Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI TIỂU LUẬN tìm HIỂU một số từ mượn TIẾNG ANH ĐANG được sử DỤNG TRONG TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.99 KB, 13 trang )

Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

BÀI TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU MỘT SỐ TỪ MƯỢN TIẾNG ANH
ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾNG VIỆT


Lời mở đầu
Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ
hình thành, xây dựng bằng con đường “tự nó”. Trong các ngôn ngữ được sử
dụng khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp… người
ta có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt những từ mà chúng vay mượn, hoặc vốn
có nguồn gốc từ những ngôn ngữ khác. Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy.
Việc vay mượn từ hoặc sử dụng những từ vốn có nguồn gốc từ ngôn
ngữ khác là một hiện tượng phổ biến và cũng là một thực tế tất yếu khách
quan. Đó là kết quả của quá trình tiếp xúc lâu dài về ngôn ngữ và văn hóa
trong những điều kiện lịch sử nhất định. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công
nghệ thông tin, giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
vốn từ vựng dân tộc càng chịu nhiều ảnh hưởng từ các ngôn ngữ khác trên
thế giới. Có hàng loạt những khái niệm mới mà con người cần phải tiếp thu
đẻ có thể bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên, cũng giống như
trong bất kỳ ngôn ngữ nào, tiếng Việt là một hệ thống bao gồm những âm
tiết nhất định được kết hợp lại tạo thành từ để biểu thị cho những khái niệm.
Do đó, tiếng Việt cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế trong việc thể hiện
những khái niệm mới. Chính vì thế mà việc vay mượn từ là một lẽ tự nhiên.
Những từ vay mượn và những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác
không chi góp phần làm giàu thêm vốn từ vựng tiếng Việt mà còn là một bộ
phận quan trọng trong ngôn ngữ dân tộc phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của
con người. Tiếng Việt chủ yếu vay mượn từ tiếng Hán, tiếng Pháp và cả
tiếng Anh, ngoài ra còn có một số ngôn ngữ khác, nhưng trong đó phân lớn
là tiếng Hán và tiếng Pháp do lịch sử 1000 năm Bắc thuộc và quá trình đô hộ


của thực dân Pháp ở nước ta. Tuy nhiên, trong phạm vi bài tiểu luận này
chúng ta chỉ nghiên cứu về những từ mượn tiếng Anh trong tiếng Việt.

2


Để tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân mượn từ, vai trò của từ mượn
cũng như những phương thức mượn từ và thực trạng sử dụng từ mượn tiếng
Anh trong đời sống của người Việt Nam, chúng ta hãy cùng đi vào nghiên
cứu.

Nội dung
Để bắt đầu, trước hết chúng ta phải làm rõ khái niệm từ mượn. Theo
Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, từ mượn là các từ được vay mượn từ
một ngôn ngữ khác do quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Con đường vay mượn có
thể là theo cách đi từ khẩu ngữ (lặp lại tương tự vỏ âm thanh của từ được vay
mượn) hoặc theo cách đi từ văn tự, qua sách vở (lặp lại dạng văn tự - chuyển
tự, không nhất thiết từ được phát âm tương tự với từ ở ngôn ngữ được vay
mượn).”
Nguồn:
I, Nguyên nhân mượn từ và vai trò của từ mượn tiếng Anh trong vốn từ
vựng dân tộc
Như đã đề cập ở phần mở đầu, việc mượn từ và sử dụng những từ có
nguồn gốc từ ngôn ngữ khác là một thực tế tất yếu khách quan. Sự phát triển
nhanh chóng của kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kĩ thuật… đặt con
người vào tình thế phải luôn trang bị đầy đủ tri thức, kịp thời tiếp thu cái mới
nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Khối lượng tri thức và khái niệm mới mà
con người cần phải tiếp nhận là vô hạn, trong khi đó khả năng biểu đạt của
ngôn ngữ lại có hạn, tiếng Việt không có đủ vốn từ vựng để biểu thị số lượng
khái niệm khổng lồ như vậy, hoặc phải mất một thời gian nhất định để thích

nghi và đưa ra một từ tương ứng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chóng mặt của
công nghệ thông tin không cho phép chúng ta có nhiều thời gian dể làm
3


