MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định trong 3 năm (2012-2014)
Bảng 2.1. Tình hình chung về công tác huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm 2012
– 2014
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động của Chi nhánh trong 3 năm
2012 -2014
Bảng 2.3. Tình hình tiền gửi theo thời hạn huy động của Chi nhánh trong 3 năm 2012 –
2014
Bảng 2.4. Tình hình huy động theo loại tiền gửi của Chi nhánh
Bảng 2.5. Tình hình doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Phù Cát
Bảng 2.6. Doanh số thu hồi nợ của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.7. Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT huyện Phù Cát
Bảng 2.8. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012 –2014
Bảng 2.9. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 –2014
Bảng 2.10. Dư nợ cho vay theo chi nhánh, phòng giao dịch giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.11. Bảng báo cáo chất lượng nợ qua các năm của Chi nhánh
Bảng 2.12. Tỷ trọng các dịch vụ thu phí trong tổng nguồn thu từ ngoài hoạt động tín
dụng
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát
Sơ đồ 2.1. Quy trình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh huyện Phù Cát
Sơ đồ 2.2. Quy trình thẩm định cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng huy động vốn theo hình thức huy động của Chi nhánh giai đoạn
2012 – 2014
Biểu đồ 2.2. Tình hình tiền gửi có kỳ hạn của Chi nhánh trong 3 năm 2012 – 2104
Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
TỪ VIẾT TẮT
CCLĐ
CP
KH
NH
NHNN
NHNo&PTNT
NHTM
NVHĐ
PGD
SPDV
TCTC
TCTD
TNHH
TW
XLRR
USD
VNĐ
DIỄN GIẢI
Công cụ lao động
Cổ phần
Khách hàng
Ngân hàng
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ huy động
Phòng giao dịch
Sản phẩm dịch vụ
Tổ chức tài chính
Tổ chức tín dụng
Trách nhiệm hữu hạn
Trung ương
Xử lý rủi ro
Đô la Mỹ
Việt Nam đồng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của thực tập tổng hợp
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù
riêng trong hoạt động kinh tế tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp phi tài
chính, các ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với những khó khăn, thách thức
của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình
kinh doanh đặc biệt, có liên quan hầu hết đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đặc
biệt trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang hội nhập và hòa nhập cùng với
nền kinh tế thế giới vì vậy vai trò của NHTM ngày càng quan trọng.
Là một trong những ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tài
chính, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong tình hình kinh
tế tài chính đang trên đà phát triển như hiện nay cũng đã ngày càng phát triển và ngày
càng khẳng định mình là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế. Trong quá
trình phát triển của nền kinh tế hiện nay cùng với những cơ hội là những thách thức lớn
cho các ngân hàng thương mại. Một trong những thách thức lớn hiện nay đó là huy
động và sử dụng vốn như thế nào để đáp ứng kịp thời cho nền kinh tế đang trên đà phát
triển như hiện nay và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nói chung.
Với mong muốn được tìm hiểu thêm về hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói
chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng, em đã
chọn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện
Phù Cát, tỉnh Bình Định. Việc thực tập tại Chi nhánh này sẽ tạo điều kiện cho em tiếp
cận thực tế, để có cơ hội hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
2. Mục đích báo cáo
Được sự cho phép của Nhà trường cùng với sự đồng ý của Ban lãnh đạo Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định; em đã được thực tập tại Chi nhánh. Qua 4 tuần thực tập, em được liên hệ và
trải nghiệm lý thuyết trên giảng đường, có cơ hội trau dồi kinh nghiệm cho công việc
sau này.
Tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở Agribank - chi nhánh huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định để tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động của Chi nhánh. Từ đó đưa ra
nhận xét, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở các mặt hoạt động của Chi nhánh.
3. Đối tượng của báo cáo
Quá trình hình thành và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, số liệu từ năm 2012 – 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kiến thức đã học ở trường, kiến thức tích lũy trong thời gian thực tập
và qua sách báo, em sử dụng một số phương pháp sau đây trong báo cáo:
-
Phương pháp thu thập số liệu
-
Phương pháp phân tích
-
Phương pháp tổng hợp
-
Phương pháp so sánh
-
Phương pháp thống kê đối chiếu kết hợp sử dụng số liệu thực tế.
