Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KẾ HOẠCH Về việc triển khai thực hiện cánh đồng mẫu lớn năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.08 KB, 3 trang )

UBND XÃ THẠNH LỢI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ ĐẠO XD CĐSXL THHĐ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________

Số:

/KH-BCĐ

____________________________________

Thạnh Lợi, ngày

tháng

KẾ HOẠCH
Về việc triển khai thực hiện cánh đồng mẫu lớn năm 2013
I.MỤC TIÊU CHUNG:
Ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất lúa từ khâu gieo sạ đến khâu thu
hoạch, nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng hạt gạo
nhằm tiến đến hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao phục
vụ xuất khẩu.
Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ, năng lực sản
xuất của nông dân, tạo điều kiện cho nông dân quen dần theo kiểu làm ăn
hợp tác, liên kết tiêu thụ theo hợp đồng.
Đến năm 2015 toàn xã có 100% khu vực trạm bơm điện thực hiện
cánh đồng mẫu lớn.
II.CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1.Diện tích:
Năm 2013 tiếp tục triển khai thực hiện 5 cánh đồng ở các khu vực


trạm bơm của xã với diện tích là 1.139,8 ha.
2.Các chỉ tiêu kỹ thuật:
- Mỗi cánh đồng có diện tích từ 100ha trở lên;
- Tại mỗi cánh đồng được nông dân ứng dụng cơ giới trước, trong và
sau thu hoạch đạt 100%;
- Có hệ thống đê bao, cống đập hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn
toàn về thuỷ lợi bao gồm tưới tiêu đạt 100%;
- Nông dân được tập huấn canh tác trước và trong sản xuất, áp dụng 3
giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, xuống giống đồng loạt tập trung né rầy đạt
100%;
- Sử dụng giống xác nhận, mật độ gieo sạ từ 80 – 100kg/ha và trên
cùng một cánh đồng chỉ dụng từ 2-3 giống có phẩm chất và chất lượng gạo
tốt;
- Nông dân phải ghi chép sổ tay sản xuất theo VietGAP do cục trồng
trọt ban hành đạt 25% tổng số hộ;
- Áp dụng cơ giới hoá: Làm đất 100%; sạ hàng, sạ thưa 100%; phun
thuốc, bón phân bằng máy trên 50% trở lên; thu hoạch bằng máy 100%;

năm 2013


- Bón phân cân đối hợp lý; không phun thuốc hoá học định kỳ; dùng
thuốc hoá học khi cần thiết, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái
trong quản lý dịch hại;
- Hình thức liên kết: mô hình xây dựng trên nền tảng của sự liên kết 3
nhà, tiến tới liên kết 4 nhà trong sản xuất. Trong đó các hình thức liên kết
được thể hiện thông qua họp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với HTX
hoặc tổ hợp tác;
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về quan hệ sản xuất:

Chủ nhiệm HTX, Tổ trưởng THT phát huy tối đa vai trò đầu mối
trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ với các công ty, doanh nghiệp và tạo
mối liên hệ mật thiết với các nhà chuyên môn, nhà khoa học để kịp thời ứng
dụng những kỹ thuật mới vào trông sản xuất.
1. Xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Từng bước xây dựng hệ thống đê bao có cao trình đảm bảo vượt lũ
kết hợp bộ giao thông nông thôn. Hàng năm kiểm tra gia cố đê bao bảo vệ
sản xuất.
- Hệ thống thuỷ lợi nội đồng:
+Xây dựng hệ thống cống điều tiết nước, chủ động phục vụ và bảo vệ
sản xuất đáp ứng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
+ Từng bước hoàn thiện hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng
đảm bảo tưới tiêu nước, vận chuyển được vật tư và sản phẩm nông nghiệp
ra, vào vùng sản xuất.
- Tiếp tục cải tiến công nghệ bơm của các trạm bơm điện.
2. Về kỹ thuật và áp dụng cơ giới hoá:
- Tổ chức tập huấn, toạ đàm về kỹ thuật sản xuất cho nông dân trong
khu vực trước trong sản xuất. Để nông dân áp dụng đúng quy trình sản xuất
theo Kế hoạch.
- Tuyên truyền và khuyến khchs nông dân tham gia mô hình chỉ sử
dụng 1-2 loại giống cho một vụ cho 01 cánh đồng, các loại giống lúa chất
lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp công nhận, mật độ gieo sạ từ 80100kg/ha.
- Trạm bơm xây dựng lịch xuống giống cần xuống giống từ 1-3 ngày
chờ thời điểm xuống giống theo lịch né rầy và phải theo lịch chung của
huyện.
- Ruộng sản xuất phải bằng phẳng và đồng đều, hàng năm phải trang
bằng mặt ruộng để ứng dụng KHKT đạt hiệu quả cao.
- Vận động nhân dân thành lập các tổ dich vụ từ làm đất, gieo xạ,
phun xịt thuốc, bón phân, gặt đập để dưa cơ giới hoá trong sản xuất.
4. Giải pháp về vốn :



- Nguồn vốn chủ yếu là huy động từ nhân dân, vốn tín dụng và vốn từ
ngân sách.
- Vốn đầu tư trạm bơm nạo véc đồng nội, nâng cấp sửa chửa thiết bị
bơm nước để phục vụ tốt hơn.
- Vốn đầu tư hổ trợ cung ứng trước VTNN, hướng dẫn kỹ thuật và
hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân.
Kinh phí : Ngân sách hỗ trợ 50% để trang bị máy phun phân, giống;
hỗ trợ 100% tài liệu và tập huấn, hội thảo và tham quan học hỏi kinh nhiệm.
5. Thị trường tiêu thụ:
Ký kết chặc chẽ với công ty, doanh nghiệp đầu tư vật tư và tiêu thụ
sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là tiêu thụ lúa thông qua hợp
đồng tiêu thụ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Cũng cố điều hành xây dựng cánh đồng mẫu lớn cấp xã; Lập đề án
xây dựng cánh đồng mẫu tại từng khu vực trạm bơm.
Chủ động họp dân triển khai cánh đồng mẫu lớn trước khi xuống
giống củ từng vụ báo về phòng NN & PTNT huyện.
Tổ chức họp dân thống nhất địa điểm, qui mô thực hiện và các chỉ tiêu
của đề án. Trình UBND huyện phê duyệt đề án thông qua thẩm định của
phòng NN & PTNT huyện.
Phối họp ban điều hành xã tổ chức thực hiện và giám sát tốt mô hình.
Báo các định kỳ, đột xuất và đề án thực hiện về phòng NN & PTNT huyện.
Trên đây là kế hoạch phát triển cánh đồng mẫu lớn năm 2013 của xã
Thạnh Lợi.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Phòng NN&PTNT huyện;
- Lưu.


TM. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH



×