Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Bài Thuyết Trình Về Lao Động Và Việc Làm Ở Nước Ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 28 trang )

NHÓM 13

LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Thành viên:
1.Mùa A Thu.
2.Nguyễn Thị Thu.
3.Lò Văn Thuật.
4.Lò Thị Thương.


NỘI DUNG

KHÁI
NIỆM

THỰC
TRẠNG
&
NGUYÊN
NHÂN

CƠ HỘI
&
THÁCH
THỨC

PHƯƠNG
HƯỚNG
GIẢI
QUYẾT



I.Khái niệm.
Tại Điều 13 Bộ luật Lao động Việt Nam:
- Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội.
- Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật
cấm.


II.Thực trạng.
Việt nam đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Lao động và xã hội, tỉ lệ thất nghiệp
của cả nước tính đến hết tháng 6 – 2014 ở khoảng 1,84%, nằm trong top những
nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa
là Việt Nam đang có tình trạng việc làm ổn định cho người dân.


Từ con số 72.000 người không có việc làm tăng lên đến 162.000 người trong
đầu năm 2014, trong đó, nhóm người không có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần
60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng đại học và trên đại học chiếm
gần 17%. Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất nghiệp
thấp nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp
vẫn chiếm tỉ lệ cao. Trong khi đó, các dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực của
doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là trên 16.300 dự án, với tổng số vốn
đầu tư thực tế khoảng 238 tỷ USD đã tạo ra không ít việc làm cho người lao
động.


Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới ( World Bank), thì nước ta đang rất
thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao và chất lượng

nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác. Trong khi
tồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm vẫn
còn ở mức báo động.


III.CƠ HỘI & THÁCH THỨC.
1.Cơ hội.
- Lao động nước ta đông và trẻ thuận lợi cho việc xuất khẩu lao động.


- Trình độ văn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.


- Công nhân có trình độ, kĩ thuật, tay nghề cao.


2.Thách thức:

Thứ nhất, lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý
kinh tế, chủ yếu tập trung ở đồng bằng. Vì vậy, chưa tạo điều kiện phát huy
được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và góp phần phân bố
lại lực lượng lao động, đây chính là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối cục bộ
về lao động và là tác nhân của thất nghiệp và thiếu việc làm.


6.3%

15.2%
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long

Trung du và miền núi phía
Bắc
Tây Nguyên

13.7%

19.1%


Thứ hai, chất lượng lao động còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt
Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12
quốc gia được khảo sát tại châu Á.
- Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, tác phong lao động công
nghiệp, thiếu năng động và sáng tạo… Thể lực của lao động Việt Nam ở mức
trung bình kém, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong
sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn của quốc tế.
- Lao động nước ta chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc
theo nhóm, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc, thiếu khả
năng hợp tác và gánh chịu rủi ro. Vì vậy mà tình trạng thất nghiệp ở Việt
Nam không ngừng tăng cao.


Chất lượng của lực lượng lao động là thách thức lớn:


Thứ ba, năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp, và có sự
khác biệt đáng kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu
vực dịch vụ.



Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và các ngành
thâm dụng lao động (sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản và khai khoáng, các sản
phẩm công nghiệp, sơ chế và dịch vụ tiêu dùng sử dụng nhiều lao động phổ
thông). Các ngành công nghiệp mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kỹ
thuật cao (điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu mới…) các ngành dịch vụ có giá trị
gia tăng cao đòi hỏi trình độ lành nghề (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm…) chậm phát triển.



Thứ năm, tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên
xảy ra. Thị trường lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các
vùng kinh tế trọng điểm, nơi có nhiều khu công nghiệp khu chế xuất như: Long
An, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Ngược lại một số tỉnh
như Bạc Liêu, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An lại có tình trạng dư cung,
đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao.



Thứ sáu, mức tiền lương tối thiểu thấp chưa được tính đúng, tính đủ cho mức
sống tối thiểu và chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu cơ bản của người lao động,
thấp hơn mức lương tối thiểu thực tế trên thị trường khoảng 20% và hiện nay
mới đạt khoảng 45% mức tiền lương tối thiểu trung bình của khu vực ASEAN.


Thứ bảy, công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế,
các chính sách, pháp luật đang từng bước hoàn thiện, hệ thống thông tin thị
trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt được mục tiêu như mong muốn nhằm không chỉ

hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất việc làm mà còn phải đào tạo nghề, tư
vấn, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.


IV.PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù
hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao
động.


Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã
là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế


Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao
động vào sản suất.


Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình
độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, nhất là ở khu
vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công
nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút
mạnh.


Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một
trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ.



×