Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN TUẦN GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ THU

NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN TUẦN GIÁO
TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Người hướng dẫn khoa học
ThS. TRẦN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch Sử đã quan tâm,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm khóa luận. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Trần Thị Thu Hà – người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình chu đáo để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 5năm 2016
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN


Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Lịch Sử và sự hướng dẫn
trực tiếp của cô giáo – ThS. Trần Thị Thu Hà.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên
cứu là trung thực và không trùng khớp với kết quả của các tác giả khác.
Hà Nội, Ngày 13 tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ...............................................4
3.1. Mục đích ...................................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ ...................................................................................................4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................4
4.1. Nguồn tư liệu. ...........................................................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................5
5. Đóng góp của khóa luận ..............................................................................5
6. Bố cục của khóa luận ...................................................................................6
NỘI DUNG ..........................................................................................................7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI HUYỆN TUẦN GIÁO,
TỈNH ĐIỆN BIÊN ...............................................................................................7
1.1.KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TUẦN GIÁO .................................................7
1.1.1.Điều kiện tự nhiên và dân cư ..................................................................7
1.1.2.Quá trình hình thành huyện Tuần Giáo ................................................11

1.1.3.Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội ......................................................16
1.2.KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI HUYỆN TUẦN GIÁO ......................18
1.2.1.Quá trình hình thành người Thái ở huyện Tuần Giáo ..........................18
1.2.2.Đời sống vật chất người Thái huyện Tuần Giáo ..................................24
1.2.3.Đời sống tinh thần.................................................................................27
Chương 2: NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TUẦN
GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN ..................................................................................33
2.1. Nghề dệt ..................................................................................................33
2.1.1. Nguyên liệu ..........................................................................................34
2.1.2. Công cụ sản xuất ..................................................................................37


2.1.3. Quy trình sản xuất ................................................................................42
2.1.4. Sự phân công lao động.........................................................................46
2.1.5 Màu sắc hoa văn và các loại sản phẩm .................................................48
2.1.6. Thị trường tiêu thụ ...............................................................................52
2.2. Nghề đan lát ............................................................................................53
2.2.1. Nguyên liệu ..........................................................................................54
2.2.2 Kỹ thuật.................................................................................................56
2.2.3. Sự phân công lao động.........................................................................56
2.2.4 Các loại sản phẩm của nghề đan lát ......................................................57
2.2.5. Thị trường tiêu thụ ...............................................................................61
2.3. Nghề rèn ..................................................................................................61
2.3.1. Nguyên liệu ..........................................................................................62
2.3.2. Công cụ ................................................................................................62
2.3.3. Sự phân công lao động.........................................................................63
2.3.4 Các loại sản phẩm .................................................................................63
2.3.5.Thị trường tiêu thụ ................................................................................64
2.4. Vai trò của các nghề thủ công truyền thống trong đời sống kinh tế,
văn hóa – xã hội .............................................................................................64

2.4.1. Vai trò trong đời sống kinh tế ..............................................................64
2.4.2. Vai trò trong đời sống Văn hóa – xã hội .............................................66
KẾT LUẬN ....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời, gắn liền với
sản xuất nông nghiệp lúa nước và góp phần tạo nên bản sắc kinh tế, văn hóa
riêng trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Mỗi sản phẩm đều chứa đựng những
tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của những nghệ
nhân. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần thì thủ công nghiệp là một bộ phận quan trọng đặc biệt là
đối với các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đến nay trải qua thời gian lâu dài thì
các ngành nghề thủ công cũng đã bị mai một đi rất nhiều. Chính vì vậy mà
việc nghiên cứu các nghề thủ công một cách khoa học là một việc làm hết sức
cần thiết. Những nghiên cứu này không chỉ mang tính thiết thực gắn liền với
địa phương mà còn góp phần bảo tồn nền văn hóa vùng dân tộc thiểu số. Sản
phẩm của các nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những sắc
thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa, những triết lý Á Đông, phong
tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống…đều được thể
hiện qua các kết cấu, kiểu dáng… của từng sản phẩm. Chính vì vậy mà việc
nghiên cứu các nghề truyền thống không chỉ nhằm tái hiện mà còn là yêu cầu
cấp bách đối với công cuộc đổi mới của đất nước.
Nước ta là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa, kinh tế đa
dạng, đậm đà bản sắc. Với các dân tộc thiểu số ở nước ta thì người Thái là
một bộ phận dân cư đông thứ 2 chỉ sau người Tày. Họ sinh sống chủ yếu ở
vùng núi Tây Bắc. Tại huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên nơi đây tập trung cả

hai dòng Thái Đen và Thái Trắng. Ngoài công việc chính là làm nương rẫy thì
họ còn có các nghề phụ (nghề thủ công) như nghề dêt, đan lát, rèn…để tăng
thu nhâp, cải thiện đời sống của mình. Họ sinh sống gần gũi với các dân tộc

1


khác như người Kinh, Tày… nhưng người Thái vẫn luôn giữ được những nét
riêng độc đáo của mình trong từng sản phẩm, đồng thời cung cấp các mặt
hàng cho các dân tộc khác, bên cạnh đó hiện nay hoạt động du lịch ngày càng
phát triển vì vậy các mặt hàng thủ công rất được ưa chuộng.
Xuất phát từ những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài: “Nghề thủ
công truyền thống của người Thái ở huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên” làm
đề tài khoá luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình nghiên cứu về dân tộc Thái ở Việt Nam nói chung và hoạt
động kinh tế thủ công của người Thái ở Tuần Giáo, Điện Biên nói riêng đã đề
cập qua một số tài liệu tham khảo.
Từ thời kỳ phong kiến ở Việt Nam đã có các nhà Nho nói tới những
vấn liên quan đến người Thái như Nguyễn Trãi trong cuốn “Dư địa chí”,
“Kiến văn tiểu lục” của Lê Qúy Đôn, “Hưng Hóa xứ phong thổ lục” của
Hoàng Bình Chính,…miêu tả về phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của
người Thái ở Tuần Giáo và các vùng xung quanh.
Từ Cách Mạng Tháng 8/1945 đến nay các công trình “Sơ lược về sự
thiên di của các bộ tộc Thái vào Tây Bắc Việt Nam”, (1965), “Tư liệu về lịch
sử và xã hội dân tộc Thái” của giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, tác phẩm nêu
tường tận từ nguồn gốc, phong tục tập quán, luật lệ bản mường Thái Tây Bắc.
Bên cạnh đó là tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ huyện Tuần Giáo”, Nxb,
nhà in tỉnh Lai Châu xuất bản năm 1995, 2006 đã cho thấy được khái quát về
đời sống văn hóa vật chất, tinh thần, các nghề phụ của gia đình…của người

