Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bai tieu luan KTVM tinh trang that nghiep tai viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.59 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã không ít tạo ra
nhũng sự nhảy vọt về mọi mặt , đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa . Trong những năm gần
đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật,các
ngành như du lịch,dịch vụ,xuất khẩu, lương thực thực phẩm sang các nước .....vv . Đằng
sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và nhà
nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã hội, lạm phát, việc làm và tình trạng thất
nghiệp .....Song với hạn chế của bài viết mà chúng ta không thể phân tích kỹ từng vấn đề
đang xảy ra trong xã hội như hiện nay được. Nhưng có lẽ điều được quan tâm hàng đầu ở
đây có lẽ là Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là vấn đề việc làm
và tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Thất nghiệp, đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù
nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề
không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi.Với thời
gian không cho phép chính vì thế mà bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến tỷ lệ thất
nghiệp ở Việt Nam.Thất nghiệp, nó còn kéo theo nhiều vấn đề đằng sau: Sẽ dẫn đến tình
trạng làm suy giảm nền kinh tế, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm
cắp,làm sói mòn nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ.Tạo ra sự lo lắng cho
toàn xã hội .
Trong bài tiểu luận này em xin trình bày với cô chủ đề “ Vấn đề việc làm và thất
nghiệp ở Việt Nam”. Nội dung của đề tài gồm các phần sau:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về việc làm và thất nghiệp.
Phần 2: Thực trạng về tình hình việc làm và thất nghiệp.
Phần 3: Nguyên nhân và giải pháp.
Kết luận
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành đề tài, nhưng không thể tránh khỏi những sai
sót, mong được thầy cô và các bạn thông cảm đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm cô!

1



Phần 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP
1. Việc làm và vai trò của việc làm
a. Khái niệm:
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm.
b. Vai trò:
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu với cá
nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có
mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá
nhân và xã hội.
Đối với cá nhân thì việc làm đi đôi với thu nhập để nuôi sống bản thân mình, vì nó
ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Việc làm ngày nay gắn
chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những
người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư
khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng…), vào những nhóm người nhất định (lao
động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hóa thấp,…). Không có việc làm dài hạn
còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp làm
hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào
không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tề
và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo việc làm cho từng cá nhân, tức
là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phat triển bền vững, đồng thời nó cũng duy
trì lợi ích và phát huy năng lực của người lao động.
Đối với xã hội thì mỗi cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy
việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó
tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân có việc làm thì xã hội được duy trì và phát triển do
không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con
2



người dần được hoàn thiên về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại nền kinh tế không đảm
bảo được việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã
hỗi và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Ngoài ra khi không có việc
làm trong xã hội sẽ tạo ra khoảng cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh các mâu
thuẫn và nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình chính trị xã hội.
2. Một vài khái niệm về thất nghiệp
a. Thất nghiệp: Có nghĩa là bộ phận lực lượng lao động không được thuê mướn
(không có việc làm).
Khái niệm trên có tính quy ước thống kê và có thể khác nhau giữa các quốc gia.
Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có sự khác nhau giữa các nước
nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên thật không
để dầy và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp thật sự thất nghiệp vô hình, bán thất
nghiệp và thu nhập...).
b. Tỷ lệ thất nghiệp: Là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của
một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương
pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình
trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.
c. Phân loại thất nghiệp:
Để dễ nghiên cứu về vấn đề thất nghiệp hơn, các nhà kinh tế chia thất nghiệp thành
ba loại: thất nghiệp cọ xát, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ (hay thất nghiệp
do nhu cầu thấp)
 Thất nghiệp cọ xát
 Thất nghiệp cơ cấu
 Thất nghiệp chu kỳ

3


Phần 2:

THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật
độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong
lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như
thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác
hợp lý...Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về
vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc.
Từ năm 2012 đến năm 2014 tăng 1.400 nghìn người lao động. Bảng dưới đây cho
ta thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và nguồn lao động. Do điều kiện kinh tế xã
hội điều kiện tự nhiên tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng
đất nước, nguồn lao động ở các vùng đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau.
Bảng 1: mối quan hệ dân số và nguồn lao động :(Đơn vị tính : nghìn người )
Số người
Năm

Dân số

trong độ

% trong

tuổi lao

dân số

động
2012

88.809,30


52.348,0

58,9

2013

89.759,50

53.245,6

59,3

2014

90.728,90

53.748,0

59,2

Nguồn : Tổng cục thống kê
Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thất nghiệp và
nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế.
Số người thất nghiệp là số chênh lệch giữa toàn bộ lực lượng lao động và số người
có việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng tỉ số giữa người thất nghiệp với lực lượng
lao động. Thất nghiệp ở Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng. Khi nền kinh tế
4


chuyển sang nền kinh tế thị trường, khởi điểm từ năm 1986 đến nay, tỉ lệ người thất

nghiệp tăng lên. Theo số liệu bảng tổng điều tra dân số năm 1989 thì người lao động ở
lứa tuổi 16- 19 chiếm 48,3%, lứa tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 71,2%. Đến cuối tháng
12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,1%, trong đó khu vực
thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông thôn là 1,47%,
thấp hơn mức 1,54% của năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi)
năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là
11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ
năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp
hơn mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức
2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013.
Bảng 2: Tỉ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động, hoạt động kinh tế ở thành
phố và các khu vực lãnh thổ. ( đơn vị: % )
Năm
Tỷ lệ
CẢ NƯỚC
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

2014

2013

2012

2,10
2,82
0,76

2,23
1,22
2,47

2,18
2,65
0,81
2,15
1,51
2,70

1,96
1,91
0,75
2,21
1,47
2,64

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 3: Số người thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi
5


Đơn vị tính: Triệu người
201
2
Số người thất nghiệp

1,03


2013-2012
2013

2014
Triệu

1,16

2014-2013

người
1,13
0,13

%

Triệu

người
12,6 -0,03

%
-2,6

Nguồn: Tổng cục thống kê (2014)
Năm 2012, dưới sự ảnh hưởng của bất ổn kinh tế thế giới do khủng hoảng tài
chính ở Châu Âu chưa được giải quyết. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị
tác động mạnh. Kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cụ thể với lực lượng lao động
trong cả nước khoảng 52.348,0 nghìn người thì tỷ lệ thất nghiệp chiếm 1,96% tức là

khoảng hơn 1 triệu lao động trong tình trạng thất nghiệp. Năm 2013, lực lượng lao
động của Việt Nam đạt 53.245,6 nhìn người. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp chiếm
2,18% tức là khoảng 1,16 triệu người tăng khoảng 12,6% với năm 2012.
Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Thống kê (2014), lực lượng lao động của Việt Nam
khoảng 53.748,0 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,1% (Quý I là 2,21%, quý II là
1,84%, quý III là 2,17%, quý IV là 2,1%) tức là khoảng gần 1,13 triệu người giảm 30
nghìn người (2,6%) so với năm 2013 và tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 2,4% tức là xấp xỉ
1,3 triệu người, giảm khoảng 170 nghìn người (11,6%) so với năm 2013. Cả hai tỷ lệ
đều giảm so với cùng kì năm trước cho thấy nền kinh tế Việt Nam có những khởi sắc
mới trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Kinh tế tiếp
tục phục hồi sẽ có tác động tích cực đến thị trường lao động.

