Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
PHẦN A: ĐOÀN VỤ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh
niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục
tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng,
Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền
thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc
sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ
sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi
đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng
sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa
của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi
trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính
trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức của thanh niên Việt Nam.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị,
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức
xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh
thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào quản lý nhà nước
và xã hội.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị,
hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.
2. Tính chất
- Tính chính trị được biểu hiện ở chỗ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Mục đích lý tưởng của Đoàn
là phấn đấu theo mục đích lý tưởng của Đảng. Đoàn là người kế tục trung thành sự
nghiệp cách mạng của Đảng; là đội dự bị tin cậy của Đảng và là tổ chức chính trị
gần Đảng nhất. Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là tổ chức
cộng sản trẻ tuổi, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Tính tiên tiến của Đoàn thể hiện ranh giới để phân biệt đoàn viên với thanh
niên, giữa tổ chức Đoàn với các tổ chức khác của thanh niên; thể hiện bản chất, tư
tưởng của Đoàn, đó là vai trò của một đội quân xung kích cách mạng.
- Tính quần chúng của Đoàn thể hiện Đoàn là một tổ chức trính trị - xã hội của
thanh niên. Đoàn có nhiệm vụ đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên để giáo dục
rèn luyện thanh niên tiến bộ trưởng thành và tổ chức các phong trào hành động cách
1
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
mạng thanh niên.
3. Vị trí, vai trò
Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và Pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống
này, Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.
- Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự
bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của
Đảng.
- Đối với nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với
các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và
bảo vệ thanh thiếu nhi.
- Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên: Đoàn giữ
vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng, tổ chức hoạt động của Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt
Nam và các thành viên khác của Hội.
- Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và
có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công
tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội.
4. Chức năng
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 3 chức năng:
- Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho
Đảng, Nhà nước và các ngành khác. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là
đội quân xung kích cách mạng, tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục
trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ vĩ đại.
- Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh
niên vào các hoạt động giúp họ học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực
của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
- Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.
Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của
thanh niên, vì thanh niên.
5. Nguyên tắc tổ chức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ
chức cơ bản, được thể hiện như sau:
- Cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan
lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đoàn viên ở cấp ấy.
Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp
bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do
Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
- Ban Chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình
với Đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban Chấp hành Đoàn cấp trên, với
cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban Chấp hành đoàn cấp dưới.
- Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng
cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
2
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
- Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết của Đoàn, các thành viên
đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số
được quyền bảo lưu song phải nghiêm chỉnh chấp hành Nghị quyết hiện hành.
6. Phân cấp quản lý
Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
- Cấp cơ sở (gồm đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
- Cấp huyện và tương đương.
- Cấp tỉnh và tương đương.
- Cấp trung ương.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là Đại hội Đại biểu
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN
1. Quy trình phát triển đoàn viên mới
a. Điều kiện kết nạp
Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, tích cực học tập, lao động, hoạt động xã
hội và bảo vệ Tổ quốc, được học tập và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện tham gia
hoạt động trong tổ chức cơ sở của đoàn, có lý lịch rõ ràng điều được xét kết nạp vào
Đoàn.
b. Thủ tục kết nạp
Thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch
của mình với chi đoàn, chi đoàn cơ sở.
Được học Điều lệ Đoàn và trang bị những kiến thức cơ bản về Đoàn trước khi
kết nạp.
Được một đoàn viên hoặc một đảng viên (với những nơi chưa có tổ chức Đoàn)
giới thiệu. Đoàn viên hoặc đảng viên giới thiệu phải là người cùng công tác, lao
động hoặc học tập với người được giới thiệu ít nhất 3 tháng liên tục.
Hội nghị chi đoàn xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của
trên một phần hai số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được đoàn cấp trên trực tiếp
ra quyết định chuẩn y. Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công
tác phân tán không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được đoàn cấp trên
đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do Ban Chấp hành chi đoàn xét và đoàn cấp trên
trực tiếp chuẩn y.
Trường hợp thanh niên đang học bậc trung học phổ thông (nơi chưa có tổ chức
chi đoàn) thì việc kết nạp đoàn viên do Ban Chấp hành Đoàn Trường thực hiện.
c. Quy trình công tác phát triển đoàn viên
Bước 1: Tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh, thiếu niên, thông qua các
loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.
- Lập danh sách thanh niên và đội viên trưởng thành.
- Phân loại, lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa
chọn và bồi dưỡng đối tượng để kết nạp.
- Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp.
Bước 3: Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đoàn.
- Tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội để lựa chọn những thanh, thiếu
niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể bồi dưỡng giao nhiệm vụ
thông qua các lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh, thiếu niên).
3
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn với 3 bài cơ bản về Đảng Cộng sản Việt
Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh.
Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.
- Hướng dẫn đối tượng tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu sổ đoàn viên).
- Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban Thường vụ đoàn cấp trên
hồ sơ kết nạp đoàn viên mới gồm: sổ đoàn viên, đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban
Chấp hành chi đoàn, giấy đảm bảo thanh niên vào Đoàn.
- Ban Thường vụ đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp.
- Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.
- Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để
đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.
2. Công tác quản lý đoàn viên
a. Quản lý đoàn viên về tổ chức
* Đối với đoàn viên:
- Mỗi đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu
đoàn. Ngoài ra, đoàn viên còn được trao thẻ đoàn.
- Hồ sơ đoàn viên được đóng thành cuốn “Sổ đoàn viên” theo mẫu chung. Ngoài
ra còn có thẻ đoàn viên và các văn bản có liên quan trong quá trình học tập, công
tác, sinh hoạt của đoàn viên.
* Đối với BCH chi đoàn, chi đoàn cơ sở:
- Phải có “Sổ chi đoàn” theo mẫu chung.
- Hằng năm BCH chi đoàn, chi đoàn cơ sở có trách nhiệm ghi nhận xét ưu,
khuyết điểm (cá nhân khen thưởng và kỉ luật) và kết quả phân loại đoàn viên vào
từng sổ đoàn viên.
* Đối với BCH đoàn cơ sở:
- Sổ danh sách đoàn viên (Sổ danh bộ).
- Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao thẻ đoàn.
- Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đoàn.
b. Quản lý về tư tưởng
- Thường xuyên và kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đoàn viên.
Tìm hiểu nguyện vọng và những khó khăn đang xảy ra cho đoàn viên, những tư
tưởng không đúng đang chi phối đoàn viên,… kịp thời có hướng giúp đỡ để đoàn
viên vượt qua những khó khăn về tư tưởng, sửa chữa những lệch lạc trong suy nghĩ
của đoàn viên.
- Quản lý tư tưởng đoàn viên là bồi dưỡng nâng cao nhận thức, xây dựng bản
lĩnh chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, nhất là đoàn viên mới, giúp đoàn viên học tập
và hiểu rõ mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, của Đoàn, nhiệm vụ người đoàn
viên.
- Tạo điều kiện để đoàn viên được rèn luyện, phấn đấu. Đoàn phải là nơi để
đoàn viên trình bày tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đoàn phải quan tâm giúp đỡ.
c. Quản lý về công tác và sinh hoạt
BCH chi đoàn cần phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có trách nhiệm kiểm
tra đánh giá kết quả công việc hằng tháng của từng đoàn viên. Kịp thời biểu dương
những đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và góp ý, phê bình những đoàn viên
không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thông qua việc triển khai thực hiện chương
4
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
trình “Rèn luyện đoàn viên” để phân công nhiệm vụ cho đoàn viên nhằm đảm bảo
thực hiện tốt quy định “Mỗi đoàn viên có một việc làm thiết thực cho Đoàn”.
3. Công tác đoàn phí
Theo Nghị quyết số 07-NQ/TWĐTN ngày 25/11/2010 của Ban Thường vụ
Trung ương Đoàn về việc thay đổi mức đóng đoàn phí.
a. Đối tượng đóng đoàn phí:
Đoàn viên, kể cả đảng viên đang tham gia sinh hoạt Đoàn đóng đoàn phí cho
chi đoàn một tháng một lần (có thể tùy theo quy định của chi đoàn).
b. Mức đóng đoàn phí của đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
- Đoàn viên không hưởng lương, đóng đoàn phí 2.000 đồng (hai nghìn
đồng)/đoàn viên/đảng viên/tháng.