Thái huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Tiêu biểu như công trình nghiên cứu của Cầm Trọng: “Người Thái ở
Tây Bắc Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1978). Trong tác phẩm
này tác giả đã khái quát được bức tranh sinh động về quá trình hình thành,

2


phát triển xã hội người Thái ngay từ buổi sơ khai đến năm 1978. Tác phẩm đã
đề cập đến nhiều khía cạnh của người Thái như: quá trình hình thành tộc
người Thái vùng Tây Bắc trên đất nước ta, đời sống vật chất, đời sống tinh
thần của người Thái ở Tây Bắc, xã hội Thái thời kì mới của đất nước. Tuy
nhiên nghề thủ công ở đây mới được nói chung chưa cụ thể.
Trong tác phẩm “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam” (Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998) của tác giả Cầm Trọng, tác giả đã khái quát
quá trình hình thành và phát triển của người Thái ở Việt Nam, trình bày cụ thể
về đời sống vật chất và tinh thần của người Thái. Kinh tế của người Thái chỉ
được nêu qua kết hợp với trình bày về đời sống vật chất.
Nguyễn Thị Thanh Nga với tác phẩm “Nghề dệt của người Thái ở Tây
Bắc trong cuộc sống hiện đại” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003). Tác giả
đã trình bày rất cụ thể về nghề dệt của người Thái, về vị trí của nghề này
trong cuộc sống hiện tại của người Thái Đen và Thái Trắng. Tuy nhiên tác
phẩm mới chỉ nói cụ thể về nghề dệt của người Thái ở Mai Châu – Hòa Bình.
Còn nghề dệt của người Thái ở Tây Bắc mới chỉ dùng ở mức độ khái quát.
Các nghề thủ công khác lại không hề được đề cập đến.
Ngoài ra là những bài viết có tính chất nghiên cứu chuyên ngành như:
Nguyễn Viết Đằng, “một số vấn đề về lịch sử dân tộc và những điểm chủ yếu
của các dân tộc Thái”, tạp chí dân tộc học số 4/1988. Lâm Bá Nam, “Mấy ý
kiến về nghề thủ công cổ truyền ở nước ta”, tạp chí dân tộc học số 1/1989.
Kế thừa những công trình đã nghiên cứu, bài khóa luận đi tìm hiểu một

cách cụ thể hơn về lịch sử, văn hóa đặc biệt là một số nghề thủ công truyền
thống của dân tộc Thái ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

3


3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm khái quát và đi sâu vào nghiên
cứu một số nghề thủ công truyền thống của người Thái ở huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên. Qua đó đánh giá vai trò của các nghề thủ công này trong đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
3.2. Nhiệm vụ
Qua việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dựa vào các nguồn
tài liệu đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng bức tranh toàn cảnh về nghề thủ công truyền thống của
người Thái ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
- Trình bày cụ thể rõ nét về nguồn gốc, nguyên liệu, quy trình sản xuất,
sự phân công lao động, các sản phẩm, thị trường tiêu thụ của các nghề dệt,
đan lát, rèn.
- Nhận xét và đánh giá về vai trò của các nghề thủ công truyền thống
của người Thái trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Người Thái ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên nơi
tập trung sinh sống của người Thái đen và người Thái trắng.
Về mặt thời gian: nghề thủ công hiện nay vẫn được lưu truyền từ 1945
đến nay
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu.

- Tài liệu tham khảo: các sách có liên quan, các văn bản của cơ quan
nhà nước như chính phủ, ban ngành trung ương được lưu trữ tại trung tâm lưu

4


trữ quốc gia và văn phòng ủy ban nhân dân ở các tỉnh và địa phương như
cuốn lịch sử đảng bộ huyện Tuần Giáo (1995), (2006)…
Những công trình đã được công bố từ trước tới nay của các học giả, các
nhà nghiên cứu liên quan đến người Thái ở Việt Nam và Tây Bắc, đặc biệt là
là liên quan đến kinh tế, các ngành nghề thủ công
- Nguồn tư liệu thông qua thực tế tìm hiểu tại huyện Tuần Giáo, tỉnh
Điện Biên
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận macxit trong
nghiên cứu lịch sử: chủ nghĩa biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu chính là Phương pháp lịch sử và phương pháp
logic. Ngoài ra còn có các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong
khóa luận này bao gồm các phương pháp liên ngành (dân tộc học, xã hội học,
văn hóa dân gian), phương pháp điền dã, phân tích, so sánh, tổng hợp, phân
loại và hệ thống hóa để xử lý những thông tin, dữ liệu đã thu thập được…
5. Đóng góp của khóa luận
Thứ nhất qua việc nghiên cứu đề tài khóa luận này sẽ đem đến một cái
nhìn rõ hơn về các nghề thủ công truyền thống của người Thái ở huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên. Thấy được bức tranh toàn cảnh của các nghề thủ công
truyền thống này trong đời sống kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, giới thiệu những giá trị của văn hóa Thái được thể hiện qua
các nghề thủ công và vai trò của các nghề thủ công truyền thống trong đời
sống kinh tế, văn hóa của người Thái trước và sau đổi mới.

