Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.33 KB, 43 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------…---------

BÁO CÁO TÓM TẮT
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

GIA LAI, 12. 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------…---------

BÁO CÁO TÓM TẮT
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH
GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

LỜI NÓI ĐẦU
Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng và tiến bộ xã
hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường là nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền
vững của một địa phương hay khu vực. Để đạt được mục tiêu trên cũng như đảm bảo
bền vững về môi trường luôn được lồng ghép vào nhiều chương trình hành động của
tỉnh Gia Lai. Song quá trình phát triển, một điều tất yếu là quá trình khai thác đã và
đang gây ra những áp lực lên môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng và làm xuất


hiện nhiều nguy cơ gây suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển kéo theo môi trường bị tác động
mạnh. Sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thủy điện và du lịch đem lại
lợi ích thiết thực cho xã hội nhưng đã để lại hậu quả đáng kể cho môi trường. Kết quả là
ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi
trường, hủy hoại hệ thực vật, động vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, có vị trí và vai trò quan trọng trong
bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn của vùng Duyên hải miền trung, môi trường tỉnh Gia Lai
chịu tác động tự nhiên như lũ lụt, hạn hán và một số vùng đất bị xói mòn do địa hình có
độ dốc lớn,… Nhận thức rõ thực trạng trên, trong những năm gần đây, tỉnh Gia Lai đã
có những chính sách và chiến lược phù hợp thông qua các biện pháp cụ thể bảo vệ môi
trường kết hợp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho
quần chúng nhân dân và thanh tra xử phạt nghiêm các vi phạm trong công tác bảo vệ
môi trường.
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 – 2015 được thực
hiện nhằm tổng kết các số liệu về quan trắc chất lượng môi trường từ đó đánh giá diễn
biến môi trường, sự tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cũng
như tình hình hoạt động bảo vệ môi trường. Báo cáo còn dự báo diễn biến môi trường
trong tương lai cũng như đề xuất các chính sách và biện pháp đáp ứng nhằm giải quyết
các vấn đề môi trường.
Báo cáo này là tư liệu hữu ích để hỗ trợ các đơn vị chức năng trong công tác
quản lý và bảo vệ môi trường và là cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Báo cáo hiện trạng môi trường Gia Lai theo quy định tại Thông tư số
08/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ngày 18 tháng 03 năm 2010
về việc Quy định xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động
môi trường của Ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, cấu trúc
báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai được xây dựng gồm các nội dung:
Chương I. Tổng quan về điều kiện tự nhiên tỉnh Gia Lai
Chương II. Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường tỉnh Gia Lai
Chương III. Thực trạng môi trường nước

Chương IV. Thực trạng môi trường không khí
Chương V. Thực trạng môi trường đất
Chương VI. Thực trạng đa dạng sinh học
Chương VII. Quản lý chất thải rắn
1


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

Chương VIII. Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường
Chương IX. Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng
Chương X. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề Kinh tế Xã hội
Chương XI. Thực trạng công tác quản lý môi trường
Chương XII. Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường
Kết luận và kiến nghị
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuẩn bị báo cáo:
Thuận lợi:
 Sự hỗ trợ nhiệt tình của cấp Ủy Đảng, chính quyền, các Sở Ban Ngành có liên
quan trong quá trình thu thập và cung cấp tài liệu, khảo sát thực địa và trao đổi cập nhật
thông tin trong quá trình chuẩn bị báo cáo;
 Sự nỗ lực và trách nhiệm cũng như kinh nghiệm và kiến thức của cơ quan
chuyên môn – Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.
Khó khăn thách thức:
 Đề cương ban hành quá nhiều khía cạnh và đòi hỏi thông tin chính thống cung
cấp từ nguồn chính thức có pháp lý. Do vậy lượng thông tin đầu vào chưa đầy đủ cho
việc đánh giá một cách kỹ lưỡng các khía cạnh trong đề cương ban hành;
 Số lượng điểm quan trắc chưa đủ đại diện, số liệu quan trắc biến động khó lý
giải do tần suất quan trắc không nhiều, sai số phân tích, lấy mẫu cũng như ảnh hưởng
của các yếu tố khác đã ảnh hưởng đến việc đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt và
không khí trong thời gian 05 năm qua trên phạm vi toàn tỉnh;

 Địa bàn nghiên cứu rộng, còn nhiều chỉ tiêu môi trường, kinh tế xã hội, .. chưa
được điều tra đánh giá.

2


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
TỈNH GIA LAI

1.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Gia Lai là một trong 05 tỉnh Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 12058’28” đến
14036’30” độ vĩ Bắc và 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông với vị trí tiếp giáp
như sau:
 Phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
 Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
 Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với chiều dài biên giới là 90km.
 Phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk.
Gia Lai có địa hình thuộc vùng cao nguyên, chia thành 4 khu vực: (i) vùng đồi
núi cao; (ii) vùng cao nguyên; (iii) vùng trung du và đồng bằng và (iv) vùng trũng. Địa
hình của Gia Lai có điểm cao nhất 2.023m; điểm thấp nhất 200m và độ cao trung bình
là 500m so với mặt nước biển.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô và ít
lạnh, mùa hè ẩm và mát dịu với biên độ giữa các mùa trong năm khoảng 9 - 100C. Khu
vực dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, thông thường những năm có hoạt động của
dông, bão, áp thấp nhiệt đới được tăng cường thì lượng mưa sẽ trội hơn trung bình.

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ
1.009,9 – 2.567,2mm, có sự khác biệt về lượng mưa giữa vùng Tây Trường Sơn có lượng
mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500mm và vùng Đông Trường Sơn từ 1.200
đến 1.750mm. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 220C đến 270C, dao động rất ít từ
0,50C đến 1,10C.
Hướng gió chủ đạo tỉnh Gia Lai là Đông Bắc và Tây Nam. Trong năm có hai mùa
gió: Mùa mưa hướng gió thịnh hành là Tây Nam và Tây, chiếm 40 - 55% tần suất và mùa
khô hướng gió thịnh hành là Đông Bắc chiếm 70% tần suất. Tốc độ gió bình quân mùa là
3,0 m/s, vận tốc gió nhỏ nhất 1 m/s, lớn nhất là 14 m/s. Gió mạnh vào mùa khô.
Khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh
doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.

