Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Năng Suất Của Một Số Giống Ớt Và Biện Pháp Kỹ Thuật Sản Xuất Ớt Hàn Quốc Tại Phú Bình Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.94 KB, 103 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
79 LÂM

HOÀNG THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT ỚT HÀN QUỐC TẠI PHÚ BÌNH
THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Phụ

Thái Nguyên, 2013


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình
nghiên cứu nào.
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau. Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn
gốc và xuất xứ.



Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Cao học tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và
tạo điều kiện của Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các
thầy cô giáo, gia đình và bạn bè để hoàn thành luận văn của mình. Nhân
dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Ban Giám hiệu và Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
- PGS.TS. Hoàng Văn Phụ, giảng viên khoa Quốc tế, trường Đại học
Thái Nguyên người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này.
- Các thầy giáo và cô giáo giảng dạy chuyên ngành trong khóa học.
- Chính quyền và nhân dân xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giáo,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hương



iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu ........................................ 1

2.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 2

3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 3
3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 3

3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ớt................................................................... 5
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam .............. 8

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới .................................... 8
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam ................................. 11
1.4. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ớt cay trên thế giới và ở Việt
Nam 13
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 13
1.4.2. Những nghiên cứu về ớt ở Việt Nam ................................................. 17
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật cánh tác ớt............................. 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 28
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 28


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 29
2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm ......................................................... 29
2.4.2. Điều kiện thí nghiệm ......................................................................... 31
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ............................... 31
2.6. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 37
3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt ................................. 37
3.2. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều cao đóng
quả của các giống ớt trong thí nghiệm ........................................................ 41
3.3. Đặc điểm hình thái của một số giống ớt Hàn Quốc ............................. 45
3.4. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ hại của một số sâu, bệnh hại
chính đến các giống ớt thí nghiệm .............................................................. 50
3.4.1. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục
quả hại các giống ớt .................................................................................... 51

3.4.2. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ bệnh hại của các giống ớt ...... 53
3.5. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các giống ớt thí nghiệm ....................................................... 57
3.6. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến phẩm chất của các giống ớt thí nghiệm . 64
3.7. Hoạch toán kinh tế ............................................................................... 66
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 69
4.1. Kết luận ................................................................................................ 69
4.2. Kiến nghị .............................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 70
I. Tài liệu trong nước................................................................................... 70
II. Tài liệu tiếng nước ngoài ........................................................................ 73
PHỤ LỤC ................................................................................................... 79


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC : Asian Vegetable Research and Development Center Trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á
CV

: Coefficient Variance Hệ số biến động

DAP

: Phân vô cơ hỗn hợp

EU

: European Union Liên minh Châu Âu


FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

LSD

: Least Significant Difference Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

N/A

: Not Application Không áp dụng

NBPGR

: National Bureau of plant Genetic Resources Cục tài nguyên
gen thực vật quốc gia Ấn Độ

BVTV

: Plant Protection Bảo vệ thực vật

ĐHNL-

: Agriculture and Forestry University Thai Nguyen Đại học

TN

Nông Lâm Thái Nguyên


ns

: Non-significant Sai khác không có ý nghĩa

UAE

: United Arab Emirates Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống
nhất

**

: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%

***

: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 99%


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ớt tươi trên thế giới ................... 10
Bảng 1.2. Sản lượng ớt tươi của các nước sản xuất ớt thế giới. ...................... 11
Bảng 1.3. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số
tỉnh phía Bắc .................................................................................. 12
Bảng 1.4. Kết quả khảo nghiệm các giống ớt Hàn Quốc của Công ty
Vinaphygen Thái Nguyên vụ Thu-Đông năm 2011 ...................... 28
Bảng 2.1. Nội dung nghiên cứu công thức thí nghiệm…………………..31
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ
Thu-Đông năm 2012 ............................................................... 40

Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ
Đông-Xuân năm 2012-2013........................................................... 42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều
cao đóng quả của các giống ớt ....................................................... 45
Bảng 3.4. Một số đặc hình thái của hoa, quả các giống ớt tham gia thí
nghiệm.........................................................................................46
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giống và mật độ tới kích thước của quả ớt.. .......... 50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến mật độ và tỷ lệ hại của
sâu đục quả hại các giống ớt .......................................................... 53
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ bệnh hại của các
giống ớt .......................................................................................... 57
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của các giống ớt ................................................. 61
Bảng 3.9. So sánh năng suất ớt giữa hai vụ Thu-Đông 2012 và vụ Đông-Xuân
2012-2013………………………………………………………..67
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến phẩm chất của các giống ớt. ..... 70
Bảng 3.11. Bảng hoạch toán kinh tế ................................................................ 71


