Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đề tài cây jatropha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.7 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

BÀI BÁO CÁO
MÔN: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG
ĐỀ TÀI: CÂY JATROPHA
Nhóm 5

1


1.1. Sơ lược về các đặc điểm của cây Cọc rào
1.1.1. Phân loại khoa học
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Malpighiales
Họ: Euphorbiaceae
Phân họ: Crotonoideae Tông: Jatropheae
Chi: Jatropha
Loài: Jatropha curcas L.
Hình 1: Cây Cọc rào
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Chi Dầu mè (danh pháp khoa học: Jatropha) là một chi của khoảng 175 loài
cây thân mọng, cây bụi hay cây thân gỗ (một số có lá sớm rụng, như dầu mè
(Jatropha curcas L.)). Các loài trong chi Jatropha có nguồn gốc từ Trung
Mỹ, và đã được du nhập vào nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khác,
như Ấn Độ, châu Phi, Bắc Mỹ,... Xuất phát từ khu vực Caribe, chúng được các
thương nhân Bồ Đào Nha đưa vào châu Phi và châu Á như là các loài thực vật
có giá trị làm hàng rào. Các cây trưởng thành mang các cụm hoa đực và cái
khá đẹp mắt đồng thời chúng lại không mọc quá cao.


Cây Jatropha curcas L. (JCL), thuộc chi Jatropha, họ Thầu dầu. Chi Jatropha
có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, ghép từ hai chữ Iatrós (bác sĩ) và trophé (thức
ăn), ám chỉ công dụng làm thuốc của cây này. Curcas là tên gọi thông thường
của cây Physic nut ở Malabar, Ấn Độ. Tên thông dụng ở các nước hiện nay là
2


Jatropha, ở Việt Nam gọi là cây Cọc giậu, Cọc rào, Cây li, Ba đậu nam, Dầu
mè,… (Nguyễn Công Tạn, 2008).
Loài JCL dại phân bố nhiều ở vùng thung lũng á nhiệt đới khô nóng và vùng
rừng mưa nhiệt đới ẩm, thường ở vùng đồi núi, đất dốc thung lũng có độ cao
700-1600 m so với mực nước biển.
JCL là một loài cây có lịch sử 70 triệu năm, nguồn gốc từ Mexico (nơi duy nhất
có hóa thạch của cây này) và Trung Mỹ, được người Bồ Đào Nha đưa
qua Cape Verde, rồi lan truyền sang châu Phi, châu Á, sau đó được trồng ở
nhiều nước, trở thành cây bản địa ở khắp các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới trên
toàn thế giới (Nguyễn Công Tạn, 2008).
1.1.3. Đặc điểm hình thái – Đặc tính sinh học
JCL là cây gỗ nhỏ, có thể cao đến 5 m. Cành xòe, có nhựa mủ, trên cành có
những vết sẹo. Thân, vỏ, lá có nhựa nhớt, không màu. Lá mọc so le, hình trái
xoan, hơi tròn, chia 5-7 thùy nông với chiều dài và rộng khỏang 6-15cm. Phiến
lá dạng giấy lụa (Nguyễn Công Tạn, 2008).

Hình 2: Cây Cọc rào
Cụm hoa tận cùng có màu vàng. Hoa đơn tính, cùng gốc, đôi khi có hoa lưỡng
tính. Bộ nhị 10, xếp thành hai vòng riêng biệt, mỗi vòng 5, tạo thành cột đơn
gần nhau. Bộ nhụy có 3 vòi nhụy, dính với nhau ở khỏang 2/3 chiều dài, phần

3



trên rời nhau và núm nhụy rẽ đôi (Dehgan và Webster, 1979).

Hình 3: Hoa cây Cọc rào
Quả non hình trứng, lúc chín màu vàng, sau nâu xám, chứa hạt màu đen.
Thông thường, có 5 rễ được tạo ra khi hạt nảy mầm, một rễ chính và 4 rễ phụ.
Nếu trồng bằng phương pháp thông thường thì cây không có rễ cái (Nguyễn
Công Tạn, 2008).

Hình 4: Quả cây Cọc rào

4


Hình 5: Hạt cây Cọc rào
Cây JCL ưa ánh sáng, ưa khí hậu ấm áp, chịu khô hạn, có thể sống trong môi
trường có lượng mưa trung bình năm 520-2000 mm, nhiệt độ bình quân năm
11-28oC. Cây chịu được đất xấu, đất sỏi, đất đá vôi bạc màu...Cây JCL nảy
chồi rất dễ, có thể giâm hom, nếu trồng bằng hạt, cây có rễ chính và rễ
ngang, nếu giâm hom thì không có rễ chính.
Nói chung, sau khi trồng 3 năm, cây cao 3 m. Với cây thực sinh, sau trồng 3-4
năm thì kết trái. Thời gian ra quả bình thường là 6-20 năm, ít thấy hiện tượng ra
quả cách năm. Ra hoa từ tháng 3 đến giữa tháng 4, thời gian ra hoa kéo dài 4-5
tháng, chín vào tháng 8-9, quả khó rụng.

5


Hình 6: Hình thái cây Jatropa curcas L.
a - cành đang ra hoa;


e - hoa có nhị;

b - vỏ cây;

f - mặt cắt ngang của quả xanh;

c - gân lá;

g - quả;

d - hoa có nhuỵ;

h - mặt cắt dọc của quả.

