Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CHUYEN DE NGHIEN CUU VE BENH TAM THAN PHAN LIET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.22 KB, 29 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tâm thần phân liệt là một trong những bệnh loạn thần nặng nhất,
thường gặp trong thực hành tâm thần. Bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, dẫn
đến rối loạn nặng nề về tư duy, hành vi, cảm xúc, trí tuệ, làm giảm hoặc mất khả
năng tái thích ứng xã hội.
Bệnh tâm thần phân liệt thường phát sinh ở tuổi trẻ và diễn biến mạn tính.
Đặc điểm tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt là các giai đoạn: khởi phát, toàn
phát, thoái lui và tái phát. Bệnh có thể tái phát vào bất cứ giai đoạn nào của cuộc
đời người bệnh.
Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh bệnh nguyên, bệnh sinh chưa rõ ràng vẫn là
một bí ẩn nên không có biện pháp điều trị triệt để mà chỉ có các biện pháp phòng
bệnh mục đích để giữ mức ổn định bệnh lâu dài, tránh tái phát hạn chế tối đa sự
suy giảm trí tuệ và khả năng lao động do bệnh tâm thần gây ra.
Do vậy tôi viết chuyên đề Tâm thần phân liệt với mục đích:
1

Tìm hiểu về khái niêm, bệnh nguyên, bệnh sinh của Bệnh tâm thần phân
liệt.

2

Phân tích đặc điểm lâm sàng, đặc điểm tiến triển của bệnh tâm thần phân
liệt.

3

Nguyên tắc chẩn đoán Tâm thần phân liệt.

4

Một số liệu pháp điều trị, tiên lượng bênh, dự phòng cho bệnh tâm thần


phân liệt.


CHUYÊN ĐỀ
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
I- ĐẠI CƯƠNG
1- KHÁI NỆM CHUNG VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh
hướng tiến triển mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho bệnh nhân
dần dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài thu dần vào thế giới bên trong, cảm xúc trở
lên khô lạnh dần, khả năng học tập và lao động ngày một sút kém và có những
hành vi, ý nghĩ kỳ dị khó hiểu.
Các rối loạn trong bệnh TTPL có đặc điểm chung là rối loạn tư duy, tri giác
và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, khô lạnh, ý thức còn rõ ràng và năng
lực trí tuệ thường được duy trì mặc dù có một số thiếu sót về nhận thức có thể xuất
hiện trong quá trình tiến triển.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt
ở các khu vực khác nhau trên thế giới khoảng 0,6 - 1% dân số và mỗi năm cứ
10.000 người dân từ 12 đến 60 tuổi thì có một người mắc tâm thần phân liệt.
Theo Trần Viết Nghị và cơ sở tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh TTPL chiếm
khoảng 0,3 - 1% dân số. Tuổi khởi phát từ 18-40 tuổi.
2- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Bệnh tâm thần phân liệt đã được biết đến từ lâu nhưng đến thế kỷ XVIII mới
được mô tả trong y văn.
Năm 1857 Morel B.A (1809-1873) lần đầu tiên mô tả một loại bệnh tâm
thần ở người trẻ tuổi và thường dẫn đến sa sút và gọi là bệnh sa sút sớm.
Năm 1863 Kahlbaum K.L nhà tâm thần học Đức (1828-1899) mô tả bệnh
tâm thần phát triển ở người trẻ tuổi có các rối loạn tâm thần dữ dội gọi là tâm thần
thanh xuân (Hebephrenia).



Sau đó năm 1874 Kahlbaum K.L lại mô tả bệnh tâm thần biểu hiện chủ yếu
là các rối loạn tâm thần vận động gọi là bệnh căng trương lực (Catatonia).
Năm 1892 nhà tâm thần học Pháp Magnan (1835-1916) mô tả bệnh loạn
thần hoang tưởng mãn tính và một số sau đó dẫn đến sa sút và vô cảm.
Năm 1898 nhà tâm thần học Đức Karaepelin E đã thống nhất các thể bệnh
độc lập được các tác giả trên mô tả thành một bệnh riêng biệt gọi là bệnh sa sút
sớm.
Năm 1911 nhà tâm thần học Thụy Sỹ Bleuler E đưa ra kết luận lý thú về các
rối loạn chủ yếu của bệnh là sự chia cắt trên các mặt hoạt động tâm thần đó là lý do
ông đưa ra thuật ngữ Bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia). Theo ông nét đặc
trưng của tâm thần phân liệt gồm 4 chữ A (Asociation: rối loạn sự liên tưởng,
Affect: rối loạn cảm xúc, Autism: tự kỷ, Ambivalence: tính 2 chiều trái ngược).
Năm 1939 Schneider K mô tả một số triệu chứng hàng đầu, được ông coi là
triệu chứng đặc trưng cho tâm thần phân liệt :
(a)- Các triệu chứng hàng đầu là tư duy vang thành tiếng, tiếng nói tranh
luận, thảo luận hoặc cả hai, tiếng nói bình luận, trải nghiệm bị động về cơ thể, tư
duy tự động và các trải nghiệm khác về tư duy bị tác động, tư duy bị phát thanh, tri
giác hoang tưởng, tất cả các trải nghiệm khác về ý chí, cảm xúc và xung động.
(b)- Các triệu chứng hàng thứ hai là: Các rối loạn tri giác khác, ý tưởng
hoang tưởng đột ngột, tính khó hiểu, biến đổi cảm xúc trầm cảm và khoái cảm,
nghèo nàn về cảm xúc, một số triệu chứng khác.
Năm 1960 Snejnevski A.V dựa vào sự tiến triển của các triệu chứng bệnh
tâm thần phân liệt, các triệu chứng âm tính, các triệu chứng dương tính để chẩn
đoán bệnh và thể bệnh.
Các triệu chứng âm tính thể hiện sự tiêu hao mất mát trong các mặt hoạt
động tâm thần, là nền tảng cơ bản của quá trình phân liệt.


