Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu giao thức WAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Công Nghệ
Thông Tin và Truyền Thông ,Đại Học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
cho phép em thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt, Em xin chân thành cảm ơn tới Cô Giáo Đoàn Ngọc Phương đã
rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài vừa qua.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy, các Cô trong Khoa đã tận
tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết, quý báu trong
những năm tháng học tập tại Trường.
Mặc dù em đã cố gắng, nhưng với trình độ còn hạn chế, trong quá trình làm
đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến
nhận xét, góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn bè về những vấn
đề được triển khai trong đồ án.

Em xin trân trọng cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan toàn bộ đồ án: “Nghiên cứu giao thức WAP” là do bản
thân tìm hiểu, nghiên cứu. Không có sự sao chép nội dung từ các đồ án khác. Tất
cả nội dung hoặc hình ảnh minh họa đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các tài
liệu tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau mà xây dựng nên. Ngoài ra còn có sự
góp ý và định hướng của cô giáo Đoàn Ngọc Phương .Em xin cam đoan những
lời trên là đúng, mọi thông tin sai lệch em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012.


Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................7
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...................................................................................8
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G ..................................................... 11
1.1.Lịch sử phát triển của mạng thông tin di động. .................................................... 11
1.1.1.Lộ trình phát triển từ hệ thống IS-95 thế hệ 2 đến cdma2000 thế hệ 3. ... 12
1.1.2.Lộ trình phát triển từ GSM lên 3G W-CDMA. .................................. 16
1.2.Mạng 3G. ............................................................................................................. 17
1.2.1.Mô hình tham khảo mạng cdma2000. ................................................ 18
1.2.2.Mô hình tham khảo mạng W-CDMA. ................................................... 19
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC WAP ....................................... 22
2.1.Giới thiệu. ............................................................................................................. 22
2.2.Khái niệm WAP. .................................................................................................. 22
2.3.Kiến trúc tổng quan .............................................................................................. 25
2.3.1.Mô hình World Wide Web ................................................................ 25
2.3.2.Mô hình WAP ................................................................................... 26
2.3.2.1. WAP Client. ............................................................................... 28
2.3.2.2. WAP Proxy, WAP Gateway và WAP Server. ............................ 29
2.4.Ưu và nhược điểm của WAP. .............................................................................. 34

2.4.1.Những lợi ích của WAP. .................................................................... 34
2.4.2.Những bất lợi của WAP. .................................................................... 36
2.5. Cuộc cách mạng của trình duyệt WAP. .............................................................. 36
CHƯƠNG III: CHỒNG GIAO THỨC WAP ..................................................... 38
3.1.Nhìn chung ........................................................................................................... 38
3.2.Mô hình tham chiếu WAP.................................................................................... 43
3.3.WAE– Wireless Application Environment – Môi trường ứng dụng không dây. .. 43
3.3.1.Nền tảng. ........................................................................................... 43
3.3.2.Các mục tiêu và yêu cầu. ................................................................... 44
3.3.3.Mô hình kiến trúc WAE..................................................................... 45
3.3.3.1.Các tác nhân người dùng (user agent) WAE. ............................... 48
3.3.3.2.Các dịch vụ (service) và các khuôn mẫu (formats) WAE............. 48
3.3.4.Bảo mật và điều khiển truy nhập. ....................................................... 53
3.4.WSP – Wireless Session Protocol - Giao thức phiên không dây. ....................... 53
3.4.1.Các đặc trưng WSP............................................................................ 53
3.4.2.Các ký hiệu WSP. .............................................................................. 55
3.4.3.Các phần tử WSP trong truyền thông giữa các lớp. ............................ 57
3.4.3.1.Dịch vụ có kết nối. ...................................................................... 57
3.4.3.2.Dịch vụ phiên phi kết nối. ........................................................... 62
3.5.WTP – Wireless Transaction Protocol – Giao thức giao dịch không dây............ 63
3.5.1.Các đặc trưng giao thức WTP. ........................................................... 63
3


3.5.2.Các loại giao dịch. ............................................................................. 64
3.5.3.Thực thể quản lý WTP. ...................................................................... 65
3.5.4.Các dịch vụ đã cung cấp tới lớp trên. ................................................. 66
3.5.5.Phân loại hoạt động. .......................................................................... 67
3.6.WTLS – Wireless Transport Layer Security – Bảo mật lớp giao vận không dây. . 70
3.6.1.Quản lý kết nối WTLS. ...................................................................... 70

3.6.2.Kết nối có trạng thái WTLS. .............................................................. 71
3.6.3.Giao thức bắt tay. .............................................................................. 71
3.6.4.Các cơ chế mật mã WTLS. ................................................................ 72
3.7. WDP– Wireless Datagram Protocol – Giao thức dữ liệu đồ không dây............. 72
3.7.1.Kiến trúc WDP. ................................................................................. 72
3.7.2.Sự mô tả chung về WDP.................................................................... 73
3.7.3.Thực thể quản lý WDP. ..................................................................... 74
CHƯƠNG IV: TỔNG QUAN KIẾN TRÚC WAP PUSH ................................. 75
4.1.Giới thiệu. ............................................................................................................. 75
4.2.Bộ khung ứng dụng Push. .................................................................................... 75
4.3.Push Proxy Gateway............................................................................................. 77
4.3.1.Tổng quan các dịch vụ. ...................................................................... 77
4.3.2.Truy nhập từ phía Internet ................................................................. 77
4.3.3.Dịch vụ điều khiển thông điệp. .......................................................... 78
4.3.4.Mã hóa và biên dịch........................................................................... 78
4.3.5.Dịch vụ truy vấn các năng lực client. ................................................. 78
4.4.Giao thức truy nhập Push. .................................................................................... 78
4.4.1.Hoạt động của giao thức PAP. ........................................................... 78
4.4.2.Quy trình push. .................................................................................. 79
4.4.3.Sự báo cáo xác nhận. ......................................................................... 79
4.4.4.Việc hủy Push.................................................................................... 79
4.4.5.Truy vấn khả năng client. .................................................................. 79
4.5.Giao thức Push Over-the-Air Protocol. ................................................................ 80
4.6.Sự xem xét bảo mật .............................................................................................. 80
CHƯƠNG IV.SO SÁNH WAP VÀ WEB ......................................................... 82
5.1. Kiến Trúc. ............................................................................................................ 82
5.2.Vấn đề bảo mật ..................................................................................................... 83
5.2.1. So sánh các mô hình bảo mật ............................................................ 83
5.2.1.1.Bảo mật trên Internet ................................................................... 83
5.2.1.2. Bảo mật trên WAP ..................................................................... 85

