Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn vật liệu học tại trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
NGƯỜI HỌC MÔN VẬT LIỆU HỌC TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT – 601410

S KC 0 0 4 1 3 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
NGƯỜI HỌC MÔN VẬT LIỆU HỌC TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT – 601410
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đặng Văn Thành

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2013


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ & tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 24/ 03/ 1987

Nơi sinh: Thanh Hóa

Quê quán: Thanh Hóa

Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trƣớc khi học tập, nghiên cứu: Giáo viên thỉng giảng
trƣờng THPT Gia Định – Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Khu phố Đông A, phƣờng Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dƣơng.
Điện thoại nhà riêng: 0972027639
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính qui

Thời gian đào tạo: từ 2006 đến 2011


Nơi học: Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp
2. Thạc sĩ
Hệ đào tạo: Chính qui tập trung

Thời gian đào tạo: 10/2011

Nơi học: Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Ngành học: Lý luận và phƣơng pháp dạy kỹ thuật
3. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Anh văn – B
III.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC:
Thời gian
Từ 2012 đến nay

Công việc

Nơi công tác

đảm nhiệm

Trƣờng THPT Gia Định – Tp.HCM

Giáo viên
thỉnh giảng


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2013
Ngƣời khai ký tên

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2013
Ký tên

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến:
Thầy TS. Đặng Văn Thành – Giảng viên trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ
Thuật, ngƣời đã tận tình giúp đỡ và định hƣớng cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và khoa Sƣ phạm trƣờng
Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.
Quý Thầy Cô là giáo viên Trƣờng THPT Gia Định – Thành Phố Hồ
Chí Minh và khoa Cơ khí Chế tạo máy - trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện
đề tài.
Quý Thầy Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học ngành Lý luận và
phƣơng pháp dạy kỹ thuật khóa 2011 – 2013B.

Các anh chị học viên trong lớp cao học khóa 2011 – 2013B ngành Lý
luận và phƣơng pháp dạy kỹ thuật, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

iii


TÓM TẮT
Ngày nay, hòa vào xu thế đổi mới giáo dục để hội nhập, giáo dục nƣớc ta cần
phải đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện. Ngoài đổi mới về mục tiêu, chƣơng
trình thì đổi mới về phƣơng pháp dạy học là một yếu tố rất quan trọng góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học .Với môn học vật liệu học 1 tại trƣờng Đại học Sƣ
Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, đối tƣợng ngƣời học là những ngƣời sẽ trở thành
kỹ sƣ tƣơng lai cho đất nƣớc và cũng là nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật nên
việc đồi mới phƣơng pháp dạy học cần đƣợc quan tâm thực hiện. Chính vì vậy
ngƣời nghiên cứu lựa chọn thực hiện đề tài “Tổ chức dạy học theo hƣớng tích cực
hóa ngƣời học môn Vật liệu hoc tại Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Thành phố
Hồ Chí Minh”.
Luận văn gồm có ba phần, trong đó:
Phần mở đầu: Nêu rõ lý do, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng nghiên cứu,
phƣơng phánp nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, giới hạn nội dung và ý nghĩa
đóng góp của đề tài.
Phần nội dung: Trình bày trong 3 chƣơng, tập trung vào những vấn đề sau:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc áp dụng phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực
hóa ngƣời học, phân tích thực trạng của việc dạy học môn Vật liệu học 1 tại Trƣờng
Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh; Áp dụng phƣơng pháp dạy học theo
hƣớng tích cực hóa ngƣời học cho môn Vật liệu học 1 tại Trƣờng Đại học Sƣ Phạm
Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh và thực nghiệm sƣ phạm.
Phần kết luận và khuyến nghị: Trình bày những kết quả đạt đƣợc của quá

trình nghiên cứu nhƣ: Đánh giá đƣợc thực trạng dạy học môn Vật liệu học 1 tại
Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh; xây dựng đƣợc bài giảng điển
hình; cùng các bài kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá cho môn học này theo hƣớng tích
cực hóa ngƣời học. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những vấn đề băn khoăn khi áp
dụng phƣơng pháp tích cực hóa ngƣời học môn Vật liệu hoc 1 trong điều kiện hiện
tại, cũng nhƣ nêu lên những định hƣớng cho sự phát triển đề tài. Để việc áp dụng
Phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học đƣợc hiệu quả hơn, đề tài
cũng nêu lên những khuyến nghị cần quan tâm thực hiện từ phía lãnh đạo nhà
Trƣờng cũng nhƣ từ giảng viên và cả học viên.
iv


