Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
ĐỀ SỐ 13
Chuyên đề: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm
nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của
hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm,
cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng
hạt cốm một còn giữ lại để cái ấm của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời
sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái Vòng đỗ
gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy
may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy,
hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo
léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ
được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
(Trích Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam,
theo Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2003, tr.160)
Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2. Tìm câu văn chứa ý chính của đoạn.
Câu 3. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức cốm được thể hiện
như thế nào?
Câu 4. Nêu cảm nhận riêng của anh/chị về “thức quà của lúa non: cốm”.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Tranh Đông Hồ
Đông Hồ, làng nhỏ nằm bên bờ sông Đuống đã trở thành một địa danh văn hóa quen thuộc
với mọi người. Người họa sĩ Đông Hồ vẽ tranh bằng bút lông chấm mực tàu trên giấy bản. Sau đó
tranh nét được khắc trên ván gỗ thị vàng ươm. Chỉ khắc trên gỗ thị vì gỗ thị mềm, mịn, dai. Ngọn
dao khắc sắc lẻm tung tẩy trên phiến gỗ thị làm nên những bản khắc quý giá.
Bản khắc được in trên giấy điệp. Tờ giấy điệp cũng là một kì công của kĩ thuật chế tạo giấy
đời xưa. Giấy làm từ vỏ cây dó. Vỏ dó được giã nhuyễn, ninh kĩ, hớt lấy những sợi tơ mềm như
mạng nhện. Sợi tơ đan dệt nên tờ giấy xốp, dai, mềm mại như lụa. Rồi người ta lấy vỏ sò, hến, trai,
điệp,… đem nung như nung vôi. Chất liệu vụn như cám và có màu óng ánh sa-phia ấy gọi là điệp.
Điệp trộn với hồ quết lên giấy dó thành tờ điệp.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
1
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Tranh Đông Hồ được in trên tờ điệp. Họa sĩ Đông Hồ xưa kia tô màu tranh bằng chất liệu
thiên nhiên. Lá tre đốt ủ kĩ làm màu đen. Lá chàm cho màu xanh. Rỉ đồng cho màu lam. Nhựa
thông cho màu hổ phách. Quả dành dành cho màu vàng. Son đồi cho màu đỏ. Vỏ trứng giã nhỏ
trộn hồ cho màu trắng. Những chất liệu tự nhiên ấy đã làm nên sắc màu kì diệu quý giá của tranh
dân gian Đông Hồ.
Hàng trăm tác phẩm nổi tiếng đã sinh ra từ làng tranh này. Bộ Tố nữ là bốn “hoa hậu” Việt
Nam thời xưa, là những Vê-nuýt (Venus) phương Đông. Hứng dừa vừa có màu sắc trữ tình vừa hài
hước. Tranh Chuột kiệu anh đi trước, võng nàng đi sau diễn tả vẻ tưng bừng của ngày vinh quy.
Thầy đồ cóc là hình ảnh của “nền giáo dục” thời xa xưa. Đánh ghen là tiếng cười phê phán. Quen
thuộc nhất, nổi tiếng nhất dòng tranh Đông Hồ là tranh Gà, tranh Lợn. Lợn nái ăn dáy thật đẹp
được cách điệu lạ mắt nhất là cái khoáy tròn âm dương. Đó thực sự là nét tài hoa, là thần bút của
họa sĩ dân gian. Bức Đàn lợn mẹ con cũng vậy, con lợn nào trên mình cũng có khoáy âm dương!
Xưa tháng chạp là tháng bán tranh Tết. Khắp các chợ cùng quê đều có những người phụ nữ
Đông Hồ nón ba tầm, áo dài thắt vạt, đòn gánh cong quẩy hai bồ tranh đi bán. Người đi sắm hàng
Tết thường không bao giờ bỏ qua hàng tranh. Dăm xu lẻ đã mua được một bức Tiến tài, Tiến lộc,
Phú quý, Vinh hoa về dán cửa đón xuân gửi gắm ước mơ mỗi độ Tết đến, xuân về.