Bảng 4: Số người thất nghiệp phân theo khu vực thành thị, nông thôn
Đơn vị tính: Nghìn người
6


Số người thất nghiệp
Chung
2012
2013
2014

1026
1160,8
1128,7

Thành thị

Nông thôn


514,5
581,9
568

511.5
578,9
560,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động và việc làm
Bảng 5: Cơ cấu lao động thất nghiệp và thiếu việc giữa thành thị và nông thôn
Đơn vị tính: %
Chung
2012
2013
2014

100
100
100

Thất nghiệp
Thành thị
50.15
50.13
50.32

Nông thôn
49.85
49.87

49.68

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động và việc làm
Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy số người thất nghiệp ở thành thị thường cao
hơn nông thôn nhưng khoảng cách này là không cao. Trong khi đó, chênh lệch về số
người thiếu việc làm giữa hai khu vực này lại rất lớn, lao động thiếu việc làm ở nông
thôn trong 3 năm đều gấp khoảng 5 lần khu vực thành thị. Nổi bật là năm 2014, lao
động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm hơn 85% lao động cả nước và thành thị chỉ
chiếm gần 15%.

Bảng 6: Số người thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi phân theo vùng
Đơn vị tính: Nghìn người
Khu vực

2012

Thất nghiệp
2013

2014
7


CẢ NƯỚC
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long


1026,0
224,0
54,1
249,9
46,1
227
224,9

1160,8
317,6
59,8
249,9
49,2
234,6
249,8

1128,7
339,3
56,0
264,0
40,5
217,9
211,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động và việc làm
Nhìn chung số người thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi của các
vùng biến động cũng như quy luật chung của cả nước, đó là từ 2012 tăng lên vào 2013
sau đó giảm ở năm 2014, chỉ có Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung con số này lại có xu hướng tăng dần.

Bảng 7: Số người thất nghiệp của lực lượng lao động phân theo độ tuổi
Đơn vị tính: %
Năm
2012
2013
2014

Cả nước
Giá trị
%
1026 100
1160,8 100
1128,7

100

15-24
25-49
50+
Giá trị
% Giá trị % Giá trị %
479,1 46,7 501,7 48,9
45,2 4,4
545,6
47
527 45,4
88,2 7,6
23,
480,7 42,6
384,5 34,1

263,5
3

Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu, nhìn chung ta thấy số người thất nghiệp ở các nhóm tuổi đều
tăng từ năm 2012 lên 2013 và giảm xuống ở năm 2014, riêng nhóm 50+ thì con số này
lại tăng dần. Nhóm tuổi có số người thất nghiệp cao nhất năm 2012 là nhóm từ 25-49
tuổi là nhóm và con số này cao nhất thuộc về nhóm lao động thanh niên 15-24 tuổi ở
năm 2013 và 2014.
Bảng 8: Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành của các khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

2012

2013

2014

8


%
100

Giá trị
3584,3

%
100
18,3


Giá trị
3937,9

%
100

và thủy sản
Công nghiệp và

638,3 19,67

658,8

8
38,3

713,4

18,12

xây dựng

1253,6 38,63

1373

1
43,3


1516,2

38,5

1552,5

1

1708,3

43,38

Tổng số
Nông, lâm nghiệp

Dịch vụ

Giá trị
3245,4

1353,5

41,7

Nguồn: Tổng cục Thống Kê (2014)

Qua bảng số liệu trên, có thể nói cơ cấu kinh tế trong những năm qua chuyển
dịch theo hướng khá tích cực. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần,
tỷ trọng ngành dịch vụ có tăng và tỷ trọng công nghiệp, xây dựng giảm nhẹ. Theo đó, tỷ
trọng khu vực nông, lâm và thủy sản thay đổi lớn nhất, năm 2014 chiếm 18,12% - giảm

0,26 điểm phần trăm so với năm 2013 và 1,55 điểm phần trăm so với năm 2012. Tỷ
trọng khu vực dịch vụ năm 2014 là 43,38% - tăng 0,07 điểm phần trăm so với 2013 và
tăng 1,68 điểm phần trăm so với năm 2012, đây cũng là khu vực chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng sản phẩm cả nước. Khu vực công nghiệp và xây dựng tuy giảm nhưng
đây cũng là khu vực chiếm tỷ trọng cao trong tổng số, gấp hơn 2 lần tỷ trọng ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản; năm 2014 đạt 38,5% tăng 0,19 điểm phần trăm so với
năm 2013, nhưng giảm 0,13 điểm phần trăm so với năm 2012.

