Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Những vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1966 - 1968)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 96 trang )

1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, thực dân Pháp đã rút khỏi Việt
1.

Nam. Đế quốc Mỹ đã thế chân Pháp, thực hiện ý đồ thực dân kiểu mới ở miền
Nam. Đến cuối năm 1964, chiến tranh đặc biệt của Mỹ đứng trước nguy cơ
phá sản, các kế hoạch gom dân, bình định, lập ấp chiến lược không đạt được
kế hoạch đề ra, chính quyền Sài Gòn khủng hoảng trầm trọng, quân đội Sài
Gòn lui vào phòng ngự, đối phó bị động. Trước tình hình đó buộc Mỹ phải có
sự lựa chọn hoặc rút lui khỏi Việt Nam hoặc leo thang chiến tranh bằng chiến
lược, chiến thuật chiến tranh khác để cứu nguy cho chế độ thực dân kiểu mới
ở miền Nam khỏi bị sup đổ. Từ giữa năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh,
quân đội đồng minh, cùng vũ khí phương tiện chiến tranh vào miền Nam đẩy
mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở
miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Hàn Quốc là một trong những đồng minh tích cực nhất trong vấn đề
gửi quân sang tham chiến tại Việt Nam theo yêu cầu của Mỹ. Việc Hàn Quốc
tham chiến tại chiến trường Việt Nam không những có ảnh hưởng to lớn đến
tình hình kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội và ngoại giao của Hàn Quốc mà
còn tác động rất lớn đến xã hội Việt Nam. Bởi lẽ quân đội Hàn Quốc trong
quá trình tham chiến trên chiến trường Việt Nam đã gây ra không ít các vụ
thảm sát thường dân vô tội, để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân dân các
tỉnh Nam Trung Bộ. Quảng Nam là một trong những tỉnh phải chịu hậu quả
nặng nề nhất từ những vụ thảm sát mà quân đội Hàn Quốc gây ra. Những địa
danh như Cây Đa Dù, Hà My…. có lẽ sẽ mãi để lại những ký ức đau buồn
cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc luôn không thừa nhận
những tội ác mà họ gây ra, họ chỉ thừa nhận đây chỉ là tội “không cố ý sát
thương”


Có thể thấy rằng, “sự kiện vụ thảm sát” là một trong những sự kiện nổi
bật trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác với sự kiện
Mỹ Lai, những vụ thảm sát do quân đội Hàn Quốc tiến hành gần như chưa


2

được đi sâu tìm hiểu. Hầu hết các tài liệu trong nước chỉ thống kê các vụ thảm
sát, trình bày diễn biến một số vụ thảm sát điển hình do quân đội Hàn Quốc
tiến hành ở miền Trung Việt Nam. Còn về nguyên nhân, đặc điểm, tính chất
của các vụ thảm sát hầu như chưa đề cập đến.
Trong thời gian dài, việc tìm hiểu về tội ác chiến tranh của quân đội
Hàn Quốc ở Nam Việt Nam nói chung, ở Quảng Nam nói riêng gặp nhiều khó
khăn, không chỉ vì đây là sự kiên “nhạy cảm” mà nguồn tài liệu gốc gần như
không thể tiếp cận được. Nhưng sau khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức
tái thiết lập quân hệ ngoại giao vào ngày 22/12/1992, tình hình đã có nhiều
chuyển biến có lợi với việc tăng cường hợp tác về nhiều mặt kinh tế, ngoại
giao, văn hóa….
Đặc biệt, trong hội nghị thượng đỉnh Hàn – Việt (15/12/1998), Tổng
thống Hàn Quốc Kim-Dae-Jung đã gởi lời xin lỗi đến Chủ tịch Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương về thời kỳ quân đội Hàn
Quốc tham chiến ở Việt Nam.
Những vụ thảm sát do quân đội Hàn Quốc gây ra trong quá trình tham
chiến ở Nam Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả cho nhân dân tỉnh Quảng Nam
cũng như nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ khác. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về
những vụ thảm sát không nhằm mục đích xoáy sâu hận thù mà để nhắc nhở
các thế hệ của hai nước về những đau thương mà nhân dân Việt Nam phải
gánh chịu. Từ đó, giúp người dân hai nước cảm thấy phải có trách nhiệm hơn
trong việc giải quyết hậu quả lâu dài và xây dựng tình hữu nghị Việt - Hàn.
Với việc tìm hiểu những vụ thảm sát do quân đội Hàn Quốc gây ra đối

với nhân dân Quảng Nam đã giúp cho tôi hiểu thêm sự hy sinh mất mát to lớn
của người dân Quảng Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam trong suốt thời kỳ
chiến tranh. Từ đó, bản thân càng có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc
góp phần bảo vệ nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi quyết định chọn vấn đề “Những vụ
thảm sát của quân đội Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1966 1968)” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành lịch
2.

sử Việt Nam.
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đề tài


3

Hiện nay, vấn đề tội ác chiến tranh của quân đội Hàn Quốc trong chiến
tranh của Mỹ tại Việt Nam, cụ thể là Quảng Nam vẫn chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ và cụ thể. Hầu hết các tài liệu mà tôi tiếp cận chỉ thống kê
các vụ thảm sát, số lượng người thương vong. Đến thời điểm hiện tại, các
công trình nghiên cứu một cách hoàn chỉnh chi tiết về vấn đề tội ác chiến
tranh của quân đội Hàn Quốc ở Quảng Nam hầu như chưa có.
Đầu tiên là cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975)” do viện lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn gồm 9 tập, đã trình bày
một cách tương đối toàn diện và sinh động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta, từ nguyên nhân, quá trình chuyển lược, đánh thắng các
chiến lược chiến tranh của Mỹ…cho đến thắng lợi cuối cùng năm 1975 và
phân tích nguyên nhân và bài học lịch sử. Trong đó, tập III và tập IV của tác
phẩm có đề cập khái quát sự tham chiến của quân đội Hàn Quốc và các nước
đồng minh khác của Mỹ tại Nam Việt Nam.
Một công trình nghiên cứu khác về sự tham chiến của quân đội Hàn
Quốc tại miền Nam Việt Nam là luận văn thạc sĩ lịch sử Việt Nam “Những vụ
thảm sát của quân đội Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Bình Định (1964-1968)”

của tác giả Ngô Ngọc Hồng Hoa hoàn thành năm 2014. Trong công trình, tác
giả không tập trung vào nguyên nhân, quá trình gởi quân của Chính phủ Hàn
Quốc cũng như những tác động của nó đến quan hệ giữa Hàn Quốc và các
nước khác chủ yếu là Mỹ và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên
(CHDCNDTT). Ngoài ra, nội dung công trình tập trung vào vào nghiên cứu
trong phạm vi một tỉnh (Bình Định) còn Quảng Nam thì chưa có đề tài nào
tìm hiểu một cách cụ thể.
Lê Đức Hạnh trong luận văn thạc sĩ Lịch sử “Quân đội Hàn Quốc
trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 – 1973”
hầu như chỉ tập trung trình bày quá trình tham chiến, quá trình gởi quân của
Hàn Quốc sang tham chiến tại chiến trường Nam Việt Nam và sơ lược các vụ
thảm sát tiêu biểu. Luận văn chưa xoáy sâu vào trình bày nguyên nhân, diễn
biến và hậu quả của các vụ thảm sát mà quân đội Hàn Quốc để lại cho nhân
dân Việt Nam.