quen, nó luôn thay dổi liên tục. Vì thế có thể dễ hiểu vì sao lại có một lượng
lớn những từ mượn du nhập vào Việt Nam và trở thành một phần của ngôn
ngữ tiếng Việt, trong đó có từ mượn tiếng Anh. Những từ mượn có khả năng
đáp ứng ngay lập tức những nhu cầu biểu hiện đa dạng của con người trong
mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà tiếng Việt vào thời diểm đó, vì một số lý do
không thể làm được. Ví dụ như từ khi bùng nổ công nghệ thông tin, mạng
internet được sử dụng phổ biến thì những từ mượn tiếng Anh hay được sử
dụng cũng nhanh chóng xuất hiện và trở nên quen thuộc trong đời sống của
người Việt. Ngay chính từ “Internet” cũng là một từ mượn tiếng Anh cho đến
nay vẫn được sử dụng phổ biến mà chưa có từ nào tương ứng trong tiếng
Việt thay thế. Đối với những từ như “chat”, “nick chat”, “website”, “email”
cũng vậy. Còn một số từ như “download” (tải về), “forum” (diễn đàn),
“game online” (trò chơi điện tử trực tuyến), “hackers” (tin tặc)… mặc dù đã
có những từ tiếng Việt tương ứng nhưng vẫn được sử dụng nhiều và quen
thuộc với người dân Việt Nam.
Nhu cầu sử dụng từ mượn càng thể hiện rõ trong hệ thống thuật ngữ.
Tiếng Việt không có đủ công cụ để diễn đạt, biểu thị hết những khái niệm
mới, đặc biệt là trong lĩnh vực thuật ngữ khoa học. Hơn nữa, trong các ngành
khoa học, các thuật ngữ không chỉ đòi hỏi phải diễn đạt một cách chính xác
các khái niệm mà còn yêu cầu có sự thống nhất với hệ thống thuật ngữ quốc
tế để tránh gây nhầm lẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu.
Trong bối cảnh tiếng Anh được sử dụng phổ biến, được quy ước là ngôn ngữ
quốc tế, không những thế hệ thống thuật ngữ quốc tế cũng chủ yếu dựa trên
tiếng Anh nên việc vay mượn tiếng Anh trong thuật ngữ là điều không thể
tránh khỏi. Ví dụ như trong lĩnh vực khoa học lập trình máy tính, người ta

thống nhất sử dụng thuật ngữ tiếng Anh đối với các đơn vị bộ nhớ máy tính
như: bit (byte), kilobyte (KB), megabyte (MB), gigabyte (GB)… Ngay cả đối
với các hệ thống đơn vị đo lường cũng vậy: ki-lô-gam (kilogram), gam

4


(gram), lít (litre), mét (metre), xen-ti-mét (centimeter), mi-li-mét (millimeter)

Một số từ mượn vốn được dùng để định danh, gọi tên những sự vật,
hiện tượng, địa điểm…cụ thể có tên riêng tiếng Anh. Ví dụ những địa danh
như: New York, Chicago, Los Angles, Ca-na-đa (Canada), Pa-ri (Paris), Béclin (Berlin), Oxford, Cambridge,…, tên của các thương hiệu, sản phẩm như:
đồ ăn nhanh MacDonald (McDonald’s), dầu gội đầu Head & Shoulder, xe
đạp X-game, trò chơi điện tử Play Station, mì spaghetti, iphone, ipad,
macbook, Microsoft Word, Yahoo, mạng xã hội Facebook, Twitter…
Không những thế, việc sử dụng từ mượn hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ đôi
khi cũng tạo ra những hiệu quả diễn đạt mới mẻ, sáng tạo và biểu cảm. Cách
đây vài năm, các rạp chiếu phim ở Việt Nam đã trình chiếu một bộ phim gây
được rất nhiều sự chú ý. Bộ phim có tên “Vợ tôi là gangster”. Từ “gangster”
trong tên phim là một từ mượn tiếng Anh, còn có thể được viết theo cách
Việt hóa là găng-xtơ hay găng-tơ. Nó có nghĩa gần giống với một từ đã có
sẵn trong tiếng Việt “kẻ bất lương”. Vậy tại sao người ta lại không dùng nó
thay thế cho từ “gangster” trong tên phim ? Rõ ràng ta thấy rằng trong trường
hợp này, từ mượn “gangster” là một từ mạnh, tạo ra nét biểu cảm mới lạ,
khơi gợi được sự tò mò và hứng thú ở người xem. Mặc dù hai từ có ý nghĩa
gần tương đương nhưng nếu thay thế cho nhau thì từ “kẻ bất lương” sẽ
không tạo được hiệu ứng độc đáo như từ mượn trên. Hay như gần đây, trên
mạng không thiếu gì tin tức về những vụ lộ ảnh “nóng”. Trên vietbao.vn có
đăng bài viết “Trung Quốc: Tranh cãi nữ sinh 9X triển lãm ảnh nude mưu
sinh” đè cập đến việc một nữ sinh Trung Quốc chuyên chụp ảnh khỏa thân

