Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bệnh thành tích trong giáo dục việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.39 KB, 20 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Tiểu luận môn học

XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC

Đề tài:

GVHD : TS. VÕ THỊ NGỌC LAN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/ 2011


LỜI NÓI ĐẦU
Bác Hồ đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đảng và Nhà nước ta đã thật sự coi “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”
Từ xưa đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, Giáo dục luôn có tầm quan
trọng ảnh hưởng rất lớn. Giáo dục được xem như là chức năng tất yếu và vĩnh hằng của
xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội về mọi mặt. Giáo dục có tác dụng to
lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, hình thành ở mỗi cá nhân thế
giới quan, tư tưởng chính trị, ý thức, tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn
mực xã hội.
Thế nhưng, sản phẩm hiện nay của giáo dục đào tạo ra có đúng với mong đợi và chủ
trương của nhà nước hay không? Tại sao Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có cuộc vận
động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"
Thực tế, ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con
người, lại nhiễm phải một căn bệnh thành tích trầm kha. Khi người đào tạo bị nhiễm bệnh


thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là những thế hệ bị nhiễm
bệnh thành tích. Như thế quả là tai hại cho xã hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hoành
hành trong ngành giáo dục như hiện nay
Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như đề ra những giải pháp cải thiện bệnh thành tích này,
người nghiên cứu thực hiện đề tài “Bệnh thành tích trong giáo dục Việt Nam” với mong
muốn góp phần vào việc giảm bớt các tệ nạn trong giáo dục để giáo dục được trong sạch
và thực hiện đúng chức năng mà xã hội mong đợi


MỤC LỤC


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

A.

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

DẪN NHẬP

1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, đất nước đang cần đến
một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinhđược xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất
nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có
một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, lên lớp thì nghệch
ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì
vở vất đầu giường và điều này đã tạo điều kiện cho một “căn bệnh” xâm nhập vào
học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói
chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục
Bệnh thành tích là "Căn bệnh trầm kha" của ngành giáo dục. Nhằm chấn chỉnh loại

"bệnh" xấu này, năm 2006, lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT đưa ra chủ trương "hai không",
trong đó có: "Nói không với căn bệnh thành tích trong giáo dục". Chủ trương này
nhanh chóng được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng trong toàn ngành giáo dục từ năm
học 2006 - 2007. Nó nhận được đồng thuận cao trong dư luận, xã hội và cả ngành
giáo dục. Thế nhưng, từ năm 2008 đến nay, thì tình hình dường như đang có xu
hương thay đổi, căn bệnh này hoành hành dữ dội trở lại, nhất là ở bậc tiểu học và
trung học cơ sở
Bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Công học tập mà Bác
nói thể hiện ở sự trung thực, cố gắng trong quá trình dạy học và kết quả học tập của
người học. Là một người trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và đang học tập
nghiên cứu về các vấn đề giáo dục, tôi quyết định tìm hiểu và đề xuất các giải pháp
nhằm xóa bỏ căn bệnh thành tích trong hoạt động của giáo dục và đào tạo. Với đóng
Trang 5


Tiểu luận mơn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

góp của mình, tơi mong rằng giáo dục Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh, tương
xứng với các nền giáo dục trên thế giới

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu cơ sở lý luận của căn bệnh thành tích trong giáo dục




Tìm hiểu thực trạng của bệnh thành tích trong giáo dục hiện này



Tìm hiểu ngun nhân và đề xuất giải pháp cho căn bệnh này

3 Giới hạn đề tài
Vì thời gian có hạn, nên đề tài chỉ xoay quanh các vấn đề về bệnh thành tích ở giáo
dục Việt Nam trong các cấp bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thơng

Trang 6


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

B.