(Hình a, c và f từ Aponte năm 1978; Hình d và e từ Dehgan năm 1984)
(Nguyễn Công Tạn, 2008)
1.1.4. Các ưu điểm sinh học và giá trị của cây Cọc rào
JCL là lòai cây mà hiện nay được các nhà khoa học đánh giá rất cao vì các ưu
điểm sinh học và giá trị của cây.
6


Ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội
Phát hiện quan trọng nhất từ JCL là lấy hạt làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel
sinh học (biodiesel).
Cây JCL có chu kỳ sống lâu có thể lên đến 50 năm, cho quả, hạt sớm, hàng năm
năng suất có thể đạt đến 10 – 12 tấn/ha nếu trồng trên đất tốt và đầu tư cao
(chăm sóc, bón phân, tưới tiêu,...), hàm lượng dầu trong hạt cao trung bình
32 – 35%. Đây là nguồn nguyên liệu dầu diesel sinh học rất tiềm năng để dần

thay thế các tài nguyên nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng bị cạn kiệt.
Từ hạt JCL ép ra dầu thô, từ dầu thô tinh luyện được diesel sinh học và
glycerin. Mặc dù diesel sinh học được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu: cải
dầu, hướng dương, dầu cọ, mỡ động vật,… nhưng sản xuất từ JCL có giá thành
rẻ nhất và chất lượng tốt tương đương với dầu diesel hóa thạch truyền thống.
Nếu 1 ha JCL đạt năng suất 8 – 10 tấn hạt/ha/năm có thể sản xuất được 3 tấn
diesel sinh học. Loại dầu này sẽ thay thế được một phần dầu diesel truyền thống
đang cạn kiệt, giảm thiểu được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là loại
dầu cháy hết và có ít lưu huỳnh, là loại dầu sạch, thân thiện với môi trường.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm diesel sinh học từ JCL được coi là vô hạn. Nhà
khoa học Đức Klause Becker còn cho rằng ”JCL là cây trồng đầu tiên mà người
dân làm ra không sợ không có đầu ra”. Đó là ưu thế nổi trội hàng đầu của sản
xuất JCL khi cây này có vị thế là cây sản xuất hàng hóa lớn.
Là cây lâu năm nhưng ngay trong năm trồng đầu tiên đã thu hoạch được sản
phẩm là hạt.
Hạt JCL sau khi ép dầu, hơn 30% là sản phẩm dầu, gần 70% là khô dầu, có hàm
lượng protein khoảng 30%, dùng làm phân hữu cơ rất tốt, nếu khử hết độc tố
có thể làm thức ăn gia súc cao đạm.
JCL còn tạo ra hiệu ứng xã hội rất lớn. Do trồng ở các vùng miền núi nghèo,
cây JCL sẽ tạo nhiều việc làm và thu nhập khả quan cho đồng bào các dân tộc;
7


trong khi cho đến nay, trên đất dốc còn lại của các vùng này vẫn chưa tìm kiếm
được bất cứ cây gì khả dĩ trồng được trên diện tích lớn, có thu nhập cao, lại có
thị trường ổn định (Nguyễn Công Tạn, 2007).
Ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường
JCL là cây lâu năm, phủ đất rất tốt, tuổi thọ 50 năm, sinh trưởng phát triển được
ở hầu hết các loại đất xấu, nghèo kiệt, đất dốc, đất trơ sỏi đá, gia súc không ăn.
Vì vậy, cây JCL trồng trên các vùng đất dốc sẽ được coi là cây “lấp đầy” lỗ

hổng sinh thái ở các vùng sinh thái xung yếu miền núi, sớm tạo ra thảm thực bì
dày đặc chống xói mòn, chống cháy, nâng cao độ phì của đất. Không những
vậy, JCL còn có thể trồng ở những vùng đất sa mạc hóa, bãi thải khai thác
khoáng sản, góp phần phục hồi hệ sinh thái các vùng này. Vì vậy, cây JCL
được đánh giá là “vệ sĩ sinh thái”, tạo ra hiệu ứng to lớn về bảo vệ môi trường.
Cây JCL được coi là loài cây thân thiện với môi trường bởi các lý do sau đây:
1) Chu kỳ sống dài (30 – 50 năm), khả năng cộng sinh với nấm rễ micorrhiza
cao nên thích nghi sinh trưởng tốt trên những lập địa suy thoái, khô cằn và
hoang hóa, do vậy cây có tác dụng cải tạo đất, cải tạo môi trường rất tốt;
2) Có thể thu hái quả hạt hàng năm, không phải đốn hạ cây, tạo ra thảm thực
vật có độ che phủ ổn định, có khả năng hấp thụ CO2 lớn, vì vậy cây JCL cũng
rất có ý nghĩa về bảo vệ môi trường không khí.
Được sử dụng làm phân bón và thức ăn cho gia súc
Sau khi ép dầu, bã khô dầu có hàm lượng N 4,14 – 4,78%, P2O5 0,50 – 0,66%,
CaO 0,60 – 0,65%, MgO 0,17 – 0,21% được sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt
để bón cho các loại cây trồng, nhất là cho vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ,
nông nghiệp sạch, vừa góp phần sản xuất sản phẩm sạch, vừa nâng cao độ phì
của đất.
Trong chữa trị bệnh

8


Trong thành phần cây JCL, đã phân tích được những hợp chất chủ yếu như
tecpen, flavon, coumarin, lipid, sterol, alkaloid. Nhiều bộ phận của cây này
có thể
chữa bệnh như lá, vỏ cây, hạt và rễ. Rễ trị tiêu viêm, cầm máu, trị ngứa; dầu
của hạt có thể nhuận tràng; dịch nhựa trắng tiết ra từ vết thương của cành có thể
trị viêm lợi, làm lành vết thương, chữa trị bệnh trĩ và mụn cơm; nước sắc từ
lá dùng để chữa bệnh phong thấp, đau răng,…

Trong cây JCL có một số độc tố, nhất là phytotoxin (curcin) trong hạt, nếu
được nghiên cứu sâu hơn rất có thể cung cấp cho chúng ta một loại dược liệu
mới.
1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng, phát triển nhiên liệu sinh học
(NLSH) và biodiesel từ cây Cọc rào trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thế giới
Tháng 6/2003, Hội nghị thượng đỉnh EU về năng lượng đã kêu gọi cộng đồng
EU tăng cường sử dụng bio-fuels, đến năm 2005 chiếm 2-3%, năm 2010
tăng lên 5,75% và năm 2020 là 20%.
Tháng 8/2004, Hội nghị các nước Châu Á mở rộng tổ chức tại Băng Cốc Thái
Lan đã ra tuyên bố 8 điểm về sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát
triển NLSH dùng cho giao thông vận tải.
Tại Hội nghị quốc tế về năng lượng do APEC tổ chức từ ngày 27-29/4/2005 tại
Vancouver, Canada, NLSH (Biofuel) đã được chọn để sử dụng trong
ngành năng lượng cũng như ngành giao thông vận tải của các nước APEC
trong lộ trình sản xuất nhiên liệu thay thế dần cho xăng dầu khoáng.
Việc nghiên cứu sử dụng NLSH giờ đã trở thành xu thế phát triển tất yếu ở
nhiều quốc gia trên toàn cầu để thay thế dần xăng dầu khoáng trong các thập
kỷ tới. Dự báo ở cuối thế kỷ 21, năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, địa nhiệt,
thuỷ điện nhỏ, nhiên liệu sinh học) sẽ chiếm trên 50% của năng lượng
9


