Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Free đề thi ngữ văn 2016 đề số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.85 KB, 8 trang )

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

ĐỀ SỐ 3
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Mai Phụng Lưu
mỗi bận xuống thuyền lại trực chỉ Hoàng Sa
như có ai dẫn
nỗi nhớ là hải bàn
mãi quay về một hướng
mỗi lần bị bắt mỗi lần bị đánh
lại tay trắng trở về dành dụm ra khơi
không thể sống thiếu Hoàng Sa
không thể sống thiếu biển
anh yêu biển mà đứng trên bờ
anh yêu nước mà không biết bơi
làm sao anh hiểu?
có những người lính đảo
trần lưng trước mưa đạn quân thù
“chỉ được xáp lá cà bằng lê”
nhưng với khoảng cách này là không thể
đành chỉ được chết vì đảo
đành cho lãng quên vùi mấy mươi năm
Gạc Ma Gạc Ma
hãy kể cho con cháu anh điều này:


có những người lính đảo
đã chết theo vòng tròn
tay họ giăng ra và siết chặt tay nhau
như một tràng hoa biển
(Trích Thanh Thảo và “Trường ca chân đất”, theo www.vanvn.net, 15/01/2013)

Moon.vn - Học để khẳng định mình

1

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

Câu 1. Lòng yêu nước, tinh thần bám biển của ngư dân Mai Phụng Lưu được thể hiện qua
những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 2. Những người lính trên đảo Gạc Ma đã chiến đấu và hi sinh như thế nào để bảo vệ biển
đảo quê hương?
Câu 3. Vì sao nhà thơ Thanh Thảo muốn người đọc hãy kể cho con cháu anh điều này?
Câu 4. Hình ảnh tràng hoa biển cuối đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về sự hi sinh của
những người lính đảo?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trên thực tế, việc đám đông facebook hùa theo một sự việc để ném đá, lên án, chia sẻ thông tin
một cách vô ý thức xảy ra rất nhiều trong thời gian gần đây. Người ta sẵn sàng ném đá một nữ
sinh bị quay cảnh nóng, tích cực chia sẻ những tin đồn giật gân câu like, hoặc thấy bạn bè đang
lên án ai thì mình cũng lập tức lên án người đó dù chưa biết thực hư ra sao. PGS.TS Tâm lý
Huỳnh Văn Sơn cho rằng, thái độ ném đá thiếu cân nhắc, thái độ hùa theo, kích động quá mức bởi

những nhóm đông hay những nhóm cá nhân là điều rất dễ xảy ra, đặc biệt là những người trẻ.
Theo Thạc sĩ Võ Xuân Hòa, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD)
có không ít người đã bị đám đông trong thế giới mạng lôi cuốn, dần dần họ quen với nhiều thói hư
tật xấu. Nếu không được kịp thời chấn chỉnh thì có thể sẽ dẫn đến một dạng bệnh tâm lý - gọi là
mất kiểm soát hành vi hoặc lạc mất nhân cách.
Anh Hòa đưa ra dẫn chứng: “Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: những người thất nghiệp hoặc
đang chán với công việc hoặc ít tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao thường sử dụng
Facebook và các trang mạng xã hội nhiều hơn bình thường. Và càng lạm dụng các trang mạng xã
hội họ càng có ít thời gian nghỉ ngơi.
Ngược lại họ có nguy cơ bị rối loạn sinh hoạt (ăn, ngủ, nghỉ thất thường) và thường mất kiểm
soát hành vi (dễ bị xúc động và cáu giận). Họ cũng có nguy cơ cao rơi vào cảnh mắc nợ nần.
Những người như thế khi lên mạng xã hội, tâm lý của họ rất thất thường nên cách giao tiếp, ứng
xử của họ trên mạng thường hay tiêu cực. Mặt khác, có một số người lên mạng là để thể hiện mình
hoặc gây sự chú ý đối với người khác bằng cách viết ra những lời bình phẩm, chỉ trích gay gắt”.
(Trích Tác hại của facebook và mối nguy của tâm lý đám đông, K. Anh,
theo www.vietnamnet.vn, 06/8/2015)
Câu 5. Từ đoạn trích, anh/chị hãy cho biết tâm lí đám đông trên facebook có biểu hiện như thế nào?
Câu 6. Đoạn trích đã chỉ ra mối nguy hại nào của tâm lí đám đông trên facebook và tác hại của
facebook đối với người lạm dụng?
Câu 7. Người sử dụng cần làm gì để tránh lạm dụng facebook?
Câu 8. Anh/Chị có nghĩ facebook hoàn toàn có hại không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN
Qua bài thơ Vội vàng, anh/chị hãy làm sáng tỏ niềm say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống của
nhà thơ Xuân Diệu. Vì sao nhà thơ có thái độ vội vàng, cuống quýt trước sự trôi chảy của thời
gian?