6. Kết cấu báo cáo
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục bài báo cáo
gồm có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Phần 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Do hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài báo cáo không thể tránh
khỏi một số khiếm khuyết, một số nhận xét, đánh giá còn mang tính chủ quan. Với tinh
thần cầu tiến, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, quý đơn vị và các
bạn để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Tài chính - ngân hàng & Quản trị
kinh doanh - Trường Đại học Quy Nhơn đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em rất
nhiều kiến thức trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Phan
Thị Quốc Hương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp
trong suốt thời gian thực tập tại Chi nhánh.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô và Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân
viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc
sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Quy nhơn, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Xuân Mai
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN PHÙ CÁT,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
-
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
-
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Agriculture and Rural Development
-
Tên viết tắt: Agribank
-
Thành lập: 26/03/1988
-
Trụ sở chính: Số 18 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
-
Sở giao dịch: Số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
-
Điện thoại: 04.38313717
-
Fax: 04.38313719
-
Email:
-
Website: www.agribank.com.vn
-
Sản phẩm: Dịch vụ tài chính
-
Số lượng nhân viên: 40.000 cán bộ (2009)
-
Tổng số tài sản:762.869 tỷ đồng (2014)
-
Chi nhánh: 2300 tại Việt Nam và các chi nhánh tại Campuchia (2009)
Trang 8
-
LOGO:
Solgan: “ Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”
-
Hình ảnh logo: hình ảnh hạt lúa vàng gắn kết thành hình đất nước, màu xanh của lúa,
màu nâu của đất thể hiện thông điệp Agribank luôn là người bạn đồng hành thủy chung
với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Hiện nay, Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng.
Đến 31/12/2014, Agribank có tổng tài sản 762.969 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ
đồng; tổng nguồn vốn 690.191 tỷ đồng; tổng dư nợ 605.324 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ
nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh
Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ, được hàng triệu khách hàng tin tưởng, lựa chọn…
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phù Cát được thành lập theo Quyết định số
1103/NH-QĐ ngày 24 tháng 12 năm 1990 do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
ký.
Tiền thân của NHNo&PTNT huyện Phù Cát trong thời kỳ bao cấp là NHNN Việt
Nam - Chi nhánh huyện Phù Cát. Hiện nay có tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tính đến ngày
31/12/2012: tổng nguồn vốn đạt 284.609 triệu đồng. Tổng dư nợ đạt 286.236 triệu
Trang 9
đồng, trong đó dư nợ thông thường là 284.734 triệu đồng, dư nợ trung hạn AFDIII là
1.502 triệu đồng. Các chỉ tiêu khác như: tồn quỹ tiền mặt đủ tiêu chuẩn là 5.444 triệu
đồng. Thu nợ đã xử lý rủi ro là 53 triệu đồng; nợ quá hạn là 679 triệu đồng; dư nợ
doanh nghiệp và hợp tác xã là 56.230 triệu đồng; dư nợ tiêu dùng là 26.320 triệu đồng;
chênh lệch thu chi chưa lương là 2.488 triệu đồng. Hoạt động giao dịch của
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát rất đa dạng, thực hiện và cung cấp hầu hết các
sản phẩm dịch vụ NH như: cho vay, bảo lãnh, huy động vốn, chuyển tiền, western
union, thu đổi và mua bán ngoại tệ,...bên cạnh các hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ
chủ yếu vẫn là cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp vừa
và nhỏ.Vì vậy căn cứ vào khối lượng tín dụng và khả năng tài chính (cơ sở giao dịch,
trang thiết bị làm việc) để thực hiện giải ngân tại chỗ, đáp ứng yêu cầu phục vụ thuận
tiện cho người vay.
1.2. Tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của NHNo&PTNT – chi nhánh huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định.
1.2.1. Tầm nhìn chiến lược.
• Tiếp tục giữ vững Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực
và có uy tín cao trên trường quốc tế.
• Đảm bảo đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh
thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức
tài chính ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động hiệu quả cao ổn định và phát triển bền
vững.
• Xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thành một tập
đoàn tài chính.
• Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng hai cấp quản lý tập trung thành các mô
hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ.
Trang 10
• Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng
được an toàn, hiệu quả, bền vững.