ABSTRACT
Nowadays, merging into trend of education innovation for integration, our
country's education needs to be innovated comprehensively and strongly. The
innovation of teaching method is also an important element to contribute to teaching
quality increase.
With subject materials at the university of technical education ho chi minh
city, student learning object material who are become mechanical engineer of the
country and human resources in technical county. so innovation of teaching
methods need take care. therefore my group make topic “Organizing an teaching
system in positive way student who learning material at The University Of
Technical Education HCM city”.
Theses include three part, therein:
The beginning: indicate the reasons, purposes, responsibilities, research
objectives, research method, research hypothesis,content limitation and the
contribution meaning of the thesis.
The body: is presented in three chapters, include: Literature review of
applying teaching methods towards trend of activating learners; The teaching
context on the subject of Materials One in The University of Technical Education

Ho Chi Minh city.
The conclusion and recommendation: The thesis indicates the achieved
outcome of research process such as: assessing teaching's real situation of the
subject Materials One; building typical lectures, tests and evaluation criteria for this
subject; carrying out experimental teaching and assessing the outcome of applying
teaching methods towards trend of activating learners. Besides, the thesis points out
wondering problems when aplying the methods on the subject of Materials One in
current condition, as well as indicates the orientation for thesis development. To
apply the methods more effectively, the thesis also indicates recommendations that
need to be cared to implement by Rector Board, teachers and students of The
University of Technical Education Ho Chi Minh city.

v


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ i
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .....................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................3
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.....................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................3
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ..............................................................4
8. Ý nghĩa đóng góp của đề tài ................................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƢỜI HỌC MÔN VẬT LIỆU HỌC 1 TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: ..............................................................................5
1.1.1. Ở nƣớc ngoài: ............................................................................................5

1.1.2. Ở trong nƣớc ..............................................................................................6
1.2. Một số khái niệm liên quan ..............................................................................8
1.2.1. Tổ chức và tổ chức dạy học .......................................................................8
1.2.2. Hình thức tổ chức dạy học ......................................................................10
1.2.3. Phƣơng pháp dạy học ..............................................................................10
1.2.3.1. Đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp dạy học .....................................10
1.2.3.2. Cấu trúc của phƣơng pháp dạy..........................................................11
1.2.3.3. Phân loại hệ thống các phƣơng pháp dạy học ...................................11
1.2.3.4. Quan điểm dạy học – phƣơng pháp dạy học – kỹ thuật dạy học ......12
1.2.4. Tính tích cực ...........................................................................................13
1.2.5. Vai trò của giáo viên trong dạy học tích cực ...........................................14
1.2.6. Đặc trƣng của PPDH theo hƣớng tích cực.............................................17
1.3. Một số PPDH theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học .........................................20
1.3.1. Phƣơng pháp thảo luận ............................................................................20
1.3.1.1. Khái niệm: .........................................................................................20
vi


1.3.1.2. Có ba kỹ thuật phổ biến của phƣơng pháp thảo luận ........................21
1.3.2. Phƣơng pháp vấn đáp ..............................................................................27
1.3.2.1. Khái niệm: .........................................................................................27
1.3.2.2. Các hình thức của phƣơng pháp vấn đáp ..........................................27
1.3.2.3. Những yêu cầu khi vận dụng phƣơng pháp vấn đáp .........................27
1.3.2.4. Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp vấn đáp .......................................28
1.3.3. Phƣơng pháp giải quyết vấn đề................................................................29
1.3.3.1. Khái niệm ..........................................................................................29
1.3.3.2. Đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề ........29
1.3.3.3. Quy trình dạy học bằng phƣơng pháp giải quyết vấn đề ..................30
1.3.4. Dạy học theo dự án ..................................................................................31
1.3.4.1. Khái niệm: .........................................................................................31

