Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Điều tra thành phần mọt hại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu qua cảng Quy Nhơn và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài mọt thuốc lá Lasioderma serricorme Fabricius

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ 
KHOA NÔNG HỌC 
 
 

KHÓA LUẬN 

TỐT NGHIỆP 
 
 
TÊN ĐỀ TÀI: 
Điều  tra  thành  phần  mọt  hại  nguyên  liệu  thức  ăn  chăn  nuôi 
nhập  khẩu  qua  cảng  Quy  Nhơn  và  nghiên  cứu  một  số  đặc  điểm 
sinh học của loài mọt thuốc lá  Lasioderma serricorme  Fabricius  
Sinh viên thực hiện:  Nguyễn Tiến Hoàng 
 Lớp: Bảo vệ thực vật K46 
 Giáo viên hướng dẫn: Trần Đăng Hòa 
 Bộ môn: Bảo vệ thực vật 
 

 
 


NĂM 2016 
 


LỜI CẢM ƠN 
Để  thực  hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố 
gắng  và  nổ  lực  của  bản  thân,  tôi  còn  nhận  được  nhiều  sự  quan  tâm và 


giúp  đỡ  của  các  cá  nhân  và  tập  thể.  Tôi  xin  chân  thành  gửi lời cảm ơn 
sâu sắc đến: 
Quý  thầy  cô  giáo  khoa  Nông  học, trường đại học Nông Lâm Huế 
đã  giảng  dạy  truyền đạt những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn 
cho tôi trong suốt thời gian qua. 
Thầy  giáo   PGS.TS  Trần  Đăng  Hòa  –   người  đã  trực  tiếp  hướng 
dẫn  tận  tình  và  giúp  đỡ  tôi  rất  nhiều  trong  suốt  thời  gian  thực  tập  và 
hoàn  thành  khoá  luận  này,  người  đã  giảng  dạy  cho  tôi  rất  nhiều  kiến 
thức  không  chỉ  những  kiến  thức  chuyên  ngành  mà  còn  có  cả  những 
kiến thức về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc. 
Mặc  dù  đã  có  nhiều  cố  gắng,  nhưng  do  bước  đầu  làm  quen  với 
nghiên  cứu  khoa  học,  trình  độ  chuyên  môn  và  điều  kiện  thực  tập  còn 
hạn  chế  nên  không  tránh  khỏi  những  thiếu  sót.  Rất mong được sự góp 
ý  của  giáo  viên  hướng  dẫn,  các  thầy  cô  giáo  trong  Khoa  Nông  học  và 
nhà trường để tôi hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. 

Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2016 
Sinh viên 
 
 
HOÀNG  

 
 

NGUYỄN  TIẾN 

 



MỤC LỤC 
PHẦN I.  MỞ ĐẦU 
1.1. Đặt vấn đề 
1.2. Mục đích của đề tài 

 

1.3.Yêu cầu của đề tài 
1.4.Ý nghĩa của đề tài 
1.4.1.  Ý nghĩa khoa học 
1.4.2.  Ý nghĩa thực tiễn 

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
2.1.   Tình  hình  nhập  khẩu  thức  ăn  chăn nuôi & nguyên liệu trong nước 
tháng  
11/2015 và 11 tháng đầu năm 2015 
2.2.Tình  hình  nhập  khẩu  nguyên  liệu  thức  ăn  chăn  nuôi qua cảng Quy 
Nhơn 
2.3. Những nghiên cứu về mọt hại kho nước ngoài

 

2.3.1.  Những nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật 
2.3.2.  Nghiên cứu về côn trùng gây hại nông sản lưu trữ trên thế giới 
2.3.3.  Một số nghiên cứu về  loài  Lasioderma serricorne (F.) 
2.4. Một số nghiên cứu trong nước 
2.4.1.  Một số nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật 
2.4.2 .  Một số nghiên cứu về mọt thuốc lá  L
  asioderma serricorne (F.) 



2.5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 
2.5.1. Cơ sở lý luận 
2.5.2. Cơ sở thực tiễn 

PHẦN  3.  ĐỐI  TƯỢNG,  PHẠM  VI,  NỘI  DUNG  VÀ 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1. Đối tượng vàvật liệu nghiên cứu 
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 
3.1.2.  Vật liệu nghiên cứu 
3.2. Dụng cụ thí nghiệm 
3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
3.3.1.  Thời gian 
3.3.2.  Địa điểm nghiên cứu 
3.4. Nội dung nghiên cứu 
3.5. Phương pháp nghiên cứu 
3.5.1.   Phương  pháp  điều  tra  mọt  hại  trên  nguyên  liệu  thức  ăn  chăn 
nuôi nhập  
khẩu qua cảng Quy Nhơn và bảo quản sau nhập khẩu 
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt thuốc lá 
3.6. Phương pháp xử lý số liệu 
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 


4.1.  Thành  phần  và  mức  độ  phổ  biến  của  mọt  gây hại trên nguyên liệu 
thức ăn chăn nuôi nhập khẩu 
4.1.1.  Thành  phần  và  mức  độ  phổ  biến  của  mọt  gây  hại  trên  nguyên 
liệu thức ăn  chăn nuôi nhập khẩu qua cảng Quy Nhơn  
4.2.  Ảnh  hưởng  của  nhiệt  độ  đến  một  số  đặc  điểm  sinh  học  của  mọt 
thuốc lá  L.serricorne  

4.2.1.  Thời  gian  phát  dục của mọt thuốc lá L.serricorne ở các điều kiện 
nhiệt độ khác nhau 
4.2.2.  Tỷ  lệ  sống  của  mọt  thuốc  lá  L.serricorne  qua  các  tuổi  ở  các điều 
kiện nhiệt độ khác nhau.  
4.2.3. Kích thước qua các pha  phát dục của mọt thuốc lá L.serricorne ở 
các điều kiện nhiệt độ khác nhau 
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết Luận 
5.2. Kiến nghị  
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
6.1. Tài liệu tiếng việt 
6.2. Tài liệu tiếng anh 
 
 
 


DANH MỤC VIẾT TẮT 
 
Từ viết tắt 

Chú giải 

KDTV 

Kiểm dịch thực vật 

KNNK 

Kim ngạch nhập khẩu 


SVGH 

Sinh vật gây hại 

BVTV 

Bảo vệ thực vật 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 


PHẦN I.  MỞ ĐẦU 
1.1. Đặt vấn đề 
Nước  ta  có  điều  kiện  khí  hậu,  đất  đai  thuận  lợi  cho  sản  xuất  nông 
nghiệp.  Trong  những  năm  qua,  sản  phẩm  nông  nghiệp  không  những  đáp 
ứng  nhu  cầu  trong nước mà còn được xuất khẩu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu 
như  gạo,  cà  phê,  tiêu,  điều  đã  đưa  nước  ta  vào  các  nước  xuất khẩu trên thế 
giới. 

