Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Free đề thi ngữ văn 2016 đề số 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.47 KB, 10 trang )

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

ĐỀ SỐ 12
Chuyên đề: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
Cùng thảo luận tại www.fb.com/groups/vanhoc.moon

I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chồi biếc
Dưới hai hàng cây
Tay ấm trong tay
Cùng anh sóng bước
Nắng đùa mái tóc
Chồi biếc trên cây
Lá vàng bay bay
Như ngàn cánh bướm
(Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc)
Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình


Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh
Và đời mai sau
Trên đường này nhỉ

Moon.vn - Học để khẳng định mình

1

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

Những đôi tri kỉ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc.
(Theo Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa thông tin, 1998, tr.7-8)

Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ Nắng đùa mái tóc.
Câu 3. Vì sao Xuân Quỳnh lại viết Lá vàng vẫn bay / Chồi non lại biếc để kết thúc bài thơ
thay vì viết Chồi non lại biếc / Lá vàng vẫn bay?
Câu 4. Từ văn bản, nêu cảm nhận của anh/chị về một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Một trong những ẩn dụ cổ xưa nhất trong việc con người tương tác với công nghệ chính là mối
quan hệ giữa chủ và nô lệ. Aristotle đã từng tưởng tượng rằng công nghệ có thể thay thế chế độ nô

lệ nếu như khung dệt trở nên hoàn toàn tự động. Vào thế kỷ 19, Oscar Wilde đã nhìn thấy tương
lai khi các cỗ máy đã thực hiện tất cả các chức năng lao động ngu si và đần độn, giải phóng cho
nhân loại để tự do làm nên “những điều tuyệt vời nhất” hay chỉ đơn giản là “chinh phục thế giới
với lòng ngưỡng mộ và thích thú”. Marx và Engels đã nhìn ra sự khác biệt. “Đám đông đang từng
ngày từng giờ bị lệ thuộc vào máy móc”, họ đã viết như thế trong tác phẩm Communist Manifesto
(Tuyên ngôn Cộng sản). Máy móc không hề giúp chúng ta khỏi ách nô lệ mà ngược lại chúng đã
trở thành một phương tiện nô lệ.
Ngày nay, những chiếc máy tính thường đóng cả hai vai trò. Ông Nicholas Carr, tác giả quyển
sách Atlantic năm 2008 với tựa đề sách “Liệu Google đang khiến chúng ta ngu muội đi?”, và cuốn
sách mới nhất của ông mang tựa đề “Chiếc lồng kính: Tự động hóa và chúng ta”, phân tích nhiều
lĩnh vực đương đại trong đó các phần mềm có khả năng tăng cường nhận thức của con người, từ
các chẩn đoán y học cho đến các chương trình mô hình kiến trúc. Như chính tiêu đề của nó, quyển
sách cũng đang hoài nghi rằng liệu công nghệ đang giam hãm hay giải phóng người sử dụng.
Nicholas Carr khẳng định rằng, chúng ta đang ngày càng bị giam cầm nhưng chính vì sự vô hình
của cảm giác công nghệ cao đã khiến cho chúng ta lầm tưởng mình đang tự do.
Để chứng minh, ông Carr đã lấy bằng chứng về những thợ săn Inuit ở miền Bắc Canada. Các
thế hệ thợ săn lớn tuổi thường theo dõi dấu vết của các con tuần lộc sinh sống trên khắp vùng lãnh
nguyên với độ chính xác đáng kinh ngạc, do họ đã ghi nhận kỹ lưỡng sự thay đổi của gió, hình
dạng dấu tuyết, các ngôi sao và tập tính thói quen của loài động vật. Nhưng các thợ săn trẻ tuổi
bắt đầu sử dụng các loại xe trượt tuyết và thiết bị định vị GPS, sức mạnh hoa tiêu của họ đã bị từ
chối. Thay vì theo kinh nghiệm bản thân, họ đã tin chắc vào các thiết bị định vị GPS và đã bỏ qua
những nguy hiểm đang chờ đón mình, tốc độ di chuyển trên các vách đá núi hay trượt trên bề mặt
băng mỏng. Và khi GPS bị bể hay pin bị đóng băng, tất sẽ dẫn đến việc cánh thợ săn trẻ bị tổn
thương.
Ông Carr còn nghiên cứu bao gồm các trường hợp khác: Ông mô tả cánh bác sĩ ngày nay trở
nên quá lệ thuộc vào những phần mềm hỗ trợ ra quyết định khi họ quan sát các tín hiệu quan
trọng từ bệnh nhân, song đôi khi họ cũng có thể gây ra các quyết định thiếu chính xác. Khả năng