5.2.2. TLS và WTLS .................................................................................. 87
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 90

4


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tổng kết quá trình phát triển của thông tin di động ............................ 12
từ thế hệ 1 đến thế hệ 3. ..................................................................................... 12
Hình 1.2: Lộ trình phát triển từ cdmaOne đến cdma2000................................... 16
Hình 1.3. Lộ trình nâng cấp GSM lên WCDMA ................................................ 16
Hình 1.4. Kiến trúc tổng quát một mạng di động kết hợp cả PS và CS ............... 18
Hình 1.5.Kiến trúc chung của hệ thống cdma2000 ............................................. 18
Hình 1.6.Cấu trúc của UMTS ............................................................................ 20
Hình 2.1.Mô hình internet ................................................................................. 24
Hình 2.2.Mô hình mạng không dây ................................................................... 24
Hình 2.3.Mô hình kết hợp mạng internet và mạng không dây ............................ 24
Hình2.4.Mô hình World Wide Web ................................................................... 25
Hình 2.5 .Mô hình lập trình WAP ...................................................................... 27
Hình 2.9. WAP Client ....................................................................................... 29
Hình 2.10. Server gốc kết nối trực tiếp với Internet ........................................... 30
Hình 2.12. Gateway server nằm giữa hai loại mạng khác nhau .......................... 31
Hình 2.12. Sử dụng WAP proxy/gateway .......................................................... 31
Hình 2.13. WAP gateway trong mạng không dây .............................................. 31
Hình 2.14. Các bước thực hiện khi tiến hành một phiên giao dịch WAP ............ 32
Hình 2.15. Quá trình bên dịch các yêu cầu tại gateway chuyển đổi giao thức .... 32
Hình 2.15 mô tả quá trình biên dịch tại gateway chuyển đổi giao thức các ........ 33
Hình 2.16. Mô tả chức năng mã hoá/giải mã của WAP gateway ........................ 33

Hình 2.17.Một minh họa về mạng WAP ............................................................ 34
Hình 3.1.Chồng giao thức WAP ........................................................................ 38
Hình 3.2. Chồng Giao Thức WAP mẫu ............................................................. 42
Hình 3.3.Mô hình tham chiếu WAP................................................................... 43
Hình 3.4.Mô hình logical WAE ......................................................................... 46
Hình 3.5.Các thành phần WAE Client ............................................................... 48
Hình 3.6. Một dịch vụ không báo nhận .............................................................. 56
(a non – confirmed service) ............................................................................... 56
Hình 3.7.Thiết lập Phiên .................................................................................... 60
Hình 3.8.Phương thức Invoke ............................................................................ 61
Hình 3.9.Hủy bỏ phương thức Invoke................................................................ 61
Hình 3.10. Non-confirmed Push ........................................................................ 61
5


Hình 3.11. Confirmed Push ............................................................................... 62
Hình 3.12.Phục hồi Phiên .................................................................................. 62
Hình 3.13.Một giao dịch loại 0 .......................................................................... 68
Hình 3.14.Một giao dịch loại 1 ......................................................................... 69
Hình 3.15.Một giao dịch loại 2 .......................................................................... 70
Hình 3.16.Thiết lập một kết nối an toàn ............................................................. 71
Hình 3.17.Kiến trúc giao thức dữ liệu đồ không dây .......................................... 73
Hình 3.18.Mô hình WDP tổng quát ................................................................... 73
Hình 4.1. So sánh các công nghệ “Pull” và “Push” ............................................ 75
Hình 4.2.Bộ khung Push dạng đơn giản nhất ..................................................... 76
Hình 4.3.Bộ khung Push với Push Proxy Gateway ............................................ 76
Hình 5.1.Kiến trúc trên Internet ......................................................................... 82
Hình 5.2.WAP được dùng truy cập internet ....................................................... 82
Hình 5.3..Ngăn xếp WAP và WEB .................................................................... 83
Hình 5.4. Mô hình giao tiếp cổ điển trên Internet ............................................... 84

Hình 5.5. Mô hình giao tiếp trên WAP .............................................................. 86

6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. lịch sử phát triển lên thế hệ 3 của mạng thông tin di động..................... 11
Bảng2.Cuộc các mạng trình duyệt WAP trên các thế hệ điện thoại di động của
Nokia................................................................................................................. 37
Bảng 3.Các kiểu lời gọi nguyên thủy ................................................................. 57
Bảng 4.Một vài điểm khác nhau giữa TLS và WTLS ......................................... 88

7


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CDMA

Code Division Multiple Access

Đa truy nhập phân chia theo

DNS
GPRS
GPRS

Domain Name System
General Packet Radio Service
General Packet Radio System


GSM

Global System for Mobile
Comunications

mã.
Hệ thống phân giải tên miền
Dịch vụ vô tuyến gói chung.
Hệ thống vô tuyến gói
chung.
Hệ thống toàn cầu cho
truyền thông di động.

HDML

Handheld Device Markup
Language
Handheld Device Transport
Protocol

Ngôn ngữ đánh dấu cho thiết
bị cầm tay
Giao thức truyền tải cho
thiết bị cầm tay

HTML

HyperText Markup Language


HTTP

HyperText Transfer Protocol

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản.
Giao thức truyền tải siêu văn

Internet Protocol
Man Machine Interface
Multimedia Message Service

bản.
Giao thức Internet.
Giao tiếp người – máy.
Dịch vụ tin nhắn đa phương

HDTP

IP
MMI
MMS

tiện
Qua không khí
Máy trợ lý cá nhân dùng kĩ
thuật số.
Giao thức điều khiển truyền
dẫn
Tầng Socket an toàn.