3


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

1.2.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Bảng 1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2014 (Đơn vị: ha)
Hiện trạng sử dụng đất các năm
2011

2012

2013

2014


Cơ cấu từng
loại đất năm
2014 (%)

1.553.693,3 1.553.693,3 1.553.693,3 1.553.693,33
100,0
Tổng diện tích
1.347.863,6 1.343.855,86 1.342.018,02 1.342.018,02
1. Đất nông nghiệp
86,38
Đất sản xuất nông
601.442,0
612.496,61 612.497,30 612.497,30
39,42
nghiệp
745.245,8
730.145,25 728.273,30 728.273,30
Đất lâm nghiệp
46,87
Đất nuôi trồng thuỷ
1.070,5
1.095,17
1.115,15
1.115,15
sản
0,07
105,3
118,77
132,27

132,27
Đất khác
0,01
116.050,8
118.956,54 118.956,54
2.Đất phi nông nghiệp 110.365,8
7,66
16.661,7
17.059,91
17.200,71
17.200,71
Đất ở
1,11
62.091,0
67.342,01
68.173,97
68.173,97
Đất chuyên dùng
4,39
Đất tôn giáo, tín
107,4
106,68
108,74
108,74
ngưỡng
0,01
Đất nghĩa trang, nghĩa
1.714,6
1.764,06
1.772,69

1.772,69
địa
0,11
Đất sông suối và mặt
29.761,7
29.748,45
31.662,11
31.662,11
nước
2,04
Đất phi nông nghiệp
29,4
29,69
38,32
38,32
khác
0,00
95.463,9
93.786,73
92.718,77
92.718,77
3. Đất chưa sử dụng
5,97
706,7
646,62
646,57
646,57
Đất bằng
0,04
93.622,2

92.159,16
91.091,25
91.091,25
Đất đồi núi
5,86
1.135,0
980,95
980,95
980,95
Đất khác
0,06
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Gia Lai giai đoạn 2011 – 2014.

4


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

CHƯƠNG II. SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỈNH GIA LAI

2.1. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH GIA LAI
2.1.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế tỉnh Gia Lai
Bảng 2: Diễn biến tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Chỉ tiêu
Tổng GDP (tỷ đồng) giá
cố định 1994
Tổng GDP (tỷ đồng) giá
so sánh 2010
Tăng trưởng GDP (%)


2011

2012

2013

2014

KH 2015

7.605

8.585

9.641

10.867

12.277

26.309

27.568

29.342

31.633

13,14


12,9

12,3

12,71

12,98

GDP bình quân đầu người (triệu đồng. giá cố định 1994)
Gia Lai

14,1

11

17,3

17,8

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành (triệu đồng)
Gia Lai

19,5

26,16

30,23

34,1


35

Nguồn: Báo cáo về đánh giá tình hình thực hiện công tác 2011,2012,2013,2014 và kế hoạch năm 2015;
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, 2015.

2.1.2 . Diễn biến cơ cấu phân bố các ngành/lĩnh vực kinh tế của tỉnh Gia Lai
Bảng 3:Cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 – 2015.
Loại hình

2011

2012

2013

2014

Dịch vụ

27,88

26,31

27,72

29,03

Dự kiến
2015

33,19

Nông lâm nghiệp

40,53

41,54

40,24

38,04

40,04

Công nghiệp – xây dựng

31,59

32,15

30,04

32,92

26,77

Cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Gia Lai 2011 - 2015
100%
80%
Công nghiệp – xây dựng


60%

Nông lâm nghiệp
40%

Dịch vụ

20%
0%
2011

2012

2013

2014

Dự kiến 2015

Hình 1: Biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Gia Lai 2014 và toàn quốc; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, 2015

5


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

So sánh diễn biến cơ cấu phân bổ các ngành/lĩnh vực kinh tế tỉnh Gia Lai 2011
và 2015 nhận thấy tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên 38,04% trong

năm 2014). Dự kiến năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ diễn ra sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp – xây dựng.
2.1.3. Tác động của sự phát triển kinh tế lên môi trường
Những tác động chính của sự phát triển kinh tế lên môi trường:
 Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng dẫn đến tăng lượng nước thải, chất
thải rắn, khí thải và khai thác làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
 Nông nghiệp phát triển đặc biệt số lượng trang trại chăn nuôi heo và bò tăng sẽ
tạo ra lượng phân hữu cơ tập trung có thể gây ô nhiễm môi trường không khí và nguồn
nước mặt nước ngầm khu vực xung quanh;
Những phát sinh trên sẽ tác động đến chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm,
chất lượng không khí, đất đai và đa dạng sinh học và cuối cùng ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống con người và cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
2.2. SỨC ÉP DÂN SỐ VÀ VẤN ĐỀ DI CƯ
2.2.1. Gia tăng dân số
Quy mô dân số của tỉnh năm 2014 đạt 1.377.819 người, trong đó đồng bào các
dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 44,5%; tỷ lệ tăng tự nhiên 13,78‰. Đẩy mạnh các hoạt
động tuyên truyền, vận động về chính sách Dân số - KHHGĐ, mức giảm tỷ suất sinh
ước đạt 0,16‰, (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai, 2015).
Người
1,420,000
1,397,451