Moon.vn - Học để khẳng định mình

2


Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

Từ quan niệm sống của Xuân Diệu được thể hiện trong bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về lối
sống vội vàng, gấp gáp của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

3

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

GỢI Ý ĐỌC HIỂU ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
(Mai Phụng Lưu: ngư dân quả cảm ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), được mệnh danh là “sói
biển”. Anh là một ngư dân dạn dày biển cả, hiếm có thuyền trưởng nào đủ can đảm đi xa đánh bắt
và mạo hiểm như anh.)
Những diễn đạt, hình ảnh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần bám biển của ngư dân Mai Phụng
Lưu: mỗi bận xuống thuyền là trực chỉ Hoàng Sa, nỗi nhớ là hải bàn mãi chỉ về hướng Hoàng Sa,
sau mỗi lần tay trắng trở về lại dành dụm ra khơi, không thể sống thiếu Hoàng Sa, không thể sống

thiếu biển.
Câu 2
Những người lính đảo với vũ khí thô sơ đã trần lưng trước mưa đạn quân thù, tay họ giăng ra
và siết chặt tay nhau thành vòng tròn, quanh lá cờ Tổ quốc để được chết vì đảo.
Câu 3
Câu thơ Hãy kể cho con cháu anh (điều này) vừa là sự thức tỉnh về sự lãng quên đáng chê
trách của con người thời nay (sự hi sinh của những người lính đảo đã bị lãng quên vùi mấy mươi
năm), vừa là lời nhắc nhở, khơi thức của nhà thơ Thanh Thảo với người đọc các thế hệ về trách
nhiệm ghi nhớ, trân trọng, biết ơn, sẻ chia… trước sự hi sinh của những người lính đảo trong quá
khứ.
Câu 4
Hình ảnh tràng hoa biển vừa gợi đến một hiện thực đau thương trong quá khứ (hình ảnh những
người lính siết tay nhau thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc, trước mưa đạn quân thù) vừa mang
ý nghĩa biểu tượng (hình ảnh cái chết đẹp đẽ; những người lính biển không chết mà hóa bất tử như
những tràng hoa giữa biển đảo quê hương).
Câu 5
Biểu hiện của tâm lí đám đông trên facebook: một nhóm không ít người hùa theo một sự việc
để “ném đá”, lên án; chia sẻ thông tin một cách vô ý thức (ví dụ: “ném đá” một nữ sinh bị quay
cảnh nóng; chia sẻ những tin đồn giật gân câu like, hùa theo bạn bè lên án ai đó ngay cả khi chưa
biết thực hư ra sao).
Câu 6
- Mức độ nguy hại của tâm lí đám đông trên facebook: Nếu hùa theo đám đông trên facebook,
rất dễ mắc một dạng bệnh tâm lí là mất kiểm soát hành vi hoặc lạc mất nhân cách.
- Việc lạm dụng facebook sẽ khiến người sử dụng ít có thời gian nghỉ ngơi; có nguy cơ bị rối
loạn sinh hoạt và mất kiểm soát hành vi; có nguy cơ cao rơi vào cảnh nợ nần; cách giao tiếp, ứng
xử thường hay tiêu cực.
Câu 7
Hoàn toàn có thể tránh lạm dụng facebook bằng cách: tập trung vào công việc, vào hoạt động

Moon.vn - Học để khẳng định mình


4

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

học tập của mình; tham gia các hoạt động văn hóa - thể thao lành mạnh để rèn luyện bản thân; đọc
sách; trò chuyện, giao lưu trực tiếp với bạn bè, người thân…
Câu 8
Facebook không có hại mà cách chúng ta sử dụng facebook có thể đem đến những tác hại đối
với chính bản thân mình.
II. PHẦN LÀM VĂN
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề của đời
sống xã hội;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng, thí sinh có thể chứng minh
niềm say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống, giải thích thái độ vội vàng của thi nhân và trình bày
suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là
một số gợi ý:
2.1. Chứng minh niềm say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống và giải thích thái độ vội vàng
của Xuân Diệu
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