OTA
PDA

Over-the-Air
Personal Digital Assistant

TCP

Transmission Control Protocol

SSL

Secure Socket Layer

UMTS
URI

Universal Mobile
Telecommunocation System
Uniform Resource Identifier

Hệ thống viễn thông di động
toàn cầu
Định danh tài nguyên thống
nhất

URL

Uniform Resource Locator


W-CDMA

Wideband Code Division Multiple

Bộ định vị tài nguyên thống
nhất
Đa truy nhập vô tuyến phân

8


WAE

Access
Wireless Application Environment

chia theo mã băng rộng
Môi trương ứng dụng không
dây.

WAP

Wireless Application Protocol

WDP

Wireless Datagram Protocol

WML


Wireless Markup Language

WSP

Wireless Session Protocol

Giao thức ứng dụng không
dây.
Giao thức dữ liệu đồ không
dây
Ngôn ngữ đánh dấu không
dây.
Giao thức phiên không dây.

WTA

Wireless Telephony Application

WTAI

Wireless Telephony Application
Interface.

WTP

Wireless Transaction Protocol

WWW


World Wide Web

Trình ứng dụng điện thoại
không dây
Giao diện Trình ứng dụng
điện thoại không dây
Giao thức giao dịch không
dây.
Mạng toàn cầu

9


LỜI NÓI ĐẦU

WAP – Công nghệ mà sẽ đưa mọi người đến gần nhau hơn – đã ra đời và
đang từng bước phát triển chứng minh khả năng vô tận của mình. Bạn đã biết đến
Internet và WWW. Bạn biết rằng phải có một máy tính để truy nhập vào kho thông
tin khổng lồ ấy, thực hiện những giao dịch với bất kỳ người nào cũng kết nối
Internet, ở bất kỳ đâu trên trái đất. Tuy nhiên bạn đã thõa mãn với điều đó chưa. Hay
đơn giản bạn không có thời gian để sử dụng máy tính? Hoặc giả bạn không biết sử
dụng máy tính? Bạn lo lắng bạn không thể có được nguồn lợi khổng lồ mà Internet
mang lại, … WAP đã cho bạn câu trả lời hoàn thiện cho thắc mắc của bạn. WAP sẽ
đưa bạn đến với Internet mà không cần phải có một máy tính hay là phải biết sử
dụng máy tính. Bạn có thể thực hiện những giao dịch qua WAP. Bạn cũng có thể lựa
chọn các món hàng, thực hiện một trắc nghiệm hay dạo chơi trên xa lộ thông tin
Internet. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy nên em đã quyết định chọn đề tài: "
NGHIÊN CỨU GIAO THỨC WAP".
Đồ án này sẽ nghiên cứu về công nghệ WAP ở khía cạnh Viễn thông, khía
cạnh của những người đã xây dựng nên WAP, đưa bạn đến với Internet chỉ qua một

thiết bị thông thường nhỏ xíu trong túi quần bạn: Điện thoại di động.Qua đó,đồ án
cũng giới thiệu một số ứng dụng WAP đã và đang được triển khai.
Nội dung đồ án gồm 4 chương :
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G.
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC WAP.
CHƯƠNG III: NGĂN XẾP GIAO THỨC WAP.
CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU MỘT VÀI ỨNG DỤNG WAP.
Trong quá trình làm đề tài, em đã cố gắng rất nhiều song do kiến thức hạn
chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Em rất mong nhận được sự
phê bình, hướng dẫn và sự giúp đỡ của Thầy cô, bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo Đoàn Ngọc
Phương cùng các thầy cô trong khoa để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

10


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G

1.1.Lịch sử phát triển của mạng thông tin di động.
Khi con người có hệ thống thông tin cố định thông qua các máy để bàn, họ
mong ước có một hệ thống di động để có thể trao đổi thông tin mọi lúc mọi nơi.
Để đáp ứng yêu cầu đó, mạng thông tin di động ra đời, trải qua nhiều giai đoạn
phát triển từ hệ thống tương tự sử dụng kỹ thuật FDMA đến các hệ thống số
TDMA và CDMA. Căn cứ vào các kỹ thuật sử dụng cho hệ thống, các dịch vụ
mà hệ thống có thể đáp ứng được ta chia lịch sử phát triển của hệ thống thông tin
di động thành các thế hệ được biểu diễn theo bảng sau:
Bảng 1. lịch sử phát triển lên thế hệ 3 của mạng thông tin di động.
Thế hệ
thông tin


Hệ thống

Các dịch vụ

Chú thích

di động
Thế hệ 1

AMPS,

(1G)

TACS, NMT

Thế hệ 2
(2G)

Tiếng thoại

GSM,

Chủ yếu cho tiếng thoại kết

IS-36,

hợp với các dịch vụ bản tin

IS-95


ngắn

FDMA, tương
tự
TDMA, hoặc
CDMA số
băng hẹp (813kbps)
TDMA (kết

GPRS,
Thế hệ 2.5 EDGE,
CDMA 1x

Trước hết là tiếng thoại có
đưa thêm các dịch vụ số
liệu gói

hợp nhiều khe
thoại hoặc
nhiều tần số),
CDMA tốc độ
mã cao hơn

Các dịch vụ tiếng và số liệu Sử dụng
Thế hệ 3

CDMA2000,

gói được thiết kế để truyền


CDMA băng

(3G)

W-CDMA

tiếng và số liệu đa phương

rộng

tiện

11


Sơ đồ hình 1.1 sau đây tổng kết quá trình phát triển của hệ thống thông tin
di động từ thế hệ 1 đến thế hệ 3.
TACS
GSM(900)
NMT
(900)

GPRS

W-CDMA

GSM(1800)

GSM(1900)
GPRS


IS-136
(1900)

IS-95 CDMA
(J-STD-008)
(1900)
EDGE

IS-136
TDMA(800)
AMPS
IS-95 CDMA
(800)

SMR

IDEN
(800)