4

Bên cạnh các công trình, sách báo đã xuất bản, trên mạng Internet cũng
có nhiều bài viết đề cập đến quân đội Hàn Quốc gây ra viết bằng tiếng Anh và
tiếng Hàn như bài viết: “South Viet Nam: Another My Lai?” Đăng ngày
18/9/1972 (tạm dịch là Nam Việt Nam một vụ Mỹ Lai khác) đăng trên tờ báo
The Time của Mỹ. Hay bài “South Viet Nam: Other Guns” đăng ngày
22/7/1996 (tạm dịch là Nam Việt Nam: những đồng minh) cũng đăng trên tờ
báo The Time.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ mới tập trung vào vấn
đề sự can dự của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh của Mỹ tại Nam Việt
Nam, nhiều hơn thì nó chỉ trình bày về một địa bàn cụ thể trong đó thì Quảng
Nam chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trên đây sẽ là nguồn tài liệu quý giá, là cơ sở để tôi

3.
3.1
-

nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ căn nguyên, tiến trình gởi quân tham chiến sang miền Nam Việt Nam

-

của chính phủ Hàn Quốc.
Tìm hiểu một cách cụ thể và toàn diện về các vụ thảm sát của quân đội Hàn
Quốc ở Quảng Nam như nguyên nhân, đối tượng, quy mô, mục đích, cách

-

thức tiến hành thảm sát.
Phân tích, đánh giá những hậu quả do các vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc
để lại cho nhân dân Quảng Nam và tiến trình khắc phục hậu quả từ hai phía
chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc.
Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.

Để đạt mục đích nghiên cứu, trên cơ sở nguồn tài liệu tiếp cận được,
khóa luận có nhiêm vụ:
-

Trình bày một cách có hệ thống về những vụ thảm sát ở Quảng Nam (trong

quan hệ đối sánh một số vụ thản sát điển hình của quân đội Mỹ tiến hành ở

4.
4.1.

các tỉnh miền Trung).
Đánh giá hậu quả các vụ thảm sát và tiến trình khắc phục hậu quả từ cả hai
phía Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu


5

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vụ thảm sát của quân đội
4.2.
-

Hàn Quốc tại địa bàn Quảng Nam và những hậu quả của nó.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Làm rõ những vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc.
Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu ở các huyện có xảy ra thảm
sát do quân đội Hàn Quốc gây ra như: Điện Bàn, Duy Xuyên….của tỉnh

-

Quảng Nam.
Về thời gian: giai đoạn quân đội Hàn Quốc đóng quân ở Quảng Nam từ năm
1966 – 1968. Nhưng trong khóa luận chỉ tập trung tìm hiểu những vụ thảm sát


5.
5.1.
-

của quân đội Hàn Quốc diễn ra trong năm 1967 và năm 1968.
Về nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu khai thác phục vụ cho đề tài gồm:
Tài liệu gốc: Hồi ký của một số sĩ quan Hàn Quốc đã trục tiếp tham gia các
vụ thảm sát ở Quảng Nam được viết bằng tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc (đã

-

dịch sang tiếng Việt).
Tài liệu lưu trữ:
+ Lưu trữ tại Thư viện tỉnh Quảng Nam.
+ Lưu trữ tại các ủy ban nhân dân các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên của
tỉnh Quảng Nam.
+ Lưu trữ tại Bảo tàng huyện Điện Bàn.
+ Các công trình chuyên khảo, các bài viết, bài báo của các tác giả có

5.2.
-

liên quan đến đề tài đăng trên các tạp chí, trên các trang web….
+ Tài liệu điền giã: tại các địa phương trong tỉnh.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Quán triệt phương pháp luận sử học Macxít, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu lịch


-

sử.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử nên việc kết
hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic được coi là phương pháp chủ
đạo trong nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác như: phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp, đối chiếu,
so sánh, thống kê, phương pháp điền dã, phương pháp khai thác nhân chứng

6.

để giải quyết thỏa đáng những yêu cầu đặt ra của khóa luận.
Những đóng góp của khóa luận


6

Một là, với mục đích nghiên cứu một cách khá toàn diện và cụ thể về
những vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Quảng Nam trong thời gian từ
năm 1966 đến 1968 do đó, sau khi hoàn thành, khóa luận sẽ là một nguồn tài
liệu hữu ích cho những người quan tâm đến vấn đề hoạt động của quân đội
Hàn Quốc trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
Hai là, trên cơ sở trình bày diễn biến, hậu quả của vụ thảm sát do quân
đội Hàn Quốc gây ra tại Quảng Nam và quá trình giải quyết hậu quả của nó,
khóa luận có thể được sử dụng để giảng dạy lịch sử địa phương. Thông qua
đó giúp học sinh thấy được sự tàn khốc của chiến tranh cũng như những hy
sinh, mất mát của nhân dân Quảng Nam nói riêng và nhân dân miền Trung
nói chung. Từ đó, giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, yêu
7.


chuộng hòa bình và ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Sự tham chiến của quân đội Hàn Quốc trên chiến trường
Quảng Nam.
Chương 2: Các vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc ở Quảng Nam
(1966 - 1968).
Chương 3: Hậu quả và vấn đề giải quyết hậu quả những vụ thảm sát
do quân đội Hàn Quốc gây ra đối với nhân dân Quảng Nam.


7

CHƯƠNG I
SỰ THAM CHIẾN CỦA QUÂN ĐỘI HÀN QUỐC TRÊN
CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG NAM
1.1

Sự tham chiến của quân đội Hàn Quốc trên chiến trường Việt
Nam

Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
Sau 9 năm kháng chiến lâu dài, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng,
1.1.1

nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp can thiệp Mỹ mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, buộc
thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh và lập lại
hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954), công nhận độc lập, chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 7/7/1954 trước khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết 13 ngày,
Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về nước về làm Thủ tướng thay thế Bửu Lộc.
Tháng 9/1954, Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm. Tháng
11/1954, Mỹ cử tướng Cô-lin (L.Colins) sang làm đại sứ ở Sài Gòn. Cô-lin


8

đề ra kế hoạch 6 điểm để củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm độc
chiếm miền Nam bằng thực dân kiểu mới.
Ngày 13/12/1954, Pháp buộc phải ký với Mỹ bản hiệp ước giao trách
nhiệm huấn luyện, trang bị quân ngụy ở miền Nam cho Mỹ. Ngày
19/12/1954, Pháp ký hiệp định trao quyền hành chính, chính trị ở miền Nam
cho Ngô Đình Diệm. Sau khi nắm quân đội, công an - công cụ thống trị chủ
yếu, Diệm tiến thêm một bước mới. Ngày 17/7/1955, Diệm tuyên bố từ chối
hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 23/10/1955, Diệm tổ chức “trưng cầu dân
ý”, phế truất Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định thời hạn chuyển quân tập kết của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp là 300 ngày. Thực hiện chủ trương của Mỹ,
Ngô Đình Diệm một mặt dựa vào quân đội Pháp ở miền Nam và nhanh chóng
tiếp quản vùng tự do, nơi các lực lượng vũ trang cách mạng vừa rút đi, Pháp
tập trung một số lực lượng lớn cảnh sát, tề điệp để nhanh chóng thiết lập bộ
máy chính quyền thống trị ở cơ sở. Pháp tập hợp các thế lực chính trị phản
động như lực lượng Quốc dân đảng, địa chủ phong kiến, có mối thâm thù với
cách mạng để làm nền tảng của chế độ thực dân mới. Mặt khác, Pháp khẩn
trương cải tổ ngụy quân do Pháp xây dựng thành đội quân tay sai của Mỹ và
sử dụng chúng làm công cụ bạo lực đàn áp tinh thần yêu nước của nhân dân
Việt Nam.
Như vậy, âm mưu của Mỹ là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc

địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự cũng như làm bàn đạp tấn công miền
Bắc Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, ngăn chặn sự lan
tỏa của chủ nghĩa cộng sản cũng như thủ tiêu phong trào giải phóng dân tộc
của Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên phạm vi toàn thế giới và tiến
hành chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, nhân dân Việt Nam mừng vì chiến
tranh kết thúc, hòa bình được lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng
và không khỏi lo lắng khi lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam phải
tập kết ra Bắc. Trên thực tế ở miền Nam, Mỹ - Diệm ra sức phá hoại hiệp
định, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”. Phong trào này diễn ra từ


9

cuối năm 1954, khi chính quyền Diệm cho tuyên truyền và tổ chức “tố cộng
rầm rộ”. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến phong trào Đồng
Khởi bùng nổ khắp miền Nam trong những năm 1959-1960.
Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân ta ở miền Nam
đã đẩy chính quyền Sài Gòn vào thời kỳ khủng hoảng triền miên. Chiến lược
“Chiến tranh đơn phương” của Ai-xen-hao được thực thi ở miền Nam đã bị
phá sản. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang trên đà phát triển
làm sụp đổ từng mảng lớn của hệ thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa thực dân.
Trước tình hình trên, Ken-nơ-đi lên làm Tổng thống Mỹ đã phải điều
chỉnh lại chủ nghĩa Ai-xen-hao. Ken-nơ-đi đề ra chiến lược “phản ứng linh
hoạt” thay cho chiến lược “trả ủa ào ạt” với 3 loại chiến tranh: chiến tranh
đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực. Hai kiểu chiến tranh
trên được coi là “chiến tranh hạn chế”. Mục đích của “chiến tranh đặc
biệt” là phong trào giải phóng dân tộc và Mỹ đã lấy Nam Việt Nam làm nơi
thí điểm các chiến lược chiến tranh mới của Mỹ.
Đầu 1965, chiến tranh “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ tiến hành chống

lại nhân dân ta ở miền Nam đã phát triển đến đỉnh cao và đứng trước nguy cơ
thất bại hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế Mỹ đã ào ạt đưa quân viễn chinh cùng
với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam, đẩy mạnh chiến tranh
xâm lược, chuyển sang chiến lược“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở
rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới,
một trong ba hình thức chiến tranh (đặc biệt, cục bộ, tổng lực) được đề ra
phù hợp với chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. “Chiến
tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965, được tiến hành bằng lực lượng của
quân viễn chinh Mỹ, quân của một số nước đồng minh của Mỹ ở khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương như Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), Thái Lan,
Philippin, Tân Tây Lan (Niu Dilan), Ôtraylia và quân chính quyền Sài Gòn,
trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số
lượng và trang bị.


10

Sau khi đưa một đại đội máy bay F105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn
tên lửa phòng không “Hốc” vào Đà Nẵng ngày 8/3/1965, Mỹ cho hai tiểu
đoàn thuộc lữ đoàn lính thủy đánh bộ từ O-ki-na-oa vào Đà Nẵng, mở đầu
việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam. Ngày 26/6/1965 Oét-molen được Chính phủ Mỹ cho phép đưa quân Mỹ ra trận “khi nào thấy cần
thiết”. Ngày 17/7/1965, khi Giôn-xơn thông báo quyết định đưa 44 tiểu
đoàn Mỹ vào Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược “tìm diệt” của Oétmo-len, một quyết định đã “vượt qua ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến
tranh trên bộ ở Châu Á”, thì cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Nam Việt
Nam đã bước vào giai đoạn mới – giai đoạn “chiến tranh cục bộ”.
Như vậy, để giảm bớt gánh nặng quân sự cho Mỹ thì giới cầm quyền
Mỹ đã ra sức lôi kéo các nước đồng minh của mình tham gia vào mà tiêu
biểu là Hàn Quốc đã thể hiện nguyện vọng tham chiến cùng Mỹ.
1.1.2. Những căn nguyên về tham chiến của quân đội Hàn Quốc

trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam
Để thực hiện mưu đồ “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh, tháng 4/1964,
Tổng thống Mỹ Giôn-xơn chính thức phát động chiến dịch “Thêm cờ”
(More flags). Mặc dù ban đầu chiến dịch này không thu được kết quả như
người Mỹ mong muốn, song bằng nhiều biện pháp kinh tế, chính trị, quân
sự, ngoại giao…, trong vòng 6 năm 1964-1970 Mỹ đã lôi kéo được gần 40
quốc gia và các tổ chức phản động trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào cuộc
chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Trong số các nước đồng minh của
Mỹ trực tiếp đưa quân vào Việt Nam, Hàn Quốc là nước hưởng ứng chiến
dịch “Thêm cờ” của Mỹ tích cực nhất, có số quân tham chiến đông nhất và
cũng được Mỹ đánh giá là tác chiến có hiệu quả nhất.
Khi đánh giá nguyên nhân chính phủ Hàn Quốc quyết định đưa quân
sang tham chiến tại Việt Nam, có không ít người trong đó có cả người Hàn
Quốc đều cho rằng, quyết định trên đã mang lại cho nước này không ít lợi
ích. Điều đó có thể đúng với cách nghĩ của họ. Bởi lẽ, nếu xét trên bình diện
chính trị thì rõ ràng đây là cơ hội tốt để Hàn Quốc “bày tỏ và khẳng định”
thái độ cũng như lập trường của mình đối với Mỹ trước những vấn đề quốc


11

tế lớn. Không những thế, đây còn là cơ hộ hiếm có để Hàn Quốc “trả bớt”
những món nợ mà họ đã vay của người Mỹ từ nhiều năm trước đây.
1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan
Tình hình thế giới trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX có nhiều
diễn biến hết sức phức tạp, trong đó nổi cộm lên là vấn đề Triều Tiên. Cam
kết của các nước đồng minh tôn trọng độc lập, thống nhất của Triều Tiên đã
không thực hiện được. Đất nước Triều Tiên bị chia cắt làm hai. Nhà cầm
quyền Mỹ đã khuyến khích và tài trợ cho các tổ chức hoạt động chống cộng
ở Nam Triều Tiên, coi Triều Tiên là địa bàn quan trọng của bàn cờ chiến

tranh trên phạm vi toàn thế giới. Ngày 19/6/1949, trong bài diễn văn đọc
trước quốc hội Nam Triều Tiên sau chuyến thị sát hai ngày tại khu vực vĩ
tuyến 38, cố vấn Bộ ngoại giao Mỹ Đa-lét tuyên bố “Nước Mỹ sẵn sàng
cung cấp mọi viện trợ cần thiết về tinh thần và vật chất cho miền Nam Triều
Tiên được anh dũng đấu tranh với chủ nghĩa cộng sản” [33; tr 62].
Tiếp đó, tháng 1/1950, không giấu giếm tham vọng của Mỹ với bán
đảo Triều Tiên, ngoại trưởng Mỹ Đin-a-chi-sơn một lần nửa công khai
khẳng định “Triều Tiên là một trong những khu vực quan trọng mà Mỹ phải
có trách nhiệm trực tiếp, đó không chỉ là nơi cung cấp các nguồn nguyên
liệu thiết yếu mà còn là địa bàn quân sự chiến lược, từ đó Mỹ có thể áp đảo,
khống chế thậm chí tiến công Liên Xô và Trung Quốc” [12; tr 129].
Như vậy, với ý đồ nhằm bao vây, kiềm chế các nước xã hội chủ nghĩa
và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khu vực Đông Nam Á và Nam
Á, Mỹ từng bước biến Triều Tiên thành bàn đạp tiến công, bao vây phong
trào cách mạng thế giới, thành một mắc xích trọng yếu trong chiến lược toàn
cầu của họ. Quá trình “Mỹ hóa” Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh thế giới
thứ hai, được Nhà Trắng thực hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó chính trị và
quân sự là hai mũi đột phá chủ yếu. Trong lĩnh vực quân sự, chỉ vài ngày sau
khi dựng nên nước Đại Hàn dân quốc, Mỹ đã bí mật ký với nước này một
hiệp ước quân sự. Theo đó, trong thời gian hai đến ba năm Mỹ có trách
nhiệm sẽ giúp Hàn Quốc xây dựng một đội quân nhà nghề được trang bị và
huấn luyện theo mô hình của quân đội Mỹ. Tháng 1/1950, hai nước đã ký