  Việt  Nam  là  một  nước  đang  phát  triển,  kinh  tế  chủ  yếu  dựa  vào  sản 
xuất  nông  nghiệp,  tuy  là  nước  đứng  thứ  2  về  xuất  khẩu  gạo  với  lượng  gạo 
xuất  khẩu  đạt  xấp  xỉ  4  triệu  tấn  nhưng  hằng năm phải tốn trên 4 tỷ USD để 
nhập  các  loại  nguyên  liệu  cho  ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Số tiền để 
mua  nguyên  liệu  nhập  khẩu  này  cao  hơn  nhiều  lần  so  với  số  tiền  thu  về  từ 
xuất  khẩu  gạo.  Theo  Hiệp  hội  thức  ăn  chăn  nuôi  Việt  Nam,  năm  2013,  cả 
nước  phải  chi  khoảng  4,5  tỷ  USD để nhập 9,2 triệu tấn nguyên liệu thức ăn 
chăn nuôi. 
Cảng  Quy  Nhơn  là  một  cảng  lớn  của  khu  vực  miền  Trung  Tây 
Nguyên.  Theo  số  liệu  thống  kê  của  Chi  cục  KDTV  Vùng  IV  (Cục  Bảo  vệ 
thực  vật)  thì  lượng  nguyên  liệu  thức  ăn  chăn  nuôi  nhập  qua  cửa  khẩu  Quy 
nhơn  được  kiểm  tra,  kiểm  dịch  ngày  càng  gia  tăng lần lượt là 4320,471 tấn 
(năm  2012),  7627,953  tấn  (năm  2013),  sáu  tháng  đầu  năm  2014  đã  kiểm 
dịch  đến  28026,374 tấn. Dự kiến đến cuối năm 2014 hàng loạt nhà máy chế 
biến  thức  ăn  chăn  nuôi  mới  được  xây  dựng  trên  địa  bàn  tỉnh  Bình  Định  sẽ 
lắp  ráp  xong  dây  chuyền  công  nghệ  và  đi  vào  hoạt  động.  Hiện  nay  cảng 
thường  nhập  khẩu các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như: Bã ngô 
từ  Mỹ,  khô  đậu  nành  từ  Trung  Quốc,  cám  gạo,  ngô  hạt,  khô  hạt  cải  từ  Ấn 
Độ,  lúa  mì  từ  Uruguay  và  Úc,  bột  đậu  nành  lên  men,  bột  ngô  lên  men  từ 
Đài Loan… 
Chính  việc  nhập  khẩu  các  loại  thức  ăn  chăn  nuôi  từ  nhiều  nước  như 
vậy  đã  tạo  điều  kiện  cho  các  đối  tượng  sinh vật gây hại trên sản phẩm thực 
vật  xâm  nhập  vào  nước  ta.  Một  trong  những  nhóm  sinh  vật  gây  hại  ảnh 
hưởng  rõ  rệt  nhất  đến  chất  lượng  sản  phẩm  là  do  sâu  mọt  gây  ra.  Sâu  mọt 
gây  hại  mang  tính  tiềm  ẩn,  chúng xuất hiện, phát triển và gây hại trong quá 
trình bảo quản, vận chuyển và trong thương mại quốc tế.  
Trong  nhóm  sâu  mọt  gây  hại  hiện  nay,  loài mọt thuốc lá  Lasioderma 
serricorne  Fabricius  (Coleoptera:  Anobiidae)  là  loài  xuất  hiện  thường 



xuyên  trong  quá  trình  kiểm  tra  kiểm  dịch,  đây  là  một  đối  tượng  nằm  trong 
danh  sách  kiểm  dịch  của  nước  ta,  mức  độ  tổn thất của chúng cũng khá lớn. 
Trên  thế  giới  đã  có  nhiều  công  trình  nghiên  cứu  về  đối  tượng  này nhưng ở 
Việt  Nam  còn  rất  hạn  chế,  nhất  là  trên  các  loại  thức  ăn  chăn  nuôi  khác 
nhau.  Do  đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến 
đặc  điểm  sinh  học  của  loài  mọt  thuốc  lá  là  rất  cần  thiết.  Đây  sẽ  là  cơ  sở 
khoa  học  quan  trọng  để  đưa  ra  các  biện  pháp  phòng  trừ  mọt  có  hiệu  quả, 
hạn  chế  thấp  nhất  những  tổn  thất do mọt hại gây ra.Xuất phát từ những vấn 
đề  cấp  thiết  đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thành phần mọt hại 
nguyên  liệu  thức  ăn  chăn  nuôi  nhập  khẩu  qua  cảng  Quy  Nhơn  và  ảnh 
hưởng  của  các  loại  thức  ăn  đến  một  số  đặc  điểm  sinh  học  của  loài  mọt 
thuốc lá   Lasioderma serricorne  Fabricius”.  
1.2. Mục đích của đề tài 
 
­  Xác  định  được  thành  phần sâu mọt hại nguyên liệu làm thức ăn chăn 
nuôi nhập khẩu qua cảng quy nhơn. 
­  Nắm  được  một  số  đặc  điểm  sinh  học,  sinh  thái  học  của  loài  mọt 
thuốc lá  Lasioderma serricorne  Fabricius. 
­  Xác  định  được  ảnh  hưởng  của  các  nhiệt  độ  khác  nhau  đến  đặc điểm 
sinh học của chúng. 
1.3.Yêu cầu của đề tài 
­ Nắm rõ phương pháp điều tra thành phần loài. 
­ Bố trí thí nghiệm hợp lý. 
­ Theo dõi thí nghiệm hàng ngày. 
­ Sử dụng công cụ thống kê hợp lý để xử lý số liệu. 
1.4.Ý nghĩa của đề tài 
1.4.1. Ý nghĩa khoa học 
­  Bổ  sung  danh  mục  thành  phần  sâu  mọt  hại  trên  nguyên  liệu  thức  ăn 
chăn nuôi trong kho bảo quản sau khi nhập khẩu tại cảng Quy Nhơn. 
­  Bổ  sung  thêm những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học và hình 

thái học của loài mọt  Lasioderma serricorne  Fabricius. 
­  Phát  hiện  kịp  thời  loài  sâu  mọt  thuộc  danh  mục  dịch  hại  kiểm  dịch  thực 
vật (KDTV) của Việt Nam làm cơ sở dữ liệu của ngành KDTV. 
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 
­  Cung  cấp  các  dẫn  liệu  để  đề  ra  biện  pháp  phòng  trừ  thích  hợp  đế 
quản  lý  dịch  hại  kiểm  dịch  thực  vật  của  Việt  Nam  nói  chung,  sâu  mọt  hại 

 


nguyên  liệu  thức  ăn  chăn  nuôi  nói riêng một cách khoa học, góp phần phục 
vụ công tác xuất nhập khẩu. 
­  Xác  định  ảnh  hưởng  của  các  loại  thức  ăn  khác  nhau  đến  một  số  đặc 
điểm  sinh  học  của  mọt  thuốc  lá   L.  serricorne  làm  cơ  sở  cho  công  tác  dự 
tính dự báo. 
­  Làm  cơ  sở  để  đưa  ra  biện  pháp quản lý giúp tăng hiệu quả bảo quản, đảm 
bảo chất lượng nông sản phẩm trong kho. 
 
 
 


PHẦN 2 
 
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
 
2.1.   Tình  hình  nhập  khẩu  thức  ăn  chăn nuôi & nguyên liệu trong nước 
tháng 11/2015 và 11 tháng đầu năm 2015 
Theo  số  liệu  thống  kê  từ  TCHQ  Việt  Nam,  nhập  khẩu  TĂCN  và 
nguyên  liệu  trong  tháng  11/2015  đạt  233  triệu  USD,  giảm  12,72%  so  với 

tháng  trước  đó  và  giảm  4,25%  so  với  cùng  tháng  năm  ngoái.  Tính  chung, 
11  tháng  đầu  năm  2015,  Việt  Nam  đã  chi  hơn  3  tỉ  USD  nhập  khẩu  TĂCN 
và nguyên liệu, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước. 
   Trong  11  tháng  đầu  năm 2015, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên 
liệu  của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ 
nhất  là  Áo  với  hơn  108  triệu  USD,  tăng  7.343,03%  so  với  cùng  kỳ;  đứng 
thứ  hai  là  Tây  Ban  Nha  với  gần  35  triệu  USD,  tăng  226,38%  so  với  cùng 
kỳ;  Hà  Lan  với  hơn  24  triệu  USD,  tăng  49,6%  so  với  cùng  kỳ,  sau cùng là 
Anh, với hơn 2 triệu USD, tăng 33,83% so với cùng kỳ. 
  