- Đoàn viên có hưởng lương, đóng đoàn phí 5.000 đồng (năm nghìn đồng)/đoàn
viên/đảng viên/tháng.
c. Thời gian áp dụng: kể từ ngày 01/01/2011.
4. Công tác phân loại đoàn viên, phân loại chi đoàn và bình xét đoàn viên
ưu tú
a. Phân loại đoàn viên
Đoàn viên là sinh viên:
* Đoàn viên xuất sắc:
Đoàn viên được xếp loại xuất sắc nếu đạt được tất cả các tiêu chuẩn sau:
- Đạt tiêu chuẩn đoàn viên khá.
- Vắng họp lệ không quá 01 lần có phép trong một học kỳ.
- Điểm trung bình chung học kỳ đạt từ 2.5 trở lên.
- Điểm rèn luyện đạt từ 70 trở lên.
- Đăng ký và thực hiện tốt cả hai nội dung chương trình rèn luyện đoàn viên
(RLĐV). Việc đánh giá phần này được dựa trên kết đánh giá điểm rèn luyện của
sinh viên (loại khá trở lên).
- Thực hiện đầy đủ Điều lệ Đoàn, quy chế, quy định của trường, khoa, lớp;
không bị kỉ luật dưới bất cứ hình thức nào.
* Đoàn viên khá:
Đoàn viên được xếp loại khá nếu đạt được tất cả các tiêu chuẩn sau:
- Điểm trung bình chung học kỳ đạt từ 2.0 trở lên.
- Điểm rèn luyện đạt từ 60 trở lên.
- Đăng ký và thực hiện khá tốt cả hai nội dung chương trình RLĐV. Việc đánh
giá phần này được dựa trên kết đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên (loại trung
bình khá trở lên).
- Không vi phạm kỉ luật dưới mọi hình thức.
- Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, chấp hành tốt sự phân công, điều
động của tổ chức.
- Vắng họp lệ không quá 02 lần có phép trong một học kỳ.
* Đoàn viên trung bình:
Đoàn viên được xếp loại trung bình nếu vi phạm một trong những điểm sau:
- Bị kỉ luật từ mức độ khiển trách hoặc vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
(có giấy báo của địa phương gửi về trường).
- Điểm trung bình học kỳ đạt từ 1.0 trở lên.
- Điểm rèn luyện đạt 50 trở lên.
5
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
- Đăng ký và thực hiện cả hai nội dung chương trình RLĐV ở mức trung bình.
Việc đánh giá phần này được dựa trên kết đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên
(loại trung bình trở lên).
- Vắng họp lệ 01 lần không phép hoặc 03 lần có phép trong một học kỳ.
- Chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng đoàn phí.
* Đoàn viên yếu kém:
Đoàn viên được xếp loại yếu kém nếu vi phạm một trong những điểm sau:
- Điểm trung bình học kỳ không đạt yêu cầu (dưới 1.0).
- Điểm rèn luyện dưới 50.
- Không đăng ký hoặc có đăng ký nhưng không thực hiện chương trình RLĐV.
Việc đánh giá phần này được dựa trên kết đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên
(loại yếu trở lên).
- Bị kỉ luật từ mức độ cảnh cáo trở lên.
- Vắng họp từ 02 lần không phép hoặc hơn 03 lần có phép trong một học kỳ.
- Không hoàn thành nghĩa vụ đoàn phí.
Đoàn viên là cán bộ:
* Đoàn viên xuất sắc:
Đoàn viên được xếp loại xuất sắc nếu đạt được tất cả các tiêu chuẩn sau: lập
trường tư tưởng vững vàng, thực hiện đầy đủ Điều lệ Đoàn và các quy định, quy
chế của nhà trường; đăng ký và thực hiện tốt cả hai nội dung chương trình rèn luyện
đoàn viên; không vi phạm pháp luật, không bị kỉ luật dưới bất kỳ hình thức nào; họp
lệ và đóng đoàn phí đầy đủ (vắng họp lệ không quá 01 lần có phép trong một học
kỳ); tích cực tham gia các hoạt động của chi đoàn, Đoàn Khoa, Đoàn Trường, hoàn
thành tốt nhiệm vụ do đoàn các cấp phân công, hoàn thành tốt nhiệm vụ cán bộ,
viên chức.
* Đoàn viên khá:
Đoàn viên được xếp loại khá nếu hoàn thành nhiệm vụ cán bộ viên chức, đăng
ký hai nội dung chương trình RLĐV nhưng chỉ thực hiện tốt 01 nội dung, không vi
phạm kỉ luật, tham gia và chấp hành sự phân công, điều động của đoàn các cấp
nhưng không có thành tích tiêu biểu. Vắng họp lệ không quá 02 lần có phép trong
một học kỳ.
* Đoàn viên trung bình:
Đoàn viên được xếp loại trung bình nếu hoàn thành nhiệm vụ cán bộ viên chức,
có tham gia công tác đoàn nhưng không chấp hành tốt sự phân công, điều động của
tổ chức, đăng ký và thực hiện đạt mức trung bình chương trình RLĐV hoặc bị kỉ
luật ở mức độ khiển trách, vắng họp lệ 01 lần không phép hoặc 03 lần có phép trong
một học kỳ, hoặc vi phạm pháp luật giao thông đường bộ (có giấy báo của địa
phương gửi về trường).
* Đoàn viên yếu kém:
Đoàn viên được xếp loại yếu kém nếu không hoàn thành nhiệm vụ cán bộ viên
chức; hoặc không đăng ký hoặc có đăng ký nhưng không thực hiện chương trình
RLĐV; hoặc không chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức; hoặc bị kỉ luật
ở mức độ cảnh cáo trở lên.
Ghi chú: Đối với cán bộ được thủ trưởng đơn vị cử đi công tác trùng với lịch
họp chi đoàn thì không tính cán bộ đó vắng họp.
b. Bình xét đoàn viên ưu tú
6
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
Đoàn viên là sinh viên:
Đoàn viên được xét công nhận đoàn viên ưu tú (ĐVƯT) phải đạt các tiêu chuẩn:
- Phải được phân loại là đoàn viên xuất sắc.
- Có kết quả học tập từ 2.8 trở lên.
- Điểm rèn luyện từ 80 trở lên.
- Là thành viên tích cực tham gia tổ chức các hoạt động, phong trào Đoàn hoặc
Hội các cấp.
- Được khen thưởng từ cấp Đoàn Khoa trở lên hoặc có nhiều thành tích xuất sắc
được xác nhận của Đoàn Khoa, Đoàn Trường, Hội Sinh viên Trường hoặc đạt được
thành tích khác có sự xác nhận của các cấp tương đương Đoàn Khoa trở lên.
- Đạo đức tác phong tốt; biết quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập và công tác.
- Biết giữ đoàn kết nội bộ, được tập thể tín nhiệm và bình chọn.
- Hoàn thành nhiệm vụ hội viên Hội Sinh viên Việt Nam.
Đoàn viên là cán bộ:
Đoàn viên được xét công nhận đoàn viên ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Đoàn viên ưu tú phải là đoàn viên xuất sắc.
- Chấp hành tốt sự phân công, điều động của Ban Chấp hành đoàn các cấp.
- Là thành viên tích cực tham gia tổ chức các hoạt động, phong trào Đoàn - Hội
các cấp.
- Được khen thưởng từ cấp Đoàn Khoa trở lên; hoặc đạt danh hiệu “Lao động
tiên tiến” trở lên; hoặc có nhiều thành tích tiêu biểu được xác nhận của Đoàn Khoa,
Đoàn Trường hoặc Hội Sinh viên Trường hoặc các cấp khác tương đương.