thương mại (Đặng Tùng, 2007).
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài và phát
triển bền vững, nhiều quốc gia trong vòng 2 - 3 thập kỷ qua đã tập trung nghiên
cứu sử dụng NLSH (xăng/diesel pha ethanol và diesel sinh học), thay thế một
phần xăng, dầu khoáng, tiến tới xây dựng ngành “xăng dầu sạch” ở quốc gia
mình. Hiện có khoảng 50 nước trên thế giới khai thác và sử dụng NLSH ở các
mức độ khác nhau. Nhìn chung, các nước trên thế giới đi theo hai hướng phát

triển NLSH: ethanol nhiên liệu, được sản xuất chủ yếu từ ngô (Mỹ), mía
đường (Brazil), sắn (Thái Lan),... còn diesel sinh học sản xuất từ cải dầu,
hướng dương (châu Âu), cọ dầu (Đông Nam Á), dầu mỡ phế thải, JCL, tảo,...
Năm 2003 toàn thế giới đã sản xuất khoảng 38 tỷ lít ethanol thì đến năm 2005
đã sản xuất được 50 tỷ lít ethanol (trong đó 75% dùng làm NLSH) và dự
kiến đến 2012 là khoảng 80 tỷ lít ethanol. Diesel sinh học nguồn gốc động thực
vật được sản xuất năm 2005 đạt 4 triệu tấn và dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng lên
đến 20 triệu tấn.
Tại châu Âu , nhiều công ty đã nghiên cứu sản xuất diesel sinh học từ dầu đậu
nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương. Các nước như Anh, Pháp, Đức, Tây
Ban Nha, Áo, Đan Mạch đã đầu tư rất nhiều vào các chương trình NLSH.
Giáo sư Klause Becker ở Đại học Stuttgart đã nhận đơn đặt hàng của Tập đoàn
ôtô Daimler Chrysler của Đức nghiên cứu về cây JCL. Giáo sư cho biết, cách
đây 15 năm, ông là một trong những người đầu tiên ở châu Âu cùng với một
hãng tư vấn của Áo đã tiến hành nghiên cứu cây JCL ở Nicaragoa. Loài cây
này đã có cách đây 70 triệu năm nhưng chẳng được ai quan tâm. Sau khi có dự
án của Daimler Chrysler, đã dấy lên cơn sốt JCL trên toàn thế giới.
Dầu diesel sinh học từ JCL đã được sử dụng vào các loại xe thông thường. Dự
báo đến năm 2030, xe ôtô trên toàn thế giới từ 500 triệu chiếc hiện nay lên 900
triệu chiếc, trong đó Trung Quốc có tới 190 triệu chiếc. Diesel sinh học từ JCL
10


là loại dầu cháy một cách sạch sẽ và sạch hơn bất kỳ một loại chất đốt diesel
nào khác. Cây JCL trồng được trên đất bị thoái hóa, sau 10 – 15 năm, có thể tái
sử dụng diện tích này để trồng các loại cây khác vì cây JCL đã chặn đứng được
tình trạng rửa trôi. GS. Klause Becker còn cho rằng: “ Ai có thể nói lên được
những cái xấu, cái bất lợi của cây JCL, tôi xin thưởng tiền cho người đó. Các vị
có thể vặn vẹo đủ thứ, lật ngược, lật xuôi, nhưng quả thật các vị không thể bới
móc được điều gì xấu liên quan đến loại cây này” (Nguyễn Công Tạn, 2007).

Về hiệu quả giảm ô nhiễm môi trường, theo ông Boon thoong Ungtrakul, phụ
trách dự án sản xuất dầu diesel sinh học tại Chieng Mai, Thái Lan cho biết,
nếu sử dụng B100 (100% diesel sinh học), lượng khí thải giảm 50% so với
diesel truyền thống, còn B20 (20% diesel sinh học + 80% diesel truyền thống),
lượng khí thải giảm 20%.
Dầu diesel sinh học nói chung và dầu diesel sinh học từ hạt cây JCL nói riêng
đã bắt đầu được sử dụng khá phổ biến ở các dạng B5, B10, B20, B30 và
thậm chí B100 tại các nước như Đức, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Ấn Độ, Brazil,
… Đặc biệt Đức là nước đi đầu, dẫn đầu về thị phần sản xuất và sử dụng dầu
diesel sinh học trên thế giới, chiếm 50%. Gần đây nhất tại Anh, tàu hỏa cao tốc
đầu tiên trên thế giới chạy bằng diesel sinh học (B20) có tên Virgin Voyager đã
được đưa vào hoạt động (thisisdorset.net. 2007).
Hiệu quả kinh tế của cây JCL được đánh giá là khả quan. Ở Ấn Độ, trồng JCL
trên vùng đất khô cằn, 1 cây cho 5 – 6 kg hạt, 1 ha trồng 2500 cây có thể đạt
năng suất trên 10 tấn hạt/ha/năm. Với hàm lượng dầu của hạt 38%, thì 1 ha JCL
có thể sản xuất được 4,5 tấn dầu/năm. Với giá bán hạt tính ra 2000 VND/kg thì
giá trị thu được trên 1 ha đạt 20 triệu VND/năm. Ở Trung Quốc, doanh nghiệp
ký hợp đồng mua hạt JCL của nông dân với giá 1,6 NDT/kg, tức khoảng 3500
VND/kg. Như vậy, với năng suất 10 tấn hạt/ha/năm thì 1 ha JCL đạt doanh thu
tới 35 triệu VND/năm.
11