12

tiếp “Hiệp ước tương trợ và phòng thủ chung Mỹ - Hàn”, quy định quy mô
và cách thức sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc.
Trên cơ sở các hiệp ước đã ký, cuối năm 1948, Mỹ mở trường đào tạo
sĩ quan cho quân đội Nam Triều Tiên. Học viên trường này được Mỹ trực

tiếp tuyển chọn, chủ yếu là những sĩ quan, quân nhân đã từng phục vụ trong
quân đội Nhật, ngụy quân Mãn Châu trong đội quân Quan Đông, hoặc con
em của một số công chức Hàn Quốc có quan điểm thân Mỹ. Tháng 3/1949,
được Mỹ hậu thuẫn, Quốc hội Hàn Quốc đã ban lệnh Tổng động viên, kêu
gọi thanh niên nhập ngũ, lấy cớ là để chống lại “Mối hiểm họa quân sự từ
phía Bắc”.
Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm vũ khí trang bị cho quân đội Hàn Quốc,
trong hai năm 1949 và 1950 Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản viện trợ 185
triệu USD, cùng hàng nghìn tấn vũ khí, trang bị cho nước này. Chỉ tính riêng
năm 1949, Mỹ đã chuyển giao cho quân đội Hàn Quốc 140.000 súng trường
các loại, 2000 vũ khí chống tăng Badoca, 4900 xe vận tải quân sự, xe tăng,
máy bay cùng hàng nghìn khẩu pháo, cối từ 30 tới 105mm. Con số này còn
tăng lên gấp nhiều lần vào những năm chiến tranh [9; tr 130]. Từ năm 1945
đến năm 1960, tổng số tiền mà Mỹ viện trợ trực tiếp cho Hàn Quốc lên đến
2,4 tỷ USD. Nếu bao gồm cả viện trợ gián tiếp thì tổng số tiền Mỹ viện trợ
cho Hàn Quốc đến năm 1960 đã lên đến 3 tỷ USD [6].
Riêng trong giai đoạn 1954 - 1961, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc
khoảng 2 tỷ USD, hầu hết là theo hình thức viện trợ không hoàn lại. Tính
chung từ sau khi giành được độc lập đến năm 1976, Hàn Quốc đã nhận viện
trợ từ Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự với tổng số tiền xấp xỉ 13 tỷ USD. Riêng
năm 1978, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc 5,58 tỷ USD, chiếm 5% GDP; xấp
xỉ bằng số tiền Mỹ viện trợ cho cả Châu Phi và chỉ đứng sau Ấn Độ.Trong
khi đó, về mặt quân sự, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc 6,84 tỷ USD, chỉ
đứng sau viện trợ của Mỹ cho miền Nam của Viêt Nam là hơn 16 tỷ USD
[16; tr 16]. Có thể thấy rằng, trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh đến
trước năm 1979, quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc chỉ là quan hệ một chiều
“cho và nhận”. Mặc dù, từ năm 1961, viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc có


13


giảm so với thời kỳ trước song Hàn Quốc vẫn ít nhiều phụ thuộc chặt chẽ
vào Mỹ. Cùng lúc đó, Chính phủ Giôn-xơn đang tiến hành kế hoạch “Thêm
cờ” để hợp thức hóa hành động xâm lược Việt Nam cũng như dập tắt dư
luận trong nước và quốc tế phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Đến cuối năm
1964, Mỹ đã tìm kiếm sự hợp tác, trợ giúp mới hữu hiệu và sống động hơn
từ các phía đồng minh.
Trong số các nước đồng minh cuả Mỹ đưa quân sang Việt Nam tham
chiến, Hàn Quốc là nước hưởng ứng chiến dịch “Thêm cờ” tích cực nhất, có
số quân đông nhất và được Mỹ đánh giá là tác chiến có hiệu quả nhất. Tuy
nhiên, trong thời gian đầu, Mỹ vẫn chưa chấp nhận yêu cầu gởi quân tham
chiến sang Việt Nam của Hàn Quốc. Bởi vì tổng thông Mỹ Ai-xen-hao lập
luận rằng: “trong khi quân Mỹ đang phải đóng tại Hàn Quốc để bảo vệ
phên dậu cho họ, thì quân Hàn Quốc lại bị điều đi khỏi bán đảo Triều Tiên
để giải quyết giao tranh tại nơi khác. Đó là điều không thể chấp nhận
được” [38; tr 42].
Thứ hai, theo nhiều nhà phân tích, sở dĩ vào thời điểm đó, Mỹ không
mấy “mặn mà” với đề nghị này của Hàn Quốc là do, cho đến lúc ấy, Tổng
thống Ken-nơ-đi vẫn đang giữ thái độ dè dặt về việc đưa quân vào Nam Việt
Nam trực tiếp tham chiến. Mặc khác, Mỹ vẫn coi Việt Nam là một vấn đề
đơn giản, và nếu cần chỉ mình Mỹ cũng giành thắng lợi ở Việt Nam.
Ngoài ra, nhờ lôi kéo được các nước đồng minh, đặc biệt là đồng minh
châu Á đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam, Mỹ phần nào đánh lừa dư
luận cả trong và ngoài nước. Hơn nữa, nước Mỹ đã trút được một phần
không nhỏ gánh nặng chiến tranh (cả về kinh tế lẫn sinh mạng) lên vai các
nước đồng minh. Chỉ riêng về mặt kinh tế, nhờ lôi kéo được hàng chục các
nước đồng minh đến Việt Nam chiến đấu thay cho lính Mỹ, nước Mỹ đã tiết
kiệm được hàng tỉ USD, bởi theo cách tính của họ, việc chi trả cho một lính
đồng minh châu Á cả lúc sống lẫn lúc chết rẻ hơn gấp nhiều lần so với một
lính Mỹ cùng cấp.

Tóm lại, mối quan hệ ràng buộc Hàn - Mỹ đã lý giải vì sao Hàn Quốc
lại tích cực chủ động trong việc gởi quân sang tham chiến ở Việt Nam. Hay


14

nói cách khác, chính vì mối quan hệ từ trước mà Mỹ luôn đóng vai trò chủ
thể lớn thì Hàn Quốc không thể không gởi quân sang Việt Nam theo yêu cầu
của Mỹ vào ngày 9/5/1964.
Nguyên nhân khách quan thứ ba cũng không kém phần quan trọng đó
chính là mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều
Tiên, nó cũng chi phối đến việc gửi quân sang Việt Nam của Hàn Quốc. Kể
từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), hơn 60 năm sau không ai có thể
ngờ rằng, hiện nay Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên về
danh nghĩa vẫn trong tình trạng chiến tranh. Trên thực tế, ngay từ khi thành
lập vào năm 1948 thì Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên
vốn đã đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau. Trong khi Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Triều Tiên được sự hậu thuẫn của Liên Xô và Trung Quốc đã
phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa thì Hàn Quốc được Mỹ “chống
lưng” đã chọn theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đó là, Hàn Quốc và Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên luôn trong thế đối đầu cả về tư tưởng lẫn
quân sự. Những năm 60 của thế kỷ XX, khi Hàn Quốc quyết định gởi quân
tham chiến sang Việt Nam, chắc chắn có tính đến khả năng Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Triều Tiên có thể lợi dụng cơ hội này để tấn công Hàn Quốc,
điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia. Nhưng cuối cùng Hàn
Quốc vẫn lựa chọn phương án gởi quân đi, bất chấp nguy hiểm an ninh quốc
phòng, vậy nguyên nhân nào dẫn đến quyết định như vậy?
Vào thời điểm đó, trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền,
hai quốc gia phát triển theo hai hướng khác nhau. Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Triều Tiên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, do đó xem cuộc chiến

tranh của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và
tuyên bố hết lòng ủng hộ nhân dân Việt Nam chiến đấu chống đế quốc Mỹ
xâm lược. Trong khi đó, Hàn Quốc dưới sự “che chở” của Mỹ lại xem cuộc
chiến mà Mỹ tiến hành là cuộc chiến chống lại chế độ cộng sản. Vì vậy, khi
Hàn Quốc theo chân Mỹ tham chiến thì Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều
Tiên cũng bày tỏ lập trường, quan điểm của mình, để ngỏ khả năng viện trợ
vũ khí và phương tiện kỹ thuật cho nhân dân Việt Nam chống Mỹ, nếu có