Thứ ba, khóa luận mong muốn làm phong phú thêm vào việc nghiên
cứu vào các nghề thủ công của nước ta nói chung và người Thái nói riêng và
tài liệu có ích trong việc giảng dạy lịch sử địa phương.

5


6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận có 2 chương:
Chương 1: Khái quát về người Thái huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên
Chương 2: Nghề thủ công truyền thống của người Thái huyện Tuần
Giáo, Tỉnh Điện Biên.

6


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI HUYỆN TUẦN GIÁO,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TUẦN GIÁO
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
Vị trí địa lý:
Huyện Tuần Giáo nằm ở vùng Tây Bắc nước ta, là huyện cửa ngõ phía
Nam tỉnh Điện Biên, cách thủ đô Hà Nội 405km về phía Đông Nam, cách
thành phố Điện Biên Phủ 80km về phía Đông, Phía Đông huyện giáp với
Thuận Châu, Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp với thành phố Điện
Biên Phủ và huyện Mường Chà; phía Nam giáp tỉnh Sơn La, huyện Điện
Biên; phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa.
Huyện Tuần Giáo có quốc lộ 6 và quốc lộ 279 chạy qua (trong đó quốc
lộ 6 là tuyến đường giao thông nối liền Hà Nội – Hòa Bình- Sơn La- Tuần

Giáo- thị xã Lại Châu (cũ). Quốc lộ 279 là tuyến đường nối Tuần GiáoMường Ẳng- thành phố Điện Biên.
Như vậy, huyện Tuần Giáo có vị trí chiến lược quan trọng về giao
thông, kinh tế, quân sự.
Về giao thông, Tuần Giáo là điểm ngã ba giao nhau của hai quốc lộ 6
và 279, từ Tuần Giáo có thể theo quốc lộ 6 đi về Hà Nội theo hướng Đông
Nam, lên tỉnh Lai Châu theo hướng Bắc và vào thành phố Điện Biên Phủ theo
hướng Tây. Tuần Giáo cũng là nơi trung chuyển của các loại phương tiện giao
thông liên tỉnh, duy trì huyết mạch giao thông đường bộ giữa Hà Nội – Điện
Biên.
Điều kiện tự nhiên:
Huyện Tuần Giáo có diện tích tự nhiên là 157.949.80 ha. Trong đó diện
tích nông nghiệp là 93.836,96 ha (đất sản xuất nông nghiệp là 38.46,08 ha; đất

7


lâm nghiệp là 55.126,65 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản là 250,23 ha); đất
phi nông nghiệp là 2.410,58 ha; còn lại là đất chưa sử dụng 19.181,02 ha
[17;19]
Địa hình huyện Tuần Giáo hiểm trở và đa dạng. Khu vực núi non của
huyện chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, sườn vách sừng sững như tòa
thành thiên nhiên với 70% diện tích là các dãy núi cao từ 800m trở lên, còn lại
là các dãy núi có độ cao 500- 700 m, độ dốc trung bình 12-200. Dãy Pú Huổi
Luông (xã Nà Sáy) cao 2.179 m so với mặt nước biển, dãy Pơ Mu (xã Tênh
Phông) cao 1.848 m. Núi non của huyện Tuần Giáo đã ghi nhiều dấu ấn của
những trang sử hào hùng: Pú Nhung là căn cứ chống thực dân Pháp với tên
tuổi của anh hùng lực lượng vũ trang Vừ A Dính, anh hùng quân đội Sùng
Phái Sinh; hang Thẩm Púa (xã chiềng Sinh) là đại bản doanh của Bộ Chỉ Huy
chiến dịch Điện Biên Phủ trước khi chuyển vào xã Mường Phăng (huyện Điện
Biên).

Vùng thung lũng hẹp huyện Tuần Giáo chiếm 10% diện tích tự nhiên,
địa hình bị chia cắt, nằm rải rác ở các xã nhưng tập trung vào bốn khu vực
chính: khu Ba Ẳng, khu Búng Lao- Chiềng Sinh, khu Ba Quài – thị trấn, khu
Phình Sáng – Pú Nhung. Đất ở đây màu mỡ, thích hợp cho cây trồng và vật
nuôi. Đặc biệt là vùng Phình Sáng- Pú Nhung, Ba Ẳng và Tòa Tình có khả
năng thích ứng với sự sinh trưởng của hoa màu (ngô, đậu tương), phát triển
cây công nghiệp (chè, cà phê).
Vùng đồi thoải chiếm 25 – 27% diện tích toàn huyện.
Đất lâm nghiệp Tuần Giáo có 55.126,65 ha (trong đó đất có rừng tự
nhiên phòng hộ là 51.186,17 ha; đất có rừng phòng hộ là 3.940,48 ha). Trong
rừng có nhiều gỗ quý như: nghiến, lát, dổi, pơ mu… và nhiều dược liệu quý
hiếm. Đất rừng ở đây thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp có giá trị cao
(quế, hồi, trẩu, thảo quả, bông, lạc…) nhiều đồi cỏ, bãi bằng thích hợp cho