Các triệu chứng dương tính là những triệu chứng phong phú đa dạng nổi lên

trên bề mặt của hoạt động tâm thần và luôn biến đổi, thường kết hợp với nhau
thành hội chứng và làm cơ sở để phân biệt các thể lâm sàng của bệnh tâm thần
phân liệt .
Năm 1968 bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 8 (ICD-8), bệnh tâm thần
phân liệt được xếp vào mã 29.5.
Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 9 (ICD-9), bệnh tâm thần phân liệt vẫn
được giữ nguyên mã 29.5 như ICD-8.
Năm 1992 bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) ra đời. Trong đó
bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt, rối loạn hoang tưởng được xếp vào
mã số F20 đến F29. Bảng phân loại này dựa trên nền tảng phân loại của Kurt
Schneider.
Trong bảng phân loại này, các triệu chứng đặc trưng của bệnh tâm thần phân
liệt được xếp thành 9 nhóm triệu chứng chính. Trong đó các triệu chứng dương
tính được coi là có giá trị quyết định trong chẩn đoán, các triệu chứng âm tính
được xếp là thứ yếu.
Các bảng phân loại của hội tâm thần học Mỹ:
Trong DSM-III các triệu chứng dương tính như: tâm thần tự động, hoang
tưởng, ảo giác cũng được coi là có giá trị quyết định, các triệu chứng âm tính vẫn
là thứ yếu như trong ICD-10. Tiêu chuẩn về thời gian trong ICD-10 ít nhất là 1
tháng, còn trong DSM-III là 6 tháng. Trong ICD-10 không đề cập về tuổi, còn
trong DSM-III tuổi bắt đầu bị bệnh thường dưới 40 tuổi.
Trong DSM-III các triệu chứng tâm thần đặc trưng nêu ra cụ thể hơn, kể cả
các triệu chứng âm tính. Các tiêu chuẩn khác cũng giống trong ICD-10 trừ tiêu
chuẩn về thời gian.
Trong DSM-IV các triệu chứng âm tính được đề cao hơn nếu không nói là
ngang bằng với các triệu chứng dương tính, các tiêu chuẩn khác cơ bản giống như
trong ICD-10 trừ tiêu chuẩn về thời gian.


Như vậy bệnh TTPL là một bệnh mạn tính, làm suy giảm nặng nề các chức

năng tâm thần. Bệnh bao gồm nhiều thể bệnh, những biểu hiện của bệnh gồm các
triệu chứng rối loạn về tư duy, nhận thức, cảm xúc, tri giác... gây khó khăn trong
việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những
biểu hiện loạn thần như hoang tưởng, ảo giác ... nhưng điều lo ngại nhất lại là
sự suy giảm quá trình xử lý thông tin do bệnh gây ra. Bệnh nhân tâm thần phân
liệt có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn và khả năng tự lập trong cuộc sống thấp hơn
so với những người bình thường.
3-MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Ở Mỹ tỷ lệ mắc trong đời của TTPL xấp xỉ 1%, nghiên cứu ECA
(Epideniologe Cathment Area) của Viện tâm thần học quốc gia Mỹ là 0,6-1,9%.
Bệnh xuất hiện ở tất cả các tầng lớp xã hội.
Ở Việt Nam theo điều tra 10 bệnh tâm thần chính thì bệnh TTPL chiếm
khoảng 0,2-1%.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt
0,6-1% dân số. Tỷ lệ này ở Việt Nam là 0,3-1% dân số.
Một số nghiên cứu về giới tính của bệnh tâm thần phân liệt nhận thấy tỷ lệ
nam/nữ là 1,2/1. Tuy nhiên tuổi khởi phát ở Nam sớm hơn từ 18-25 tuổi, còn ở Nữ
khởi phát muộn hơn thường 25-35 tuổi.
Tỷ lệ mắc điểm của bệnh tâm thần phân liệt 0,25-0,73%, tỷ lệ mới mắc 0,170,57%, nguy cơ mắc bệnh đối với tâm thần phân liệt 0,36-1,87%.
4- QUAN NIỆM VỀ BỆNH SINH CỦA TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Hơn một thế kỷ nghiên cứu về bệnh tâm thần phân liệt, có rất nhiều công
trình nghiên cứu khác nhau nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân
đặc hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.
Có một số giả thuyết về yếu tố di truyền, về sự thay đổi cấu trúc và chức
năng não, về sinh hóa não, về các yếu tố tâm lý xã hội…
a-Các yếu tố di truyền.


Qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học người ta thấy bệnh tâm thần phân liệt có
liên quan đến yếu tố gia đình. Quan niệm di truyền đa gen được nhiều người thừa

nhận, người ta cho rằng có sự tổ hợp nhiều gen quyết định tính di truyền trong
bệnh TTPL.
Nguy cơ mắc bệnh ở phả hệ thứ nhất là 10%, ở phả hệ thứ hai là 4%, có
khoảng 10-20% con cái bị bệnh nếu một trong hai bố hoặc mẹ bị bệnh, nếu cả bố
và mẹ đều bị bệnh thì tỷ lệ này là 40-50%.
Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt ở những người sinh đôi cùng trứng là
50%, ở những người sinh đôi khác trứng là 15%.
Tuy nhiên nhiều người bị bệnh tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn có liên
quan không có các thành viên trong gia đình bị bệnh.
b- Rối loạn về cấu trúc và chức năng não.
Nghiên cứu cấu trúc não của những bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt
nhận thấy có rối loạn cấu trúc vùng trán chẩm, đỉnh và giảm kích thước trước sau
của não.
Các thay đổi bao gồm giãn rộng não thất bên và não thất ba, giảm thể tích vỏ
não, giảm thể tích các thùy thái dương và đồi thị.
Nghiên cứu chức năng não nhận thấy giảm dòng máu đi vào vỏ não thùy
trán từng bên.
Ở mức độ vi thể mất thần kinh đệm.
c- Vấn đề sinh hóa trong tâm thần phân liệt.
Giả thuyết về tăng hoạt tính của Dopamin (DA) được chú ý trong cơ chế
gây nên các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
Theo Leo E.H (1989): Tăng hoạt tính của hệ Dopamin của não, đặc biệt ở hệ
thống Limbic - trán có thể do tổng hợp quá mức và giải phóng Dopamin ở trước
Sinap hoặc do tăng độ nhạy cảm của các receptor sau sinap.
Một số cơ sở dữ liệu cho giả thuyết Dopamin về bệnh TTPL là:


- Một số nghiên cứu từ não của bệnh nhân TTPL sau khi tử vong cho thấy
rằng tổ chức não có chứa nồng độ DA cao hơn ở receptor.
- Lạm dụng chất kích thích làm tăng giải phóng DA nội sinh gây nên tình

trạng Paranoid giống TTPL.
- Tất cả các thuốc ATK đều phong tỏa receptor DA ở hệ thần kinh trung
ương. Sự tăng hoạt động của hệ thống DA đi từ vùng trung não đến hồi viền dẫn
đến các triệu chứng dương tính. Các thuốc ATK phong tỏa DA ở hệ thống màng
nên có tác dụng tốt trên các triệu chứng dương tính.
- Sự giảm hoạt động của hệ thống DA đi từ trung não đến vỏ não sẽ dẫn đến
các triệu chứng âm tính.
d- Yếu tố tâm lý, xã hội.
Freud coi TTPL như một đáp ứng thoái lui trước sự bất toại và xung đột tràn
ngập với con người trong môi trường.
Một số tác giả khác cho thấy rằng Stress là một nguy cơ tiềm tàng cho sự bắt
đầu của các loạn thần rõ rệt ở những người nhạy cảm, đặc biệt ở thanh thiếu niên
và vị thành niên. Stress cũng ảnh hưởng lên cấu trúc não qua trục đồi thị tuyến yên
gây nên giảm thể tích hồi hải mã.
Các yếu tố Stress cũng có thể là mâu thuẫn gia đình hoặc ở ngoài xã hội,
công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường cùng tham gia
vào sự phát triển của bệnh TTPL.
e- Giả thuyết về phát triển tâm thần .
Các nghiên cứu trong nửa cuối thế kỷ XX đã xác định rằng: Các yếu tố phát
triển tâm thần có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của TTPL. Các yếu tố nguy cơ
trong thời kỳ mang thai, mùa sinh, nơi sinh, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.
f- Vai trò của một số yếu tố khác.


- Có một số ý kiến cho rằng bệnh TTPL có thể phát sinh sau nhiễm khuẩn,
sau khi đẻ.
- Crow còn chứng minh được sự hiện diện của một virus tạo dạng chậm trong
dịch não tủy ở bệnh nhân TTPL.
Như vậy mỗi giả thuyết chỉ giải thích được từng khía cạnh của bệnh. Do vậy,
bệnh sinh trong TTPL vẫn còn là một bí ẩn và chưa có một nguyên nhân duy nhất

nào có thể được coi là nguồn gốc của bệnh và như Reynolds G.P. (1987) đã kết
luận: Hiện nay hoàn toàn không thể xây dựng được một giả thuyết duy nhất về bệnh
TTPL bởi vì chính nó đã rất không đồng nhất.
II- ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Bệnh TTPL biểu hiện rất đa dạng, triệu chứng của bệnh vô cùng phong phú,
phức tạp và luôn biến đổi trên các mặt hoạt động tâm thần.
Nhìn chung trong quá trình diễn biến của bệnh TTPL có những nét cơ bản
để phân biệt với các bệnh tâm thần khác. Năm 1960 Snejnevski A.V nhà tâm thần
học người Nga nêu ra các triệu chứng âm tính và dương tính trong TTPL cho đến
nay vẫn được đa số các nhà tâm thần học chấp nhận.
1- Các triệu chứng âm tính
Các triệu chứng âm tính là nhóm triệu chứng xuyên suốt quá trình bệnh, nó
thể hiện sự tiêu hao mất mát trong các mặt hoạt động tâm thần.
Triệu chứng âm tính là nền tảng của quá trình phân liệt và biểu hiện bằng
tính thiếu hòa hợp, tính tự kỷ và sự giảm sút thế năng hoạt động tâm thần.
a-Tính thiếu hòa hợp.
Thể hiện bằng tính hai chiều trái ngược, tính dị kỳ khó hiểu, tính khó thâm
nhập, tính phủ định và tính tự động. Thiếu sự thống nhất toàn vẹn trong hoạt động
tâm thần.
Thiếu hòa hợp trong tư duy: Ngôn ngữ của người bệnh TTPL thường khó
hiểu, có thể nói một mình, không nói hoặc nói rất khẽ. Có khi nói liên hồi không


cưỡng lại được, nói đầu gà đuôi vịt hoặc lặp đi lặp lại, giả giọng người khác, địa
phương khác hoặc đặt ra lời nói mới, từ ngữ mới mà chi một mình bệnh nhân mới
hiểu được. Dòng tư duy có lúc chậm, có lúc nhanh, lúc bị ngừng lại. Nội dung tư
duy thường nghèo nàn, tối nghĩa.
Thiếu hòa hợp trong cảm xúc: Cảm xúc trở nên lạ lùng, khó hiểu, thiếu tình
cảm với người thân, bàng quan lạnh nhạt với những thích thú trước đây.
Cảm xúc trái ngược: Gặp đám cưới thì khóc, gặp đám ma thì cười, cảm xúc

hai chiều vừa yêu vừa ghét, vừa ca ngợi tôn trọng, vừa chửi bới tức giận, vừa khóc
vừa cười vô duyên cớ.
Thiếu hòa hợp trong hành vi tác phong: Hành vi xung động, bột phát khó
hiểu, hành vi hai chiều trái ngược, lố lăng, định hình.
Người bệnh TTPL thường xa lánh mọi người, sống độc thân, đi lang thang
không có mục đích, có người lên cơn kích động, hò hét, đập phá, có người có
những động tác lặp đi lặp lại, điệu bộ nhún vai, nhếch mép… Một số người có
những hành vi kỳ dị: trời nắng thì mặc áo bông, trời rét lại ở trần, lội sông bơi. Có
người lúc thì ngồi co ro một mình ở nhà, lúc thì chạy ra ngoài đường can thiệp vào
công việc của người khác.
b- Tính tự kỷ.
Tính tự kỷ là mức độ cao của tính thiếu hòa hợp, biểu hiện bằng các hiện
tượng tách rời thực tại, cắt đứt với thế giới bên ngoài, quay về với cuộc sống nội
tâm bên trong chủ yếu bằng tính khó thâm nhập, dị kỳ, khó hiểu.
Thế giới tự kỷ là thế giới riêng của người bệnh trong đó các quy luật tự
nhiên và xã hội đều bị đảo lộn, chỉ có người bệnh hiểu và làm những điều kỳ dị mà
không ai có thể hiểu được.
c- Thế năng tâm thần giảm sút.
Thế năng tâm thần là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động tâm thần, biểu
hiện bằng tính nhiệt tình, tính năng động, tính linh hoạt và sáng tạo…


Khi thế năng tâm thần bị giảm sút thể hiện bằng cảm xúc ngày càng khô
lạnh và trở lên bàng quan vô cảm xúc, tư duy ngày càng nghèo nàn, cứng nhắc, học
tập ngày càng sút kém, thói quen nghề nghiệp ngày càng tan biến dần, ý chí ngày
càng suy đồi. Bệnh nhân không thiết làm gì thậm chí không tắm giặt, ăn ở bẩn thỉu,
rách rưới, hôi hám.
Các triệu chứng âm tính thường tiến triển dần dần, âm ỉ làm tan rã nhân cách
của người bệnh một cách sâu sắc.
2- Các triệu chứng dương tính trong bệnh TTPL .

