Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

TÍNH TOÁN THIẾT kế hệ THỐNG xử lý nước THẢI BỆNH VIỆN đa KHOA tư NHÂN mỹ PHƯỚC HUYỆN bến cát TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.39 KB, 97 trang )

Chương I
MỞ ĐẦU
I.1. Sự cần thiết của đồ án:
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống người dân càng được
nâng cao, nhu cầu của xã hội về các mặt vui chơi, giải trí, thẩm mỹ,… ngày cũng
tăng theo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế, việc đảm bảo được
sức khỏe của người dân là điều cần được quan tâm và lưu ý của các cấp chính
quyền. Thực tế cho thấy rằng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành y tế ngày càng
được quan tâm, các bệnh viện tư nhân được thành lập ngày càng nhiều và cũng
đã đáp ứng phần nào nhu cầu chữa bệnh của người dân. Nhưng tình hình quá tải
của các bệnh viện luôn xảy ra, có nhiều bệnh viện luôn ở mức quá tải 200%, như
bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Chợ Rẫy,…
Tình hình cơ sở hạ tầng của tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã có sự
đầu tư phát triển, nhưng vẫn còn thiếu trầm trọng. Các ca nghiêm trọng còn phải
chuyển lên tuyến trên gây khó khăn cho quá trình chữa trò cho bệnh nhân. Trước
tình hình đó, cấp lãnh đạo của tỉnh đã có những khuyến khích cho việc đầu tư cơ
sở hạ tầng bệnh viện với hình thức tư nhân. Cho đến nay, trên đòa bàn tỉnh đã có
rất nhiều bệnh viện tư nhân với trang thiết bò hiện đại đã được thành lập và đang
hoạt động rất tốt, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Căn cứ thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn
nghề y, dược tư nhân và Công văn số 3902/YT-ĐTr ngày 02/6/2004 của Vụ Điều
trò Bộ Y tế hướng dẫn thủ tục thành lập Bệnh viện tư nhân, dân lập, công ty
TNHH Phòng khám đa khoa An Bình đã có Công văn số 28 ngày 15/3/2006 trình
UBND tỉnh Bình Dương thành lập Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Mỹ Phước và đã
nhận được Công văn 1162/UBND-VX ngày 10/3/2006 của UBND tỉnh chấp nhận
việc xây dựng “Bệnh viện đa khoa – Phục hồi chức năng Mỹ Phước”.

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-1-



Bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước được xây dựng với quy mô 20000
m2, có 6 khoa và 100 giường bệnh.
Bệnh viện đang trong giai đoạn triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó
bệnh viện phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 60 m 3/
ngày đêm. Hệ thống xử lý nước thải này có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải đạt
tương đương tiêu chuẩn loại B, TCVN 5945 – 1995 trước khi thải ra hệ thống tiếp
nhận nước thải chung của KCN để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn loại A trước khi
thải ra sông Thò Tính.
Thông qua nghiên cứu ĐTM của bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước, em
đề xuất phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện này theo công
nghệ xử lý sinh học.
I.2. Nội dung đồ án:
Đồ án được chia làm 6 chương:
-

Chương 1: Mở đầu (sự cần thiết, nội dung, giới hạn và phương pháp
thực hiện)

-

Chương II: Giới thiệu về bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước

-

Chương III: Tổng quan phương pháp xử lý nước thải bệnh viện

-

Chương IV: Tính toán thiết kế các công trình đơn vò


-

Chương V: Khai toán công trình xử lý nước thải.

-

Chương VI: Kết luận

I.3. Giới hạn của đồ án
Nước thải của bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước có mức ô nhiễm thấp,
mang đặc trưng của một bệnh viện mới hình thành đang phổ biến ở khu vực tỉnh
Bình Dương.
Công nghệ xử lý nước thải đề xuất theo phương pháp sinh học hiếu khí cổ
điển, cho phép xử lý nước thải với các thông số thiết kế đầu vào của hệ thống xử
lý đạt tương đương tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945 – 1995.
SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-2-


Thời gian thực hiện đề tài trong 3 tháng (Từ ngày 4/10 đến 24 / 12 / 2004).
I.4. Phương pháp thực hiện
Một số phương pháp thực hiện được áp dụng trong đồ án như sau:
-

Phương pháp thống kê số liệu: Phương pháp này nhằm thu thập và

xử lý số liệu đầu vào phục vụ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập
trung: điều kiện đòa chất, thủy văn, đòa hình, lưu lượng thải, nồng độ các chất

ô nhiễm ….
-

Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử

lý nước thải đầu vào và ra theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 – 1995).
-

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích : Nhằm đánh giá hiệu quả kinh

tế trong quá trình xử lý nước thải của các phương án xử lý.
-

Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia về các nội

dung liên quan đến đồ án.