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu
Cây ớt cay (Capsicum annuum L.) là loại rau gia vị có lịch sử trồng
trọt từ lâu đời, rất được ưa chuộng sử dụng tại nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt ở những vùng Nhiệt Đới. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, ớt có giá
trị dược lý rất quan trọng, có tác dụng chữa một số bệnh như nôn mửa,
sốt cao… được trồng nhiều tại các nước châu Mỹ và châu Á như: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Ở nước ta, cây ớt có thể trồng vào hai thời vụ chính (Đông-Xuân và
Hè Thu), sản phẩm có thể tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Theo Tổng

công ty Rau quả Việt Nam, giai đoạn trước những năm 1990 sản phẩm ớt
đã được tiêu thụ với số lượng rất lớn ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu
(4.000 - 5.000 tấn/năm). Ớt có thể chế biến ở nhiều dạng sản phẩm, ví dụ:
ớt bột, ớt khô, tương ớt, ớt muối và ớt đông lạnh. Những năm gần dây, nhu
cầu ớt đông lạnh phục vụ xuất khẩu là rất lớn, đặc biệt thị trường Hàn Quốc
với số lượng sản phẩm dự kiến 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên, Hàn Quốc là thị
trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm (tỷ lệ thịt quả, độ cay,
hình dạng quả, vết lỗi trên quả…(Trần Khắc Thi, 2004) [35].
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía
Bắc, những năm gần đây cây ớt đã được đưa vào cơ cấu cây trồng của
một số vùng phía Nam của tỉnh, nhất là vùng ven thị của Thành phố Thái
Nguyên. Cây ớt được sản xuất với diện tích ngày càng mở rộng nhằm
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong vùng và tham gia sản xuất
hàng hóa ra thị trường bên ngoài.
Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác
động trực tiếp của gió mùa Đông bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau). Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,70C. Lượng mưa trung


2
bình 1,365 mm/ năm. Độ ẩm trung bình năm là 81,1%. Số giờ nắng bình
quân trong năm là 989,1 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây ớt sinh
trưởng và phát triển.
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích trồng ớt đã gặp phải một số khó
khăn ảnh hưởng đến cả diện tích và năng suất cũng như chất lượng ớt.
Do trước đây ớt chủ yếu được trồng nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, không đầu tư
thâm canh nên khi trồng ớt xuất khẩu nông dân còn gặp khá nhiều khó
khăn trong kỹ thuật canh tác. Các giống ớt hiện nay đang trồng ở Thái
Nguyên chủ yếu là giống "Ớt vàng” được nhập về trồng từ năm 1989. Do
nhiều năm không được chọn lọc, nên giống biểu hiện phân ly đáng kể về

hình dạng, có tỷ lệ lẫn tạp cao và chống chịu với sâu bệnh kém dẫn đến
năng suất thấp, mẫu mã chưa đẹp và chất lượng thấp chưa đáp ứng được
yêu cầu xuất khẩu. Các giống mới có năng suất cao và phẩm chất tốt đến
nay chưa được trồng thử nghiệm tại địa phương.
Mặt khác do không chủ động nước nên một số diện tích 2 lúa của xã
đang có định hướng chuyển sang công thức luân canh 1 lúa -1 màu. Hiện
tại vụ mùa chủ yếu trồng khoai lang và ngô, có giá trị tế thấp nên nếu
như trồng được ớt xuất khẩu sẽ tăng thu nhập.
Với mục đích nhằm phát triển trồng ớt nâng cao năng suất và chất
lượng để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng ớt tại huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
khả năng sinh trưởng, năng suất một số giống ớt và biện pháp kỹ thuật
sản xuất ớt Hàn Quốc tại Phú Bình - Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn được một số giống ớt và mật độ trồng thích hợp nhằm
góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ớt Hàn Quốc tại huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho việc trồng ớt xuất khẩu.


3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học về đặc điểm nông sinh
học và kinh tế của một số giống ớt nhập khẩu từ Hàn Quốc và ảnh hưởng
của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ớt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm cơ sở cho xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ớt xuất khẩu tại
Thái Nguyên.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để áp dụng được một số biện
pháp kỹ thuật trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất ớt, góp

phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng diện tích trồng ớt, nâng cao
hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân tại Phú Bình, Thái Nguyên.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây ớt cây (Capsicum annuum L.) có tên khoa học là Capsicum và
thuộc họ Cà (Solanaceae) là loại cây rau gia vị có lịch sử trồng trọt từ lâu
đời, rất được ưa chuộng và được trồng khắp thế giới vì nó có khả năng
thích ứng rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Việt Nam cây ớt được
trồng ở nhiều địa phương như: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà
Tĩnh, Quảng Ngãi, Tiền Giang,… Cây ớt là cây có giá trị dinh dưỡng và
giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó ớt có thể trồng trên vùng rau màu chuyên
canh hoặc có thể trồng trong cơ cấu cây trồng vụ Đông trên đất lúa.
Năng suất giống ớt cay phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong suốt quá
trình sinh trưởng phát triển của cây trồng như: Đặc tính di truyền của
giống có tính trạng quí về tiềm năng năng suất, chất lượng quả, tính kháng
bệnh, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật. Để có năng suất cao,
giống cần phải có các yếu tố tạo thành năng suất tốt như: Tỷ lệ đậu quả, số
quả trên cây, khối lượng trung bình quả. Các giống ớt được phân lập thành
từng nhóm như thời gian sinh trưởng, tính chín sớm, mục đích sử dụng,
kích thước quả, khối lượng quả,…Giống được chọn lọc di truyền giữa
kiểu gen và kiểu hình rất đa dạng về khối lượng, kích thước, màu sắc quả,
hình dạng sinh trưởng,…đặc biệt một số giống có dạng quả đẹp, chất
lượng quả tốt, năng suất cá thể cao, đó là nguồn vật liệu quí giá và là cơ sở
để tạo các giống ớt.
Mật độ khoảng cách có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng ớt. Do đó

muốn đạt sản lượng cao cần bảo đảm mật độ trồng thích hợp. Mật độ là số
cây trên đơn vị diện tích, còn khoảng cảnh là cự ly các cây được bố trí trên
đồng ruộng. Nếu trồng mật độ thấp thì từng cây sinh trưởng tốt, quả to, dài,