Cây JCL trồng được trên mọi loại đất, kể cả vùng sa mạc nóng bỏng ở Ai Cập,
JCL vẫn phát triển tốt. Ở các vùng đất dốc, đất nghèo kiệt, không trồng được
các loại cây nông nghiệp khác, cây JCL vẫn phát triển tốt. Chu kỳ kinh tế của
cây này là 30 – 50 năm. Cây JCL còn cho sản phẩm phụ là phân hữu cơ, thức
ăn chăn nuôi giàu đạm (sau khi khử độc), làm dược liệu, nuôi tằm lá sồi
(Nguyễn Công Tạn, 2007).
Các nước nhiệt đới, á nhiệt đới đang phát triển mạnh cây JCL. Thái Lan hiện có

1600 ha JCL, dự kiến sẽ tăng lên 320 nghìn ha trong vài năm tới. Indonesia đặt
mục tiêu đến năm 2010, nhiên liệu sinh học đáp ứng 20% nhu cầu năng lượng
trong ngành điện và giao thông vận tải. Ở nước này, các loại đất màu mỡ đều
dành để trồng cây Cọ dầu, còn cây JCL sẽ trồng trên các loại đất khô cằn nhưng
mức đầu tư chỉ bằng 10% so với cây Cọ dầu. Nhà khoa học Robert Manurung,
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Công nghệ sinh học thuộc Viện Công nghệ
Bandung cho biết, một số công ty nước ngoài đang xúc tiến dự án bao tiêu 1
triệu ha JCL với nông dân của 3 tỉnh Papua, Kalimantan và Nusa Tenggara.
Mới đây, một công ty Hà Lan đã đặt mua 1 triệu tấn dầu JCL nguyên chất.
Manurung và nhiều nhà nghiên cứu khác ở Indonesia dự báo rằng, JCL sẽ sớm
soán ngôi cây Cọ dầu, trở thành nguồn năng lượng có khả năng thay thế nhiên
liệu hóa thạch và dầu cọ, đồng thời có thể giúp nông dân nghèo ở các tỉnh
miền đông quanh năm khô hạn có cơ hội làm giàu. Theo Ủy ban quốc gia về
nghiên cứu phát triển NLSH từ cây JCL của Indonesia, Chính phủ nước này có
kế hoạch dành ít nhất 5 triệu ha đồi trọc lập các đồn điền trồng JCL, mía đường
và sắn để sản xuất các loại NLSH.
Ấn Độ đã xác định JCL là cây cho hạt có dầu thích hợp nhất để sản xuất diesel
sinh học. Từ năm 2001, nhiều bang ở Ấn Độ đã có chương trình khuyến khích
trồng JCL trên quy mô lớn ở các vùng đất hoang hóa, được nhà nước hỗ trợ
giống và các nguồn vật tư đầu vào nhằm tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát
12


triển bền vững xã hội nông thôn Ấn Độ. Cơ quan kế hoạch của Chính phủ Ấn
Độ đặt chỉ tiêu trồng 11 triệu ha cây JCL vào năm 2012 để có đủ nguyên liệu
sản xuất diesel sinh học phối trộn theo tỷ lệ 20%. Trong tương lai, Ấn Độ tiếp
tục mở rộng trồng JCL trên phạm vi cả nước, đưa diện tích trồng trên 33 triệu
ha, trong số hơn 133 triệu ha đất đang bị bỏ hoang.
Myanma là nước phát triển trồng JCL với tốc độ nhanh. Đến 2006, diện tích
trồng JCL ở Myanma đã đạt 800.000 ha.

Trung Quốc là nước quan tâm phát triển mạnh JCL trong vài năm gần đây, chủ
yếu là 7 tỉnh gồm Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây,
Quảng Đông và đảo Hải Nam; trong đó, ở khu tự trị Quảng Tây, đến cuối năm
2007 đã trồng được 15 nghìn ha, dự định đưa lên khoảng 10 vạn ha trong vài
năm tới. Các tỉnh khác có điều kiện đã có kế hoạch trồng JCL trên quy mô lớn
trong mấy năm tới.
Theo ước tính của Giáo sư Klause Becker, cho đến nay, cả thế giới đã trồng
được khoảng 5 triệu ha JCL. Hiện nay, có khoảng 1000 nhóm nghiên cứu về
diesel sinh học và JCL. Cho đến thời điểm này, JCL vẫn là một cây dại, mới
được đưa vào đối tượng cây trồng được khoảng trên 15 năm, cũng có thể coi
JCL là cây nông nghiệp trẻ nhất trong lịch sử trồng cây nông nghiệp của loài
người.
1.2.2. Việt Nam
Nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng,
tương thích với tốc độ phát triển kinh tế và sự phát triển dân số. Sản lượng năng
lượng nước ta tiếp tục tăng cao. Năm 2005 đã tiêu thụ gần 27 triệu tấn dầu qui
đổi, dự đoán tăng lên đến gần 37 triệu tấn vào năm 2010 và 51 triệu tấn vào
năm 2020. Trong đó, ngành công nghiệp có tỷ lệ sử dụng năng lượng cao
nhất chiếm 46%, vận tải chiếm
35%, thương mại dịch vụ chiếm 12%, nông nghiệp chiếm 1% và các
13


ngành khác chiếm 6%.
Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi, hội đủ các nguồn tài nguyên
năng lượng. Tuy nhiên, khả năng khai thác, chế biến và sử dụng nguồn tài
nguyên năng lượng còn hạn chế. Theo phân tích tình hình phát triển kinh tế và
các nguồn cung cấp năng lượng, dự kiến trong thời gian tới (tính đến năm
2020) nước ta tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ, trong khi giá dầu
luôn có áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế (Thái Xuân Du, 2007).