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-3-


Chương II
GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN
MỸ PHƯỚC
II.1. Vò trí đòa lý:
Dự án Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Mỹ Phước được đặt tại khu công nghiệp
Mỹ Phước 2, thò trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Cách trung tâm
thò trấn Mỹ Phước 1 kmvà cách TP. Hồ Chí Minh 30 km.
Vò trí này có những mặt thuận lợi sau:

Dự án nằm trong KCN Phước Mỹ 2, đã được quy hoạch chi tiết và ổn đònh.
Thống giao thông đường bộ phát triển hoàn chỉnh và cơ sở hạ tầng tốt (điện,
nước, giao thông, PCCC, … ).
Nhu cầu khám chữa bệnh của công nhân KCN và người dân là rất lớn.
Mặt bằng đủ rộng, tiết kiệm chi phí đầu tư về đất đai.
Tổng diện tích của dự án là 20.000 m² có các mặt tiếp giáp như sau:
Phía Bắc : giáp đường nội bộ trong khu công nghiệp (NB 16).
Phía Nam : giáp đường nội bộ trong khu công nghiệp (TC3).
Phía Tây : giáp đường nội bộ trong khu công nghiệp (DB4).
Phía Đông : giáp kênh Thủy lợitrong khu công nghiệp.
II.2. Nội dung hoạt động:
Bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh đang tăng cao tại khu vực, phù hợp với đònh hướng phát
triển của huyện Bến Cát cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực
tỉnh Bình Dương.

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-4-


II.2.1. Quy mô khám chữa bệnh của Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước có quy mô 6 khoa và 100 giường
bệnh, trong đó:
Khoa khám bệnh có 20 giường bệnh với các phòng khám nội, khám nhi, khám
da liễu, và khám cơ xương khớp.
Khoa liên chuyên khoa có 20 giường bệnh với các phòng khám tai-mũi-họng,
phòng khám răng-hàm-mặt, và phòng khám mắt.
Khoa nội tổng hợp có 30 giường bệnh với phòng nội chung, y học dân tộc,
phục hồi chức năng và khoa nhi.

Khoa ngoại, sản, gây mê hồi sức có 30 giường bệnh gồm các phòng ngoại
tổng quát, sản-phụ khoa, gây mê hồi sức.
Khoa cận lâm sàng thăm dò chức năng gồm các phòng chụp X-quang (Xquang qui ước, CT scan), siêu âm (trắng đen, màu, 3&4 chiều), xét nghiệm (sinh
hóa, huyết học, miễn dòch), thăm dò chức năng ( điện tim, nội soi, DSA).
Khoa dược gồm kho dược, nhà thuốc, quầy cấp thuốc BHYT.
II.2.2. Nhu cầu lao động của Bệnh viện
Dự kiến, nhân sự của bệnh viện là 120 người, trong đó trình độ đại học và
trên đại học là 40%.
Trong đó:
Giáo sư, bác só : 40 người
Dược só đại học: 02 người, dược só trung học: 5 người.
Điều dưỡng + y só: 40 người.
Nữ hộ sinh: 08 người.
Nhân viên khác: 25 người.
Các quy đònh về giờ giấc và chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, làm việc
theo ca, đau ốm ...) sẽ được công ty thực hiện đúng trên cơ sở phù hợp với Luật
lao động do Nhà nước Việt Nam ban hành.
SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-5-


II.2.3. Các hạng mục công trình
- Phần thiết bò
Trang thiết bò phục vụ dự án được đưa ra trong bảng 1.
Bảng 1: Thiết bò phục vụ dự án bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước
Stt

Tên trang thiết bò


Đơn

Số

Nước

Năm sản

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Máy chụp X-quang
Máy CT scan
X-quang lưu động
Siêu âm đen trắng

Siêu âm tim màu
Siêu âm 3,4 chiều
Máy nội soi dạ dày
Nội soi tai-mũi-họng
Máy đo điện não
Máy huyết học
Máy XN sinh hóa
Máy đo điện tim
Máy giúp thở
Máy gây mê
Máy đo nồng độ bão
Hòa Oxy SPO2
Máy đo tim thai


Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
-

lượng
02
01
01
04
01

01
01
01
01
01
01
02
02
02
02
02

sản xuất
2005
2005
2005
2005
2004
2005
2005
2005
2005
2004
2004
2005
2005
2005
2005
2005
2005


xuất
Hàn Quốc
Nhật
Đức
Nhật
Nhật
Mỹ
Đức
Nhật
TQ
Mỹ
Mỹ
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Mỹ
Nhật

18
19

Doppler
Đo cơn gó tử cung
Máy siêu âm 3,4

-

01

01

2005
2005

Nhật
Nhật

20
21
22
23
24

chiều
Giường bệnh
Máy mổ nội soi
Thiết bò văn phòng
Hệ thống mạng
Các thiết bò khác

Cái
BộBộ
Bộ

100
01
01
01
01


2006
2005
2006
2006
2006

Đức
VN
VN
VN
VN

Ký hiệu

Hitachi
Shimadzu
Capasi
Toshiba
Gy
Olympus
Rentax
Abos
Abos
Sharp
Sharp
MD 8500

- Các hạng mục xây dựng


SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-6-


Bệnh viện được xây dựng trên diện tích 20.000 m², các hạng mục công
trình xây dựng chính của Dự án được đưa ra như bảng 2.
Bảng 2 : Các hạng mục xây dựng của Dự án.
Stt Danh mục
A. Hạng mục chính
1
Khám bệnh đa khoa và điều trò ngoại trú
2
Khối nhà chữa bệnh nội trú
Các khoa nội
Cấp cứu
Cận lâm sàng – thăm dò chức năng
Nhà thuốc bệnh viện
3
Khối hành chính (phòng làm việc của lãnh đạo bệnh viện
và phòng chức năng)
4
Khu thanh trùng
5
Khu ngoại cảnh
6
Đường nội bộ
7
Nhà bảo vệ
8