1,400,000
1,377,819

1,380,000

1,359,149

1,360,000


1,340,454

1,340,000
1,320,000

1,321,742
1,302,000

1,300,000
1,280,000
1,260,000
1,240,000
năm 2010

năm 2011

năm 2012

năm 2013

năm 2014

ước 2015

Hình 2. Dân số tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010 - 2015
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở - Cục Thống kê, tỉnh Gia Lai trong 5
năm 2010 – 2014, tỷ xuất nhập cư nhỏ hơn tỷ suất xuất cư là -0,9% (tỷ suất di cư thuần)
(tỷ suất nhập cư: 10,5%, tỷ suất xuất cư: 9,6%, tỷ suất di cư thuần: -0,9%). Điều này
cho thấy, tỉnh Gia Lai trong những năm gần đây tỷ lệ nhập cư và xuất cư tương đối

ngang nhau, ổn định.
2.2.2. Tác động lên môi trường

6


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

Gia tăng dân số cơ học tại khu vực đô thị và nông thôn dẫn đến áp lực về xử lý
chất thải rắn, nước thải và khai thác sử dụng tài nguyên đất, nước và rừng cho mưu
sinh:
 Gia tăng lượng chất thải rắn: Dự báo tổng tải lượng rác thải sinh hoạt vào năm
2014 khoảng 242,86 tấn/ngày và dự báo vào năm 2020 sẽ khoảng là 735 tấn/ngày.
 Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh vào năm 2014 khoảng 110.255m3/ngày
(ước tính hệ số phát thải trung bình 80 lít/người/ngày) và tải lượng các chất ô nhiễm tạo
áp lực đối với các nguồn tiếp nhận, quá tải đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải
tập trung cho toàn tỉnh.
 Dân số tăng áp lực lên nhu cầu lương thực tăng, cuộc sống du canh du cư, đốt
nương làm rẫy của một số bộ phận dân cư khu vực nông thôn dẫn đến suy giảm tài
nguyên đất và rừng, nguy cơ sa mạc hóa và giảm đa dạng sinh học.
2.3.

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

2.3.1. Khái quát tình hình phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Gia Lai
Bảng 4: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị: triệu đồng
Tổng vốn đầu tư
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo

Sản xuất và phân phối điện,
nước, gaz
Cung cấp nước; hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải

2011
12.580.807
338.960
6.810.224

2012
14.098.280
294.966
7.697.019

2013
15.522.757
332.748
9.054.761

2014
16.993.732
329.642
10.177.030

5.398.918

6.054.509

6.076.305


6.414.999

32.705

51.786

58.943

72.062

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Gia Lai giai đoạn 2011 - 2014
 Kết quả phát triển công nghiệp tỉnh Gia Lai trong thời gian qua
Bảng 5: Tỷ trọng GDP công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Gia Lai
Mục tiêu đến
Năm
2011
Ước 2015
2015
2014
GDP toàn tỉnh (tỷ.đ)
12.277
7.605
10.866,8
12.277
Cơ cấu kinh tế (%)
100,0
100,0
100,0
100,0

GDP Khu vực I (%)
36,22
40,53
38,08
36,22
GDP Khu vực II (%)
33,61
31,59
32,89
33,61
GDP Khu vực III (%)
30,17
27,88
29,03
30,17
* Khu vực kinh tế I: ngành Nông Nâm nghiệp-thủy sản; Khu vực kinh tế II: Ngành Công
nghiệp – xây dựng; Khu kinh tế III: ngành dịch vụ
(Nguồn: Đề án “Chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 tỉnh Gia Lai” – Sở Kế
hoạch & Đầu tư tỉnh Gia Lai, 2015)

7


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

2.3.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp đến năm 2025
- Đến năm 2015, lấp đầy KCN Trà Đa giai đoạn 1 (109,3 ha). Hoàn chỉnh các
thủ tục đầu tư của KCN Trà Đa mở rộng (giai đoạn 2), khu công nghiệp Tây Pleiku cho
giai đoạn 1 (199,53 ha) và kêu gọi đầu tư vào hạ tầng 2 KCN này. Triển khai giải phóng
mặt bằng và xây dựng hạ tầng cho một số CCN ở các địa bàn thuận lợi.

- Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư
vào KCN Trà Đa (giai đoạn 2) và khu công nghiệp Tây Pleiku giai đoạn 1; triển khai
giai đoạn 2 của khu công nghiệp Tây Pleiku. Tiếp tục quy hoạch các CCN theo nhu cầu.
Tổng diện tích các KCN đạt khoảng 412,53 ha. (không quản lý CCN).
- Đến năm 2025, tổng diện tích KCN đạt khoảng 412,53 ha. Tiến hành mở rộng
diện tích các khu, CCN nếu có nhu cầu. Phấn đấu diện tích lấp đầy ở các KCN khoảng
100%.
Bảng 6: Quy hoạch các khu công nghiệp giai đoạn đến 2025
TT

1
2
3

Khu công
nghiệp

Địa điểm

KCN Trà Đa
KCN Tây Pleiku
KCN An Khê

Thành phố Pleiku
Huyện Chư Prông

Diện tích QH
2016 – 2020(ha)
807,83
197,83

200

Diện tích QH
2021 – 2025 (ha)
807,83
197,83
200

Thị xã An Khê

≤ 50

≤ 50

4

KCN CKQT Lệ
Huyện Đức Cơ
210
210
Thanh
5 KCN Đak Đoa
Huyện Đak Đoa
≤ 50
≤ 50
6 KCN Ayun Pa
Thị xã Ayun Pa
≤ 50
≤ 50
7 KCN Chư Sê

Huyện Chư Sê
≤ 50
≤ 50
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển khu vực kinh tế, khu, cụm công nghiệp của Sở
Công Thương, 2015.
2.3.3. Thực trạng quản lý môi trường tại các cơ sở công nghiệp
Được thể hiện tại bảng Bảng 7: Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần phải xử lý, phục hồi môi trường.

8


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

Bảng 7: Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần phải xử lý, phục hồi môi trường
TT

1

2

3

4
5

Tên cơ sở
Chi nhánh Công
ty cổ phần nông
sản thực phẩm

Quảng Ngãi - Nhà
máy sản xuất tinh
bột sắn Gia Lai cơ
sở 2
Chi nhánh Công
ty cổ phần nông
sản thực phẩm
Quảng Ngãi - Nhà
máy sản xuất tinh
bột sắn Gia Lai cơ
sở 1

Tình hình ô nhiễm môi trường
- Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ năm 2014 chưa đúng theo quy định (thực hiện chưa
đúng tần suất).
- Chưa được cấp giấy phép xả nước thải ra môi trường.
- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 7/12 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép từ 1,17 - 4,42
lần (Độ màu vượt 3,15 lần, BOD5 vượt 2,78 lần, Tông N vượt 1,17 lần, Tổng P vượt 2,8 lần, Amoni vượt 4,42
lần, COD vượt 1,26 lần và Coliform vượt 1,5 lần).
- Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ năm 2014 chưa đúng theo quy định (thực hiện chưa
đúng vị trí, thông số và tần suất).
- Chưa được cấp giấp phép khai thác nước mặt và giấy phép xả nước thải ra môi trường.
- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 5/12 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép từ 1,28 – 8,16
lần (Độ màu vượt 1,88 lần, Tổng N vượt 2,34 lần, Tổng P vượt 3,5 lần, Amoni vượt 8,16 lần và Clo dư vượt
1,28 lần).