5
nhưng số lượng cây ít, năng suất không tăng. Nếu mật độ cao thì số cây
trên đơn vị diện tích tăng, nhưng cây nhỏ, quả bé, do đó năng suất không
cao. Vì vậy cần xác định mật độ hợp lý. Để xác định mật độ thích hợp cần
dựa vào giống, chế độ dinh dưỡng, đất đai, mùa vụ và kỹ thuật chăm sóc.
Giống có thời gian sinh trưởng dài cần trồng thưa hơn giống ngắn ngày.
Mật độ ớt biến động từ 22,078 – 30,357 ngàn cây/ha. Có nhiều cách bố trí
cây trồng trên đồng ruộng, khoách cách hàng biến động từ 60 – 80cm, phổ
biến nhất là 70cm. Khoảng cách cây từ 40 – 55cm. Trồng ớt có hàng rộng
theo khoảng cách hàng và khoảng cách cây hẹp nhằm tạo thuận lợi cho
chăm sóc, đảm bảo mật độ và lợi dụng ưu thế sinh trưởng biên.
Hiện nay các giống ớt đang trồng khá đa dạng phần lớn là các giống do các
công ty nước ngoài cung cấp, xong việc thử nghiệm để lựa chọn giống tốt,
phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực thì còn nhiều hạn chế.
Thái Nguyên là thị trường tiêu thụ ớt khá mạnh, do vậy nếu lựa chọn được
giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên để khuyến cáo
đưa vào sản xuất chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho người sản xuất.
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ớt
1.2.1. Nhiệt độ
Cây ớt có nguồn gốc vùng nhiệt đới Nam Mỹ, do đó là cây ưa nhiệt. Cây
yêu cầu khí hậu ấm áp, có thời gian sinh trưởng dài. Phạm vi nhiệt độ thích
hợp để sinh trưởng là 18 – 300C. Nhiệt độ thấp dưới 150C và cao trên 320C
cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh
Cường, 2007) [11].
Theo các tác giả Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc

Thi, 1996 [1] thì nhiệt độ ngày/đêm bằng 250C/180C là thích hợp nhất cho
sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và số hạt trên quả. Nhiệt
độ ban đêm thấp ( 8 – 100C và 150C) làm giảm tỷ lệ đậu quả và thường
sinh ra quả không hạt, nhiệt độ ban đêm thích hợp nhất trong giai đoạn nở
hoa là 200C.


6
Nhìn chung ớt có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với khoai tây
và cà chua, tuy nhiên hoa không thụ tinh ở nhiệt độ dưới 160C hoặc trên
320C do số lượng hạt phấn ít. Nhiệt độ tối cao cho hoa đậu là nhiệt độ ban
ngày và ban đêm trong khoảng 16 – 210C, nhiệt độ ban ngày trên 240C
dẫn đến hiện tượng rụng hoa, những quả đậu có thể bị rụng nếu nhiệt độ
trên 320C (Bosland P.W and Votava, E.J, 2000) [53].
1.2.2. Ánh sáng
Ớt là cây không cảm quang nhưng cần nhiều ánh sáng. Tuy
vậy trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay thường phát triển tốt và
cho năng suất cao. Độ che rợp quá 40%, thiếu ánh sáng, cây ớt chậm ra
hoa và rụng nụ nhiều (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường, 2007)
[11].
Ảnh hưởng của ánh sáng đến cây trồng bao gồm thời gian chiếu
sáng và cường độ ánh sáng. ỚT là cây trồng không mẫn cảm với quang
chu kỳ (ở nước ta ớt có thể trồng được quanh năm), tuy nhiên trong điều
kiện ánh sáng ngày ngắn (9 – 10 giờ/ngày) sẽ kích thích cây sinh trưởng
tăng năng suất từ 21 – 24% (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần
Khắc Thi, 1996) [1].
Theo Bigotti (1974) khi nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh
sáng đến sinh trưởng, phát triển của ớt ông cho rằng, giảm bức xạ mặt trời
xuống còn 50% sẽ tăng khối lượng quả mà không ảnh hưởng đến hàm
lượng capsaicin và vitamin C.

