Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tìm hiểu bài thơ Độc tiểu thanh ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.76 KB, 13 trang )

NHÓM 1

ĐỘC TIỂU THANH KÍ
(Nguyễn Du)
1. Tác giả:
1.1. Cuộc đời:
- Nguyễn Du (1766 - 1820) tên chữ Tố Như (素素), hiệu Thanh Hiên (素素), là
một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam.
Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc". Sinh tại
phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), sinh ở
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Tư, hiệu Nghị Hiên, có
biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ
(Tể tướng), tước Xuân Quận công. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), con
gái một người làm chức câu kế. Bà Tần quê ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo,
huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là
vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai
và một gái).
- Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai,
trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa
hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạc. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn
tổ đã từng đỗ đạt làm quan.
- Năm 1775 anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ qua đời. Năm 1776 cha Nguyễn
Du qua đời.
- Năm 1778 bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh
thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ
Hưng Hóa. Mới 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với
người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi).
1.2. Sự nghiệp:
- Tác phẩm bằng chữ Hán: những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du
rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan
Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ


chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến
năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê
Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài
như sau:
+ Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ
yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
1


+ Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài,
viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà
Tĩnh.
+ Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương
Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
- Tác phẩm bằng chữ Nôm:
+ Đoạn trường tân thanh (Tiếng than van mới đau lòng đứt ruột. Tên phổ
biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục
bát.
+ Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười
loại chúng sinh), viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện chưa rõ thời điểm sáng
tác.gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
+ Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là
thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
+ Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ
nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
2. Tác phẩm:


Hoàn cảnh sáng tác: Về thời điểm bài thơ ra đời, các nhà nghiên cứu đã
đưa ra kết luận ngược chiều nhau:


- Một số tán thành ý kiến của các cụ Bùi Kỉ, Đào Duy Anh... trước đây; cho
rằng, Độc Tiểu Thanh kí được viết vào thời kì Nguyễn Du đi sứ Trung Hoa.
- Số khác chẳng hạn Nguyễn Lộc, Nguyễn Đình Chú... thì đồng tình với Trương
Chính: Độc Tiểu Thanh kí “không phải làm khi nhà thơ đi qua mộ Tiểu Thanh ở
Hàng Châu, mà làm khi còn làm quan ở Huế”.
Mỗi người đều đưa ra lí lẽ của mình và lí lẽ nào cũng có sức thuyết phục riêng.
Tuy vậy, đa phần các ý kiến đồng tình với ý kiến: Bài thơ không phải được sáng
tác trên đường đi sứ Trung Hoa, mà trong thời gian Nguyễn Du làm quan ở
Huế.
Xuất xứ: Cho đến nay, vấn đề thời điểm ra đời chính xác của thi phẩm
này vẫn còn là một tồn nghi trong giới nghiên cứu:
- Người thì cho rằng bài thơ được Nguyễn Du viết khi chưa đi sứ nên đưa
vào Thanh Hiên thi tập.
- Người thì cho rằng Nguyễn Du làm khi đi sứ Trung Quốc, vì vậy đưa vào tập
thơ Bắc hành tạp lục
- Người thì cho rằng nó được làm khi tác giả đã trở về nước, nên đưa vào
tập Nam trung tạp ngâm.


2


2.1. Nguyên tác:

讀小青記
西湖花苑盡成墟
獨吊窗前一紙書
脂粉有神憐死後
文章無命累焚餘

古今恨事天難問
風韻奇窗我自居
不知三百餘年後
天下何人泣素如
2.2. Phiên âm:
Độc Tiểu Thanh ký
Tây hồ hoa uyển tận thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
2.3. Dịch nghĩa:
Ghi lại sau khi đọc những ghi chép về Tiểu Thanh
Vườn hoa bên Tây Hồ nay trở thành đất hoang cả rồi,
Trước cửa sổ mình ta với trang sách.
Phấn sáp có linh thiêng chắc phải thương tiếc sau khi nàng qua đời,
Văn chương không có sinh mệnh nhưng cũng bị đốt chỉ còn lại vài bài.
Xưa nay những nỗi oán hờn khó mà hỏi trời cho rõ được,
Ta tự coi mình cùng cảnh ngộ người có tài sắc phải chịu nỗi oan khiên lạ
lùng.
Chẳng biết hơn ba trăm năm sau,
3