8


chăn nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa, dê) góp phần thỏa mãn nhu cầu về thực
phẩm, sức kéo. Nghề trồng rừng và khai thác lâm sản đang từng bước được
thực hiện có hiệu quả.
Hệ thống sông suối của huyện Tuần Giáo khá dày đặc nhưng lưu lượng
và khối lượng dòng chảy không lớn đủ phục vụ tưới tiêu và không gây lụt lội
vào mùa mưa. Suối Tông Ma bắt nguồn từ đèo Pha Đin (xã Tòa Tỉnh) qua
Quài Nưa nhập thành dòng Nậm Mu(xã Mùn Chung) hòa vào sông Nậm Mùn
đổ ra sông Nậm Mức giáp với Mường Chà là một trong những cánh Hữu
Ngạn sông Đà ở phía Đông Bắc Tuần Giáo. Ba con suối Bản Phủ (xã Quài
Cang), Tòa Tỉnh và Tênh Phông qua Quài Tở gặp nhau ở thị trấn cùng với
suối Nậm Pùa, Nậm Cô hình thành một trong những nhánh chính của Thượng
nguồn sông Mã. Sông suối Tuần Giáo đã tưới tiêu cho hàng ngàn hecta lúa
màu, phục vụ sinh hoạt là nguồn thủy năng dồi dào với các trạm thủy điện

vừa và nhỏ ở thị trấn Tuần Giáo, Ta Cơn, Nậm Mức ( Mường Mùn), Nậm Pay
( Mùn Chung)…
Khí hậu Tuần Giáo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt
Nam. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng,
không có bão lớn. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ trung bình 18,20C cao
nhất là 36- 370C, thấp nhất xuống đến 00 C. Độ ẩm không khí trung bình trong
năm là 87%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 22%, lượng bốc hơi cả năm
514mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, mùa mưa nhiều từ
tháng 5 đến tháng 7. Lượng mưa trung bình cả năm là 1.805mm, có ngày
lượng mưa lớn nhất là 272mm. [16; 70]
Ở Tuần Giáo sương muối xuất hiện không nhiều song đã ảnh hưởng lớn
đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt gây tác hại cho các loại cây nhiệt đới ưa
nóng và gây khó khăn cho sản xuất vụ đông xuân. Ở những nơi có độ cao

9


1500m số ngày xuất hiện sương muối trung bình từ 9-10 ngày / năm. Ở những
nơi thấp hơn, số ngày xuất hiện sương muối khoảng từ 1-2 ngày/ năm.
Tuần Giáo là một trong những huyện của tỉnh Điện Biên thường có
nhiều ngày sương mù trung bình từ 80- 110 ngày/ năm. Sương mù ở Tuần
Giáo chủ yếu là dạng sương mù bức xạ, thường xảy ra trong các tháng thu
đông (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Tháng có mật độ sương mù dày đặc
là tháng 1 hoặc tháng 12, trung bình từ 10-19 ngày/ tháng. Tháng có mật độ
thấp nhất là tháng 5 hoặc tháng 6 (khoảng 3, 5 ngày)
Thổ nhưỡng: Tuần Giáo có các loại đất chủ yếu sau: đất pheralit vàng
đỏ và đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch đá vôi thuộc nhóm đá mẹ
macma axit; đất đen là sản phẩm phong hóa của đá vôi hoặc tích đọng của địa
hình bằng, trũng, đất có độ phì tập trung ở những xã vùng thấp của huyện,

loại đất này rất thích hợp với những nhóm cây lương thực, thực phẩm, đặc
biệt là ngô, đậu…và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, bông, gai…
Khoáng sản: So với toàn tỉnh, huyện Tuần Giáo có tiềm năng khoáng
sản ít hơn về trữ lượng và thành phần, bao gồm chủ yếu là khoáng sản, vật
liệu xây dựng, khoáng kim loại nước khoáng và nước nóng
Vật liệu xây dựng: Tại Tuần Giáo có một số điểm đã đáp ứng cho yêu
cầu sản xuất xi măng song chưa được kiểm tra thăm dò.
Về khoáng sản kim loại: Chủ yếu là quặng sắt và bô xít. Quặng sắt có ở
Nậm Din, Đề Sấu, Háng Chua, Phàng Củ; quặng booxxit có ở Nậm Din (xã
Phình Sáng). Ngoài ra còn có chì, kẽm ở Phình Sáng, Mùn Chung.
Về nước khoáng: Nhóm nước khoáng bicobonat có ở bản Mu (xã quài
Quang); nhóm nước khoáng hỗn hợp có ở bản Sáng (xã quài Quang); nước
khoáng nóng có ở Ta Pao (xã Mường Mùn).
Hệ thống giao thông của Tuần Giáo khá thuận lợi. Đường quốc lộ số 6
(trước là đường số 41) là trục giao thông chính của huyện cùng nhiều đường

10


liên tỉnh, liên huyện nối địa phương với Sơn La – Hà Nội, thị xã Mường Lay.
Quốc lộ 279 (trước là đường số 42) nối Tuần Giáo với Điện Biên. Hệ thống
đường dân sinh liên bản, liên xã từ trung tâm huyện đi các xã Mường Đăng,
Pú Nhung, Phình Sáng…giữ một vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế - xã
hội của Tuần Giáo. Đến hết năm 2006 đã có 17 xã có đường nhựa, 4 xã có
đường cấp phối đến trung tâm. Một số tuyến đường liên huyện, liên xã được
khởi công, mạng lưới giao thông của huyện phát triển mạnh.
Dân cư: Trước năm 1954, huyện Tuần Giáo có dân cư thưa thớt quần tụ
trong các bản nhỏ. Tổng số dân chưa tới 12000 người.
Đến năm 1954, số dân toàn huyện là 18.129 người [27; 11]. Cuối năm
2005 đã tăng lên 108.500 gồm 21 dân tộc anh em. Trong đó Thái chiếm