1.3.4.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án: ....................................................31
1.3.4.3. Các giai đoạn của dạy học theo dự án:..............................................32
1.3.4.4. Điều kiện để áp dụng dạy học theo dự án: ........................................33
1.3.4.5. Phân loại dạy học theo dự án: ...........................................................33
1.3.4.6. Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp dạy học theo dự án: ....................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY MÔN VẬT LIỆU
HỌC 1 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ...............................................................................................................36
2.1. Giới thiệu tổng quan trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM ................36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................36
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà trƣờng ..................................................37
2.2. Thực trạng dạy và học môn Vật liệu học 1 ....................................................38
2.2.1. Vị trí mục tiêu của môn học ....................................................................38
2.2.2. Nội dung chƣơng trình .............................................................................38
2.2.3. Mục tiêu, phạm vi, đối tƣợng khảo sát ....................................................41
2.2.3.1. Mục tiêu ............................................................................................41
2.2.3.2. Phạm vi và đối tƣợng khảo sát ..........................................................41
2.2.4. Nội dung, hình thức và kết quả khảo sát .................................................41
vii


2.2.4.1. Đối với học sinh ................................................................................41
2.2.4.2. Đối với giảng viên .............................................................................47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................55
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA
NGƢỜI HỌC MÔN VẬT LIỆU HỌC 1 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................56
3.1. Lựa chọn các phƣơng pháp dạy học tích cực trong quá trình TCDH ............56
3.2. Nhiệm vụ và quy trình vận dụng PPDH cho việc tổ chức dạy học theo hƣớng

tích cực hóa ngƣời học ..........................................................................................56
3.2.1. Nhiệm vụ..................................................................................................56
3.2.2. Quy trình ..................................................................................................60
3.3. TCDH theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học cho môn Vật liệu học 1 ..............61
3.3.1. Dạy học thông qua hoạt động nhóm ........................................................63
3.3.2. Dạy học giải quyết vấn đề .......................................................................73
3.4. Thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................................80
3.4.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................80
3.4.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm ........................................................80
3.4.3. Nội dung thực nghiệm .............................................................................80
3.4.4. Phƣơng pháp thực nghiệm .......................................................................80
3.4.5. Xử lý kết quả thực nghiệm ......................................................................81
3.4.5.1. Kết quả từ phiếu thăm dò ý kiến của HS ..........................................81
3.4.5.2. Kết quả từ phiếu đánh giá nhận xét của giảng viên dự giờ ...............84
3.4.5.3. Kết quả về mặt điểm số .....................................................................85
3.4.6. Kiểm nghiệm giả thuyết...........................................................................90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................92
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................93
1. Kết luận chung về đề tài. ...................................................................................93
2. Hƣớng phát triển của đề tài. ..............................................................................94
3. Kiến nghị ...........................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC .................................................................................................................96
viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

1

CTĐT

2

DH

Dạy Học

3

GV

Giáo Viên

4

GD

Giảng Dạy

5

HTTC

6


HTTCDH

7

HS

Học Sinh

8

KT

Kỹ Thuật

9

KTDH

10

ND

11

PPDH

Phƣơng Pháp Dạy Học

12


PPGD

Phƣơng Pháp Giảng Dạy

13

QTDH

Quá Trình Dạy Học

14

QĐDH

Quan Điểm Dạy Học

Chƣơng Trình Đào Tạo

Hình Thức Tổ Chức
Hình Thức Tổ Chức Dạy Học

Kỹ Thuật Dạy Học
Nội Dung

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1.


Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực ................... 15

Hình 2.1.

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP.HCM ................................... 36

Hình 2.2.

Kết quả kiểm tra học kì II năm học 2011 – 2012 và học kì I năm học
2012 – 2013 ....................................................................................... 42

Hình 2.3.

Nội dung môn vật liệu học 1 ............................................................. 42

Hình 2.4.

Nguồn tài liệu, sách tham khảo của SV ............................................ 44

Hình 2.5.

Không khí lớp trong giờ học Vật liệu học ......................................... 44

Hình 2.6.

Mức độ SV thích PPDH cho môn Vật liệu học ................................. 45

Hình 2.7.


Thái độ của sinh viên đối với môn học ............................................. 47

Hình 2.8.