- Đạo đức tác phong tốt; biết quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp và sinh viên.
- Biết giữ đoàn kết nội bộ, được tập thể tín nhiệm bình xét.
Chú ý: Nếu chi đoàn bị xếp loại yếu kém thì không bình xét ĐVƯT; nếu chi
đoàn được xếp loại trung bình thì các thành viên Ban Chấp hành không được bình
xét ĐVƯT.
c. Phân loại chi đoàn
* Chi đoàn vững mạnh:
Là chi đoàn đạt được tất cả các tiêu chuẩn:
- Đạt các tiêu chuẩn chi đoàn khá.
- Có ít nhất 75% đoàn viên được phân loại khá trở lên, có ít nhất 20% đoàn viên
đạt loại xuất sắc và số đoàn viên yếu kém không quá 5%.
- Có ít nhất 95% đoàn viên đăng ký và thực hiện chương trình RLĐV.
- Tổ chức được ít nhất 01 buổi/học kỳ nội dung sinh hoạt truyền thống Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh cho chi đoàn.
* Chi đoàn khá:
Là chi đoàn đạt được tất cả các tiêu chuẩn:
- Đảm bảo việc sinh hoạt lệ của chi đoàn (họp lệ ít nhất 01 lần/tháng – 5
tháng/1 học kỳ), đảm bảo việc thu, chi, trích nộp đoàn phí đúng quy định, tập hợp
được thanh niên, làm tốt việc phát triển đoàn viên mới, tham gia xây dựng Đảng.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định của Đoàn Khoa, Đoàn Trường
về công tác quản lý sổ sách, chế độ báo cáo định kỳ.
- Chủ động đề ra ít nhất 01 hoạt động/học kỳ và tổ chức các hoạt động của chi
đoàn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chung của đoàn viên, thanh niên.
- Chấp hành tốt việc phân công, điều động của đoàn cấp trên. Vận động đoàn
7
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
viên thanh niên tham gia có hiệu quả vào các nhiệm vụ chính trị và phong trào của
đoàn các cấp.
- Có ít nhất 60% đoàn viên được phân loại khá trở lên, có ít nhất 15% đoàn viên
đạt loại xuất sắc và số đoàn viên yếu kém không quá 10%.
- Có ít nhất 90% đoàn viên đăng ký và thực hiện chương trình RLĐV.
* Chi đoàn trung bình:
Vi phạm vào một trong những điểm sau đây:
- Không duy trì tốt sinh hoạt lệ chi đoàn (bỏ họp lệ 01 lần trong một học kỳ).
- Chậm trễ trong việc thu, chi, trích nộp đoàn phí theo quy định (đã hoàn thành
nhưng chậm hơn so với quy định của Đoàn Khoa).
- Có hơn 40% (nhưng không quá 65%) đoàn viên bị xếp loại trung bình, yếu
kém (số đoàn viên yếu kém không quá 15%).
- Có hơn 85% đoàn viên đăng ký và thực hiện chương trình RLĐV.
- Không hoàn thành tốt sự phân công, điều động của đoàn cấp trên.
- Không tổ chức được các hoạt động của chi đoàn, không phát huy được vai trò
trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn
viên, thanh niên.
- Có đoàn viên bị kỉ luật từ mức độ cảnh cáo trở lên (nhưng không quá 3% tổng
số đoàn viên).
- Tập thể mất đoàn kết, để xảy ra những vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến uy
tín của tổ chức Đoàn.
* Chi đoàn yếu kém:
Vi phạm vào một trong những điểm sau đây:
- Không duy trì tốt sinh hoạt lệ chi đoàn (bỏ họp lệ từ 2 lần trở lên trong một
học kỳ).
- Không hoàn thành việc thu, chi, trích nộp đoàn phí theo quy định (tính đến
thời điểm đánh giá, xếp loại).
- Có hơn 65% đoàn viên bị xếp loại trung bình, yếu kém; hoặc hơn 20% đoàn
viên trở lên bị xếp loại yếu kém.
- Không chấp hành sự phân công, điều động của đoàn cấp trên.
- Không tổ chức được các hoạt động cho chi đoàn, không phát huy được vai trò
trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn
viên, thanh niên.
- Có hơn 5% tổng số đoàn viên bị kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
- Tập thể mất đoàn kết, để xảy ra những vấn đề gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến
uy tín của tổ chức Đoàn.
5. Công tác khen thưởng – kỉ luật
a. Khen thưởng
Các hình thức khen thưởng của Đoàn do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy
định.
b. Kỉ luật
Việc thi hành kỉ luật của Đoàn nhằm thống nhất ý chí và hành động, bảo đảm kỉ
cương của Đoàn và giáo dục cán bộ, đoàn viên. Tổ chức Đoàn và cán bộ, đoàn viên
khi vi phạm kỉ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời và được thông báo
công khai.
Hình thức kỉ luật: Tuỳ theo mức độ, tính chất vi phạm, khuyết điểm của cán bộ,
8
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
đoàn viên và tổ chức Đoàn mà áp dụng một trong những hình thức kỉ luật sau:
- Đối với cán bộ, đoàn viên: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
- Đối với tổ chức Đoàn: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
6. Nghiệp vụ của Bí thư chi đoàn
a. Công tác quản lý đoàn viên
Mục đích: Là biện pháp để nắm chắc đoàn viên về hồ sơ, tư tưởng và hoạt
động, từ đó thiết kế tổ chức phong trào cho phù hợp.
Quản lý cá nhân đoàn viên:
Từ khi chuyển đến hoặc được kết nạp đến khi chuyển đi hoặc trưởng thành:
- Lập hồ sơ cá nhân (đối với kết nạp) hoặc tiếp nhận hồ sơ chuyển đến.
- Kiểm tra hồ sơ (đối với chuyển sinh hoạt đến).
- Ghi danh sách vào sổ chi đoàn.
- Nắm được hoàn cảnh, trình độ, năng khiếu, quá trình hoạt động qua hồ sơ
đoàn viên.
- Phân công tham gia hoạt động, nắm tư tưởng và năng lực qua quá trình hoạt
động.
- Thường xuyên gặp gỡ góp ý, hướng dẫn giúp đỡ công tác.
- Cuối năm họp chi đoàn nhận xét, phân tích chất lượng đoàn viên và ghi nhận
xét vào sổ đoàn viên.
- Làm thủ tục nhận xét khi đoàn viên chuyển sinh hoạt hoặc trưởng thành Đoàn.
Quản lý đội ngũ đoàn viên:
(Phải đảm bảo có đầy đủ sổ và cập nhật thường xuyên)
- Bổ sung, điều chỉnh danh sách đoàn viên khi có đoàn viên mới kết nạp, chuyển
đến, chuyển đi hoặc trưởng thành,…
- Ghi đầy đủ các nội dung trong sổ chi đoàn.
- Ghi đầy đủ, cụ thể biên bản các buổi họp chi đoàn trong sổ chi đoàn.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo số liệu tổ chức về đoàn cấp trên theo yêu cầu.
- Định kỳ tổng hợp phân tích đoàn viên của chi đoàn trên các mặt (trình độ,
năng lực, cơ cấu,…) để định hướng tổ chức hoạt động phù hợp, hoặc bàn trong Ban
Chấp hành để có biện pháp giúp đỡ đoàn viên.
b. Công tác kết nạp đoàn viên mới
* Thực hiện theo quy trình:
Bước 1: Xác định đối tượng bồi dưỡng kết nạp.
- Chọn lựa thanh niên ưu tú, tích cực hoạt động, muốn phấn đấu vào Đoàn, cử
tham gia lớp tìm hiểu về Đoàn do đoàn cấp trên tổ chức. Phân công đoàn viên hỗ
trợ giúp đỡ.
- Giao nhiệm vụ thử thách rèn luyện.
- Hướng dẫn thanh niên ấy tự viết đơn xin vào Đoàn.
Bước 2: Họp chi đoàn xét đề nghị kết nạp.