64015 người chiếm 59 %, dân tộc Hmông có 20615 chiếm 19 %, dân tộc
Kinh có 16.215 người chiếm 15%, các dân tộc khác có 7595 người chiếm 7%
[7;12]
Các dân tộc tuy có những nét khác nhau về tình hình phát triển kinh tế,
phong tục tập quán nhưng họ cùng chung sống trên một mảnh đất anh hùng,
họ cùng nhau đoàn kết xây dựng phát triển huyện Tuần Giáo giàu mạnh
1.1.2. Quá trình hình thành huyện Tuần Giáo
Huyện Tuần Giáo là địa bàn có con người đến cư trú từ rất sớm. Tại các
di chỉ khảo cổ học ở hang Thẩm Pua (xã Búng Lao), Thẩm Khương (xã
Chiềng Sinh) đã tìm thấy công cụ bằng đá, qua thẩm định cho thấy đồ thuộc
thời đại đá mới, mang những đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, mang phong
cách của khu vực Tây Bắc.
Tại xã Mường Đăng, huyện Tuần Giáo đã phát hiện được một chiếc
trống đồng được xác định thuộc loại chuyển tiếp từ Heger II sang Heger IV.
Tại bản Chà xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo còn phát hiện được 7 cục đồng,
mặt trên phẳng, mặt dưới cong theo hình lòng bá. Đây là nguyên liệu phục vụ

11


cho việc giao lưu buôn bán có liên quan đến sự phát triển của nghề đúc đồng
thời xưa.
Thời Hùng Vương, Tuần Giáo thuộc bộ Tân Hưng. Thời Lý thuộc châu
Lâm Tây. Thời Lê thuộc trấn Gia Hưng. Năm 1463, trên Hưng Hóa được
thành lập gồm ba phủ: Gia Hưng, Quy Hóa, An Tây. Phủ Gia Hưng có 1
huyện và 11 châu. Tuần Giáo là một châu của phủ Gia Hưng; châu Tuần Giáo
thổ âm là Mường Quài, phía trên giáp châu Quỳnh Nhai và châu Luân (gồm
Mường Mùn, Mùn Chung, Mường Báng, Mường Đun, Mường Thớn), phía
dưới giáp Châu Thuận, phía đông giáp sông Mã, phía Tây giáp sông
Đà…ngày trước là động Tuần Giáo thuộc Châu Thuận, sau cho biệt lập làm

châu. Theo “phong thổ lục” của Hoàng Bình Chính thì đầu triều Lê, ba Châu
Sơn La, Tuần Giáo, Mai Sơn được gọi là 3 động đều thuộc về Châu Thuận.
Họ Cầm từ đời này qua đời khác đều giữ chức vụ phụ đạo. Sự kiện chứng tỏ
Lai Châu (cũ) được nhà Lê quy vào bản đồ hành chính là 1431 (năm Lê Thái
Tổ trên đường kéo quân đánh đèo Cát Hãn, đã hành quân qua và ghi lại bài
thơ ở vách núi Huồi Chò gần thị xã Lai Châu: “Sơn xuyên nhập bản đồ, đề
thơ khắc đá núi trấn giữ Tây Việt ta”. Thời Lê Cảnh Hưng châu Tuần Giáo có
tên là Tuần Giáo, có nghĩa là “tuân theo giáo hóa của triều đình” vốn là một
động của Châu Thuận.
Dưới thời Lê, Mường Quài được chia làm 6 vùng (địa danh trong
ngoặc là tương đương với tên gọi hiện nay)
- Chiềng Cùn, Chiềng Khoang (Vùng ba quài: Quài Cang, Quài Tơ,
Quài Nưa và thị trấn Tuần Giáo)
- Chiềng On (Búng Lao, Lịch Lạn, Chiềng Sinh, Nà soy)
- Chiềng Ban (khu vực Ba Ẳng: Ẳng Cang, Ẳng Nưa, Ẳng Tở)
- Xôm (Mường Đăng)

12


- Luân Châu (Mường Mùn, Mùn Chung, Mường Báng, Mường Đun,
Mường Chiềng Thín).
- Các xã vùng cao, trung tâm là Pú Nhung
Dưới thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) tỉnh Hưng Hóa gồm
4 phủ (Gia Hưng, Quy Hóa, An Tuy, Điện Biên), 7 huyện (Tam Nông, Thanh
Sơn, Thanh Thủy, Văn Chấn, Yên Lập, Trần Yên, Cẩm Khê và 14 châu, Tuần
Giáo thuộc phủ Điện Biên. Như vậy tỉnh Hưng Hóa về sau chia thành 4 tỉnh:
Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và phần lớn tỉnh Phú Thọ. Còn theo “các
tổng trấn xã danh bị lãm” viết đầu thời Nguyễn thì trấn Hưng Hóa có 3phủ
(Hưng Hóa, Gia Hưng, An Tuy). Tuần Giáo là một Châu thuộc phủ Gia

Hưng, có 3 động Quy Mộ, Mường Quac, Xuân Dương. Điện Biên khi đó gọi
là châu Ninh Biên cùng phủ. Năm 1841, nhà Nguyễn lấy đất các châu Ninh
Biên, Tuần Giáo, Lai Châu lập thành phủ Điện Biên. Châu Tuần Giáo thuộc
phủ Điện Biên có 1 tổng 3 xã.
Trong tác phẩm “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” tác giả Cầm Trọng
cho rằng: Mường Quài lúc đầu rõ ràng không phải tên của Châu Mường Quài
hay huyện Tuần Giáo ngày nay mà là tên chỉ một vùng thung lũng liên hoàn
trong đó có vùng trung tâm gọi là Tông Quài (Đồng Quài). Một nhánh khác
chạy theo suối Nậm Ca gọi là Kha Ca. Do đó có thể hình dung Mường Quài
như Quắm Tô Mường (kể chuyện bản Mường. Bản Mường Muổi đã tả “đất
Mường hình thành thế ba nhánh xếp thành 3 ngả. Mường Quài nằm trong
thung lũng 3 quả núi hợp thành, có núi Kha Hào (Đèo Hoa) che gió, có núi
Khau Côm trông xa tựa dáng người vợ đứng đợi chồng. Nhà Sàn có Khau Cút
tựa như vị thần linh đứng coi đất Mường (thực ra thì còn một nhánh nữa chạy
theo hướng Tây Nam gồm Nà Thơm, Sổm Púi, thị trấn Tuần Giáo).
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta song đến mãi năm 1890
chúng mới chiếm được Lai Châu trong đó có Tuần Giáo. Theo tổng mệnh