Các  thị  trường  chính  cung  cấp  TĂCN  và  nguyên  liệu  cho  Việt  Nam 
trong  tháng  11/2015  vẫn  là  Achentina,  Hoa  Kỳ,  Áo...  Trong  đó,  Achentina 
là  thị  trường  chủ  yếu  Việt  Nam  nhập  khẩu  mặt hàng này với 98 triệu USD, 
giảm  20,26%  so  với tháng trước đó và giảm 11,83% so với cùng tháng năm 
ngoái,  nâng  kim  ngạch  nhập  khẩu  TĂC N  và nguyên liệu từ nước này trong 
11  tháng  đầu  năm  2015  lên  gần  1,3  tỉ  USD,  chiếm  42,5%  tổng  kim  ngạch 
nhập  khẩu  mặt  hàng,  tăng  8,14%  so  với  cùng  kỳ  năm  trước  –  đứng  đầu  về 
thị  trường  cung  cấp  TĂCN  và  nguyên  liệu  cho  Việt  Nam.  Kế  đến  là  thị 
trường  Hoa  Kỳ  với  kim  ngạch  nhập  khẩu  trong  tháng  11  đạt  gần  30  triệu 
USD,  tăng  17,27%  so  với  tháng  10/2015  nhưng  giảm  29,83%  so  với  cùng 
tháng  năm  ngoái.  Tính  chung,  11  tháng  đầu  năm  2015,  Việt  Nam  đã  nhập 
khẩu  TĂCN  và  nguyên  liệu  từ  thị  trường  này  đạt  hơn  400  triệu  USD,  tăng 
6,9% so với cùng kỳ năm trước. 
   Kim  ngạch  nhập  khẩu  TĂCN  và  nguyên  liệu  từ  Achentina  tăng  mạnh 
trong  11  tháng  đầu  năm  2015,  do  nguồn  nguyên  liệu  từ  thị  trường  này  dồi 
dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam. 
   Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 
11/2015  là  Áo  với  trị  giá  19  triệu  USD,  tăng  9,21%  so  với  tháng  trước  đó 



và  tăng  6.003,09%  so  với  cùng  tháng  năm  ngoái,  nâng  tổng  kim  ngạch 
nhập  khẩu  11  tháng  đầu  năm  2015  lên  108  triệu  USD,  tăng  7.343,03%  so 
với cùng kỳ năm trước. 
   Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu 
từ  các  thị  trường  khác  nữa  như:  Brazil,  Trung  Quốc,  Ấn  Độ,  Thái  Lan  và 
Indonesia với kim ngạch đạt 256 triệu USD, 168 triệu USD, 101 triệu USD; 
98 triệu USD; và 71 triệu USD. 
Bảng 2.1.  Tình hình nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong 11 
tháng đầu năm 2015.

 
Nguồn:  Tổng  cục  Hải  quan, 
2015 
Ghi chú :  KNNK: Kim ngạch nhập khẩu 
                TĂCN  :  Thức ăn chăn nuôi 


 
2.2.Tình  hình  nhập  khẩu  nguyên  liệu  thức  ăn  chăn  nuôi qua cảng Quy 
Nhơn 
 
Thực  hiện  chiến  lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 của 
Thủ  tướng  Chính  phủ,  trong  những  năm  qua  ngành  chăn  nuôi đã phát triển 
mạnh  theo  hướng  trang  trại,  công  nghiệp  nên  thúc  đẩy  ngành  công  nghiệp 
chế  biến  thức  ăn  chăn  nuôi  (TACN)  trên  địa  bàn  tỉnh  phát  triển  nhanh 
chóng,  tốc  độ  tăng  trưởng  bình  quân  giai  đoạn  2006­2010  đạt 56%/năm và 
giai  đoạn  2011­2015  đạt  đến  88%/năm.  Trong  thời  gian  tới,  dự  báo  ngành 
này  tiếp  tục  tăng  trưởng  nhanh.  Qua  quá  trình hình thành và phát triển, đến 
nay  trên  địa  bàn  tỉnh  hiện  có  12  nhà  máy  chế  biến  TACN  (năm  2010  là  5 
nhà  máy)  với  tổng  công  suất  đạt  trên 2 triệu tấn/năm (năm 2010 là 245.000 

tấn/năm),  tổng  vốn  đầu  tư  2.300  tỷ  đồng,  diện  tích  xây  dựng  các  nhà  máy 
khoảng  78  ha  đều  được  đưa  vào  hoạt  động sản xuất, giải quyết việc làm ổn 
định  cho  1.000  lao  động  với  mức  thu  nhập  bình  quân  đạt  4,5  triệu 
đồng/người/tháng (năm 2010 là 360 lao động với thu nhập 3,5 triệu đồng). 
 
Ngành công nghiệp chế biến TACN tỉnh Bình Định phát triển nhanh do 
có  nhiều  thuận  về  các  điều  kiện  hạ  tầng,  phục  vụ  đầu  tư  sản  xuất,  kinh 
doanh  TACN;  đường  Quốc  lộ  1A  đi  qua  nối  với  các  tỉnh  Bắc  và  Nam  của 
cả  nước,  Quốc  lộ  19  nối  cảng  Quy  Nhơn  với  các tỉnh phíabắc Tây nguyên; 
cảng  Quy  Nhơn  thuận  lợi  nhập  khẩu  nguyên  liệu  với  số  lượng  lớn và Bình 
Định  cũng  là  cửa  ngõ  đón  nguồn  nguyên  liệu  bắp,  sắn…  với  trữ  lượng lớn 
từ các tỉnh Tây nguyên. 
2.3. Những nghiên cứu về mọt hại kho nước ngoài
 
2.3.1. Những nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật 
  Nhiều quốc gia như : Úc, Newzeland, Mỹ, Nhật... đã có sự quan tâm rất 
lớn  đến  công  tác  KDTV,  nhất  là  vấn  đề  về  dịch  hại  ngoại  lai. Các quốc gia 
này  đã  thực  hiện theo chế độ KDTV toàn bộ, các loài sinh vật còn sống đều 
không  được  nhập  vào.  Các  mặt  hàng  thực  vật  khi  nhập vào nếu có sinh vật 
gây  hại  (SVGH)  đều  phải  xử  lý  bằng  biện  pháp  khử  trùng  xông  hơi  thuốc 
hoá  học.  Nếu  không  thực  hiện  tốt  công  tác  KDTV,  khi  để  lọt  sâu  hại  còn 
sống  đã  tạo  nên  những  dịch  hại  nguy  hiểm  cũng  như  gây  thiệt  hại  đáng  kể 
cho  nền  sản  xuất  nông  nghiệp  và  ảnh  hưởng  lớn  đến  nền  kinh  tế  của  các 
quốc gia đó. 


Đến  năm  1996  đã  có  123  nước  tham  gia  vào các tổ chức thương mại 
thế  giới  WTO,  các  thành  viên  đã  ký  kết  hiệp  định  về  vệ  sinh  an  toàn  thực 
phẩm  và  KDTV: Quy định ngăn cấm những loài côn trùng, nấm bệnh, và vi 
trùng  bị  lây  nhiễm  qua  các  hàng  hoá  nông  sản  xuất  nhập  khẩu  giữa  các 