Thiên hạ còn có người nào khóc cho Tố Như?
2.4. Bản dịch thơ của Vũ Tam Tập:
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
3. Chú thích từ:

讀 độc: đọc.
小窗

Tiểu Thanh: Tương truyền Phùng Tiểu Thanh là một cô gái Trung

Quốc sống khoảng đầu thời Minh, nhiều ý kiến cho rằng nàng là người Dương
Châu, con nhà gia thế, tên chữ là Phùng Huyền Huyền. Vốn thông minh nên từ
nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi hoạ, lại có phong tư lộng
lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công
tử nhà gia thế. Vợ cả tính hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô
Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười
tám xuân xanh. Nhưng đau khổ muộn phiền được gửi gắm vào thơ nhưng phần
lớn bị vợ cả đem đốt hết, may mắn còn một số bài sót lại. Người ta cho khắc in
số thơ đó, đặt là Phần dư tập.

記 kí: ghi chép, biên chép.
 Ghi lại sau khi đọc những ghi chép về Tiểu Thanh.
西 湖 Tây Hồ: một cảnh đẹp ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
花 hoa: bông hoa.
苑 uyển: vườn.
盡 tận: hết, không còn gì / tất cả, toàn bộ (phó từ).

成 thành: trở nên, trở thành, biến thành.
墟 khư: gò đất lớn, thành hoang phế, đất hoang.
4




Vườn hoa bên Tây Hồ nay trở thành đất hoang cả rồi.

獨 độc: riêng, riêng mình.
吊 điếu: viếng / treo.
窗 song: cửa sổ.
吊窗 điếu song: cửa sổ treo.
前 tiền: trước.
一 nhất: một.
紙 chỉ: giấy.
書 thư: ghi chép.
一紙書 nhất chỉ thư: tờ giấy ghi chép thơ còn sót lại của nàng Tiểu
Thanh.



Trước cửa sổ mình ta với trang sách.

脂粉 chi phấn: son phấn, phấn sáp.
有 hữu: có.
神 thần: kỳ lạ, không tầm thường, linh thiêng.
憐 lân: thương, thương tiếc, xót xa.
死 tử: chết, qua đời.
後 hậu: sau.

 Phấn sáp có linh thiêng chắc phải thương tiếc sau khi nàng qua đời.
文章 văn chương: văn chương.
無 vô: không.
5


命 mệnh: mạng sống, sinh mệnh.
累 lụy: liên lụy.
焚 phần: đốt.
餘 dư: còn sót lại.
焚餘 phần dư: những bài thơ còn lại sau khi tập thơ của nàng Tiểu Thanh bị đốt.
 Văn chương không có sinh mệnh nhưng cũng bị đốt chỉ còn lại vài bài.
古今 cổ kim: xưa nay.
恨 hận: oán hận, oán hờn.
事 sự: sự việc.
天 thiên: trời.
難 nan: khó.
問 vấn: hỏi.
 Xưa nay những nỗi oán hờn khó mà hỏi trời cho rõ được.
風韻 phong vận: phong nhã, tài hoa.
奇 kì: lạ.
窗 oan: oan.
我 ngã: ta, bản thân.
自居 tự cư: tự coi như là... / tự đặt mình vào...
 Ta tự coi mình cùng cảnh ngộ người có tài sắc phải chịu nỗi oan khiên
lạ lùng.