Trong điều kiện thời tiết âm u sẽ hạn chế sự đậu quả và giảm năng
suất (Mai Thị Phương Anh, 1999) [2].
1.2.3. Ẩm độ
Cây ớt rất thích hợp với chế độ ấm ẩm. Cây sinh trưởng tốt trong
điều kiện lượng mưa từ 600 – 1250 mm và phân bố trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa lớn trong thời gian hoa nở là nguyên
nhân của sự rụng hoa, tỷ lệ đậu quả thấp. Trong điều kiện khô hạn sẽ kích


7
thích quá trình chín của quả còn thời kỳ chín lượng mưa lớn sẽ làm cho
trái bị thối hỏng (Mai Thị Phương Anh, 1999) [2].
Theo tác gia Mai Thị Phương Anh (1999) [2], thì ẩm độ đất thấp
không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả nhưng làm tăng tỷ lệ rụng quả.
Nếu ẩm độ khoảng 10% tỷ lệ rụng là 71,2% trong khi ẩm độ 55 – 58% thì
tỷ lệ rụng quả chỉ còn 20 – 30%. Nếu ẩm độ thấp hơn 70% ở giai đoạn ra
hoa, hình thành quả thì quả sẽ bị cong, vỏ sần sùi, giảm giá trị thương
phẩm. Ẩm độ thích hợp nên duy trì ản độ đồng ruộng khoảng 70 – 80%.
Cây ớt rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng, trong điều kiện ngập
úng cây bị rụng lá, rễ thối hỏng (Mai Thị Phương Anh, 1999; Bosland
P.W and Votava, E.J, 2000) [2], [53].
Ớt chịu hạn khá, tuy vậy ở thời kỳ ra hoa, đậu quả, nếu bị khô hạn,
độ ẩm đất thấp dưới 70% hoa dễ rụng, quả bị cong và sần sùi. Ớt không
chịu được úng, độ ẩm đất quá cao làm bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc.
Thiếu ánh sáng, ẩm độ đất và không khí cao cây sinh trưởng yếu ớt và dễ
bị bệnh (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường, 2007) [11].
1.2.4. Đất
Cây ớt không kén đất, tuy vậy đất cần nhiều mùn, không chua mặn,
thoát nước tốt. Đất phù hợp nhất là đất thịt nhẹ, giàu canxi, ớt cũng có thể
sinh trưởng, cho năng suất ở trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế độ nước

và phân bón đầy đủ. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt sinh
trưởng và phát triển, cây sinh trưởng trên đất màu mỡ thì tính chín sớm bị
ảnh hưởng. Ớt là cây chịu mặn, hạt có thể nảy mầm ngay cả ở nồng độ
muối 400 ppm và pH 7,6 (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc
Thi, 1996; Mai Thị Phương Anh,1999) [1], [2].
Về độ pH đất, cây có thể sinh trưởng được ở độ pH từ 6 – 7 nhưng
lý tưởng nhất là 6 – 6,5 (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc
Thi, 1996) [1].


8
1.2.5. Chất dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của ớt tương đối lớn do cây sinh trưởng và
phát triển mạnh cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa ra hoa kết quả, thời
gian sinh trưởng và thu hái kéo dài. Cây ớt cũng cần đầy đủ các chất đạm
(N), lân (P) và kali (K). Chất đạm và lân giúp cây phát triển thân lá, ra
nhiều hoa và sai quả. Chất kali giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chịu hạn
và chống chịu sâu bệnh.
Ngoài ra cây ớt cũng rất cần các chất trung – vi lượng nhất là canxi
(Ca), bo (B). Thiếu canxi, ớt thường bị thối đáy quả. Thiếu bo cây thấp bé,
cằn cỗi, lá nhỏ, biến màu và xoăn lại. Tuy vậy nếu bón nhiều vôi, thừa
canxi cây có thể bị thiếu bo (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường,
2007) [11].
Nghiên cứu về liều lượng bón NPK trên đất trồng ớt ở Thừa Thiên
Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ NPK thích hợp cho năng suất cao nhất là
150N: 175P: 50K, công thức bón vừa cho năng suất cao, vừa có hiệu quả
kinh tế lớn và có tác dụng cải tạo đất là 150N: 75P: 50K (Lê Thị Khánh,
1994) [17]. Một số tài liệu cho rằng nhu cầu về dinh dưỡng cho cây là 100
– 170 kg N/ha; 25 – 50 kg P205; 50 – 100 kg K20 (Bosland, P. W and
Votava, E. J, 2000) [53].

1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới
Cây ớt được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, theo FAO (2012), năm
2011 diện tích ớt tươi trên thế giới 183.770.383 ha và sản lượng ớt tươi
29601175.18 tấn, năng suất ớt tươi là 161.076.96 kg/ha, diện tích ớt khô, ớt bột
20.322.63 ha và sản lượng ớt khô, ớt bột 3.457.533 tấn, năng suất ớt khô, ớt bột
17.013.22 kg/ha. Châu Á đứng đầu thế giới về năng suất và sản lượng, với
60,5% diện tích và 64,8% sản lượng của toàn thế giới .