- Quản lý chất thải nguy hại chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
Công ty TNHH của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại (chưa thực hiện phân loại, dán
MTV 72
nhãn, lưu chứa các loại chất thải nguy hại tại kho đúng quy định).

- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 2/6 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép từ 1,09 – 2,06
lần (BOD5 vượt 2,06 lần và Amoni vượt 1,09 lần).
- Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ năm 2014 chưa đúng theo quy định (thực hiện chưa
Nhà máy Đường
đúng tần suất).
An Khê
- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 1/2 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép 4,2 lần (TSS).
Nhà máy vi sinh – - Chưa được xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành

9


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

TT

6

7

8

Tên cơ sở
Tình hình ô nhiễm môi trường
Chi nhánh Tổng của dự án.
Công ty 15
- Quản lý chất thải nguy hại chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại (Chưa đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại; Chưa lưu trữ riêng biệt giữa chất thải rắn sản xuất với chất thải nguy hại; chưa xây dựng kho
chứa chất thải nguy hại trong đó phân loại, dán nhãn mác chất thải nguy hại).

- Quản lý chất thải nguy hại chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
Bệnh viện đa khoa
- Chưa được cấp giấy phép xả nước thải ra môi trường.
tỉnh Gia Lai
- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 2/15 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép từ 1,45 – 6,4
lần (TSS vượt 1,45 lần và Amoni vượt 6,4 lần).
- Quản lý chất thải nguy hại chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
- Chưa thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ hàng năm;
Bệnh viện 331
- Chưa được cấp giấy phép xả nước thải ra môi trường.
- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 1/13 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép 4,3 lần
(Amoni).
- Quản lý chất thải nguy hại chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
- Chưa được xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận
Bệnh viện đa khoa
hành của dự án.
thành phố Pleiku
- Chưa được cấp giấy phép xả nước thải ra môi trường.
- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 1/13 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép 1,1 lần
(Amoni).

10


Báo cáo tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

TT

9

10

Tên cơ sở
Tình hình ô nhiễm môi trường
Nhà máy tinh bột
sắn Gia Lai - CN - Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 4/12 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép từ 1,02 – 3,24
Cty TNHH MTV lần (Độ màu vượt 2,62 lần, Tổng P vượt 2,94 lần, Amoni vượt 3,24 lần và COD vượt 1,02 lần).
TP&ĐT Fococev
Công ty TNHH
- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý: có 1/6 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép 1,16 lần
MTV 74 – Binh
(Amoni).
đoàn 15

11


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

2.4. PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
2.4.1. Khái quát về tình hình hoạt động và áp lực của ngành
Hiện nay, Gia Lai hiện có 07 công trình thủy điện lớn do Trung ương đầu tư
với tổng công suất 1.907 MW, gồm công trình Yaly (720 MW), Sê San 3 (260 MW),
Sê San 3A (108 MW), Sê San 4 (360 MW) và 3 công trình thủy điện trên sông Ba
(459 MW). Ngoài ra, tỉnh đang quản lý 54 dự án thủy điện vừa và nhỏ với công suất
hơn 379,35 MW, trong đó 35 dự án đang vận hành (286,95 MW), 06 dự án đang triển
khai đầu tư (52,5 MW), 13 dự án đã thu hồi chủ trương đầu tư (39,9 MW).
Theo số liệu Báo cáo chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015

tỉnh Gia Lai của Sở Kế hoạch và Đầu tư, giá trị sản xuất ngành điện 5.499.000 triệu
đồng tăng 19,75% so với năm 2013. Trong đó, ngành điện do nhà nước quản lý
5.153.380 triệu đồng chiếm 70,1% tổng giá trị sản xuất của ngành, còn lại do địa
phương quản lý.
2.4.2. Thực trạng quản lý môi trường trong phát triển năng lượng
Tính đến tháng 5/2015, trên địa bàn tỉnh có 49 dự án thủy điện (43 dự án đã đi
vào hoạt động và 6 dự án đang triển khai đầu tư) trong đó: 24 dự án đã lập báo cáo
ĐTM, 06 đề án BVMT phê duyệt, 09 dự án được xác nhận cam kết bảo vệ môi
trường; 10 dự án thuỷ điện chưa thực hiện lập đề án BVMT theo quy định của Nghị
định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; Thông
tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi
trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Sở TN&MT Gia
Lai đã có công văn số 986/STNMT-CCBVMT ngày 30/6/2014 V/v thực hiện công
tác lập, thẩm định Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn
giản gửi cho các đơn vị.
Hiện nay vẫn còn nhiều dự án thực hiện chưa tốt các giải pháp giảm thiểu tác
động môi trường như: thu dọn lòng hồ không đúng quy định, chưa thực hiện chương
trình giám sát môi trường định kỳ, chưa có kế hoạch điều tiết nước liên hồ chứa,
chưa đảm bảo dòng chảy tối thiểu gây nên những đoạn sông kiệt nước vào mùa khô,
chưa có kế hoạch trồng rừng bù vào diện tích rừng bị chiếm dụng để xây hồ chứa
nước, tổ chức tái định canh và tái định cư chưa tốt…
2.5. PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
2.5.1. Khái quát phát triển hoạt động giao thông vận tải của tỉnh Gia Lai
Bảng 8: Thống kê sơ bộ phương tiện vận tải của tỉnh Gia Lai 30/6/2015.
Loại hình
Ô tô con
Ô tô khách
Ô tô tải