Để giải quyết vấn đề này, nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất NLSH đã
được tiến hành: sản xuất diesel từ đậu tương, vừng, dầu phế thải; sản xuất
ethanol từ mía, ngô, lúa, sắn,...Việc nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu sạch
sử dụng cho giao thông vận tải đã được giao cho một số cơ quan như
Petrolimex, Petro Việt Nam, Đại học kỹ thuật Đà Nẵng,... và đã có kết quả ứng
dụng bước đầu đáng khích lệ.
Trong năm 2007, đề tài “Nghiên cứu gây trồng phát triển cây Cọc rào
(Jatropha curcas)” do Trung tâm Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện (2007 – 2010) đã thu thập được 8 xuất xứ
hạt JCL và tuyển chọn được 29 cây trội với các đặc tính vượt trội về sinh
trưởng, năng suất hạt (2,8-5,0 kg/năm) và hàm lượng dầu trong hạt (25 – 39%).
Các vùng đã tiến hành khảo sát đánh giá là Đồng Nai, ĐăkLăk, Ninh Thuận,
Bình Thuận và Phú Thọ. Các định hướng cho tiêu chuẩn lập địa, chọn đất gây
trồng trước hết tập trung cho các vùng đất cằn cỗi, suy thoái, các vùng hoang
hóa, đất cát khô hạn và thậm chí cả các vùng bãi thải ô nhiễm. Điều này sẽ đảm
bảo là không cạnh tranh lấy mất đất canh tác nông nghiệp của dân, không ảnh
hưởng tới vấn đề an toàn lương thực tại các vùng triển khai dự án. Ngược lại sẽ
có tác động cải tạo môi trường đất đai, và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho
cộng đồng người nông dân thông qua việc gây trồng JCL.
Với tập hợp 8 xuất xứ thu thập được và 29 cây trội tuyển chọn được trong năm
14


2007, đề tài đã xây dựng thiết lập vườn tập hợp các giống, cây trội và tiến
hành khảo nghiệm các xuất xứ tại Đại Lải, Ninh Thuận và Phú Thọ.
Các cây trội tuyển chọn rất có tiềm năng về năng suất hạt (2,8-5,0 kg/năm) và
hàm lượng dầu béo. Trung tâm đã ký văn bản thỏa thuận hợp tác với Công ty
Green Energy Vietnam (GEV) nhằm khảo nghiệm và thử nghiệm cây trội và
ứng dụng ngay các giống mới triển vọng nhất vào các dự án đầu tư sản xuất
vùng nguyên liệu hàng nghìn ha tại Ninh Thuận, Bình Định, Quảng Nam, Thừa

Thiên Huế và Quảng Trị.
1.3. Sự phát sinh hình thái thực vật
1.3.1. Định nghĩa
Phát sinh hình thái thực vật là những phát triển của cơ thể thực vật: tế bào, mô,
cơ quan theo thời gian, từ lúc khởi đầu cho đến khi trưởng thành để hoàn tất
chu trình phát triển (Bùi Trang Việt, 2003). Phát sinh hình thái thực vật bao
gồm các quá trình:
- Phát sinh mô (Histogenesis)
- Phát sinh cơ quan (Organogenesis)
- Phát sinh phôi (Embryogenesis)
Sự phát sinh hình thái thực vật thực chất là sự cử động của thực vật. Theo
Nozéran (1920 – 1989) thì sự cử động xảy ra ở mọi mức độ tổ chức của thực
vật. Sự cử động của thực vật trong tự nhiên bao gồm: cử động phát sinh chủng
loài, cử động trong sự tiến hóa và phân hóa tạo nên sự đa hình của thực vật
và cử động phát sinh hình thái.
Sự phát sinh hình thái thực vật được kiểm soát bởi hai quá trình căn bản:
- Điều hòa kéo dài tế bào
- Kiểm soát vị trí và hướng của mặt phẳng phân chia của tế bào
Sự tăng trưởng của thực vật chính là sự gia tăng không hoàn nghịch về kích
thước hay trọng lượng qua hai quá trình phân chia tế bào và kéo dài tế bào. Sự
15


phân chia tế bào thường xảy ra ở các mô phân sinh, còn sự kéo dài tế bào
thường xảy ra theo trục dọc của cơ thể thực vật ở vùng nằm dưới mô phân
sinh ngọn (Bùi Trang Việt, 2003).
1.3.2. Sự phát sinh cơ quan chồi và rễ
1.3.2.1. Sự tạo mới mô phân sinh ngọn chồi
Mọi cơ quan thực vật đều có khả năng tái sinh các mô phân sinh ngọn chồi bởi
sự phát sinh cơ quan trực tiếp hay gián tiếp. Ở các cây hạt kín, nguồn gốc ngọn

chồi có thể là tế bào biểu bì, mô giậu, mô khuyết hay vùng mô bao quanh mạch
của mô cấy (Bùi Trang Việt, 2003).
Trước khi phân hóa để hình thành tầng phát sinh của chồi được tạo mới, tế bào
đã phân hóa phải trải qua quá trình tái hoạt động. Sự tái hoạt động này có
thể được cảm ứng trên cây nguyên bằng cách đàn áp các hiệu ứng cản tương
quan (gỡ ưu tính ngọn bằng cách cắt bỏ chồi ngọn) hay trên mô cấy nhờ các
môi trường nuôi cấy có bổ sung các chất điều hòa thích hợp. Theo Buvat (1965,
1989), có hai giai đoạn xảy ra trong quá trình tái hoạt động: giai đoạn khử phân
hóa và giai đoạn tái phân hóa.
Trong giai đoạn khử phân hóa, tế bào đã phân hóa bắt đầu phân chia, các cơ
quan bên trong tế bào biến đổi để trở về trạng thái của các tế bào mô phân sinh
thứ cấp (hạch nhân, không bào lớn dần và ti thể, lạp thể phân chia thành các
bóng nhỏ). Một vài biến đổi khác có thể xảy ra trước khi bắt đầu giai đoạn khử
phân hóa: mất dần tinh bột dự trữ trong các lạp (như trong trường hợp tế bào
nhu mô libe Daucus carota). Ngoài ra, cũng có thể tích lũy tinh bột dự trữ và
một số chất khác, nhưng sự tích lũy như vậy có thể làm chậm sự tạo mô phân
sinh (Bùi Trang Việt, 2003).
Sau đó là bước chuyển tiếp từ tế bào ở trạng thái mô phân sinh thứ cấp sang
trạng thái mô phân sinh sơ cấp có khả năng sinh cơ quan. Có sự phân chia
không bào thành những không bào nhỏ. Tế bào có thể tích nhỏ dần, vách mỏng,
16


