Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Các giải pháp quản lý năng lượng trong tòa nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.31 KB, 16 trang )

Các giải pháp quản lý năng lượng trong tòa nhà
Nhóm:
Phạm Đức Thắng
Nguyễn Quốc Khánh
Phùng Nghĩa Tuyển
Bùi Duy Đoàn
Bùi Đức Hiệp
Phần I.Mục lục
I.Tình hình sử dụng năng lượng
II.Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà
1.Hệ thống chiếu sáng
2.Hệ thống vỏ bọc tòa nhà
3.Hệ thống ĐHKK,thông gió
4.Hệ thống quản lý năng lượng EMS
III.Một số kỹ năng tiết kiệm
I.Tình hình sử dụng năng lượng ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy
điện đốt than, dầu ở Việt Nam chỉ đạt được từ 28-32% (thấp hơn so với các
nước phát triển khoảng 10%). Hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt
khoảng 60% (thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%). Năng
lượng tiêu hao cho sản phẩm các ngành công nghiệp chính ở nước ta cao hơn
nhiều so với các nước phát triển
Đó là những con số báo động về thực trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam.
Việc gia tăng mức độ sử dụng năng lượng, luôn kèm theo nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường tại khu vực hoạt động năng lượng và sẽ làm suy giảm chất
lượng môi trường toàn cầu (ví dụ thải vào khí quyển khí CO2, SO2, NOx gây
hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ôzôn, làm biến đổi khí hậu)(Nguồn:
www.vets.com.vn)
Trong tổng năng lượng tiêu dùng nước ta, các công trình kiến trúc xây dựng
chiếm 22%, thất thoát ở quá trình sử dụng tới 15-25%. VN nghèo nhưng đang
lãng phí. Nếu thực hiện được các giải pháp tăng hiệu suất, có thể tiết kiệm


được 20-50% năng lượng sử dụng, đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường.
(Nguồn:vietbao.vn)


Do đó,việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà,trong các công trình kiến
trúc làm sao cho có hiệu quả,tiết kiệm là hết sức quan trọng
II.Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong toà nhà
Quản lý năng lượng trong tòa nhà là một quá trình quản lý tiêu thụ năng
lượng nhằm đảm bảo rằng năng lượng được sử dụng hiệu quả dựa vào kỹ
năng của con người và công nghệ điều khiển
1. Đối với hệ thống chiếu sáng
1.1 Sử dụng chiếu sáng tự nhiên

1.2 Giảm số lượng đèn để giảm lượng chiếu sáng thừa
1.3 Sử dụng chiếu sáng cho công việc
1.4 Lựa chọn đèn và bộ đèn hiệu có suất cao
􀂃􀂃Lắp đèn halogen kim loại thay cho đèn hơi natri/thuỷ ngân
􀂃􀂃Đèn halogen kim loại có chỉ số hoàn màu cao khi được so sánh với đèn
hơi natri và thuỷ ngân. Những đèn này cung cấp ánh sáng trắng hiệu quả Do
đó, đèn halogen kim loại là lựa chọn cho các ứng dụng chú trọng về màu sắc,
trong đó yêu cầu về mức chiếu sáng cao hơn. Những đèn này rất thích hợp để
ứng dụng cho các dây chuyền sản xuất, các khu kiểm tra, cửa hàng bán tranh,
vv. Nên lắp đèn halogen kim loại nếu cần độ
hoàn.
􀂃􀂃Lắp đèn hơi natri cao áp (HPSV) cho các ứng dụng không cần nhiều độ
hoàn màu
􀂃􀂃Đèn hơi natri cao áp (HPSV) mang lại nhiều hiệu quả hơn. Nhưng đặc
tính hoàn màu của HPSV là rất thấp. Do đó, nên lắp đèn HPSV cho các ứng



dụng như chiếu sáng đường, sân, vv.
􀂃􀂃Lắp đèn chỉ báo panen LED thay thế đèn dây tóc. Đèn chỉ báo panen
được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp để giám sát, biểu thị hỏng
hóc, báo hiệu, vv. Đèn dây tóc thông thường được sử dụng cho các mục đích
đó nhưng có những bất lợi sau:
o Tiêu thụ năng lượng cao (15W/đèn)
o Hỏng hóc đèn cao (tuổi thọ hoạt động ít hơn 10.000 tiếng)
o Rất nhạy cảm với những dao động về điện áp
Đèn LED có những ưu thế sau so với đèn dây tóc.
o Tiêu thụ điện ít hơn (ít hơn 1W/đèn)
o Chịu được dao động điện áp cao trong việc cung cấp điện.
o Tuổi thọ hoạt động lâu hơn (hơn 1.00.000 giờ)
1.5 Giảm điện áp dây dẫn
Những khác biệt đã quan sát thấy ở các đèn phóng khí như đèn hơi thuỷ ngân,
đèn halogen kim loại và đèn hơi natri; bảng bên dưới tóm tắt ảnh hưởng của
điện áp dây dẫn với hiệu suất sáng
Chi tiết
Hiệu suất sáng
Điện nạp