(Theo Bài tập Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.26-27)
Câu 5. Vì sao bản khắc tranh Đông Hồ chỉ khắc trên gỗ thị?
Câu 6. Họa sĩ Đông Hồ xưa tạo màu cho tranh Đông Hồ từ những chất liệu nào?
Câu 7. Văn bản thể hiện tình cảm, thái độ gì của người viết?
Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tranh Đông Hồ qua hai câu thơ sau:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
(Trích Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về đức hi
sinh, sự sẻ chia của con người trong hoạn nạn qua câu chuyện dưới đây:
Cậu bé “huyền thoại” trong thảm họa ở Nhật Bản
“... Tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát
thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến
một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp
hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó
đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã
chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi,
100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của
nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến
thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô
tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài,tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: “Đợi
tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
2
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường nó sẽ ăn ngấu
nghiến ngay lúc đó nhưng không, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát
thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô
cùng , mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: “Bởi vì còn có nhiều
người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không
nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng
có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài
học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn
nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước
này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn
nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi
lâm chung dạy lại cho tôi đó là “Nhân sinh nhất mộng, bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị
Phật”. Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những
điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi
cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư
không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì
không gia đình nữa”.
Câu chuyện về cậu bé 9 tuổi giàu nghị lực và đức hi sinh này nhanh chóng lan truyền khắp
internet các nước. Và khi đọc câu chuyện này, chưa ai biết cậu là ai nhưng trong lòng họ, cậu đã
trở thành một anh hùng, một huyền thoại trong thảm họa ở Nhật vừa qua.
(Theo ione.vnexpress.net, ngày 19/3/2011)
Câu 2. Trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa
Điềm đã cảm nhận về đất nước thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên
nhiều phương diện.
Anh/Chị hãy phân tích sự cảm nhận đó của nhà thơ trên một phương diện cụ thể.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
3
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
GỢI Ý GIẢI ĐỀ SỐ 13
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2
Câu văn chứa ý chính của đoạn: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn
từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ..
Câu 3
Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả trong việc thưởng thức cốm được thể hiện trên các
phương diện:
- Cốm được tác giả gọi là thức quà chứ không phải là “thứ quà”. “Thứ” thì đơn thuần phân biệt
cốm với các loại quà khác nhưng với cách gọi thức quà, tác giả đã khiến cốm trở lên trang trọng,
đặc biệt.
- Thưởng thức cốm không chỉ đơn thuần là ăn mà còn là sự cảm nhận một cách tinh tế hương
vị của cốm bằng mọi giác quan: khứu giác (mùi thơm phức của lúa mới, của hoa dại ven bờ, mùi
hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một), thị giác (màu xanh của cốm, cái tươi mát của
lá non), vị giác (chất ngọt của cốm), xúc giác (nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve).
- Trực tiếp bày tỏ trực tiếp thái độ nâng niu, trân trọng ở lời nhắc nhở mọi người trong cách
thưởng thức cốm sao cho tinh tế, thanh nhã: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.,
Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt
ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn
nại của thần Lúa…
- Ngòi bút miêu tả kết hợp với dòng suy tưởng thấm đẫm tình cảm trân trọng, ngợi ca truyền
thống văn hóa dân tộc của nhà văn.
Câu 4
Thí sinh phải nêu được cảm nhận riêng của mình về “một thứ quà của lúa non: cốm”, tránh sao
chép lại lời văn của Thạch Lam.
Câu 5
Bản khắc tranh Đông Hồ chỉ khắc trên gỗ thị vì gỗ thị mềm, mịn và dai.
Câu 6
Họa sĩ Đông Hồ xưa tạo màu cho tranh Đông Hồ từ những chất liệu thiên nhiên: màu đen
được lấy từ lá tre đốt ủ kĩ, màu xanh được lấy từ lá chàm, màu lam lấy từ rỉ đồng, màu hổ phách
lấy từ nhựa thông, màu vàng lấy từ quả dành dành, màu đỏ lấy từ son đồi, màu trắng lấy từ vỏ
trứng giã nhỏ trộn hồ.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
4
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Câu 7
Văn bản thể hiện lòng yêu mến, trân trọng và tự hào của người viết đối với một vẻ đẹp văn hóa
truyền thống của người Việt là tranh Đông Hồ.