9
Tại Hội thảo Gia vị Thế giới tại New Delhi, các báo cáo cho thấy sản
lượng ớt ở những nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Pêru,
Bănglađét, Hungari và những nước khác đang tăng lên với tốc độ tăng
khoảng 5,2%.
Theo số liệu FAO năm 2007, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới
về diện tích và sản lượng ớt tươi. Năm 2006 diện tích ớt tươi của nước này
chiếm 36% và sản lượng ớt tươi chiếm 50,4% của toàn thế giới.
Ấn Độ là nước có tập quán trồng ớt từ lâu đời, là nước đứng đầu thế
giới về diện tích và sản lượng ớt khô, ớt bột, diện tích ớt khô của Ấn Độ
năm 2006 chiếm 48,2 % và sản lượng chiếm 43,4 % sản lượng ớt bột toàn
thế giới. Năm 2008, diện tích trồng ớt khô nước này là 805.000 ha, sản
lượng ớt khô Ấn Độ năm 2008 ở mức 1.297.000 tấn và năm 2009 đạt
1.167.000 tấn
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc, ớt là thành
phần không thể thiếu. Ước tính trung bình 01 người dân Hàn Quốc tiêu
thụ 3,8 kg ớt/năm. Ớt là loại rau chủ lực ở nước này. Diện tích trồng ớt
đứng thứ 8 trong tốp 10 nước đứng đầu về diện tích trồng trọt. Năm 2006
sản lượng ớt tươi Hàn Quốc đạt 395,295 tấn, ớt khô là 116,915 tấn, năng
suất ớt xanh của nước này rất cao đạt được 42,11 tấn/ha.

Hàn Quốc là nước có thế mạnh về xuất khẩu ớt trong số các nước
Châu Á, giá trị xuất khẩu ớt của Hàn Quốc cao gấp 5 - 6 lần so với Trung
Quốc (Trần Khắc Thi, 2011) [37].
Mỹ là nước thu được lợi nhuận từ ớt cao nhất trên thế giới cả về giá
trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu, năm 2008 giá trị nhập khẩu ớt của Mỹ
chiếm khoảng 24% so với giá trị nhập khẩu toàn thế giới.
Theo Ali (2006), diện tích trồng ớt ở Châu Á năm 2003 là 2,5 triệu
ha chiếm 67% diện tích trồng ớt của thế giới, còn tổng sản lượng đạt 22,4


10
triệu tấn, chiếm 67,8% và đạt giá trị xuất khẩu 396 triệu USD.
Hiện nay, Ấn Độ là nước xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới, chiếm 25%
tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc (24%), Tây Ban Nha
(17%) và Mexico (8%). Các nước nhập khẩu các sản phẩm từ ớt lớn nhất
thế giới là các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Liên minh Châu
Âu (EU), Sri Lanca, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trao đổi thương
mại toàn cầu về ớt đạt gần 16% tổng sản phẩm gia vị, chiếm vị trí thứ hai
chỉ sau cây hồ tiêu.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ớt tươi trên thế giới
Diện tích (1.000 ha)

Thế giới và
các Châu

2008

2009

2010


Năng suất
(tấn/ha)
2008

Sản lượng (1.000 tấn)

2009

2010

2008

2009

2010

Châu Phi

397,7

383,0

366,6

7,3

8,0

7,6


2,902,6

3,052,8

2,768,5

Châu Mỹ

213,9

220,1

221,3

17,0

16,1

17,6

3,640,8

3,547,7

3,890,8

Châu Á

1,058,3


1,145,4

1,181,9

17,6

16,8

16,8

18,660,8 19,210,8

19,818,2

Châu Âu

122,2

1,24,0

122,4

23,5

24,9

23,4

2,875


2,870,2

Thế giới

1,794,8

1,875,0

1,895,0

15,7

15,0

15,5

28,145,3 28,954,2

3,087,1

29,404,2

Nguồn:FAOSTAT
/>Bảng 1.2. Sản lượng ớt tươi của các nước sản xuất ớt thế giới
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Nước
Trung Quốc

Năm 2008


Năm 2009

Năm 2010

14,274,1

14,520,3

15,001,5

Mexico

2,054,9

1,941,5

2,335,5

Nigeira

725,0

-

500,0

Ai Cập

703,4


792,9

655,8

1,796,18

1,837,0

1,986,7

918,14

1,011,7

873,1

Thổ Nhĩ Kỳ
Tây Ban Nha

Nguồn:FAOSTAT, )


11
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam
Ở nước ta cây ớt được đưa vào trồng trọt từ lâu đời, do thích ứng
được nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích lớn nhất,
đặc biệt là những năm gần đây rất nhiều địa phương: Hải Phòng, Hải
Dương, Thái Bình, Thanh Hóa...đã triển khai thành công mô hình trồng
ớt xuất khẩu mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển

đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đem lại thu nhập
cao. Một số vùng còn xem đây là cây xóa đói giảm nghèo điển hình là
các huyện: Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
Theo Tổng cục thống kê; (2009): năm 2008 diện tích trồng ớt của
nước ta là 6.532 ha, sản lượng là 62.993 tấn, tăng 37% về diện tích và
35% về sản lượng so với năm 2007. Năng suất trung bình là 9,6 tấn/ha
năm 2008 đạt ở mức thấp so với năng suất trung bình của toàn thế giới
14,5 tấn/ha.
Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn
như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình...Năm 2008 diện tích
trồng ớt Hải Dương cao nhất chiếm 12% diện tích và 18% sản lượng so
với cả nước.
Theo số liệu thống kê diện tích trồng ớt năm 2008 của cả nước là
6,532 ha, sản lượng 62.993 tấn, năng suất trung bình chỉ đạt 9,66 tấn/ha
thấp hơn so với toàn thế giới là 14,5 tấn/ha. Năm 2006, FAO thống kê thì
Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn thế giới về diện tích trồng ớt khô, ớt bột
và đứng thứ 5 về sản lượng. Sản phẩm ớt bột ở nước ta hiện nay đang
đứng đầu trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu, với thị trường tiêu thụ khá
ổn định ở các nước trên thế giới. Ớt quả khô chủ yếu xuất sang thị trường
Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo ớt bột xuất sang các nước Liên Xô (cũ),
Tiệp Khắc, Hunggari, Bungari,...đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.