bất: không, chẳng.
6



知 tri: biết.
三 tam: ba.
百 bách: trăm.
餘 dư: hơn.
年 niên: năm.
後 hậu: sau.
 Chẳng biết hơn ba trăm năm sau
天下 thiên hạ: thiên hạ.
何 hà: nào.
人 nhân: người.
泣 khấp: khóc.
素如 Tố Như: tên tự của Nguyễn Du.
 Thiên hạ còn có người nào khóc cho Tố Như?
4. Minh giải văn bản:
Tựa đề: tựa đề bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” được chính tác giả Nguyễn Du đặt.
Bài thơ là nỗi niềm cảm xúc của nhà thơ khi đọc những ghi chép và những vần
thơ của nàng Tiểu Thanh. thấu hiểu nỗi khổ bi thương của nàng, ông đã làm nên
bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”.
4.1. Nội dung:
Bài thơ là tiếng nói thương tiếc của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu cảnh làm lẻ. Bị vợ lớn ghen tuông,
cô lập, bắt ra ở riêng tại một ngôi nhà bên Hồ Tây. Vì u uất, buồn bực mà chết
khi mới mười tám tuổi. Đồng thời là tiếng lòng của chính Nguyễn Du khi ông
trăn trở cho chính cuộc đời mình. Bài thơ được chia làm hai phần: sáu câu đầu
thể hiện niềm thương tiếc, yêu thương của tác giả đối với nàng Tiểu Thanh
tài hoa nhưng bạc mệnh; hai câu cuối thể hiện sự trăn trở của Nguyễn Du
về số phận bản thân mình.
7



Hình ảnh Hồ Tây hoang tàn và không gian nơi tác giả thể hiện niềm
tiếc thương nàng Tiểu Thanh đầy những u ám, nó không đẹp phảng phất ngây
ngất nữa mà nó mang một nỗi niềm oan ức, cô đơn của người con gái đa tài có
nhan sắc:
西湖花苑盡成墟
獨吊青前一紙書
(Tây hồ hoa uyển tận thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.)
Nhắc đến Tây Hồ người ta thường nghĩ đến những cảnh đẹp thế nhưng ở đây
Nguyễn Du lại nói là gò hoang. Có thể nói ở đây ngày xưa đúng là một cảnh
đẹp thật đấy nhưng giờ đây thì không. Nó chỉ còn lại một gò hoang vu mà thôi.
Ở nơi ấy nàng Tiểu Thanh đã mất đi và chính sự mất đi ấy đã làm cho cảnh vật
nơi đây âm u tràn trong những uất ức mà cô phải chịu. Nó không còn đẹp nữa
giống như người con gái ấy không còn nữa. Tây Hồ thành gò hoang cũng như
cô ấy đã ra đi và giờ đây chỉ còn là một nắm xương khô mà thôi. Riêng mình
tác giả đứng trước cửa sổ đọc những ghi chép về nàng, chính sự cô đơn đó càng
làm ông thấu hiểu hơn hoàn cảnh và sự đau khổ mà nàng Tiểu Thanh phải chịu
đựng.
Nguyễn Du cảm thấy linh hồn của cô nàng tài sắc ấy vẫn còn vấn
vương trên cõi trần và sự tiếc thương dành cho nàng:
脂粉有神憐死後
文章無命累焚餘
(Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.)
Son phấn ở đây chỉ nhằm nói đến Tiểu Thanh, son phấn để chỉ người phụ nữ
bởi nó là một vật trang điểm khiến cho nhan sắc của những người phụ nữ thêm
phần lộng lẫy và xinh đẹp hơn. Tác giả như cảm nhận thấy được cái thần thái
của người con gái ấy vẫn còn đâu đây mặc dù bị chôn đi nhưng mà nỗi hận vẫn
còn. Chính nhà thơ dùng tâm hồn đồng điệu của mình để cảm nhận được điều
đó. Và chính cái chết ấy đã mang đi sự nghiệp văn chương của cô. Vốn dĩ nó