15

yêu cầu chi viện quân đội từ phía Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam thì Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên sẽ gởi quân đi.
Như vậy, quan hệ Hàn - Mỹ và mối quan hệ giữa Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc tuy có tác động đến quyết định cũng như
tiến trình gởi quân của Hàn Quốc, song quyết định lại nằm chính ở bản thân
của Chính phủ Hàn Quốc và đó cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
chính phủ Hàn Quốc gởi quân sang tham chiến ở Việt Nam.
1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Năm 1961, Trung tướng Pắc-Chung-Hy tiến hành vụ đảo chính quân sự
lật đổ chính phủ, và trở thành vị tổng thống thứ ba của nước Đại Hàn Dân
Quốc. Ngay sau khi trở thành Tổng thống, Pắc-Chung-Hy đã vấp phải sự
phản đối gay gắt của các đảng phái chính trị và các tầng lớp nhân dân Hàn
Quốc về tính hợp hiến của chiếc ghế mà ông đang nắm giữ. Không những
vậy, ông còn phải đối mặt với tình trạng đói nghèo, lạc hậu đã kéo dài nhiều
năm tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Tổng thống Pắc-ChungHy từ bỏ ý định đưa quân sang tham chiến tại Nam Việt Nam. Tháng
6/1961, ngay sau khi thành lập chính phủ mới, Pắc-Chung-Hy đã cử một
phái đoàn quân sự do tướng Sim-Hông-Sơn dẫn đầu sang miền Nam Việt
Nam để tìm hiểu tình hình chiến sự ở đây. Tiếp đó, tháng 11/1961, tại Hội
nghị các bộ trưởng Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc, Lý-Hu-Rác, Trưởng

ban thư ký ủy ban tái thiết quốc gia do Pắc-Chung-Hy đứng đầu, đã chính
thức bày tỏ ý định đưa quân Hàn Quốc sang chiến đấu tại Nam Việt Nam.
Ông nói “Chính phủ chúng tôi tuyệt nhiên không bỏ qua khủng hoảng tại
Việt Nam. Chúng tôi dự kiến trong thời gian gần nhất sẽ thành lập và đưa
sang Việt Nam một đội cố vấn quân sự gồm những tướng lĩnh có kinh
nghiệm và đã từng trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên” [31; tr 4]. Cũng
trong tháng 11/1961, Pắc-Chung-Hy đến thăm Mỹ nhân dịp Tổng thống
Ken-nơ-đi chính thức nhậm chức. Trong hai phiên hội đàm cấp cao với quan
chức Mỹ, Pắc-Chung-Hy đã chính thức đề nghị phía Mỹ tăng cường giúp
Hàn Quốc phát triển kinh tế, đồng thời dùng các biện pháp để ổn định tình
hình trong nước. Trong các cuộc hội đàm đó, ông còn nhiều lần đề cập đến


16

việc Hàn Quốc hiện đang có gần 1 triệu quân thiện chiến trong chiến tranh
du kích, vì vậy nếu Mỹ đồng ý hỗ trợ hậu cần cho quân viễn chinh Hàn
Quốc thì nước này sẵn sàng đưa một số đơn vị chiến đấu sang Việt Nam.
Kết thúc chuyến thăm, Pắc-Chung-Hy đã nhận được sự đồng tình ủng hộ
của Tổng thống Ken-nơ-đi về kế hoạch phát triển kinh tế và kế hoạch ổn
định tình hình chính trị trong nước.
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế mà chính phủ Hàn Quốc được nhận
từ Mỹ khi đưa quân sang tham chiến tại Việt Nam thì còn có lợi ích về quân
sư. Cụ thể trong chuyến thăm Mỹ tháng 5/1965, Tổng thống Pắc-Chung-Hy
đã cơ bản nhất trí việc triển khai một sư đoàn quân Hàn Quốc vào Việt Nam
và bản thân ông đã chuẩn bị cho vấn đề này từ nhiều tháng trước đó, nhưng
khi biết Mỹ đang “quá cần” sự tham gia của quân đội các nước đồng minh.
Pắc-Chung-Hy đã không ngần ngại đưa ra các điều kiện “mặc cả” với Mỹ.
Ngày 23/6/1965, trong cuộc họp cấp cao giữa Mỹ và Hàn Quốc, Bộ trưởng
quốc phòng Hàn Quốc Kim-Sung-Eun đã đưa ra bản đề nghị 10 điểm (yêu

cầu Mỹ phải đáp ứng trước khi họ đưa sư đoàn lính chiến đấu tới Việt Nam)
12-

trong đó yêu cầu [1; tr 113].
Mỹ phải giữ nguyên số quân hiện có của họ đang đóng tại Hàn Quốc.
Trang bị 100% cho 3 sư đoàn dự bị, 17 sư đoàn lính thường trực và sư đoàn

34-

lính thủy đánh bộ Hàn Quốc.
Giữ nguyên nưc viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc như trước đây.
Mỹ phải thông báo trước cho Chính phủ Hàn Quốc về nhiệm vụ, khu vực
đảm trách, nguyên tắc đảm bảo hậu cần cho các đơn vị quân Hàn Quốc khi

5-

sang Việt Nam.
Thành lập tổ công tác Hàn - Mỹ để xem xét vấn đề tổ chức các đơn vị Hàn

6-

Quốc tại Việt Nam.
Mỹ có tránh nhiệm phải trang bị các phương tiện thông tin liên lạc, phương
tiện đi lại cho các đơn vị quân Hàn Quốc tại Việt Nam cũng như giữa Hàn

7-

Quốc với Bộ tư lệnh Hàn Quốc tại Việt Nam.
Cung cấp và chi trả đầy đủ các khoản lương, phụ cấp, tiền ốm đau và tử tuất
cho sĩ quan và binh sĩ Hàn Quốc giống như cho sĩ quan và binh sĩ Mỹ tham

chiến tại Việt Nam.