Là những triệu chứng mới xuất hiện trong quá trình bị bệnh. Triệu chứng
dương tính rất phong phú và đa dạng luôn biến đổi xuất hiện nhất thời rồi lại mất
đi hay được thay thế bằng những triệu chứng dương tính khác.
*Các triệu chứng âm tính và dương tính trong bệnh TTPL.
Các triệu chứng âm tính và dương tính đều có thể biểu hiện trong các mặt
hoạt động tâm thần. Mối liên quan giữa các triệu chứng âm tính và dương tính phụ
thuộc vào các thể bệnh. Các thể tiến triển càng nặng thì các triệu chứng âm tính
càng chiếm ưu thế.
a- Về tư duy.
Rối loạn tư duy cả về hình thức và nội dung tư duy. Ngôn ngữ của người
bệnh thường sơ lược, tối nghĩa, ẩn dụ, khó hiểu, thường hay gặp hiện tượng lời nói
bị ngắt quãng, thêm từ khi nói. Dòng tư duy nhanh hoặc chậm, nói một mình,
không nói hoặc cơn nói liên hồi. Rối loạn quá trình liên tưởng nói đầu gà đuôi vịt,
hỗn độn, lặp đi lặp lại.
Hai nét đặc trưng nhất của tư duy là hội chứng tâm thần tự động và hoang
tưởng bị chi phối, những cảm giác ý nghĩa và hành vi sâu kín nhất thường được
cảm thấy như bị những người khác biết hay lấy mất. Người bệnh thường nói đến
hiện tượng bị chi phối bằng các máy móc như máy vô tuyến điện, máy ghi âm,


máy điều khiển từ xa…Có những trường hợp cảm thấy bị chi phối bằng phù phép,
bằng thôi miên, bằng một sức mạnh siêu nhân nào đó.
b- Về tri giác.
Đặc trưng nhất là ảo thanh bình luận về hành vi của bệnh nhân hoặc thảo
luận với nhau về bệnh nhân, có thể đe dọa, cưỡng bức hay ra lệnh cho bệnh nhân.
Các loại ảo giác như ảo thị, ảo khứu, ảo vị giác, xúc giác có thể xuất hiện nhưng
hiếm gặp hơn. Một số bệnh nhân có những rối loạn cảm giác trong cơ thể nhất là
cơ quan nội tạng (loạn cảm giác bản thể) hoặc có cảm giác biến đổi các cơ quan
trong cơ thể như không có tim phổi, chân tay dài ra hay ngắn lại, cảm xúc suy nghĩ
tác phong đã biến đổi, cái “Ta” đã mất (giải thể nhân cách).

c- Về cảm xúc.
Những thay đổi cảm xúc thường xuất hiện sớm, đặc trưng là cảm xúc ngày
càng cùn mòn, khô lạnh dần.
Xa lánh người thân, hằn học với mọi người, đôi khi xuất hiện những cảm
xúc đột biến như cơn khóc lóc, cơn cười vô duyên cớ, cơn lo sợ, cơn giận dữ. Có
thể có những cơn trầm cảm, hưng cảm không điển hình.
d- Về tâm lý vận động.
Có nhiều loại rối loạn nhưng đặc trưng là trạng thái căng trương lực biểu
hiện bằng hai trạng thái kích động và bất động xen kẽ nhau.
Trong trạng thái kích động lời nói và động tác có tính chất định hình, có
trường hợp xung động và tấn công.
Trong trạng thái bất động người bệnh sững sờ và có những triệu chứng giữ
nguyên dáng, uốn sáp, tạo hình. Hành vi điệu bộ, kiểu cách định hình (nhún vai,
nhếch mép, xua tay…). Có những hành vi dị kỳ khó hiểu, trời rét cởi trần lội xuống
sông bơi, xung động bột phát tự nhiên đốt nhà, giết người một cách thản nhiên.
e- Rối loạn ý chí.


Người bệnh mất sáng kiến, mất động cơ, hoạt động không hiệu quả, thói
quen nghề nghiệp cũ mất dần đến chỗ không thiết làm gì nữa. Đời sống ngày càng
suy đồi không chú ý đến vệ sinh thân thể tiến tới nằm ỳ một chỗ.
3. C¸c giai ®o¹n tiÕn triÓn cña bÖnh t©m thÇn ph©n liÖt.
Bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi đầu, giai đoạn toàn
phát và giai đoạn di chứng.
3.1. Giai đoạn khởi đầu.
Những triệu chứng báo trước của thời kỳ đầu thường biểu hiện bằng các
triệu chứng suy nhược, người bệnh cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, đau
đầu, mất ngủ cảm giác khó khăn trong học tập và công việc, khó tiếp thu cái mới,
đầu óc mù mờ, khó suy nghĩ, cảm xúc lạnh nhạt dần, khó thích ứng với ngoại cảnh,
giảm dần các thích thú trước kia, bồn chồn, lo lắng không duyên cớ, dễ nóng nảy,

dễ bùng nổ.
Sau nữa cảm giác bị động tăng dần, thấy như đuối sức trước cuộc sống,
không theo kịp những biến đổi xung quanh. Một số bệnh nhân thấy có những biến
đổi kỳ lạ trong người, thay đổi nét mặt, màu da…cũng có bệnh nhân say sưa đọc
sách các loại sách triết học, lý luận viển vông không phù hợp với thực tế.
3.2. Giai đoạn toàn phát.
Các triệu chứng khởi đầu tăng dần lên đồng thời xuất hiện các triệu chứng
loạn thần rầm rộ, phong phú, bao gồm các triệu chứng dương tính (ảo giác, hoang
tưởng) và các triệu chứng âm tính. Tùy theo triệu chứng hay hội chứng nào nổi bật
lên hàng đầu và chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng mà người ta chia ra các thể
khác nhau.
3.2. Giai đoạn di chứng.