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận
3.1 Thiếu trung thực
Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình, với những gì
đã có, đã xảy ra.
Từ khi mới vào lớp một chúng ta đã được trang bị bài học đạo đức đầu đời: năm
điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Trong đó, điều 5 có viết: Khiêm tốn, thật thà,
dũng cảm. Như vậy, trung thực là một trong những đức tính quý giá mà con người

được xây đắp ngay từ nhỏ
3.2 Bệnh thành tích trong giáo dục
Tác giả như Huỳnh Bảo Sơn xem bệnh thành tích là một hậu quả của chủ nghĩa
hình thức. Theo tác giả này "Bệnh thành tích là hậu quả của chủ nghĩa hình thức và
chính nó là mẹ đẻ của bệnh sao chép, học thuộc lòng và hiện tượng đào tạo hình
ống của hệ thống đại học ở nước ta"
GS Văn Như Cương từng nói: “Bệnh thành tích do thi đua mà ra”
Bệnh hình thức trong giáo dục có thể hiểu như là tình trạng thành tựu giáo dục được
nâng cao hơn khả năng thực tế một cách có hệ thống
3.3 Tác hại của bệnh thành tích trong giáo dục
Khi bệnh thành tích diễn ra trong giáo dục sẽ gây lãng phí thời gian học hành đối
với học sinh; lãng phí tiền bạc phụ huynh; lãng phí công sức của thầy cô và lãng phí
nguồn lực đối với xã hội. Tiêu cực trong thi cử và chạy theo thành tích cũng là
nguyên nhân dẫn tới việc suy thoái đạo đức của học sinh, giáo viên.

4 Thực trạng
Thực trạng bệnh thành tích trong ngành giáo dục nước ta là đáng báo động. Nó đem
lại cho chúng ta cảm giác ảo về chất lượng giáo dục được nâng lên vượt bậc không
Trang 7


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

ngừng. Điều này được khẳng định qua kết quả thi tốt nghiệp và tỉ lệ lên lớp hàng năm
của các bậc học phổ thông. Dưới đây là một số minh chứng cho nhận định này:
Một câu chuyện khôi hài đang được lưu truyền trong giáo dục là: “Một phụ huynh
đến gặp hiệu trưởng một trường nọ thiết tha xin cho con được lưu ban vì cháu học
quá đuối sức. Nhưng ông hiệu trưởng này trả lời rằng con bác phải lên lớp nếu không

trường sẽ mất điểm thi đua.”
Khi khảo sát về kết quả học lực của học sinh tiểu học ở nhiều trường, lớp thuộc tỉnh
Quảng Ngãi thì thấy rằng số lượng học sinh xếp loại giỏi, khá chiếm trên 65%, có nơi
còn cao hơn nữa.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, riêng số học sinh bậc THCS đạt giỏi, chiếm 1
phần 7, đạt loại khá chiếm trên 1 phần 3 tổng học sinh (Số liệu tại Hội nghị Triển
khai công tác năm học 2009 - 2010 vào ngày 24/7, Đà Nẵng).
TS Hồ Viết Hiệp - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang đã kể: “Từ năm 1988, An
Giang đã quyết tâm nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Kết quả:
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT trong tỉnh đạt 12,4%. Cả tỉnh chới với. Lãnh đạo địa
phương đề nghị Sở GD-ĐT “năn nỉ” Bộ cho mở đáp án để nâng điểm cho học sinh.
Cuối cùng, Bộ GD-ĐT đồng ý cho nâng lên 40%. Sau đó, tỉnh vẫn tổ chức thi
nghiêm túc nhưng chấm thi thì... phải tùy tình hình mà chấm. Có nghĩa là chấm làm
sao để kết quả của tỉnh mình tương đương tỉnh bạn. Có năm, theo chỉ đạo của lãnh
đạo địa phương, Sở GD-ĐT phải mở đáp án 2-3 lần để nâng điểm cho học sinh sao
cho kết quả vừa đẹp, trên 90%”
Bây giờ, nếu đi học mà không đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến thì là chuyện gần
như là không bình thường, kém lắm mới bị xếp loại trung bình. Ở một trường THCS,
trong buổi tổng kết cuối năm, người ta rút ra được một kinh nghiệm đọc tổng kết rút
ngắn thời gian bằng cách chỉ đọc những học sinh tiên tiến và trung bình, bởi vì đa số
học sinh giỏi