Khu nhà xe, bảo trì thiết bò
9
Cổng + tường rào
10 Khu nhà bếp để phục vụ bữa an cho CBCNV và bệnh nhân
11 Khu nhà ở cho CBCNV và chuyên gia
B. Công trình phụ trợ
12 Hệ thống cấp điện
13 Hệ thống xử lý chất thải
14 Hệ thống thoát nước
15 An toàn bức xạ
16 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Đơn vò
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

m2
m2
m2
m2

II.2.4. Nguồn cung cấp nước
Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất được lấy từ hệ thống cấp nước thuỷ
cục của KCN. Lượng nước thô được cung cấp vào bệnh viện khoảng 60 m 3/ngày
được phân phối cho hệ thống các phòng chức năng, phòng nghỉ của cán bộ công
nhân viên, khu vệ sinh, căn tin,…
II.2.5. Nhu cầu sử dụng điện
SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-7-


-

Nguồn cấp điện là từ lưới điện của điện lực Quốc gia. Dự kiến, nhu cầu điện

cho hoạt động của bệnh viện là 150 KWh/ngày.
-

Ngoài ra, bệnh viện sẽ sử dụng 1 máy phát điện có công suất 10 KW để duy

trì ổn đònh nguồn điện, phục vụ cho các hoạt động tại phòng mổ, hậu phẫu, hồi
sức cấp cứu, khoa sản, trạm bơm nước chữa cháy (phòng sự cố mất điện lưới).
II.2.6. Hệ thống thoát nước mưa:
Bệnh viện sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống
cống thu gom nước thải. Nước mưa chảy vào rãnh rồi chảy vào các hố ga thu

nước nối với mạng cống ngầm dưới đất, xả vào tuyến thoát nước chung của KCN
nằm bên ngoài hàng rào bệnh viện.
II.2.7.Hệ thống thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó được dẫn ra hệ
thống cống thu gom để đưa về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi
thải ra hệ thống tiếp nhận nước thải chung của KCN.
Nước thải từ khu vực khám chữa bệnh, từ khâu vệ sinh phòng bệnh và từ
khu vực giặt tẩy được thu gom bằng hệ thống cống riêng biệt. Nước thải được tập
trung về trạm xử lý nước thải để xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 1995 (nguồn
loại B) trước khi thải ra hệ thống tiếp nhận nước thải chung của KCN.

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-8-


Chương III
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
III.1. Tổng quan về xử lý nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là nước thải có chứa nhiều vi trùng gây bệnh, là loại
nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao. Hiện nay, đa số các bệnh viện ở Việt
Nam chưa có đủ hệ thống xử lý nước thải riêng hoặc có hệ thống xử lý nước thải
nhưng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật. Chính điều này làm cho môi trường nước ở Việt
Nam bò ô nhiễm trầm trọng. Đứng trước thực trạng trên, Quyết đònh số
35/1999/QĐ – TTg ngày 5 tháng 3 năm 1999 Thủ tướng Chính Phủ về việc phê
duyệt đònh hướng phát triển thoát nước đô thò Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra
mục tiêu là: “xử lý cục bộ nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp trước khi
xả vào hệ thống thoát nước chung”.
III.2. Nguồn gốc phát sinh

Trong giai đoạn hoạt động của bệnh viện, nguồn phát sinh nước thải bao gồm :
SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

-9-


Nước thải từ các hoạt động khám và điều trò bệnh, từ các dòch vụ hỗ trợ (giặt
giũ quần áo, chăn màn,...) cho bệnh nhân.
Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân,... từ khu vực nhà
vệ sinh.
Ngoài ra nước mưa chảy tràn qua khuôn viên bệnh viện nếu không có tuyến
cống thoát riêng sẽ làm tăng lưu lượng nước thải bệnh viện cần xử lý, làm quá tải
hệ thống xử lý nước thải.
Trong các nguồn phát sinh nước thải do quá trình hoạt động của bệnh viện,
nước thải từ các hoạt động khám và điều trò bệnh là nguồn nước thải có mức độ ô
nhiễm hữu cơ cao và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất. Nước thải loại này phát
sinh từ nhiều quá trình khác nhau trong hoạt động của bệnh viện: từ khâu xét
nghiệm, giải phẫu, súc rửa các dụng cụ y khoa, các ống nghiệm, lọ hoá chất …
III.3. Đặc trưng ô nhiễm nước.
– Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt thải ra từ các hoạt động sinh hoạt trong bệnh viện như :
ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh, từ các nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh, nhà ăn, căn
tin … Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các
hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh.
Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển, khối
lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử
lý) được đưa ra trong bảng 3.
Bảng 3. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.
Chất ô nhiễm
BOD5