Một giai đoạn mạn tính và muộn trong tiến triển của bệnh TTPL biểu hiện
bằng các triệu chứng âm tính nổi bật, các triệu chứng dương tính mờ nhạt. Các
biến đổi nhân cách và rối loạn hành vi kèm sa sút tâm thần biểu hiện rõ rệt.
4. C¸c thÓ l©m sµng.
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) bệnh tâm thần phân
liệt gồm các thể sau.
1. Tâm thần phân liệt thể Paranoid (F20.0).
Đây là thể thường gặp nhất, các triệu chứng nổi bật nhất là các hoang tưởng
và ảo giác (hội chứng ảo giác Paranoid). Các hoang tưởng đặc trưng là hoang
tưởng bị chi phối, bị kiểm tra và hoang tưởng bị truy hại.
Các ảo giác thường gặp là ảo giác thính giác dưới dạng bình phẩm ý nghĩ và
hành vi của bệnh nhân hoặc nói chuyện với nhau về bệnh nhân, hoặc đe dọa, ra
lệnh cho bệnh nhân. Các ảo giác khứu giác, vị giác, thị giác cũng có thể xuất hiện
nhưng hiếm.
Có thể gặp tri giác sai thực tại và nhân cách giải thể.
Hội chứng tâm thần tự động: như tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt

hay bị đánh cắp.
Cảm xúc không thích hợp ở mức độ nhẹ như cáu gắt, giận dữ, sợ hãi và nghi
ngờ.
Các triệu chứng âm tính xuất hiện muộn và không sâu sắc.
Thể Paranoid có thể tiến triển từng giai đoạn với thuyên giảm từng phần hay
hoàn toàn hoặc tiến triển thành mạn tính.
2. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1).
Thể này thường xuất hiện ở tuổi trẻ từ 15-25 tuổi. Nổi bật là hội chứng kích
động thanh xuân: Hành vi lố lăng, si dại, cảm xúc hỗn hợp hời hợt, lúc khóc, lúc
cười, hát nói trêu chọc người xung quanh.
Tư duy không liên quan, rời rạc, đặt ra chữ mới, giả giọng địa phương.


Hành vi tác phong điệu bộ, nhăn mặt, nheo mắt tinh nghịch, quấy phá.
Các hoang tưởng, ảo giác thoáng qua và rời rạc.
Có thể có hội chứng căng trương lực kích động hoặc bất động lẻ tẻ.
Người bệnh có khuynh hướng sống cô độc, cảm xúc và hành vi thiếu mục
đích. Các triệu chứng âm tính xuất hiện sớm và tiến triển nhanh, đặc biệt cảm xúc
cùn mòn và ý chí giảm sút báo hiệu một tiên lượng xấu.
3. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2).
Thường xuất hiện cấp tính, giai đoạn đầu biểu hiện thay đổi tính tình, ít nói,
ít hoạt động. Rồi xuất hiện trạng thái bất động và kích động xen kẽ nhau. Hoang
tưởng, ảo giác rời rạc.
Hội chứng căng trương lực có thể kết hợp với một trạng thái ý thức giống
mê mộng với những ảo giác sinh động.
Tiến triển nặng, giai đoạn xuất hiện nhiều triệu chứng âm tính.
4. Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3).
Thể này bao gồm các trạng thái đáp ứng các tiêu chuẩn chung của bệnh tâm
thần phân liệt, nhưng không tương ứng với bất cứ thể nào đã mô tả ở trên. Bệnh
cảnh biểu hiện đồng thời các nhóm triệu chứng mà không có một nhóm nào chiếm

ưu thế rõ rệt.
5. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4).
Biểu hiện một trạng thái trầm cảm kéo dài xuất hiện sau một quá trình phân
liệt, đồng thời một số triệu chứng phân liệt vẫn tồn tại nhưng không còn chiếm ưu
thế trong bệnh cảnh. Các triệu chứng phân liệt có thể là dương tính hoặc âm tính
nhưng thường gặp các triệu chứng âm tính nhiều hơn.
Hội chứng trầm cảm không trầm trọng và mở rộng đến mức đáp ứng một
giai đoạn trầm cảm nặng trong rối loạn cảm xúc. Trạng thái trầm cảm sau phân liệt
thường đáp ứng kém với các thuốc chống trầm cảm và tăng nguy cơ tự sát.
6. Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5).


Th ny l mt giai on mn tớnh trong tin trin ca bnh tõm thn phõn
lit, cỏc triu chng dng tớnh m nht. Nhng triu chng õm tớnh ni bt lờn
biu hin gim hot ng, li nhỏc, cm xỳc cựn mũn, b ng trong cuc sng,
thiu sỏng kin, ngụn ng nghốo nn, kộm chm súc bn thõn v gim hoc mt
kh nng tham gia cỏc hot ng xó hi.
7. Tõm thn phõn lit th n thun (F20.6).
Bnh bt u bng cỏc triu chng õm tớnh, gim sỳt dn kh nng hc tp
v cụng tỏc, khụng thớch ng vi cỏc yu t xó hi, cm xỳc cựn mũn, ý chớ gim
sỳt dn, cỏc triu chng dng tớnh nh hoang tng v o giỏc khụng rừ rng, l
t.
Cỏc triu chng õm tớnh ngy cng sõu sc, tip xỳc xó hi ngy cng nghốo
nn, ngi bnh tr thnh sng lang thang, thu mỡnh li, n khụng ngi ri v sng
khụng cú mc ớch.
III. CHN ON XC NH TM THN PHN LIT
3.1. Chẩn đoán xác định bệnh tâm thần phân liệt.
V lõm sng, chn oỏn TTPL da vo cỏc triu chng theo ICD-10 năm
1992 nh sau:
(a)- T duy vang thnh ting, t duy b ỏp t hay b ỏnh cp v t duy b

phỏt thanh.
(b)- Cỏc hoang tng b kim tra, b chi phi hoc cú liờn quan n nhng ý
ngh, hnh vi hay cm giỏc c bit; tri giỏc hoang tng.
(c)- Cỏc o thanh bỡnh lun thng xuyờn v hnh vi ca bnh nhõn hay tho
lun vi nhau v bnh nhõn hoc cỏc loi o thanh khỏc xut phỏt t mt b phn
no ú ca c th.
(d)- Cỏc loi hoang tng dai dng khỏc khụng thớch hp v mt vn húa v
hon ton khụng th cú c nh tớnh ng nht v tụn giỏo hay chớnh tr hoc