Kết quả đánh giá về năng lực sƣ phạm của giảng viên đang giảng dạy
tại bộ môn .......................................................................................... 48

Hình 2.9.

Kết quả trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về PPDH của giảng viên ...... 49

Hình 2.10.

Nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả học tập môn Vật liệu học....... 50

Hình 2.11.

Mức độ những PPDH giảng viên đang sử dụng trong giảng dạy môn
Vật liệu học ....................................................................................... 51

Hình 2.12.

Kết quả nhận định của GV về việc sử dụng PPDH ........................... 53

Hình 2.13.

Ý kiến GV góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng GD và ĐT....... 53

Hình 3.1.


Quá trính quản lý tối ƣu dạy – học .................................................... 60

Hình 3.2.

Cấu trúc thiết kế bài giảng lý thuyết ................................................. 61

Hình 3.3.

Cấu trúc thiết kế bài giảng thực hành ................................................ 61

Hình 3.4.

Kết quả so sánh về việc tự học ở nhà của SV lớp ĐC và TN ........... 83

Hình 3.5.

So sánh giữa lớp ĐC và TN về nội dung kiến thức thu đƣợc sau bài
học ..................................................................................................... 83

Hình 3.6.

Phân phối tần số bài kiểm tra số 1giữa lớp ĐC và TN ...................... 87

Hình 3.7.

Phân phối tần số bài kiểm tra số 2giữa lớp ĐC và TN ...................... 89

x



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự so sánh giữa hành vi có hiệu quả và không có hiệu quả của giáo viên
trong quá trình dạy học .......................................................................... 16
Bảng 1.2. So sánh giữa dạy học truyền thống và dạy học tích cực ....................... 20
Bảng 1.3. Cách thực hiện và ƣu nhƣợc điểm của các cách chia nhóm .................. 24
Bảng 1.4. Các giai đoạn của dạy học theo dự án ................................................... 33
Bảng 2.1. Đối tƣợng và thời điểm đào tạo của môn vật liệu học 1 ....................... 38
Bảng 2.2. Bảng kết quả điều tra về mặt điểm số hình thức KT trắc nghiệm ......... 42
Bảng 2.3. Nội dung môn học Vật liệu học ............................................................. 43
Bảng 2.4. Nguồn tài liệu, giáo trình, sách tham khảo của sinh viên ...................... 44
Bảng 2.5. Không khí trong lớp học ........................................................................ 44
Bảng 2.6. PP hiện giảng viên sử dụng giảng dạy môn Vật liệu học ...................... 45
Bảng 2.7. Hình thức học nào phù hợp cho giảng dạy môn Vật liệu học ............... 46
Bảng 2.8. Năng lực sƣ phạm của giảng viên đang giảng dạy tại bộ môn .............. 48
Bảng 2.9. Các cách GV thực hiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về
phƣơng pháp dạy học ............................................................................ 49
Bảng 2.10. Nhận định của giảng viên về nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả học
tập môn Vật liệu học.............................................................................. 50
Bảng 2.11. Mức độ những phƣơng pháp dạy học GV đang sử dụng trong giảng dạy
môn Vật liệu học ................................................................................... 51
Bảng 2.12. Kết quả nhận định của GV về việc sử dụng PPDH ............................... 52
Bảng 2.13. Ý kiến của GV góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng GD và ĐT .... 53
Bảng 3.1. Bảng khảo sát vai trò của sinh viên lớp ĐC và TN ............................... 82
Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ % nhận xét của GV sau khi dự giờ lớp ĐC và lớp TN ........ 84
Bảng 3.3. Thống kê điểm trung bình bài kiể m tra số 1của lớp ĐC và lớp TN ..... 85
Bảng 3.4. Phân phối tần số của lớp TN và ĐC bài kiể m tra số 1 .......................... 86
Bảng 3.5. Xếp loại kết quả bài kiể m tra số1lớp TN và ĐC ........................................ 87
Bảng 3.6. Thống kê điểm trung bình bài kiể m tra số 2 của lớp ĐC và lớp TN ... 88
Bảng 3.7. Phân phối tần số của lớp TN và ĐC bài kiể m tra số 2 .......................... 89
Bảng 3.8. Xếp loại kết quả bài kiể m tra lớp TN và ĐC............................................... 89