- Họp chi đoàn giới thiệu, nhận xét đối tượng, biểu quyết đề nghị kết nạp vào
Đoàn.
- Lập biên bản, làm công văn đề nghị lên đoàn cấp trên.
- Lập hồ sơ đoàn viên, đoàn viên khai, xác minh lý lịch, kèm hình ảnh (để làm
thẻ đoàn) gửi về đoàn cấp trên.
Bước 3: Tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.
Sau khi đoàn cấp trên có quyết định chuẩn y kết nạp đoàn viên mới, trong vòng
9
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
một tháng kể từ ngày ký quyết định, chi đoàn có trách nhiệm tổ chức lễ kết nạp.
- Thông báo đến đoàn viên chi đoàn và phân công chuẩn bị lễ kết nạp.
- Mời dự lễ kết nạp: đoàn viên, thanh niên được kết nạp (có thể mời thêm gia
đình, bạn thân của người được kết nạp cùng dự), cấp ủy chi bộ, Ban điều hành khu
phố, tổ dân phố, đoàn cấp trên, tổ hội đoàn thể bạn.
* Chương trình lễ kết nạp đoàn viên mới:
- Văn nghệ đầu giờ.
- Chào cờ, hát Quốc ca, Đoàn ca, phút tưởng niệm.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bí thư (Phó Bí thư) chi đoàn báo cáo việc xét kết nạp đoàn viên mới. Nêu ngắn
gọn về quá trình rèn luyện phấn đấu, những ưu điểm và hạn chế cơ bản của người
được kết nạp. Đọc Nghị quyết chuẩn y kết nạp, quyết định trao thẻ đoàn của đoàn
cấp trên (người được kết nạp đứng lên).
- Đại diện đoàn cấp trên hoặc cấp ủy Đảng trao quyết định, thẻ đoàn và gắn huy
hiệu cho đoàn viên mới.
- Đoàn viên mới đọc lời hứa: “Được vinh dự trở thành đoàn viên Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác
Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí, tôi xin hứa:
(Đọc 03 nhiệm vụ của người đoàn viên).
“Xin hứa!”
- Người giới thiệu thanh niên vào Đoàn phát biểu hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên
mới.
- Đại diện đoàn cấp trên hoặc cấp ủy phát biểu.
- Chào cờ bế mạc.
Lưu ý: Khi tổ chức kết nạp nhiều người thì Bí thư chi đoàn đọc nhận xét từng
người và giới thiệu những thanh niên đó rồi đọc Nghị quyết kết nạp. Sau đó các
đoàn viên đứng lên, đồng chí Bí thư (Phó Bí thư) trao quyết định và gắn huy hiệu
cho từng người. Một người thay mặt đọc lời hứa, sau khi đọc xong, tất cả những
người được kết nạp cùng hô: “Xin hứa!”
c. Trưởng thành đoàn
Mục đích: Công nhận trưởng thành đoàn là việc tổ chức Đoàn trân trọng, ghi
nhận những đóng góp của đoàn viên đó cho Đoàn, công nhận quá trình rèn luyện và
trưởng thành của đoàn viên.
- Đoàn viên chi đoàn góp ý cho bản tự nhận xét, mặt mạnh, hạn chế của đoàn
viên, biểu quyết xếp loại đoàn viên.
- Ban Chấp hành chi đoàn lập biên bản và công văn gởi lên đoàn cấp trên để
xem xét công nhận.
- Ban Chấp hành đoàn cấp trên họp xét và công bố kết quả cho Ban Chấp hành
chi đoàn để công bố đến đoàn viên.
- Ban Chấp hành chi đoàn họp thông báo kết quả đến đoàn viên, có nhận xét
đánh giá chung để rút kinh nghiệm.
- Ban Chấp hành chi đoàn ghi nhận xét và kết quả phân tích chất lượng vào sổ
đoàn viên.
d. Đại hội chi đoàn
Ý nghĩa: Đại hội chi đoàn nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động của chi đoàn trong
một nhiệm kỳ (mặt mạnh, hạn chế), đề ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ
10
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
sau và bầu Ban Chấp hành mới để lãnh đạo chi đoàn giữa 2 kỳ Đại hội.
Công tác chuẩn bị Đại hội chi đoàn:
Để Đại hội chi đoàn thành công, chi đoàn cần đầu tư thật tốt cho công tác chuẩn
bị Đại hội, bao gồm các bước sau:
- Lập kế hoạch tổ chức Đại hội trên cơ sở định hướng chỉ đạo của đoàn cấp trên.
Kế hoạch cần xác định rõ: thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội, các nội dung chính
trong Đại hội và phân công người chuẩn bị.
- Ban Chấp hành chi đoàn dự thảo báo cáo hoạt động chi đoàn trong nhiệm kỳ
vừa qua, phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tới, bản kiểm điểm Ban Chấp
hành chi đoàn trong việc lãnh đạo chi đoàn thực hiện Nghị quyết của chi đoàn.
- Chuẩn bị đề án nhân sự Ban Chấp hành mới.
- Xin ý kiến đoàn cấp trên và cấp ủy chi bộ về những vấn đề nêu trên.
- Triệu tập đoàn viên dự Đại hội, phân công đoàn viên thực hiện các khâu trong
công tác tổ chức Đại hội (trang trí, điều khiển chương trình, các hoạt động trước,
trong và sau Đại hội,…) để Đại hội chi đoàn thực sự trở thành một sinh hoạt chính
trị quan trọng nhất, thể hiện ý thức trách nhiệm của từng đoàn viên.
Đại hội, hội nghị chi đoàn chỉ có giá trị tiến hành khi có ít nhất 2/3 số đoàn viên
trong chi đoàn tham dự.
Chương trình Đại hội:
- Chào cờ, Quốc ca, Đoàn ca.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bầu chủ tọa Đại hội, chủ tọa giới thiệu thư ký của Đại hội.
- Chủ tọa công bố chương trình Đại hội (có biểu quyết thống nhất của Đại hội).
- Chủ tọa trình bày báo cáo của Ban Chấp hành đánh giá tình hình tổ chức và
hoạt động nhiệm kỳ qua, chương trình công tác nhiệm kỳ tới và bản kiểm điểm Ban
Chấp hành.
- Đại hội thảo luận báo cáo, phương hướng, bản kiểm điểm.
- Đại diện cấp ủy chi bộ và đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.
- Ban Chấp hành cũ tuyên bố hết nhiệm kỳ, Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp
hành mới; Trình bày yêu cầu, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành mới. Giới
thiệu nhân sự dự kiến của Ban Chấp hành cũ và hướng dẫn Đại hội thảo luận và
giới thiệu người ứng cử vào Ban Chấp hành mới.
- Chủ tọa Đại hội trả lời, giải thích những ý kiến của đoàn viên, quyết định cho
rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thống nhất
danh sách bầu cử.
- Bầu tổ bầu cử. Sau đó, tổ bầu cử hướng dẫn thể lệ bầu cử.
- Tiến hành bầu cử, công bố kết quả, Ban Chấp hành mới ra mắt.
- Thông qua Nghị quyết của Đại hội.
- Bế mạc Đại hội.
Cách thức tổ chức Đại hội chi đoàn:
Đại hội chi đoàn là sinh hoạt chính trị quan trọng, phải được thực hiện một cách
nghiêm túc, đúng nguyên tắc của Điều lệ Đoàn.
Thời gian: Chi đoàn phải lựa chọn thời điểm tổ chức Đại hội phù hợp với quy
định của đoàn cấp trên, điều kiện thuận lợi của đa số đoàn viên để đảm bảo đoàn
viên của chi đoàn được tham dự đầy đủ.
Địa điểm: Đại hội chi đoàn phải được tổ chức tại hội trường, phòng họp, phòng
11
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
học,… để tạo không khí nghiêm túc.