Cdma2000
1x

Cdma2000
Nx

Hình 1.1. Tổng kết quá trình phát triển của thông tin di động
từ thế hệ 1 đến thế hệ 3.
1.1.1.Lộ trình phát triển từ hệ thống IS-95 thế hệ 2 đến cdma2000 thế hệ 3.
Mạng IS-95 (cdmaOne) không phải là mạng đầu tiên trên thế giới cung

cấp truy nhập số liệu nhưng đây lại là mạng được thiết kế duy nhất để truyền số
liệu. Chúng xử lý truyền dẫn số liệu và tiếng theo cách rất giống nhau. Khả năng
truyền dẫn tốc độ thay đổi có sẵn ở trong cdmaOne cho phép quyết định lượng
thông tin cần phát, vì thế cho phép chỉ sử dụng tiềm năng mạng theo nhu cầu. Vì
các hệ thống cdmaOne sử dụng truyền tiếng đóng gói trên đường trục (ví dụ từ
BTS đến MSC) nên khả năng truyền dẫn số liệu gói đã có sẵn trong các thiết bị.
Công nghệ truyền dẫn số liệu gói của cdmaOne sử dụng ngăn xếp giao thức số

12


liệu gói tổ ong (CDPD : Cellular Digital Packet Data) phù hợp với giao thức
TCP/IP.
Bổ sung truyền số liệu vào mạng cdma 2000 sẽ cho phép nhà khai thác
mạng tiếp tục sử dụng các phương tiện truyền dẫn, các phương tiện vô tuyến, cơ
sở hạ tầng và các máy cầm tay sẵn có chỉ cần phải nâng cấp phần mềm cho chức
năng tương tác. Nâng cấp IS-95B cho phép tăng tốc độ kênh để cung cấp tốc độ
số liệu 64-115 kbps và đồng thời cải thiện chuyển giao mềm và chuyển giao cứng
giữa các tần số. Các nhà sản xuất đã công bố các khả năng số liệu gói, số liệu
kênh, Fax số trên các thiết bị cdmaOne của họ.
IP di động (giao thức internet cho di động) là sự cải thiện các dịch vụ số
liệu gói. IP di động cho phép người sử dụng duy trì kết nối số liệu liên tục và
nhận được một địa chỉ ID khi di động giữa các bộ điều khiển trạm gốc (BSC) hay
chuyển đến các mạng CDMA khác.
Một trong các mục tiêu quan trọng của ITU IMT-2000 là tạo ra các tiêu
chuẩn khuyến khích sử dụng một băng tần trên toàn cầu nhằm thúc đẩy ở mức độ
cao việc nhiều người thiết kế và hỗ trợ các dịch vụ cao. IMT-2000 sẽ sử dụng các
đầu cuối bỏ túi kích cỡ nhỏ, mở rộng nhiều phương tiện khai thác và triển khai
cấu trúc mở cho phép đưa ra các công nghệ mới. Ngoài ra các hệ thống 3G hứa
hẹn đem lại các dịch vụ tiếng vô tuyến có các mức chất lượng hữu tuyến đồng

thời tốc độ và dung lượng cần thiết để hỗ trợ đa phương tiện và các ứng dụng tốc
độ cao.
Sự phát triển của các hệ thống 3G sẽ mở cánh cửa cho mạch vòng thuê
bao vô tuyến đối với PSTN và truy cập mạng số liệu công cộng, đồng thời cũng
đảm bảo các điều kiện thuận lợi hơn các ứng dụng và các tiềm năng mạng. Nó
cũng sẽ đảm bảo chuyển mạng toàn cầu, di động dịch vụ, ID trên cơ sở vùng,
tính cước và truy nhập thư mục toàn cầu thậm chí có thể hy vọng công nghệ 3G
cho phép nối mạng vệ tinh một cách liên tục.
Một trong các yêu cầu kỹ thuật của cdma2000 là tương thích với hệ thống
cũ cdmaOne về: các dịch vụ tiếng, các bộ mã hoá tiếng, các cấu trúc báo hiệu và
các khả năng bảo mật.

13


Giai đoạn một của cdma2000 sẽ sử dụng độ rộng băng tần 1,25 Mbps và
truyền số liệu tốc độ đỉnh 144 kbps cho các ứng dụng cố định hay di động. Giai
đoạn hai của cdma200 sẽ sử dụng độ rộng băng tần 5Mhz và có thể cung cấp tốc
độ số liệu 144kbps cho các dịch vụ số liệu và xe cộ, 2Mbps cho các dịch vụ cố
định. Các nhà công nghiệp tiên đoán rằng giai đoạn cdma200 3x sẽ dần tiến đến
tốc độ 1Mhz cho từng kênh lưu lượng. Bằng cách hợp nhất hay bó hai kênh
người sử dụng sẽ đạt được tốc độ đỉnh 2Mbps là tốc độ đích của IMT-2000.
Sự khác nhau căn bản giữa giai đoạn một và hai của cdma2000 là độ rộng
băng tần và tốc độ băng thông tổng hay khả năng tốc độ số liệu đỉnh. Giai đoạn
hai sẽ đưa các khả năng tốc độ tiên tiến và đặt nền móng cho các dịch vụ tiếng
3G phổ biến, sử dụng VoIP. Vì các tiêu chuẩn cdma2000 1x và cdma2000 3x
phần lớn sử dụng chung các dịch vụ vô tuyến băng gốc nên các nhà khai thác có
thể sử dụng một bước tiến căn bản đến các khả năng đầy đủ của 3G bằng cách
thực hiện cdma2000 1x . Cdma2000 giai đoạn hai sẽ bao gồm mô tả chi tiết các
giao thức báo hiệu, quản lý số liệu và các yêu cầu mở rộng từ vô tuyến 5Mhz đến

10 Mhz và 15 Mhz trong tương lai.
Bằng cách chuyển từ công nghệ giao diện vô tuyến IS-95 hiện nay sang
IS-2000 1x của tiêu chuẩn cdma2000, các nhà khai thác đạt được tăng dung
lượng vô tuyến gấp đôi và có khả năng xử lý số liệu gói đến 144kbps. Khả năng
của cdma2000 giai đoạn một bao gồm lớp vật lý mới cho các cỡ kênh 1x1,25
Mhz và 3x1,25 Mhz, hỗ trợ các tuỳ chọn đường xuống trải phổ trực tiếp và đa
sóng mang 3x và các định nghĩa cho 1x và 3x. Các nhà khai thác cũng sẽ được
hưởng sự cải thiện dịch vụ tiếng với dung lượng tăng 2 lần.
Cùng với sự ra đời của cdma2000 1x các dịch vụ số liệu cũng sẽ được cải
thiện. Giai đoạn hai cũng sẽ hoàn thành cơ cấu MAC (Medium Access Control:
điều khiển truy nhập môi trường) và định nghĩa giao thức đoạn nối vô tuyến
(RLP: Radio Link Protocol) cho số liệu gói để hỗ trợ các tốc độ số liệu gói ít nhất
là 144 kbps.
Thực hiện giai đoạn hai của cdma2000 sẽ mang lại rất nhiều khả năng mới
và tăng cường dịch vụ. Giai đoạn hai sẽ tăng cường tất cả các kích cỡ kênh (6x,