để kiếm tiền. Tác giả bài báo đã không sử dụng từ “ảnh khỏa thân” ở nhan
đề mà thay bằng từ “ảnh nude” để tránh gây phản cảm cho độc giả. Đối với
từ “sex” cũng vậy.
Ngày nay, một lượng lớn từ tiếng Anh đã và đang du nhập vào tiếng
Việt và được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống.
5


Những từ mượn tiếng Anh này góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng
tiếng Việt giàu và đẹp. Không những thế, chúng còn đóng một vai trò khá
quan trọng, đáp ứng nhu cầu biểu hiện đa dạng, phục vụ cho hoạt động giao
tiếp của người Việt Nam. Trong bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới, vốn từ
vựng đều được coi là cơ sở cho mọi hoạt động giao tiếp của con người. Vốn
từ vựng đa dạng, phong phú, có khả năng diễn đạt những suy nghĩ, tình cảm
của con người một cách linh hoạt chính là động lực thúc đẩy sự phát triển
của toàn nhân loại. Và từ mượn tiếng Anh cũng chính là một bộ phận trong
vốn từ vựng dân tộc góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
II, Các phương thức mượn từ tiếng Anh trong tiếng Việt
Hầu hết các từ mượn tiếng Anh khi du nhập vào tiếng Việt đều bị biến
đổi để phù hợp với những đặc điểm phong cách tiếng Việt. Quá trình này
được gọi là quá trình Việt hóa hay đồng hóa từ mượn. Trong những giai đoạn
lịch sử khác nhau, tùy theo yêu cầu của xã hội mà những từ mượn được Việt
hóa ở các mức độ khác nhau. Trước đây, khi trình độ học vấn của người dân
còn chưa cao, rất ít người biết tiếng Anh, các từ mượn thường được Việt hóa
hoàn toàn hay phần lớn để người Việt có thể dễ dàng viết và phát âm. Ví dụ
như: cà rốt (carrot), cà phê (cafe), ra-đi-ô (radio), cát-sét (cassette), sô cô la
(chocolate), đô la (dollar)…Tuy nhiên, ngày nay khi tiếng Anh trở nên phổ
biến, chúng ta có nhiều cơ hội hơn tiếp xúc với nó, số lượng người biết tiếng
Anh tăng lên đáng kể thì xu hướng Việt hóa hoàn toàn hay phần lớn không
còn là xu thế chủ yếu nữa. Ngoài ra còn có xu hướng Việt hóa một phần nhỏ

hoặc giữ nguyên đưa vào trong tiếng Việt. Từ “live show” (chương trình
truyền hình trực tiếp) là từ mượn được giữ nguyên cách viết chỉ thay đổi
cách phát âm phỏng theo âm tiết tiếng Anh cho phù hợp với người Việt “lai
sâu”. Một số từ viết tắt tiếng Anh cũng không có mấy thay đổi, thậm chí
được giữ nguyên cả cách đọc và cách viết như: GDP (Gross Domestic
Product) có thể đọc là “dê-đê-pê” hoặc “gi-đi-pi” giống như cách phát âm
6