Khách mời: Đại diện đoàn cấp trên, đại diện cấp ủy chi bộ, các đoàn thể, các
đơn vị kết nghĩa, giao lưu, các đội hình thanh niên của chi đoàn,…
Trang trí buổi lễ:
Phông trang trí gồm có: Quốc kỳ, Đoàn kỳ, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Khẩu hiệu: “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”,...
- Trên bàn chủ tọa, bàn thư ký, bàn đại biểu khách mời nên có bình hoa.
Nhiệm vụ của từng bộ phận trong Đại hội:
Chủ tọa Đại hội: (Số lượng từ 1 - 3) là người có nhiệm vụ điều hành Đại hội
theo chương trình đã được Đại hội thảo luận, thống nhất; hướng dẫn cho đoàn viên
thảo luận, biểu quyết văn kiện Đại hội; lãnh đạo việc bầu cử, quyết định cho rút tên
hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử; giải quyết những vấn đề phát sinh
trong quá trình diễn ra Đại hội,… Do đó, chủ tọa Đại hội nên bầu chọn những cán
bộ, đoàn viên có khả năng tổ chức, điều hành, có uy tín và nắm chắc nguyên tắc
Điều lệ Đoàn. Cơ cấu chủ tọa nên chú ý đến Ban Chấp hành cũ, nhân sự dự kiến
tham gia Ban Chấp hành mới.
Thư ký Đại hội: (Số lượng từ 1 - 2) là người ghi biên bản Đại hội, tổng hợp ý
kiến phát biểu và các biểu quyết trong Đại hội.
Tổ bầu cử: (Số lượng từ 2 - 3) có nhiệm vụ hướng dẫn thể lệ bầu cử, chuẩn bị
phiếu bầu hợp lệ, kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử, làm biên bản bầu cử.
Việc bầu cử tại Đại hội chi đoàn:
Nguyên tắc bầu cử trong Đại hội:
- Khi bầu cử hay biểu quyết phải có quá nửa (1/2) số phiếu bầu (kể cả phiếu hợp
lệ và không hợp lệ) hoặc quá nửa số người có mặt tán thành thì người được bầu mới
trúng cử và Nghị quyết mới có giá trị.
- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định thì phải tiếp tục
bầu lần thứ hai để lựa chọn trong số còn lại của danh sách bầu cử. Nếu bầu lần thứ
hai vẫn chưa đủ thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do Đại hội quyết định.
- Trường hợp số người có quá nửa số phiếu bầu nhiều hơn số lượng cần bầu thì
chỉ lấy đủ số được bầu và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.
- Trường hợp số cuối cùng của số lượng định bầu có 02 người trở lên và có số
phiếu bằng nhau thì phải tổ chức bầu lại, trong số những người đó chọn lấy người
cao phiếu hơn. Người trúng cử trong số đó cũng phải có quá nửa số phiếu bầu.
Bầu chủ tọa Đại hội:
- Sau nghi thức khai mạc, người dẫn chương trình sẽ điều khiển bầu chủ tọa Đại
hội. Đối với những chi đoàn có từ 03 - 08 đoàn viên: bầu 01 đồng chí chủ tọa hội
nghị (có thể là Bí thư chi đoàn). Đối với chi đoàn có đoàn số đông có thể bầu 03
đồng chí vào đoàn chủ tịch điều hành Đại hội.
- Việc bầu chủ tọa Đại hội tiến hành bằng hình thức biểu quyết.
Bầu tổ bầu cử: có thể bầu từ 02 - 03 đồng chí bằng hình thức biểu quyết.
Bầu Ban Chấp hành mới: Việc bầu Ban Chấp hành mới được tiến hành bằng
hình thức bỏ phiếu kín.
- Chi đoàn có từ 03 – 08 đoàn viên: bầu Bí thư, nếu cần thiết có thể bầu thêm
Phó Bí thư.
- Chi đoàn có từ 09 đoàn viên trở lên: bầu từ 03 - 05 Ủy viên Ban Chấp hành.
Lưu ý: Việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội: chỉ nên áp dụng đối với những chi
12
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
đoàn được đoàn cấp trên trực tiếp phân loại chất lượng từ khá trở lên. Khi bầu trực
tiếp Bí thư, mỗi đoàn viên phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, thực sự dân chủ
thảo luận, phân tích kĩ tiêu chuẩn của Bí thư để bầu cử có chất lượng. Có thể tiến
hành bằng một trong các cách:
- Đại hội bầu trực tiếp Bí thư xong, sau đó bầu các Ủy viên Ban Chấp hành còn
lại.
- Đại hội bầu xong Ban Chấp hành, sau đó Đại hội bầu trực tiếp Bí thư trong số
các Ủy viên Ban Chấp hành đó.
Bầu đại biểu dự Đại hội đoàn cấp trên: tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín
theo số lượng đại biểu được đoàn cấp trên phân bổ.
Những thủ tục cần thiết để được đoàn cấp trên chuẩn y kết quả Đại hội:
Sau Đại hội, Ban Chấp hành chi đoàn tiến hành họp phiên đầu tiên phân công
nhiệm vụ các Ủy viên Ban Chấp hành do Bí thư chi đoàn cũ triệu tập và có đại diện
Đoàn cấp trên tham dự.
Thủ tục đề nghị đoàn cấp trên chuẩn y kết quả Đại hội gồm:
- Biên bản Đại hội chi đoàn, kèm biên bản bầu cử Ban Chấp hành chi đoàn khóa
mới.
- Biên bản họp phân công Ban Chấp hành (biên bản họp phiên đầu tiên).
- Danh sách trích ngang Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.
- Văn kiện Đại hội đã hoàn chỉnh sau khi tiếp thu ý kiến đoàn cấp trên.
- Bản đề nghị đoàn cấp trên chuẩn y kết quả.
7. Những lời dạy của Hồ Chí Minh về đạo đức
a. Quan điểm chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà
kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì
thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì
thế mà... không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Những người
đã… không ham, không e, không sợ gì thì việc gì phải họ đều làm được.
Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì
phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc
Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì
làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người
khác cũng luôn luôn đúng đắn.
Trí là không có việc tư túi làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt.
Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy, mà
biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt,
đề phòng người gian.
Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan
sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh
hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho Đảng,
cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ
hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Cần
Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai,...
13
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
Tục ngữ ta có câu: Nước chảy mãi, đá cũng mòn. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Nghĩa là Cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.
Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Điều đó rất dễ hiểu.
Siêng học tập thì mau biết.
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến.
Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khoẻ.
Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai. Nó
lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần.
Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.
Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn thì phải có kế hoạch cho mọi công
việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng,...
Cần không phải là làm xổi. Nếu làm cố chết cố sống trong một ngày, một tuần,
hoặc một tháng, đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Như vậy không phải là Cần.
Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Nhưng không làm
quá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc cho lâu
dài.
Lười biếng là kẻ địch của chữ Cần.
Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.
Một người lười biếng, có ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn hàng
vạn người khác...
... Nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng, thì khác
nào toàn chuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm
trễ cả chuyến xe.
Vì vậy, người lười biếng là có tội lỗi với đồng bào, với Tổ quốc,...
Kiệm
Kiệm là thế nào?
Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
Cần với kiệm, phải đi đôi với nhau như hai chân của con người.
Cần mà không kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái
thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy hết ra chừng ấy, không lại hoàn
không.
Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì
không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục
đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.
...Tiết kiệm không phải là bủn xỉn.
Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng
làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu
của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn chứ không phải là kiệm.
Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ.
Việc đáng làm trong 01 giờ, mà kéo dài 02, 03 giờ, là xa xỉ.
Hao phí vật liệu, là xa xỉ.
Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ.
14
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.
Liêm
Liêm là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân,
thì gọi là Liêm, chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp.
Cũng như ngày xưa trung là trung với vua. Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.
Ngày nay, nước ta là dân chủ cộng hoà, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi
người đều phải Liêm. Cũng như Trung là trung với Tổ quốc; hiếu là hiếu với nhân
dân; ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi
người đều biết thương cha mẹ.
Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với
chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam...
Chính
Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng
đắn, thẳng thắn, tức là tà.
Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có
ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn
phải Chính mới là người hoàn toàn.
Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai
hạng: người Thiện và người Ác.
Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia
làm hai thứ: việc Chính và việc Tà.
Làm việc Chính, là người Thiện.
Làm việc Tà, là người Ác.
Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), Chính là Thiện.
Lười biếng, xa xỉ, tham lam, là tà, là ác,...
Cần, kiệm, liêm, chính, 6-1949; Sđd, tập 5, tr.632-643.
... Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua
ái quốc.
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính ...
Thiếu một đức, thì không thành người.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, 6-1949, Sđd, tập 5, tr.631.
b. Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân
* Tư cách người cách mệnh
Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hoà mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
15
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hi sinh.
Ít lòng tham muốn về vật chất.
Bí mật.
Đối với người phải:
Với từng người thì khoan thứ.
Với đoàn thể thì nghiêm.
Có lòng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
Quyết đoán.
Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể.
Đường cách mệnh, 1927 - Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000, t.2, tr.260.
* Đối với cán bộ
Cán bộ là gì?
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy
thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem
chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì
chính sách hay cũng không thể thực hiện được.
Cán bộ phải có đức tính như thế nào?
- Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ.
Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải
siêng năng tiết kiệm.
- Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy
những điều dở. Học cái hay, sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của
nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh,
hiếu vị,...
- Đối với công việc phải thế nào? Trước hết phải nghĩ cho kĩ, có việc làm trước
mắt thành công nhưng thất bại về sau. Có việc địa phương này làm có lợi nhưng hại
cho địa phương khác. Những cái như thế phải tránh... Phải có kế hoạch bước đầu
làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành công thì
thế nào? Nếu thất bại thì thế nào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình ngày hôm
nay phải làm gì? Tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì? Phải cẩn
thận, cẩn thận không phải là nhút nhát, do dự.
- Đối với nhân dân: Phải nhớ đoàn thể làm việc cho dân, đoàn thể mình mạnh
hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực
khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Nhưng có những việc dân
không muốn mà phải làm như tản cư, nộp thuế, những việc ấy phải giải thích cho
dân rõ. Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho
16
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết.
- Đối với đoàn thể: Trước lúc mình vào đoàn thể nào phải hiểu rõ đoàn thể ấy là
gì? Vào làm gì? Mỗi đoàn thể phải vì dân và nước. Khi vào đoàn thể, tự do cá nhân
phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của đoàn thể. Phải tuyệt đối trung
thành. Khi bình thời phải hết sức làm việc. Khi nguy hiểm phải hi sinh vì đoàn thể.
Hi sinh tính mạng, lợi quyền, giữ danh giá của đoàn thể. Muốn giữ danh giá của
đoàn thể phải giữ danh giá mình. Không được báo cáo láo như: làm thành một việc
thì phóng đại, thất bại thì giấu đi...
Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá 20-2-1947, Sđd, tập 5, tr.54, 55.
Những người trong các công sở đều có nhiều, hoặc ít quyền hành. Nếu
không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu
mọt của dân.
- Cần - Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho
chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng:
dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười
biếng tức là lừa gạt dân.
- Kiệm - Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân, ta cần
phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái
phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ
giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ dân hàng
vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu cũng vậy. Nhờ các công sở tiết
kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều.
- Liêm - Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ Trung ương,
đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân.
Đến khi lộ ra, bị phạt thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được
hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu.
- Chính - Mình và người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem
của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải
công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có
quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà
con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ
có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt
làm quan cách mệnh.
Đời sống mới, 1947, Sđd, tập 5, trang 104-105.
17
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
PHẦN B: KỸ NĂNG
I. MẬT THƯ
1. Khái niệm
Mật thư là từ Việt, dịch rất sát từ Cryptogram, có gốc tiếng Hy lạp Kryptos:
giấu kín, bí mật; và gramma: bản văn, lá thư. Mật thư có nghĩa là bản thông tin
được được viết bằng các ký hiệu bí mật hoặc bằng các ký hiệu thông thường, nhưng
theo một cách sắp xếp bí mật mà người gửi và người nhận đã thỏa thuận trước với
nhau nhằm giữ kín nội dung trao đổi.
2. Mật mã (ciphen, code)
Là các ký hiệu và cách sắp xếp để thể hiện nội dung bản tin. Mật mã gồm 02 yếu
tố: hệ thống và chìa khóa.
3. Giải mã (Decinphermant)
Là quá trình khám phá những bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp để đọc được
nội dung bản tin.
4. Hệ thống
Là những quy định bất biến, những bước tiến hành nhất định trong việc dùng
các ký hiệu và cách sắp xếp chúng.
Hệ thống được qui về 03 dạng cơ bản sau:
Hệ thống thay thế.
Hệ thống dời chỗ.
Hệ thống ẩn giấu.
5. Chìa khóa
Chìa khóa được đặt ra nhằm mục đích là để nâng cao tính bí
mật của bản tin.
Chìa khóa là phần gợi ý của người viết mật thư nhằm giúp
người giải mật thư đoán biết hệ thống và có cơ sở tìm ra quy luật nhất định để giải
mã.
Nếu là mật thư đơn giản thì không cần thiết phải có chìa
khóa.
* Ví dụ:
Đ
T
R
I
M
Ạ
C
Ắ
I
:
Mật thư trên được viết theo hệ thống dời chỗ. Mật mã trong mật thư này là
những chữ cái sắp xếp khác với trật tự, bình thường khi ta viết từ trái sang phải, từ
trên xuống. Do đó chìa khóa đã gợi ý hướng dẫn, giãi mã bằng hình vẽ. Nghĩa là
đọc theo hình gợn sóng theo chiều của mũi tên, ta được nội dung bản tin là: ĐI
CẮM TRẠI.
6. Yêu cầu khi viết mật thư
Phải phù hợp với trình độ, trí tuệ và kinh nghiệm của người
giải mật thư. Có nghĩa là phải biết người nhận mật thư trình độ tư duy ra sao? Biết
dùng chìa khóa và hệ thống nào?
Mật thư phải có ít nhiều tính cách bí ẩn bắt người chơi phải
động não. Mật thư đã chơi ở buổi trại lần trước rồi, muốn sử dụng lại thì nên thay
18
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
đổi vài chi tiết cơ bản.
Viết mật thư phải nghĩ đến chìa khóa, đặt chìa khóa phải nghĩ
đến người nhận mật thư, đừng theo chủ quan của mình. Nếu mật thư quá khó sẽ gây
sự đánh đố dẫn đến trò chơi mất hay, tốn nhiều thời gian.
Viết mật thư phải cẩn thận, cân nhắc sao cho phù hợp với
hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu và thời gian của toàn buổi trại hay buổi sinh hoạt.
Viết xong mật thư, cần kiểm tra lại xem có sai sót ở chỗ nào
không? Nội dung đã đủ và đúng chưa? Chìa khóa có gì sai lệch và có logic không?
Trong hoạt động trại, mật thư thường đưa vào trong trò chơi
lớn. Trong quá trình các trại sinh giải mật thư, nếu có tình huống trại sinh không
đọc được mật thư, do không phù hợp với khả năng thì ban tổ chức phải cử người trợ
giúp để tránh gây tâm lý nhàm chán cho trại sinh.
7. Yêu cầu khi đọc mật thư
Trước hết phải bình tĩnh và thận trọng tìm ra ý nghĩa của chìa khóa. Chìa khóa
bao giờ cũng liên quan chặt chẽ đến mật thư. Giải ý nghĩa của chìa khóa phải có cơ
sở, hợp logic với mật thư. Chìa khóa có thể tìm ra được rất nhiều ý nghĩa khác nhau,
nhưng quan trọng là ý nghĩa nào khớp với mật thư. Từ chìa khóa, ta có thể xác định
mật thư thuộc hệ thống nào. Sau đó bắt đầu dịch mật thư. Nếu dịch ra thấy sai một
vài chỗ sai có thể do:
Chưa tìm đúng ý nghĩa của chìa khóa (phải thử lại cách
khác).