Ô tô chuyên dùng

Tính đến tháng 30/6/2015
9.884
1.087
12.617
277
12


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

Ô tô khác

623

Tổng cộng

24.488
Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia lai, 2015.
2.5.2. Tác động đến môi trường do hoạt động giao thông vận tải
Thống kê ở Gia Lai đến nay có hơn 678.000 phương tiện giao thông tăng
666.458 chiếc so với năm 2009. Việc gia tăng lưu lượng phương tiện giao thông sẽ
làm gia tăng đáng kể lượng bụi, khí thải giao thông. Mặc dù trong thời gian qua,
nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, điều đó
hạn chế đáng kể bụi thải phát sinh. Tuy nhiên, kết quả quan trắc môi trường 7/2015:
tại ngã ba Phù Đổng có độ ồn là 68 dBA, nồng độ bụi là 0,149 mg/m3 các chỉ tiêu
này đều vượt quy chuẩn cho phép; tại các khu vực trung tâm các huyện, thị xã thì
chất lượng môi trường không khí đều thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN
05:2009/BTNMT về chất lượng không khí trong 1 giờ.

2.6. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Gia Lai là một trong những tỉnh có ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
trong việc góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Sản xuất nông nghiệp phát
triển ổn định, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng, lợi
thế của từng vùng. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng, chăn
nuôi trong toàn tỉnh tăng dần qua các năm 2011-2015.
Bảng 9: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành kinh tế theo
giá cố định (Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
2011
2012
2013
2014
KH 2015

Tổng số
16.799,2
18.450,6
19.838,9
21.124,4
23.167,9

Trồng trọt
15.312,5
16.786,6
18.005,1
19.214,7
20.772,0

Chăn nuôi

1.442,1
1.621,6
1.736,3
1.811,2
2.290,3

Dịch vụ
44,6
42,5
97,6
98,6
105,6

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Gia Lai 2014 ; Kế hoạch sản xuất nông lâm ngư
nghiệp năm 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015.

* Ngành trồng trọt: chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất cũng như cung cấp
các sản phẩm chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng về lương thực, thực phẩm và cung cấp
khối lượng hàng hoá lớn có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều ra thị
trường trong và ngoài nước, góp phần quyết định tăng thu nhập trong nền kinh tế của
tỉnh.
* Ngành chăn nuôi:
Các loại gia súc gia cầm được nuôi chủ yếu trên địa bàn như: trâu, bò, heo,
ngựa, dê, cừu, gà,… Trong đó tập trung nuôi với số lượng lớn chủ yếu là trâu, bò,
heo. Thực trạng chăn nuôi tỉnh Gia Lai trong 5 năm 2011 – 2015 thể hiện tại bảng
2.18.

13



Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

Bảng 2.18: Quy mô đàn gia súc gia cầm tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015(ĐVT: con)

Trâu

Heo

Tăng bình quân

2011

2012

2013

2014

KH 2015

13.207

13.939

14.229

14.520

14.800


2,3

344.137

347.557

351.080

365.100

410.260

4,26

391.195

409.983

430.154

456.900

479.800

5,10

2011 - 2015

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Gia Lai 2014; Kế hoạch sản xuất nông lâm ngư
nghiệp năm 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, 2015.

14


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1. NƯỚC MẶT
* Nguồn nước sông suối
Sông, suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai thuộc 03 sông lớn là: sông Ba, sông Sê
San và sông Xrê-pốc. Ngoài ra, thượng nguồn sông Kôn và sông Kỳ Lộ cũng bắt
nguồn từ phần phía Đông của tỉnh Gia Lai.
* Nguồn gây ô nhiễm và tác động chính
Nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt lục địa nói chung và tỉnh Gia Lai nói
riêng do chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, hoạt
động du lịch dịch vụ,… Tuy nhiên, nguồn gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm nguồn
nước mặt xảy ra khác nhau tại các vị trí địa lý khác nhau trong tỉnh.
Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt và các tác động chủ yếu qua từng
năm trên địa bàn tỉnh Gia Lai được phân tích chi tiết dựa trên nguồn dữ liệu quan
trắc, giám sát chất lượng nước mặt của Chi cục Bảo vệ môi trường thực hiện từ năm
2011 đến năm 2015 với một số vị trí giám sát như bảng sau:
Bảng 10: Vị trí giám sát nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
TT
1
2

3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15


Vị trí
Địa bàn
hiệu
N1 Khu CN Trà Đa
Pleiku
Biển Hồ (Mẫu nước tại cầu
N2 treo phân cách giữa Hồ tự
Pleiku
nhiên và hồ nhân tạo)
Biển Hồ ( Mẫu nước tại trạm
N3
Pleiku
cung cấp thuộc Hồ tự nhiên)
N4 Cầu Hội Phú
Pleiku
N5 Nước suối Vối + Sông Ba
An khê
N6 Cầu sông Ba

An khê
N7 Cầu Bến Mộng
Ayunpa
N8 Cầu Lệ Bắc
Krông Pa
Bến đò Thôn Hường, thượng
N9
Kbang
nguồn Sông Ba
N10 Cầu Yang Trung
Kông Chro
N11 Cầu Ayun
Mang Yang
N12 Cầu Ca tung
Đăk Pơ
N13 Sau đập thủy điện Ayun Hạ
Phú Thiện
N14 Thôn Mơ Nang, xã Kim Tân
Ia Pa
Suối cầu số 1, thôn Thắng
N15
Ia Grai
Trạch 1, TT Ia Kha

Toạ độ X Toạ độ Y
450,795

1,549,109

446,358


1,554,485

445,562

1,552,414

446,829
517,779
516,137
494,718
510,532

1,545,538
1,546,150
1,543,254
1,481,477
1,471,458

509,555

1,564,068

502,222
483,713
506,190
472,988
495,521

1,523,500

1,552,670
1,545,474
1,501,557
1,497,440

428,145

1,544,771
15


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

TT


hiệu

16

N16

17

N17

18

N18


19

N19

20

N20

Vị trí

Địa bàn

Toạ độ X Toạ độ Y

Hồ thủy lợi Ia Ring, xã Ia
Tiêm
Cầu Nước Pít, Km 205+505,
QL19
Cầu Ninh Hòa, thị trấn Phú
Hòa
Hồ chứa thủy lợi huyện Chư
Prông
Nước mặt sau khi tiếp nhận
các nguồn thải CN, sinh hoạt
tại TT Phú Túc, Krông Pa