còn được phát triển nữa nhưng thật sự không thể được vì cái người làm ra nó vì
xinh đẹp mà bị giết hại. Có thể nói nhan sắc kia đã làm cho văn chương bị liên
lụy. Thế nhưng những tác phẩm văn chương của nàng tiểu Thanh ấy dù bị đốt đi
nhưng hãy còn vương. Văn chương đâu có mệnh có linh hồn vậy mà ở đây lại
có. dù nàng có mất đi nhưng linh hồn của nàng, văn chương của nàng vẫn còn
vương vấn đâu đó trong cuộc đời và làm đẹp cho cuộc đời.
Nhà thơ tiếp tục bày tỏ nỗi lòng mình với nàng Tiểu Thanh tài sắc, có thể
nói rằng những câu thơ như càng ngày càng thấm đẫm sự thương xót người xưa
8


của nhà thơ. Từ đó ta thấy được nhà thơ đang như “thương người như thể
thương thân” vậy:
古今恨事天難問
風韻奇青我自居
(Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.)
Nỗi hận của nàng Tiểu Thanh là một nỗi hận kim cổ, câu thơ chứa đựng biết
bao nhiêu tuyệt vọng. Không những thế Nguyên Du đã nâng nỗi hận của Tiểu
Thanh thành nỗi hận của đời này truyền sang đời khác. Cái chết oan ức của Tiểu
Thanh không thể hết oan ức được. Phong vận ở câu thơ thứ sáu không có nghĩa
là sự phong lưu về vật chất mà là sự phong lưu về tinh thần, Nói cách khác là
chỉ cái tâm, cái tài của những kẻ tài hoa. Tiếng lòng Tiểu Thanh hay chính là
tiếng lòng của Nguyễn Du. Ở đây có một sự đồng điệu về nhân vật và tác giả.
Họ cùng chung một sự nghiệp văn chương cho nên trước sư ra đi của người tài
giỏi Nguyễn Du đồng điệu tâm hồn mình.
不知三百餘年後
天下何人泣素如
(Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?)

Càng thương tiếc Tiểu Thanh bao nhiêu thì Nguyễn Du nghĩ và trăn trở
cho bản thân mình bấy nhiêu. Nhà thơ lo lắng cho bản thân mình trước sự trôi
chảy của cuộc đời. Rồi mai này Nguyễn Du cũng mất đi nhưng không biết rằng
có ai khóc Tố Như không. Câu hỏi cất lên mang đầy sự trăn trở về số phận
mình. Người tài hoa luôn bạc mệnh, ba trăm năm sau khi Tiểu Thanh mất, có
một Nguyễn Du nhớ đến nàng và thương tiếc cho nàng. Vậy Nguyễn Du thì
sao? Liệu ba trăm năm sau, có ai nhớ và tiếc thương cho ông hay không?
Qua đây ta thấy được sự thương cảm xót xa đồng điệu của những con
người tài hoa với nhau. Nguyễn Du quả thật là một nhà văn của người phụ nữ,
ông không những có một tác phẩm về cuộc đời nàng Kiều mà ông còn thương
cảm với nàng Tiểu Thanh. Tóm lại bài thơ được viết nên để bày tỏ sự thương
tiếc với người tài hoa nhưng bạc mệnh và thể hiện sự trăn trở về số phận của
bản thân mình.
4.2. Nghệ thuật:
Tây
Hồ hoa uyển tận thành khư
B
B
B
T
T
B
B
Độc điếu song tiền nhất chỉ
thư
T
T
B
B
T