Bảng 9: Cơ cấu lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Nghìn người

Ngành kinh tế
CẢ NƯỚC
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
Công nghiệp và

2012
Giá trị
%
52348 100

2013
Giá trị
%
53245,6 100

2014
Giá trị
%

53748 100

24813 47,4

24918,9 46,8

25046,6 46,6

11097,8 21,2

11288,1 21,2

11502 21,4
9


xây dựng
Dịch vụ

16437,2 31,4

17038,6

32

17199,4

32

Nguồn: Tổng cục thống kê (2014)


Qua số liệu thống kê, có thể thấy cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng
tích cực, rất đáng chú ý và phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động
trong nông nghiệp được dịch chuyển vào công nghiệp và dịch vụ. Số lao động đang làm
việc ở nhóm ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2014
có 25046,6 nghìn người làm trong khu vực này (chiếm 46,6%), tỷ trọng giảm 0,2 điểm
phần trăm so với cùng kì năm 2013 và giảm 0.8 điểm phần trăm so với cùng kì năm
2012. Số lao động nhóm ngành công nghiệp – dịch vụ tăng 404 nghìn người hay tăng
0,2 điểm phần trăm so với cùng kì năm 2012 và 2013. Tỷ trọng lao động trong ngành
dịch vụ cũng tăng, năm 2013 và 2014 cùng chiếm 32% tăng 0,6 điểm phần trăm so với
2012 hay có 762 nghìn lao động được bổ sung vào khu vực này.

Bảng 10: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo, năm 2013
Đơn vị tính: %

Vùng
Cả nước
Thành thị
Nông thôn

Tổng số

Dạy nghề

17,9
33,7
11,2

5,3
8,4

4,0

Trung
cấp
3,7
5,6
2,9

Cao đẳng
2,0
3,0
1,5

Đại học
trở lên
6,9
16,6
2,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động – việc làm, 2013

Thêm nữa, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn đang rất nghiêm trọng bởi không
chỉ trong những tháng nông nhàn, mà còn đối với nông dân có đất bị thu hồi. Nghiên
cứu lực lượng lao động ở những vùng đất bị thu hổi để chuyển đổi mục đích sử dụng
10


cho thấy, 70% người lao động không có chuyên môn kỹ thuật và gần 50% là nông dân
với nguồn sinh kế chủ yếu là nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất và buộc phải chuyển
đổi công ăn việc làm do không còn tư liệu sản xuất thì nhiều hộ gia đình gặp khó

khăn, đó là lý do khiến họ rơi vào tình trạng thiếu việc làm, buộc họ phải di chuyển ra
thành thị tìm kiếm thu nhập1. Một số nghiên cứu về di cư hiện nay cũng cho thấy có
tới hơn 60% người lao động vì mưu sinh ở độ tuổi từ 15 – 29 do thiếu việc làm tại các
vùng nông thôn đang đổ về các thành phố và khu công nghiệp. Có thể nói việc đảm
bảo sinh kế bền vững của lao động nông thôn, lao động thiếu trình độ chuyên môn kỹ
thuật vẫn là một thách thức đặt ra cho nền kinh tế2.

1 Đào Thị Minh Hương (2012). “Tiếp cận đất đai như quyền con người: cơ sở pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam”. Tạp
chí Nghiên cứu Con người, Số 5,6
2 CIEM, DOE, ILSSA, IPARD. Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê

11


Phần 3:
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

1. Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trang thất nghiệp, trong đó có những nguyên
nhân chủ yếu như:


Một là:

Lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế, chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, chúng ta chưa tạo điều
kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và góp phần phân
bố lại lực lượng lao động hợp lý hơn. Đây chính là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối về
lao động và là tác nhân của thiếu việc làm, thất nghiệp.