COD (dicromate)
Chất rắn lơ lửng (SS)
Dầu mỡ phi khoáng
Tổng Nitơ (N)
Amoni (N-NH4)
SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

Khối lượng (g/người/ngày)
45 – 54
72 – 102
70 – 145
10 – 30
6 – 12
2,4 - 4,8
- 10 -


Tổng Phospho
Nguồn : WHO,1993

0,8 - 4,0

Bảng 4. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
BOD5
COD (dicromate)
Chất rắn lơ lửng (SS)
Dầu mỡ phi khoáng
Tổng Nitơ (N)
Amoni (N-NH4)

Tổng Phospho
Nguồn : WHO,1993

Tải lượng chất ô nhiễm không qua xử
lý(kg/ngày)
9,90 – 11,88
15,84 – 22,44
15,40 – 31,90
2,20 – 6,60
1,32 – 2,64
5,28 – 10,56
0,18 – 0,88

– Nước thải từ hoạt động vệ sinh, khám chữa bệnh, tẩy trùng,… của bệnh viện.
Thông thường nước thải bệnh viện có thành phần và tính chất gần giống
như nước thải sinh hoạt ngoại trừ hàm lượng vi sinh gây bệnh khá cao (pathogen).
Đặc biệt một số khu vực có mức độ nhiễm cao như: khu mổ (nước thải chứa máu
và các bệnh phẩm), khu xét nghiệm (nước thải chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh
khác nhau). Giá trò COD của các khu này vào khoảng 400 - 800mg/l, hàm lượng
cặn lơ lửng SS khoảng 150 - 400mg/l; hàm lượng Coliform khoảng 3x10 6 - 8x106
MPN/100ml.
III.4. Nồng độ các chất ô nhiễm nước
– Nước thải sinh hoạt.
Theo ước tính hệ số thải nước thải bình quân của cán bộ công nhân viên
bệnh viện và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi (tính trong trường hợp công suất
bệnh viên đạt tối đa 100 giường) thì lượng nước thải sinh hoạt của bệnh viện là
19,6 m3/ngày.đêm.
Bảng 5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm


SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)

- 11 -


Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Không xử lý
BOD5
COD
SS
Dầu mỡ
Tổng N
Amôni
Tổng Phospho
Tổng Coliform
(MPN/100ml)

505 - 606
808 -1145

786 -1628
112 - 337
67 -135
269- 539
9,2 – 36,8
106 - 108

Có hệ thống
bể tự hoại
100 - 200
180 - 360
80 - 160
20 - 40
5 - 15
104

TCVN 5945 – 1995
Loại B
50
100
100
10
60
1
6
10.103

Nhận xét: nước thải sinh hoạt của bệnh viện có hàm lượng chất ô nhiễm
tương đối cao, đặc biệt là các chất hữu cơ và vi sinh. Sau khi qua hệ thống xử lý
của hệ thống bể tự hoại 3 ngăn, thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đã

giảm xuống rất nhiều. Do vậy, nước thải cần được đưa về trạm xử lý nước thải
của bệnh viện để xử lý cho đạt loại B, TCVN 5945 – 1995 trước khi thải vào hệ
thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp để xử lý tiếp tục.
– Nước thải từ hoạt động vệ sinh, khám chữa bệnh, tẩy trùng,… của bệnh viện.
Nước thải khám và điều trò bệnh có mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi trùng gây
bệnh cao nhất trong số các dòng thải nước của bệnh viện. Nước thải loại này phát
sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong bệnh viện: giặt tẩy quần áo bệnh
nhân, chăn mền, draf cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét
nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ sinh lau chùi làm sạch các phòng bệnh và phòng
làm việc …
Theo quy chuẩn, lưu lượng nước thải sinh ra từ mỗi giường bệnh là 400
lít/ngàêm. Với công suất 100 giường thì ước tính lưu lượng nước thải loại này là
40 m3/ngày đêm.
Thành phần và tính chất nước thải hỗn hợp (không tính nước mưa) của một
số bệnh viện ở khu vực Tp.HCM được thể hiện qua các bảng 6, 7, 8, 9, 10.
Bảng 6: Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Trưng Vương
SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 12 -


Stt Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng

Đơn vò đo

Nồng độ

1 pH
2 Chất rắn lơ lửng (SS)
3 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5)

4 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
5 Tổng Nitơ (tính theo N)
6 Tổng phốt pho (tính theo P)
7 Tổng coliform
8 E.Coli
Nguồn : CEFINEA, tháng 3/1996.

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100 ml
MPN/100 ml

6,78
168
124
158
38
3,5
8,5 x 104
1,2 x 104

Bảng 7. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Stt Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng

Đơn vò đo

Nồng độ


1 pH
2 Chất rắn lơ lửng (SS)
3 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5)
4 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
5 Tổng Nitơ (tính theo N)
6 Tổng phốt pho (tính theo P)
7 Tổng coliform
8 E.Coli
Nguồn : CEFINEA, tháng 3/1996.