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đổi mới phƣơng pháp dạy học là một trong những
yêu cầu cần thiết trong ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào
tạo. Điều này đƣợc thể hiện qua các văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc.
Trong “Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010” (đƣợc phê duyệt bởi thủ
tƣớng chính phủ, theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTG, ngành giáo dục cũng đƣợc
yêu cầu: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền
đạt trí thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư
duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học; tự thu
nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được
năng lực cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên
trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt
động xã hội”1.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của chính phủ ký ngày 2/11/2005 về đổi mới
cơ bản và toàn diện đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã nêu: “… Phải tiến
hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương
thức đánh giá kết quả học tập”. Về giải pháp, Nghị quyết cũng đã xác định: “triển
khai đổi mới phương pháp đào tạo theo ba tiêu chí: Trang bị cách học; phát huy
tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên Internet.
Lựa chọn những chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước”2.
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh áp dụng chƣơng trình đào
tạo 150 tín chỉ theo tiếp cận CDIO (hình thành ý tƣởng, thiết kế triển khai, thực hiện
và vận hành) thay cho chƣơng trình đào tạo 180 chỉ, áp dụng từ năm học 2012 –
2013. Theo cách tiếp cận này, việc thiết kế, hiệu chỉnh các chƣơng trình đào tạo, đề


“Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010” (đƣợc phê duyệt bởi thủ tƣớng chính phủ, theo Quyết
định số 201/2001/QĐ-TTG – Mục 5.2
2
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của chính phủ ký ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện
đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 – Mục 1 và mục 3b
1

1


cƣơng chi tiết các học phần, việc dạy và học, kiểm tra đánh giá,… phải căn cứ, bám
sát và nắm chắc các chuẩn đầu ra.
Ngoài ra việc dạy học môn Vật liệu học 1 hiện tại Trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ
Thuật TP.Hồ Chí Minh chƣa tích cực hóa ngƣời học nhƣ đặc tính của chƣơng trình
đào tạo tiếp cận CDIO mà nhà Trƣờng đang áp dụng.
Để hòa vào xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đang diễn ra hiện nay, và
quá trình tìm hiểu thực tế việc dạy học môn Vật liệu học (một trong những môn học
quan trọng của bộ môn “công nghệ kim loại” nói riêng và khoa “Cơ khí máy nói
chung” của trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM). Với những lý do trên, ngƣời
nghiên cứu đã chọn đề tài: “TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
HÓA NGƯỜI HỌC MÔN VẬT LIỆU HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.

2. Mục tiêu đề tài
Trên cơ sở khảo sát thực trạng và thực nghiệm phƣơng pháp giảng dạy môn
Vật liệu học tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó
áp dụng PPDH theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học để nâng cao chất lƣợng dạy học
cho môn vật liệu học, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo cho Trƣờng ĐH Sƣ
Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nhƣ nguồn nhân lực có chất lƣợng
cho đất nƣớc.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Với mục tiêu nhƣ trên, đề tài có các bƣớc nhiệm vụ sau:
-

Hệ thống cơ sở lý luận về áp dụng PPDH theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học.

-

Phân tích đặc điểm môn Vật liệu học 1 tại Trƣờng ĐH Sƣ Phạm kỹ Thuật

Thành phố Hồ Chí Minh
-

Tìm hiểu thực trạng về dạy học môn Vật liệu học, để trên cơ sở đó lựa chọn

PPDH theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học cho môn học phù hợp với mục tiêu của
môn học.
-

Lập kế hoạch bài dạy 02 bài trong giáo trình vật liệu học có áp dụng phƣơng

pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học.

2


-

Tiến hành thực nghiệm phƣơng pháp dạy học tích cực tại khoa Cơ khí chế


tạo máy – trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
-

Xử lý kết quả thực nghiệm từ đó đánh giá kết quả của việc áp dụng PPGD

theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học cho môn học.