tiếng Anh, IT (Information Technology) thường được đọc như trong tiếng
Anh là “ai-ti”.
1. Từ mượn tiếng Anh được Việt hóa hoàn toàn hoặc phần lớn
Có rất nhiều cách Việt hóa từ mượn tiếng Anh. Sau đây là một số cách phổ
biến hay được sử dụng:
 Việt hóa chính tả và ngữ âm: nghĩa là các từ mượn được nôi (viết)
theo cách nói (viết) của người Việt. Các từ được phân chia thành các
âm tiết tách rời (nếu là từ dài) và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm
tiết tiếng Việt. N Việt thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm
trong các tổ hợp phụ âm hoặc chuyển âm này thành âm khác cho phù
hợp với cách phát âm của mình. Cách viết phỏng âm trong tiếng Việt
hiện nay rất phức tạp và chưa có cách viết nào đóng vai trò nổi trội.
Tiếng Việt cũng chưa đưa ra quy tắc thống nhất chung cho cách viết
phỏng âm này.
VD: ga-ra (garage), in-tơ-nét (Internet), ki-lô-gam (kilogram), tấn (ton), sô
(show), cát-xê (cash), cắt (cut), a-xít hay axit (acid), bom (boom), vi-ta-min
(vitamin) từ này giữ nguyên cách viết tuy nhiên sửa dổi cách đọc, không
giống như phát âm trong tiếng Anh “vai-tơ-min”, mít-tinh (meeting), côngten-nơ hoặc công-tây-nơ (container), gien (gene), xì-căng-đan (scandal), xốt
(sauce), phim (film), ga (gas), lô-gíc (logic), ghi-ta (guitar)…
 Một số từ mượn được rút ngắn bớt về độ dài
VD: ô-xi (oxygen)

 Một số từ mượn được Việt hóa về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp: Từ
mượn tiếng Anh sau khi được việt hóa được sử dụng trong tiếng Việt
với nét nghĩa khác hoặc ý nghĩa ngữ pháp khác với trong tiếng Anh.
VD: Từ “baby” trong tiếng Anh vốn là một danh từ dùng để chỉ em bé. Tuy
nhiên, sau khi được Việt hóa nó lại trở thành một tính từ mang ý nghĩa trông

7


đáng yêu như trẻ con: “Những kiều nữ sở hữu khuôn mặt baby nhất xứ Hàn”
(nhacvietplus.com.vn)
Hay như từ “a-ma-tơ” ( amateur) vẫn được dùng trong tiếng Việt với ý nghĩa
nghiệp dư, không chuyên. Ngoài ra, nó còn được sử dụng với một nét nghĩa
khác, dùng để chỉ lối sống và làm việc phóng túng, tùy tiện, không có sự
chuyên tâm: “Học hành a-ma-tơ thế thì làm sao thi được”.
2. Từ mượn tiếng Anh chỉ được Việt hóa rất ít hoặc thậm chí được giữ
nguyên và đưa vào sử dụng trong tiếng Việt.
 Dùng nguyên dạng cách viết tiếng Anh: Các từ tiếng Anh xuất hiện
trong tiếng Việt thường tạo ra các biến thể đọc khác nhau.
 Một số từ tuy được viết nguyên dạng tiếng Anh nhưng đã quen thuộc
với đại đa số người Việt.
VD: computer, dollar, iphone, ipod, ipad, mobile, download, website, email,
laptop, web, net, fan, video, …
 Đa số từ viết nguyên dạng tiếng Anh chỉ được người Việt nhận biết theo
cách nói bắt chước.
VD: headphone (hét-phôn), live show (lai-sâu), number one (năm-bờ-oăn),
sale (sêu/sên), rocket (rốc-két)…
 Sử dụng nguyên dạng các từ viết tắt trong tiếng Anh
Hiện tượng nói/viết tắt phản ánh quy luật tiết kiệm trong qua trình tiếp thu và
truyền đạt thông tin. Vấn đè đặt ra hiện nay là cách đọc của các dạng viết tắt

này chưa thống nhất.
VD: VAT (Value Added Tax) thường đọc là vê-a-tê
IMF (Interational Monetary Fund) thường đọc là i-em-ép
WTO (World Trade Organization) thường đọc là vê kép-tê-ô
UNICEF (United Nation Children’s Fund) thường đọc là iu-ni-xép
UNESCO (The United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization) thường đọc là iu-nét-xcô

