Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Free đề thi ngữ văn 2016 đề số 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.89 KB, 5 trang )

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

ĐỀ SỐ 14
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]

I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Nhưng những buổi tối có trăng thì dù chẳng có ai, Điền cũng khuân đủ bốn cái ghế ra sân. Rồi
Điền gọi vợ con ra. Vợ bế con nhỏ ngồi một chiếc. Con lớn một chiếc. Còn một chiếc Điền dùng
làm gác chân. Họ ngồi ghế, đợi trăng lên. Nếu con nhỏ không khóc, con lớn không bắt gãi thì hạnh
phúc thật hoàn toàn. Gió thổi tan những lo lắng, chua cay nhất ở lòng. Ánh trăng êm xoa nước
mát lên da. Da mềm dịu. Những nét cau có chìm đi tất cả. Trán vợ Điền hóa ra phẳng phiu, mặt
thị tươi hẳn. Thị trẻ ra đến mười tuổi. Những phút thảnh thơi ấy, sao mà thị hiền dịu thế! đáng yêu
đến thế! Điền không nhận ra một chút gì ở thị nó có dính dáng đến người đàn bà cau có vẫn ngoác
mồm ra mắng con, mắng con ở, mắng mèo, mắng chó khiến nhà cứ om lên suốt ngày. Thị cúi
xuống đứa con nhỏ, đồng thời ngước đôi mắt ây yếm nhìn con lớn. Đứa con lớn cười với thị. Thị cười
với nó. Thị cười với chồng. Điền nhìn vợ, nhìn con, lòng sung sướng. Điền mỉm cười với trăng.
Điền rất yêu trăng. Cái ấy cũng là thường, bởi óc Điền đẫm văn thơ. [...]
Tối nay lại có trăng. Nhưng Điền chỉ đem có hai cái ghế ra sân. Vợ Điền hôm nay luật quật
suốt cả ngày. Con ở xin đi ăn giỗ một hôm. Thị lại phải dệt mải lấy tấm vải để mai đi bán về đưa
lãi nợ. Dệt xong thị vội vàng đi đòi món tiền. Về đến nhà, con bé khóc hết hơi. Con lớn thì lem
luốc, mũi dài nghếch ngoác bôi đầy mặt. Nhà cửa còn bề bộn. Con ở vẫn chưa về. Mình thị biết
xoay xở làm sao kịp? Thị thấy lòng sôi lên sùng sục, thị giậm chân bành bạch kêu trời. Thị đánh
con lớn, chửi con nhỏ, quăng cái chổi, đá cái thúng, và càu nhàu trống không. Rồi thị bế con đi
nằm sớm. Đứa con lớn thút thít khóc chán cũng lăn ra ngủ. Mình Điền ngồi ngoài sân. Điền cố
thản nhiên. Nhưng da mặt cứ rồm rộm: nó có vẻ dày lên và tê tê. Điền thấy gần như tủi cực. [...]


Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội
lên mạnh mẽ, chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội
lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh. Điền cứ đứng
trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy, tất cả những vang động của đời...
... Sáng hôm sau, Điền ngồi viết, giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ
ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.
(Trích Trăng sáng - Nam Cao)

Moon.vn - Học để khẳng định mình

1

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

Câu 1. Chỉ ra quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 2. Nhân vật Điền trong đoạn trích là ai?
Câu 3. Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ gì của nhà văn Nam Cao đối với nhân vật Điền?
Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận của nhân vật Điền.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
(1) Quốc gia nào cũng có những điểm mạnh điểm yếu riêng. Việt Nam là một nước nhỏ, thấp
và vị trí không thuận lợi. Ta không phải là dân tộc có nền văn minh kì vĩ, giàu có hay lâu đời như
Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Nhật Bản, Nga, Pháp,… Thậm chí một tôn giáo riêng, chữ viết riêng
chúng ta còn phải vay mượn. Xét về hiện đại thì chúng ta càng không phải là một quốc gia hùng
mạnh về kinh tế, công nghệ. Nếu xét về tính cạnh tranh thì Việt Nam còn yếu tố bất lợi thứ ba, đó