Trang 8


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

Dưới đây là số liệu về tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông trong thời gian 2006 –

2010:

Số liệu trên được thể hiện thông qua hai dạng biểu đồ sau:

Trang 9


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

Trang 10


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
Năm 2006 là năm chưa phát động phong trào hai không “Nói không với tiêu cực và
bệnh thành tích trong giáo dục”, tỉ lệ tốt nghiệp THPT là rất cao (toàn quốc là
91.97%)
Đến năm 2007, khi bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động phong trào hai không, tỉ
lệ này giảm xuống (toàn quốc là 63,4%)
Thế nhưng sau đó, phong trào thi đua đã kéo theo căn bệnh thành tích bùng phát trở
lại, nhìn vào biểu đồ ta thấy trong những năm gần đây tỉ lệ tốt nghiệp đã tăng trở lại.
Năm 2010, tỉ lệ này đã gần bằng năm 2006 (toàn quốc là 90,2%)
Trang 11



Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

Tỉ lệ tốt nghiệp những năm gần đây tăng trở lại nó lại không phải do chất lượng giáo
dục tăng lên, mà đó là do căn bệnh thành tích. Sau đây là ví dụ minh chứng cho điều
này:
Thi tuyển sinh vào 10, tỉnh Quảng Ngãi, năm 2008, có 21.000 học sinh thi. Kết quả,
có tới trên 5.200 bài làm bị điểm liệt, tức điểm 0, môn Toán và Lịch Sử. Cần nói
rằng, đề ra không khó, toàn là kiến thức cơ bản. Vả lại, môn Sử là môn học bài, có
phần dễ hơn môn Toán, thế mà riêng môn này có trên 1.200 bài bị điểm 0.
Mức học lực trung bình, nếu đánh giá cho đúng, không chạy theo "bệnh" thành tích,
thì không khó để kiếm được 3 - 4 điểm mỗi môn. Đằng này, nhiều điểm 0 đến thế,
cần xem lại chất lượng dạy - học của thầy và trò, cần phải xem lại ở đây đã thực tâm
với việc chống bệnh thành tích chưa, hay đó chỉ là sự đánh lừa?
Tuyển sinh vào 10 ở Tiền Giang, mới vừa rồi, theo ông Nguyễn Hồng Oanh, Phó
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh này, cho biết: "Có 3.000 thí sinh bị điểm 0 môn Toán,
trong 18.000 thí sinh dự thi, với mức độ đề ra không khó, có phân loại cao thấp rất
rõ".
Ngày 24/7, báo chí lại đồng loạt đưa tin về kết quả chấm phúc khảo gây "sốc" trong
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Quảng Nam. Hơn 200 học sinh xếp loại giỏi lại có điểm
Toán và Văn dưới điểm 5, không có em nào được tăng điểm. Kết quả phúc khảo đã
phơi bày "bệnh" thành tích
Ở bậc THPT, sau mỗi mùa thi đại học, cao đẳng, người ta thống kê được có đến hàng
trăm ngàn bài của sĩ tử bị điểm 0, điểm kém. Học sinh hết cấp 3 mà chưa thạo bốn
phép tính đơn giản của tiểu học, không viết nổi một văn bản cho ra hồn.
Workbank đã có nhận định cho mùa thi tốt nghiệp THPT năm 2011: “Một mùa thi
nữa lại đến. Không ít người dự đoán rằng mùa thi tốt nghiệp năm nay lại đỗ cao.
Riêng chúng tôi dám khẳng định: nếu thi thật, làm nghiêm túc, chặt chẽ, may ra tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp đạt tối đa 50%!”. Kỳ thi tốt nghiệp năm học 2009 - 2010, tỷ lệ đậu tốt

nghiệp của một số trường đạt 100%, bình quân chung đều đạt trên 80%. Nhưng liền
Trang 12