Hai là:

Chất lượng lao động còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức
3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại
châu Á.
Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, tác phong lao động công nghiệp, thiếu
năng động và sáng tạo… Thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, chưa
đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo
tiêu chuẩn của quốc tế.
Lao động nước ta chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo
nhóm, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc, thiếu khả năng hợp tác
và gánh chịu rủi ro. Vì vậy mà tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam không ngừng tăng cao.


Ba là:

Hiệu quả, năng suất lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự khác biệt đáng
kể giữa khu vực công nghiệp, khu vực nông nghiệp với và khu vực dịch vụ.


Bốn là:

Tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra. Thị
trường lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nơi có nhiều KCX-KCN,
12


các vùng kinh tế trọng điểm. Nhưng một số tỉnh lại có tình trạng dư cung, đang phải đối
mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao.



Năm là:

Mặc dù đã tiến hành 2 đợt cải cách tiền lương, tạo điều kiện đổi mới chính sách
tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường nhưng mức tiền
lương tối thiểu thấp chưa được tính đủ, tính đúng cho mức sống tối thiểu và chỉ đáp ứng
được 70% nhu cầu cơ bản của người lao động, thấp hơn mức lương tối thiểu thực tế trên
thị trường khoảng 20% và hiện nay mới đạt khoảng 45% mức tiền lương tối thiểu trung
bình của khu vực ASEAN.


Sáu là:

Công tác quản lý nhà nước về việc làm – lao động còn nhiều hạn chế, hệ thống
thông tin thị trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ, các chính sách, pháp luật đang
từng bước hoàn thiện. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt
được như những gì mong muốn nhằm không chỉ hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất
việc làm mà còn phải tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.
Những nguyên nhân trên đã cho ta thấy về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, đây
là một vấn đề nhức nhói cần được giải quyết càng sớm càng tốt.
2. Giải pháp và tạo công ăn việc làm.
Qua những phân tích trên và rút ra được những nguyên nhân chính gây ra thất
nghiệp. Để giảm thiểu số người thất nghiệp và thiếu việc làm và nhằm tạo công ăn việc
làm cho người lao động, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
1.

Xuất phát từ nguyên nhân mất cân đôi cung cầu lao động, số việc làm dù có tăng nhưng
không theo kịp số người có nhu cầu tìm việc. Với 1,13 triệu người thất nghiệp và 1,3
triệu lao động đang trong tình trạng thiếu việc làm hiện nay thì giải pháp trước mắt đó là

phải tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Cụ thể các phương án như sau:
- Ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất có điều
kiện và khả năng tạo việc làm được vay vốn ưu đãi mở rộng sản xuất hay khuyến khích

13


hình thành các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của tư nhân để khai thác tiềm
năng về nhân lực, thu hút nhiều lao động
- Các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách hỗ trợ tạo việc làm,
khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội. Chính sách thu hút vốn đầu tư cần chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất
kinh doanh, nhất là cải cách thủ tục đầu tư. Tích cực đổi mới và hoàn thiện khung pháp
lý, tháo gỡ những trở ngại về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa
mọi nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm và
các cơ quan ban ngành liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông
tin cho người lao động về chính sách xuất khẩu lao động của tỉnh, làm rõ lợi ích của việc
xuất khẩu lao động đối với vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động. Đồng thời, chuẩn bị đủ nguồn lao động đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu thị
trường xuất khẩu. Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính đối với các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu lao động. Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông
thoáng và giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp.
2. Nguyên nhân thứ hai khiến lao động thất nghiệp nằm ở chất lượng lao động
thấp, tay nghề hạn chế, nhất là đối với lao động nông thôn. Quyết định số 1956/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính Phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã
có hiệu lực hơn 4 năm, đến nay đã có những thành tựu đáng kể đó hơn 1 triệu lao động
nông thôn được dạy nghề. Trên 60% lao động nông thôn sau khi học nghề tiếp tục làm
nghề cũ nhưng năng suất lao động được nâng lên, góp phần tăng thu nhập. Một bộ phận
khác sau khi học nghề đã có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công, dịch
vụ. Một bộ phận lao động nông thôn đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác xã, giải quyết