1.2.2. Sứ mệnh.
“Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”
Agribank – chi nhánh huyện Phù Cát xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ
vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất
nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu
hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn bộ hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy
động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý.
Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư,
diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt
trên 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản
phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng đông đủ nhu cầu khách
hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank – chi nhánh huyện Phù Cát
không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ theo hướng hiện đại hóa…
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định.
1.3.1.1. Chức năng.
● Huy động vốn
Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn của mọi
thành phần kinh tế và cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu NH và các hình thức huy động
vốn khác theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.
Trang 11
● Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Cung ứng các phương tiện thanh toán qua NH.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho KH.
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện dịch vụ thu và chi tiền mặt, máy rút tiền tự động ATM.
● Hoạt động tín dụng
Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương
phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của NHNN
và NHNo&PTNT Việt Nam.
Ngoài ra NHNo&PTNT huyện Phù Cát còn thực hiện một số hoạt động khác
như: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, mở thẻ ATM,
thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, và các dịch vụ khác theo yêu cầu của KH đúng
quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Nhiệm vụ.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phù Cát là đơn vị trực thuộc chi nhánh
NHNo&PTNT tỉnh Bình Định, có tư cách pháp nhân, có khuôn dấu riêng, trực tiếp
kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH, kinh doanh ngoại hối và chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy nhiệm vụ chính là huy động vốn tạm
thời nhàn rỗi trong các tổ chức và dân cư; cho vay các thành phần kinh tế và thực hiện
các dịch vụ NH trên địa bàn huyện Phù Cát, trong đó: chú trọng lĩnh vực đầu tư phục
vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
1.3.2. Các sản phẩm chủ yếu của NHNo&PTNT – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định.
Đối với khách hàng cá nhân có các sản phẩm dịch vụ chủ yếu tại chi nhánh:
TÀI KHOẢN VÀ TIỀN GỬI
+ Tài khoản không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
Trang 12
+ Gửi nhiều nơi rút nhiều nơi
+ Chuyển nhận tiền agripay
+ Cung cấp thông tin tài khoản
TIẾT KIỆM
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ
+ Tiết kiệm gửi góp hàng tháng
GIẤY TỜ CÓ GIÁ
+ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trã lãi sau toàn bộ
+ Trái phiếu trã lãi định kỳ
CHO VAY CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH
+ Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình
+ Cho vay mua phương tiện đi lại
+ Cho vay hộ nông dân theo nghị định 41/2009/QĐ – TTg
+ Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà đối với dân cư
BẢO LÃNH
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
+ Bảo lãnh dự thầu
THANH TOÁN TRONG NƯỚC
+ Dịch vụ thu NSNN
+ Dịch vụ nhờ thu tự động
+ Dịch vụ chuyển, nhận tiền nhiều nơi (Agri – Pay)
+ Dịch vụ thanh toán hóa đơn
SÉC
+ Cung ứng séc trong nước
Trang 13
+ Thanh toán séc trong nước
CHUYỂN TIỀN
+ Dịch vụ chuyển tiền đi trong nước
+ Dịch vụ nhận tiền chuyển đến trong nước
KIỀU HỒI
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua Western Union
MUA BÁN NGOẠI TỆ
+ Mua bán ngoại tệ giao ngay
THẺ
+ Thẻ ghi nợ nội địa Success
+ Thẻ ghi nợ quaốc tế Agribank Visa/Master Card
+ Thẻ liên kết sinh viên
+ Thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa/ Master Card
+ Thẻ lập nghiệp
SMS BANKING
+ Dịch vụ vấn tin số dư
VNTOPUP
+ Dịch vụ nạp tiề điện thoại trả trước
ATRANFER
+ Dịch vụ chuyển khoản bằng SMS
DỊCH VỤ KHÁC
+ Bảo hiểm bảo an tín dụng
Đối với khách hàng là doanh nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ tại chi nhánh như
sau:
TÀI KHOẢN VÀ TIỀN GỬI
Trang 14
+ Tài khoản không kỳ hạn( tiền gửi thanh toán)
+ Tiền gửi có kỳ hạn lãi suất gia tăng theo thời gian (bậc thang theo thời gian)
+ Gửi nhiều nơi rút nhiều nơi
TIẾT KIỆM
+ Tiết kiệm có kỳ hạn trã lãi sau định kỳ
+ Tiết kiệm có kỳ hạn trã lãi sau toàn bộ
GIẤY TỜ CÓ GIÁ
+ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trã lãi sau toàn bộ
+ Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trã lãi
sau toàn bộ
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ
+ Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh
BẢO LÃNH
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Bảo lãnh vay vốn
+ Bảo lãnh thanh toán
BAO THANH TOÁN
+ Thanh toán trong nước
SÉC
+ Cung ứng séc trong nước
+ Thanh toán séc trong nước
MUA BÁN NGOẠI TỆ
+ Mua bán ngoại tệ giao ngay
KIỀU HỒI
Trang 15
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua Western Union
THẺ
+ Thẻ ghi nội địa
+ Chương trình ưu đãi và khuyến mãi
+ Đơn vị chấp nhận thẻ
SMS BANKING
+ Dịch vụ vấn tin số dư
VNTOPUP
+ Dịch vụ nạp tiề điện thoại trả trước
ATRANFER
+ Dịch vụ chuyển khoản bằng SMS
DỊCH VỤ KHÁC
+ Bảo hiểm bảo an tín dụng.
