Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Free đề thi ngữ văn 2016 đề số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.74 KB, 6 trang )

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

ĐỀ SỐ 07
Chuyên đề: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ trắc có chân quì. Nhẹ nhàng, khoan thai,
cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên
trà thì cụ kềnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn.
Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, người thợ Tàu lấy dáng cho ấm
kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Ấm thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình
như cốt tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng hoàn toàn sau khi nhận thấy cái
ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá.
Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất xem có
thực là sôi hay không. Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông già đã sợ
nhất cái ấm trà tàu pha hỏng lúc sớm mai. Từ trên bề cao gỗ sập, dòng nước sôi trút mạnh xuống
nền đất trị, tiếng kêu lộp bộp.
Trên chiếc hỏa lò để không, cụ đã đặt thêm một ấm đồng cò bay khác. Những người uống trà
dùng cách thức trà đạo như cụ Ấm bao giờ cũng có ít ra là hai cái ấm đồng đun nước. Ấm nước
sôi nhắc ra khỏi lò than là đã có chiếc ấm thứ hai đặt lên đấy rồi. Và hai ấm đồng đó cứ được mãi
mãi thay phiên nhau đặt lên lò than đỏ rực. Bữa nước trà cứ kéo dài không hết hồi, người ta luôn
tay có một thứ nước sôi đủ độ nóng để pha một ấm trà ngon.
Nhưng có mấy khi cụ Ấm uống trà tàu nhiều đến thế. Riêng về phần cụ, chỉ hai chén con là đủ
rồi. Nhưng hai chén đó đã được cụ săn sóc đến nhiều quá.
Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như
pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi.


Trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí.
(Trích Chén trà sương, Nguyễn Tuân,
Nguyễn Tuân truyện ngắn, NXB Văn học, 2006, tr.148-149)

Câu 1. Cái thú chơi thanh đạm mà nhà văn Nguyễn Tuân đã gợi lại trong đoạn trích trên là
gì?
Câu 2. Để chỉ một đối tượng là cái ấm pha trà, tác giả đã dùng những cách gọi nào?
Câu 3. Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ gì của Nguyễn Tuân đối với cái thú chơi thanh
đạm của nhân vật cụ Ấm?
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về sự tài hoa của nhân vật cụ Ấm trong đoạn trích trên.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

1

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Thái độ làm việc mới dẫn tới thành công chứ không phải thông minh
Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành
công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Carol Dweck tại Đại học Stanford, người đã dành
nhiều năm nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ và hiệu quả công việc.
Trong nghiên cứu lần này, bà đã đưa ra kết luận rằng thái độ làm việc có thể được dùng để dự
đoán sự thành công, chứ không phải là chỉ số IQ.

Thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định (fixed mindset)
và nhận thức phát triển (growth mind).
Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt
với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn
tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp.
Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm
việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn họ chủ
động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới.
Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin.
Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là
cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng
vòng tay để chào đón sự thất bại.
Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất
bại. Vậy người có nhận thức phát triển nghĩ gì về sự thất bại?
Bà cho biết: “Sự thất bại là một dữ liệu, chúng ta đặt tên nó là thất bại và nhưng hơn nữa, nó
còn nói với chúng ta rằng “cách làm này không được và tôi là người giải quyết vấn đề, do đó tôi
sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn.” [...]
Chí Hiếu
(Lược dịch từ bài viết của tiến sĩ Travis Bradberry, đồng tác giả của cuốn sách bán chạy Emotional
Intelligence 2.0 và là tác giả của nhiều chương trình huấn luyện trí tuệ cảm xúc - Theo Business Insider)
(Theo www.vietnamnet.vn, 18/9/2015)

Câu 5. Theo bài viết, đâu là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công?
Câu 6. Theo nhà tâm lí học Carol Dweck, thái độ của con người thuộc vào một trong những
trạng thái cốt lõi nào?
Câu 7. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của Carol Dweck khi bà cho rằng: sự thành công
trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại? Vì sao?
Câu 8. Để thành công trong học tập, anh/chị tự nhận thấy cần xác định một thái độ học tập
như thế nào?
II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1. Trong trường ca Những người đi tới biển, Thanh Thảo viết:

Moon.vn - Học để khẳng định mình

2

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Từ câu hỏi được nhà thơ đặt ra bên trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ)
bàn về sứ mệnh của “những tuổi hai mươi” ngày hôm nay.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ dưới đây:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, tr.88)

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)