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100 ml
MPN/100 ml

6,97
182
114
152
36
3,2
4,6 x 104
3,2 x 104

Bảng 8. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi
Stt Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng

1
2
3
4
5
6
7

pH
Chất rắn lơ lửng (SS)
nhu cầu oxy sinh học (BOD5)
nhu cầu oxy hóa học (COD)
Tổng Nitơ (tính theo N)
tổng phốt pho (tính theo P)
Tổng coliform

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

Đơn vò đo

Nồng độ

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100 ml

6,84

148
126
178
34
3,2
6,5 x 104
- 13 -


8 E.Coli
Nguồn : CEFINEA, tháng 3/1996.

MPN/100 ml

2,6 x 104

Bảng 9. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Chợ Rẫy
Stt Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng

Đơn vò đo

Nồng độ

1 pH
2 Chất rắn lơ lửng (SS)
3 nhu cầu oxy sinh học (BOD5)
4 nhu cầu oxy hóa học (COD)
5 Tổng Nitơ (tính theo N)
6 tổng phốt pho (tính theo P)
7 Tổng coliform

8 E.Coli
Nguồn : CEFINEA, tháng 3/1996.

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100 ml
MPN/100 ml

6,92
188
104
138
31
2,5
5,5 x 104
2,2 x 104

Như vậy, nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện
được đưa ra trong bảng 10.
Bảng 10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện.
Stt
1
2
3
4
5
6

7
8

Thông số
pH
Chất rắn lơ lửng (SS)
BOD5
COD
Tổng Nitơ
Tổng phốt pho
Tổng coliform
E.Coli

Đơn vò đo
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100 ml
MPN/100 ml

Nồng độ
6,8 – 7,2
120 – 210
80 – 152
110 – 220
30 – 40
3–5
104 – 106

104 – 106

Nhận xét: Nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm vượt quá TCVN 5945 -1995
(cột B) cụ thể SS vượt 1,5 – 2,6 lần, BOD vượt 2,7 – 5,1 lần, COD vượt 1,8 – 3,7
lần. Vì vậy, chúng tôi sẽ đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung bằng
công nghệ sinh học hiếu khí kết hợp khử trùng đảm bảo nước thải sau khi xử lý
đạt tiêu chuẩn thải TCVN 5945 – 1995 (cột B).
III.5. Các phương pháp xử lý nước thải:
SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 14 -


III.5.1. Phương pháp xử lý cơ học:
Trong nước thải bệnh viện thường có các loại tạp chất rắn với nhiều kích
thước khác nhau bò cuốn theo như: bao bì chất dẻo, giấy, hàm lượng chất lơ lửng,
bông băng v.v.... Phương pháp xử lý cơ học để tách các chất không hoà tan trước
khi đưa vào các công trình xử lý hóa lý, sinh học.
Để tách cặn, rác người ta thường sử dụng:
III.5.1.1. Song chắn rác
Chức năng của song chắn rác nhằm giữ rác bẩn thô có kích thước lớn ở
trước song chắn, còn các tạp chất có kích thước nhỏ hơn sử dụng lưới chắn rác.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong qúa trình vận hành hệ thống xử lý không làm
tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Do đó, Song chắn rác là công trình xử lý sơ
bộ nhằm tạo điều kiện tốt cho qúa trình xử lý nước thải sau đó.
Song chắn rác thường làm bằng kim loại, đặt nghiêng so với mặt nằm ngang
một góc 45 – 600 để thuận lợi trong qúa trình cọ rửa.
Song chắn rác bao gồm các thanh đan xếp cạnh nhau
 Các thông số kỹ thuật của song chắn rác như sau:
-


Xác đònh kích thước mương đặt song chắn

-

Số lượng song chắn

-

Tổn thất áp lực qua song chắn

-

Khoảng cách giữa các thanh gọi là khe hở : b = 16 ÷25 (mm), tùy

thuộc vào từng loại rác và kích thước mà chọn khoảng cách giữa các khe.
Vận tốc nước chảy qua song chắn: v = 0.4 ÷0.8 (m/s) (tài liệu 1

-

– tài liệu tham khảo)
Góc nghiêng đặt song chắn là: α = 45 – 600, thường chọn α =

-

600
-

Chiều sâu lớp nước đặt trước song chắn: h1 = 0.5


 Công thức tính toán

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 15 -


a.

Số lượng khe hở giữa các thanh

n=

q max
.k
b.h1 .v

Trong đó:
-

n: Số khe của song chắn

-

qmax: lưu lượng tối đa của nước thải (m3/s), theo
nhu cầu đầu vào.
b: khoảng cách giữa các thanh, chọn b = 16 ÷25

-


(mm)
v: Vận tốc trung bình qua các khe: v = 0,8 ÷1

-

(m/s).
-

h1: độ sâu lớp nước đặt trước song chắn (m)

-

k: hệ số tính đến sự thu hẹp của dòng chảy ( k =
1.05), nhằm giảm vận tốc nước

b.

Chiều dài tổng cộng của song chắn
Bs = S (n - 1) + b * n

(m)

Trong đó:
-

Bs: Chiều dài tổng cộng của song chắn (m)

-

b: khoảng cách giữa các thanh, chọn b = 16 ÷25 (mm)


-

n: số khe hở giữa các thanh

-

S: bề dày của thanh song chắn: s = 8 ÷10 mm, thường lấy s = 8 mm

c.