14


9x, 12x) cơ cấu cho các dịch vụ tiếng, bộ mã hoá tiếng cho cdma2000 bao gồm
VoIP. Với giai đoạn hai các dịch vụ đa phương tiện thực sự sẽ được cung cấp và
sẽ mạng lại các cơ hội lợi nhuận bổ sung cho các nhà khai thác. Các dịch vụ đa
phương tiện sẽ có thể thực hiện được thông qua MAC số liệu gói, hỗ trợ đầy đủ
cho dịch vụ số liệu gói đến 2Mbps, RLP hỗ trợ tất cả các tốc độ số liệu đến
2Mbps và mô hình gọi đa phương tiện tiên tiến.
Ở lĩnh vực các dịch vụ và báo hiệu, giai đoạn hai cdma2000 sẽ đem đến
cấu trúc báo hiệu 3G cdma2000 tự sinh đối với điều khiển truy nhập đoạn nối
(LAC : Link Access Control) và cấu trúc báo hiệu lớp cao. Các cấu trúc này đảm
bảo hỗ trợ để tăng cường tính riêng tư, nhận thực và chức năng mật mã. Cấu trúc
và thiết bị mạng hiện có của nhà khai thác sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển đổi này.

Một mạng được xây dựng trên cấu trúc mở tiên tiến với lộ tŕnh chuyển đổi rõ
ràng có thể nhận được các khả năng của IS-2000 1x bằng cách chuyển đổi modul
đơn giản. Các mạng có cấu trúc ít linh hoạt hơn có thể đòi hỏi các bước chuyển
đổi tốn kém để thay thế toàn bộ hệ thống thu phát gốc BTS. Để đạt được tốc độ
đỉnh nhà khai thác có thể nâng cấp phần mềm cho mạng và các trạm gốc để hỗ
trợ giao thức số liệu của IS-2000 1x.
Sẽ phải có điểm phục vụ số liệu gói (PDSN : Packet Data Service Node)
để hỗ trợ kết nối số liệu cho Internet. Nhiều nhà cung cấp các thiết bị đã đưa ra
các giải pháp tích hợp điểm phục vụ số liệu vì thế mở ra lộ trình liên tục tiến tới
các công nghệ 3G. Hình vẽ sau cho thấy quá trình phát triển của IS-95.
Các nhà khai thác cdmaOne có khả năng nâng cấp lên hệ thống 3G mà
không cần thêm phổ, cũng không phải đầu tư thêm đáng kể. Thiết kế cdma2000
cho phép triển khai các tăng cường của 3G trong khi vẫn duy trì hỗ trợ 2G cho
cdmaOne hiện có ở dải phổ mà nhà khai thác đang sử dụng hiện nay.
Cả cdma2000 giai đoạn một và hai đều có thể hoà trộn với cdmaOne để sử
dụng hiệu quả phổ tần tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn một nhà khai
thác có nhu cầu lớn về dịch vụ số liệu tốc độ cao có thể chọn triển khai giai đoạn
một cdma2000 và cdmaOne với sử dụng nhiều kênh hơn cho cdmaOne. Ở một
thị trường khác, người sử dụng có thể chưa cần nhanh chóng sử dụng các dịch vụ

15


tốc độ số liệu cao thì số kênh sẽ được tập trung chủ yếu cho cdmaOne. Vì các
khả năng cdma2000 giai đoạn hai đã sẵn sàng, nhà khai thác thậm chí có nhiều
cách lựa chọn hơn trong việc sử dụng phổ để hỗ trợ các dịch vụ mới.
3G

2G
cdmaOne


Cdma200
giai 0®o¹ n
hai

2 Mbps

Cdma20
giai 0®o¹ n
mét

IS95B

64kbps

IS95A

14.4kbps

Hình 1.2: Lộ trình phát triển từ cdmaOne đến cdma2000
1.1.2.Lộ trình phát triển từ GSM lên 3G W-CDMA.
Để đảm bảo đáp ứng được các dịch vụ mới về truyền thông máy tính và
hình ảnh đồng thời đảm bảo tính kinh tế, tính hệ thống, thông tin di động thế hệ
hai sẽ được chuyển đổi từng bước sang thế hệ ba. Tổng quát quá trình chuyển đổi
này như hình 1.3.

Hình 1.3. Lộ trình nâng cấp GSM lên WCDMA
Giai đoạn đầu của quá trình nâng cấp mạng GSM là phải đảm bảo dịch vụ
số liệu tốt hơn, có thể hỗ trợ hai chế độ dịch vụ số liệu là chế độ chuyển mạch
kênh (CS : Circuit Switched) và chế độ chuyển mạch gói (PS : Packet Switched).