13


lệnh số 4 ngày 11/6/1885 của De Coucry thì Hưng Hoa thuộc quân khu tây.
Ngày 20/8/1891 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đạo quan
binh thứ 4, theo đó châu Tuần Giáo nằm trong địa bàn của đạo quan binh số
4. Khi đạo quan binh này tách thành tiểu quân khu Lai Châu thì Châu Tuần
Giáo cùng các châu Sơn La. Châu Yên, Mai Sơn, Châu Phù Yên nằm trong
tiểu quân khu Vạn Bó. Ngày 10/10/1895 hai tiểu quân khu trên sáp nhập
thành tỉnh Vạn Bó. Ngày 23/8/1904, tỉnh Vạn Bó đổi thành tỉnh Sơn La.
Ngày 23/8/1909 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh
Lai Châu gồm đạo Lai Châu (Châu Lai, Châu Quỳnh Nhai và Lưu Châu),

châu Điện Biên, phủ Tuần Giáo
Ngày 27/3/1916 thực dân Pháp thành lập đạo quan binh thứ 4 Lai Châu
gồm: Châu Lai, Châu Quỳnh Nhai, Sở Đại Lý và châu Điện Biên. Đạo quan
binh là một đơn vị hành chính theo chế độ quân quyền. Lúc đầu viên sĩ quan
đứng đầu có quyền ngang với thống sứ Bắc Kì, chịu sự chỉ đạo tối cao của
tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Từ sau 1908, viên sĩ quan này chỉ
ngang công sứ hàng tỉnh và chịu sự chỉ đạo tối cao của Thống sứ Bắc Kỳ.
Dưới đạo quan binh là tiểu quân khu. Các khu biên giới phía Bắc gồm:
Mường Tè, Mường Nhộ, Mường Bun và Mao Xá Phính (Sình Hồ được đổi
thành Sìn Hồ theo quy định số 13-CP ngày14/2/1967 của hội đồng chính
phủ). Sở Đại Lý và châu Điện Biên gồm 2 tổng châu Tuần Giáo và Sốp Cộp.
Chế độ quân quản ở tỉnh Lai Châu nói chung và châu Tuần Giáo nói riêng tồn
tại rất lâu, ngày 4/9/1943 chế độ quân quản ở Lai Châu mới bị bãi bỏ chuyển
sang chế độ cai trị hành chính.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước, song Tuần
Giáo cũng như các huyện khác của tỉnh Lai Châu hầu như không có khởi
nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vì chưa có tổ chức Đảng lãnh đạo tại
địa phương. 10/10/1949, Ban cán sự tỉnh Lai Châu ra đời [16; 32]. Từ đây

14


phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc khác trong tỉnh đã có tổ chức
Đảng trực tiếp lãnh đạo. Chi bộ Tuần Giáo là tiền thân của chi bộ Đảng huyện
Tuần Giáo ngày nay.
1/8/1951, Ban Cán sự đảng huyện Tuần Giáo – Lai Châu được thành
lập. Tuần Giáo do liên ban cán sự Đảng Tuần- Lai trực tiếp lãnh đạo.
20/11/1952, huyện Tuần Giáo được bộ đội chủ lực giải phóng trong
chiến dịch Việt Bắc. Đồng bào các dân tộc của huyện được hưởng hòa bình.
Huyện Tuần Giáo lúc này gồm có 8 xã: Phường Ta Ma, Phình Sáng, Xá Nhè,

Pỳ Nhung, Tỏa Tình, Mường Quài, Mường Ẳng, Mường Hóa. [2; 15]
29/4/1955, Khu Tự Trị Thái- Mèo thành lập gồm 16 châu, Châu Tuần
Giáo trực thuộc khu tự trị Thái – Mèo vì không có cấp hành chính tỉnh.[7; 7]
Từ ngày 24 đến ngày 27/10/1962 Quốc hội khóa 2 nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra nghị quyết đổi tên khu tự trị Thái – Mèo thành khu tự trị Tây
Bắc, thành lập lại hai tỉnh Sơn La và Lai Châu và một tỉnh mới Nghĩa Lộ.
Tỉnh Lai Châu thành lập 7 huyện và một thị trấn trong đó có huyện Tuần
Giáo, Tuần Giáo lúc này có 20 xã gồm 14 xã vùng thấp.
30/3/1967 Bộ Nội vụ ra quyết định số 122/NV về việc chia xã Mường
Ẳng thành 3 xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Ẳng Nưa.
Đến năm 1968, huyện Tuần Giáo có 22 xã và 1 thị trấn Ẳng Cang, Ẳng
Nưa, Ẳng Tở, Búng Lao, Mường Lạn, Chiềng Sinh, Mường Thín, Quài Tở,
Quài Nưa, Quài Cang, Mùn Chung, Tỏa Tình, Mường Mùn, Xá Nhè, Pú
Nhung, Ta Ma, Phình Sáng, Nà Sáy, Mường Đăng, Mường Báng, Mường
Đun, Tênh Phông, Tuần Giáo. [8; 9]
19/3/1969 Bộ Nội Vụ ra quyết định 143 – NV về việc phê chuẩn thành
lập thị trấn nông trường Mường Ẳng. Huyện Tuần Giáo có 22 xã và 2 thị trấn:
thị trấn Tuần Giáo và Mường Ẳng.

15


Theo quyết định 328- CP ngày 15/12/1977 của Hội đồng chính phủ 3
xã Mường Báng, Xá Nhè, Mường Đun của huyện Tuần Giáo được sáp nhập
vào huyện Tua Chùa. Huyện Tuần Giáo chỉ còn 19 xã và 2 thị trấn.
Từ ngày 21 đến 26/10/2003, kỳ họp thứ 11 Quốc hội nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra nghị quyết số 22 về việc chia và điều chỉnh
địa giới hành chính một số tỉnh trong đó có Lai Châu. Tỉnh Lai Châu (cũ)
được chia thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tuần Giáo là một
trong những huyện của tỉnh Điện Biên.