1.4. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định.
Trong cơ cấu tổ chức của Chi nhánh, giữa lãnh đạo và các phòng ban có mối
quan hệ trực tuyến, các phòng ban có vai trò tham mưu, trợ lý, cố vấn cho Ban giám
đốc. Tuy nhiên quyền quyết định sau cùng vẫn thuộc về Ban giám đốc. Giữa các phòng
ban có mối quan hệ chức năng hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
Kiểu cơ cấu này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng
vừa đảm bảo quyền điều hành chỉ đạo của Ban giám đốc.
Tổng số cán bộ viên chức đến ngày 31/12/2012 là 28 người, trong đó có 17 nam
và 11 nữ được phân công cụ thể vào các phòng, ban như sau:
Trang 16
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù
Cát
GIÁM ĐỐC
Phòng Kế hoạch
Phòng Kế toán &
ngân quỹ
kinh doanh
Phòng giao dịch
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng kế toán tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát)
Ban giám đốc
● Giám đốc:
Là người đại diện cao nhất của đơn vị theo chế độ một thủ trưởng, là người
quyết định điều hành mọi quyết định của Chi nhánh theo đúng kế hoạch, chính sách,
chế độ pháp luật của NH cấp trên và của Nhà nước. Giám đốc là người chịu mọi trách
nhiệm về việc huy động vốn, cho vay, thu nợ, về kết quả hoạt động của Chi nhánh.
● Phó giám đốc:
Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền quyết định và điều
hành giải quyết một phần công việc hoặc toàn bộ hoạt động của Chi nhánh trong thời
gian giám đốc đi vắng. Phó giám đốc cũng chịu trách nhiệm cao nhất trong phạm vi
quyết định của mình.
Trang 17
Phòng kế hoạch kinh doanh
Có tất cả 07 người gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 05 nhân viên giao
dịch.
Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc trong triển khai thực hiện các chính
sách, chế độ, thể lệ Nhà nước, của ngành vào thực tiễn kinh doanh của Chi nhánh liên
quan đến các nhiệm vụ của phòng.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác quản lý vốn và kinh doanh thông qua nghiệp vụ cho vay,
bảo lãnh theo quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt
động của NH.
Phòng Kế toán & ngân quỹ
Có tất cả 09 người gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 07 nhân viên giao
dịch.
- Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu
chi theo yêu cầu của KH, tiến hành mở tài khoản cho KH, hạch toán chuyển khoản
giữa Chi nhánh với KH, giữa các NH với nhau, phát hành các loại séc, làm dịch vụ
thanh toán khác. Hàng ngày phòng còn thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác
định lượng vốn hoạt động của Chi nhánh.
- Phòng kế toán là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ KH, lưu trữ số liệu làm cơ
sở cho sự hoạt động của Chi nhánh.
- Bộ phận ngân quỹ là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ
phát sinh, đảm bảo thực hiện chính xác, kịp thời, đúng chế độ kho quỹ. Phát hiện và
ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, là nơi bảo quản tiền mặt,
các giấy tờ, chứng từ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.