4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay PPDH đƣợc áp dụng cho môn Vật liệu học tại Trƣờng Đại học Sƣ
Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh chƣa mang lại hiệu quả: chƣa phát huy
đƣợc tính tích cực của ngƣời học, chƣa tạo đƣợc hứng thú và động cơ học tập tốt
cho ngƣời học trong quá trình học tập. Chất lƣợng và hiệu quả của quá trình dạy học
phụ thuộc vào tính tự giác, tích cực của ngƣời học. Vì vậy, nếu vận dụng PPDH tích
cực trong dạy học môn Vật liệu học thì sẽ phát huy đƣợc tính tích cực, tự lực nhận
thức, tự giác của học sinh trong học tập, hình thành ở ngƣời học năng lực độc lập
giải quyết vấn đề góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của quá trình giảng dạy
cho môn Vật liệu học

5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tƣợng nghiên cứu là các biện pháp vận dụng PPDH tích cực và cách tổ

chức hoạt động dạy học môn Vật liệu học của giáo viên trƣờng Đại học Sƣ phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
-

Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học môn Vật liệu học tại trƣờng Đại


học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ lớp của các giáo viên đang gỉang

dạy môn Vật liệu học tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập tài liệu trên sách, báo, tạp chí

giáo dục, internet để lập cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
-

Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp với các giáo viên giảng dạy môn

Vật liệu học và sinh viên để làm rõ thực trạng công tác giảng dạy của môn học này.
Đồng thời xin ý kiến các chuyên gia về các bài giảng đã đƣợc biên soạn theo
phƣơng pháp dạy học tích cực hóa ngƣời học.
3


-

Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các bài giảng đã đƣợc biên soạn

dựa trên cơ sở lý luận về dạy học theo phƣơng pháp dạy học tích cực hóa ngƣời học
Phương pháp thống kê toán học: Phân tích kết quả thực nghiệm.


-

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực vật
liệu học đƣợc chia thành nhiều chƣơng trình nhằm đào tạo phù hợp cho các chuyên
ngành khác nhau nhƣ: Vật liệu học cơ sở, Vật liệu học 1, Vật liệu học 2; trong đó
Vật liệu học 1 dành cho đào tạo phần lớn sinh viên khoa Cơ khí Chế tạo máy và
khoa Cơ khí động lực. Do hạn chế về mặt thời gian cũng nhƣ khả năng, đề tài
nghiên cứu việc giảng dạy môn Vật liệu học 1 tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh

8. Ý nghĩa đóng góp của đề tài
Áp dụng PPDH theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học cho môn Vật liệu học 1 tại
Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh thành công sẽ:
-

Nâng cao đƣợc tính chủ động học tập cho học viên trong quá trình học môn

Vật liệu học, cũng nhƣ hình thành đƣợc tính tích cực chủ động trong công việc sau
này.
-

Nâng cao chất lƣợng dạy học cho môn Vật liệu học, cũng nhƣ góp phần nâng

cao chất lƣợng giảng dạy của Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ
Chí Minh
-

Góp phần làm thay đổi quan điểm trong dạy học thụ động để hòa vào xu thế


đổi mới phƣơng pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
-

Đóng góp đƣợc một phần nhỏ tạo sự chuyển biến cho việc mạnh dạng đổi

mới PPDH trong chƣơng trình đào tạo của Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
-

Góp phần tạo thêm sự thuận lợi cho việc dạy học các môn có liên quan nhƣ:

Vật liệu học cơ sở; vật liệu học II; Công nghệ kim loại; … tại Trƣờng Đại học Sƣ
Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh

4


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƢỜI HỌC MÔN VẬT LIỆU
HỌC 1 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Ở nước ngoài:
Trên thế giới ngày nay, ở nhiều nƣớc phát triển, ngƣời ta đã thay đổi cách dạy
và cách học. Tích cực hóa ngƣời học, với phƣơng pháp này, ngƣời học phải tự tìm
kiếm tài liệu ở thƣ viện, ở các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đi tham quan tại
những nơi triển lãm, tự thực hành trong các xƣởng trƣờng.