Tháng 12/ 2005, huyện Tuần Giáo gồm 19 xã và 2 thị trấn đó là các xã:
Ẳng Nưa, Ăng Tở, Ẳng Cang, Quài Cang,Quài Nưa, Quài Tở, Mùn Chung,
Mường Mùn, Nà Sáy, Chiềng Sinh, Tỏa Tình, Pú Nhung, Mường Lạn, Búng
Lao, Mường Thín, thị trấn Tuần Giáo, thị trấn Mường Ẳng.
14/11/2006 thành lập 3 xã: Xuân Lao, Nạm Dịch, Ngối Cáy, đổi tên thị
trấn Mường Ẳng thành thị trấn Mường Ăng. Cùng năm này tách thị trấn
Mường Ăng và 9 xã: Ẳng Cang, Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Búng Lao, Mường Lạn,
Mường Đăng, Xuân Lao, Nặm Lịch, Ngối Cáy để thành lập huyện Mường
Ảng, huyện Tuần Giáo còn lại 1 thị trấn Tuần Giáo và 13 xã: Chiềng Sinh,
Mùn Chung, Mường Mùn, Mường Thín, Nà Sáy, Phình Sáng, Pú Nhung,
Quài Cang, Quài Nưa, Quài Tở, Ta Ma, Tênh Phông, Tỏa Tình.
Ngày 25-8-2012, thành lập 5 xã: Nà Tòng, Pú Xi, Rạng Đông, Chiềng
Đông, Mường Khong.
1.1.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội
Về kinh tế:
Trước cách mạng tháng Tám, ở Tuần Giáo nghề trồng trọt là nguồn
sống chủ yếu, trong đó nghề trồng lúa có vị trí hàng đầu. Nền kinh tế hái
lượm, săn bắn muông thú vẫn tồn tại, tính tự cấp, tự túc còn lệ thuộc nhiều
vào thiên nhiên, như câu nói của nhân dân địa phương “miếng cơm từ đất,

16


thức ăn ở rừng”. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc còn làm nghề thủ công truyền
thống (đồ gốm, đan lát, dệt vải, rèn công cụ, làm giấy, chế thuốc súng…) vừa
phục vụ cho sinh hoạt vừa dùng để giao lưu, trao đổi. Có dân tộc vẫn sống du
canh du cư “ba ngày rời nhà, ba tháng rời bản”. Do vậy cuộc sống không ổn
định, đói rách triền miên.
Khi thực dân Pháp chiếm Tuần Giáo, công nghiệp hầu như không có gì,
thương nghiệp chỉ mang tính trao đổi chủ yếu là lâm sản, gia súc, gia cầm…,

hàng tạp hóa được vận chuyển từ dưới xuôi lên bản với giá rất đắt đỏ.
Hiên nay kinh tế của huyện đang chuyển dần từ tự cấp tự túc sang sản
xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, đang hình thành các vùng kinh tế đặc
trưng (ngô, đậu tương ở Pú Nhung, Phình Sáng, Ta Ma; cà phê ở Mường
Ẳng…) song quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ. Đến cuối năm 2006 tốc độ tăng
GDP của huyện đạt 16% so với năm 2005; bảo đảm cơ cấu kinh tế theo
hướng đã xác định: nông – lâm nghiệp đạt 40%; công nghiệp – xây dựng:
36%; dịch vụ: 24%. GDP bình quân đầu đạt 197 USD/ người/ năm. Công
nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, gạch tuy nen, ngói đất
nung, chế biến nông – lâm sản. Một số nghề truyền thống như: rèn, đúc, đan
lát, dệt thổ cẩm được duy trì và phát huy. [23; 24]
Về văn hóa – xã hội:
Nền văn hóa các dân tộc cũng phát triển từ rất sớm tuy không đồng đều
nhưng có nhiều nét độc đáo và tiêu biểu dân tộc Thái, dân tộc Mông ở Tuần
Giáo có chữ viết riêng nên đã lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa phục vụ đời
sống tinh thần và các tác phẩm có giá trị như Trường ca Chương Han, xống
chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu), tiếng hát làm dâu…Nhiều tác phẩm của
người Kinh như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên…cũng được phổ biến rộng rãi
vào Tuần Giáo.

17


Huyện có đội chiếu bóng lưu động, hàng năm đến các điểm dân cư và
các xã vùng cao tổ chức hàng trăm buổi chiếu phim, góp phần tuyên truyền
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước, đồng
thời giới thiệu các hoạt động văn hóa nghệ thuật của các dân tộc anh em đến
với đồng bào.
Các điệu múa xòe, múa nón, múa sạp, ném còn, lễ hội Hạn Khuổng của
dân tộc Thái; múa ô, múa khèn, ném pa pao, đua ngựa, bắn nỏ của dân tộc

Mông; múa tăng bu, hưn mạy của dân tộc Khơ Mú; lễ hội Sên Pang Ả của
dân tộc Kháng… đã góp phần làm phong phú nền văn hóa đa dạng, đậm đà
bản sắc dân tộc của huyện Tuần Giáo.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI HUYỆN TUẦN GIÁO
1.2.1. Quá trình hình thành người Thái ở huyện Tuần Giáo
Người Thái là một trong những dân tộc ít người có nhiều công sức
trong sự nghiệp xây dựng đất nước, điều đó thể hiện trong tâm thức “yêu bản,
mến mường”. Người Thái luôn coi quê hương của mình là một bộ phận của
quốc gia dân tộc Việt. Trong các truyền thuyết nói về đất tổ của mình họ có
nói đến vùng đất ba dải, chín con sông, nơi sông Đà gặp sông Hồng (hin xam
xẩu, nậm cẩu que, pá té tao). Có thể hình dung vùng đất rộng lớn này như là
hình rẻ quạt bao gồm miền hữu ngạn sông Hồng, miền lưu vực sông Đà, sông
Mã, sông Nậm U…kéo dài tới vùng Bạch Hạc ngày nay [13; 15]. Như vậy
lãnh thổ trong truyền thuyết này liền một dải với trung tâm nước Văn Lang
của các Vua Hùng. Theo “phong thổ lục” của Hoàng Bình Chính, đến thời Lý
Thái Tổ (1010), miền Tây Bắc được đặt tên là Châu Đằng và Châu Lâm Tây
đến “năm Long Chương Thiên Tự thứ 2 (1067), vào mùa xuân, Ngưu Hống
và Ai Lao lần đầu tiên đem vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi, đến
cống”.