T
B
Chi phấn hữu thần liên
tử
hậu
B
T
T
B
B
T
T
9


Văn chương vô mệnh lụy phần

B
B
B
T
T
B
B
Cổ
kim hận sự
thiên nan
vấn
T
B

T
T
B
B
T
Phong vận
kỳ oan
ngã
tự

B
T
B
B
T
T
B
Bất
tri
tam bách

niên
hậu
T
B
B
T
B
B
T

Thiên hạ
hà nhân khấp Tố
Như
B
T
B
B
T
T
B
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú.
Luật bằng “hồ”.
Vần:
- Gieo vần bằng: “thư”.
- Gieo vần “ư” (khư - thư - dư - cư - như).
Niêm:
- Câu 2 và 3 niêm với nhau: “điếu” - “phấn” cùng thanh T.
- Câu 4 và 5 niêm với nhau: “chương” - “kim” cùng thanh B.
- Câu 6 và 7 không niêm: “vận” - “tri” khác thanh.
- Câu 1 và 8 không niêm: “hồ” - “hạ” khác thanh.
Đối:
Đối thanh:
- Câu 1 đối thanh với câu 2: “hồ” (B) >< “điếu” (T).
“uyển” (T) >< “tiền” (B).
“thành” (B) >< “chỉ” (T).
- Câu 3 đối thanh với câu 4: “phấn” (T) >< “chương” (B).
“thần” (B) >< “mệnh” (T).
“tử” (T) >< “phần” (B).
- Câu 5 đối thanh với câu 6: “kim” (B) >< “vận” (T).
“sự” (T) >< “oan” (B).

“nan” (B) >< “tự” (T).
- Câu 7 đối thanh với câu 8: “tri” (B) >< “hạ” (T).
“bách” (T) >< “nhân” (B).
“niên” (B) >< “tố” (T).
Đối từ loại:
- Câu 1 và 2: Danh từ: “hoa” >< “song”.
- Câu 3 và 4: Danh từ: “chi phấn” >< “văn chương”.
“thần” >< “mệnh”.
Động từ: “hữu” >< “vô”.
10


“lân” >< “lụy”.
“tử” >< “phần”.
Tính từ: “hậu” >< “dư”.
Đối ý:
- Câu 3 và 4 được triển khai theo hướng đối tương thành, ý của hai câu bổ
sung nâng đỡ cho nhau góp làm nổi bật hàm ý của câu và của bài thơ, thể hiện
sự lưu luyến và tiếc thương của con người đối với người con gái tài hoa nhưng
bạc mệnh thông qua những vật dụng gần liền với nàng khi nàng còn sống.
- Câu 7 và 8 được triển khai theo hướng đối tương thành, ý của hai câu bổ
sung nâng đỡ cho nhau góp làm nổi bật hàm ý của câu và của bài thơ, thể hiện
sự trăn trở của tác giả đối với cuộc đời mình qua hình ảnh cuộc đời nàng Tiểu
Thanh.
Giọng điệu: xót xa, yêu thương pha lẫn nỗi niềm trăn trở, ưu tư của tác giả.

5. So sánh nguyên tác và bản dịch của Vũ Tam Tập:
- Giống nhau: cả nguyên tác và bản dịch thơ đều là thể thất ngôn bát cú.
- Khác nhau:
+ Về cách dịch nhan đề bài thơ: Bài thơ vốn có tên: Độc Tiểu Thanh kí (讀讀

讀讀), khi dịch ra tiếng Việt, các bản dịch đều dịch là Đọc Tiểu Thanh kí. Như
vậy, chỉ dịch độc (讀) thành đọc, còn những chữ khác vẫn để nguyên. Cách dịch
này khiến nhiều người lầm tưởng khi còn sống Tiểu Thanh có viết kí (ghi chép,
còn là một thể loại trong văn học cổ trung đại phương Đông). Nguyễn Du đã
đọc kí này của Tiểu Thanh và ai điếu người đàn bà sắc tài yểu mệnh có tên
trong nhan đề bài thơ). Sự thật Tiểu Thanh chỉ làm thơ mà không hề viết kí; kí
(thực ra là truyện) do người đời sau ghi chép lại về hành trạng cuộc đời nàng,
mà có lẽ khi đi sứ Nguyễn Du đã đọc trước khi đi sứ hay đã đọc khi đi sứ hay đi
sứ về nước rồi mới đọc?... Chúng tôi đề nghị nên chăng dịch là: Đọc kí (ghi
chép) về Tiểu Thanh? Tuy không giữ nguyên cấu trúc ngữ pháp của nguyên tác,
nhưng lại thể hiện chính xác sự thật về nàng Tiểu Thanh mà thư tịch cổ của
nước người ta ghi lại và chuyển đúng thần thái của điều Tố Như muốn nói.
Cách dịch nhan đề hiện nay của bài thơ rõ ràng chỉ dịch được phần xác chữ mà
bỏ mất phần hồn của nó.
+ Hai câu đề:
Nguyên tác:
11