Ngay từ thời cổ đại, vấn đề phát huy tích cực của ngƣời học đã đƣợc các nhà
giáo dục quan tâm. Điển hình là Socrate với phƣơng pháp vấn đáp Oristic.
Đến thế kỷ XVII, J.A.Komensky, trong tác phẩm nổi tiếng lý luận dạy học lần
đầu tiên trong lịch sử đã nêu lên tính tự giác, tính tích cực là một trong nguyên tắc
dạy học. Sau đó, J.J Rutxo chủ trƣơng làm cho trẻ em tích cực tự mình giành lấy tri
thức bằng con đƣờng tự khám phá ra nó.
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhờ sự thành công của phong trào nhà
trƣờng mới tích cực (chủ động), vấn đề này đƣợc nhiều nhà giáo dục học và tâm lý
học chú ý nghiên cứu, vận dụng. J.Dewey đã thành lập nhà trường tích cực (chủ
động) và đã phát triển cách học tập nhóm của học sinh. Chịu ảnh hƣởng của triết
học William Jams, tâm lý học trẻ em của Stanly Hall và hoàn cảnh chính trị lúc bấy
giờ, J.Dewey đã xây dựng triết học thực dụng mà ông gọi là chủ nghĩa công cụ ,
chính từ triết học này ông đã xây dựng một khoa học sƣ phạm rất tích cực (chủ
động) về sự làm việc chung của học sinh.
Sau này Kerschensteiner, cũng giống nhƣ J.Dewey cố gắng thực hiện những
nguyên tắc của nhà trường tích cực (chủ động) vào việc cải cách các trƣờng trung
học và tiểu học. Ngoài phƣơng pháp dạy học, ông còn muốn thông qua hình thức tự
quản của học sinh mà làm phát triển cá tính của họ. Ông chỉ ra rằng, những hoạt
5


động chung không chỉ khơi dậy tinh thần trách nhiệm cá nhân trong lƣơng tâm mỗi
ngƣời, mà còn loại bỏ đƣợc tất cả hành động gây bởi những động cơ có tính chất ích
kỷ, đồng thời hình thành học sinh thói quen tốt là tinh thần xã hội. Ngoài ra, Georg
Kerschensteiner cũng chỉ ra nếu sử dụng không đúng, đôi khi hình thức học tập
nhóm có thể dẫn đến một hình thức đặc thù của sự ích kỷ, đó là ích kỷ cộng đồng.
Sau một thời gian làm việc chung, nhóm đã trở thành một cá thể và lại vì quyền lợi,
vì ganh đua, cá thể đó trở nên ích kỷ.
Ở Nga, ngƣời ta quan tâm đến vấn đề phát huy tích cực nhận thức của học
sinh. Nhiều nhóm tác giả đã nghiên cứu nhiều con đƣờng phát huy tính tích cực

nhận thức của học sinh.

1.1.2. Ở trong nước
Trong những năm 1960-1993: Từ năm 1960 vấn đề cải tiến PPDH trong các
trƣờng đã đƣợc đặt ra và triển khai một cách có hệ thống. Tuy nhiên từ năm 1965 về
sau, khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hủy ở miền Bắc, giáo viên và học sinh phải
tham gia vào nhiều công việc phục vụ chiến đấu và sản xuất, nên việc cải tiến
PPDH gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Năm 1975 đất nƣớc hoàn toàn giải phóng. Nhà trƣờng có điều kiện phát triển
quy mô lớn. Nhƣng sức ép thi cử vào đại học trở thành một gánh nặng cho giáo viên
và học sinh. Dạy theo hƣớng vào mục đích thi cử. Phƣơng pháp thuyết trình: thầy
đọc - trò chép, vốn có thế mạnh là truyền thụ đƣợc một lƣợng thông tin lớn trọng
một thời gian ngắn, rất thích hợp cho việc luyện thi đã trở thành thống soái trong
PPDH. Các phƣơng pháp tích cực sáng tạo ... không đƣợc chấp nhận, trở nên xa lạ
với nhà trƣờng.
Từ năm 1993, Hội Nghị lần thứ IV của ban chấp hành trung ƣơng Đảng Cộng
Sản Việt Nam khóa VII có nghị quyết về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào
tạo. Nghị quyết khẳng định rằng : “đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp
học, bậc học... áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học
sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”3

Nghị quyết hội nghị lần thứ tƣ ban chấp hành trung ƣơng đảng (khóa VII) về định hƣớng chiến
lƣợc phát triển giáo dục đào tạo – Mục IV.1
3