những khả năng và quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết,
hoặc đang tiếp xúc với người ở thế giới khác).
(e)- Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng
qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý
tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng.
(f)- Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan
hay lời nói không liên quan hay ngôn ngữ bịa đặt.
(g)- Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hay uốn
sáp, phủ định, không nói, hay sững sờ.
(h)- Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các
đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay
giảm sút hiệu xuất lao động xã hội; phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do
trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra.
(i)- Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập
tính cá nhân biểu hiện như là mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê
mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL theo ICD-10.
Lâm sàng:
- Yêu cầu thông thường của một chẩn đoán bệnh TTPL là phải có ít nhất một
triệu chứng rõ ràng hoặc hai triệu chứng hay nhiều hơn nữa (nếu triệu chứng ít rõ

ràng) thuộc vào các nhóm từ (a) đến (d) kể trên. Hoặc phải có ít nhất hai nhóm
triệu chứng trong các nhóm từ (e) đến (i).
-Thời gian: Các triệu chứng ở trên phải tồn tại ít nhất một tháng hoặc lâu hơn .
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không được chẩn đoán là TTPL nếu có các triệu chứng trầm cảm hay hưng
cảm mở rộng xuất hiện trước các triệu chứng nói trên.
- Không chẩn đoán bệnh TTPL khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh nhân đang ở
trong trạng thái nhiễm độc ma túy.


- Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh động kinh và các bệnh tổn thương
thực thể não.
* Chẩn đoán theo DSM - IV (1994).
Bao gồm 5 loại phân cấp theo mức độ.
-

Căng trương lực (Triệu chứng căng trương lực nổi bật).

-

Rối loạn không hệ thống (Rối loạn ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc không phù
hợp).

-

Paranoid (Hoang tưởng, ảo giác nổi bật).

-

Không biệt định: Các triệu chứng rầm rộ không đáp ứng triệu chứng trên.


-

Di chứng : Các triệu chứng ổn định nhưng vẫn còn bằng chứng của sự rối
loạn

Tiêu chuẩn:
A- Các triệu chứng điển hình: Có một hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau,
mỗi triệu chứng xuất hiện trong một thời gian đáng kể gần 1 tháng (Hoặc nếu điều
trị thì ngắn hơn), các hoang tưởng, ảo giác, các rối loạn hành vi (CTL), rối loạn
ngôn ngữ, các triệu chứng âm tính. Chỉ cần 1 triệu chứng trên ở mục A.
B-Rối loạn chức năng nghề nghiệp, xã hội trong một thời gian đáng kể (công
việc, quan hệ với mọi người, chăm sóc bản thân giảm hoặc ngay từ thời niên thiếu
đã không đạt mức hoạt động chức năng như mong muốn).
C- Thời gian: Các triệu chứng trên xuất hiện 6 tháng liên tục trong đó ít nhất
một tháng các triệu chứng trên đáp ứng tiêu chuẩn A. Thời gian 6 tháng có thể bao
gồm cả triệu chứng tiền triệu và di chứng.
D Loại trừ RLCX và RLCX phân liệt: RLCX và RLCX phân liệt với các triệu chứng

loạn thần phải loạn trừ vì trong giai đoạn tiến triển của bệnh không có hưng cảm
hoặc trầm cảm nặng hoặc nếu có thời gian trong giai đoạn phải ngắn.
E Loại trừ các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh thực tổn, nghiện rượu, nghiện ma túy.
F Liên quan đến rối loạn sự phát triển (tiền sử có tính tự kỷ).

3.2. Chẩn đoán thể bệnh


3.2.1. Tâm thần phân liệt thể Paranoid (F20.0)
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán.
Các tiêu chuẩn chung cho chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt cần phải được

thỏa mãn. Ngoài ra các ảo giác, hoang tưởng phải nổi bật và các rối loạn cảm xúc,
ý chí, lời nói, các triệu chứng căng trương lực tương đối kín đáo. Thông thường
các ảo giác thuộc các loại mô tả ở (b) và (c) ở trên.
Hoang tưởng hầu hết có thể thuộc bất cứ loại nào tuy nhiên các hoang tưởng
bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động và hoang tưởng bị truy hại các loại là đặc trưng
nhất.
Bao gồm: Tâm thần phân liệt Paraphrenia.
Chẩn đoán phân biệt: Điều quan trọng là loại trừ các bệnh loạn thần do động
kinh hay do chất ma túy và nhớ rằng hoang tưởng bị truy hại có trọng lượng yếu
trong chẩn đoán, đặc biệt đối với những người thuộc một số nước và một số nền
văn hóa.
Loại trừ: Trạng thái Paranoid thoái triển (F22.8), Paranoia (F22.0).
3.2.2. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1).
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán.
Các tiêu chuẩn chung cho chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt cần phải được
thỏa mãn. Thông thường thể thanh xuân được chẩn đoán đầu tiên đối với thanh
thiếu niên hay người thành niên trẻ. Nhân cách tiền bệnh lý có đặc tính đặc trưng là
tính hơi nhút nhát và cô độc, nhưng không nhất thiết phải có như vậy. Để cho chẩn
đoán thể thanh xuân đáng tin cậy cần phải có một thời gian hai hay ba tháng theo
dõi liên tục để đảm bảo là các tác phong đặc trưng mô tả ở trên vẫn còn duy trì.
Bao gồm: - Tâm thần phân liệt hỗn loạn.
- Hebephrenia.
3.2.3. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2).
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán.


Các tiêu chuẩn chung cho chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt cần phải được
thỏa mãn. Các triệu chứng căng trương lực riêng lẻ có thể xuất hiện nhất thời trong
bối cảnh của bất cứ thể lâm sàng nào khác của bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng
muốn chắc chắn là tâm thần phân liệt thể căng trương lực thì một hay nhiều tác

phong sau đây phải chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng.
(a). Trạng thái sững sờ (giảm rõ rệt tính phản ứng đối với môi trường, giảm
các vận động và hoạt động tự phát) hoặc trạng thái không nói.
(b). Trạng thái kích động (hoạt động vận động rõ ràng là không mục đích,
không chịu ảnh hưởng các kích thích bên ngoài).
(c). Tư thế bất thường (tự ý chấp nhận và duy trì những tư thế không thích
hợp hay kỳ dị).
(d). Tính phủ định (chống đối, động cơ không rõ ràng, với tất cả chỉ dẫn hay
ý định làm cho bệnh nhân cử động hoặc bệnh nhân cử động theo hướng ngược lại).
(e). Sự cứng đờ (duy trì một tư thế cứng đờ và chống lại các cố gắng làm
chuyển động tư thế này).
(f). Uốn dẻo như sáp (duy trì chân tay và thân mình theo những tư thế do
người ngoài áp đặt).
(g). Các triệu chứng khác như vâng lời tự động (tự động làm theo những chỉ
dẫn của người khác) và nói lặp lại các từ hay các câu.
Bao gồm: - Sững sờ căng trương lực.
- Giữ nguyên dáng phân liệt.
- Căng trương lực phân liệt.
- Uốn sáp phân liệt.
3.2.4. Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3).
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán.
Thể lâm sàng này phải dành cho những rối loạn.
(a). Đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.