Câu 8
Hai câu thơ của Hoàng Cầm đã thu vào trong nó vẻ đẹp hồn cốt của tranh Đông Hồ: nét tươi
trong, màu dân tộc sáng bừng. Đó là những bức tranh gợi đời sống giản dị, thân thuộc, bình yên
mà no ấm, trù phú của cuộc sống người lao động (tranh gà - lợn) với sắc màu tươi sáng, đầm ấm
với phong cách nghệ thuật dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bàn về một tư tưởng đạo lí;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về một tư tưởng, đạo lí tốt đẹp, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của
mình về vấn đề cần bàn luận theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Dưới đây là một số gợi ý:
* Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện
Câu chuyện ngợi ca nghĩa cử cao đẹp của cậu bé 9 tuổi người Nhật trong thảm họa của đất
nước, từ đó khẳng định giá trị của lối sống vị tha, hi sinh, biết sẻ chia của con người trong hoạn
nạn.
* Bình luận về đức hi sinh, sự sẻ chia của con người trong hoạn nạn
Thí sinh cần trình bày được ý kiến của mình về vấn đề bàn luận, trong đó cần nêu được:
- Lí do con người sống cần biết hi sinh, sẻ chia với đồng loại;
- Những biểu hiện phong phú của lối sống vị tha, hi sinh, biết sẻ chia của con người trong thực
tiễn đời sống;
- Ý nghĩa, giá trị của lối sống vị tha, hi sinh;
- Mở rộng: Sống vị tha, hi sinh khác với mù quáng hay liều lĩnh hi sinh; không nên để lòng vị
tha, sự sẻ chia của ta bị người xấu lợi dụng...
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được đức hi sinh, sự sẻ chia là một trong những biểu hiện tốt đẹp của nhân cách
cao đẹp. Biết sống vị tha, hi sinh con người vượt lên trên mọi khó khăn, hoạn nạn trong cuộc đời.
- Có lối sống vị tha, hi sinh, biết sẻ chia với những người sống xung quanh mình.
Câu 2
Moon.vn - Học để khẳng định mình
5
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, thí sinh có thể lựa
chọn và phân tích cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua một phương diện cụ thể theo
những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, trích đoạn, vấn đề cần nghị luận
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu trưởng thành từ phong trào thơ trẻ
chống Mĩ. Thơ ông rất giàu chất suy tưởng và đậm chất triết lí.
- Trích đoạn Đất Nước được rút ra từ trường ca Mặt đường khát vọng.
- Trong trích đoạn, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước trên các phương diện cụ thể.
* Phân tích sự cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua một phương diện cụ
thể
Trong trích đoạn, tác giả tập trung thể hiện sự cảm nhận về đất nước thông qua vai trò, những
hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều phương diện: chiều rộng của không gian địa lí,
chiều dài của truyền thống lịch sử và chiều sâu của văn hóa.
Thí sinh lựa chọn và phân tích sự cảm nhận đó thông qua một phương diện cụ thể.
Phương diện không gian địa lí
- Đoạn đầu: Những người vợ nhớ chồng … hóa núi sông ta
+ Nghệ thuật:
Biện pháp liệt kê tạo ấn tượng về vẻ đẹp dồi dào, phong phú của những thắng cảnh, những dấu tích.
Những thắng cảnh, những dấu tích ở mọi miền của Tổ quốc đều hiện diện: miền Bắc có vịnh Hạ Long, có
núi Vọng Phu, có dấu tích của thời đại Hùng Vương và có những ao đầm mà gót ngựa Thánh Gióng để
lại,... Miền Trung có núi Bút, non Nghiên. Miền Nam có dòng Cửu Long và những địa danh như Ông Đốc,
Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,... Có khi là dấu tích lịch sử chống giặc ngoại xâm oai hùng (Thánh Gióng),
có khi là dấu tích của thời kì dựng nước và giữ nước (chín mươi chín con voi), có khi lại là thắng cảnh mà
người Việt Nam đều tự hào (vịnh Hạ Long, núi Bút, non Nghiên),...