việc làm cho bản thân và lao động khác…Tuy vậy, đề án này ở một số vùng nông thôn
vẫn chưa biết đến, một bộ phận học viên vẫn chưa “mặn mà” lắm với việc học nghề, tâm
lý chung của người dân là đi học nghề tốn thời gian, phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến thu
nhập đang có. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giúp người dân hiểu
được giá trị của việc học nghề và tham gia học nghề để nâng cao tay nghề. Thêm nữa,
14


chất lượng chương trình dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, còn nặng về lý
thuyết thiếu tính thực hành, chưa thật sự quan tâm đến việc hỗ trợ lao động nông thôn sau
học nghề. Vì vậy cần đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo chương trình đào tạo
phù hợp với trình độ, nhận thức của lao động nông thôn, áp dụng thực tế để khi hoàn
thành khóa học, học viên có kỹ năng thực hành. Đa dạng hơn nữa các ngành nghề đào
tạo, đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp và dịch vụ để cung ứng lao động địa phương
cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.

3. Do tác động của yếu tố công nghiệp hoá và đô thị hoá đến chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn, những nông dân ở các vùng “giải toả” buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp với
đa phần sang khu vực phi nông nghiệp. Do những nông dân này thường không được
chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dịch này, cần qui định cụ thể và đồng bộ hơn các
chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng đất đai sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các
chính sách hướng dẫn nông dân về sinh kế sau giải phóng mặt bằng để nông dân không
còn đất sản xuất nông nghiệp biết cách chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp, ổn định
cuộc sống sau khi giải phóng mặt bằng đất đai. Không còn tình trạng bộ phận lao động
này phải đồn về thành phố, tránh gia tăng áp lực cho thị trường lao động ở thành thị.

4. Hiện nay tình trạng sinh viên thất nghiệp là một gánh nặng, một khó khăn chung cho nền
kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn năm 2011-2014, trung bình mỗi năm có khoảng trên 400
nghìn sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng
trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong thời gian qua tăng cao hơn so với số tốt nghiệp

và số có việc làm, trong đó, số sinh viên thất nghiệp năm 2014 tăng gần gấp đôi so với
năm 2010. Ngành giáo dục cần phải đẩy mạnh công tác dự báo và xác định hợp lý quy
mô nguồn nhân lực; quy hoạch nguồn nhân lực; quy mô cơ cấu ngành nghề, trình độ, địa
phương. Điều này dẫn đến việc quyết định cho mở ngành nghề đào tạo như thế nào, ở
đâu, đào tạo ở những khu vực nào… Ngành giáo dục và đào tạo phải cải thiện được công
tác quy hoạch nguồn nhân lực một cách chi tiết, đầy đủ trên cơ sở dự báo mang tính chất
chiến lược và dài hạn.

15


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị việt nam hiện nay thì chúng ta
có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không
chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm , mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất
nghiệp.Với khả năng nhận thức cũng như hạn chế của bài viết chính vì thế mà bài viết
này chúng ta không phân tích kỹ từng vấn đề cụ thể .
Như vậy từ những lý do phân tích ở trên,cũng như tình hình thực tế hiện nay ở
Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các
chính sách như ngày nay.Có được điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người chúng ta,
những chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt đối với sinh viên Đại học Thành Đô những chủ nhân tương lai của đất nước,những nhà quản lý kinh tế,những cán bộ tương lai
của đất nước thì đây là vấn đề chúng ta phải hết sức quan tâm .
Cuối cùng Em xin chân thành cảm ơn cô đã truyền đạt cho em những kiến thức
quan trọng, cần thiết để em hoàn thành bài tập này! Trong quá trình nghiên cứu cũng như
phân tích chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, mong được sự giúp đỡ tận tình của
cô.

16




×