8


CEO (Chef Executive Offlcer) thường đọc là ci-i-âu giống cách đọc
tiếng Anh
RAM (Random Access Memory) thường đọc là ram
ROM (Read-only Memory) thường độc là rom
CV (Curriculum Vitae) thường đọc giống trong tiếng Anh là ci-vi
III, Thực trạng sử dụng từ mượn tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay
Trong vốn từ vựng tiếng Việt có một bộ phận từ vựng khá đa dạng,
phong phú, đó chính là từ mượn tiếng Anh. Ngày nay, số lượn từ mượn tiếng
Anh du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn do tăng cường trao đổi,
giao lưu văn hóa, sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin và cả tốc
độ tiếp thu, học hỏi nhanh của giới trẻ. Từ mượn tiếng Anh xuất hiện ngày
càng nhiều và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Khắp mọi nơi đâu đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp chúng. Có thể
nói, chúng đã trở thành một phần của đời sống xã hội Việt Nam. Đặc biệt
không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của những từ mượn tiếng Anh trong giới
trẻ hiện nay.
Trong các ngành nghiên cứu khoa học, sự xuất hiện của các từ mượn
tiếng Anh trong hệ thống thuật ngữ là một điều khó tránh khỏi.
VD: Một số thuật ngữ trong IT:

- DNS (Domain Name System) nghĩa là hệ thống tên miền. Một máy chủ
DNS đợi kết nối ở cổng số 53, có nghĩa là nếu bạn muốn kết nối vào máy
chủ đó, bạn phải kết nối đến cổng số 53. Máy chủ chạy DNS chuyển
hostname bằng các chữ cái thành các chữ số tương ứng và ngược lại.
- LAN (Local Area Network): Một hệ thống các máy tính và thiết bị ngoại vi
được liên kết với nhau. Người sử dụng mạng cục bộ có thể chia sẻ dữ liệu
trên đĩa cứng, trong mạng và chia sẻ máy in.
- Login: Đăng nhập
- Database: Cơ sở dữ liệu
9


- Server: Máy chủ
- Client: Máy con, dùng để kết nối với máy chủ (Server)
- Info: Là chữ viết tắt của "Information", tức là thông tin
Mạng Internet và máy tính là một trong số những nguồn chứa nhiều từ
vựng tiếng Anh. Có thể lấy ví dụ như: photoshop, windown, forum, blog,
web, email, download, update, network, online, offline, chat, game…
Trong các môn thể thao cũng có một số từ mượn tiếng Anh rất quen
thuộc với người Việt Nam như: pê-nan-ti (penanlty), hat-trick, gôn (goal),
ten-nít (tennis), cric-kê (cricket), championship, league, Asian cup, World
cup…
Trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật có nhiều từ mượn tiếng Anh không
còn mấy xa lạ với các bạn trẻ ngày nay như: single, debut, MV(music video),
hit, fan, club, ballad, remix, R&B, cover, pop, rock, rock’n’roll, , beat box,
DJ, rap, jazz…(trong âm nhạc), breakdance, hip hop, dance sport, disco,
samba, valse (trong khiêu vũ)…
Trong thời trang hiện nay càng xuất hiện nhiều từ mượn tiếng Anh như:
style, stylist, legging, shop, fashion, cardigan…
Ngay khi đi dạo trên phố bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp các từ mượn

tiếng Anh như: on sale, sale off, computer, laptop, fashion, shoe, shop,…
Trong giới trẻ, học sinh, sinh viên, vốn từ mượn tiếng Anh cúng không
kém phần phong phú: hot girl, hot boy, teen, teengirl, teenboy, cool, star,
idol, fan, cub…
Không những thế những từ mượn tiếng Anh còn đi vào trong sinh hoạt
và trở thành một phần của dời sống người Việt Nam. Chúng là tên gọi của
những sự vật, hiện tượng gắn liền với cuộc sống như: camera, ra-đi-ô, cátsét, photocopy, in laser, máy fax, máy scan, modem, mobile, fast food,
piano…
Có thể thấy rõ rằng từ mượn tiếng Anh đóng một vai trò khá quan
trọng trong hoạt đọng giao tiếp, trong đời sống người Việt. Đó là điều mà
10