Chư Sê

447,453


1,528,092

Đức Cơ

426,601

1,530,836

Chư Păh

443,115

1,558,818

Chư Prông

434,480

1,521,512

Krông Pa

516,735

1,458,233

Trên cơ sở quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước mặt trong thời gian qua
cho thấy: quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế đã tác động đến chất lượng nguồn
nước mặt tỉnh Gia Lai. Một số điểm quan trắc nước mặt đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu
cơ, vi sinh và dinh dưỡng, không đảm bảo cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn

động thực vật thủy sinh (QCVN 08:2008/BTNMT - A2), hoặc mục đích tưới tiêu
thủy lợi (QCVN 08:2008/BTNMT - B1). Đặc biệt các điểm quan trắc nước mặt thuộc
lưu vực sông Ba (Cầu Hội Phú, Pleiku; Nước suối Vối + Sông Ba, thị xã An Khê;
Cầu sông Ba, An Khê; Cầu Ayun, Mang Yang; Cầu Lệ Bắc, Krông Pa; Nước mặt
sông Ba tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) có nhiều biến động trong những năm
qua, vượt giới hạn cho phép nhiều lần và cao hơn nhiều so với các vị trí còn lại.
Nguyên nhân do sông Ba là nơi tiếp nhận nhiều nguồn thải từ các nhà máy chế biến
nông – lâm sản và các cơ sở công nghiệp khác cũng như nước thải từ hoạt động của
khu đô thị.
3.2. NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất trên địa phận tỉnh Gia Lai là
6.209.192 m3/ngày, trong đó theo các lưu vực sông:
- Lưu vực sông Sê San:
687.821 m3/ng
- Lưu vực sông ĐăkBla:
989.206 m3/ng
- Lưu vực sông Ba:
3.218.142 m3/ng
- Lưu vực sông IaMơ - IaLốp: 1.314.023 m3/ng
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất trên địa phận tỉnh Gia Lai tính
theo 06 vùng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước, gồm:
1. Vùng Nam Bắc An Khê:
451.506 m3/ng
2. Vùng Thượng Ayun:
1.412.424 m3/ng
3. Vùng Ayun Pa:
728.633 m3/ng
4. Vùng KrôngPa:
532.348 m3/ng
5. Vùng Nam Bắc Pleiku:

1.692.608 m3/ng
16


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

6. Vùng Iamơ - Ialốp:
1.391.675 m3/ng
(Nguồn số liệu: Báo cáo quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh
Gia Lai đến năm 2025)
* Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất
Khai thác quá mức: Số liệu thống kê của Sở TN&MT đến năm 2015, trên địa
bàn tỉnh Gia Lai có 2.736 giếng khoan. Trong đó, đã cấp phép khai thác sử dụng cho
1.983 giếng khoan, số còn lại hầu hết được khai thác tự phát, không thông qua các cơ
quan có chức năng cho phép. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài
nguyên nước ngầm của tỉnh.
Ngoài ra, nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng bởi nước thải đô thị và công nghiệp,
nông nghiệp và nước thải y tế…
Diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm và các tác động chủ yếu qua từng
năm trên địa bàn tỉnh được phân tích chi tiết dựa trên nguồn dữ liệu quan trắc, giám
sát chất lượng nước ngầm của Chi cục Bảo vệ môi trường thực hiện từ năm 2011 đến
năm 2015 với một số vị trí giám sát như bảng sau:
Bảng 11: Vị trí giám sát nước ngầm

1


hiệu
G1


2

G2

3

G3

4

G4

5

G5

6

G6

7

G7

8

G8

9


G9

10

G10

11

G11

12

G12

TT

Vị trí

Địa bàn

TT thương mại tỉnh
Pleiku
Giếng nhà dân Đội 2 xã Song An,
An khê
thị xã An Khê
Giêng nhà dân tại ngã 4 Lê Hồng
Kông
Phong – Trần Phú
Chro
Giếng nhà dân tại cầu Ayun,

Mang
Km121+689, QL19
Yang
Giếng nhà dân tại đường Nguyễn
Kbang
Du, tổ dân phố 13, thị trấn Kbang
Giếng nhà dân tại cầu Ca Tung,
Đăk Pơ
Km91+242, QL19
Giếng nhà dân tại cầu Ia Sol,
Phú
Km145+994, QL 25
Thiện
Giếng nhà dân tại KDC, tổ dân phố
Ayun Pa
3, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa
Giếng nhà dân gần trụ sở công an
Ia Pa
huyện
Giếng nhà dân tại thôn 3, xã Tân
Đăk Đoa
Bình
Giếng nhà dân tại ngã tư Hùng
Ia Grai
Vương – Trần Phú
Giếng nhà dân tại ngã tư Võ Thị Sáu Chư Sê

Toạ độ
X
445,680


1,546,080

526,329

1,545,108

502,386

1,523,307

483,850

1,552,592

510,022

1,564,283

506,304

1,545,349

479,162

1,496,378

493,144

1,482,339


496,009

1,494,091

460,196

1,547,582

429,137

1,544,062

454,644

1,513,252

Toạ độ Y

17


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

13

G13

14


G14

15

G15

16

G16

17

G17

18

G18

– Hùng Vương, thị trấn Chư Sê
Giếng nhà dân tại tổ dân phố 4 – thị
trấn Chư Ty
Giếng nhà dân tại trung tâm huyện
Chư Păh
Giếng nhà dân tại thôn Hoàng Tiên,
xã Ia Phìn
Giếng nhà dân tại ngã ba Phù Đổng
Giếng tại Khu vực bãi rác thành phố
Pleiku
Giếng tại Khu vực nghĩa trang chính
thành phố Pleiku


Đức Cơ

412,700

1,526,288

Chư Păh

442,887

1,559,552

438,858

1,525,817

447,617

1,545,020

Pleiku

439,843

1,536,455

Pleiku

443,406


1,544,747

Chư
Prông
Pleiku

Qua kết quả quan trắc, giám sát chất lượng nước ngầm cho thấy: nhìn chung
chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh chưa thể hiện sự ô nhiễm đáng kể, trừ một
vài vị trí quan trắc trong một vài thời điểm đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm
vi sinh và ô nhiễm dinh dưỡng. Tác nhân gây ô nhiễm do chất thải phát sinh từ hoạt
động sản xuất công nghiệp, hoạt động của khu đô thị, chất thải sinh hoạt chưa được
xử lý đạt quy chuẩn thấm vào trong mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm. Vì vậy cần có các biện pháp khắc phục, duy trì kiểm soát, quản lý chặt chẽ để
đảm bảo chất lượng nguồn nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trên
địa bàn tỉnh tại các vị trí này.