17

8-

Mỹ có trách nhiệm phải trang bị đầy đủ vũ khí, trang bị cho lực lượng quân

9-

Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam.
Cung cấp toàn bộ phương tiện đi lại để đưa lính Hàn Quốc tới Việt Nam cũng
như từ Việt Nam về Hàn Quốc sau khi hết thời gian phục vụ.
10- Cung cấp cho Hàn Quốc 4 máy bay vận tải C-123 để làm công tác tải
và liên lạc giữa Hàn Quốc và Việt Nam.[1; tr 133-135].
Trước yêu cầu đó, Mỹ không phải không có những “con át chủ
bài” để buộc Hàn Quốc phải nhượng bộ. Ngay sau khi Hàn Quốc đưa ra đề
nghị 10 điểm, Mỹ đã có phản ứng ngay lập tức bằng việc đe dọa sẽ rút 2 sư
đoàn quân Mỹ với gần 50.000 đang làm nhiệm vụ bảo vệ “phên dậu” cho
Hàn Quốc để đưa tới Việt Nam, với lời giải thích “Nếu Mỹ phải gởi quân
với quy mô lớn sang Việt Nam, thì số quân thường trực của họ hiện nay
không đủ, vì vậy việc rút toàn bộ lực lượng quân Mỹ đang đóng tại Hàn
Quốc để đưa sang Việt Nam là điều không thể tránh khỏi” [1; tr 118].
Tuyên bố của Mỹ ngay sau đó đã có tác dụng. Sau nhiều vòng đàm
phán, cuối cùng Hàn Quốc đã chấp thuận các yêu cầu của Mỹ. Tháng
8/1965, hai nước đã ký một hiệp ước, theo đó Mỹ chỉ chấp nhận đáp ứng

1-


một số yêu cầu trong đề nghị 10 điểm của Hàn Quốc trước đây.
Mỹ có trách nhiệm trang bị đầy đủ cho số lính Hàn Quốc tham chiến tại Việt

2-

Nam.
Giúp Hàn Quốc về tài chính để hiện đại hóa 18 sư đoàn quân chính quy trên

3-

các lĩnh vực: thông tin liên lạc, pháo binh, giao thông vận tải…..
Mỹ sẽ đảm bảo cung cấp và chi trả đầy đủ các khoản lương, phụ cấp, tiền ốm
đau và tử tuất cho sĩ quan và binh sĩ Hàn Quốc giống như cho sĩ quan và binh

4-

sĩ Mỹ tham chiến tại Việt Nam.
Tăng mức viện trợ quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc lên 7 triệu USD so với
năm 1964.
Sau khi ký hiệp ước, ngày 19/8/1965, Nghị viện Hàn Quốc đã thông
qua đạo luật cho phép triển khai sư đoàn “Thủ đô” tới miền Nam Việt Nam
(khi đến Việt Nam sư đoàn này có phiên hiệu là sư đoàn “Mãnh Hổ”).
Ngoài ra, khi Hàn Quốc đưa quân vào Việt Nam tham chiến thì Hàn
Quốc đã nhận được những lợi ích kinh tế từ Mỹ. Cụ thể chỉ trong thời gian


18

1954-1965, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc 331.600.000 USD để khôi phục
đất nước và phục hồi lại nền kinh tế bị tàn phá trong chiến tranh.

Viện trợ kinh tế, quân sư của Mỹ cho Hàn Quốc 1946-1976
(Đơn vị tính: triệu USD) [39].
Năm
Kinh tế
Quân
sự
Tổng

1946
-1952
666,8
12,3
679,1

1953-1961

1962-1969

19701976
936,6

Tổng
cộng
5745,4

2579,2

1658,2

1560,7


2501,3

2797,4

6847,3

4139,1

4159,9

3761,0

12592

1.2. Tiến trình tham chiến của quân đội Hàn Quốc trên chiến
trường Quảng Nam
1.2.1. Hàn Quốc tham chiến trên chiến trường Việt Nam
Tháng 12/1964, trong điều kiện tình hình chiến tranh Việt Nam đang
nóng dần, ngày càng trở nên phức tạp, Giôn-xơn yêu cầu Hàn Quốc gởi sang
Việt Nam lực lượng công binh hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng hòa xây dựng
lại những khu vực bị tàn phá, thúc đẩy nỗ lực bình định. Từ tháng 2 đến
tháng 8/1965, Hàn Quốc đã gởi đến Việt Nam một lực lượng quân đội tổng
cộng là 2416 binh lính [2] (thường được biết đến với tên gọi “đạo quân Bồ
Câu”). Trong tháng 10 và tháng 11/1965, Chính phủ Hàn Quốc quyết định
gởi thêm hơn 18.000 quân, gồm 1 lữ đoàn lính thủy đánh bộ (4.480 người);
một sư đoàn lục quân và Bộ tư lệnh chi viện quân nhu (13.830 người) [17] .
Cuối năm 1966, Hàn Quốc tiếp tực gởi thêm lực lượng quân sự tới Việt Nam
nâng tổng số quân tại Việt Nam lên đến 45.660 người [3], chiếm hơn 50%
lực lượng quân đội nước ngoài tại miền Nam Việt Nam và 25% tổng lực

lượng chiến đấu của Mỹ trên chiến trường khu V. Năm 1968, là năm Hàn
Quốc có lực lượng quân sự cao nhất, lên tới 50.003 người [4].Như vậy,
Chính phủ Hàn Quốc đã có 4 đợt gởi quân sang tham chiến tại miền Nam
Việt Nam.


19

Thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch, chủ nghĩa
thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn
toàn. Trước tình thế đó, đế quốc Mỹ quyết định mở rộng chiến tranh ở Việt
Nam. Tăng cường ném bom đánh phá miền Bắc, đồng thời đưa quân viễn
chinh Mỹ vào miền Nam, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
Theo thỏa thuận với Mỹ, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật gởi lực
lượng quân chiến đấu bao gồm Lữ đoàn Rồng Xanh, Sư đoàn Mãnh Hổ và
Bạch Mã sang Nam Việt Nam trong 2 năm 1965 và 1966. Quân đội Hàn
Quốc đã được bố trí kiểm soát và triển khai tác chiến trên chiến trường khu
V (QKV).
Việc tập trung toàn bộ binh lực của quân đội Hàn Quốc trên chiến
trường khu V là một quyết định mang tính chiến lược và chiến thuật cao của
Mỹ. Về chiến lược, Mỹ muốn giành lại thế chủ động trên chiến trường khu
V. Bởi chiến trường khu V là một địa bàn chiến lược, nối liền miền Bắc và
miền Nam; tiếp giáp với khu vực Tây Nguyên, Nam Lào và Tây Cam-puchia nên rất thuận lợi cho việc chia cắt Việt Nam và khống chế toàn bộ Đông
Dương. Chiến trường khu V còn là tiền tuyến, đầu cầu chiến lược để Mỹ
tiếp nhận hậu cần phục vụ chiến tranh, là bàn đạp quan trọng để Mỹ triển
khai lực lượng đi các chiến trường khác. Về chiến thuật, khi triển khai quân
đội Hàn Quốc ở chiến trường khu V, ý đồ của Mỹ là để quân đội Hàn Quốc
tìm hiểu cách đánh của đối phương nhằm tránh được tổn thất cho quân đội
Mỹ trong giai đoạn đầu của “chiến tranh cục bộ”. Bởi vì binh lính Hàn
Quốc tham chiến ở Nam Việt Nam hầu hết đều trải qua thời kỳ chiến tranh ở

Triều Tiên (1950-1953) nên Mỹ cho rằng quân đội Hàn Quốc sẽ phần nào
am hiểu chiến thuật chiến tranh du kích mà Việt Nam đang áp dụng.
Trong ba sư đoàn quân Hàn Quốc được gởi sang Nam Việt Nam thì Sư
đoàn Rồng Xanh trong quá trình tham chiến đã trực tiếp gây ra nhiều vụ
thảm sát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Do đó, quá trình tham chiến của Sư
đoàn Rồng Xanh sẽ được trình bày trong mục riêng. Bên canh đó, Sư đoàn
Mãnh Hổ cũng gây ra một vụ thảm sát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhưng
sẽ tìm hiểu luôn trong mục chung.