Để thực hiện kết nối vào mạng IP, ở giai đoạn này có thể sử dụng giao thức ứng
16


dụng vô tuyến (WAP : Wireless Application Protocol). WAP chứa các tiêu chuẩn
hỗ trợ truy cập internet từ trạm di động. Hệ thống WAP phải có cổng WAP và
chức năng kết nối mạng.
Trong giai đoạn tiếp theo, để tăng tốc độ số liệu có thể sử dụng công nghệ số
liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD : High Speed Circuit Switched Data) và
dịch vụ vô tuyến gói chung (GPRS : General Packet Radio Protocol Services).
GPRS sẽ hỗ trợ WAP có tốc độ thu và phát số liệu lên đến 171.2Kbps. Một ưu điểm
quan trọng của GPRS nữa là thuê bao không bị tính cước như trong hệ thống chuyển
mạch kênh mà cước phí được tính trên cơ sở lưu lượng dữ liệu sử dụng thay vì thời
gian truy cập.
Dịch vụ GPRS tạo ra tốc độ cao chủ yếu nhờ vào sự kết hợp các khe thời gian,
tuy nhiên kỹ thuật này vẫn dựa vào phương thức điều chế nguyên thuỷ GMSK nên
hạn chế tốc độ truyền. Bước nâng cấp tiếp theo là thay đổi kỹ thuật điều chế kết hợp
với ghép khe thời gian ta sẽ có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, đó chính là công nghệ
EDGE.
EDGE vẫn dựa vào công nghệ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói với tốc
độ tối đa đạt được là 384Kbps nên sẽ khó khăn trong việc hỗ trợ các ứng dụng đòi
hỏi việc chuyển mạch linh động và tốc độ truyền dữ liệu lớn hơn. Lúc nay sẽ thực
hiện nâng cấp EDGE lên W-CDMA và hoàn tất việc nâng cấp GSM lên 3.
1.2.Mạng 3G.
Như chúng ta đã theo dõi lịch sử phát triển của mạng thông tin di động. Để
tiến tới một hệ thống thông tin di động 3G chúng ta có hai cách phát triển tuỳ theo
hiện trạng mạng sẵn có sử dụng công nghệ GSM hay công nghệ cdmaOne. Mạng
thông tin di động 3G giai đoạn đầu sẽ là mạng kết hợp giữa các vùng chuyển mạch
gói (PS) và các vùng chuyển mạch kênh (CS) để truyền số liệu gói và tiếng. Các
trung tâm chuyển mạch gói sẽ là các chuyển mạch ứng dụng công nghệ ATM. Trên

đường phát triển đến mạng toàn IP chuyển mạch kênh sẽ dần được thay thế bằng
chuyển mạch gói. Các dịch vụ kể cả số liệu thời gian thực (như tiếng và video) cuối
cùng cũng sẽ được truyền trên cùng một môi trường IP bằng các chuyển mạch gói.
Hình 1.4 cho thấy thí dụ về một kiến trúc tổng quát của thông tin di động 3G.

17


Thôngtin
vịtrí

Điề
ukhiể
ndị
ch
vụtiêntiế
n
Đầucuối sốliệ
u

Thiế
tbị
SMS

RAN
Mạngbáohiệ
u

server


BTS/
RNC
Chứcnăng
CS

Chứcnăng
CS

Chứcnăng
PS

Chứcnăng
PS

intranet

Thiết bịcổng

BS/
nodeB

Internet

PSTN/PLMN

Thiế
tbịchuyể
n
mạchcổ
ng


Thiế
tbịchuyể
n
mạchnội hạt
Nodekế
thợpCSvàPS

Đầucuối tiế
ng

Hỡnh 1.4. Kin trỳc tng quỏt mt mng di ng kt hp c PS v CS
1.2.1.Mụ hỡnh tham kho mng cdma2000.
Kin trỳc chung ca mt h thng cdma2000 nh hỡnh v di õy.
MSC
SMS-SC

HLR

BTS
Mạ ng điện thoạ i
công cộng

BSC
BTS

MSC
BTS

Router


BTS

BTS

Router

internet

BSC
PDSN
Mạ ng số liệu riêng
công cộng

BTS

AAA

Home Agent

Hỡnh 1.5.Kin trỳc chung ca h thng cdma2000

18


- AAA (Authentication Authorization Accounting - Nhận thực trao quyền và
thanh toán),là một thực thể đảm bảo hoạt động giao thức Internet để hỗ trợ nhận thực
trao quyền và thanh toán. Các chức năng IP được định nghĩa trong tài liệu của IETF.
AAA tương tác với PSDN để thực hiện ba chức năng AAA trong việc hỗ trợ PSDN
cho các trạm di động yêu cầu. AAA tương tác với các thực thể AAA khác để thực

hiện các chức năng khi AAA tại nhà nằm ngoài mạng di động đang phục vụ.
- BSC (Base Station Controller - Điều khiển trạm gốc), là thực thể đảm bảo
điều khiển và quản lý với nhiều BTS. BSC trao đổi bản tin với cả BTS và MSC. Lưu
lượng và báo hiệu liên quan với điều khiển cuộc gọi, quản lý tính di động và quản lý
MS có thể được truyền trong suốt qua BSC.
- BTS (Base Transceiver Station - Trạm thu phát gốc), là tực thể đảm bảo
truyền dẫn qua điểm tham khảo U ( hay môi trường vô tuyến).
- HLR (Home Location Register - Bộ ghi định vị tạm trú) là bộ ghi định vị để
ghi lại số nhận dạng của người sử dụng.
- MSC (Main Switching Center - Trung tâm chuyển mạch chính), là thực thể
chuyển mạch lưu lượng được khởi xướng hoặc kết cuối ở MS. Thông thường một
MSC được kết nối với ít nhất một BS. Nó cũng có thể đóng vai trò cổng khi kết nối
với một mạng khác.
- PDSN (Packet Data Serving Node - Node phục vụ số liệu gói), là thực thể
cung cấp các chức năng giao thức Internet cho mạng di động. PDSN thiết lập, duy trì
và kết nối các phiên của lớp đoạn nốivới MS. PDSN định tuyến các datagram IP đến
PDN. PDSN có thể hoạt động như một tác nhân MIP ngoài nhà trong mạng di động.
PDSN tương tác với AAA để hỗ trợ việc nhận thực, trao quyền, và tính cước. PDSN
có thể giao tiếp với một hay nhiều mạng IP để đảm bảo truy nhập mạng Internet.
1.2.2.Mô hình tham khảo mạng W-CDMA.
Hệ thống W-CDMA được xây dựng trên cơ sở mạng GPRS. Về mặt chức năng có thể
chia cấu trúc mạng W-CDMA ra làm hai phần : mạng lõi (CN) và mạng truy nhập vô
tuyến (UTRAN), trong đó mạng lõi sử dụng toàn bộ cấu trúc phần cứng của mạng
GPRS còn mạng truy nhập vô tuyến là phần nâng cấp của W-CDMA. Ngoài ra để
hoàn thiện hệ thống, trong W-CDMA còn có thiết bị người sử dụng (UE) thực hiện

19


giao diện người sử dụng với hệ thống. Từ quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN

đều bao gồm những giao thức mới được thiết kế dựa trên công nghệ vô tuyến WCDMA, trái lại mạng lõi được định nghĩa hoàn toàn dựa trên GSM. Điều này cho
phép hệ thống W-CDMA phát triển mang tính toàn cầu trên cơ sở công nghệ GSM.