Kết cấu lời thơ: Chủ ngữ (danh từ số nhiều, không xác định) + góp... nhấn mạnh công lao to lớn của
nhân dân đối với Đất Nước, đồng thời thể hiện sự ghi nhận, trân trọng thành kính, thiêng liêng đối với công
lao đó.
+ Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiều sâu và là một phát
hiện mới mẻ:
Những cảnh quan thiên nhiên kì thú (đá Vọng Phu, núi Con Cóc, núi Con Gà, hòn Trống Mái…) gắn
liền với đời sống dân tộc, nó chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm
thụ qua tâm hồn và qua lịch sử của dân tộc. Nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng qua các
Moon.vn - Học để khẳng định mình
6
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu, cũng như nếu không có truyền
thuyết Hùng Vương dựng nước thì không hề có sự cảm nhận như vậy về vẻ hùng vĩ của vùng núi đồi xung
quanh đền Vua Hùng…
Đoạn thơ qui nạp hàng loạt hiện tượng để đưa đến một khái quát sâu sắc: Đất Nước là sự hóa thân kì
diệu của Nhân dân và những truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc: những cặp vợ chồng thủy chung,
người học trò nghèo hiếu học, những con người bình dị, vô danh nhưng thiết tha yêu nước, ngùn ngụt lửa
căm thù trước giặc ngoại xâm, những người có công với dân với nước… (Và ở đâu … núi sông ta).
2. Phương diện chiều dài lịch sử
- Đất Nước được nhà thơ cảm nhận không phải bằng sự hiện diện của các triều đại trong lịch sử, bằng
các vĩ nhân đã được ghi danh trong sử sách (trong Bình Ngô đại cáo: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần … cũng có),
mà bằng chính cuộc đời của những con người bình dị vô danh, không ai nhớ mặt đặt tên.
- Đại từ họ được lặp đi lặp lại, đặt ở đầu mỗi câu thơ cùng các động từ giữ, truyền, gánh làm nổi bật
lên vai trò của Nhân dân đối với Đất Nước: Tuy bình dị, vô danh nhưng chính những con người ấy đã gìn
giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước, của
dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên xã tên làng… Và chính họ là những người khi có ngoại xâm thì
chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại.
3. Phương diện chiều sâu văn hóa, tư tưởng
- Mạch cảm xúc của đoạn thơ cứ tụ dần để cuối cùng dẫn tới cao trào, làm bật lên tư tưởng cốt lõi của
cả bài thơ:
Đất nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Câu thơ với hai vế song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa về Đất Nước thật giản dị mà cũng thật
độc đáo: Đất Nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, Đất Nước là của nhân dân;
muốn hiểu đất nước phải hiểu vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của nhân dân phải tìm trong văn hóa tinh thần của
nhân dân: đó là văn hóa dân gian, là truyện thần thoại, truyện cổ tích, là dân ca, ca dao...
- Vận dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo: Không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý và hình
ảnh. Trong cả kho tàng ca dao, dân ca, tác giả chỉ chọn lọc ba câu để nói về ba phương diện quan trọng
nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:
+ Thật say đắm trong tình yêu (yêu em từ thuở trong nôi);
+ Quí trọng tình nghĩa (quí công cầm vàng những ngày lặn lội);
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (trồng tre đợi ngày thành gậy, đi trả thù mà không sợ dài lâu).
* Nhận xét, đánh giá
- Cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm góp phần thể hiện một tư tưởng hết sức mới mẻ,
khẳng định vai trò của nhân dân với đất nước: tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
- Hình thức biểu đạt giàu suy tư, giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha.
Giáo viên Vũ Dung
Nguồn: Moon.vn
Moon.vn - Học để khẳng định mình
7
Hotline: 0432 99 98 98