Tây Hồ hoa uyển tận thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
(Vườn hoa bên Tây Hồ nay trở thành đất hoang cả rồi
Trước cửa sổ mình ta với trang sách.)
Bản dịch thơ:
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Bản dịch đã thoát ý nguyên tác nên làm giảm đi phần nào hàm ý súc tích
của câu thơ chữ Hán, bản dịch chưa dịch được sự cô vắng của không gian và
bật lên tâm tư của tác giả khi ông đọc những ghi chép về Tiểu Thanh. Bản dịch
dịch thành “thổn thức” tuy chưa sát với nguyên tác nhưng cũng thể hiện sự

sáng tạo đáng kể.
+ Hai câu thực:
Nguyên tác:
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
(Phấn sáp có linh thiêng chắc phải thương tiếc sau khi nàng qua
đời
Văn chương không có sinh mệnh nhưng cũng bị đốt chỉ còn lại vài
bài.)
Bản dịch thơ:
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
 Bản dịch thơ dịch thoát ý với nguyên tác, nguyên tác là son phấn tiếc thương
sau khi nàng qua đời và văn chương không có sinh mệnh nhưng vẫn bị liên lụy
bị đốt mất chỉ còn sót vài bài. Nhưng bản dịch thì dịch thành son phấn “chôn
vẫn hận” và “văn chương còn vương” thì chưa sát ý với nguyên tác. Ở đây ta
thấy chỉ có con người và những vật vô tri tiếc thương cho nàng chứ chưa nói
đến việc “hận” hay linh hồn của nàng còn oán hận.

+ Hai câu luận:
Nguyên tác:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
(Xưa nay những nỗi oán hờn khó mà hỏi trời cho rõ được
12


Ta tự coi mình cùng cảnh ngộ người có tài sắc phải chịu nỗi oan
khiên lạ lùng.)
Bản dịch thơ:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Bản dịch thơ dịch có phần khó hiểu và chưa làm rõ ý của hai câu này. Bản
dịch chưa dịch ra được “kim cổ” và dùng từ “khôn hỏi” ý nghĩa chưa rõ, chưa
làm sáng tỏ ý của câu thơ. Bản dịch thơ chưa dịch rõ câu “Phong vận kỳ oan
ngã tự cư” mà dịch là “cái án phong lưu” sẽ dễ làm người đọc hiểu nhầm ý,
người đọc cũng không hiểu “cái án phong lưu” ở đây là gì. “Phong vận” và
“phong lưu” trong từ Hán đều rút ra từ thành ngữ “Lưu phong dư vận”, có thể
hiểu “phong lưu” đồng nghĩa với “phong vận”. Còn trong tiếng Việt, “phong
lưu” có nghĩa đầy đủ, giàu có (Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu - Ca dao).
Người Việt có ai hiểu “phong lưu” là phong cách phong thái, bản lĩnh của
khách văn chương? Còn “khách” ở đây dịch là ai? Nguyên tác là tác giả tự coi
mình vào cảnh ngộ của nàng Tiểu Thanh vì cùng là phận tài hoa phong nhã ở
đời nhưng bản dịch dịch thành “tự mang” cũng chưa sát nghĩa với nguyên tác.
+ Hai câu kết:
Nguyên tác:
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Chẳng biết hơn ba trăm năm sau
Thiên hạ còn có người nào khóc cho Tố Như?)
Bản dịch thơ:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
 Bản dịch thơ dịch tương đối sát với nguyên tác cùng thể hiện sự trăn trở của
Nguyễn Du với cuộc đời mình qua cuộc đời nàng Tiểu Thanh, con người cũng
tài hoa phong nhã như mình nhưng bạc mệnh.

13




×