Hình 1.6.Cấu trúc của UMTS

 UE (User Equipment)
Thiết bị người sử dụng thực hiện chức năng giao tiếp người sử dụng với hệ
thống. UE gồm hai phần :
- Thiết bị di động (ME : Mobile Equipment) : Là đầu cuối vô tuyến được sử
dụng cho thông tin vô tuyến trên giao diện Uu.
- Module nhận dạng thuê bao UMTS (USIM) : Là một thẻ thông minh chứa
thông tin nhận dạng của thuê bao, nó thực hiện các thuật toán nhận thực, lưu giữ
các khóa nhận thực và một số thông tin thuê bao cần thiết cho đầu cuối.
 UTRAN (UMTS Terestrial Radio Access Network)
Mạng truy nhập vô tuyến có nhiệm vụ thực hiện các chức năng liên quan
đến truy nhập vô tuyến. UTRAN gồm hai phần tử :
- Nút B : Thực hiện chuyển đổi dòng số liệu giữa các giao diện Iub và Uu. Nó
cũng tham gia quản lý tài nguyên vô tuyến.
- Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC : Có chức năng sở hữu và điều khiển
các tài nguyên vô tuyến ở trong vùng (các nút B được kết nối với nó). RNC còn
là điểm truy cập tất cả các dịch vụ do UTRAN cung cấp cho mạng lõi CN.
20


 CN (Core Network)
- HLR (Home Location Register) : Là thanh ghi định vị thường trú lưu giữ
thông tin chính về lý lịch dịch vụ của người sử dụng. Các thông tin này bao gồm
: Thông tin về các dịch vụ được phép, các vùng không được chuyển mạng và các
thông tin về dịch vụ bổ sung như : trạng thái chuyển hướng cuộc gọi, số lần
chuyển hướng cuộc gọi.

- MSC/VLR (Mobile Services Switching Center/Visitor Location Register) :
Là tổng đài (MSC) và cơ sở dữ liệu (VLR) để cung cấp các dịch vụ chuyển mạch
kênh cho UE tại vị trí của nó. MSC có chức năng sử dụng các giao dịch chuyển
mạch kênh. VLR có chức năng lưu giữ bản sao về lý lịch người sử dụng cũng
như vị trí chính xác của UE trong hệ thống đang phục vụ.
- GMSC (Gateway MSC) : Chuyển mạch kết nối với mạng ngoài.
- SGSN (Serving GPRS) : Có chức năng như MSC/VLR nhưng được sử
dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói (PS).
- GGSN (Gateway GPRS Support Node) : Có chức năng như GMSC nhưng
chỉ phục vụ cho các dịch vụ chuyển mạch gói.
 Các mạng ngoài
- Mạng CS : Mạng kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch kênh.
- Mạng PS : Mạng kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch gói.
 Các giao diện vô tuyến
- Giao diện CU : Là giao diện giữa thẻ thông minh USIM và ME. Giao diện
này tuân theo một khuôn dạng chuẩn cho các thẻ thông minh.
- Giao diện UU : Là giao diện mà qua đó UE truy cập các phần tử cố định
của hệ thống và vì thế mà nó là giao diện mở quan trọng nhất của UMTS.
- Giao diện IU : Giao diện này nối UTRAN với CN, nó cung cấp cho các nhà
khai thác khả năng trang bị UTRAN và CN từ các nhà sản xuất khác nhau.
- Giao diện IUr : Cho phép chuyển giao mềm giữa các RNC từ các nhà sản
xuất khác nhau.
- Giao diện IUb : Giao diện cho phép kết nối một nút B với một RNC. IUb
được tiêu chuẩn hóa như là một giao diện mở hoàn toàn.

21


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC WAP


Chương trước ta đã giới thiệu sơ lược về mạng thông tin di động, quá
trình phát triển và trưởng thành của mạng di động. Mạng di động đã mang mọi
người đến gần nhau hơn, đem lại sự tiện lợi không nhỏ trong cuộc sống và
thương mại. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó khi mà công nghệ di động kết hợp
với Internet. Bạn có thể tưởng tượng được lợi ích khổng lồ của điều này? Và đó
là gì? WAP
2.1.Giới thiệu.
Bạn có thể nghĩ đơn giản rằng, việc giao dịch với các khách hàng của bạn
tại bất cứ thời gian nào, bất kỳ ở đâu trên thế giới có thể thực hiện dễ dàng qua
Internet. Tuy nhiên, có phải tất cả các khách hàng của bạn trên thế giới đều biết
sử dụng máy tính, biết đến Internet? Hay đơn giản là họ quá bận. Cái gì sẽ giải
quyết vấn đề đó cho bạn? Câu trả lời là WAP.
Vậy WAP là gì? WAP là viết tắt của Wireless Application Protocol –
Giao thức ứng dụng không dây. Nó đơn giản là cầu nối giúp các thiết bị không
dây như điện thoại di động hay các máy PDA có thể truy cập vào Internet.
Có hàng triệu điện thoại di động trên thế giới. Chúng được sử dụng ở khắp
mọi nơi. Và có hàng triệu khách hàng ở hàng ngàn thành phố trên thế giới đang
dùng điện thoại di động. Và như vậy, với WAP, họ có thể so sánh giá cả, lựa
chọn mặt hàng, thanh toán, theo dõi các thông tin thị trường. Tóm lại, WAP đã
kéo con người ta lại gần Internet hơn, và đem cho mỗi người sử dụng điện thoại
di động một lượng thông tin vô cùng phong phú.
2.2.Khái niệm WAP.
Như ở phần trên, ta đã tìm hiểu được một vài điều về WAP. Bây giờ ta sẽ
tìm hiểu kĩ hơn khái niệm WAP. WAP – Wireless Application Protocol, ở đó:
-