Điện áp thấp hơn Điện áp cao hơn
10%
10%
Đèn huỳnh quang
Giảm 9%
Tăng 8%
Giảm 15%
Tăng 81%

Do đó, giảm điện áp dây dẫn chiếu sáng có thể tiết kiệm năng lượng miễn là

chấp nhận sự sụt giảm hiệu suất sáng. Ở rất nhiều khu vực, điện áp lưới vào
ban đêm cao hơn bình thường, vì thế giảm điện áp có thể tiết kiệm năng
lượng và cung cấp hiệu suất sáng danh nghĩa. Một vài nhà sản xuất hiện cung
cấp máy phản ứng và máy biến thế làm các sản phẩm tiêu chuẩn. Nhiều
ngành công nghiệp sử dụng những thiết bị này và báo cáo tiết kiệm lên tới
5% đến 15%. Nhiều ngành công nghiệp gặp phải vấn đề về điện áp ban đêm
cao hơn có thể có thêm lợi ích từ việc giảm sự hỏng hóc sớm của đèn.
1.6 Chấn lưu điện tử
Chấn lưu điện từ thông thường được sử dụng để cung cấp điện áp cao hơn để
thắp đèn tuýp và hạn chế dòng điện trong suốt thời gian hoạt động bình
thường. Chấn lưu điện tử là bộ dao động chuyển đổi tần số cung cấp từ
khoảng 20.000 Hz lên tới 30.000 Hz. Sự thất thoát trong chấn lưu điện tử cho
đèn tuýp chỉ khoảng 1W, trong khi 10W đến 15W với bướm gió tiêu chuẩn.


Bảng bên dưới biểu thị lượng tiết kiệm gần đúng khi sử dụng chấn lưu điện tử
.
Bảng 6: Lượng tiết kiệm khi sử Với chấn lưu Với chấn lưu Lượng
điện
dụng chấn lưu điện tử Loại đèn
điện từ thông điện tử
tiết kiệm, Oát
thường
Đèn tuýp 40W
51
35
16
Đèn hơi Natri hạ áp 35W
48
32

16
Đèn hơi Natri cao áp 70W
81
75
6
Lợi ích nữa là hiệu suất của đèn tuýp tăng ở dòng điện cao hơn, dẫn đến tiết
kiện thêm nếu chấn lưu được đánh giá một cách lạc quan để cung cấp hiệu
suất sáng giống với bướm gió thông thường. Vì thế, có thể tiết kiệm được
khoảng 15W đến 20W với mỗi đèn tuýp bằng cách sử dụng chấn lưu điện tử.
Với chấn lưu điện tử, bộ khởi động bị loại bỏ và đèn tuýp lập tức sáng mà
không bị nhấp nháy. Rất nhiều ngành công nghiệp đã lắp chấn lưu điện tử với
số lượng lớn cho đèn tuýp. Hoạt động có thể tin cậy được miễn là chấn lưu
điện tử được mua từ các nhà sản xuất được công nhận. Chấn lưu điện tử cũng
được dùng cho đèn tuýp huỳnh quang loại 20W và 65W, đèn CFL loại 9W
&11W, đèn LPSV loại 35W và đèn HPSV loại 70W. Bây giờ chúng đều có
những giá trị thương mại.
1.7 Chấn lưu điện từ tổn hao thấp cho đèn tuýp
Thất thoát trong bướm gió điện từ tiêu chuẩn của đèn tuýp vào khoảng 10W
đến 15W. Có thể tiết kiệm được khoảng 8W đến 10W với mỗi đèn tuýp bằng
cách sử dụng bướm gió điện từ ít thất thoát. Tiết kiệm là do sử dụng nhiều
đồng và các lớp cán mỏng thép ít thất thoát trong bướm gió dẫn đến thất thoát
thấp hơn. Một số lớn các ngành công nghiệp đã tiến hành đo đạc này.
1.8 Thiết bị hẹn giờ, bộ chuyển mạch ánh sáng khuếch tán hoặc mờ và bộ
cảm biến chiếm chỗ
Điều khiển để tự động tắt các đèn khi không cần thiết có thể tiết kiệm được
nhiều năng lượng. Có thể sử dụng thiết bị hẹn giờ đơn giản hoặc thiết bị hẹn
giờ được lập trình cho mục đích này. Bộ hẹn giờ có thể phải thay đổi, khoảng
2 tháng một lần tuỳ thuộc vào mùa. Sử dụng thiết bị hẹn giờ là một phương
pháp điều khiển tin cậy.
Công tắc chuyển mạch có thể được sử dụng để thay đổi chiếu sáng tuỳ thuộc