tế bào chất đậm đặc, nhân và hạch nhân rất to.
Tiếp theo là giai đoạn tái phân hóa của mô phân sinh sơ cấp. Tế bào trở lại
trạng thái mô phân sinh thứ cấp. Sự tái phân hóa cũng qua hai bước: bước một,
tế bào trở về trạng thái mô phân sinh hoạt động, các không bào trương nước và
hợp thành không bào trung tâm, kích thước tế bào gia tăng, ti thể dần dần trở về
hình dạng đặc trưng; bước hai, các lạp phân hóa, các chất sống căn bản (hạch
nhân, tế bào chất,... ), chất dự trữ, các chất tiết (tanin, tinh dầu,... ) được tổng

hợp. Sau đó, các tế bào này có thể trở lại giai đoạn phân chia tế bào mới hay
trực tiếp phân hóa mà không qua sự phân chia tế bào (Bùi Trang Việt, 2003).
Trong tự nhiên, sự tạo mới chồi trực tiếp có thể xảy ra ở các rãnh răng cưa trên
lá một số loài sống đời (Bryophyllum, Kalanchoe), từ mô phân sinh trong gân lá
dương xỉ. Trong nuôi cấy in vitro, sự tạo mới chồi từ các tế bào lá đã phân hóa
được phân biệt thành hai dạng: trực tiếp không qua giai đoạn tạo mô sẹo và
gián tiếp thông qua mô sẹo (Bùi Trang Việt, 2003).
1.3.2.2. Sự phát sinh cơ quan rễ
Sự phát sinh cơ quan rễ từ chồi in vitro hay từ cành giâm (còn gọi là sự tạo rễ
bất định) trải qua bốn giai đoạn phát triển: (1) sự hoạt hóa tế bào ở phần
gốc cành giâm; (2) sự phát triển mạnh hoạt tính phân chia tế bào hình thành
nên khối mô phân sinh nhỏ (hay còn gọi là vùng phát sinh hình thái); (3) sự tổ
chức của vùng phát sinh hình thái để tạo mô phân sinh rễ (sơ khởi rễ); (4) sự
tăng trưởng (hay kéo dài) của sơ khởi rễ (Bùi Trang Việt, 2003).
Ở giai đoạn một, các tế bào ở phần gốc cành giâm (hay chồi in vitro) được hoạt
hóa để trở lại trạng thái mô phân sinh. Đây cũng chính là giai đoạn khử phân
hóa tế bào (tương tự như trong sự phát sinh chồi): lúc ban đầu, không bào còn
to, lạp và ti thể phân cắt mạnh, càng lúc càng nhỏ, tế bào trở nên giống như tế
bào mô phân sinh cấp hai; sau đó tế bào chất đậm đặc dần, không bào phân
chia, nhân và hạch nhân to ra. Sau giai đoạn hoạt hóa này, tế bào có đặc tính
17


của tế bào vùng mô phân sinh cấp một có khả năng sinh cơ quan. Qua giai
đoạn hai, có sự phát triển mạnh hoạt tính phân chia tế bào để tạo thành khối mô
phân sinh nhỏ (vùng phát sinh hình thái). Sự phân chia tế bào tăng lên tạo thành
mô sẹo hay vùng phát sinh hình thái chứa các tế bào mô phân sinh cấp một. Rễ
có thể phát sinh từ các mô nội sinh hay từ các mô bề mặt. Trong sự phát sinh rễ
từ các mô nội sinh, quá trình trở lại trạng thái mô phân sinh cấp một
thường xảy ra ở mô mạch hay nhu mô vỏ gần trụ trung tâm (như trường hợp ở

cây ca cao, cây nho,... ) từ các tế bào thuộc bó libe-mộc hay tầng phát sinh
libe-mộc. Rễ ngoại sinh thường xuất phát từ các mô ở bề mặt cơ quan (như ở
các rãnh răng cưa nơi bìa lá một số loại sống đời... ). Sự phân chia tế bào trong
trường hợp này xảy ra ở tầng dưới biểu bì hoặc ở vùng biểu bì. Kết quả của giai
đoạn hai là hình thành nên khối mô phân sinh rễ hình cầu do các tế bào mô
phân sinh cấp một sinh sản mạnh tạo ra. Tiếp theo là giai đoạn tổ chức vùng
phát sinh hình thái để hình thành sơ khởi rễ và cuối cùng là sự kéo dài (tăng
trưởng) của sơ khởi rễ.
1.3.3. Vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong sự phát
sinh hình thái
Mở đầu cho các nghiên cứu về hormon thực vật được đánh dấu bằng các thí
nghiệm của Darwin (1980) về hiệu ứng của ánh sáng trên sự cong của diệp tiêu
Avena, và sự phát hiện của Went (1928) về vai trò kích thích kéo dài tế bào
của auxin. Cho đến nay, các nhà sinh lý thực vật nhận thấy có năm nhóm
hormon thực vật chính: auxin, giberelin, cytokinin, acid abscisic và ethylene
(Bùi Trang Việt, 2000).
Hormon (kích thích tố), là thuật ngữ do các nhà sinh lý động vật Bayliss và
Starling gọi vào năm 1904. Dựa vào định nghĩa hormon động vật, ta có định
nghĩa: “hormon thực vật là một chất hữu cơ do tế bào tạo ra tại một nơi nào đó
trong cơ thể thực vật và được chuyển tới một nơi khác, ở đó với nồng độ rất
18


thấp, chất ấy gây ra một phản ứng sinh lý” (Bùi Trang Việt, 2000).
Người ta thường phân biệt hormon tăng trưởng thực vật, tức các sản phẩm thiên
nhiên của thực vật, với các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, bao gồm các
hormon thực vật và các chất hữu cơ nhân tạo có hoạt tính điều hòa. Các chất
điều hòa sinh trưởng thực vật không phải là các chất dinh dưỡng, các vitamin
hay những nguyên tố khoáng thiết yếu cho thực vật (Bùi Trang Việt, 2000).
1.3.3.1. Auxin