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

sau đó, kỳ thi đại học, cao đẳng lại có những bài làm đạt điểm không (0). Nhiều bài
văn ngây ngô, ngờ nghệch, đọc nghe chua xót, buồn đến nao lòng.
Gần đây nhất, “Xì-căng-đan” chấm thi tốt nghiệp ở ĐBSCL môn Ngữ Văn cũng là
dấu hiệu của căn bệnh thành tích. Theo Dantri.com (bài báo Chủ Nhật, 19/06/2011),
để điểm thi môn Ngữ văn đạt kết quả cao, các chuyên viên bộ môn Ngữ văn của 11
sở GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL đã có cuộc họp vào ngày 5/6/2011 tại TP Cần Thơ, ra
“Biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 môn
ngữ văn”. Thực chất đây là thỏa thuận để “nâng cao chất lượng” bằng cách cho điểm “vô
tư”, thoát ly hẳn hướng dẫn chấm thi môn này của Bộ GD-ĐT. Vấn đề này đang được các cơ
quan chức năng làm sáng tỏ. Sự kiện này nếu đúng như nội dung của bài báo, thì đây là một
biểu hiện của căn bệnh thành tích

Qua những dẫn chứng trên ta thấy, bệnh thành tích đang có nguy cơ bùng phát trở lại
rất mạnh trong ngành giáo dục. Suy cho cùng, bệnh thành tích chính là bệnh gian dối,
thiếu trung thực.

5 Nguyên nhân và đề xuất giải pháp
Bệnh thành tích là căn bệnh "nan y" của ngành giáo dục và đang có xu hướng bùng
nổ trong những năm gần đây, để loại trừ căn bệnh này, đầu tiên ta đi phân tích những
nguyên nhân của căn bệnh:
Bệnh thành tích trong giáo dục có trách nhiệm của 4 đối tượng: Bộ GD-ĐT và các cơ
quan quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và đảng bộ địa phương.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh thành tích có thể là:
1. Xuất phát từ sự háo danh: Điều này thự sự là nguyên nhân chủ đạo. Nhà trường
thì háo danh hiệu: trường tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc, có tỷ lệ học sinh lên
lớp, tốt nghiệp cao...điều đó dẫn đến việc buông lỏng quản lý, thậm trí giao chỉ
tiêu cho các Giáo viên giảng dạy. Giáo viên cũng vậy, thậm trí trong cung một
trường, cùng dạy một môn các giáo viên cũng ganh đua kết quả học tập ảo lẫn
nhau. Các bậc phụ huynh cũng háo danh, họ muốn con của họ phải là học sinh
Trang 13


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

suất sắc, học sinh giỏi hay ít nhất cũng tiên tiến, họ muốn con mình học ở những
trường điểm, trường chuẩn, lớp chuyên, lớp chọn mà không để ý quan tâm là thực
sự lực học của con mình ra sao và họ đã dùng tiền để mua những điều đó. Bộ GDĐT phát động phong trào hai không "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục" nhưng bênh cạnh đó lại ngành yêu cầu giáo viên giỏi
cấp tỉnh phải đạt được nhiều chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu "giáo viên đó phải không
có học sinh học lực yếu môn mình dạy". Điều này là một trong những nguyên
nhân làm cho giáo viên tiêu cực. Vì thực tế, trong các lớp dạy, sẽ có những lớp có
những học sinh chưa theo được yêu cầu của chương trình học. Do đó học sinh đó
sẽ bị học lực yếu. Nếu để như vậy, đương nhiên giáo viên đó sẽ không có được
danh hiệu giáo viên giỏi, mặc dù người đó đã đạt tất cả các chỉ tiêu khác. Vì vậy
mà nhiều giáo viên đã chọn hình thức sửa điểm cho học sinh. Các trường học vì
phong trào thi đua nên không muốn trường mình có tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp
hơn các trường khác. Do đó họ luôn cơ cấu để số liệu tổng kết đạt những con số
đẹp nhất
2. Xuất phát tự sự thiếu trách nhiệm: Thiếu trách nhiệm từ phía gia đình đối với con
cái. Các bậc phụ huynh giao phó hoàn toàn con cái mình cho nhà trường. Họ