vào lượng ánh sáng ban ngày Nên cẩn thận để đảm bảo rằng bộ cảm biến
được lắp ở nơi không có bóng râm, tia sáng của xe cộ và sự quấy rầy của
chim chóc. Biến trở cũng có thể được sử dụng kết hợp với điều khiển quang
điện; tuy nhiên thông thường biến trở điện tử có ở Ấn Độ chỉ phù hợp để làm
mờ đèn nóng sáng. Có thể làm mờ đèn tuýp huỳnh quang nếu chúng được
hoạt động với chấn lưu điện tử, chúng có thể được làm mờ bằng cách sử dụng


máy biến áp tự động đã động cơ hoá hoặc biến trở điện tử (phù hợp để làm
mờ đèn huỳnh quang; hiện tại những thiết bị này phải nhập khẩu).
Bộ cảm biến chiếm chỗ siêu âm và hồng ngoại có thể được dùng để điều
khiển chiếu sáng trong các ca-bin và văn phòng lớn. Hiện nay, ở Ấn Độ có
loại cảm biến chiếm chỗ hồng ngoại đơn giản. Tuy nhiên bộ cảm biến chiếm
chỗ siêu âm thì phải nhập khẩu. Nên lưu ý rằng bộ cảm biến chiếm chỗ tinh
vi được sử dụng ở nước ngoài có sự kết hợp phát hiện siêu âm và hồng ngoại;
những bộ cảm biến này tích hợp một bộ vi xử lý ở mỗi đơn vị để tiếp tục
quan trắc bộ cảm biến, điều chỉnh mức nhạy cảm để đánh giá lạc quan hiệu
suất. Bộ vi xử lý được lập trình để ghi nhớ những đặc điểm thay đổi và cố
định trong môi trường của chính nó; điều đó đảm bảo những tín hiệu nhận
được từ nhiệt lặp và thiết bị chuyển động như quạt được lọc ra.
Ở các nước đã phát triển, khái niệm về giá đèn tuýp có chấn lưu điện tử, biến
trở điều khiển quang điện và bộ cảm biến chiếm chỗ đang được đề cập đến là
một gói hoàn chỉnh. Các phương pháp điều khiển sau rất hữu ích.
Khu vực chung
􀂃􀂃Ở đâu sử dụng chiếu sáng tự nhiên, ở đó có thiết bị điều khiển chiếu sáng
tự nhiên. Sử dụng phương pháp làm mờ liên tục ở những khu vực ít hoạt
động như đọc sách, viết và hội thảo. Sử dụng làm mờ từng bước (điều chỉnh
tắt/bật) ở những khu vực vận động nhiều như đi bộ và lấy hàng trên giá.
􀂃􀂃Luôn luôn gắn bộ cảm biến chiếm chỗ bằng siêu âm ít nhất từ 20,88 cm
đến 27,84 cm từ ống dẫn HVAC trên bề mặt và sàn không rung do đó không

có sự dò tìm ngoài cửa
hoặc không gian mở.
􀂃􀂃Ở những nơi có cảm giác làm chủ công việc cao như các văn phòng tư và
phòng hội thảo, thường có các công tắc để điều khiển chiếu sáng quá tải bằng
tay
􀂃􀂃Nếu sợ chiếu sáng có thể tự động tắt hoặc tắt bằng tay khi mọi người vẫn
trong phòng, hãy đặt thêm chiếu sáng ban đêm để lối ra được an toàn.
􀂃􀂃Nhiều thiết bị điều khiển chiếu sáng có điện áp riêng và yêu cầu trọng tải
danh nghĩa. Đảm bảo định rõ mẫu thiết bị phù hợp với điện áp và trọng tải
danh nghĩa đúng với ứng dụng.
Phòng hội thảo
􀂃􀂃Sử dụng bộ cảm biến chiếm chỗ công nghệ kép ở các phòng hội thảo lớn
để dò tìm tối ưu những chuyển động tay nhẹ nhàng và chuyển động cơ thể
mạnh hơn.
􀂃􀂃Bộ cảm biến chiếm chỗ hồng ngoại bị động được gắn vào góc hoặc trần
nhà được sử dụng cho các phòng hội thảo nhỏ và trung bình.


