Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
ĐỀ SỐ 11
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Khoảng trời - hố bom
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái…
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh
Có phải thịt da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những vầng mây trắng
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em
Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài
Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Moon.vn - Học để khẳng định mình
1
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Gương mặt em bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng.
(Theo www.vnca.cand.com.vn, 29/12/2014)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nhân vật trữ tình em trong bài thơ là ai?
Câu 3. Nêu giá trị nghệ thuật của chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng: ngọn lửa - vì sao ngời
chói lung linh - vầng mây trắng - vầng dương - mặt trời.
Câu 4. Nêu cảm nhận về hai dòng thơ cuối: Gương mặt em bạn bè tôi không biết / Nên mỗi
người có gương mặt em riêng.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Ở nhiều điểm đến tham quan, du lịch khác cũng từng diễn ra các hành vi thiếu văn hóa của
những vị khách thiếu ý thức. Ngay cả những nơi linh thiêng như khu tượng đài danh nhân, tưởng
niệm các Anh hùng liệt sĩ và di tích văn hóa - lịch sử mang tính biểu tượng, họ cũng không tha khi
trèo bám, đánh đu, phô diễn hình thể, thậm chí còn ngồi cả lên đầu rùa Văn Miếu, hôn môi tượng
danh nhân, leo lên hiện vật trong bảo tàng để chụp ảnh. Ðiều đáng buồn là số đông trong các vị
khách du lịch, tham quan ấy lại là giới trẻ và có cả một vài diễn viên hài vốn được coi là "người
của công chúng". Các hình ảnh phản cảm được họ hả hê, khoái chí tung khoe trên facebook hoặc
các diễn đàn mạng, coi đó như một kỷ niệm của mình trong chuyến đi. Tại nhiều điểm đến đáng lẽ
cần được bảo vệ nghiêm ngặt, thì sự vô ý thức của một bộ phận du khách cũng hủy hoại và làm
hoen ố vẻ đẹp của các di tích, danh thắng bởi những hành vi như dùng dao, dùng bút, than, phấn
để khắc hình, ký tên, vẽ nhăng cuội, chi chít trên di tích. Có những hang động với hệ thống nhũ đá
tuyệt đẹp hình thành từ hàng nghìn năm, vậy mà sau vài mùa đón khách tham quan đã bị rơi, rụng
hay vỡ nát do các du khách đua nhau lén lấy đá đập để nghe âm thanh hoặc tìm kiếm một mẩu nhũ
mang về. Tình trạng rác rưởi do khách vô ý thức vứt ra bừa bãi cũng làm đau đầu ban quản lý các
khu di tích, danh thắng trong công tác xử lý. Ngay cả Di sản và Kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long
cũng bị du khách vô tư xả rác xuống mặt biển, mặc dù ban quản lý đã tăng cường nhắc nhở, xử
phạt. Không thể đổ hết trách nhiệm lên đầu các cơ quan chức năng địa phương, bởi có những lúc
số lượng khách đổ về quá đông mà lực lượng bảo vệ, thu gom rác lại mỏng, có làm việc hết công
suất cũng không xuể.
(Theo www.nhandan.com.vn, 09/11/2013)
Câu 5. Nêu chủ đề và đặt tên cho đoạn trích.
Câu 6. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 7. Theo anh/chị, cần làm gì để hạn chế các hành vi thiếu ý thức của khách du lịch tại các
khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh?
Câu 8. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
2
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. Bàn về sự học của con người, có ý kiến đề xuất ba phương diện: học cách học, học làm
nghề, học làm người.
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp sử thi được thể hiện trong truyện ngắn Rừng xà nu của
nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
3
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
GỢI Ý ĐỀ SỐ 11
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2
Nhân vật trữ tình em trong bài thơ là một nữ thanh niên xung phong.
Câu 3
- Ngọn lửa - vì sao ngời chói lung linh - vầng mây trắng - vầng dương - mặt trời đều là những
hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ, mang ý nghĩa vĩnh hằng.
- Với chuỗi hình ảnh đó, Lâm Thị Mỹ Dạ đã bất tử hóa cái chết của em. Sự hi sinh của em
chính là sự hóa thân vào cuộc đời vĩnh cửu, vào vũ trụ bao la, lung linh, rực rỡ, mênh mông, hằng tồn.
Câu 4
Thí sinh nêu được cảm nhận về hai dòng thơ cuối: sự ghi nhớ, tri ân của những con người đang
sống trước em. Không ai biết gương mặt của em song trong mỗi người, em luôn hiện hữu, luôn
sống mãi trong tình yêu thương, lòng biết ơn, ngưỡng mộ, mến phục…
Câu 5
- Chủ đề của đoạn trích: Hành vi thiếu văn hóa của một bộ phận khách tham quan, du lịch.