20

Sư đoàn “Mãnh Hổ” thành lập ngày 20/6/1949, lúc đầu là Sư đoàn
phòng vệ Thủ đô Hán Thành, sau đổi thành Sư đoàn Thủ đô. Trong cuộc
chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), sư đoàn đã tham gia nhiều chiến dịch
lớn tại các khu vực rừng núi Triều Tiên, và được coi là một trong những sư
đoàn thiện chiến nhất trong chiến tranh du kích.
Khi tới Việt Nam Sư đoàn Mãnh Hổ có 18.111 quân (nhiều hơn các sư
đoàn khác 5000 quân). Sở chỉ huy đóng tại thung lũng Vân Canh tỉnh Bình
Định, do thiếu tướng Lee-Pong-Joon làm Phó Tư lệnh. Theo thỏa thuận giữa
bộ quốc phòng Hàn Quốc và Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam
(MACV), khi tới Việt Nam Sư đoàn Mãnh Hổ có nhiệm vụ trấn giữ toàn bộ
khu vực phía bắc vùng II chiến thuật, là vùng mà Mỹ coi là địa bàn chiến
lược quan trọng. Vùng đất này chạy dài từ biển Đông đến giáp Hạ Lào và
Đông Bắc Cam-pu-chia, nếu làm chủ được khu vực này không những chia
cắt, cô lập được chiến trường miền Nam Việt Nam với miền Bắc Việt Nam
mà còn làm chủ được trục đường 19 bắt đầu từ Quy Nhơn (Bình Định) qua
An Khê lên Plây-ku (Gia Lai) kéo dài đến biên giới Campuchia. Con đường
này không chỉ đóng vai trò như tuyến vận tải huyết mạch nuôi sống toàn bộ
tập đoàn phòng ngự của Mỹ - ngụy ở Bắc Tây Nguyên, mà còn là đường cơ

động chiến lược quan trọng bậc nhất ở trung tâm Đông Dương.
Sư đoàn “Bạch Mã” có: 3 trung đoàn (hai trung đoàn bộ binh và 1
trung đoàn kỵ binh); 3 tiểu đoàn pháo 105mm; 1 tiểu đoàn pháo 155mm; 1
tiểu đoàn công binh; 7 đại đội yểm trợ gồm: đại đội quân y, trinh sát, thông
tin, quân cảnh, hậu cần, thiết giáp dự bị, ngoài ra còn có một phi đội không
quân. Sư đoàn Bạch Mã khi sang Việt Nam có khoảng 23.000 quân (kể cả
các đơn vị hiểm trợ) gồm 3 trung đoàn bộ binh là trung đoàn 28, 29 và trung
đoàn 30. Trung đoàn 28 đóng quân ở Tuy Hòa (Phú Yên, Trung đoàn 29
đóng quân ở Ninh Hòa (Khánh Hòa), Trung đoàn 30 đóng quân ở Nha Trang
(Khánh Hòa). Mưu đồ của Mỹ triển khai toàn bộ của lực lượng của Sư đoàn
“Bạch Mã” tại 3 tỉnh duyên hải Nam vùng II chiến thuật, là nhằm không chỉ
để khống chế Quốc lộ 1 mà còn kiểm soát được toàn bộ dân cư dọc các
tuyến quốc lộ chạy dài từ Tuy Hòa xuống Phan Rang, từ Tuy Hòa đến Quy


21

Nhơn và cả khu vực miền núi phía Nam tỉnh Bình Định. Ngoài 3 trung đoàn
kể trên, Sư đoàn Bạch Mã còn có 4 tiểu đoàn pháo (30, 51, 52 và 966), 1
tiểu đoàn công binh, 7 đại đội gồm: đại đội thiết giáp, trinh sát, thông tin,
quân cảnh, quân y, hậu cần, đại đội dự bị và phi đội không quân. Toàn bộ lực
lượng của Sư đoàn đóng rải rác trên 50 đồn bốt thuộc 2 tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa.
Như vậy, đến cuối năm 1966, tổng số quân Hàn Quốc có mặt tại Việt
Nam đã lên hơn 45.000 quân, một con số vượt qua số quân của các nước
đồng minh khác có mặt trên chiến trường Nam Việt Nam.
Khi các đơn vị đầu tiên quân đội Hàn Quốc vừa tới Nam Việt Nam Tư
lệnh lực lượng quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam thiếu tướng Chae-MyungShin đã nhiều lần khẳng định với Tư lệnh lực lượng quân Mỹ tại Việt Nam
Tướng Oét-mo-len rằng: “Trong thời gian chỉ huy lực lượng quân đội Hàn
Quốc tại Việt Nam, ông không chỉ có trách nhiệm giành thắng lợi trong

cuộc chiến đầy cam go với cộng sản, mà còn có nghĩa vụ phải tuân thủ một
cách nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh của cấp trên” [1; tr 136].
Với cách nói mập mờ và mang tính nước đôi như vậy, Chae-MyungShin đã khiến Oét-mo-len ngầm hiểu rằng, Hàn Quốc đồng ý để Mỹ điều
hành toàn bộ lực lượng của họ tham chiến tại Việt Nam, không chỉ về nặc
tác chiến mà cả hành chính. Ngay sau khi nhận được thông điệp miệng của
tướng Chae-Myung-Shin, ngày 2/7/1965, trong một điện văn gởi Đô đốc
U.G.Sharp- Tổng tư lệnh lực lượng quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương,
Oét-mo-len đã trình bày rõ quan điểm của mình về cách tổ chức, chỉ huy và
kiểm soát các đơn vị quân Hàn Quốc sau khi họ tới Việt Nam.
1.2.2. Hàn Quốc tham chiến trên chiến trường Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam là địa bàn triển khai tác chiến chính của Lữ đoàn
Rồng Xanh. Lữ đoàn Rồng Xanh thành lập ngày 14/2/1951, đến tháng
7/1953 sáp nhận vào trung đoàn 2, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ. Khi sang
Việt Nam lữ đoàn có hơn 5000 quân gồm 4 tiểu đoàn bộ binh (tiểu đoàn 1,
2, 3 và 5), do Thiếu tướng Lee-Bong-Chool lữ đoàn trưởng và Đại tá Zeung-


22

The-Shop làm Tham mưu trưởng. Khác với nhiều đơn vị trong quân đội Hàn
Quốc, Lữ đoàn “Rồng Xanh” có thành phần tổ chức khá đặc biệt, toàn bộ
binh sĩ của lữ đoàn đều được điều động từ các đơn vị khác tới trước khi đưa
sang Việt Nam, đa số binh sĩ đều theo đạo Tin Lành, chỉ có không tới 1/10
theo đạo Phật và các đạo khác. Tại Việt Nam, lữ đoàn này được coi là lực
lượng “đặc biệt” trong quân đội Hàn Quốc, bởi sự tàn ác, hung bạo cũng
như tính thiện chiến của nó.
Tháng 10/1965, toàn bộ các đơn vị của Lữ đoàn Rồng Xanh đã có mặt
tại Cam Ranh. Ngày 12/1/1965, sau khi phát hiện ra sự hiện diện của Trung
đoàn 95 quân đội nhân dân Việt Nam đang hoạt động tại khu vực Tuy Hòa
(Phú Yên), Bộ tư lệnh quân Mỹ tại vùng II chiến thuật và Bộ tư lệnh lâm