Người ta gọi auxin là một nhóm của những chất điều hòa sinh trưởng thiên
nhiên hay tổng hợp bao gồm bản chất hóa học là IAA (indol-3-acetic acid) và
những phức hợp hóa học hiện diện trong cấu trúc nhân hay một nhánh bên
(Bùi Trang Việt, 2000).
Auxin từ lâu đã được biết đến như là một chất điều hòa thiết yếu trong hầu như
tất cả các quá trình phát triển của thực vật. Auxin thiên nhiên thường được sản
xuất trong ngọn thân, trong mô phân sinh ngọn, được vận chuyển đến rễ và tích
tụ trong rễ. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong các đáp ứng của thực vật
đối với các tín hiệu từ môi trường như ánh sáng, trọng lực; trong việc kiểm
soát các mối tương quan ưu tính ngọn; trong sự tạo sơ khởi rễ... Trong quá
trình phát sinh hình thái, sự di chuyển của auxin có vai trò trong việc thiết lập
tính hữu cực của cơ quan thực vật và tác động theo nồng độ trong sự phát sinh
cơ quan (Bùi Trang Việt, 2000; Berleth và cs, 2001). Các nhà khoa học đã
chứng minh rằng auxin được vận chuyển theo hướng gốc, được tích lũy ở phần
gốc của khúc cắt thân hay trụ dưới lá mầm của cây cà chua hay anh đào, có
vai trò cảm ứng quá trình hình thành rễ bất định. Nồng độ auxin cao kích thích
sự tạo sơ khởi rễ và nồng độ thấp cần cho sự tạo chồi (Bùi Trang Việt, 2000).
Trong thực tiễn, việc sử dụng chất ĐHSTTV auxin và những kết hợp của nó rất
phức tạp. Nó không nói lên một nồng độ đặc biệt nào được sử dụng ở bất
kỳ một trường hợp nào. Có thể thấy rằng, trong một quá trình sinh lý, các chất
19


auxin có thể có những hiệu ứng khác nhau, thậm chí đối nghịch tùy theo nồng
độ và cơ quan liên hệ (Bùi Trang Việt, 2000).
1.3.3.2. Cytokinin
Cytokinin được sinh tổng hợp chủ yếu ở mô phân sinh ngọn rễ và được vận
chuyển trong xylem đến chồi (Bùi Trang Việt, 2000; Kieber, 2002). Cytokinin
hoạt động trong hầu hết các quá trình tăng trưởng và phát triển. Chúng kích
thích sự phân chia tế bào, nhất là trong điều kiện có mặt auxin, tác động theo

hai bước: phân nhân và phân bào, giúp cho sự gia tăng kích thước tế bào và
sinh tổng hợp protein. Tỷ lệ cytokinin với auxin quyết định kiểu tái sinh cơ
quan từ mô sẹo chưa phân hóa in vitro: mô sẹo được đặt trong môi trường có tỷ
lệ cytokinin / auxin cao thường tạo nhiều chồi và ít rễ, trong khi đó mô sẹo
được đặt trong môi trường có tỷ lệ cytokinin / auxin thấp thường tạo ít chồi và
nhiều rễ; một tỷ lệ cân bằng giữa hai chất điều hòa trên sẽ chỉ tạo nên khối mô
sẹo không phân hóa (Mok và cs, 1994). Cytokinin cũng có tác dụng làm chậm
quá trình lão suy. Cytokinin có thể cảm ứng sự biểu hiện các gen được điều hòa
bởi ánh sáng (Chen và cs, 1993; Crowell và cs, 1994), và các cây mầm bị hoàng
hóa nếu được tăng trưởng trong điều kiện có sự hiện diện của cytokinin sẽ có
kiểu hình giống như cây mầm tăng trưởng dưới ánh sáng (Chory và cs,
1994). Một số nghiên cứu cho thấy cytokinin cũng có ảnh hưởng đến mối quan
hệ ”sink / source”, sự nảy mầm, sự thành lập mô mạch và sự gia tăng kích
thước lá mầm ở nhiều loài thực vật (Mok và cs, 1994).
Vai trò của TDZ
TDZ – thidiazuron (N-phenyl-N’-1,2,3-thidiazol-5’-ylurea), được công bố lần
đầu tiên như là một chất có khả năng làm rụng lá gòn, là một dẫn xuất của urea
có hoạt tính tương tự như cytokinin (Eapen và cs, 1998; Mok và cs, 1982), cảm
ứng sự tăng sinh chồi, tái sinh chồi bất định từ mô lá của một số loài cây thân
gỗ và cảm ứng cho quá trình phát sinh phôi thể hệ. Các nhà khoa học cho rằng
20


TDZ có thể kích thích quá trình chuyển đổi dạng nucleotide của cytokinin sang
dạng nucleoside có hoạt tính sinh học hơn và kích thích sự tích lũy các
cytokinin nội sinh dạng purin (Thomas và cs, 1986). Theo Mai Trần Ngọc
Tiếng (2001), TDZ rất dễ kháng với các cytokinin adenin và vì vậy được sử
dụng nhiều trong nuôi cấy mô. TDZ được sử dụng một mình hay kết hợp với
NAA có thể cảm ứng sự phát sinh cơ quan hay sự phát sinh phôi thể hệ ở rất
nhiều loài (Babaoglu và cs, 2000; Lu Chin-Yi, 1993; Hosokawa và cs, 1998;