12
Bảng 1.3. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số
tỉnh phía Bắc
Địa
phương
Hải
Dương

Hải
Phòng
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Ninh
Bình
Cả nước

Diện
tích
(ha)

Năm 2007
Năng
suất
(tấn/ha)

Diện
tích
(ha)

Năm 2008
Năng
suất
(tấn/ha)

Sản
lượng

(tấn)

Sản
lượng
(tấn)

364

143,2

9,082

792

145

11,483

179

214,6

3,842

346

163,4

5,654


-

-

-

132

58

766

106

78,4

831

115

79,1

910

150

177,4

2,661


119

188,1

2,238

96,4

62,993

2,424

89,4
21,680
6,532
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2009)

Theo thống kê hiện nay trên địa bàn các tỉnh phía Bắc đã có trên 10
doanh nghiệp lớn sản xuất, chế biến và xuất khẩu ớt cay dưới các dạng
khác nhau: xuất tươi (đông lạnh), muối mặn, muối chua, đóng lọ nguyên
quả, ớt chiên, ớt sấy khô, ớt bột, tương ớt (paste)... Điển hình là công ty
chế biến nông sản Hải Dương, Công ty GOC Bắc Giang, Công ty chế
biến xuất nhập khẩu Rau Quả Thanh Hóa hàng năm xuất khẩu hàng
nghìn tấn ớt cay đông lạnh và muối.
Các giống ớt trồng cho xuất khẩu hiện nay đều theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu, phần lớn là giống do các công ty nước ngoài cung ứng:
Hotchilli, Redchilli (Công ty Seminis), Big hot P22 (Sygenta), L20, L22
(Công ty giống cây trồng Miền Nam). Các giống được tạo ra trong nước
hiện nay chỉ có giống HB9 của Viện nghiên cứu Rau quả đáp ứng yêu



13
cầu của thị trường nhập khẩu quả tươi. Giống đã được Công ty Thực
phẩm Hồng Hà (Tổng Công ty Lương thực 1) tổ chức sản xuất với qui
mô lớn để xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Việt Nam nằm ở khu vực 80 – 230 vĩ độ Bắc, chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đối gió mùa, thích hợp cho cây ớt phát triển quanh năm. Tuy
nhiên, để đảm bảo năng suất, tăng hệ số sử dụng đất, cây ớt được gieo
trồng vào 2 vụ chính là:
Vụ Đông-Xuân: Gieo hạt từ tháng 10-12, trồng vào tháng 1-2 và thu
hoạch vào tháng từ 4-5 đến tháng 6-7.
Vụ Hè Thu: Gieo hạt từ tháng 6-7, trồng từ tháng 8-9 và thu hoạch
vào từ tháng 1-2.
Ngoài ra có thể trồng thêm một vụ ớt Xuân-Hè, gieo hạt từ tháng 2
– 3, trồng từ tháng 3 – 4 và thu hoạch từ tháng 7 – 8 (Mai Thị Phương
Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996; Trần Văn Thắng, Trần Khắc
Thi, 1999; Trần Khắc Thi, 2000 [1], [2], [33].
1.4. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ớt cay trên thế giới và ở
Việt Nam
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới
* Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu
Cây ớt đang là đối tượng nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học
trên toàn thế giới. Ngân hàng tài nguyên thực vật thế giới (IBPGR,1983) là
cơ quan đứng đầu thu thập quỹ gen ớt toàn cầu, tại đây lưu giữ khoảng
23.000 mẫu giống ớt.
Năm 1986, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC)
đã bắt đầu thu thập và bảo tồn nguồn gen ớt. Hiện nay AVRDC có 9 loài của
chi Capsicum đó là: C. annuum, C. chinense, C. frutescens, C. baccatum, C.
praetermissum, C. cardenaii, C. eximium và C. chacoense (Ohta, Y., 1962).