- Xuân Diệu (1916 - 1985) là nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và
sự nghiệp văn học phong phú. Hoài Thanh đánh giá Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà
thơ mới.
- Vội vàng là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất của Xuân Diệu, thể hiện quan niệm nhân
sinh, quan niệm thẩm mĩ tích cực của thi nhân.
* Chứng minh niềm say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống
- Niềm say mê thiên nhiên được thể hiện ở:
+ Những câu thơ miêu tả thiên nhiên (Của ong bướm … cặp môi gần):
 Nghệ thuật: liệt kê, lối vắt dòng, nhịp thơ hối hả, gấp gáp, điệp từ này đây như lời tiếng reo
vui, như lời mời gọi, quyến rủ mọi người bước vào khu vườn xuân.
 Tràn đầy xuân sắc: hình ảnh (ong bướm lượn bay, chim chóc ríu rít, hoa lá non tơ, ánh thiều
quang trong trẻo của ngày xuân); âm thanh (tiếng hót mê say của chim yến, chim oanh); sắc màu
(chủ đạo của bức tranh thiên nhiên mùa xuân là sắc xanh);
 Ăm ắp xuân tình (hình ảnh thiên nhiên đều có đôi có lứa, quấn quýt, si mê, ngọt ngào: ong
bướm, yến anh, hoa của đồng nội, lá của cành tơ).

Moon.vn - Học để khẳng định mình

5

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

+ Khao khát muốn ôm ghì thiên nhiên trong vòng tay mình (Tôi muốn tắt nắng … đừng bay
đi): Đại từ nhân xưng từ tôi (đầu bài thơ) chuyển thành ta); điệp ngữ ta muốn; nhịp thơ gấp, sôi
nổi, mãnh liệt; lối vắt dòng... thể hiện khát vọng cháy bỏng, đầy ham hố, vồ vập của thi nhân.

- Niềm say mê cuộc sống được thể hiện ở:
+ Sự tiếc nuối của tác giả trước bước đi của thời gian; nỗi tiếc nuối nhuốm đầy không gian
(Xuân đương tới … chiều hôm):
 Cách định nghĩa độc đáo của tác giả về thời gian: Xuân Diệu đã thu khít, xếp trùng ba thời
điểm quá khứ, hiện tại và tương lai, mang đến cảm nhận về sự trôi chảy gấp gáp, một đi không trở
lại của thời gian tuyến tính.
 Sự trôi chảy của thời gian in đậm dấu ấn, mặc cảm về sự phôi pha, chia li trong không gian,
khiến cảm xúc thơ đậm sắc màu tiếc nuối.
+ Khát vọng níu giữ lại tất cả vẻ đẹp của cuộc sống, bước đi của thời gian (Ta muốn ôm … ta
muốn cắn vào ngươi):
 Câu thơ ba chữ Ta muốn ôm với sự thay đổi của đại từ nhân xưng từ tôi (đầu bài thơ) thành
ta thể hiện khát vọng muốn căng mình ra cho đủ, cho rộng để ôm trọn cả sự sống vào lòng.
 Hệ thống các danh từ (sự sống, mây, gió, cánh bướm, tình yêu...), động từ (riết, say, thâu...),
tính từ (mơn mởn, rạng, chếnh choáng, đã đầy, no nê...) thể hiện khát vọng chiếm lĩnh đầy ham
hố, vồ vập của nhân vật trữ tình.
 Câu thơ cuối cùng thể hiện niềm khát khao hòa nhập tận độ (cắn) với cuộc sống của thi nhân,
nhưng đó phải là cuộc sống đương độ, đương thì, cuộc sống ở thì tươi đẹp nhất (xuân hồng).
* Giải thích thái độ vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu
- Cuộc sống trong quan niệm của Xuân Diệu rất đẹp nhưng đời người lại hữu hạn.  Xuân
Diệu cho rằng: Đã sống phải hết mình, giây phút mình sống phải được đốt cháy lên, phải vội vàng,
cuống quýt chạy đua với thời gian để tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống.
 Quan niệm sống của Xuân Diệu hết sức tích cực.
* Đánh giá
- Bài thơ lôi cuốn, hấp dẫn người đọc bởi tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời mãnh liệt của
Xuân Diệu.
- Niềm say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống và quan niệm sống tích cực được thể hiện thông
qua sự kết hợp nhuần nhị hai mạch cảm xúc và luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi và những sáng
tạo độc đáo về hình ảnh, ngôn từ.