không quan tâm, không để ý, giám sát việc sinh hoạt, chơi bời và cả việc học hành
của con mình khi ở nhà cũng như ở trường. Một phần cũng do sự thiếu trách
nhiệm từ phía nhà trường, nhưng nhà trường và các thầy cô giáo cũng chỉ có khả
năng quản lý thời gian học sinh của mình khi mà học sinh ở trường thôi.
3. Xuất phát từ việc thu nhập: thu nhập của Giáo viên nói chung là quá thấp so với
nhu cầu sống. Không phải đã tồn tại từ lâu một câu nói là “Lương Giáo viên 3 cọc
3 đồng” sao? Những người Giáo viên chân chính, những con người sáng tạo bậc
nhất, những người có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp phát triển đất nước thì phần
lớn lại đang vật lộn với những khó khăn đời thường. Tâm lí “làm công ăn lương”
của một bộ phận không nhỏ giáo viên, vì vậy họ luôn thụ động, đối phó, thiếu
trách nhiệm với học sinh, làm việc theo kiểu “chỉ đâu đánh đó”, “sống chết mặc
bay, tiền thầy bỏ túi”, thậm chí lợi dụng các chính sách mới để trục lợi
Trang 14


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

4. Xuất phát từ nhân cách của một bộ phận giáo viên, mang trên mình trọng trách
của đất nước mà bị đồng tiền làm cho mờ mắt.
Hiện tại chúng ta chỉ phát động phong trào thi đua cho từng địa phương và nêu ra
định mức để phấn đấu mà chưa quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng. Như vậy
việc quản lý khâu chất lượng học tập của các em là điều rất quan trọng nó quyết định
đến việc phát động thi đua trở thành tiêu cực hay là động lực phấn đấu.
Chất lượng học tập của các em sẽ dựa vào phấn lớn những người truyền đạt kiến
thức. Do đó để có thể nâng cao chất lượng học tập cần phải có đội ngũ giáo viên tâm
huyết, dám chấp nhận với thực chất lớp học mình đảm nhận để từ đó có phương pháp
giảng dạy hợp lý.
Vấn đề về sách giáo khoa cũng khó khăn, sự sai sót khá trầm trọng trong sách trên cả

phương diện biên soạn và in ấn gần đây đã làm cho công tác giảng dạy khá bế tắc,
bên cạnh đó vẫn chưa có công cụ để giúp các thầy cô soạn giáo án hiệu quả ngoài
cách sử dụng giáo án chép tay.
Vậy, để có thể điều trị bệnh thành tích cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp
các ngành mà trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là người đứng đầu quản lý giám
sát chất lượng giáo dục ở từng địa phương để có thể nắm vững rõ thực trạng và có
biện pháp hỗ trợ sớm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học ở các cấp cơ sở.
Toàn xã hội cũng phải tham gia vào phong trào chống tiêu cực. Bắt đầu từ gia đình,
nếu các bậc cha mẹ cứ chăm chăm vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng
vì những lỗi lầm ấy, sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lòng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu
đậu mà tự ti, không chịu khó cố gắng, không có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một
số phụ huynh mặc cho con cái buông thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi cho con vào
trường tốt, lớp tốt dù chúng không đủ trình độ, để rồi “đuối”, không theo kịp và tiếp
tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh cách
suy nghĩ, cách dạy dỗ con cái để không gián tiếp hại con của mình. Các nhà quản lí
giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động bằng cách đừng quá coi trọng
thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ huynh và học sinh về “trường chuyên,
Trang 15