14
Cùng với sự hợp tác của gen quốc tế, ADRDC đã có tập đoàn về ớt gồm
5.177 dòng đến từ 81 nước ở các khu vực khác nhau.
Cục tài nguyên gen thực vật quốc gia Ấn Độ (NBPGR) cũng hình thành
ngân hàng gen ớt đứng sau AVRDC.
Bên cạnh việc thu thập lưu giữ và đánh giá sử dụng nguồn gen có sẵn,
hiện nay nhiều cơ quan khoa học trên thế giới có chương trình tạo nguồn vật
liệu khởi đầu bằng kỹ thuật nhân tạo như gây đột biến, tạo thể đơn bội kép
từ nuôi cấy bao phấn…
* Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh
Bệnh và côn trùng là những yếu tố hạn chế chủ yếu với việc sản xuất
ớt trên phạm vi toàn cầu. AVRDC tập trung nghiên cứu phòng trừ các bệnh
của ớt bằng cách phối hợp giữa tạo giống kháng bệnh và biện pháp quản lý
dịch hại trong quá trình canh tác. Hơn 6,000 giống ớt trên thế giới được sưu
tập và chọn lọc tại đây để sàng lọc và chọn ra giống kháng với các bệnh và
côn trùng hại chính. Bên cạnh đó AVRDC cũng đã sử dụng phương pháp
điện di và RAPD để đánh giá nguồn gen chống bệnh.
* Nghiên cứu về di truyền tính trạng kháng bệnh thán thư và nghiên
cứu tạo giống kháng bệnh thán thư Collectotrichum capsici
Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào
các tháng nóng và ẩm trong năm. Hầu hết các giống trồng trọt đều bị nhiễm
bệnh này. Trong khi đó một số giống đã được ghi nhận là giống kháng thán
thư là: C. chinense ‘1555’ , ‘1554’ và ‘906'. Tính kháng bệnh thán thư là trội
và do một vài gen qui định (Bartz, J.A and Stall,1974). Giống Pant C1 là kết
quả chọn lọc từ tổ hợp lai giữa giống NP46A và giống địa phương.
Tại Philippin, trong 71 dòng thí nghiệm nghiên cứu có dòng A-148 và
CO-1172 kháng bệnh thán thư.
Ở Thái Lan kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 giống CASOO và CA446 có
tính kháng cao.



15
Theo P Gniffke người đứng đầu chọn giống ớt của AVRDC đưa ra hàng
loat các giống ớt kháng bênh thán thư:
+ Giống 0537- 7538: Năng suất cá thể 523 g/cây, năng suất thương
phẩm đạt 94%, giống có khối lượng quả trung bình: 6,9 g, kích thước quả
11,1 x 1,3 cm.
+ Giống 0537- 7559: Năng suất cá thể 584 g/cây, năng suất thương
phẩm đạt 89%, giống có khối lượng quả trung bình: 7,8 g, kích thước quả
11,6 x1,3 cm.
+ Giống PBC550: Năng suất cá thể 173 g/cây, năng suất thương
phẩm đạt 98%, giống có khối lượng quả trung bình: 1,4 g, kích thước quả
8,5 x 0,8 cm.
+ Giống PBC932: Dạng quả ớt cảnh, khối lượng quả nhỏ, năng suất
cá thể 90 g/cây.
* Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh héo rũ Phytophthora capsici
Đây là loại bệnh sinh ra từ đất cho nấm Phytophthora capsici, bệnh có
thể gây hại mọi bộ phận của cây: rễ, thân, lá, quả. Nấm này có thể lan truyền
ít nhất theo 4 cách: lan truyền từ theo hệ rễ (Campbell &CS, 1984 [57], lan
truyền qua nước tưới hoặc nước mưa (Bowers &CS, 1990; Cafe-Filho &CS,
1995) [54], [56], lan truyền do bắn nguồn bệnh từ đất lên các bộ phận thân,
lá, quả…, và lan truyền do phát tán các bào tử trong không khí. Nguồn bệnh
có thể tồn tại trong đất hoặc trong tàn dư cây.
Một số giống kháng Phytophthora capsici được công bố gần đây ở
AVRDC là: giống lai F1 kháng bệnh Foc and Charlot được sử dụng làm gốc
ghép chống bệnh thối gốc rễ do nấm Phytophthora capsici.
* Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh virus
Trên cây ớt đã có khoảng 45 loại virus hại ớt trong đó có: Alfalfa
mosauc virus (AMV), Tomato asermy virus (TAV), Tobacco etch virus



16
(TEV), Cucumber mosaic vius (CMV), Potato virus Y (PVY), Potato virus
X (PVX), Chili veinal mottle virus (CVMV), Tobacco Ringspot nepo virus
(TRNV), Tomato spotted wilt virus (TSWV). Trong số các virus hại ớt, virus
gây đốm gân ớt (Chilli veinal mottle virus – ChiVMV) được xem là virus
phổ biến nhất trên ớt ở châu Á.
Theo báo cáo năm 2002 của AVRDC, Đài Loan đã thu thập được 8
chủng là: P1037, P3380 và P3389 từ vùng Tainan, P714 từ vùng Yunlin, P
3488 và P3525 từ vùng Hualian, P3215 và P3384 từ vùng Pingtung. Sau đó
người ta lây nhiễm với 13 dòng ớt khác nhau là VC16, VC58, VC160,
VC241, VC255, C00265, PBC521, VC41, PBC522, PBC524, C01664,
VC232 và PBC365. Kết quả cho thấy cả 13 dòng ớt đều kháng với chủng
P1037 và P3380 có 11 dòng ớt kháng với chủng P3389.
* Nghiên cứu tạo giống năng suất cao
Năng suất ớt có sự biến động rất lớn. Trồng trong điều kiện nhân tạo,
ớt ngọt (C. annuum) có thể đạt tới 5-7 kg quả/cây(80-120 tấn/ha). Ngược lại,
giống ớt nhỏ chỉ thiên (C. frutescens) năng suất tối đa cũng chỉ ở mức 10
tấn/ha. Do vậy với mục đích chọn giống năng suất cao, người ta phân các
nhóm ớt theo khối lượng quả để xác định nguồn vật liệu khởi đầu: nhóm ớt
ngọt, nhóm ớt chỉ địa, chế biến, nhóm ớt ăn tươi, nhóm ớt sấy khô và nhóm
ớt bột.
Tuy nhiên, năng suất ớt thường phụ thuộc vào các yếu tố chính: Số
quả trên cây (r= 0,72-0,80), khối lượng trung bình quả (r=0,81-0,85), cao
cây (r=0,31-0,34), mức độ phân cành (r=0,28-0,30) và cấu trúc tán cây
(r=0,16-0,22) (Paul, Knifke, 2008) [81].
Căn cứ vào các yếu tố trên, đồng thời theo thời gian giống tồn tại trên đồng
ruộng tùy thuộc cơ cấu canh tác, nguồn chọn giống sẽ xác định phương pháp và
vật liệu để tạo năng suất cao.