nước  thành  viên.Việc  công  bố  những  loài  sinh  vật  thuộc  dịch hại KDTV là 
một  trong  những  điều  cần  thiết  đối  với  công  tác  quản  lý  xuất  nhập  khẩu 
hàng  hoá thuộc diện KDTV, do vậy các nước đã đề ra những quy định riêng 
của mình. 
Trung  Quốc:  Đã  đưa  ra  84  loài  sinh  vật  thuộc  diện  dịch  hại  KDTV, 
trong  đó  có  24  loài  côn  trùng  .  Liên  Bang  Nga  công  bố  75  loài  sinh  vật 
thuộc  diện  dịch  hại  KDTV,  trong  đó  có  52  loài  côn  trùng.  Indonexia  công 
bố:  164  loài  sinh  vật  thuộc  diện  dịch  hại  KDTV,  trong  đó  có  52  loài  côn 
trùng.  Ở  mỗi  quốc  gia  công  tác  KDTV  còn  có  nhiệm  vụ  xác  định  những 
vùng  có  dịch  hại  nguy  hiểm,  từ  đó  đưa  ra  những  quyết  định  cụ  thể  nhằm 
ngăn chặn, tránh để lây lan ra những vùng lân cận. 
2.3.2. Nghiên cứu về côn trùng gây hại nông sản lưu trữ trên thế giới 
Tổng  kết  sự  có  mặt  và  gây  hại  của  côn  trùng,  tác  giả  RL.  Semple, J. 
V.  Lozara  và  Casterman  cho  rằng  trên  thế  giới  có  khoảng trên 100 loài côn 
trùng  liên  quan  đến  các  sản  phẩm  kho.  Trong  đó  bộ  cánh  cứng  chiếm  tỷ lệ 
60% và bộ cánh vảy chiếm 8­10%. 
Hầu  như  ở  đâu  có  sự  tồn  trữ  và  lưu  trữu,  ở  đó  xuất  hiện  các  loài  sinh 
vật  gây  hại.  Nhiều  khi  chỉ  cần  sau  vài  tuần,  sinh  vật  gây  hại  đã  phát  triển 
thành  quần  thể  với  số  lượng  lớn  và  gây ra những “vụ cháy ngầm”, tiêu hủy 
một  phần  hoặc  hoàn  toàn  hàng  hóa  bảo  quản  ở  trong  kho  (Bùi  Công  Hiển, 
1995).  Sự  phá  hoại  của  côn  trùng  hại  kho  có  thể  nói  là  rất  đa  dạng  và  phổ 
biến. 
Côn  trùng  vượt  qua  tất  cả  các  loài  dịch  hại khác về số lượng cá thể và 
số  lượng  loài,  chúng  cạnh  tranh  với  con  người  về  nguồn  cung  cấp  lương 
thực,  lan  truyền  dịch  bệnh  cho  con  người,  cho  cây  trồng  và gia súc của họ. 
Đặc  điểm  nổi  bật  của  dịch  hại  là  chúng  thích  nghi  cao  với  điều  kiện  cuộc 
sống  trên  trái  đất,  điều  này  có  nghĩa  là  chúng  có  thể  tồn  tại  và  hoạt  động 
trong cả điều kiện khô hạn (Van der Laan, P.A., 1981). 
Trên  thế  giới  đã  có  nhiều  những  nghiên  cứu  về  côn  trùng  hại  kho, 
trước  nhất  và  chiếm  đa  số  là  những  nghiên  cứu  về  thành  phần  loài.  Có  thể 

kể  đến  trước hết là danh mục côn trùng gây hại sản phẩm ngũ cốc và hạt dự 


trữ  của Cotton (1937); danh mục dịch hại sản phẩm bảo quản của Cotton và 
Wilbur  (1974);  thành  phần  côn  trùng  ở  Úc  của  Anonymous  (dẫn  theo 
Snelson  J.T.,  1987);  côn  trùng  hại  hạt  và  sản  phẩm  hạt  dự  trữ  của  Cotton 
R.T.  (1963)  [21];  thành  phần  côn  trùng  trên  thóc  và  gạo  dự  trữ  ở  Thái  Lan 
của  Hiroshi  Nakakita   et  al .  (1991);  thành  phần  côn  trùng  gây  hại  trên  thóc 
gạo  ở  Indonesia  của  Hall  P.W.   et  al.  (1961).  Bên  cạnh  đó  còn  có  các  công 
trình  nghiên  cứu  đã  công  bố  về  thành  phần  loài  như:  Nghiên  cứu  về  sinh 
thái  học  côn  trùng  trên  hạt  đóng  bao  của  Graham  (1970),  Smith  (1963), 
Prevett  (1964);  sinh  thái  học  côn  trùng  trong các kho ngũ cốc của Richards 
và  Woodroffe  (1968);  hoặc  dẫn  liệu  về  côn  trùng hại kho của nông dân của 
Markham (1981) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995). 
Qua  thống  kê  của  Matheson,  &  O.C.  (1996)  và  Vũ  Quốc  Trung 
(1978):  Trên  thế  giới  ước  có  khoảng  1.000.000  loài  côn  trùng,  trong  đó  có 
900.000  loài  đã  biết  tên,  chiếm  khoảng  78%  trong  tổng  số  1.150.000  loài 
động  vật  đã  biết.Bhadriraju  và  Wilbur  (1996),  thống  kê  được  số lượng loài 
sâu  mọt  gây  hại  trong các kho bảo quản và dự trữ trên thế giới gồm 43 loài, 
trong  đó  có  19  loài  gây  hại  chủ  yếu  và  24  loài  gây  hại  thứ  yếu  (Snelson, 
1987). 
Bhadriraju  và  David  (1996)  cho  rằng:  Số  lượng  côn  trùng  hại  kho 
thuộc  bộ  cánh  cứng  (Coleoptra)  có  khoảng  250.000  loài,  trong đó có nhiều 
loài  gây  hại  quan  trọng.  Có  khoảng  40  họ  thuộc  bộ cánh cứng có liên quan 
tới  sản  phẩm  trong  kho  .  Nghiên  cứu  thành  phần  sâu  mọt  hại  gây  hại dược 
liệu:  Grabnervaf  Schidt  (1992)  đã  đưa  ra  nhận  xét:  Có  14  loài  sâu  mọt  hại 
trên  sản  phẩm  dược  liệu  được  bảo  quản,  trong  đó  có  9  loài  thuộc  bộ  cánh 
cứng  và  3  loài  thuộc  bộ  cánh  vảy  xuất  hiện  trong  kho  hàng  thuộc  tỉnh 
Berlin­  Liên  bang  Đức.  Có  33  loài  sâu  mọt  trên  sản  phẩm  dự  trữ  của  tư 
nhân,  những  loài  sâu  mọt  phổ biến nhất trong kho dự trữ và trong kho hàng 

đó  là:  Họ  ngài  đêm(   Ephestia  elutella  Hbn)  và  mọt  thuốc  bắc( Stegobium 
panoceum  L.). 
Về  đặc  điểm  sinh  thái  của  mọt  thuốc  lá  và  mọt  thuốc  bắc  tác  giả 
Gunasekaran,  Baskaran,  &  Rajendran  (2003),  cho  biết:  Mức  độ  ảnh hưởng 
của  mọt  thuốc  bắc   Stegobium  panoceum,  mọt  thuốc  lá   Lasioderma 
serricone  phụ  thuộc  vào  thành  phần  và  mức  độ  axits  uric  có  trong  cây,  hạt 
rau Mùi, rễ cây Nghệ. Có hơn 1.000 loài bọ gặm nhấm được mô tả. Phần đa 
là  mọt  đục  thân  gỗ.  Nhưng  có  hai  loài  là  mọt  thực  phẩm  (mọt  thuốc  bắc­ 


Stegobium  panoceum  L.)  (được  biết  tới  ở  Anh  là  mọt  bánh  qui)  và  mọt 
thuốc  lá   Lasioderma  serricone :  Chúng  tấn  công  các  sản  phẩm  được  bảo 
quản. 
Sâu  mọt  hại  các  sản  phẩm  được  bảo  quản  gây  ra  thiệt  hại  khổng  lồ 
cho  các  sản  phẩm  sau  thu  hoạch  và hạt giống, các sản phẩm đóng gói kể cả 
các sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật [30].  
Nhiệt  độ,  độ  ẩm  ảnh  hưởng  trực  tiếp  tới  điều  kiện  sống  của  sâu  mọt 
nói  chung  trong  đó  có  mọt  thuốc  bắc  và  mọt  thuốc  lá.  Nghiên  cứu  về  sự 
phụ  thuộc  các  yếu  tố  môi  trường  tác  giả  Cox  &  Simms  (1978):  Có  24  loài 
côn  trùng  bao  gồm:   Ahasverus  advena,  Cryptolestes  frrugineus,  Ephestia 
elutella  ,  Lasioderma  serricorne,  Plodia  ỉnterpunctella,  Ptinus  tectus, 
Stegobium  panoceum... được  tìm  thấy  trên  bột  đậu  nành.  Khi  độ  ẩm  đạt 
70%  và  nhiệt  độ  25°C  hoặc30°C  là  điều  kiện  tốt  nhất  để  côn  trùng  sinh 
sống và trưởng thành. 
Cũng  Theo  Cox  &  Simms  (1978):  So sánh ở hai mức độ ẩm, ở mức 
80%  các  loài  sâu  mọt  phát  triển  trên  các  loại  thức  ăn,  còn ở mức 70% phát 
triển  ít  hơn.  Điều  này  có  thể  ảnh  hưởng  đến  sự  phát  triển  của  một  số  loài. 
Đánh  giá  trên  số  lượng  con  trưởng  thành  và  các  pha.  Các  loài  có  thể  tấn 
công  vào  bột  đậu  nành  và  dược  liệu  ở  trong  điều  kiện  nhiệt  độ  môi  trường 
như:   Stegobium  panoceum,  Ptinus  tectus,  Tineola  bisslliella,  Ephestia 