(b). Không thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán của các thể Paranoid, thanh xuân,
căng trương lực.
(c). Không thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán của tâm thần phân liệt thể di chứng
hay thể trầm cảm sau phân liệt.
Bao gồm: Tâm thần phân liệt không điển hình.

3.2.5. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4).
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán.
Chẩn đoán chỉ được làm:
(a). Bệnh nhân có một bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng các tiêu chuẩn chung
cho chẩn đoán tâm thần phân liệt.
(b). Một số triệu chứng tâm thần phân liệt còn tồn tại

(c). Các triệu chứng trầm cảm nổi bật lên làm cho bệnh nhân rất khó chịu,
đáp ứng ít nhất các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm và tồn tại ít nhất 2 tuần.
Nếu bệnh nhân không còn triệu chứng phân liệt nào nữa thì phải chẩn đoán là một
giai đoạn trầm cảm. Nếu các triệu chứng phân liệt còn phong phú và nổi bật thì
phải duy trì chẩn đoán theo một thể tâm thần phân liệt thích ứng (F20.0, F20.1,
F20.2 hay F20.3).
3.2.6. Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5).
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán.
Muốn có một chẩn đoán đáng tin cậy, những yêu cầu sau đây phải được đáp
ứng.
(a). Những triệu chứng phân liệt “âm tính” nổi bật lên, tức là sự chậm chạp
tâm lý vận động, hoạt động kém, cảm xúc cùn mòn, tính bị động và thiếu sáng
kiến, ngôn ngữ nghèo nàn về lượng hay về nội dung, nghèo nàn trong giao tiếp
không dùng lời như biểu hiện nét mặt, tiếp xúc bằng mắt, kém chăm sóc cá nhân,
kém hoạt động xã hội.


(b). Trong quá khứ chắc chắn có ít nhất một giai đoạn loạn thần rõ rệt, đáp
ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
(c). Một thời kỳ ít nhất một năm trong đó cường độ và tần số các triệu chứng
phong phú như hoang tưởng và ảo giác chỉ còn tối thiểu hoặc giảm nhẹ về cơ bản
và hội chứng “âm tính” của TTPL vẫn tồn tại.
(d). Không có trạng thái mất trí hay bệnh thực tổn nào khác, không có trầm

cảm mạn tính hay trạng thái lưu viện đủ để giải thích các tật chứng âm tính.
Bao gồm: - Tâm thần phân liệt mạn tính không biệt định.
- Trạng thái phân liệt di chứng.
3.2.7. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6).
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán.
Thể đơn thuần của tâm thần phân liệt là một chẩn đoán khó làm và không
đáng tin cậy chút nào vì nó phụ thuộc vào việc phải chứng minh sự tiến triển chậm,
tăng dần của các triệu chứng âm tính đặc trưng cho tâm thần phân liệt thể di chứng
và không có trong bệnh sử hoang tưởng, ảo giác hoặc các biểu hiện khác của một
giai đoạn loạn thần xuất hiện sớm hơn và những biến đổi có ý nghĩa trong tác
phong cá nhân, biểu hiện sự mất quan tâm đáng kể, sự biếng nhác và sự cách ly xã
hội.
Bao gồm: Tâm thần phân liệt thể đơn thuần.
3.3. Chẩn đoán phân biệt
1- Rối loạn phân liệt cảm xúc (F25).
Cả 2 loại triệu chứng phân liệt rõ rệt và cảm xúc rõ rệt đều nổi bật đồng thời hoặc
cách nhau vài ngày trong cùng giai đoạn của bệnh và vì lẽ đó giai đoạn của bệnh
không đáp ứng những tiêu chuẩn của bệnh TTPL.
2- Rối loạn loại phân liệt (F21).


Một rối loạn với đặc điểm như tác phong kỳ dị, tư duy và cảm xúc khác thường
giống như trong bệnh TTPL, nhưng không có nét bất thường rõ rệt và đặc trưng
của bệnh TTPL ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh.
3- Loạn thần cấp .
Thường có sang chân tâm lý mạnh, bệnh xảy ra đột ngột và khởi phát trong
vòng 48h và các triệu chứng loạn thần tồn tại ngắn hơn 1 tháng.
4-Loạn thần thực tổn (Ảo giác thực tổn, căng trương lực thực tổn, hoang tưởng
thực tổn…).
Trong loạn thần thực tổn có thể có các triệu chứng giống TTPL nhưng không có

đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL. Khám lâm sàng thần kinh và cận lâm
sàng có dấu hiệu một bệnh thực tổn rõ rệt.
5-Loạn thần do các chất tác động tâm thần (rượu, ma túy).
Một trạng thái loạn thần (giống TTPL, ảo giác, hoang tưởng…) thường xuất
hiện trong khi và ngay sau khi sử dụng các chất tác động tâm thần, hoặc sau khi
ngừng sử dụng các chất tác động tâm thần (hội chứng cai). Nét đặc trưng là những
ảo giác sinh động (điển hình là ảo thanh, song thường là của nhiều giác quan), hiện
tượng nhận nhầm, các hoang tưởng (thường mang tính chất Paranoid hoặc bị truy
hại). Rối loạn tâm thần vận động (kích động hoặc sững sờ), cảm xúc bất thường đi
từ sợ hãi mãnh liệt đến ngơ ngác.
Rối loạn này tuy có nhiều nét giống TTPL nhưng không đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán TTPL. Rối loạn này nếu điển hình sẽ tan đi, ít nhất một phần trong vòng một
tháng và tan hoàn toàn trong vòng 6 tháng. Khi khám lâm sàng và xét nghiệm phát
hiện có hiện tượng nhiễm độc rượu hoặc ma túy.
IV. TIẾN TRIỂN
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị hợp lý, bệnh tiến triển mạn tính,
tăng dần, xen kẽ những giai đoạn cấp có các triệu chứng dương tính rầm rộ. Trong
quá trình tiến triển, các triệu chứng dương tính nghèo nàn đi, các triệu chứng âm
tính ngày càng sâu sắc hơn.