Application: Một chương trình máy tính, hoặc một đơn vị của phần mềm
máy tính được thiết kế để làm một nhiệm vụ xác định

-


Wireless: Không có, hoặc không cần thiết phải có dây, liên quan mật thiết
đến truyền dẫn vô tuyến

22


-

Protocol: Một tập các quy tắc kỹ thuật về thông tin làm thế nào để truyền
và nhận giữa các máy tính hay thiết bị.
WAP là một tập hợp các quy tắc cho việc truyền và nhận dữ liệu giữa các

ứng dụng máy tính thông qua các thiết bị không dây như điện thoại di động.
Như vậy WAP không đơn thuần là một giao thức đơn lẻ. Nó là một tập
hợp của các giao thức và các chỉ tiêu kỹ thuật mà bao gồm mọi thứ, từ làm thế
nào các thiết bị WAP và các tác nhân người dùng có thể làm việc, đến việc làm
thế nào để các giao thức vận chuyển tương tác với các vật mang chúng.
WAP là một dạng đặc tả theo chuẩn công nghiệp mở cho các ứng dụng
thực thi trên môi trường mạng không dây, chú trọng vào các ứng dụng trên thiết
bị di động, đặc biệt là điện thoại di động. Các tiêu chuẩn này được đưa ra bởi
WAP Forum, nhóm này hình thành vào tháng 6 năm 1997 bởi Ericsson, Nokia,
Motorola, và Unwired Planet, và hiện tại đã được hàng trăm công ty khác tham
gia, bao gồm IBM, Hewlett Packard, Visa, và Microsoft. Theo thống kê chính
thức của WAP Forum, những thành viên thuộc WAP Forum là đại diện cho trên
90% nhà sản xuất điện thoại di động trên toàn thế giới.
WAP đã và sẽ được hỗ trợ trên nhiều loại thiết bị, từ đơn giản như điện
thoại di động thông thường cho đến những thiết bị thế hệ mới - các điện thoại
“thông minh” với màn hình rộng có thể chạy được nhiều ứng dụng; thậm chí là
những máy trợ lý cá nhân kỹ thuật số (PDA), các palmtop hay các máy tính với

kích thước nhỏ gọn. Tất cả các thiết bị di động rồi sẽ được áp dụng công nghệ
WAP, trực tiếp từ nhà sản xuất hay là từ phiên bản nâng cấp nào đó thuộc nhóm
các công ty thứ ba (third-party). Mỗi một thiết bị có một cách hiển thị khác nhau
và các phương pháp nhập liệu khác nhau.Công việc của công nghệ WAP là sắp
xếp lại “mớ hỗn độn” đó và cung cấp một khung làm việc (framework) chung
cho phép các ứng dụng chạy được trên cả tất hệ nền khác nhau này.
Thành tựu chính của WAP là nó đã khắc phục được các nhược điểm của
các thiết bị cầm tay:
-

Màn hình hiển thị nhỏ.

-

Không có một bộ nhớ đủ lớn để có thể chạy các ứng dụng ở bất kỳ kích cỡ nào

23


-

Có băng thông hạn chế ở 14.4Kbps.
Tất cả các đặc điểm đó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên hiện tại

chúng gây khó khăn cho các nhà phát triển WAP.

Hình 2.1.Mô hình internet
WAP cho phép các thiết bị không dây xem được các trang xác định đã thiết
kế từ Internet, sử dụng chỉ đơn thuần văn bản phẳng hoặc có sử dụng thêm các hình
ảnh đơn giản. Mã lập trình WAP được thiết kế rõ ràng và ngắn gọn cho các trình

duyệt siêu nhỏ (mini-browser) được sử dụng trong các thiết bị WAP. Các trang tự
chúng phải nhỏ bởi vì tốc độ dữ liệu trên điện thoại di động là giới hạn, nhỏ hơn
nhiều so với một modem gia đình. Hơn nữa các thiết bị WAP có màn hình hiển thị
khác nhau về hình thể và kích cỡ. Vì vậy các trang giống nhau có thể xem rất khác
nhau phụ thuộc các thiết bị mà bạn sử dụng, hoàn toàn độc lập với phiên bản của
mini-browser được sử dụng trên điện thoại đó.

Hình 2.2.Mô hình mạng không dây
Công nghệ WAP là công nghệ kết hợp giữa Internet và mạng không dây, cho
kiến trúc mạng kết hợp như hình vẽ

Hình 2.3.Mô hình kết hợp mạng internet và mạng không dây

24


Các khách hàng có thể tin tưởng WAP ở các đặc điểm:
-

Khả chuyển

-

Dễ sử dụng

-

Có thể truy cập đến các dịch vụ phong phú và đa dạng trên thương trường.

-


Dịch vụ có thể cá nhân hoá

-

Truy nhập nhanh, thuận tiện, hiệu quả tới các dịch vụ

-

Các thiết bị WAP là có sẵn trong nhiều dạng khác nhau (ĐTDĐ, PDA,…)

2.3.Kiến trúc tổng quan
2.3.1.Mô hình World Wide Web

Hình2.4.Mô hình World Wide Web
Kiến trúc World Wide Web cung cấp một cơ chế lập trình mạnh và mềm
dẻo. Các ứng dụng và nội dung sẽ được trình bày trong các định dạng dữ liệu
chuẩn, và được duyệt bởi các ứng dụng gọi là Web browser (Trình duyệt Web).
Trình duyệt web là một ứng dụng mạng, nghĩa là nó gửi yêu cầu dữ liệu đến các
máy chủ mạng, và các máy chủ mạng đáp ứng với dữ liệu đã mã hoá sử dụng các
tiêu chuẩn định dạng.
Các chuẩn WWW xác định nhiều cơ chế cần thiết để xây dựng một môi
trường ứng dụng đa năng, bao gồm:
-

Cơ chế đặt tên chuẩn: Tất cả các server và nội dung trên WWW được đặt
tên với một chuẩn Internet gọi là: Bộ định vị tài nguyên thống nhất –
Uniform Resource Locator (URL).
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×