􀂃􀂃Luôn luôn có công tắc để điều khiển chiếu sáng quá tải bằng tay.
Phòng ngủ nhỏ
􀂃􀂃Điều khiển trọng tải phích cắm điện như chiếu sáng bổ sung, màn hình
máy tính, lò sưởi và quạt xách tay bằng phích cắm trần được điều khiển bằng
một bộ cảm biến chiếm chỗ.
􀂃􀂃Gắn bộ cảm biến chiếm chỗ cá nhân dưới kệ sách hoặc bàn và ở vị trí mà
nó không thể dò tìm được những chuyển động bên ngoài phòng ngủ.
Nhà vệ sinh
􀂃􀂃Sử dụng bộ cảm biến siêu âm gắn trần cho các nhà vệ sinh có buồng nhỏ.
Điều khiển chiếu sáng bên ngoài
􀂃􀂃Sử dụng bảng điều khiển chiếu sáng có đồng hồ hẹn giờ và tế bào quang
điện để điều khiển chiếu sáng bên ngoài để bật lúc hoàng hôn và tắt lúc bình

minh và tắt chiếu sáng không nhằm bảo vệ sớm hơn vào buổi tối để tiết kiệm
năng lượng.
1.9 Đèn tuýp huỳnh quang T5
Đèn tuýp huỳnh quang hiện đang được dùng ở Ấn Độ là loại T12 (40w) và
T8 (36W). T12 nghĩa là đường kính ống là 12/8'' (33,8mm), T8 nghĩa là
đường kính là 8/8'' (26mm) và T5 nghĩa là đường kính 5/8 (16mm). Có nghĩa
là đèn T5 mỏng hơn đèn tuýp mỏng 36W. Ưu điểm của đèn T5 là vì đường
kinh nhỏ, hiệu suất nguồn phát sáng có thể cải thiện khoảng 5%. Tuy nhiên,
đèn này ngắn hơn khoảng 50mm so với đèn T12 và T8, nghĩa là bộ đèn hiện
nay không thể sử dụng được. Hơn nữa, T5 có thể hoạt động chỉ với một chấn
lưu điện tử. Những đèn này có ở nước ngoài là loại 14W, 21W, 28W và 35W.
Hiệu suất của đèn T5 35W là khoảng 104 lm/W (nguyên đèn) và 95 lm/W
(với chấn lưu điện tử) trong khi đó đèn T8 36W là khoảng 100 lm/W (nguyên
đèn) và 89 lm/W (với chấn lưu điện tử). Nó chỉ cải thiện rất ít vào khoảng 7%
nhưng nhờ sử dụng bộ đèn nhôm siêu phản xạ với hiệu suất cao hơn, đèn T5
có tác dụng cải thiện toàn bộ hiệu suất trong khoảng từ 11% đến 30%. Đèn
T5 có một lớp bọc bên trong vách kính để chặn thuỷ ngân bị hấp thu trong
kính và photpho. Điều đó giảm đáng kể nhu cầu thuỷ ngân từ khoảng 15
miligam xuống 3 miligam mỗi đèn Nó có lợi ở những nước có luật chất thải
nghiêm ngặt.Tại châu Âu, đèn T5 được sử dụng khá lớn thay loại đèn T8
36W, 13,92cm. Độ dài ngắn hơn cho phép tích hợp trong các mô hình toà nhà
tiêu chuẩn. Với vi chấn lưu mới, bộ đèn nhẹ và phẳng, tiết kiệm không gian
cũng như nguyên liệu để sản xuất. Hoa Kỳ đã dần dần chấp nhận công nghệ


này vì đèn T8 4ft chỉ tiêu thụ khoảng 35W 13,92 cm. Nhìn chung, tại Hoa
Kỳ, trọng tâm vẫn là kiểm soát quang học tốt hơn là hiệu suất đèn.
1.10 Bảo dưỡng chiếu sáng
Bảo dưỡng rất quan trọng với hiệu suất ánh sáng. Mức sáng sẽ giảm theo thời
gian do sự lão hoá của đèn và bụi trong giá đèn, đèn và bề mặt phòng. Cùng

một lúc các yếu tố này có thể giảm tổng chiếu sáng là khoảng 50% hoặc hơn
trong khi đó, đèn tiếp tục sử dụng đầy đủ điện. Những bảo dưỡng gợi ý cơ
bản dưới đây giúp ngăn chặn điều này.
􀂃􀂃Lau sạch bụi ở giá đèn, đèn và thấu kính từ 6 đến 24 tháng một lần.
􀂃􀂃Thay thấu kính nếu chúng chuyển màu vàng.
􀂃􀂃Lau sạch hoặc sơn lại phòng nhỏ mỗi năm một lần và phòng lớn 2 đến 3
năm một lần. Lau sạch bụi ở bề mặt đèn vì bụi làm giảm lượng sáng chúng
phản xạ.
􀂃􀂃Nên chú ý tập hợp treo đèn lại. Những đèn thông dụng, đặc biệt là đèn
nóng sáng và đèn huỳnh quang thường thất thoát từ 20% đến 30% hiệu suất
sáng qua thời gian hoạt động. Nhiều chuyên gia về chiếu sáng đề xuất nên
thay đồng thời tất cả đèn trong hệ thống chiếu sáng Điều này giúp tiết kiệm
nhân lực, giữ độ chiếu sáng cao và tránh gây tác dụng ứng suất cho chấn lưu
của các đèn sắp hỏng.
2.Hệ thống vỏ bọc tòa nhà
2.1Giảm tổn thất nhiệt cho sàn và tường:
_Tường thường là lớp gạch đôi,gách dày 110mm được tách ra bởi 1 lớp
không khí dày 50-80mm,hoặc lớp không khí được thay thế bằng 1 lớp cách
nhiệt polystyrene dày khoảng 25 đến 50mm
_Sử dụng gạch ốp bên ngoài nhà và dùng lớp gỗ ốp bên trong.Lớp gỗ ốp và
gạch cách ly bởi một lớp không khí dày 50mm
2.2 Giảm tổn thất nhiệt cho mái và trần:
_Với mái có thể tạo một lớpvật liệu cách nhiệt thường là loại polyuretan và
lớp này được bảo vệ bằng lớp chống thấm.Hoặc rải lên mái một lớp sỏi nhỏ
có độ dày 5_10cm
_Với trần phải làm cho trần thông thoáng và lót một lớp cách nhiệt dày20mm
bên trần
2.3 Giảm tổn thất nhiệt cho cửa:
Sử dụng các dải nhựa vinyl(chất dẻo),có khả năng làm giảm 90%tổn thất
3.Hệ thống ĐHKK,thông gió