“Dịch” chưa đúng nghĩa chìa khóa (phải kiểm tra lại).
Người gửi viết sai ký hiệu (có thể do cố ý viết sai).
Dịch mật thư xong, rồi chép lại toàn bộ nội dung đã “dịch”, thấy chỗ nào không
hợp lý, khác lạ thì phải cẩn thận chú ý, cân nhắc thật kĩ, chớ đoán mò hoặc vội kết
luận.
8. Một số dạng mật thư thông dụng
a.
Hệ thống thay thế
: Nguyên tử lượng Oxy
: 4, 9, 22, 4, 20 – 3, 2, 15, 11 – 23, 22, 10 – 12, 9, 16, 6, 19 /AR.
*Giải mã: O = 16
* Nội dung: Chúc bạn vui khỏe.
: Tuổi Mười Bảy Bẻ Gãy Sừng Trâu
: 25,4,17,25,15,9,17,19,10,3,2,10,23,19,9,9,11,5,15 /AR.
*Giải mã: U = 17
* Nội dung: Chúc mừng năm mới.
: Vua đi chăn dê
: K, D, X, V, C – Q, O, X, F, G – S, R, F – Z, E, R, K, D, P – Q, X /AR.
*Giải mã: A = D
* Nội dung: Ngày trại vui chúng ta.
: Bảng hàng cột
:
31122
11131
21111
1222
3231
2311
19
2113
2313
2111
/AR
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
*Giải mã:
BẢNG 1
BẢNG 2
BẢNG
3
A
D
G
B
C
J
K
L
S
E
F
M
N
O
V
H
I
P
Q
R
Y
- Sau khi lập bảng, các bạn sẽ đọc nội dung mật mã theo hàng dọc
hàng 1 cột 2 = T…).
* Nội dung: Tập hợp ngay.
:
Núi cao, Hố sâu ta chẳng nản
Đường dài, Ngắn trơn vẽ bước đi
:
T
U
W
X
Z
(Bảng 3
*Giải mã: Núi = Dài (Te) ; Hố = Ngắn (Tích)
* Nội dung: Vé khỏe.
: B = NI = DE = TS
: NN, ES, MT, EM, IN – MT, EM, AE – KE, TM, MT, TE, ME, AE, NN, MT, TM, TE, TN – ST, EE, E, E, TE – T, ET, TT, IE/AR.
*Giải mã: Đây là mật thư “ghép Morse”: B (. . . -) = NI (- . ..) = …
* Nội dung: Chờ ở cổng công viên Lê Văn Tám .
b.
Hệ thống dời chỗ
: “Được Ngọc” đừng chia cho ai.
: NW. / ỷK – mệin – òhk – nêuq /AR.
*Giải mã: Đây là mật thư “Đọc ngược”. Các bạn đọc ngược từng chữ, hoặc
đem mật thư soi vào gương thì sẽ đọc được nội dung.
* Nội dung: Kỷ niệm khó quên.
: CHÓA KHÌA
: Đỗi mội, mử cột, ngến đười, bỉ chan, đuy hễ, mận nhệnh, mệnh lới /AR.
*Giải mã: Đây là mật thư “nói lái 2 chữ”
* Nội dung: Mỗi đội cử một người đến ban chỉ huy để nhận mệnh lệnh mới.
: Tòa nhà 4 tầng.
“Theo hành lang rồi xuống thang máy”
:
C
H
U
A
A
K
H
A
I
M
L
U
W
A
R
R
A
I
J
T
*Giải mã: Đọc theo hình chữ L nằm ngang
* Nội dung: Chuẩn bị khai mạc lửa trại.
: 3 1 2 4
20
N
A
C
J
R
B
I
J
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
: J W D F O C H W D O I Z /AR.
*Giải mã: Mật thư biến thể của rắn ăn đuôi.
* Nội dung: CHỜ ĐỢI Z (Mẫu tự Z vô nghĩa, thêm vào cho đủ nhóm).
: CAM RANH
: H E I A F – O F G G – T L A B W – J R Y O – U E J A – N T A I – D U
N Y.
*Giải mã: Sắp 7 nhóm mẫu tự thành 7 cột dọc và đánh số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
H
O
T
J
U
N
D
E
F
L
R
E
T
U
I
G
A
Y
J
A
N
A
G
B
O
A
I
Y
F
W
Đánh số thứ tự cho chìa khóa: Số 1 cho mẫu tự A thứ nhất, số 2 cho mẫu tự A
thứ hai, vì không có B nên C mang số 3 và cứ thế tiếp tục,...
C
A
M
R
A
N
H
3
1
5
7
2
6
4
Cuối cùng ghép các cột vào chìa khóa rồi đọc theo hàng ngang:
C
A
M
R
A
N
H
3
1
5
7
2
6
4
T
H
U
D
O
N
J
L
E
E
U
F
T
R
A
I
J
N
G
A
Y
B
A
A
Y
G
I
O
W
F
• Nội dung: Thu dọn lều trại ngay bây giờ.
: Con đường AIDS.
: XAYH – AHUC – IRBN – ELEJ – UDDN – NOWW – DFDG –
UMAI /AR.
*Giải mã: Đây là mật thư đọc ngược từng cụm theo kiểu cách chữ theo gợi ý
của chìa khóa: AIDS ta đọc ở Việt Nam là SIDA. Sau khi các cụm được mã hóa
xong ta sẽ đọc được nội dung bản tin.
* Nội dung: HÃY CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG ĐI MAU.
: PEPSI.
: Có bao biết đến sự sống của loài người – mình yêu thật nhiều cảnh trí
thiên nhiên đẹp /AR.
*Giải mã: Khi lấy chữ PEPSI đem soi gương thì các bạn sẽ thấy các chữ hiện ra
trong gương như các con số: 1 2 9 3 9. Do vậy, mỗi cụm của mật thư đều có 9 chữ.
Để đọc được nội dung của mật thư, ta chỉ cần đọc theo số thứ tự của từng cụm.
* Nội dung: Có bao người biết người mình yêu đẹp thật đẹp .
c.
Hệ thống ẩn dấu
: Bé trước, lớn sau
: Bồ câu pháp – Kiến ôn – Vi khuẩn hãy – Bướm phương – Ruồi tập
/AR.
*Giải mã: Nội dung thật được chèn vào các tín hiệu giã là các con vật. Ta chỉ
cần xếp các con vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và gạch bỏ tên các con vật đi thì ta
21
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
sẽ có nội dung thật.
* Nội dung: HÃY ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP.
: Theo dấu chân anh.
:
NHEEUFTROUNGHEOALAWNGTRUWLANGSY
IAMETHRHUMOONAIANHOIJESOOIOAHOAN
HOOHISOOASAWFDADOTMOSEANUAFDASAOA
K H O F C AC S A P H U I B O N H A A N J H O N G K I D I N T H A
M /AR.
*Giải mã: Đọc bản tin theo chữ N thì sẽ đọc được nội dung.
* Nội dung: Khi nào hết cỏ Tháp Mười nhân dân ta mới hết người nam đánh
tây.
: BD = C , NQ = OP.
: BD, FJ, XD, NP, AK, FV, AM, UC, VP,DK, MR, DP, AY, CA, OE, GK,
KA.
*Giải mã:Như chìa khóa đã gợi ý. Ta chỉ cần lấy mẫu tự ở giữa 2 mẫu tự giả
trong mật thư.
* Nội dung: CHÀO NGÀY HỌP MỚI.
: Không được dùng thuốc Aspirine.
: TAHU – DSONJ – LEPEUF – TIRAIJ – CHUARANR – BIJI –
TRONWR –VEEFE.
*Giải mã: Trong mật thư này thì ký hiệu giả là những mẫu tự A, S, P, I, R, N, E.
Ở mỗi cụm mẫu tự ta chỉ bỏ một mẫu tự giả, ta sẽ được nội dung thật.