Hai hệ thống phân loại ICD và DSM ngày càng hoàn thiện về các kiểu tiến
triển. Quan điểm ICD-10 (1992), để đánh giá tiến triển cần phải theo dõi tối thiểu
là 1 năm sau cơn khởi phát bệnh. Mỗi thể bệnh có thể có 7 kiểu tiến triển như sau:
1. Tiến triển liên tục.

5. Thuyên giảm không hoàn toàn

2. Từng giai đoạn với thiếu sót tăng dần.


6. Thuyên giảm hoàn toàn.

3. Từng giai đoạn với thiếu sót ổn định.

7. Thời kỳ theo dõi dưới một năm.

4. Từng giai đoạn với sự thuyên giảm.
Theo DSM-IV (1994) cũng cần thời gian theo dõi tối thiểu một năm . Có 6
kiểu tiến triển sau:
1. Tiến triển theo từng giai đoạn với 2. Tiến triển theo từng giai đoạn với thời
các di chứng rõ ràng và các triệu kỳ thuyên giảm, hầu như không tồn tại các
chứng âm tính.

di chứng trong hoạt động tâm thần.

3. Tiến triển liên tục, trong suốt một 4. Tiến triển chỉ một giai đoạn nhưng lui
năm theo dõi, các biểu hiện rối loạn bệnh không hoàn toàn.
tâm thần không thuyên giảm với
nhiều triệu chứng âm tính.
5. Tiến triển chỉ một giai đoạn nhưng 6. Các kiểu tiến triển khác.
lui bệnh hoàn toàn.
V. TIÊN LƯỢNG
Tiên lượng của bệnh tâm thần phân liệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
-

Thể bệnh: Thể thanh xuân, thể căng trương lực, thể đơn thuần là các thể
năng.

-


Tuổi khởi phát: Tuổi càng trẻ bệnh càng nặng.

-

Yếu tố bẩm sinh gia đình: Có yếu tố gia đình về bệnh tâm thần phân liệt
hoặc rối loạn khí sắc thì tiên lượng xấu hơn.


-

Triệu chứng âm tính: Các triệu chứng âm tính xuất hiện sớm, càng nhiều
triệu chứng âm tính, tiến triển nhanh thì bệnh càng nặng.

-

Sang chấn tâm lý: Bệnh xuất hiện sau sang chấn tâm lý thì tiên lượng tốt
hơn.

-

Vấn đề điều trị chăm sóc: Bệnh nhân được phát hiện sớm, can thiệp sớm,
điều trị và theo dõi tích cực, có sự phối hợp giữa thày thuốc và gia đình thì
tiên lượng tương đối tốt.

VI. ĐIỀU TRỊ
*- NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CHUNG.
1- Tâm thần phân liệt là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, điều trị triệu chứng là chủ
yếu.
2- Hóa dược liệu pháp có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các triệu chứng
dương tính.

3- Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị (hóa dược, tâm lý, lao động và tái thích
ứng xã hội).
4- Cần phát hiện sớm và can thiệp sớm, điều trị tích cực sẽ đem lại hiệu quả tốt.
5- Điều trị duy trì sau cơn loạn thần đầu tiên, quản lý và theo dõi đề phòng tái phát.
6- Phục hồi chức năng cho bệnh nhân, đặc biệt quan trọng đối với các triệu chứng
âm tính.
7- Phối hợp chặt chẽ giữa thày thuốc, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc
bệnh nhân.
8- Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát.
9- Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ đối với bệnh tâm thần phân liệt
(tránh mặc cảm, xa lánh, sỉ nhục người bệnh).
10- Chăm sóc bệnh nhân lâu dài, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.


Việc điều trị bệnh TTPL cho đến nay đã có nhiều bước tiến rõ nét. Sự nhận thức về
bệnh ngày càng đúng đắn, trình độ hiểu biết về bệnh được nâng cao do vậy BN được
phát hiện và can thiệp sớm, điều trị toàn diện, đúng cách.
Cùng với sự tiến bộ của hoá dược tâm thần đã ra đời các ATK thế hệ mới ít các tác
dụng không mong muốn (TDKMM) làm cho BN dễ chấp nhận điều trị hơn.
Các liệu pháp tái thích ứng tâm lý xã hội cũng được coi trọng trong điều trị phối
hợp để hỗ trợ cho người bệnh sớm hoà nhập được với cộng đồng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng với một bệnh căn nguyên chưa rõ ràng, tiến
triển theo chiều hướng mạn tính, vấn đề tuổi tác cùng với sự thay đổi về sinh học và
khả năng dung nạp thuốc ATK hạn chế, cộng thêm các vấn đề tâm lý, xã hội khác...
làm cho công tác điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn và phức tạp, cần phải kết hợp
nhiều liệu pháp và có chiến lược điều trị lâu dài dựa vào cộng đồng.
Thêm nữa, trong điều trị bệnh TTPL cần phải chú ý rằng các triệu chứng của bệnh
thường tái phát nếu ngừng thuốc, do đó cần phải làm liệu pháp nhận thức cho BN và
gia đình để họ thấy được sự cần thiết của việc uống thuốc điều trị duy trì .
1. Điều trị hoá dược trị liệu

Cho đến nay hoá dược trị liệu trong tâm thần học vẫn là giải pháp lựa chọn hàng
đầu và liệu pháp này ngày càng không ngừng được hoàn thiện bằng các trải nghiệm
thực tiễn điều trị dựa trên các nghiên cứu dược động học lâm sàng. Để đạt được hiệu
quả tối ưu và không ngừng nâng cao chất lượng điều trị cần phải luôn chú ý tới các
yếu tố có tính nguyên tắc trong hoá dược trị liệu:
- Điều trị phải động (Intensive therapie)
- Lựa chọn thích hợp (Selective therapie)
- Không dập khuôn, luôn phiên (dinamic therapie)
- Phù hợp với từng cá thể người bệnh
- Giảm tối thiểu những TDKMM của thuốc.
- Phải điều trị đủ thời gian cần thiết phù hợp với từng người bệnh, thể bệnh, giai
đoạn bệnh, có theo dõi đánh giá khoa học chặt chẽ, toàn diện.


×