không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, những từ tiếng Anh được sử dụng như
thế nào trong tiếng Việt mới được coi là từ mượn và sử dụng lúc nào, như
thế nào mới là hợp lý. Đây là vấn đề đang được bàn cãi gay gắt để giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt. Những từ tiếng Anh được dùng để chỉ những sự
vật, hiện tượng mà trong tiếng Việt không có từ tương ứng thay thế, hoặc có
từ tiếng Việt thay thế nhưng từ tiếng Anh đó lại là từ quen thuộc, đã được
dùng phổ biến thì được coi là từ mượn tiếng Anh. Tuy nhiên, trong xã hội
ngày nay đang xảy ra hiện tượng lạm dụng từ tiếng Anh, thậm chí cả ngữ
pháp tiếng Anh.
VD: “Mặc dù không đóng vai nào nhưng nam diễn viên 47 tuổi vẫn trở thành
tâm điểm chú ý của người hâm mộ tại buổi ra mắt bộ phim "Kick-Ass" tại
London (Anh) tối 23/3.”(Brad Pitt làm fans Anh phát cuồng; Vietnamnet,
24/3/2010)
Nguồn: />Từ "fan" lâu nay được sử dụng phổ biến trong cách nói của người Việt Nam,
tuy rằng có thể dùng từ Việt là "người hâm mộ." . Đã đành là vậy nhưng
trong cách viết lại vẫn giữ nguyên số nhiều bằng ký tự "s" thì quả là... thú vị.
Có một số trường hợp khác cũng được dùng khá tự nhiên, không biết là do

đãng trí hay không hiểu hết. Ví dụ như "MDGs" trong tiếng Anh viết tắt cho
"các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ," khi muốn dùng trong tiếng Việt thì
đâu cần "s" chứ.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi dịch tin về số lượng máy bay
chẳng hạn: "Năm chiếc Airbus A-321s" - thực ra đó chỉ là số nhiều vì có 5
chiếc mà thôi, không phải ký hiệu của máy bay.
Hay như “ I know anh ấy not love nó, but don’t know why nó cứ theo hoài
vậy” (kenh14.vn)
Rồi cả cách nói tiếng Anh dịch từ tiếng Việt như: If you do they (đu dây),
they đi (dây đứt) you die; know die now (biết chết liền)
11


Việc lạm dụng từ tiếng Anh chêm xen vào lời nói khi giao tiếp gân đây
trở thành hiện tượng khá phổ biến trong giới học sinh, sinh viên và nhân
viên văn phòng dường như được coi là “mốt thời thượng” để chứng tỏ bản
thân. Tuy nhiên, việc chêm xen tiếng Anh nhiều khi lại khiến lời nói trở nên
lai căng, lố bịch và không thể chấp nhận được. Những cách nói này đã lam
mất đi bản sắc tiếng Việt và không phù hợp với văn phong của người Việt
Nam. Chúng ta cần tránh việc lạm dụng tiếng Anh để giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.

Kết luận
Từ mượn tiếng Anh là bộ phận không thể thiếu trong từ vựng tiếng
Việt. Không chỉ góp phần làm phong phú thêm tiếng Việt vốn đã phong phú,
giàu đẹp, chúng còn đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và biểu hiện của con
người.
Hầu hết các từ mượn tiếng Anh khi du nhập vào tiếng Việt đều được
biến đổi cho phù hợp với cách nói và viết của người Việt. Quá trình đó được
gọi là Việt hóa từ mượn. Quá trình Việt hóa từ mượn phản ánh sự sáng tạo

của người Việt. Có nhiều cách Việt hóa từ mượn khác nhau nhưng cho đến
nay vẫn chưa có sự nhất quán trong cả cách nói và viết từ mượn. Để chuẩn
hooas tiếng Việt cần nhanh chóng thống nhất cách đọc và viết từ mượn.
Từ mượn tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời
sống xã hội. Tuy nhiên, hiện nay đang diễn ra tình trạng lạm dụng từ tiếng
Anh trong giao tiếp của người Việt. Chúng ta cần quy định rõ cách sử dụng
những từ mượn tiếng Anh như thế nào, tránh lạm dụng chúng để giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt.

12


Mục lục
Lời mở đầu…………………………………………………………………..1
Nội dung.…………………………………………………………………….2
I, Nguyên nhân mượn từ và vai trò của từ mượn tiếng Anh trong vốn từ vựng
dân tộc………………………………………………………………..............2
II, Các phương thức mượn từ tiếng Anh trong tiếng Việt…………………....5
III, Thực trạng sử dụng từ mượn tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay………….8
Kết luận…………………………………………………………………….11

13



×