cautella  và   Lasioderma  serricome .Theo  Cotton  và  Wilbur  (1974),  côn 
trùng gây hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài được chia làm 2 
nhóm:  Nhóm  côn  trùng  gây  hại  chủ  yếu  gồm  19  loài  và  nhóm  côn  trùng 
gây  hại  thứ  yếu  nhưng  thường  xuyên  xuất  hiện  trên  hạt  dự  trữ gồm 24 loài 
(dẫn theo Nelson, J.T., 1987). 
Christoph  Reichmuth  (2000)  đã  ghi  nhận được 55 loài côn trùng trên 
sản  phẩm  bảo  quản  ở  Đức.  Hiroshi  Nakakita  (1991)  đã  ghi  nhận  được  36 
loài  côn  trùng  thuộc  17  họ  và  2  bộ  gây  hại  trong  thóc  và  gạo  bảo  quản  ở 
Thái  Lan  năm  1991.  Kỹ  thuật  bảo  quản  nông  sản  sau  thu  hoạch  ngày  một 
phát  triển  cùng  với  sự  thay  đổi  về  các  điều  kiện  sinh  thái,  điều  kiện  môi 
trường  và  nguồn  thức  ăn  của  côn  trùng  hại  kho  cũng  luôn  thay  đổi, do vậy 
thành  phần,  mật  độ  các  loài  côn  trùng  trong  kho  cũng  luôn  có  sự  thay  đổi 
cho  phù  hợp. Cho đến nay việc nghiên cứu về thành phần loài côn trùng hại 
kho vẫn đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. 
2.3.3. Một số nghiên cứu về  loài Lasioderma serricorne . 


Mọt  thuốc  lá  là  loài  gây  hại  chính  trong  các  kho  bảo  quản  nông  sản 
nói  chung  và  nguyên  liệu  thuốc  lá  bảo  quản  nói  riêng.  Fabricius  là  người 
đầu  tiên  quan  sát  và  mô  tả  về  chúng  vào  năm  1972.  Mọt  thuốc  lá  đã  được 
ghi  nhận  vào  năm  1848  tại  Pháp,  tại  Hoa  Kỳ  năm  1886  (Ryan,  1999). Mọt 
thuốc  lá   L.  serricorne  thuộc  Bộ  Cánh  cứng  (Coleoptera),  họ  Anobiidae 
(Howe, 1957; Ashworth, 1993; CABI, 2006; Wikipedia, 2010a). 
Hiện  nay,  mọt  thuốc  lá   L.  serricorne  phân  bố  rộng  khắp  trên  thế  giới 
và  được  coi  là  loài  phổ  biến  trong  các  kho  bảo  quản  nông  sản,  được  tìm 
thấy  chủ  yếu  ở  vùng  nhiệt  đới  và  cận  nhiệt  đới  (Howe,  1957;  Sannino, 
1980;  Snelson, 1987; Harwalkar  et al ., 1995, Christian, 1999). Mọt thuốc lá 
L.  serricorne  không  chỉ  phá  hại  lá  và  thuốc  lá  đã  chế  biến,  chúng  còn  tấn 
công  cả rau quả khô như thảo mộc, bánh làm từ hạt có dầu, ngũ cốc, ca cao, 
lạc  nhân...  và  chủ  yếu  là  do  sâu  non  gây  ra  (Carvalho   et  al.,  2000;  Zhu   et 

al.,  2000). 
Ryan  (1999)  đã  đề  cập  đến  khả  năng  lựa  chọn  thức  ăn  của  mọt  thuốc 
lá  rất  phong  phú,  chúng  tấn  công  trên  50  loại  sản  phẩm  nông  sản  khác 
nhau.Theo  Arbogast   et  al 2002,  mọt  thuốc  lá  là  loài  đa  thực,  chúng  có  phổ 
thức  ăn  rộng,  có  thế  ăn  nhiều  loại  sản  phẩm  của  cây  trồng  và  được  coi  là 
loài  dịch  hại  nguy  hiểm  đối  với  kho  bảo  quản  nông  sản  nói  chung  và  kho 
nguyên liệu thuốc lá nói riêng  
Theo  mô  tả  của  Ryan  (1999),  trưởng  thành  mọt  thuốc  lá  dài  2,0  – 
3,7mm,  có  màu  nâu  sáng,  trọng  lượng  cơ  thể  từ  1,6  ­  4,4  mg.  Kích  thước 
của  mọt  phụ  thuộc  chủ  yếu  vào  thức  ăn,  nhiệt  độ  và  độ  ẩm  trong  quá trình 
phát  triển.  Thông  thường  trưởng  thành  cái  thường  lớn  hơn  trưởng  thành 
đực.  Phân  biệt  trưởng  thành  đực  và trưởng thành cái thông qua mấu lồi của 
bộ  phận  sinh  dục.  Con  cái  thường  có  mấu  lồi  hình  chữ  V,  con  đực  có  mấu 
lồi hình chữ U. 
Arbogast   et  al.,  2002  đã  mô  tả  mọt  thuốc  lá  là  loài  có  kích  thước  từ 
2­3  mm.  Trưởng  thành  có  màu  nâu  đỏ,  thân  hình  tròn  hoặc  bầu  dục.  Mọt 
trưởng  thành  có  thể  bay  xa  tới  3  km,  điều  này  giải  thích  khả  năng  xâm hại 
và  phát  tán  của  chúng  trong  các  kho bảo quản. Chúng thường bay vào buổi 
chiều  muộn  hoặc  ban đêm khi có ánh sáng, đặc biệt bay mạnh khi chúng đẻ 
trứng  (Ryan,  1999).  Theo  kết  quả  nghiên  cứu  của  Sannino  (1980),  hoạt 
động  sinh  sản  của mọt thuốc lá  L. serricome có liên quan chặt đến nhiệt độ. 
Ở  nhiệt  độ 15°Ccon cái sẽ giao phối sớm hơn ở nhiệt độ 29°C.Theo kết quả 


nghiên  cứu  của  Howe  (1957),  vòng  đời  của  mọt  thuốc  lá  phụ  thuộc  vào 
nhiệt độ và thức ăn, nhưng chúng thường kéo dài 40 ­ 90 ngày. 
Theo  Koehler  (1994)  (dẫn  theo  Trần  Văn  Nguyên,  2007),  mọt trưởng 
thành  trong  điều  kiện  bình thường chúng có thể sống được 3­4 tuần, trưởng 
thành  cái  đẻ  tới  100  trứng.  Trứng  thường  nở  sau  khi  đẻ  6­10 ngày tuỳ theo 
nhiệt  độ.  Thời gian một vòng đời (từ trứng tới trưởng thành và đẻ quả trứng 