là đứng cạnh một quốc gia quá lớn mạnh so với ta về nhiều mặt. Điều này tương tự như một con
thuyền nhỏ sẽ rất khó lèo lái khi đi cạnh một hạm thuyền lớn.
(2) Tuy nhiên, các yếu tố trên không hoàn toàn chỉ là bất lợi. Trên đường có nhiều xe chạy.
Nếu khi tắc nghẽn, xe nhỏ có thể luồn lách, băng lên trước. Nếu va quệt, tai nạn thì đỡ thiệt hại
hơn, dễ khắc phục hơn.
(3) Hội nhập WTO là một cơ hội tốt để được cộng hưởng, hội tụ từ lực bên trong tới thế giới
bên ngoài. Ở bên trong, kinh tế luôn tăng trưởng khá ngoạn mục. Việt Nam đã chứng tỏ mình là
một quốc gia thật sự an toàn, hòa bình và thân thiện, cởi mở. Thế cờ quốc tế cũng đang có nhiều
điểm lợi cho ta. Con thuyền Việt Nam đã nhập vào dòng chảy phát triển thì cho dù ta chưa đẩy
mạnh được thuyền thì cũng đã được dòng nước đưa đi. Ta chỉ cần không ngược mái chèo, không
lạc hướng, đừng phạm luật để bị loại ra và hãy cố chạy cho nhanh mà thôi.
(4) Vấn đề là bây giờ Việt Nam cần làm gì để tận dụng thế cờ. Với bên ngoài, ta phải tránh
căn bệnh kiêu ngạo mà hãy luôn khiêm tốn. Ngược lại, ta cũng không thể tự ti. Kiêu ngạo và tự ti
đều đã từng làm nên những ổ khóa, xích xiềng giam giữ và trói buộc chúng ta sau cánh cửa lạc
hậu và ngột ngạt. Cũng đừng nên cảnh giác một cách cực đoan. Hãy mở rộng cửa cho tất cả
những người Việt nào có thể đem lại lợi ích cho dân tộc. Hãy khơi dậy, phát huy, vun trồng những
giá trị, tài năng và sức mạnh dân tộc, như Bác Hồ đã từng thu hút xung quanh mình những
Nguyễn Văn Tố, Huỳnh Thúc Kháng…
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.54-55)

Câu 5. Trong đoạn (1), người viết đã chỉ ra những điểm bất lợi nào của Việt Nam so với các
nước khác trên thế giới?
Câu 6. Trong đoạn (3), biện pháp tu từ nào được sử dụng để sáng tạo hình ảnh con thuyền Việt Nam?
Câu 7. Anh/Chị hiểu thế nào là kiêu ngạo và tự ti?
Câu 8. Là một người Việt trẻ, anh/chị đã và có thể làm gì để góp phần dựng xây đất nước?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tự trọng.
Câu 2. Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Kết cấu bài thơ dựa trên sự
tương đồng giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu với những con sóng.
Anh/Chị hãy làm rõ nhận định trên.


Moon.vn - Học để khẳng định mình

2

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

GỢI Ý ĐỀ SỐ 14
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
Quan niệm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện trong đoạn trích: Nghệ thuật không cần
phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ
kia, thoát ra từ những kiếp lầm than.  Văn chương phải có giá trị hiện thực.
Câu 2
Nhân vật Điền trong đoạn trích là một văn sĩ (trí thức) nghèo.
Câu 3
Đoạn trích thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, xót xa và lòng yêu thương của Nam Cao dành cho
kiếp đời tăm tối, cực nhục của nhân vật.
Câu 4
Cuộc đời, số phận Điền:
Câu 5

Trong đoạn (1), người viết đã chỉ ra ba điểm bất lợi của Việt Nam so với các nước khác trên
thế giới:
- Việt Nam là một nước nhỏ, thấp và vị trí không thuận lợi; không có nền văn minh kì vĩ, giàu
có; không có tôn giáo, chữ viết riêng;
- Việt Nam không phải là quốc gia hùng mạnh về kinh tế, công nghệ;
- Việt Nam đứng cạnh một quốc gia quá lớn mạnh so với ta về nhiều mặt.
Câu 6
Trong đoạn (3), hình ảnh con thuyền Việt Nam đã được sáng tạo theo phương thức ẩn dụ.
Câu 7
- Kiêu ngạo là tự cho mình hơn người, coi thường người khác.
- Tự ti là tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