* Nghiên cứu tạo giống ớt chất lượng cao


17
Chất lượng ớt liên quan đến các chỉ tiêu trong quả: độ cay, hàm lượng dinh
dưỡng (chủ yếu là Vitamin A và C), hàm lượng chất khô và hình thái cũng
như màu sắc quả.
Độ cay quả ớt được quyết định bởi hàm lượng Capsici trong quả, tính
trạng này do cặp alen trội Cp kiểm soát. (Paul Gniffke, 2008) [81]. Ngoài ra,
còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất.
Việc xác định hàm lượng Capsici chủ yếu thông qua cảm quan, phương
pháp phân tích bằng sắc kí khí trong phòng thí nghiệm với khối lượng là hết
sức khó khăn.
Hàm lượng chất khô là tính trạng chất lượng không chỉ phụ thuộc
vào yếu tố di truyền mà còn liên quan đến kích thước và cấu trúc quả.
Ngoài ra, còn tương quan thuận với độ cay của quả và chế độ canh tác.
Việc nghiên cứu chọn giống có hàm lượng chất khô cao chủ yếu phục vụ
cho xuất khẩu.
1.4.2. Những nghiên cứu về ớt ở Việt Nam
Ở Việt Nam công tác thu thập nghiên cứu giống rau nói chung và cây ớt
nói riêng kết quả còn khiêm tốn. Ớt cay là đối tượng nghiên cứu mới nhưng
gần đây đã được sự quan tâm của các cơ quan khoa học cũng như các doanh
nghiệp trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện nay của sản xuất và
thị trường xuất khẩu ớt.
Thời gian đầu công tác nghiên cứu trên cây ớt chủ yếu tập trung vào
công tác nhập nội, khảo nghiệm và đánh giá tính thích ứng của các mẫu
giống nhằm phát hiện các tính trạng tốt phục vụ cho công tác lai tạo giống
những năm tiếp theo. Các mẫu giống được nhập nội chủ yếu từ AVRDC,
Đài Loan, Thái Lan, Lào và Bungari.
Từ năm 1984 – 1986, Viện cây lương thực và thực phẩm đã khảo sát

một tập đoàn giống ớt cay nhập nội gồm 211 giống. Các giống này có thời
gian sinh trưởng ngắn hơn so với các giống địa phương.


18
Tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tập đoàn ớt cay
nhập nội từ AVRDC được khảo nghiệm năm 1997 gồm 20 giống. Các giống
này đều có khả năng sinh trưởng và cho thu hái quanh năm.
Tại Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chọn được giống ớt 01
có triển vọng và được công nhận là quốc gia trong năm 1990. Ngoài ra,
nước ta đã và đang nhập nội các giống ớt có nguồn gốc từ Lào, Bungari, Đài
Loan và Thái Lan. Qua khảo nghiệm nhằm chọn ra những giống có năng
suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau. Trong
đó có một số giống mới của Đài Loan được trồng thử nghiệm: Giống PBC
586 và PBC588, giống Szechwam (Nguyễn Thị Thuận và cộng tác viên),
1989 [39].
Nước ta có nhiều giống ớt địa phương nhưng hai giống Chìa vôi và
Sừng bò được trồng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội…). Giống chìa vôi được trồng phổ biến ở
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các duyên hải Nam
trung Bộ. Hai giống ớt sừng bò và chìa vôi đều có số lượng quả nhiều,
màu quả đẹp, bị bệnh thán thư từ trung bình đến nặng, ngoài ra còn nhiễm
Virus, nhện.
Giai đoạn từ 1995-2000: Trong chương trình hợp tác với AVRDC,
Viện nghiên cứu Rau Quả đã chọn ra được 14 dòng có triển vọng đưa vào
khảo sát 2 năm 1997-1998, sơ bộ rút ra kết luận: Giống ớt cay PVR9 cho
năng suất cao ở vụ xuân hè đạt 20 tấn/ha, độ cay tương đương giống Chìa
vôi, nhưng hàm lượng Vitamin C và đường tổng số cao hơn Chìa vôi. Giống
PVR 9 đã được hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông
Thôn cho phép khu vực hóa ở các tỉnh phía Bắc.

Giai đoạn từ 2000- 2005: Công tác chọn tạo giống ớt lai bắt đầu được
nghiên cứu, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân
giống và kỹ thuật thâm canh một số giống rau chủ yếu”các nhà khoa học đã


×