3.1 Đối với ĐHKK:
_Cài đặt nhiệt độ cho đhkk ở mức hợp lý:các khu vực công cộng như các


sảnh,hành lang nhiệt độ cài đặt khoảng25 0C đến 260C,các phòng khách đặt ở
240C đến 260C,các phòng họp đặt ở 240C hoặc thấp hơn một chút
_Tối ưu cung cấp gió tươi,hạn chế nồng độ CO2,tiêu chuẩn 20-25m3/h.người
_Tránh sự xâm nhập nhiệt thừa từ môi trường vào hệ thống, đảm bảo không
gian được điều hòa phải kín,tránh thất thoát gió lạnh
_Lắp đặt các nguồn nhiệt ở xa không gian điều hòa,hạn chế lò vi sóng,các
thiết bị khác
3.2 Đối với hệ thống thông gió:
_ Chọn quạt thích hợp:chọn quạt dựa trên các yếu tố như tiếng ồn,tốcđộ
quay,các đặc tính dòng khí và chi phí mua sắm..vv
_Thường xuyên bảo trì quạt ,hệ thống đường ống để loại bỏ bụi bẩn,cặn bám,
ăn mòn
_Điều chỉnh lưu lượng khí bằng cách giảm kích thước puli truyền động, động

_Sử dụng bộ điều khiển tốc độ vô cấp(VDS) làm giảm tốc độ quạt cho phù
hợp với mức giảm lưu lượng yêu cầu
4.Hệ thống quản lý năng lượng EMS
EMS là hệ thống điều khiển và quản lý các thiết bị tiêu thụ năng lượng sử
dụng máy tính trung tâm kết nối với các bộ vi xử lý DDC.
DDC là điều khiển tự động hóa cho một trạng thái hoặc quá trình bằng một
máy tính số hay gọi là điều khiển số trực tiếp
DDC thường được sử dụng điều chỉnh thiết bị HVAC và các thiết bị của lĩnh
vực khác
III.Một số kỹ năng tiết kiệm
Chúng ta có thê đưa ra một số kỹ năng tiết kiệm đã được áp dụng trong quản
lý tòa nhà:

1. Hệ thống chiếu sáng LED điều khiển nhiệt độ bằng màu và cách kiểm
soát(Công nghệ này được phát triển bởi công ty LUXNOVA Hàn Quốc)
LED, công nghệ mới xuất phát từ thiết bị bán dẫn. Lý do khiến LED
được sử dụng làm đèn chiếu chính là đặc tính thân thiện môi trường và tính
hiệu quả cao của nguồn ánh sáng này.
Hiệu quả phát sáng của LED đạt tối đa 90% và phát sáng trong thời
gian 100 nghìn tiếng đồng hồ. So với hiệu suất chiếu sáng của các loại đèn
hiện nay: đèn nóng sáng và đèn huỳnh quang lần lượt là 5% đến 40% và vòng
đời giao động trong khoảng 3,000 đến 7,000 tiếng đồng hồ. LED được xem
là “nguồn ánh sáng cứu rỗi trái đất” sử dụng ít năng lượng.