Moon.vn - Học để khẳng định mình


6

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

TÀI LIỆU ĐỀ SỐ 3
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]

Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988
Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá
cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào
lên đảo, nã đạn.
Theo thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó chính trị Trung đoàn Công binh 83 giai đoạn 19881997, cuối năm 1987 Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa
thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường
khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công
trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội.
Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh
từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn
146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo
chiến dịch CQ-88.
20h ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo
lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc

Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ
là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.
2h sáng ngày 12/3, nhận thấy nhiều diễn biến bất thường, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu
HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm vụ
trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin.
Sau hai ngày đêm, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ
huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là
Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. "Xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng được chuyển xuống đảo. Một
nhóm chiến sĩ gồm trung úy Trần Văn Phương và 4 đồng chí khác nhận lệnh vào đảo cắm cờ Tổ
quốc khẳng định chủ quyền", ông Hoàng Hoan nhớ lại.
Lội xuống nước chừng 5 phút, các chiến sĩ tiếp cận bãi san hô đang lộ dần khi thủy triều rút.
Phía xa, 3 tàu Trung Quốc bắt đầu di chuyển đội hình áp sát đảo. Binh nhất Nguyễn Văn Lanh
mặc chiếc quần đùi đỏ cùng nhiều chiến sĩ khác bơi vào bãi Gạc Ma theo lệnh của chỉ huy cụm
đảo Trần Đức Thông. Các chuyến vật liệu được hối hả chuyển lên đảo.
6h30 ngày 14/3, tàu Trung Quốc thả xuồng máy chuyển từng tốp lính lên Gạc Ma. "Tôi đếm
có 49 lính Trung Quốc mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng
bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau
chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc",
trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

7

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY


Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ
thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn
giữ chặt cán cờ tổ quốc. Một tên khác xông lên chĩa thẳng súng vào đầu trung úy Phương nhả đạn.
3 tàu chiến Trung Quốc tăng tốc áp sát đảo, cách tàu HQ 604 chừng 300 mét. Giữa vòng vây
quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu
súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh
gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc
dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo.
Cùng lúc, tàu chiến Trung Quốc nã pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo
Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vì ở gần, HQ 604 hứng trọn làn
đạn 12 ly 7, thuyền tưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy chiến sĩ xuống các xuồng dùng súng
chiến đấu tự vệ, vừa băng bó cho đồng đội bị thương. Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK
và B40 đánh trả kẻ địch.
Khi thấy HQ 604, rồi HQ 605 chìm hẳn, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ quyết định lao
thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, cắm cờ chủ quyền. "Ba tàu của ta lúc đó
tạo thành hình tam giác trên biển. Anh em muốn quay lại Gạc Ma nhưng không thể vì tàu HQ 505
khi đó bị hư hỏng nặng", đại tá Lễ kể. Ông lệnh hạ xuồng máy ra cứu hộ đồng đội ở tàu 605 và
604.
Trời sáng, lính Trung Quốc rút khỏi Gạc Ma. Trung sĩ Thảo bơi ngược lại đảo tìm xác đồng
đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương, xé áo nút lại chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng, dùng
báng súng làm chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.
12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Chiếc xuồng của anh Thảo
vừa nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều,
xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất
Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.
Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung
Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt
Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Nhớ về ngày 14/3/1988, ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) kể, đứng dưới loa

phóng thanh, nghe tin con hy sinh, ông chết lặng. “Về nhà, tôi lấy hết can đảm nói với vợ con:
'Xanh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đình
mình", mắt người cha già ngấn lệ.
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi
lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã
dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh",
thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân nói.
(Theo Nguyễn Đông, Thứ tư, 13/3/2013)

Moon.vn - Học để khẳng định mình

8

Hotline: 0432 99 98 98



×