6


Từ Nghị quyết của Hội Nghị trung ƣơng IV đã đánh dấu một mốc mới trong
việc đổi mới phƣơng pháp dạy học. Từ đó xuất hiện các cuộc hội thảo trong đó có “

đồi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng hoạt động hóa ngƣời học” (1995). Ngoài
ra ở các viện nghiên cứu, ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp,… đều có đề tài nghiên cứu.
Nghị quyết TW2 (khóa VIII) và chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 (ban
kèm nghị quyết số 201/2011/QĐ – TTG ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tƣớng
chính phủ) cũng đã nêu lên quyết định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học “...
chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn
người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức...”4
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng
học thân thiện, ngƣời học tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai đoạn 2008-2013
với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng
để xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện của địa phƣơng và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đồng thời khắc phục tính thụ
động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học trong học tập và các
hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2009-2020 đã đề cập đến giáo dục phổ thông
“học sinh phải có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh,
có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống,
tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham thích học tập, có năng lục tự học,...”
5

phấn đấu đến 2020 nhằm xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, có khả

năng hội nhập quốc tế, hƣớng đến một xã hội học tập thích ứng với nền kinh tế thị
trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã yêu cầu các cơ sở
giáo dục và đào tạo chuyển đổi mục tiêu, chƣơng trình giáo trình, nội dung, phƣơng
pháp và theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, làm cho ngƣời học có khả năng tự

4


Nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ƣơng đảng (khóa VIII) về định hƣớng chiến

lƣợc phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm
2000; Mục IV.3
5

Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2009 – 2020; Mục IV.2b

7


học trong trƣờng và sau khi tốt nghiệp ra trƣờng có khả năng thích ứng cao với nghề
nghiệp, đây đƣợc coi là chiến lƣợc dạy học giúp cho học sinh nâng cao tính tích
cực, khả năng tự học.
Ngoài ra, ở trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật, một số luận văn thạc sĩ cũng đã
tìm hiểu PPDH tích cực về các môn học khác nhƣ:
-

Lê Thị Thành An (2007), Tổ chức dạy thực hành theo hướng tích cực hóa

người học môn kỹ thuật điều khiển tại trường Kỹ nghệ II.
-

Trƣơng Phƣớc Tân (2009), Tổ chức dạy học môn toán lớp 12 theo hướng

tích cực hóa học sinh tại trường THPT Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
-

Ngô Hữu Lễ (2010), Tổ chức dạy học môn Microsoft Access theo hướng tích


cực hóa người học tại trường Cao đẳng nghề An giang.
-

Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2010), Dạy học môn cơ kỹ thuật 2 theo hướng tích

cực hóa người học tại trường Cao đẳng sư phạm Đồng Nai.
Nhìn chung tất cả đều hƣớng tới việc thay đổi vai trò ngƣời dạy và ngƣời học
nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, đáp ứng đƣợc yêu cầu của mục tiêu
và nội dung giáo dục trong giai đoạn phát triển mới. Trong đó, học sinh chuyển từ
vai trò là ngƣời thu nhận thông tin sang vai trò chủ động, tích cực tham gia tìm
kiếm kiến thức. Còn thầy giáo chuyển từ ngƣời truyền thông tin sang vai trò ngƣời
tổ chức, hƣớng dẫn, giúp đỡ để HS tự mình khám phá kiến thức mới.

1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Tổ chức và tổ chức dạy học
Tổ chức(organization): là một công cụ đƣợc sử dụng bởi con ngƣời để kết
hợp các hành động lại tạo ra một giá trị, hay đúng hơn là làm những gì đó cấn thiết
để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có đƣợc hiệu quả tốt nhất.
Tổ chức: một sự sắp xếp tƣơng hỗ và sự liên hệ qua lại giữa các yếu tố trong
một phức hợp nào đó, tổ chức đƣợc hiểu là một trật tự xác định cả về mặt ý nghĩa
chức năng cũng nhƣ về ý nghĩa cấu trúc và đối tƣợng sự vật.
Dạy (taught): Theo Newcomb, McCracken và Wormbord (1986) thì "Dạy là
một quá trình chỉ đạo và hƣớng dẫn quá trình học để ngƣời học đạt đƣợc những kiến

8





×