đầu  tiên)  là  2­3  tháng,  trong  điều  kiện  ấm  áp  chúng  có thể có 5­6 lứa trong 
một năm. 
2.4. Một số nghiên cứu trong nước 
2.4.1. Một số nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật 
Với  chính  sách  mở  cửa,  việc  buôn  bán  giữa  Việt  Nam  với  các  nước 
ngày  càng  phát  triển  nên  lượng  hàng  hoá  thuộc  diện KDTV nhập khẩu vào 
nước  ta  với  số  lượng  ngày  càng  tăng,  đa  dạng  về  chủng  loại,  xuất  xứ  từ 
nhiều  vùng  lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Hàng triệu tấn hàng thuộc diện 
KDTV  nhập  khẩu  vào  Việt  Nam  nhằm  phục  vụ  sản  xuất  trong  nước,  mặt 
khác  vói  chủ  trương  đi  tắt  đón  đầu  về  công  nghệ,  đa  dạng  hoá  cây  trồng, 
chúng  ta  đã  và  đang  tích  cực  đưa  các  loại  giống  cây trồng chủ đạo có năng 
xuất cao vào thay thế dần các giống cây trồng cũ trong nước. 
Theo  thống  kê  của  cơ  quan  KDTV:  Hàng  triệu  tấn  hàng  thuộc  diện 
KDTV  nhập  khẩu  vào  Việt  Nam  nhằm  phục  vụ  sản  xuất  trong  nước,  mặt 
khác  với  chủ  trương  đi  tắt  đón  đầu  về  công  nghệ,  đa  dạng  hoá  cây  trồng, 
chúng  ta  đã  và  đang  tích  cực  đưa  các  loại  giống  cây trồng chủ đạo có năng 
xuất  cao  vào  thay  thế  dần  các  giống  cũ  trong  nước.  Các  mặt  hàng  thuộc 
diện  KDTV  được  nhập  khẩu  từ  Trung  Quốc  vào  nước  ta  khá  lớn,  tạo  điều 
kiện  thuận  lợi  cho  sinh  vật  gây  hại  nói  chung,  sâu  hại  nói  riêng  xâm  nhập, 
lây lan. 
Những  năm  qua,  tình  hình  SVGH  xuất  hiện  trên  hàng  nhập  khẩu  có 
diễn  biến  tương  đối  phức  tạp,  thành  phần  rất  đa  dạng  như  nấm  bệnh,  côn 
trùng,  cỏ  dại,  tuyến  trùng,  vi  khuẩn,  virus....  Hầu  hết  các  lô  hàng  nông  sản 
đều  bị  nhiễm  SVGH  nhưng  với  mức  độ  và  tính  chất  khác  nhau, nguồn gốc 
đa dạng phong phú. 
Việc  nghiên  cứu thành phần SVGH nói chung và sâu mọt gây hại nói 
riêng  trên  các  sản  phẩm  thuộc  nông  sản  xuất  nhập  khẩu  của  ngành  BVTV 
cho  thấy:  Từ  năm  1998  đến  năm  2002  đã  phát  hiện  hơn  40  loài  côn  trùng, 
gần  30  loài  nấm  bệnh,  58  loài  cỏ  dại,  hàng chục loài tuyến trùng, vi khuẩn, 



virus  là  dịch  hại  thuộc  diện  KDTV  ...  Trong  đó  đã nhiều lần phát hiện dịch 
hại  thuộc  diện  KDTV  của  Việt  Nam  như:   Radopholus  similis;  Ephilis 
oryzae;  Trogoderma  granarium;  Trogoderma  inclusum;  Spongospora 
subterranea;  Lolỉum  temulentum;  Zabrotes  subfasciatus;  Acanthoscelides 
obtectus... . 
Đặc  biệt  năm  2002:  Toàn  ngành  đã  phát  hiện  531  lần  dịch  hại  thuộc 
diện  KDTV,  một  trong  những  dịch  hại  quan  trọng đó là bệnh ghẻ bột khoai 
tây  phát  hiện  tới  350 lần và 124 lần phát hiện  Trogoderma inclusion,  53 lần 
phát  hiện   Trogoderma  granarium... Trong  những  năm  qua  SVGH  xuất hiện 
trên  hàng  thực  vật  nhập  khẩu  ngày  càng  tăng,  đa  dạng  về  loài;  đặc  biệt  là 
các  dịch  hại  thuộc  diện  KDTV  bị  phát  hiện  gần  900  lần.  Chúng  có  nguồn 
gốc  xuất  xứ  từ  nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Những dịch hại 
trên đã được xử lý triệt để tại các cửa khẩu [5]. 
Việc  phát  hiện,  nắm  rõ  thông  tin khoa học và thành phần SVGH cũng 
như  nguồn  gốc  xuất  xứ  của  các  lô  vật  thể  thuộc  diện  KDTV  làm  cơ  sở  để 
phân  tích,  đánh  giá  nguy  cơ  dịch  hại  từ  đó  đề  xuất  những  biện  pháp  xử  lý 
và quản lý SVGH trên hàng nhập khẩu vào Việt Nam. 
2.4.2. Một số nghiên cứu về mọt thuốc lá Lasioderma serricorne. 
Theo  Vũ  Quốc  Trung  (1981):  Mọt  thuốc  lá  có  tên  khoa  học 
Lasioderma serricorne  Fabricius thuộc họ Anobiidae, bộ Coleoptera. 
*
Phân  bố  và  tác  hại:  Mọt  thuốc  lá  phân  bố  khắp  thế  giới,  trong 
đó có Việt Nam. 
Hàng  năm  loài  mọt  này  gây  thiệt  hại  lớn  tới  thuốc  lá.  Ngoài  thuốc  lá 
loài  mọt  này  còn  phá  hoại  chè,  dược  liệu,  quả  khô,  cá  khô,  các  loại  hạt  có 
dầu,  tiêu  bản  động  vật,  tài  liệu,  sách  báo,...  có  khi còn gặp chúng trong các 
kho  lương  thực.  Mọt  thuốc  lá   L.  serricorne  là  loài  sâu  hại có tính ăn rộng, 
nó gây thiệt hại rất lớn cho thuốc lá và nhiều nông sản khác. 
*

Đặc điểm hình thái  (Vũ Quốc Trung, 1981): 
­
Trứng:  Dài  0,4  ­  0,5  mm,  hình  bầu  dục  dài,  màu  vàng  trắng 
nhạt. Vỏ trứng hơi nhẵn, nhưng một đầu nhô lên. 
­
Sâu  non:  Khi  mới  nở  đạt  0,55  mm,  rất  khác  so vói sâu non khi 
đẫy  sức,  thân  hình  thắng  và  hoạt  bát,  khi  hoạt  động  giảm  dần và thân ngắn 
lại.  Sâu  non  đẫy  sức  thân  dài  4,0  mm,  thân  cong  lại  và  trở  thành  có  hình 
chữ  c,  đường  kính  các  đốt  gần  như  nhau,  thân  màu  vàng  trắng  nhạt,  trên 
mình  có  nhiều  lông  rất  nhỏ,  dài.  Đầu  màu  vàng  nhạt,  không  có  mắt.  Trên 


mình  có  nhiều  đường  vân  ngang.  Mảnh  lưng  ngực  trước  màu  nâu,  nở  to, 
đốt  bụng  cuối  cùng  lượn cong. Chân có 4 đốt, có 1 móng vuốt. Lỗ thở dạng 
hình trứng. 
­ Nhộng :  Dài  3  mm,  rộng  1,5  mm,  màu  trắng  sữa,  mặt  lưng màu vàng 
nâu, có cánh, bụng to và mập. 
­ Mọt  trưởng  thành :  Mọt  đực  dài  2,5  mm;  mọt cái dài 3 mm, hình bầu 
dục  ngắn.  Chiều  dài  của  thân  gấp  đôi  chiều  rộng.  Nếu  nhìn  chính  diện,  có 
dạng hình trứng, nhìn nghiêng có dạng hình lưng lạc đà. 
Thân  màu  hồng  nâu,  có  cánh,  có  nhiều  lông  màu  nâu  nhạt.  Mép  sau 
ngực  trước  và  gốc  cánh  cứng  có  gò  rất  rõ.  Đầu  lớn  hình  bán  cầu,  rụt  vào 
dưới  ngực  trước,  vì  vậy  nếu  nhìn  từ  mặt  lưng  không  thấy  đầu.  Râu  đầu  có 
11 đốt. 
Nhìn  phía lưng ngực trước thấy mép trước hình bán cầu, nhìn một bên 
thấy  mép  sau  cao  hơn  phía  trước, cong về phía sau, ngực trước cong úp lại. 
Cánh  cứng  khít  với  gốc  ngực  trước.  Nhìn  mặt  nghiêng  của  cánh  cứng  cao 
nối  lên  và  thấp  dần  về  phía  đầu  cánh.  Trên  cánh  cứng  có  nhiều  điểm  lõm 
nhỏ. 
* Đặc điểm sinh học: 