Cấu trúc LED
Ánh sáng tốt phải hội đủ các yếu tố: ánh sáng đủ nhiều, phân phối ánh
sáng đồng đều, không sáng chói và quang phổ ánh sáng phải giống với ánh
sáng xanh ban ngày.
Đặc biệt có tác dụng ổn định tâm lý, cho cảm giác giống ánh sáng tự
nhiên, nói cách khác, cảm giác về màu sắc của một vật được chiếu sáng phải
là hình ảnh thực của màu sắc thực của vật đó.
Sản phẩm chiếu sáng LED được thiết kế sử dụng công nghệ trung hoà
đèn nội thất thang máy với thay đổi màu sắc tuỳ thuộc vào thời gian thực tế,
nhiệt độ của ánh sáng ban ngày (ánh sáng mặt trời) trong 24 tiếng suốt 4 mùa
và modun LED với thời gian sử dụng lâu cũng như độ tin cậy cao được sử
dụng. Đây là sản phẩm chiếu sáng thể hiện trung thực hình ảnh của các vật,
cho cảm giác dễ chịu.
Với đặc tính này, sản phẩm được áp dụng không chỉ trong hệ thống
chiếu sáng thang máy mà còn sử dụng trong văn phòng, nhà ở: phòng ăn,
phòng
khách,
phòng

đọc.


dựa vào nhiệt độ >
Với công nghệ trung hoà ánh sáng trong thang máy với ánh sáng tự
nhiên, sản phẩm cho môi trường ánh sáng dễ chịu không bóp méo hình ảnh.
(Do
đó
đạt
chuẩn
bảo
vệ
sức
khoẻ)

<Thay đổi hình ảnh dựa vào thay đổi nhiệt độ màu >

<Kết quả hồi quy dựa vào thay đổi nhiệt độ màu suốt 4 mùa >
Việc áp dụng công nghệ tối ưu hoá với mạch modun 25W LED và cho
phép một bộ phận của modun nguồn LED chiếu sáng trong trường hợp mất
điện hoặc khẩn cấp sẽ tiết kiệm chi phí ban đầu của trang thiết bị do không
cần đến hệ thống chiếu sáng khẩn cấp ban đầu.
Giảm chi phí bảo trì xuống 3~7 lần.
Mạch điện trong cho phép vận hành LED ổn định trước sự thay đổi của


điện áp.
Kết hợp R.G.B.Y.W LED chpo phép thể hiện màu sắc thực của vật.


<Thay đổi nhiệt độ dựa trên thay đổi tỷ lệ công suất >
* Lĩnh vực áp dụng
Thang máy
Văn phòng
Nhà ở (bóng đèn bàn, phòng khách, phòng tắm, phòng ngủ, đèn ngủ,
đèn đọc sách vv.)
Phòng khách sạn
2.Hệ thống quản lý tòa nhà BMS
Thông tin cơ bản về BMS – Hệ thống quản lý tòa nhà. Mục tiêu của hệ BMS
là tập trung hóa và đơn giản hóa giám sát, hoạt động và quản lý một hay
nhiều tòa nhà để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của tòa nhà bằng cách giảm
chi phí nhân công và lượng tiêu thụ điện năng, và cung cấp môi trường làm
việc an toàn, thoải mái hơn cho người cư ngụ.
Trong quá trình đáp ứng các mục tiêu này, BMS đã “tiến hóa” từ hệ điều
khiển giám sát đơn giản trở thành hệ điều khiển vi tính hóa tích hợp toàn diện
(totally integrated computerize control).
Một số lợi ích của hệ BMS có thể kể đến là:
•Hoạt động đơn giản hơn với những chức năng lập trình lặp đi lặp lại để thiết
lập chế độ vận hành tự động


•Giảm thời gian huấn luyện vận hành viên nhờ các hướng dẫn và hỗ trợ trực
quan trên màn hình đồ họa
•Đáp ứng các nhu cầu của người cư ngụ và phản ứng với các điều kiện rắc rối
nhanh hơn và hiệu quả hơn
•Giảm lượng điện năng tiêu thụ thông qua khả năng điều khiển quản lý tập
trung và chương trình quản lý điện năng
•Quản lý cơ sở/tài sản hiệu quả hơn nhờ các báo cáo ghi lại quá trình hoạt
động, bảo trì, và chức năng tự động gửi cảnh báo
•Lập trình linh hoạt theo nhu cầu của từng tòa nhà, tổ chức và yêu cầu mở