Phòng giao dịch Đề Gi
Trang 18
Có 08 người gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc và 06 nhân viên giao dịch
Là đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phù Cát, thực hiện cung
cấp đầy đủ tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ NH, trừ nghiệp vụ bảo lãnh trên địa bàn 05
xã: Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải.
Ngoài ra bộ phận khác gồm 02 người: 01 tạp vụ và 01 bảo vệ kiêm lái xe.
1.5. Các hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –
chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì các hoạt động của NHTM
cũng dần dần được mở rộng và trở lên đa dạng hơn. NHTM cung cấp rất nhiều các dịch
vụ khác nhau cho công chúng và các tổ chức kinh tế. Thành công của một NH phụ
thuộc vào năng lực cung cấp và xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu,
đồng thời thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả. Các hoạt động cơ bản của Chi
nhánh cần kể đến là:
Hoạt động huy động vốn
Hoạt động cho vay
Hoạt động khác như: hoạt động đầu tư, hoạt động thanh toán, mua bán ngoại tệ…
1.5.1. Hoạt động huy động vốn
-
Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới dạng tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng
đồng Việt Nam và ngoại tệ.
-
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
-
Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và
các tổ chức kinh tế, cá nhân nhân trong và ngoài nước theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Trang 19
-
Được phép vay vốn của các TCTC, TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và TCTD
nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNo&PTNT cho phép bằng văn bản.
-
Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
-
Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
1.5.2. Hoạt động cho vay
-
Cho vay ngắn hạn: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
-
Cho vay trung – dài hạn: nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
1.5.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết
khấu, và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính
phủ, NHNN và NHNo&PTNN Việt Nam
1.5.4. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thu - chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
1.5.5. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Kinh doanh các dịch vụ bao gồm: thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc, dịch vụ
thẻ, cho thuê két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá khác, nhận ủy thác cho vay các TCTC khác, cá nhân trong và ngoài nước, đại lý
cho thuê tài chính, bảo lãnh và các dịch vụ khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt
Nam.
Trang 20
1.6. Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định trong 3 năm (2012-2014)
Năm
2012
54.592
53.151
1.441
46.349
38.161
8.188
2013
51.322
49.597
1.725
40.749
30.826
9.923
2014
54.246
51.685
2.588
41.541
31.541
10.000
Chênh lệch
2013/2012
TT (%)
(5,99)
(6,69)
19,71
(12,08)
(19,22)
21,19
8.243
10.573
12.705
28,27
Chỉ tiêu
1.Tổng thu nhập
Thu từ lãi
Thu từ ngoài lãi
2.Tổng chi phí
Chi phí từ lãi
Chi phí ngoài lãi
3.Lợi nhuận trước
thuế
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch
2014/2013
TT (%)
5,69
4,16
50,02
1,94
2,32
0,78
20,16
(Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh)
Trang 21
Về doanh thu:
Từ bảng số liệu cho ta thấy doanh thu của Chi nhánh tăng rất nhanh và tăng dần
qua từng năm từ năm 2012 đến năm 2014. Doanh thu của Chi nhánh chủ yếu từ lãi và
luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng thu nhập, năm 2012 thu nhập từ lãi là 53.151 triệu
đồng chiếm 97,36% tổng thu nhập đến năm 2013 thì đạt 49.597 triệu đồng chiếm
96,63%, và đến năm 2014 đạt 51.685 triệu đồng chiếm 95,27%, tỷ lệ này có giảm
nhưng không đáng kể điều này là do ngoài hoạt động tín dụng Chi nhánh còn có những
khoản thu nhập rất lớn từ hoạt động khác như hoạt động kinh doanh dịch vụ và thu
nhập từ các kinh doanh khác. Qua đó ta thấy được sự đa dạng hóa các nguồn đầu tư
của Chi nhánh và có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động chính của Chi nhánh trong
thời gian vừa qua.