3

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

Câu 8
Thí sinh trình bày những việc đã và có thể làm để góp phần dựng xây đất nước, như: nỗ lực
học tập, rèn luyện đạo đức, giữ gìn vệ sinh môi trường, giúp bố mẹ những công việc có ích để tăng
thu nhập cho gia đình, tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ nơi mình sinh sống…
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bàn về một tư tưởng đạo lí;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về một tư tưởng, đạo lí tốt đẹp, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của
mình về vấn đề cần bàn luận theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Dưới đây là một số gợi ý:
* Giải thích ngắn gọn khái niệm “tự trọng”
Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình. Tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.
* Bình luận về lòng tự trọng
- Biểu hiện của lòng tự trọng:
+ Không có những suy nghĩ xấu xa, cực đoan, luôn biết suy nghĩ tích cực, trong sáng, lành
mạnh; không nói những lời làm tổn thương bản thân và tổn thương người khác; biết yêu thương,
biết tự chăm sóc bản thân mình, không ỉ lại, dựa dẫm vào người khác.
+ Biết nhìn nhận, đánh giá và làm mọi viêc một cách trung thực, khách quan; biết xấu hổ, sửa
chữa những sai lầm mà chúng ta trót mắc phải; biết tôn trọng những người xung quanh mình, góp
phần làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn; biết nỗ lực hết mình để phấn đấu đạt được những thành
thành tích cao trong học tập, lao động (không quay cóp...).
- Vì sao con người phải sống tự trọng? (Khi chúng ta biết tôn trọng bản thân mình thì mới
mong cầu người khác tôn trọng chúng ta.; Tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp, giữ con
người ở bên này của tính thiện, là ngọn nguồn của những phẩm chất tốt đep khác, ví dụ như dũng
cảm, không tham lam, ích kỉ...; Khi ta sống tự trọng, ta sẽ nhận dược lòng yêu mến, niềm tin tưởng
của mọi người, khi sống tự trọng, ta sẽ đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống...)
- Làm thế nào để sống tự trọng? (Biết yêu thương, tôn trọng bản thân, ví dụ như làm đẹp cho
bản thân, nói lời hay, cư xử đúng mực...)
- Mở rộng:
+ Phân biệt tự trọng với tự tôn và tự kiêu. Tự trọng gần với tự tôn nhưng khác với tự kiêu. Tự
kiêu là quá đề cao bản thân mình và cư xử không bình đẳng với những người khác.
+ Một xã hội có những người biết tự trọng sẽ là một xã hội văn minh, lành mạnh, tiến bộ.


Moon.vn - Học để khẳng định mình

4

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

* Bài học nhận thức và hành động
- Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, mỗi chúng ta cần phải có.
- Sống tự trọng để không xấu hổ với chính bản thân mình.
Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, thí sinh có thể chứng minh ý kiến
theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, ý kiến
- Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mĩ với hồn thơ đằm
thắm, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Bài thơ Sóng in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ tình đặc sắc, rất tiêu biểu cho phong
cách thơ Xuân Quỳnh.
- Ý kiến thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá về kết cấu đặc biệt của bài thơ (dẫn ý kiến).

* Giải thích ngắn gọn nhận định
- Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể.
- Giải thích nhận định: bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hòa hợp giữa
hai hình tượng sóng và em.
* Chứng minh nhận định
- Mở đầu là hình tượng con sóng với những cung bậc trạng thái đối lập giống như tính cách
của người phụ nữ khi yêu... Tiếp đến là hình ảnh con sóng muốn ra biển khơi giống như người con
gái đang yêu cũng khao khát hòa vào thế giới mới lạ, lớn lao và đầy bí ẩn của tình yêu.
- Cũng như con sóng, tình yêu mãi mãi trường tồn, vĩnh cửu với thời gian, đó là một khát vọng
muôn đời của con người. Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng giống như sự khó nắm bắt của tình yêu....
- Từ hình ảnh con sóng nhớ bờ mà nhà thơ dẫn đến nỗi nhớ của em thật là tài tình. Từ đó Xuân
Quỳnh nói đến sự thủy chung, son sắt trong tình yêu của người phụ nữ.
- Kết thúc bài thơ, Xuân Quỳnh đã đặt niềm tin vào tình yêu chân chính, đích thực, muốn hòa
mình vào trong biển tình yêu.
* Nhận xét, đánh giá
- Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm
trạng với những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khao
khát yêu đương.
- Kết cấu là một trong những phương diện làm nên giá trị và sự độc đáo của bài thơ.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

5

Hotline: 0432 99 98 98



×