rộng.
•Nâng cao hoạt động nhờ tích hợp phần mềm và phần cứng của nhiều hệ
thống phụ như điều khiển số trực tiếp (DDC – Direct Digital Control), hệ
thống báo cháy, an ninh, điều khiển truy nhập hoặc điều khiển ánh sáng.
Trước đây, khi chỉ có hệ thống máy tính kồng kềnh, thì hệ BMS chỉ được sử
dụng trong những tòa nhà văn phòng và các trường đại học lớn. Với việc ra
đời các bộ điều khiển sử dụng bộ vi xử lý để điều khiển số trực tiếp, thì chi
phí tích hợp chức năng quản lý tòa nhà vào bộ điều khiển nhỏ đến mức mà
một BMS là sự lựa chọn đầu tư đúng chỗ cho các tòa nhà thương mại ở mọi
kích cỡ, kiểu dáng.
BMS – Những điều cơ bản
Thuật ngữ BMS ra đời vào đầu những năm 1950. Và từ đó tới nay nó đã thay
đổi rất nhiều kể cả trên phương diện phạm vi và cấu hình hệ thống. Cách thức
liên lạc của hệ thống phát triển từ đi dây cứng tới đi dây hỗn hợp (multiplex)
và giờ đây là hệ thống hai dây liên lạc số hoàn toàn. EMS và BMCS phát
triển từ giao thức poll-response với bộ xử lý điều khiển trung tâm tới giao
thức peer-to-peer với hệ thống điều khiển phân tán.
Quản lý điện năng
Quản lý điện năng là chức năng tiêu biểu của bộ điều khiển DDC sử dụng bộ
vi xử lý. Trong hầu hết các tòa nhà có quy mô từ vừa tới lớn, quản lý điện
năng là một phần không thể thiếu của BMCS, với chức năng điều khiển tối
ưu thực thi tại cấp độ hệ thống, và với thông tin quản lý và truy cập người sử
dụng do BMS chủ cung cấp.
Một mạng bộ điều khiển điều hành thiết bị để giảm thiểu chi phí vận hành, và
điều chỉnh nhiệt độ đủ để đem lại mức độ thoải mái cho người sử dụng


Chức năng hệ thống quản lý điện năng của BMS chủ gồm có:
• Giám sát – ghi hiệu suất
• Giám sát – ghi mức độ sử dụng điện năng

• Thống kế mức tiêu thụ điện năng: Mức tiêu thụ theo nguồn và định kỳ
• Biểu đồ xu hướng tiêu thụ
• Truy cập dữ liệu chiến lược quản lý điện năng nhằm liên tục điều chỉnh theo
nhu cầu:
• Lịch sử dụng toà nhà
• Giới hạn nhiệt độ đem lại mức độ thoải mái
• Thống số điều chỉnh của vòng DDC
• Bổ sung chương trình DDC
Hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà có trước hệ DDC khoảng 10 năm. Nó
có kiến trúc số gồm một máy tính trung tâm tích hợp khả năng điều khiển,
giám sát và panel thu thập dữ liệu từ xa giao tiếp với các thiết bị điện, khí nén
và hệ thống điều khiển điện tử cục bộ. Máy tính trung tâm của kiến trúc xuất
các lệnh khởi động/dừng và điều chỉnh bộ điều khiển nhiệt độ cục bộ.
Hệ thống quản lý cơ sở vật chất
Hệ thống quản lý cơ sở vật chất được giới thiệu vào cuối thập niên 1980. Sự
ra đời của nó đã mở rộng thêm phạm vi của điều khiển trung tâm, gồm cả
quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của tòa nhà. Ví dụ, trong một nhà máy sản xuất
ô tô, lịch sản xuất và giám sát có thể kết hợp với giám sát và điều khiển môi
trường BMS. Nhân viên bộ phận BMS và sản xuất có thể điều hành hệ thống
điều khiển riêng biệt để quản lý đầu ra và đầu vào, tuy nhiên hai hệ thống này
có thể traođổi dữ liệu cho nhau để tối ưu hóa thông tin và lập ra bản báo cáo
chính xác nhất. Chẳng hạn như, chi phí cho lượng nhiệt, gió trên mỗi đầu xe
được xuất xưởng sẽ là thông tin quan trọng để tính toán chi phí tổng trên mỗi
xe thành phẩm.
Hệ thống quản lý cơ sở vật chất phải giải quyết được hai mức độ hoạt động:
giám sát hoạt động hàng ngày (day-to-day operation) và quản lý/giám sát
hoạt động dài hạn. Giám sát hoạt động hàng ngày đòi hỏi hệ thống liên tục
giám sát và điều khiển thời gian thực toàn bộ cơ sở và môi trường. Giám
sát/quản lý/hoạch định hoạt động dài hạn yêu cầu hệ thống ghi lại dữ liệu
phân tích/hoạch định xu hướng lâu dài, và lấy đó làm dữ liệu so sánh với mục

tiêu hoạt động. Do vậy, mục tiêu chính yếu của mức hoạch định và quản lý là
thu thập, xử lý dữ liệu về lịch sử hoạt độn.