Mọt  không  thích  ăn,  ưa  ánh  sáng  yếu,  cường  độ  chiếu  sáng  khoảng 
50  Lux  thu  hút  mọt  rất  mạnh,  nó  hoạt  động  ở  ánh  sáng  mờ  nhạt.  Ở  điều 
kiện  25°C  và  độ  ẩm  70%,  con  cái  sống  31  ngày,  con  đực  28  ngày,  chúng 
hoạt động mạnh vào lúc hoàng hôn và ban đêm (Vũ Quốc Trung, 1981). 
Trưởng  thành  vũ  hóa  sau  3  ngày  thì  giao  phối,  đẻ trứng. Ở 25°C đẻ ít 
nhất  103  trứng,  nhiều  nhất  120  trứng.  Với  độ  ẩm  cao,  thời  gian  trứng 
khoảng  6  ngày,  sâu  non  lột  xác  4  lần.  Thời  gian  từ  tuổi  1  đến  tuổi  5  trung 
bình  19,2  ngày  và  thời  gian  nhộng  là  3,8  ngày.  Vòng  đời  là  29,1  ngày  (Vũ 
Quốc Trung, 1981). 
Trong  điều  kiện  nước  ta,  mọt  thuốc  lá  mỗi  năm  có  3­6  lứa.  Vòng  đời 
của  mọt  là  44  ­  70  ngày,  thời  kỳ  Trứng  và  sâu  non 30­50 ngày, nhộng 8­10 
ngày.  Mỗi  con  cái  đẻ  được  10  ­  100  trứng,  thường  đẻ  rải  rác  mọi  nơi,  đẻ 
trên  đống  lương  thực,  trong  kẽ  bao  bì,  trên  gân  thuốc  lá  hay  kẽ  lá.  Chúng 
thường  hoạt  động  mạnh  vào  ban  đêm  và  những  ngày râm mát, những ngày 
nắng không hoạt động, mọt bay, bò và giả chết (Vũ Quốc Trung, 1981). 
Theo  Bùi Công Hiển (1995), mỗi con trưởng thành cái có thể đẻ từ 10 
­100  trứng,  ở  nhiệt  độ  dưới  20°C  mọt  cái  thường  không  đẻ  trứng.  Trong 


điều  kiện  khí  hậu  ở  nước  ta,  mọt  thuốc  lá   L.  serricorne  có  thể  sinh  sản 
được  3­6  lứa  một  năm,  vòng  đời  từ  44  ­70  ngày,  thời  kỳ  trứng  từ  6  ­  10 
ngày, sâu non từ 30­50 ngày, nhộng từ 6 ­ 10 ngày. 
 
 
2.5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 
2.5.1 .Cơ sở lý luận 
Bất  cứ  sinh  vật  nào  nhân tố thức ăn được xem là nhân tố sinh thái rất 
quan  trọng,  đối  với  côn trùng cũng vậy. Forbxom (1988) đã viết: “Trong tất 
cả  các  yếu  tố  môi  trường  xung  quanh  không  có  gì  ảnh  hưởng  đến  chúng 
một  cách  mạnh  mẽ,  phức  tạp  và  sâu  sắc  như  các  yếu  tố  thức  ăn,  ngay  cả 

thời  vụ,  khí  hậu,  đất  đai  và  các  yếu  tố  vô  sinh  khác  thường  ảnh hưởng đến 
động  vật  qua thức ăn ở mức độ như là trực tiếp”. Thật vậy, số lượng và chất 
lượng  thức  ăn  quyết  định  phần  lớn  đến  tốc  độ  phát  dục,  đến  hoạt  tính,  sức 
sinh  sản,  hiện  tượng  ngừng  phát  dục,  tỷ  lệ  chết,  ảnh  hưởng đến sự phân bố 
phát  tán  của  chúng.  Và  mọt  thuốc  lá  cũng  không ngoại lệ, là đối tượng gây 
hại  chủ  yếu  trên  các  nguyên  liệu  thức  ăn  chăn  nuôi  nên  thức  ăn  có  vai  trò 
đặc  biệt  quan  trọng  đối  với  sinh  trưởng  và  phát  triển  của  mọt.  Thời  gian 
phát dục, vòng đời, tỷ lệ sống, khả năng đẻ trứng...là không giống nhau trên 
các  loại  thức  ăn. Mọt thuốc lá chỉ phát dục và sinh sản tốt trên các loại thức 
ăn  phù  hợp.  Khi  thức ăn không đủ và kém chất lượng thì thời gian phát dục 
của  sâu  non  thường  kéo  dài,  khả  năng sinh sản ít và kích thước cũng chênh 
lệch. 
Vì  vậy,  trên  cơ  sở  nghiên  cứu  đặc  điểm  sinh  học  của  mọt  thuốc  lá 
trên  các  loại  thức  ăn khác nhau để từ có chế độ bảo quản phù hợp cũng như 
biện pháp phòng trừ mọt thích hợp cho mỗi loại thức ăn khác nhau. 
2.5.2. Cơ sở thực tiễn 
Cùng  với  sự  phát  triển  của  nông  nghiệp  nói  chung  và  ngành  chăn 
nuôi  nói  riêng  thì  việc  nhập  khẩu  nguyên  liệu  thức  ăn  chăn  nuôi  của  nước 
ta  ngày  càng  tăng  cao.  Đối  với  nước ta là một nước đang phát triển và kinh 
tế  chủ  yếu  dựa  vào  sản  xuất  nông  nghiệp  cho  nên  việc  nhập  khẩu  thức  ăn 
chăn  nuôi  để  chế  biết  và  cung  cung  cấp  cho  ngành  chăn  nuôi  là  rất  quan 
trọng.  
Cảng  Quy  Nhơn  là  một  trong  những  cảng  lớn  của  khu  vực  miền 
Trung  Tây  Nguyên  nên  lượng  hàng nhập khẩu khá đa dạng và với số lượng 


khá lớn. Chính vì sự giao lưu hàng hóa và tình hình nhập khẩu tại cảng Quy 
Nhơn  với  lượng  hàng  nhập  khẩu  như  thế  nên  không  tránh  khỏi được thành 
phần sâu mọt hại cũng phong phú và đa dạng, với nhiều loài khác nhau, gây 
khó  khăn cho việc kiểm dịch và phòng trừ chúng. Trong số đó nổi bật lên là 

loài   L.  serricorne ,  với  mức  độ  phổ  biến  và gây hại khá cao. Tuy nhiên việc 
điều  tra  về  thành phần loài và nghiên cứu về đặc điểm sinh học của các loài 
sâu mọt này còn nhiều hạn chế . 
Chính  vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến một số đặc điểm 
sinh  học  của  loài  L.serricorne  ở  trong  phòng  thí  nghiệm  là  cơ  sở  hết  sức 
quan  trọng  và   có  ý  nghĩa  thực  tiễn .   Nghiên  cứu  nhằm  xác  định  thành phần 
sâu  mọt  hại  trong  kho  bảo  quản,  ảnh  hưởng  của các loại thức ăn khác nhau 
đến  loài   L.  serricorne   giúp  đề  ra  biện  pháp  phòng  trừ đúng lúc, đúng giai 
đoạn  và  trên  từng  loại  thức  ăn  khác  nhau  đem  lại  hiệu  quả  cao  và  kinh  tế. 
Bên  cạnh  đó  làm  cơ  sở  và  giúp  cho  công  tác  quản  lý  dịch  hại  kiếm  dịch 
thực  vật  của  Việt  Nam  nói  chung,  sâu  mọt  hại  nguyên  liệu  thức  ăn  chăn 
nuôi  nói  riêng  được  thuận  lợi  hơn,  góp  phần  phục  vụ  công  tác  xuất  nhập 
khẩu tại cảng Quy Nhơn.  
 