18


Người Thái ở Tây Bắc có hai dòng Thái Đen và Thái Trắng. Hai nhóm
Thái này vừa mang những nét đặc trưng giống nhau vừa có những đặc điểm
riêng biệt. Huyện Tuần Giáo chủ yếu là Thái Đen và một phần Thái Trắng.
Sự hình thành nhóm Thái Trắng được lý giải qua các thư tịch cổ như
sau. Người Thái cư trú ở Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ, được gọi theo
tên người Hán đặt cho là “Bạch Tộc”. Còn theo khái niệm của người Hà Nhì
thì buổi đầu tiên ý nghĩa của sự phân chia đen trắng là sự phân chia khu vực

địa lý tiếp giáp nhau của hai cộng đồng tộc người. Mỗi bên có chung ngôn
ngữ, phong tục tập quán, kinh tế văn hóa, được thể hiện thông qua đoạn
truyện thơ cổ “Hà nhì mí cha”
…Bên kia sông Ha sa là đất của người Naja
Bên này sông Ha sa là đất của người Hà Nhì [13; 32]
Thời kì đất Hà Nhì bị xáo trộn tương đương với thời kì xuất hiện nước
Ô Man Đông Thoán và Bạch Man Tây Thoán (thời Lưu Tống thế kỉ V SCN)
… “Đất Hà Nhì làm ăn không được
Vì có cây nhô chề (cây đa thần thoại) che khuất mặt trời
Người Hà Nhì phải cùng anh em Cống, La Hủ chặt nó đi
Lúc cây nhô chề đổ xuống thì 12 cành của nó bay đi 12 vùng
Năm vùng người Thái ở rất đông
Bảy vùng kia là đất Hà Nhì, Cống, La Hủ”… [13; 32]
Sau cuộc binh biến lớn của người Thái ở Mường Lay, Mường Tè và
đưa người Thái lên làm chủ đất này: … “ Trong một chuyến dẫn quân lính từ
Mường Tè, Mường Lay, khi quay về tướng Hà Nhì là Bồ Chu Quẩy bị lính
Thái giết chết tại dốc Mường Mô. Sau đó một người Hà Nhì khác là Akanabu
lên thay thế đã chỉ huy quân lính khống chế toàn bộ Mường Lay, Mường Tè…
nhưng lập tức cũng bị lính Thái giết chết…Về sau đất Mường Tè, Mường
Lay… người Thái đã đến ở…” [13; 34]

19


Theo cụ Lò Văn Khím ở bản Tin Tốc xã Mường Tùng huyện Mường
Lay nói rằng “tổ tiên người Thái Trắng là người Tháy ở Xíp Xoong Pắn Ná
nhưng vì ở gần người Hán nên có học được nhiều phong tục, tập quán của họ,
biến nó thành cái của mình. Cũng có lẽ vì đó có người Thái trắng như hiện
nay…” Căn cứ vào những bằng chứng trên quan niệm của những nhóm người
thuộc ngữ hệ Tạng – Miến cho thấy rằng Thái Trắng là một thành phần của

khối Bạch Man Tây Khoán họ đã đến thung lũng Mường Lay, Mường Tè
tương đối sớm. Người Mường Lay xưa cũng đã xác nhận tổ tiên xưa kia của
người Thái tự gọi là Phủ Tháy không phải là Thái như bây giờ. Nhóm Phủ
Tháy đến ở gần với người Pên, Co, Uni…Pên là tên của nhóm Lô Lô Penti
(Lô Lô bản địa). Co là tên người Thái gọi người La hủ. Uni là tên gọi chệch
cái tên của người Hà Nhì. “Tháy” và “Táy” đều có nghĩa giống nhau chỉ tên
tộc người Thái nhưng “Tháy” thường chỉ nhóm Thái ở Xíp Xoong Pắn Ná,
Thái Lan và Lào (còn gọi là Tháy Lừ). Bản thân người Thái ở Mường Lay
cũng công nhận tổ tiên của họ đến từ Xíp Xoong Pắn Ná. Họ đã giành mảnh
đất này từ tay thủ lĩnh người Uni (Hà Nhì), Pên, chính thế vùng đất này được
gọi là Mường Lay (Lay trong tiếng Thái có nghĩa là đuổi), tức địa danh này
mang ý nghĩa là đuổi chủ cũ đi để mình thay thế. Sau đó, người Thái sang Xíp
Xoong Pắn Ná mời một người họ Lò về làm “Tạo”. Nhân đó mà một số nhóm
Thái khác cũng về quần cư ở Mường So Luông. Khi đã phát triển đông đúc,
họ cùng với các dân tộc khác biến thung lũng Mường So, Mường Lự từ hoang
vu thành đồng ruộng màu mỡ.
Từ Mường So, một số nhóm Thái Trắng mới tiếp tục thiên di theo sông,
suối xuống Than Uyên, Văn Bàn, các miền dọc sông Hồng, xuống Mường
Hạ, Mường Mùn (Mai Châu- Hòa Bình). Như vậy nhóm Thái trắng thiên di
trước nhóm Thái Đen đến Nghĩa Lộ hồi thế kỉ XI – XII, vì theo Quắm Tố

20


×