Một số thuật ngữ trong tự động hóa tòa nhà
1.Building Control System (BCS): Hệ thống điều khiển tòa nhà. Nó mang
đến sự tiện nghi và an toàn cho ngôi nhà bạn.
2.Building Management and Control System (BMCS): Hệ thống điều khiển
và quản lý tòa nhà. Nó là sự kết hợp của BMS và BCS.
3.Building Management System: Hệ thống quản lý tòa nhà. Nó tập trung hóa
giám sát, hoạt động và quản lý tòa nhà nhằm tối ưu hiệu suất hoạt động.
4.Building Automation and Control Network (BACnet) Protocol: Giao thức
mạng điều khiển và tự động hóa tòa nhà (BACnet). Một giao thức liên lạc
cho BMCS do hiệp hội kỹ sư ASHRAE phát triển. (ASHRAE – American
Society of Heating, Refrigerating, and Air Conditioning Engineers)
5.Dynamic Display Data: Dữ liệu hiển thị động. Là loại dữ liệu được hiển trị
tại các trạm làm việc BMCS mà được cập nhật định kỳ, chẳng hạn như trang
thái nhiệt độ hoặc ON/OFF.
6.Energy Management System (EMS): Hệ thống quản lý năng lượng. Nó tối
ưu hóa hoạt động, nhiệt độ, và quá trình của hệ thống HVAC trong tòa nhà.
Ngoại trừ một số hệ thống lỗi thời, thì hầu như bất cứ một hệ BCS hoặc
BMCS đều có toàn bộ chức năng của hệ EMS.
Một hệ BMS gồm cấu hình phần cứng và hệ thống liên lạc cần thiết để truy
cập dữ liệu trong toàn bộ tòa nhà hoặc truy cập từ các tòa nhà từ xa khác sử
dụng đường truyền điện thoại.
Cấu hình phần cứng
Bộ điều khiến sử dụng vi xử lý tạo nên cấu hình theo kiểu cấp bậc cho hệ
thống BMS. Hình dưới mô tả đa cấp bậc hay còn gọi là lớp (tier) của bộ xử
lý.
- Cấp xử lý quản lý

- Cấp xử lý hoạt động
- Cấp xử lý hệ thống
- Cấp xử lý vùng


Cấp độ được sử dụng thực sự cho hệ thống phụ thuộc vào từng nhu cầu của
tòa nhà hay một tổ hợp tòa nhà. Cấp độ xử lý vùng có thể kết hợp các bộ
actuator và cảm biến sử dụng vi xử lý thông minh. Tiếp sau đây
Bộ điều khiển cấp vùng. Đây là bộ điều khiển sử dụng bộ vi xử lý. Nó cung
cấp khả năng điều khiển trực tiếp tới các thiết nằm trong phạm vi cấp vùng,
như bơm nhiệt, hộp điều lượng gió (VAV – Variable Air Volume), thiết bị
cấp gió đơn vùng. Bộ điều khiển cấp này cũng có thể sử dụng phần mềm
quản lý năng lượng.
Tại cấp xử lý vùng, cảm biến và actuator giao liên lạc trực tiếp với thiết bị
được điều khiển. Một bus liên lạc làm phương tiện kết nối các bộ điều khiển,
do vậy các điểm thông tin giữa các bộ điều khiển có thể chia sẻ cho nhau và
chia sẻ với các bộ xử lý tại hệ thống và ở cấp xử lý hoạt động. Các bộ điều
khiển cấp vùng tiêu biểu có một cổng hoặc kênh giao tiếp để hỗ trợ sử dụng
thiết bị đầu cuối di động trong quá trình thiết lập ban đầu và cả những lần
điều chỉnh sau đó.
Bộ điều khiển cấp hệ thống. Bộ điều khiển cấp này có công suất lớn hơn bộ
điều khiển cấp vùng nếu xét trên phương diện các điểm, vòng DDC và
chương trình điều khiển. Bộ điều khiển cấp hệ thống thường được dùng để
điều khiển các thiết bị cơ khí như các hệ cung cấp khí, hệ VAV trung tâm và
hệ thống làm mát.
Ngoài ra, nó còn thực thi điều khiển ánh sáng. Bộ điều khiển tại cấp này giao
tiếp trực tiếp với các thiết bị được điều khiển thông qua actuator và cảm biến,
hoặc giao tiếp gián tiếp thông qua các bus liên lạc với bộ điều khiển cấp
vùng. Bộ điều khiển cấp hệ thống có một cổng để kết nối với các thiết bị đầu
cuối lập trình và vận hành cầm tay trong suốt quá trình cài đặt ban đầu và cả

các lần điều chỉnh sau này.
Khi bộ điều khiển cấp hệ thống được kết nối với bộ xử lý cấp hoạt động,
những thay đổi chương trình điều khiển thường được thực thi ở bộ xử lý cấp
hoạt động và sau đó tải xuống bộ điều khiển. Bộ điều khiển cấp hệ thống
cũng cung cấp khả năng dự phòng trong trường hợp liên lạc bị đứt bằng chế
độ hoạt động độc lập.
Một số kiểu bộ điều khiển cấp hệ thống cũng cung cấp chế độ bảo vệ an toàn
cho toàn bộ tài sản thông qua tín hiệu cảnh báo hỏa hoạn, cảnh báo an ninh,
bảo mật truy cấp.




×