Chiều dài đoạn kênh mở rộng trước song chắn
l1 =

B s −Bk
2tgϕ

(m)

Trong đó:
-

l1: Chiều dài đoạn kênh mở rộng trước song chắn (m)

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 16 -


-


Bs: Chiều dài tổng cộng của song chắn (m)

-

Bk: Chiều rộng mương dẫn nước tới và ra khỏi song chắn (m)

-

ϕ : Là góc nghiêng của chỗ mở rộng, ϕ = 150 - 200,thường lấy ϕ = 200

d.

Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn
l2 = 0.5 l1

(m)

Trong đó:
-

l1: Chiều dài đoạn kênh mở rộng trước song chắn (m)

-

l2: Chiều phần mở rộng sau song chắn (m)

e.

Tổn thất áp lực qua song chắn

2
v max
hs = ξ *
*k
2* g

Trong đó:
-

hs:Tổn thất áp lực ở song chắn rác (m)

-

K: Hệ số tính đến sự tăng tổn thất áp lực do rác mắc vào song chắn
rác, k = 2 ÷3, thường chọn k = 3

-

g : Gia tốc trọng trường (m/s2), chọn g = 9,81 (m/s2)

-

ξ : Hệ số tổn thất cục bộ
S 
ξ = β * 
b

4/3

* sin α


-

α : Góc nghiêng đặt song chắn theo mặt bằng.

-

β : Hệ số phụ thuộc hình dạng thanh song chắn, với loại thanh đã chọn

(tra theo bảng 2 – 2 trang 33 tài liệu 1 – Tài liệu tham khảo)
Hình dạng
thanh đan

a

b

c

d

e

f

g

β

2,42


1,83

1,67

1,035

0,92

0,76

1,97

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 17 -


l
a

b

c

d

e

s


b

s

Hình 1: Hình dạng và tiết diện của thanh song chắn
Thanh song chắn có thể dùng tiết diện tròn, chữ nhật, bầu dục …. Trong thực
tế, tiết diện tròn có tổn thất thủy lực nhỏ nhưng ít sử dụng vì rác dễ dính chặt vào
thanh đan gây khó khăn cho công việc cào rác. Được sử dụng nhiều là tiết diện
hình chữ nhật nhưng loại này có tổn thất thủy lực lớn.
III.5.1.2. Bể lắng cát
Bể lắng cát thường dùng để tách các tạp chất rắn vô cơ không tan ra khỏi
nước thải đó chính là cát, nhằm đảm bảo cho các thiết bò cơ khí như máy bơm
không bò cát, sỏi bào mòn chóng hỏng, tránh tắc nghẽn các đường ống dẫn và gây
ảnh hưởng xấu đến hiệu suấât làm việc của các qúa trình xử lý tiếp theo.
Nước qua bể lắng dưới tác dụng của trọng lực , cát nặng sẽ lắng xuống đáy
và kéo theo một phần chất đông tụ.
Do đó, xây dựng bể lắng cát cho các công trình xử lý nước thải khi lưu lượng
lớn hơn 100 m3/ngày,đêm là cần thiết.
Theo nguyên lý làm việc, ta chia bể lắng cát thành hai loại:
-

Bể lắng cát ngang

-

Bể lắng cát đứng

III.5.1.2.2. Bể lắng cát ngang
Bể lắng cát ngang nước chảy thẳng thường có hố thu cát ở đầu bể. Cát được

cào về hố thu bằng cào sắt và lấy ra bằng bơm phun tia, máy bơm cát hoặc các
phương tiện gàu xúc…. Các hạt cát và những hạt nhỏ không hòa tan trong nước
thải khi đi qua bể lắng cát sẽ rơi xuống dưới đáy dưới tác dụng của lực hấp dẫn

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 18 -


bằng tốc độ tương ứng với độ lớn và trọng lượng riêng của nó. Tốc độ chuyển
động của dòng chảy và tốc độ rơi của các hạt cát tỷ lệ thuận với nhau.
Trong thực tế bể lắng cát thường được thiết kế hai đơn nguyên để luân phiên
làm việc và cào cặn. Bể lắng cát ngang có hệ thống tiêu nước ở đáy, mương xả
thường xây giữa hai ngăn, ở đáy bể có máng lõm để đặt hệ thống tiêu nước. Ống
tiêu nước làm bằng bêtông hay bằng sành với đường kính 0.1mm, phía trên đổ
một lớp đá dăm dày 0.2 – 0.3m. Sau một thời gian cặn đã lấp đầy đáy, người ta
khóa van nước ở đầu và cuối bể lại. Mởi khóa trên ống tiêu nước để hút hết nước
trong bể ra và một đến hai ngày sau khi cặn đã hút hết nước ta tiến hành lấy cát
ra.
Các thông số khi thết kế bể lắng cát ngang
Vận tốc dòng chảy trong bể không vượt qúa 0.3 (m/s), với vận

-

tốc như vậy cho phép các hạt cát, sỏi hay các hạt vô cơ khác lắng xuống
đáy cao.
-

Thời gian lưu nước lại t = 45 – 90 giây, thường chọn 60 giây.