 
 
 
 
 
 
 

 


PHẦN 3 
 
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 

3.1. Đối tượng vàvật liệu nghiên cứu 
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu 
Mọt thuốc lá  Lasioderma serricorne  Fabricius. 
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 
Bã  ngô  nhập  từ  Mỹ;  Khô  dầu  đậu  tương  nhập  từ  Trung  Quốc;  Cám 
gạo  nhập  từ  Ấn  Độ  (sấy  ở  60 o C  trong  1  giờ  tính  từ  khi  đạt  được  nhiệt  độ 
cần thiết). 
3.2. Dụng cụ thí nghiệm 
Dụng  cụ  phục  vụ  cho  nghiên  cứu  thu  thập  quần  thể  sâu  mọt,  nhân 
nuôi trong phòng thí nghiệm gồm: 
­
Lọ đựng côn trùng thu thập có nắp lưới thông thoáng 
­
Khay phân tích mẫu 
­
Kính  lúp  soi  nổi  (có  bộ  phận  chụp  ảnh)  quan  sát  các  đặc  điểm  hình 
thái 
­
Lọ nhân nuôi côn trùng 
­
Đĩa  petri  theo  dõi  thí  nghiệm  sinh  vật  học  của  sâu  mọt  loại  lớn (100 
x 15mm), loại nhỏ (60 x 15mm) 
­
Tủ định ôn 30 o C theo dõi thí nghiệm sâu mọt 
­
Tủ sấy thức ăn nuôi sâu mọt 
­
Giá nuôi côn trùng 
­
Cân kỹ thuật có độ nhạy ± 0,001g 

­
Cồn 70º, formol 5%... 
Ngoài  ra  còn  có:  Vợt  bắt  mẫu,  bộ  rây  sàng  mọt,  túi  đựng  mẫu,  ống 
nghiệm,  kính  lúp,  thùng nhựa nuôi mọt, lưu mẫu và các dụng cụ thí nghiệm 
khác panh, bút lông, giấy lọc, bông, cồn... 
3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
3.3.1. Thời gian 
      Đề tài được thực hiện từ 05/2015 đến 03/2016 
3.3.2. Địa điểm nghiên cứu 


Tại  cảng  Quy  Nhơn  và  một  số  kho  bảo  quản  của  các  đơn  vị  tham  gia 
nhập khẩu tại Bình Định. 
Tại  phòng  thí  nghiệm  côn  trùng,  bộ  môn  Bảo  vệ  thực  vật,  khoa Nông 
học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 
 

3.4. Nội dung nghiên cứu 
­  Điều  tra  thành  phần  và  mức  độ  phổ  biến  của  các  loài  mọt  gây  hại 
trên nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu qua cảng Quy Nhơn. 
­  Nghiên  cứu  xác định một số đặc điểm hình thái qua các pha phát dục 
của mọt thuốc lá. 
­  Nghiên  cứu  ảnh  hưởng  của  nhiệt  độ  đến  đặc  điểm  sinh  vật  học  của 
mọt thuốc lá. 
3.5. Phương pháp nghiên cứu 
3.5.1.  Phương  pháp  điều  tra  mọt  hại  trên  nguyên  liệu thức ăn chăn nuôi 
nhập khẩu qua cảng Quy Nhơn và bảo quản sau nhập khẩu 
+ Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt  
­  Thực  hiện  theo  Tiêu  chuẩn  ngành:  10  TCN  960/2006  Kiểm  dịch 
thực vật – qui trình kiểm dịch thực vật. 

­  Tiến  hành  điều  tra, thu thập mẫu côn trùng tại các kho thức ăn chăn 
nuôi theo phương pháp lấy mẫu TCVN 4731­89. 
­  Lưu  giữ  mọt  theo  tiêu  chuẩn  ngành:  10  TCN  956/2006,  KDTV  – 
qui trình lưu giữ và bảo quản mẫu vật.  
­  Điều  tra  kho  trung  bình  10  ngày  một  lần  và  kết  hợp  các  lần  bổ 
sung.  Thời  gian  điều  tra  trong  ngày  thích  hợp  nhất  là  sáng  sớm  hoặc chiều 
mát. 
­  Tại  mỗi  kho,  bắt  toàn  bộ  cá  thể  mọt  tìm  thấy  trong  hàng  hóa,  trên 
bao bì và trên sàn kho, trong kẽ nứt tại điểm điều tra. 
­  Tiến  hành  sàn  bằng  các  ngăn  khác  nhau  để  tách  côn  trùng  từ  hàng 
hóa,  phân  tích  các  loại  côn  trùng  kho  và  loài  mọt   L.  serricorne  cho  vào  lọ 
thu mẫu, ghi nhãn: Địa điểm thu thập, nhiệt độ, ẩm độ trong kho. 
­  Tất  cả  các  mẫu  thu  thập  được  ở  các  địa  điểm  đều  được  đưa  về 
phòng thí nghiệm giám định lại bằng kính lúp soi nổi và chụp ảnh tại phòng 
kỹ thuật của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng IV. 
❖ Xử lý mẫu côn trùng: 


  ­  Đối  với  côn  trùng  trưởng  thành:  Giết  chết  bằng  lọ  độc  (KCN)  sau 
đó  sấy  ở  tủ  định  ôn ở nhiệt độ thấp rồi tăng dần nhiệt độ lên (sấy ở nhiệt độ 
45­50 o C  trong  3­4  ngày  hoặc  tăng  lên  50­60 o C  trong  7­10  ngày,  tùy  theo 
kích  thước  của  côn  trùng).  Sau  đó  cho  vào  lọ  nút  mài  kín  và  để  ở  nhiệt  độ 
phòng, các lọ đều được dán nhãn đầy đủ. 
  ­  Đối  với  sâu  non:  Để  cho  sâu  nhịn  đói  1  ngày  cho  bài  tiết  sạch 
bụng,  sau  đó  cho  vào  ống  nghiệm  chứa  khoảng  2­3  ml  dung  dịch  KOH 
hoặc  NaOH  10%  đun  trên  ngọn  đèn  cồn  (vừa  đun  vừa  lắc  ống  nghiệm) 
không để sôi, cho đến khi khi sâu non dãn thẳng ra. 
❖ Bảo quản mẫu côn trùng : 
­  Đối  với  côn  trùng  trưởng  thành:  Sau  khi  sấy  để  nguội  cho  vào  lọ 
nút mài bảo quản nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo. 

­  Đối với sâu non, nhộng: Ngâm vào dung dịch Paml hoặc cồn 70%. 
Dung dịch Paml được pha chế theo tỷ lệ:  
­ Nước cất: 30% 
­ Cồn 96 o : 15% 
­ Formaldehyt 40%: 6% 
­ Acid acetic đậm đặc: 4% 
­ Glyceryl: 5 giọt  
Mẫu  vật  được  tiến  hành  giám  định  trực  tiếp  bằng  hình  thái  bên  ngoài 
hoặc  giám  định  bằng  tiêu  bản  giải  phẫu  bằng  mắt  thường,  kính  lúp,  kính 
lúp  soi  nổi  có  độ  phóng  đại  từ  40­70  lần  theo  khóa  phân  loại  của  CABI 
(2007),  Bousquet  (1990),  Haines  (1991),  Bùi  Công  Hiển  (1995);  Vũ  Quốc 
Trung (1978) để giám định.  
+  Tính  độ  thường  gặp  của  loài   Lasioderma  serricorne  F.  trong 
thành phần mọt hại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. 
Phương  pháp  tính  toán  :  Tính  độ  thường  gặp  (%)  để  đánh  giá  mức  độ 
phổ biến của từng loài côn trùng theo không gian điều tra  
Na 
C (%) = 
x 100 
(1) 

Trong đó: Na: Số điểm điều tra có chứa loài a 
                 N: Tổng số điểm điều tra  
   * Mật độ của loài được tính theo công thức: 
     Tổng số con (con) 
Mật độ mọt (con/kg) = 
Đơn vị lấy mẫu (kg) 



×