhân vật, thiết kế từng chi tiết nhỏ nhất, sau đó tiến hành
phối màu.

21


Sau khi tiến hành phối màu và hoàn thiện về ảnh tĩnh. Khi đã hoàn
thiện về mặt tĩnh của đồ họa.
Nhà sản xuất sẽ tiến hành làm hình ảnh động và ghép nhạc cũng như là
lồng tiếng cho sản phẩm.
Quy trình tóm gọn lại có thể thấy đơn giản như vậy nhưng, ở phần trên đó
chỉ là 1 phần nhỏ tạo ra 1 cảnh trong TVC mà thôi.

Để hoàn thiện TVC dài 90 giây thì nhà sản xuất phải tiến hành làm việc
trong vòng 5 tháng mới cho ra đời sản phẩm hoàn thiện.
c. Hậu sản xuất
Hậu sản xuất là quá trình chỉnh sửa lại hoàn thiện và bàn giao cho khách
hàng.
Phần chỉnh sửa này sẽ do Nexus Productons, London (Anh), Vương Quốc
Anh làm và hoàn thiện trong đó 3 người thực hiện chính đó là Adam Foulkes,
Filip Malasek và Alan Smith. Trong giai đoạn này chỉnh sửa lại hiệu ứng đồ họa
hình ảnh động cho TVC kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời bài hát và hình ảnh tránh
xảy ra lỗi.
Sau khi hoàn thiện trình bày cho Honda.
Sau khi xem TVC quảng cáo Honda cảm thấy hài lòng như là những TVC
trước mà Wieden + Kenndy, London đã hợp tác với mình. Một TVC được đánh
giá nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.
Sau khi quảng cáo này được trình chiếu thì mọi người hầu như đều cảm thấy
thích thú với Grrr.

22


3. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Cũng như các quảng cáo trước hợp tác cùng Honda thì lần này với Grrr.
Cũng nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ, quan tâm của Honda.
Quá trình lên ý tưởng được thực tế hơn bởi. Lấy cảm hứng từ kỹ sư thiết kế
động cơ của Honda ghét việc thiết kế làm những động cơ Diesel ồn ảo bẩn thỉu, ông
chỉ thích thú khi làm việc và cho ra đời động cơ mới than thiện hơn.
Quá trình thực hiện do được thực hiện bởi những chuyên gia hàng đầu về đồ
họa và hình ảnh động nên mang tính chuyên nghiệp cao.
b. Khó khăn

Ban đầu khi tiến hành lên ý tưởng thì cảm thấy bế tắc, sau đó mới tìm được
cách giải thoát bằng những hình ảnh hoạt họa.
Khó khăn đấy chính là việc thực hiện các hình ảnh động với rất nhiều cảnh
và chi tiết nhỏ, nên việc thiết kế và dựng chiếm rất nhiều thời gian. Gần 5 tháng
Do thực hiện các công đoạn kỹ lưỡng nên khi chỉnh sửa hay cắt bỏ cũng
không phải là dễ, chỉ có những nhà thiết kế hàng đầu mới có thể làm được.
Với 1 cảnh là làm cho cánh cò lung linh sinh động hơn mà đã chiếm mất 2
ngày. Chỉ 1 chi tiết nhỏ như vậy thôi dễ làm cho người thiết kế thấy nản lòng.
Có sự tính toán cẩn thận để các hình ảnh động ăn khớp với bài hát.
Đây là sơ đồ rút gọn quy trình sản xuất TVC Grrr của Honda
Ban đầu công ty Honda thuê công ty quảng cáo Wieden + Kenndy,
London làm quảng cáo. Sau đó W+K kết hợp cùng Nexus Productions lên ý tưởng
quảng cáo, viết kịch bản, storyboard
Sau đó sẽ thuyết trình trước khách hàng là Honda. Được sự đồng ý của
Honda W+K cùng Nexus Productions tiến hành sản xuất và chỉnh sửa khi sản phẩm
hoàn thiện bàn giao cho Honda

23


Khách hàng
Honda

Nhà quản lý
W +K london

Thuyết trình trước
khách hàng

Giao cho Honda


Nhà Sản xuất

Nexus Productions

1 tháng lên ý tưởng, viết kịch
bản, vẽ storyboard

Hậu sản xuất,Chỉnh sửa

Nexus Productions

5 tháng thực hiện
sản xuất

Kết quả của chiến dịch quảng cáo
Hầu như ai cũng thích thú với quảng cáo này sau khi quảng cáo được trình
chiếu trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Anh bài hát của quảng cáo đã
trở thành một xu hướng. Lượt tìm kiếm Grrr- xin lỗi của Honda
Theo tìm hiểu qua Google Insights for seach thì với từ khóa Grrr – Honda
tại Anh, tìm kiếm trên Web với tất cả các danh mục thì thời gian quảng cáo này
được tìm kiếm cao nhất vào tháng 4 năm 2005 là 100 và tháng 2 năm 2005 là 82
đây là thời điểm mà TVC Grrr- Xin lỗi của Honda đạt nhiều giải thưởng quan trọng.
Còn với từ khóa Grrr- song cũng tìm kiếm tại Anh thì được tìm kiếm nhiều
nhất vào tháng 10 năm 2004. thời điểm mà quảng cáo này mới được trình chiếu trên
các phương tiện truyền thông.
Quảng cáo này đã mang về nhiều giải thưởng lớn
Giành được ba giải thưởng quan trọng là Giải thưởng lớn cho Phim quảng
cáo hay nhất, Giải Titannium Lions và giải do báo chí bình chọn tại LHP quảng
cáo quốc tế Cannes Lions lần thứ 52 năm 2005 và nhiều giải thưởng khác.

Sau khi được chiếu trên truyền hình thì chiến dịch xin lỗi này đã chứng minh
sự phổ biến của mình với công chúng Anh, và Honda đã báo cáo rằng con số
thương hiệu nó tăng hơn gấp đôi trong thời gian sau đầu tiên của chiến dịch. Tổng
doanh thu của sản phẩm Honda trong Vương quốc Anh đã tăng hơn 35%, và số
lượng sản phẩm động cơ diesel được bán ra từ 518 đơn vị trong năm 2003

24


Tăng lên 21.766 đơn vị trong năm 2004 sau khi quảng cáo Grrr được trình
chiếu.
Sự sáng tạo, hình ảnh đẹp, bài hát hay. Nội dung TVC ý nghĩa thú vị đã
mang đến cho Grrr sự thành công ngoài mong đợi.
Sự hào phóng chi cho quảng cáo của Honda đã mang lại những kết quả rất
tốt ngoài sự mong đợi. Đây là chiến dịch dài hơi của Honda để tăng thị phần, uy tín
của mình trên đất nước Anh và châu Âu. Khẳng định đẳng cấp cũng như trình độ kỹ
thuật của mình. Chiến dịch Power of Dreams được mở đầu với Cog (2003) quảng
cáo được cho là đắt nhất thế giới với chi phí 6 triệu usd.
Và tiếp sau đó là Grrr, sau Grrr 1 quảng cáo nữa cũng rất thành công đó là
Honda - This unpredictable life
Từ những chiến dịch quảng cáo này Honda đã khẳng định tên tuổi của mình
đưa thương hiệu Honda đến với đông đảo công chúng hơn. Không chỉ công chúng ở
Anh, châu Âu mà trên toàn thế giới.

25


×