18


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
4.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHỦ YẾU
Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và
nhiên liệu sử dụng mà các hoạt động công nghiệp khác nhau sẽ phát sinh khí thải với
thành phần và nồng độ khác nhau. Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được
phân loại thành các nhóm bụi, nhóm chất vô cơ và nhóm các chất hữu cơ với các chất
ô nhiễm phổ biến gồm NO2, SO2, VOC, TSP, các hóa chất và các kim loại. Trong đó

lượng phát thải SO2, NO2 và TSP chiếm phần lớn trong tải lượng các chất ô nhiễm,
còn lại là các chất ô nhiễm không khí khác. Các nhóm ngành công nghiệp chính ở
Gia Lai đang tác động đến môi trường không khí khu vực đó là: hoạt động khai thác
khoán sản (sử dụng vật liệu nổ công nghiệp); sản xuất đường; chế biến mủ cao su;
chế biến tinh bột sắn,…
Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải
Theo thống kê ở Việt Nam, khoảng 75% số lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu
xăng, 25% số lượng ôtô chạy bằng dầu DO, 100% xe máy chạy bằng xăng. Các
thành phần khí thải từ hoạt động giao thông phát tán vào môi trường bao gồm: COx,
SO2, NOx và bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng
Nguồn xả thải từ máy móc, thiết bị cơ giới là các khí độc như CO, CO 2, SO2
và NOx có nguồn gốc từ động cơ đốt trong với nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu,
nhớt. Bên cạnh đó, các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ,
vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển phát sinh bụi và tiếng ồn.
4.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ:
Diễn biến chất lượng môi trường không khí được tổng hợp từ nguồn dữ liệu
quan trắc, giám sát chất lượng không khí tại các khu vực trung tâm huyện, thị; các
trục đường giao thông chính và các khu vực sản xuất công nghiệp từ năm 2011 đến
2015, thể hiện tại bảng sau:
Bảng 12: Vị trí giám sát chất lượng không khí xung quannh
TT


hiệu

1

K1


2

K2

3
4
5
6

K3
K4
K5
K6

Vị trí

Địa bàn

Tọa độ
X

Công ty CP xi măng Sông Đà - Ialy
Công ty CP xi măng Gia Lai (Cách
cổng NM 50m)
Ngã ba Phù Đổng
KCN Trà Đa
Trung tâm thị xã An khê
Trung tâm thị trấn Krông Pa (gần

Chư Păh


443,834

Tọa độ
Y
1,558,218

Pleiku

443,889

1,551,152

Pleiku
Pleiku
An khê
Krông Pa

447,279
449,764
516,763
519,876

1,545,199
1,549,657
1,543,003
1,459,829
19



Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

7
8
9
10

K7
K8
K9
K10

11

K11

12

K12

13

K13

14

K14

15
16


K15
K16

17

K17

18

K18

nhà máy mỳ Krông Pa)
TT thị xã Ayunpa
Ayunpa
Thị trấn Phú Thiện
Phú Thiện
Ngã ba Chư Sê
Chư Sê
Đội 2 xã Song An, thị xã An Khê
An Khê
Ngã 3 đường Q.Trung – T.T.Tùng,
Kbang
Kbang
Trụ Sở UBND huyện Ia Pa
Ia Pa
Ngã 4 Lý T.Kiệt – Hoàng Văn Thụ,
Đăk Đoa
Đăk Đoa
Ngã tư Hùng Vương – Trần Phú, Ia

Ia Grai
Grai
Chợ trung tâm huyện Đức Cơ
Đức Cơ
TT huyện Chư Păh
Chư Păh
Ngã 3 N.Trãi – H.Vương –
Chư Prông
N.V.Trỗi, Chư Prông
Tại UBND huyện Kông Chro
Kông Chro

493,627
479,178
454,153
526,363

1,482,495
1,496,367
1,514,401
1,545,142

510,885

1,564,004

495,733

1,495,786


458,052

1,547,498

429,137

1,544,062

412,684
442,900

1,526,337
1,559,580

432,706

1,521,378

503,099

1,523,865

Kết quả phân tích chất lượng không khí trên địa bàn qua các năm cho thấy các
thành phần ô nhiễm không khí như NO2, SO2, CO, bụi và ồn có sự biến động qua
từng năm và qua các thời điểm khác nhau trong năm. Chất lượng không khí nói
chung nằm trong phạm vi cho phép, nồng bộ bụi và ồn tại một vài thời điểm đã có
dấu hiệu ô nhiễm nhưng chỉ mang tính cục bộ, đặc biệt tại các khu vực có hoạt động
sản xuất công nghiệp, các nút giao thông với mật độ giao thông xe cơ giới qua lại
đông, khu vực đường sá chất lượng thấp và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.