-

Chiều sâu bể lắng cát ngang nằm trong khoảng từ : H = 0,25 ÷
1m
Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều sâu bể thường: B / H = 1 : 2 m

-

Công thức tính toán bể lắng cát ngang
a.

Chiều dài bể lắng cát ngang được tính theo công thức

L=

1000.h1 .Vmax
.K
U0

Trong đó:
-

L: Chiều dài bể lắng cát ngang (m)

-

K: Hệ số thực nghiệm tính đến sự ảnh hưởng của
dòng chảy đến tốc độ lắng của hạt cát trong bể lắng, K lấy phụ
thuộc U0
Khi K = 1.7, ứng với U0 = 18 m/s: Đối với nước thải sinh hoạt


SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 19 -


Khi K = 1.3, ứng với U0 = 24 m/s: Đối với nước thải công nghiệp
Vmax: Tốc độ chuyển động của nước trong bể lắng

-

ứng với lưu lượng lớn nhất, Vmax = 0,3 (m/s) (Theo tài liệu 2 – Tài
liệu tham khảo)
-

h1: Chiều sâu phần lắng của bể (h1 = 0.25 ÷1mm)

-

U0: Độ lớn thủy lực của hạt cặn với đường kính
0.2 ÷ 0.25 giữ lại trong bể U0 = 18 ÷24 mm/s

b.

Diện tích mặt thoáng của nước thải trong bể lắng cát
ngang được tính theo công thức:
F=

Qmax
V max


hoặc

F=

Qmax
U0

Trong đó:
-

F: Diện tích mặt thoáng của nước thải (m2)

-

Qmax: Lưu lượng nước thải (m3/s)

-

Vmax: Tốc độ chuyển động của nước thải trong bể (m/s)

-

U0: Độ lớn thuỷ lực của hạt cặn (m/s)

c.

Chiều rộng tổng cộng của bể lắng cát ngang

B=


F
L

Trong đó:
-

B: Chiều ngang tổng cộng của bể lắng cát (m)

-

F: Diện tích mặt thoáng của nước thải (m2)

-

L: Chiều dài bể lắng cát ngang (m)

d.

Thể tích của bể lắng cát ngang tính theo công thức sau:
Wc = Q.T

Trong đó:
-

Wc: Thể tích của bể lắng cát ngang (m3)

-

Q: Lưu lượng nước thải (m3/s)


SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 20 -


-

T: Thời gian lưu nước 30 ÷60 giây.

e.

Chiều cao lớp cát trong bể lắng

hc =

Wc
F .B

Trong đó:
-

hc: Chiều cao lớp cát trong bể lắng (m)

-

Wc: Thể tích của bể lắng cát ngang (m3)

-


F: Diện tích mặt thoáng của nước thải (m2)

-

B: Chiều ngang tổng cộng của bể lắng cát (m)

f.

Chiều cao xây dựng của bể lắng cát ngang
Hxd = h1 + h2 + h3

Trong đó:
-

h1:Chiều sâu phần lắng của bể (m)

-

h2:Chiều sâu lớp cặn lắng (m)

-

h3:Chiều cao bảo vệ từ mực nước đến thành bể, h3 = 0.2 ÷0.4 m

III.5.1.2.3. Bể lắng cát sục khí
Trong hệ thống xử lý, nước thải trước khi đưa qua các công trình phía sau
cần phải qua bể lắng cát với mục đích bảo vệ các thiết bò máy móc khỏi bò mài
mòn, giảm sự lắng đọng của vật liệu nặng trong ống, kênh, mương dẫn nước thải
…, giảm số lần súc rửa các bể phân hủy cặn do tích tụ qúa nhiều cát.
Bể lắng cát sục khí có cấu tạo giống như bể lắng ngang. Dọc theo chiều

ngang một bên vách của bể đặt hệ thống ống sục khí nhằm tạo cho nước thải
chuyển động theo quỹ đạo tròn và xoắn ốc quanh trục theo hướng dòng chảy. Do
vận tốc ngang trong vòng xoắn ốc lơn nên các hạt cặn hữu cơ lơ lửng không lắng
xuống, nên trong thành phần cặn lắng chủ yếu là cát từ 90 – 95%. Hiệu suất làm
việc của bể lắng cát có sục khí khá cao.
Bể lắng cát sục khí cần có chiều sâu ít nhất bằng 2m để tạo nên vòng xoáy
có hiệu quả.
SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 21 -


Tỷ số giữa chiều rộng và chiều sâu bể vào khoảng: B / H = 1,5 : 1.
Đầu phân phối khí đặt cách đáy bể một khoảng từ 0,45 – 0,6m.
Bảng 11 : Các thông số điển hình cho việc thiết kế bể lắng cát thổi khí
Giá trò
Khoảng
Điển hình

Các thông số

Kích thước
Chiều sâu, m
2-5
Chiều rộng, m
2,5- 7
Chiều dài, m
7,5 -20
Tỷ số chiều rộng / chiều sâu
1:1 – 5:1