Moon.vn - Học để khẳng định mình

3

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

GỢI Ý ĐỀ SỐ 7
Chuyên đề: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
Cái thú chơi thanh đạm Nguyễn Tuân gợi lại trong văn bản là thú pha trà tàu lúc sớm mai.
Câu 2
Để chỉ cùng một đối tượng là cái ấm pha trà, nhà văn đã dùng nhiều cách gọi: cái ấm con

chuyên trà, chiếc ấm màu đỏ da chu, ấm, cái ấm độc ẩm, cái ấm trà tầu.
Câu 3
Văn bản thể hiện lòng yêu mến, trân trọng, thích thú, say mê… thú thưởng trà tàu lúc sớm mai
của cụ Ấm. Trong cái nhìn của Nguyễn Tuân, việc pha trà, thưởng trà đã được nâng lên thành nghệ
thuật và ông cụ Ấm như một người nghệ sĩ tài hoa.
Câu 4
Sự tài hoa của cụ Ấm được thể hiện ở sự am hiểu và thái độ nâng niu các vật dụng pha trà, sự
công phu, lễ nghi trong cách pha trà…
Câu 5
Theo bài viết, yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công là thái độ làm việc.
Câu 6
Theo nhà Carol Dweck, thái độ của con người thuộc một trong hai trạng thái cốt lõi: nhận thức
cố định (fixed mindset) và nhận thức phát triern (growth mind).
Câu 7
Thí sinh bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không với ý kiến của Carol Dweck khi bà cho rằng: sự
thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại và lí giải sự đồng
tình/không đồng tình bằng những lí lẽ thuyết phục.
Câu 8
Thí sinh xác định và trình bày về thái độ học tập nghiêm túc của bản thân để giành được thành
công cho chính mình.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1

Moon.vn - Học để khẳng định mình

4

Hotline: 0432 99 98 98



Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bàn về một tư tưởng đạo lí;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về ý nghĩa lời thơ, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn
đề cần bàn luận theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là
một số gợi ý:
* Giải thích ngắn gọn ý nghĩa lời thơ của Thanh Thảo
Lời thơ thể hiện trách nhiệm công dân của nhân vật trữ tình tôi trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước: tinh thần xả thân, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước.
* Bình luận vấn đề: trách nhiệm công dân của tuổi trẻ ngày nay
Thí sinh cần trình bày được ý kiến của mình về vấn đề bàn luận, trong đó cần nêu được:
- Vì sao mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của mình với Tổ quốc;
- Ý thức đó cần được thể hiện bằng những hành động cụ thể nào;
- Phê phán những hành động vị kỉ của một bộ phận giới trẻ hiện nay…
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò, sứ mệnh của tuổi trẻ đối với Tổ quốc dù ở thời chiến hay thời bình;
- Có những hành động cụ thể, thiết thực thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc.
Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.

2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về các tác giả Quang Dũng, Tố Hữu và tác phẩm Tây Tiến, Việt Bắc thí
sinh có thể cảm nhận về vẻ đẹp của hai đoạn thơ theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có
sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu vài nét về các tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc. Bài thơ Tây Tiến đã khắc
họa hình tượng người lính Tây Tiến với rất đẹp và đậm chất bi tráng.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

5

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

- Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền văn nghệ cách mạng. Bài thơ Việt Bắc vừa làm sống dậy
những kỉ niệm ân tình của đời sống cách mạng và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự thủy
chung của con người đối với quá khứ cách mạng.
- Giới thiệu hai đoạn thơ.
* Cảm nhận về hai đoạn thơ
- Về đoạn thơ trong Tây Tiến:
+ Thể thơ 7 chữ, bút pháp lãng mạn và ngòi bút tài hoa, ngôn ngữ giàu sức tạo hình, kết hợp
nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ...
+ Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về khung cảnh thiên nhiên miền Tây trên chặng đường hành
quân. Bức tranh thiên nhiên miền Tây với hai nét vẽ hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, lãng mạn; hình
ảnh người lính Tây Tiến thấp thoáng trên nền cảnh thiên nhiên vừa can trường, dũng cảm vừa trẻ

trung, yêu đời.
- Về đoạn thơ trong Việt Bắc:
+ Thể thơ lục bát uyển chuyển, kết cấu đoạn thơ độc đáo, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian,
hình ảnh thơ chọn lọc...
+ Nỗi nhớ của người đi (ta) về cảnh (hoa) và người Việt Bắc. Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc
hiện lên qua bộ tranh tứ bình với bốn mùa xuân hạ thu đông, với những hình ảnh, màu sắc, âm
thanh đặc trưng cho mỗi mùa; hình ảnh con người chan chứa ân tình, thủy chung son sắt.
* So sánh hai đoạn thơ
- Điểm tương đồng: nỗi nhớ da diết của chủ thể trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lính,
người cán bộ cách mạng những năm kháng chiến chống Pháp.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến tái hiện hình ảnh thiên nhiên miền Tây trong nỗi nhớ của nhân vật
trữ tình vừa lãng mạn, thơ mộng, hào hoa vừa hào hùng, dũng mãnh.
+ Đoạn thơ trong Việt Bắc là xúc cảm thiết tha, sâu lắng của nhà thơ, một tình cảm thủy chung
có tính truyền thống đạo lí của dân tộc, nhờ đó đã tạo nên dư âm khó quên trong lòng độc giả.
Giáo viên: Vũ Dung
Nguồn Moon.vn

Moon.vn - Học để khẳng định mình

6

Hotline: 0432 99 98 98



×