Về chi phí
Tổng chi phí về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giảm dần qua các năm,
chứng tỏ Chi nhánh đã dần có được chỗ đứng trong nền kinh tế, Chi nhánh hoạt động
ổn định và phát triển bền vững. Năm 2012 cần chi phí mở rộng quy mô Chi nhánh,
trang bị thêm nhiều thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động của Chi
nhánh ngân hàng nên chi phí tương đối cao là 46.349 triệu đồng, nhưng sau đó hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh dần ổn định nên chi phí cũng có phần giảm chỉ còn lại
40.749 triệu đồng, đến năm 2014 cần chi phí từ lãi và chi phí ngoài lãi để phục vụ cho
một số hoạt động, chính sách của Chi nhánh nên làm cho chi phí tăng, với 41.541 triệu
đồng, tốc độ tăng trưởng là 1,94%. Nhìn chung tố độ tăng trưởng của chi phí không
cao bằng tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ Chi nhánh làm ăn có tiến triển, biết nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
Về lợi nhuận:
Về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, trong giai đoạn 2012 – 2014 có sự gia
tăng đáng kể, năm 2012 lợi nhuận mà Chi nhánh thu được là 8.243 triệu đồng, năm
Trang 22
2013 là 10.573 triệu đồng, và năm 2014 tăng 2.132 triệu đồng so với năm 2013, tăng
trưởng đạt 20,16%. Đây là kết quả sự nổ lực cải tiến quy trình cũng như cách thức cho
vay cũng như các nghiệp vụ khác của Chi nhánh, làm cho kết quả của chi nhánh nói
riêng cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng Agribank nói chung nâng lên rõ rệt. Với
những thành tựu đạt được thì trong thời gian tới Chi nhánh sẽ phát triển và nâng cao
hơn năng lực cạnh tranh của mình trên địa bàn với hoạt động kinh doanh chủ yếu là
hoạt động tín dụng, từ đó sẽ đẩy mạnh các hoạt động khác.
Trang 23
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN
PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Hoạt động huy động vốn.
2.1.1. Căn cứ pháp lý của hoạt động huy động vốn.
Quyết định số 2172/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la
Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo
quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
Quyết định số 2173/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng
đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
2.1.2 Các hình thức huy động vốn.
Huy động vốn theo hình thức huy động
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
+ Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
+ Tiền gửi của các tổ chức khác.
Huy động vốn theo thời hạn huy động
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn: gồm tiền gửi ngắn hạn; tiền gửi trung và dài hạn
Huy động vốn theo loại đồng tiền gửi
+ Huy động bằng VNĐ
+ Huy động ngoại tệ quy ra VNĐ
2.1.3. Quy trình huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn được xem là một hoạt động không những có ý nghĩa
đối với Chi nhánh mà còn quan trọng đối toàn xã hội, góp phần mang lại thu nhập cho
khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Chi nhánh. Thông qua việc tuân thủ theo pháp
Trang 24
luật về việc sử dụng các công cụ, chính sách tiền tệ, sử dụng những biện pháp để có thể
huy động triệt để các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng rồi đem
cho các thành phần kinh tế khác vay nếu như họ có nhu cầu về vốn. Chi nhánh huy
động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau: tín phiếu, trái phiếu, nhận tiền gửi tiết kiệm,
quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài tỉnh, phát
huy nội lực và tranh thủ ngoại lực,… tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh
doanh thuận lợi. Vì vậy, đây là một nghiệp vụ luôn đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các
thành phần trong nền kinh tế.
Huy động vốn được thực hiện theo quy trình sau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Phù Cát
Khách
hàng
(1)
(5)
Nhân viên kế
toán
Kiểm soát
(2)
Ngân quỹ
(3)
(4)
(1) Khách hàng có nhu cầu gửi tiền gặp nhân viên giao dịch, được nhân viên giao
dịch giải thích các trường hợp và thời gian gửi tiền tiết kiệm. Khi khách hàng
đồng ý một trong các trường hợp gửi tiền thì nhân viên giao dịch tiến hành lập
sổ và làm thủ tục cho khách hàng nộp tiền.
(2) Nhân viên giao dịch chuyển chứng từ cho kiểm soát viên để kiểm soát.
(3) Kiểm soát viên nhập dữ liệu vào máy tính, đồng thời chuyển chứng từ sang cho
bộ phận ngân quỹ thu tiền.
(4) Khách hàng nộp tiền mặt cho ngân quỹ để kiểm nhận.
(5) Sau khi ngân quỹ thu đủ tiền, nhân viên giao dịch tiến hành lập thẻ tiết kiệm để
trao cho người gửi tiền.
Trang 25