20


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

CHƯƠNG V. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
5.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
 Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học trong canh tác
sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật.
 Ô nhiễm đất cục bộ do chất thải đô thị, công nghiệp và khai thác khoáng sản.
5.2. Các nguồn gây suy thoái môi trường đất
Gia Lai có địa hình đồi núi với độ dốc trung bình từ 30 - 150, lượng mưa trung
bình hàng năm, cường độ mưa lớn và tập trung cộng với dòng chảy dốc đã gây xói
mòn mạnh.
Thêm vào đó, kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, mất rừng, cháy rừng, phát triển
cơ sở hạ tầng, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khai thác khoáng sản đã gây
thoái hóa đất.
5. 3. Hiện trạng ô nhiễm và suy thoái
Hiện nay chưa có số liệu quan trắc về chất lượng đất, tuy nhiên với lượng chất
thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp thải vào môi trường mà không được chôn
lấp hoặc xử lý triệt để, cùng với lượng nước thải đô thị, công nghiệp không được thu
gom và xử lý thải vào môi trường thấm vào đất, nguy cơ ô nhiễm môi trường đất là
có thể xảy ra. Bên cạnh đó, lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu từ hoạt động
nông nghiệp tích tụ trong đất cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường đất.
Bảng 5.1: Vị trí giám sát chất lượng môi trường đất
TT
1
2

3


4
5
6
7
8

Ký Loại
Vị trí
hiệu điểm
Đ1 Nền Đội 2 xã Song An, thị xã An Khê
Tác
Trong KCN Trà Đa
Đ2
động
Tại khu dân cư, tổ dân phố 3,
Tác
phường Đoàn Kết, thị xã Ayun
Đ3
động
Pa
Tác Tại ngã tư Võ Thị Sáu – Hùng
Đ4
động Vương, thị trấn Chư Sê
Tác
Tại thôn Hoàng Tiên, xã Ia Phìn
Đ5
động
Tác
Tại trung tâm huyện Chư Păh

Đ6
động
Tác Tại tổ dân phố 4 – thị trấn Chư
Đ7
động Ty
Tác Đất tại Khu vực bãi rác thành
Đ8
động phố Pleiku

An khê

Toạ độ
Toạ độ Y
X
526,541 1,545,081

Pleiku

449,063 1,550,109

Ayun Pa

493,371 1,481,868

Chư Sê

454,808 1,513,244

Chư
Prông


439,215 1,526,732

Chư Păh

442,901 1,559,060

Đức Cơ

412,700 1,526,288

Pleiku

439,639 1,536,332

Địa bàn

21


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

9
10
11

Tác
động
Tác
Đ10

động
Tác
Đ11
động
Đ9

Đất tại Khu vực nghĩa trang
chính thành phố Pleiku
Đất tại Khu vực bãi rác thị xã An
Khê
Đất tại Khu vực nghĩa trang
chính thị xã An Khê

Pleiku

442,851 1,544,285

An Khê

522,511 1,547,728

An Khê

521,464 1,544,663

Từ kết quả phân tích cho thấy, chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Gia
Lai trong 5 năm có nhiều biến động qua từng năm và qua các thời điểm khác nhau
trong năm, mức độ ô nhiễm môi trường đất có xu thế tăng dần qua các năm. Tuy
nhiên, tại hầu hết các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép, ngoại trừ hàm
lượng đồng (Cu) trong đất tại một vài thời điểm, một số vị trí quan trắc đã vượt quy

chuẩn cho phép từ 1,01 lần đến 1,54 lần (Đất trong KCN Trà Đa, TP. Pleiku; Đất
khu dân cư, tổ dân phố 3, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa; Đất tại thôn Hoàng
Tiên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông; Đất tại trung tâm huyện Chư Păh; Đất tại tổ dân
phố 4 – thị trấn Chư Ty; Đất tại Khu vực bãi rác thị xã An Khê và Đất tại Khu vực
nghĩa trang chính thị xã An Khê).

22


Báo cáo Tóm tắt Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015

CHƯƠNG VI. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC
Hệ thống khu BTTN, khu đề xuất BTTN và vườn quốc gia tỉnh Gia Lai có
tổng diện tích 160.744,7 ha phân bố rộng trên khắp các vùng sinh thái của tỉnh thuộc
địa giới hành chính của 18 xã, 7 huyện trong tỉnh bao gồm các xã: Kon Pne, Đăk
Roong, Kroong, Sơn Lang (huyện Kbang); Xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa); Xã Ayun
(huyện Mang Yang); Xã Ia Lâu, Ia Mơ (huyện Chư Prông); Ia Tul, Ia Dam, Chư Mố,
Ia Broái (huyện Ayun Pa); Ia Rsai (huyện Krông Pa); Ia Khươi, Hoà Phú, Nghĩa
Hưng, Chư Dăng Ia, Chư Jôr (Chư Păh).
Theo kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2008, diện tích rừng đặc dụng
hiện nay của tỉnh là 57.736,7 ha bao gồm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu BTTN
Kon Chư Răng và các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của Trung tâm
Lâm nghiệp nhiệt đới. Trường Trung học Lâm nghiệp Tây nguyên tại thành phố
Pleiku, huyện Mang Yang, Kbang. Các khu rừng ở Ayun Pa, Chư Prông, Bắc Pleiku
mới ở mức nghiên cứu, đề xuất, chưa triển khai xây dựng.
Có thể xét đến những nguyên nhân chính trong số rất nhiều nguyên nhân gây
nên sự suy giảm đa dạng sinh học của tỉnh Gia Lai:
 Sự khai thác quá mức cho phép nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cho các
nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản đã làm suy giảm tài

nguyên sinh vật.
 Tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy là phong tục lạc hậu chưa
xóa bỏ được một cách triệt để của các dân tộc ít người đã góp phần làm nghèo vốn
rừng, các loài động thực vật mất nơi cư trú và bị tiêu diệt.
 Quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng (đường sá giao thông, xây dựng
các công trình thủy điện, khu công nghiệp…) đã làm xáo trộn cuộc sống của các cư
dân bản địa, diện tích rừng lại bị mất đi và kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học.
 Sự ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp,
công nghiệp, lâm nghiệp.
Theo báo cáo số 262/BC-UBND ngày 10/11/2014 v/v báo cáo Sơ kết 03 năm
thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 02/11/2011 của Tỉnh Ủy Gia Lai về
“Nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản và môi trường sinh
thái trên địa bàn tỉnh”, tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên 1.553.693 ha, diện tích đất
lâm nghiệp 720.587,3 ha, trong đó: đất có rừng tự nhiên 658.957,5 ha, rừng trồng
61.629,8 ha (cây lâm nghiệp 35.188,8 ha, cây cao su trồng trên đất lâm nghiệp
26.441 ha) sẽ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến gỗ, bột giấy với quy mô
lớn và chất lượng cao. Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phục vụ trồng rừng, trồng cây
nguyên liệu giấy.

23


×