thời quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam quyết định điều Lữ đoàn “Rồng
Xanh” về khu này, nhằm “khống chế” ảnh hưởng, tiến tới bao vây và tiêu
diệt toàn bộ Trung đoàn 95. Ngoài mục đích trên, việc Lữ đoàn Rồng Xanh
được điều về Tuy Hòa còn nhằm kiểm soát một vùng đất đai rộng lớn, một
vựa lúa trọng yếu của khu vực, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của quân
giải phóng…Tại Tuy Hòa, lực lượng của Lữ đoàn Rồng Xanh được triển
khai trong 12 đồn bốt giáp khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đà. Mỗi đồn
thường là 1 đại đội, chỉ có các đồn biên chế 1 hoặc 2 trung đội. Cuối năm
1966, bị thiệt hại nặng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ
nhất 1965 - 1966 trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ và các đồng
minh của mình càng lâm vào thế bị động lúng túng. Chiến lược “đánh
nhanh, thắng nhanh” nhằm “bẻ gãy xương sống của Việt cộng” là quân chủ
lực Mặt trận dân tộc giải phóng, sau thất bại liên tiếp trên chiến trường đã tỏ
ra không hiệu quả, Đế quốc Mỹ buộc phải thừa nhận “cuộc chiến tranh ở
Việt Nam là lâu dài và khó khăn chưa lường hết được” [41; tr 21]
Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ tiếp tục tăng quân
vào miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc, hòng đạt được mục tiêu chiến
lược đã đề ra. Để thực hiện mưu đồ trên, khi chấm dứt cuộc phản công mùa
khô lần thứ nhất, quân Mỹ và quân đồng minh lo lắng củng cố nhiều vùng
chiến lược quan trọng, nhất là các vùng dọc tuyến quốc lộ 1, 4, 13, 19, 21,


23

nhằm hỗ trợ cho quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét, hành
quân bình định, gom dân, lập ấp chiến lược.
Cùng với việc mở hàng trăm cuộc hành quân càn quét, gom dân, lập ấp
chiến lược, đế quốc Mỹ còn dồn dân đưa vào miền Nam Việt Nam, các đơn
vị thiện chiến của quân Mỹ và đồng minh như: Lữ đoàn 2 (8-1966), Lữ đoàn
1 (10-1966) thuộc sư đoàn bộ binh số 4, Lữ đoàn 1 và Lữ đoàn 3 thuộc sư

đoàn bộ binh số 9 (12-1966) cùng hàng chục vạn tấn phương tiện chiến
tranh hiện đại. Tháng 8 và tháng 11, hai Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ của 196
và 199 của Mỹ đến Việt Nam chiếm đóng Hội An. Tháng 10-1966, Sư đoàn
không quân 834 đến sân bay Tân Sơn Nhất. Các phi đoàn máy bay chiến đấu
chiến thuật 31, 35, 336; phi đoàn vận tải 483 hạ cánh xuống sân bay Tuy
Hòa (Phú Yên), Phan Rang (Ninh Thuận), Đà Nẵng (Quảng Nam- Đà
Nẵng), Cam Ranh (Khánh Hòa). Như vậy vào thời điểm cuối năm 1966,
tổng số quân Mỹ có mặt tại miền Nam Việt Nam lên tới 39.000 tên, gấp hai
lần năm 1965.
Bên cạnh việc triển khai ồ ạt các đơn vị quân Mỹ vào miền Nam Việt
Nam, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc còn liên tục thúc ép các nước đồng minh
nhanh chóng triển khai thêm lực lượng vào chiến trường này nhằm hỗ trợ
cho quân đội Mỹ giành lại thế chủ động trong chiến dịch phản công chiến
lược mùa khô lần thứ hai. Dưới sức ép của Mỹ, tháng 9/1966, Hàn Quốc
quyết định đưa thêm Sư đoàn 9 (Sư đoàn Bạch Mã) sang Việt Nam. Tháng
10/1966 toàn bộ lực lượng của Sư đoàn đã có mặt tại Ninh Hòa (Khánh
Hòa) khu vực giao điểm của quốc lộ 1 và quốc lộ 21.
Riêng tại Quảng Nam, trước năm 1965 Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc
đã gửi các đơn vị quân y và các võ sư sang tham gia vào các hoạt động giao
lưu với chính phủ Việt Nam Cộng hòa nhằm dọn đường cho việc tham gia
chính thức vào chiến trường Việt Nam sau này. Từ năm 1965 trở đi lần lượt
các đơn vị chiến đấu của Đại Hàn lần lượt cập bến quân cảng Đà Nẵng và
chính thức tham chiến. Đó là Sư đoàn bộ binh Capital có cái tên rất kêu
“Mãnh hổ” đóng quân ở Quy Nhơn, tiếp theo là sư đoàn bộ binh “Bạch Mã”


24

đóng ở Phú Yên và Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến “Rồng Xanh” đóng quân tại
Quảng Ngãi, Hội An.

So với lực lượng giải phóng quân của Quảng Nam thì Lữ đoàn Rồng
Xanh được huấn luyện rất bài bản và được chọn lựa kỹ càng. Chúng rất thành
thạo về các chiến thuật “phản” du kích, kỹ chiến thuật điêu luyện. Được huấn
luyện đào tạo theo các giáo trình huấn luyện biệt kích của Mỹ, chúng rất gan
lỳ và được đầu độc nặng nề về lòng căm thù chế độ Cộng sản.
Đến đầu năm 1967, Lữ đoàn Rồng Xanh của Đại Hàn (Nam Triều Tiên)
được Tỉnh trưởng Quảng Nam điều động về Điện Hải để hậu thuẫn cho chính
quyền ngụy bảo vệ vùng chiến lược quân sự Đà Nẵng - Hội An. Quân lính
Đại Hàn đóng trú dọc bờ biển Hà My, gồm bộ chỉ huy và lính toán, khoảng
4.000 tên.
Giữa tháng 11/1967, Tỉnh trưởng Quảng Nam tiếp tục đón rước gần
8.000 quân của Lữ đoàn Rồng Xanh. Chúng bắt bớ dân lành, đốt nhà, cày ủi
ruộng vườn một cách vô tội vạ, lùa xúc dân tập trung vào khu đồn Hội An. Và
từ đây Lữ đoàn Rồng Xanh bắt đầu gây ra hàng loạt tội ác đối với nhân dân
Quảng Nam.

Tiểu kết chương 1
Như vậy, trong suốt giai đoạn chiến tranh ở Việt Nam, từ năm 1954 đến
năm 1973, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng quân đội khổng lồ gồm tất
cả các quân, binh chủng với mục đích biến miền Nam Việt Nam trở thành
thuộc địa kiểu mới, Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai cùng với đó là đội
quân tay sai đông đến hàng trăm ngàn tên được trang bị vũ khí hiện đại.
Không dừng lại ở đó, từ cuối năm 1964 đến đầu năm 1965, với âm mưu leo


25

thang mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã huy động một lực
lượng đông đảo quân các nước đồng minh sang tham chiến ở Việt Nam, trong
đó, lực lương quân đội Hàn Quốc chiếm số lượng đông nhất và được đánh giá

là đội quân tác chiến có hiệu quả nhất.
Trong thời gian tác chiến ở Việt Nam (1964 – 1973), quân đội
Hàn Quốc đã trở thành cách tay phải, trợ thủ đắc lực của Mỹ trong cuộc
hành quân “tìm diệt” và “bình định”. Quân đội Hàn Quốc đã gây ra hơn 80
vụ thảm sát đẫm máu trên khắp khu vực Nam Trung Bộ, trong đó có ít nhất
13 vụ giết trên 100 người [45]. Hành động tàn bạo của quân đội Hàn Quốc
đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề về mặt vật chất và tinh thần cho
nhân dân những vùng xảy ra thảm sát, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.

CHƯƠNG II
CÁC VỤ THẢM SÁT CỦA QUÂN ĐỘI HÀN QUỐC Ở
QUẢNG NAM (1966 - 1968)
Cuộc chiến tranh của Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam được xem là
“cuộc chiến tranh lâu dài nhất, tốn kém nhất, quy mô nhất, ác liệt nhất và dã
man nhất từ sau thế chiến thứ hai” [45; tr 197]. Trong cuộc chiến này, cả Việt
Nam, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ đều gánh chịu những tổn thất hết


×