* Nội dung: THU DỌN LỀU TRẠI CHUẨN BỊ TRỞ VỀ.
: Đem tử hình các tù nhân mang số.
: V1EE2F3 – L4EE5U6F7 – C8H9I10R11 – H12U13Y14.
*Giải mã: Trong mật thư này ký hiệu giả là những con số. Ta bỏ các con số đi
thì sẽ có nội dung thật.
* Nội dung: VỀ LỀU CHỈ HUY.
: Hoa mai 5 cánh báo xuân về.
:
Denta CHIR – Tổ ong GIOIR – Cửu Long BA – Thống nhất HOOIJ – Tứ
giác HUY – Vô cực THUWS – Con ngỗng THI – Hoa mai DDOOI – Cầu vòng
LAANF.
*Giải mã: Đây là mật thư kết hợp ẩn dấu và dời chỗ: Ký hiệu giả là những con
số tượng hình. Những con số tượng hình gợi ý để ta sắp xếp mật thư lại theo thứ tự
từ nhỏ đến lớn.
* Nội dung: HỘI THI CHỈ HUY ĐỘI GIỎI LẦN BA.
:
Thân em như chiếc thuyền trôi dạt
Sóng xô ra, rồi sóng lại đưa vào.
:
Chân yêu cuối sống ở sống vẫn yêu là
Đời lý là cùng và đời là chỉ yêu.
* Giải mã: Nội dung thật được xếp theo hình gợn sóng, bắt đầu từ chữ một hàng
1 rồi đến chữ 2 hàng 2, chữ 3 hàng 1 và chữ 4 hàng 2,...và cứ thế tiếp tục cho đến
hết mật thư.
22
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
* Nội dung: Chân lý cuối cùng ở đời vẫn chỉ là yêu yêu là sống và sống là yêu.
: Anh cả – em út bị bắt cầm tù.
:
Đến không ai mở cổng
Trường hợp này về ngay
Sau này sẽ có khi
Họp sức làm cho xong.
*Giải mã: Lấy chữ đầu và chữ cuối của mỗi hàng ta sẽ được nội dung thật
* Nội dung: Đến cổng trường ngay sau khi họp xong.
d.
Giới thiệu một số thuật ngữ gợi ý thường dùng trong chìa khóa
mật thư thay thế
A: người đứng đầu (vua, anh cả,..),
O: trăng tròn, bánh xe, cái miệng,
át xì, ây,...
trứng,...
B: bò, bi, 13,…
P: phở, phê, chín ngược,...
C: cê, cờ, trăng khuyết,…
Q: cu, rùa, quy, ba ba, bà đầm,...
D: dê, đê,...
R: hỏi, rờ,...
E: e thẹn, 3 ngược, tích,...
S: ếch, Việt Nam, hai ngược,...
F: ép, huyền,...
T: tê, ngã ba số 1, te,...
G: gờ, ghê, gà,...
U: mẹ, you,...
H: hắc, đen, thang, hờ, hát,…
V: vê, vờ, hai,...
I: cây gậy, ia, ai, số một,...
W:oai, kép, anh em song sinh,...
J: dù, gi, móc, boy, nặng,…
X: kéo, ích, ngã tư,...
K: già, ca, kha, ngã ba số 2,...
Y: ngã ba số 3,...
L: en, eo, cái cuốc, lờ,...
Z: kẻ ngoại tộc, anh nằm, co...
M: em, mờ,...
N: anh, nờ,...
24
25
26 1 2
3
5
19 20 21 22
4
23
Đĩa giải mã MT thay thế thông thường
6
18
7 8
9
7
1
10
13 14 15
12
16
23
11
e.
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
II.
DẤU ĐƯỜNG
1. Khái niệm
Là ký hiệu, hình vẽ quy ước một ký hiệu thông tin trên đường đi.
2. Vai trò, ý nghĩa
Cùng với Morse, Sémaphore, mật thư thì dấu đường là phương tiện góp
phần xây dựng, tổ chức hoạt động “Trò chơi lớn” ở các hội trại, nó làm tăng sự hấp
dẫn, dí dỏm, vui tươi.
Dấu đường giúp người tham gia trò chơi phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư
duy nhận xét phân tích.
3. Hướng dẫn sử dụng
a. Cách đặt dấu
Dấu đường gợi ý cho người chơi đi đúng hướng, đến đúng nơi quy định. Vì vậy,
người đặt dấu phải thực hiện tốt một số yêu cầu:
- Có sự chuẩn bị trước khi đặt dấu: nên tính toán trên sơ đồ trước và chuẩn bị
vật dụng.
- Dấu đường được vẽ bằng phấn, than, gạch,... hoặc xếp bằng nhánh cây, sỏi,
đá,... Nếu có thể, chúng ta vẽ lên giấy bìa cứng, sau khi chơi, thu lại để dùng lần
khác.
- Dấu đường đặt bên phải lối đi, trên những vật cố định, ngang tầm mắt hoặc
trên mặt đường, nơi dễ nhìn thấy.
- Không để mất dấu và dấu phải được vẽ đúng.
- Nên có ký hiệu riêng cho đơn vị mình khi đặt dấu đường.
- Khoảng cách giữa 02 dấu đường không được quá 50m.
- Kích thước của dấu đường:
+ Dài nhất: 30cm.
+ Rộng nhất: 10cm.
b. Cách nhận dấu
- Tìm dấu trên đường đi, bên phía tay phải và từ mặt đất lên tầm cao ngang
mắt.
- Ghi nhận lại tất cả dấu nhận được theo thứ tự và làm theo tính chất biểu thị
thông tin của dấu đó.
c.
Giới thiệu một số dấu đường thông dụng
DẤU ĐƯỜNG BẰNG KÝ HIỆU VIẾT TAY CƠ BẢN
(Đúng tiêu chuẩn theo quy ước quốc tế)
Bắt đầu đi
Theo lối suối
Theo hướng này
Theo lối sông
Đi nhanh lên
Nước uống được
Chạy nhanh lên
Nước không uống được
Đi chậm lại
Mật thư hướng này
24
Tài liệu tập huấn Cán bộ Đoàn năm học 2012 - 2013
Quay trở lại
Nguy hiểm
Qua cầu
Đường cấm
Làm cáng
Chướng ngại vật phải
vượt qua
10
Về trại lúc 10 giờ
Chia làm hai nhóm
Đi theo dấu chân
hai nhóm nhập lại
Đợi ở đây
Rẽ phải
Bình an (an toàn)
Rẽ trái
Có kẻ nghịch (có
địch)
Theo lối tắt
Có thú dữ
Có trại gần đây
Cắm trại được
Vượt suối
Không cắm trại được
Đã đến nơi – Hết dấu
Dấu đường thiên nhiên được quy định theo sự thỏa thuận của 02 người truyền
tín hiệu cho nhau. Mỗi nơi quy định mỗi khác, chưa có sự thống nhất trên toàn thế
giới.
Trong lịch sử Việt Nam, có kể lại câu chuyện có thật về Mỵ Châu và Trọng
Thủy, họ đã dùng lông ngỗng để làm dấu đường tìm thấy nhau.
Ở một trình độ nào đó, người đi trước chỉ cần treo một mảnh vải nhỏ, bẽ gãy 01
cành cây con, xếp đứng 01 cục đá, hoặc cắm 01 que củi xuống đất,... là người đi sau
có thể hiểu được người đi trước muốn nói gì.
Đừng hiểu về dấu đường một cách cứng ngắt theo khuôn mẫu cố định nào đó.
Nếu chỉ có 02 người với nhau ở trong rừng, để tránh sự phát hiện của địch, ta lại
càng phải dùng những ám hiệu riêng mà chỉ có 02 người bí mật biết với nhau. Như
thế mới thật sự đảm bảo an toàn cho cả hai.
Trong trò chơi lớn dành cho trẻ em, chúng ta nên thường sử dụng những dấu
đường viết bằng ký hiệu đã được các đội nhóm sinh hoạt trên toàn thế giới thống
nhất.
Chú ý:
25