Moon.vn - Học để khẳng định mình


2

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

vẽ mô hình của các kiến trúc sư cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi vẽ bằng tay trần thì họ chuyển
sang các nền tảng kỹ thuật số. Và ông Carr kể lại những trường hợp đáng sợ khi các phi công máy
bay thương mại thường tỏ ra lúng túng khi thực hiện các thao tác đơn giản trong những trường
hợp khẩn cấp, bởi vì họ quá lệ thuộc vào những hệ thống lái tự động. Bản thân ông Carr cũng
thừa nhận rằng những công nghệ này thường nhấn mạnh và hỗ trợ đắc lực cho các kỹ năng của
con người. […]
(Trích Google khiến cho học sinh ngày càng kém thông minh?, Nguyễn Thanh Hải,
báo Giáo dục và Thời đại, số 269, 2014, tr.6)

Câu 5. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
Câu 6. Nicholas Carr đã chứng minh sức tác động tiêu cực của công nghệ cao đến trí thông
minh và khả năng ứng phó nhanh nhạy của con người như thế nào?
Câu 7. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến của Nicholas Carr: chúng ta đang ngày càng bị
giam cầm nhưng chính vì sự vô hình của cảm giác công nghệ cao đã khiến cho chúng ta lầm tưởng
mình đang tự do?
Câu 8. Hãy đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của việc sử dụng trang tìm kiếm
Google tới chính bản thân anh/chị.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống
giản dị.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp nhân cách của những người dân

nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua các văn bản sau đây:
(1) Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần đến. Cả hai cùng mặc quần áo cánh. Bà mẹ
khoác một cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai. Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả. Vào
đến nhà, y lúng túng không biết đặt đâu. Bà mẹ trông thấy bảo Dần:
- Cho bu mượn cái đĩa đi, con!
Mặt Dần đã đỏ bừng. Hai đứa em nó, trông thấy, cười rúc rích. Nó lợi dụng câu sai của mẹ
chồng, để chạy tót ra chái đứng. Một lúc lâu nó cũng không vào. Thầy nó phải đỡ lấy chẽ cau ở
tay bà mẹ chồng, đặt lên giường thờ mẹ nó. Rồi thầy nó nói thật to:
- Đi nấu nước đi con!
Không thấy con gái thưa, ông phải bảo thằng con trai lớn:
- Chạy ra bảo chị đun ấm nước.
Rồi ông thân hành đi lấy chìa vôi ra để têm trầu. Bà mẹ chồng có lời ngay:
- Thưa ông, ông đã có lòng thương đến cháu, mà xét ra, như thế này thì thật ông thương quá,
thương mọi nhẽ, cái gì ông cũng châm chước đi cho cả, khiến chúng tôi cảm tạ cái bụng ông mà
lại lấy làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắm. Chúng tôi xử thế này thật quả là không phải.
Nhưng lạy Trời, lạy Đất!... Chúng tôi cũng muốn nghĩ thế nào kia nhưng ông trời ông ấy chỉ cho
nghĩ đến thế thôi, thì cũng phải rầu lòng mà chín bỏ làm mười, chứ như ông thì thật một bỏ làm
mười, mà không được một cũng bỏ làm mười. Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được.
Giá phải bố vợ như bố vợ nhà khác, nhất nhất cái gì cũng bắt đủ lề lối, thì nhà như chúng tôi lấy

Moon.vn - Học để khẳng định mình

3

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY


gì mà lo được? Ít là cháu suốt đời không có vợ. Nhưng phúc làm sao, lại gặp được ông bố vợ
thương con rể như ông, thì có phải ông trời ông ấy cũng còn thương nhà chúng tôi lắm lắm
không?
Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện
cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ - trước là lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta,
sau nữa ông lại cho cháu lễ sống ông, (chẳng có tiền bạc gạo lợn, hay mâm cao cỗ đầy thì cũng
phải lấy đầu làm lễ gọi là chút lòng thành của con, cháu các cụ) - rồi xin phép ông để chúng tôi
đưa cháu về nhà làm ăn.
Đáp lại bao nhiêu lời bóng bẩy, xa xôi ấy, ông bố vợ chỉ trả lời gọn thon lỏn một câu:
- Vâng! Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.
Rồi ông lại cất cao giọng, bảo con:
- Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé!
Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay,
chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới
chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược... Chao ôi!
Buồn biết mấy?... Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người
ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau,
bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... À, thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn,
chẳng phải vì cớ gì khác mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng, Dần đi lấy chồng, không ai trông coi
vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa... Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của
bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn. Bà thông gia, trái lại nhiều lời lắm. Bà vui vẻ. Bà nói
luôn. Bởi tài ăn nói của người ta, một đời mới có dịp dùng đến độ vài lần. Bà thì chỉ một lần thôi,
bởi vì bà có mỗi một mống con trai. Lấy một con vợ cho con, có dễ đâu? Nhất là mình lại không có
nhiều tiền. Công việc phải qua mấy mươi nấc, mấy mươi cầu. Chưa cưới được vợ về cho con, thì
còn là đi lại mỏi chân, van ông lạy bà sái hàm răng... Công việc của bà, mười phần xong đến chín
phần rồi. Còn một tí chút nữa mà thôi. Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả? Người
ta gả con gái, đã chẳng được gì thì cũng phải được lời nói mát lòng, mát ruột cho hả dạ...
Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng
không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai đứa bé cũng không thể đi

mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành
kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.
Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy
trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần sồng cộc xẫng và đụp những
miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá,
đã xé cụt gần đến nách. Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần.
Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình
xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ...
(Trích Một đám cưới, Nam Cao, Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2000, tr.245-247)

(2) - U đã về đấy!
Hắn lật đật chạy ra đón.
- Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

4

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi:
- Có việc gì thế vậy?
- Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào.
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão
càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại

đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái
Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn
ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại
nhìn con tỏ ý không hiểu.
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần
nữa:
- U đã về ạ!
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ:
- Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng
qua nó cũng là cái số cả...
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ
sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho
con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...
Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau
sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài, ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà
áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta
mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo
lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó
yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra
sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may mà ông giời
cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về

sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng
uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào
khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão

Moon.vn - Học để khẳng định mình

5

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng
nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người
đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân
mật:
- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta
chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to
đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.28-29)

Moon.vn - Học để khẳng định mình


6

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

GỢI Ý ĐỀ SỐ 12
Chuyên đề: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: nhân hóa (nắng đùa).
Câu 3
Trật tự Lá vàng vẫn bay/ Chồi non lại biếc thể hiện qui luật của tự nhiên (lá vàng rụng - chồi
non đâm mầm); bộc lộ niềm tin tưởng, hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Câu 4
Thí sinh trình bày cảm nhận về một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình: khát khao hạnh
phúc / nhạy cảm với những âu lo về sự đổi thay / niềm tin vào đích đến cuối cùng của tình yêu.
Câu 5
Đoạn trích đề cập đến sự ảnh hưởng tiêu cực của máy móc công nghệ hiện đại tới con người.
Câu 6
Nicholas Carr đã chứng minh sức tác động tiêu cực của công nghệ cao đến trí thông minh và
khả năng ứng phó nhanh nhạy của con người thông qua hàng loạt dẫn chứng: việc những người thợ

săn trẻ tuổi đã thất bại khi sử dụng các thiết bị định vị trên các vách đá núi hay trượt trên bề mặt
băng mỏng; việc các bác sĩ đưa ra các quyết định thiếu chính xác khi quá lệ thuộc vào kết quả do
các phần mềm hỗ trợ đưa đến; khả năng vẽ mô hình của các kiến trúc sư cũng bị ảnh hưởng nặng
nề khi họ chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số; các phi công máy bay thương mại thường lúng
túng bởi họ quá lệ thuộc vào những hệ thống lái tự động.
Câu 7
Ý kiến của Nicholas Carr thực chất là sự khẳng định tính chất lệ thuộc của con người đối với
các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại. Ông cũng cho rằng chính con người lại không nhận
thức được sự lệ thuộc đó.
Câu 8
Thí sinh tự đánh giá một cách thẳng thắn, nghiêm túc những tác động tích cực và tiêu cực của
trang tìm kiếm Google tới bản thân.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

7

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bàn về một tư tưởng đạo lí;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;

- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về một tư tưởng, đạo lí, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của mình về
vấn đề cần bàn luận theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là
một số gợi ý:
* Giải thích ngắn gọn khái niệm giản dị
- Giản dị là đơn giản, bình dị, không xa hoa, lãng phí nhưng cũng không giản đơn, tuềnh
toàng.
- Giản dị là phẩm chất, đức tính, là lối sống đẹp của con người.
* Bình luận
Thí sinh cần trình bày được ý kiến của mình về vấn đề bàn luận, trong đó cần nêu được:
- Vì sao con người phải lối sống giản dị?;
- Sống giản dị là sống như thế nào?;
- Sống giản dị có ý nghĩa gì cho cuộc đời?;
- Phân biệt lối sống giản dị với lối sống khắc kỉ, khổ hạnh...
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được giá trị của lối sống giản dị;
- Thực hành lối sống giản dị trong hoàn cảnh của bản thân.
Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về các tác giả Nam Cao, Kim Lân và các tác phẩm Một đám cưới, Vợ
nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp nhân cách của những người nông
dân trong hai đoạn trích theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới
đây là một số gợi ý:


Moon.vn - Học để khẳng định mình

8

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
- Nam Cao và Kim Lân là hai nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Cả
hai nhà văn đều có những trang viết rất hay về người nông dân.
- Một đám cưới (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân) là những áng văn chân thực lột tả thân phận
rẻ rúng của người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Hai đoạn trích khắc họa đậm nét cuộc đời, số phận cũng như vẻ đẹp nhân cách của người
nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
* Khái quát những nét tương đồng trong hai văn bản đã cho ở đề bài
- Hai văn bản được rút ra từ hai tác phẩm hiện thực tiêu biểu của hai nhà văn hiện thực xuất
sắc Nam Cao và Kim Lân, cùng xây dựng một tình huống éo le: đám cưới diễn ra giữa những ngày
đói khổ, quay quắt nhất của cuộc đời.
- Hai văn bản cùng chung đề tài (người nông dân nghèo, người lao động nghèo); chủ đề (phản
ánh cuộc đời, số phận tăm tối, bế tắc và ngợi ca tình cảm chân thật, tình yêu thương chân thành
giữa những con người nghèo khó...).
* Nêu cảm nhận về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo
trước Cách mạng được thể hiện thông qua các văn bản
- Các nhân vật được xây dựng trong mỗi truyện ngắn đều có chung một cuộc đời, số phận
nghèo đói, tủi cực:
+ Bố con Dần là những người nông dân nghèo, dù có nhà, có đất nhưng cuộc sống quá đỗi

túng đói; mẹ con anh cu Tràng chỉ là những người dân ngụ cư, sống lay lắt trong cơn bão đói
khủng khiếp đang quét qua khắp đường thôn, ngõ phố.
+ Cảnh đời cơ cực của mỗi gia đình được tô đậm trong tình huống éo le: đám cưới giữa ngày
đói. Bởi đói nên đám cưới của Dần chỉ qua loa, sơ sài với chẽ cau cúng tổ tiên, cúng mẹ. Cảnh đưa
dâu cũng ám ảnh lòng người: Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình
xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ... Bởi đói nên người đàn bà chấp nhận theo không
Tràng để may ra kiếm được miếng ăn qua ngày đoạn tháng, nên một anh chàng nghèo khổ, hâm
hấp, lại là dân ngụ cư như Tràng mới có được vợ. Đám cưới của Tràng không có lấy một chẽ cau
để cúng tổ tiên chứ đâu nói đến dăm ba mâm cỗ cho đỡ tủi... Hai cặp dâu - rể trong ngày trọng đại
nhất cuộc đời không có pháo nổ rượu hồng, không cỗ bàn linh đình, không người đưa rước hân
hoan. Các mẹ cha thì chỉ ngậm ngùi mênh mang một nỗi thương con khôn xiết...
- Mỗi đoạn truyện tuy vẽ lên những cảnh tượng thảm đạm, tăm tối nhưng thực sự vẫn ấm áp
bởi tình người chan chứa. Ông bố, bà mẹ nào trong nỗi xót xa cũng thương con hết mực. Lòng yêu
thương của bố Dần, của bà mẹ chồng Dần, của bà cụ Tứ dành cho các con của mình đã xua vợi
phần nào nỗi tê tái trong lòng mỗi đứa con, nỗi xót xa trong lòng độc giả.
Thí sinh phân tích diễn biến tâm trạng của ông bố Dần và bà cụ Tứ để thấy được lòng nhân
hậu, bao dung, vị tha của các nhân vật.
* Nhận xét, đánh giá
- Thông qua việc phản ánh cuộc đời, số phận tăm tối, cực nhục và vẻ đẹp nhân cách của những
người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, các nhà văn Nam Cao, Kim Lân đã mang
đến mỗi tác phẩm đồng thời giá trị hiện thực và giá trị nhân bản. Người đọc cảm nhận được nhãn

Moon.vn - Học để khẳng định mình

9

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung


Facebook: DungVuThi.HY

quan hiện thực sắc bén cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc trong mỗi nghệ sĩ.
- Để khắc họa thành công hình tượng người lao động nghèo trước Cách mạng, các nhà văn đã
dụng tâm, và dụng công, đã thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia với các nhân vật và vô cùng tinh tế khi
miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật hay lựa chọn cách kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu...
- Thông qua mỗi đoạn truyện, người đọc hôm nay có thể hình dung rõ nét về cuộc đời, số
phận, về nhân cách con người Việt Nam trước đây, từ đó đồng cảm, yêu thương họ và biết nâng
niu, trân trọng hơn sự sống ngày hôm nay.
Giáo viên Vũ Dung
Nguồn Moon.vn

Moon.vn - Học để khẳng định mình

10

Hotline: 0432 99 98 98



×