1,5 - 1
Thời gian lưu nước khi lưu lượng có gía
2-5
3
trò lớn nhất, phút
Cấp không khí, m3/m chiều dài.phút
0,15 – 0,45
0,3
3
3 3
Lượng cát và váng cát, m /10 m
0,004 – 0,2
0,015
(Theo giáo trình công nghệ XLNT của Trần Văn Nhân và Ngô Thò Nga)
a. Thể tích bể lắng cát thổi khí
V = Qmax . t
Trong đó:
-

V: Thể tích bể lắng cát (m3)

-

Qmax: lưu lượng nước qua bể lắng (m3/s)

-

t: thời gian lưu nước trong bể (s), chọn theo bảng 11

b. Chiều cao thiết kế của bể

H = h + h1
Trong đó:
-

h: chiều cao công tác bể lắng cát (m)

-

h1: chiều cao dự trữ của bể (m)

c. Chiều dài của bể lắng cát thổi khí

L=

V
B.H

Trong đó:
-

L: Chiều dài bể lắng cát (m)

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 22 -


-

B: Chiều rộng của bể lắng (m)


-

V: Thể tích bể lắng cát (m3)

d. Diện tích bể lắng
F=L.B
Trong đó:
-

F: Diện tích của bể lắng cát (m2)

-

L: Chiều dài bể lắng cát (m)

-

B: Chiều rộng của bể lắng (m)

e. Lượng không khí cần cấp trên 1 mét chiều dài
Qk = qk . L
Trong đó:
-

Qk: Lượng không khí cần cấp (m3/ phút)

-

L: Chiều dài bể lắng cát (m)


-

qk : Cường độ không khí cần cung cấp trên một mét chiều dài bể,
chọn theo bảng 11

f. Công suất máy nén khí cần thiết cho sục khí ở bể điều hòa

34,400.( p 0.29 − 1)Qk
N=
10,2.η
Trong đó:
-

Qk: Lưu lượng không khí cần cung cấp (m3/s)

-

η : Hiệu suất máy bơm, thường η = 0,75 – 0,8

-

p: áp lực của khí nén (at) (Được tính theo công thức 149 - trang 122
theo tài liệu 1– Tài liệu tham khảo)

p=

10,33 + Η c
10,33


Trong đó:
-

Hc: Áp lực yêu cầu chung khi tạo bọt khí (m)
Hc = h + hd + hc + hp

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 23 -


Với:
-

h: Mực nước cao nhất trong bể (m)

-

hd, hc, hp: Tổn thất áp lực theo chiều dài, cục bộ và của ống phân
phối khí (m).

III.5.1.2.3. Bể lắng cát đứng
Hiện tại bể lắng cát đứng xây dựng theo nguyên tắc nước chảy từ dưới lên
trên dọc theo thân bể.
Các thông số thiết kế
-

Tính toán bể lắng cát đứng thường dựa theo tải trọng phân bố lên bề
mặt bể, thường lấy khoảng 100 – 130 m3/m2.


-

Tốc độ nước chảy trong máng thu, V = 0,4 (m/s)

-

Chiều cao phần hình trụ của bể được xác đònh với thời gian lưu nước
t = 2 – 3,5 phút

-

Tốc độ nước dâng lên, v = 3 -3,7 (m/s)
(Theo tài liệu theo tài liệu 1– Tài liệu tham khảo)

Công thức tính bể lắng cát đứng
a.

Diện tích tiết diện ngang của bể

F=

Qmax
V

Trong đó:
-

F: Diện tích tiết diện ngang của bể (m2)

-


Qmax: Lưu lượng tối đa của nước thải (m3/s)

-

V: Tốc độ nước chảy vào máng thu, V = 0,4 (m/s)

b.

Chiều cao công tác của bể lắng tính theo công thức:
h1 = V.t

Trong đó:
-

h1: chiều cao công tác của bể lắng (m)

-

V: Tốc độ nước chảy vào máng (m/s)

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 24 -


-

t: thời gian lưu nước (giây)


c.

Chiều sâu tổng cộng của bể lắng cát đứng tính theo công thức:
H = h1 + h2 + h3 + h4

Trong đó:
-

H: Chiều sâu tổng cộng của bể lắng cát đứng (m)

-

h1:Chiều cao công tác của bể lắng cát đứng (m)

-

h2: Chiều cao của mái bể, h2 = 0,5m

-

h3:Chiều cao đáy hính nón (m)

-

h4: Chiều cao bảo vệ, h4 = 0,2 – 0,4m

d.
-

Đường kính của bể lắng cát đứng tính theo công thức:

Nếu mặt bằng bể là hình tròn thì:
D=

-

4F

π

Nếu mặt bằng là hình vuông thì:

D= F
Trong đó:
-

D: Đường kính của bể lắng cát đứng (m)

-

F: Diện tích tiết diện ngang của bể (m2)

III.5.1.3. Bể lắng
Bể lắng có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất lơ lửng còn lại trong nước thải sau
khi qua bể lắng cát.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng:
-

Lưu lượng nước thải;

-


Thời gian lắng;

-

Khối lượng riêng và tải trọng tính theo chất rắn lơ lửng, tải trọng
thuỷ lực;

-

Sự keo tụ các chất rắn;

SVTH: HỒ HẢI QUỲNH NHI

- 25 -


×