- Đặt tên cho đoạn trích: Nâng cao hơn nữa ý thức khách tham quan, du lịch.
Câu 6
Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 7
Thí sinh có thể nêu lên một số biện pháp hạn chế các hành vi thiếu ý thức của khách du lịch tại
các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: Tăng cường hoạt động quản lí tại các khu di tích,
danh lam thắng cảnh; treo những biển hiệu nhắc nhở hành vi của khách du lịch; phạt hành chính
một cách nghiêm khắc các hành vi xâm phạm vẻ đẹp các di tích, danh lam thắng cảnh của khách
du lịch...
Moon.vn - Học để khẳng định mình
4
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Câu 8
Thí sinh phải nêu được những suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc,
ví dụ: khẳng định đó là việc cần thiết, là biểu hiện của con người có văn hóa và yêu nước, phê
phán các hành vi thiếu ý thức…
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bàn về một tư tưởng đạo lí;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về một tư tưởng, đạo lí, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của mình về
vấn đề cần bàn luận theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là
một số gợi ý:
* Giải thích ngắn gọn ý kiến
- Học cách học: học phương pháp, để có thể thích ứng nhanh chóng, xử lí nhanh chóng trong
mọi tình huống;
- Học làm nghề: học việc để kiếm sống, làm giàu cho bản thân, cho xã hội;
- Học làm người: học cách đối nhân xử thế, học bao dung, vị tha, học sống đẹp, sống có ích...
để cuộc đời có ý nghĩa.
* Bình luận về ba phương diện: học cách học, học làm nghề, học làm người
Thí sinh cần trình bày được ý kiến của mình về vấn đề bàn luận, trong đó cần nêu được:
- Khẳng định cả ba phương diện của sự học được đưa ra trong ý kiến đều đúng đắn, chính xác;
- Ba phương diện đó không mâu thuẫn, loại trừ nhau mà có thể thống nhất, kết hợp hài hòa với nhau;
- Ba phương diện học đó có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi;
- Để có thể thực hiện được cả ba phương diện học đó, mỗi người cần phải có ý chí, nghị lực,
niềm tin, sự sáng tạo, chủ động...
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được mục tiêu của việc học tập;
- Học tập theo mục tiêu đã nhận thức được.
Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
5
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu, thí sinh có thể
cảm nhận về vẻ đẹp sử thi trong truyện ngắn theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức
thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
- Nguyễn Trung Thành là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện
đại. Ông được mệnh danh là “Nhà văn của Tây Nguyên” bởi những trang viết rất hay về miền đất
này: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu…
- Rừng xà nu là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Trung Thành, mang vẻ
đẹp sử thi hoành tráng.
* Giải thích sơ lược khái niệm sử thi
- Khuynh hướng sử thi là một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm
1945 đến năm 1975 về khuynh hướng thẩm mĩ.
- Khuynh hướng sử thi được biểu hiện đậm nét ở:
+ Đề tài, chủ đề: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
+ Nhân vật: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân
tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng.
+ Giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
* Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi trong truyện ngắn
Truyện ngắn Rừng xà nu là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất cho khuynh hướng sử
thi trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Thí sinh soi chiếu những biểu hiện của khuynh
hướng sử thi trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 để cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của tác
phẩm. Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
vẻ đẹp sử thi của truyện ngắn qua những khía cạnh sau đây:
- Đề tài, chủ đề: Đề tài của tác phẩm xoay quanh công cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm
lược. Truyện tập trung thể hiện tư tưởng chủ đề có ý nghĩa sinh tử đối với cách mạng Việt Nam
bấy giờ: phải dùng bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng.
- Các nhân vật trong tác phẩm (cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng) đều đại diện cho dân làng Xô
Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung ở lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, quyết
tâm chiến đấu chống trả kẻ thù, trung thành với lí tưởng cách mạng… Tnú là nhân vật đại diện cho
cộng đồng, tập thể bởi vẻ đẹp phẩm chất, tính cách (mưu trí; dũng cảm, kiên cường, gan góc; tuyệt
đối trung thành với lí tưởng cách mạng) và cuộc đời, số phận đau thương nhưng anh dũng.
- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả tạo nên bối cảnh hùng vĩ, hoành tráng cho câu chuyện.
- Giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng, giàu âm hưởng hào hùng, có sức ngân vang.
* Nhận xét, đánh giá
- Chất sử thi là một trong những khía cạnh làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Rừng xà nu.
- Chất sử thi trong Rừng xà nu góp phần tô đậm khuynh hướng sử thi - một trong các khuynh
hướng thẩm mĩ chủ đạo của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
Giáo viênVũ Dung
Nguồn Moon.vn
Moon.vn - Học để khẳng định mình
6
Hotline: 0432 99 98 98