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

lớp chọn”, xóa bỏ tình trạng “ngồi nhầm lớp”, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh
giá nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong
việc dạy tốt, học tốt… Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc
vận động thành công là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được
bản chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả,
và có thể tự tin thành công bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng

cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những hành vi sai trái, phản
giáo dục.
Như vậy, để loại bỏ căn bệnh thành tích trong giáo dục, ta phải thực hiện tốt những
điều sau:
1. Giáo dục tốt tư tưởng cho các Giáo sinh tương lai, những người sẽ là lớp giáo viên
kế cận cho sự nghiệp! Đối với các giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ, cần có
những đợt bồi dưỡng, học tập về năng lực, trình độ, phẩm cách để uốn nắn kịp thời
các sai lệch. Thanh lọc các Thầy, Cô giáo đang đứng nhầm chỗ, nhầm trường,
nhầm chức vụ....
2. Bộ GD không nên gắn liền các danh hiệu thi đua của giáo viên với thành tích học
tập của học sinh của mình.
3. Giảm tình trạng đào tạo gà nòi, không thành lập các trường chuyên, trường điểm,
lớp chọn, lớp tài năng.
4. Giáo viên giảng dạy theo phân công của Sở ở tất cả các trường trong tỉnh, luân
phiên một cách ngẫu nhiên, đặc biệt là các môn chính. Như vậy trong một tỉnh
giáo viên của một môn, một cấp sẽ sinh hoạt trong một hội đồng và do Sở GD của
tỉnh đó quản lý. Điều này không phải không làm được, nhưng cần có một chế tài
riêng đảm bảo quyền lợi cho giáo viên. Khi đó thì sự ganh đua về mặt tập thể sẽ
giảm, Các giáo viên cũng có cơ hội để trao đổi và học tập thêm với các đồng
nghiệp và tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, môi trường khác nhau.
5. Điều chỉnh mức lương cho ngành giáo dục, để sao cho giảm bớt gian truân vì cuộc
sống, có thể toàn tâm toàn ý với sự nghiệp của mình
6. Tổ chức tốt hơn nữa các kỳ thi, kể cả thi học kỳ và kiểm tra hệ số

Trang 16


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan


7. Định kỳ tổ chức những cuộc khảo sát lấy ý kiến tại ngẫu nhiên các trường về tình
trạng học tập và giảng dạy từ học sinh sinh viên hay từ phụ huynh.
8. Tạo nên nhiều diễn đàn điện tử để mọi người có thể chia sẻ những bức xúc. Các
trường hợp vi phạm cần xử lý ngay và kịp thời để làm gương
9. Giảm tải chương trình đào tạo, giảm bớt các kỳ thi không cần thiết.

Trang 17


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

C.

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

KẾT LUẬN

Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần
tuý mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản
thân. Vì vậy, cuộc vận động nói không với bệnh thành tích trong giáo dục chính là lợi
ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh “chạy theo thành tích” như hiện nay thì
sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải “chọi nhau” ở các kỳ thi tập trung
đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,… thầy cô sẽ không phải làm những
việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi
đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn
trò không còn phải bận tâm với chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và
việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác
diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt
nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những

bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những
kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, à nền tảng để
họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất
nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện
nay thì việc nước ta có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” sẽ không còn
xa.
“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là
cuộc vận động có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với nền giáo dục nước ta hiện nay.
Những năm gần đây, với sự cố gắng không ngừng của một số tập thể, cuộc vận động
đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng nền giáo dục
Việt Nam trong tương lai sẽ xóa bỏ được những tiêu cực và vươn xa theo đà phát
triển của đất nước.
Có rất nhiều giáo viên trong ngành giáo dục có tâm huyết với nghề và hết lòng vì các
thế hệ tương lai của dân tộc. Sức mạnh nòng cốt của đội ngũ đáng kính này kết hợp
Trang 18


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan

sức mạnh tổng hợp của toàn dân sẽ chắc chắn tiêu diệt được căn bệnh thành tích
trong ngành giáo dục nước nhà, góp phần đưa chất lượng giáo dục Việt Nam đi lên.

Trang 19


Tiểu luận môn Xã Hội Học Giáo Dục

GVHD: TS. Võ Thị Ngọc Lan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
[2].
[3].
[4].
[5].

Các bài báo, nghị luận về căn bệnh thành tích trong giáo dục





Trang 20



×