Magioli và cs, 1998).
1.3.3.3. Giberelin
Giberelin là chất ĐHSTTV được tìm thấy lần đầu tiên trong nấm gây bệnh von
lúa (nấm Gibberella fujikuroi). Sau đó được tìm thấy ở nhiều loài thực vật.
Trong tế bào thực vật, giberelin có thể liên kết với các chất đường, nhất là trong
các hạt (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001).
Giberelin có vai trò điều hòa sự kéo dài tế bào và phân chia tế bào thân, dẫn đến
kích thích sự kéo dài lóng. Tuy nhiên, giberelin không ảnh hưởng trên các
khúc cắt thân cô lập (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001). Dẫn xuất được sử dụng phổ
biến nhất trong nuôi cấy in vitro là GA3, nhằm giúp cho sự tăng trưởng của cây
con trong ống nghiệm. Ngoài ra, GA3 còn có khả năng thúc đẩy sự phát triển
của phôi soma.
Giberelin kích thích mạnh sự phân chia tế bào nhu mô vỏ và biểu bì. Ở nồng độ
cao, nó kích thích mạnh sự tăng trưởng lá. Thông thường, giberelin làm
tăng hàm lượng auxin trong mô mà chúng kích thích dù hai chất này hoạt động
độc lập (Bùi Trang Việt, 2000).
1.3.3.4. Acid abcisic
Acid abcisic (ABA) được xem là chất có hoạt tính đối kháng với giberelin.
Chúng hiện diện nhiều trong diệp lạp, trong cytosol, không bào và apolast.

21


ABA ức chế sự phân chia tế bào dẫn đến cản sự tăng trưởng, đóng khí khẩu,
thúc đẩy sự rụng và lão suy (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001).
ABA kìm hãm sự nảy mầm, kéo dài sự ngủ của chồi và hạt, làm chậm sự kéo
dài lóng, cản sự tăng trưởng của diệp tiêu và các mô cấy. Tuy nhiên, ABA lại
có hoạt tính (chưa rõ nét) trong sự sinh phôi và trưởng thành của hạt (Bùi Trang
Việt, 2000).
1.3.3.5. Ethylene

Ethylene thường được tổng hợp nhiều ở mô thực vật khi đáp ứng với các stress
hay vết thương, cảm ứng sự thành lập và phát triển rễ bất định ở các khúc
cắt thân, lá… Áp dụng các chất ức chế quá trình sinh tổng hợp ethylene và cản
sự thu nhận ethylene sẽ làm giảm số rễ bất định trên khúc cắt thân cây hướng
dương và đậu, các khúc cắt cây cà chua mang đột biến không nhạy cảm với
ethylene tạo ít rễ bất định hơn so với loài hoang dại (Kuroha và cs, 2002).
Ngoài ra, ethylene còn có vai trò trong việc kiểm soát sự chín trái có climac
(Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001). Một số mô cấy có thể sản sinh ra khí ethylene
gây ức chế sự tăng trưởng và phát triển của mô cấy.
1.3.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình phát sinh hình thái thực
vật
1.3.4.1 Tuổi và kích thước mô cấy
Tiềm năng phát sinh hình thái của mô cấy khác nhau phụ thuộc vào tuổi của lá
Các lá non Echeveria elegans (họ Crassulaceae) tăng trưởng rễ in vitro sớm
hơn tạo chồi, trong khi đó hiện tượng ngược lại xảy ra ở các lá già hơn
(Narayanaswamy,
1994). Các lá của cây in vitro Passiflora edulis hai tháng tuổi có khả năng tái
sinh chồi cao hơn những lá từ các cây già hơn (Beccerra và cs, 2004).
Khả năng tái sinh chồi cũng phụ thuộc vào kích thước mô cấy lá. Những mô
cấy (thậm chí cả mô sẹo) quá nhỏ không thể đáp ứng với điều kiện nuôi cấy và
22


thường bị hóa nâu. Các mảnh lá Solanum laciniatum có đường kính nhỏ
hơn 2 mm không sống được, trong khi đó những mô cấy có đường kính 5 – 10
mm thì có khả năng phát triển như nhau (Narayanaswamy, 1994). Trong sự tái
sinh chồi từ lá lan, các mô cấy là những mảnh lá dài 0,5 cm phát sinh chồi
nhiều hơn so với những lá nguyên dài 1,5 cm (Chen và cs, 2004).
1.3.4.2. Ánh sáng
Trong sự tái sinh chồi in vitro từ lá cây lê hoang dại, quá trình nuôi cấy được

chia làm hai giai đoạn: giai đoạn một (30 ngày) trong tối và giai đoạn hai
ngoài sáng đã làm gia tăng số chồi được tái sinh (Caboni và cs, 1999). Điều
kiện tối cảm ứng sự phản phân hóa của các tế bào lá để tạo mô sẹo và giai đoạn
sáng là giai đoạn biểu hiện (tái phân hóa) để tái sinh chồi.
1.3.4.3. Nguồn đạm trong môi trường nuôi cấy
Người ta thấy rằng môi trường nuôi cấy có chứa một hàm lượng NH4+ và tỷ
lệ
NH4+ : NO3 thấp cho hiệu quả tốt trong sự tái sinh chồi.
1.3.4.4. Sự cấy chuyền
Một số mô sẹo vẫn duy trì khả năng phát sinh cơ quan một thời gian dài sau vài
lần cấy chuyền (Caboni và cs, 1999; Narayanaswamy, 1994). Số lượng cây con
sẽ gia tăng sau nhiều lần cấy chuyền cơ quan hay mô sẹo (Bùi Trang Việt,
2000). Tuy nhiên, sự cấy chuyền nhiều lần trong thời gian dài cũng làm giảm
tiềm năng phát sinh hình thái, được cho là có liên quan đến tính đa dạng di
truyền trong quần thể tế bào. Hay điều này còn có thể do sự tích lũy một vài
chất có tác dụng ức chế khả năng phát sinh hình thái trong mô cấy. Sự mất đi
tiềm năng phát sinh cơ quan cũng có thể là kết quả của sự biến dị biểu sinh
trong tế bào được nuôi cấy. Khả năng cảm ứng chồi bị giảm ở một số loài, như
trong mô sẹo cây thuốc lá, do sự cấy chuyền trên môi trường cảm ứng tạo chồi
23


(Narayanaswamy, 1994).
1.4. Kĩ thuật trồng Jatropha
Quy trình kỹ thuật
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu rét tốt và chịu ngập úng kém, ưa nhiệt độ
cao, chịu hạn, chịu đất xấu. Phạm vi trồng ở vùng nhiệt đới, Nam Á nhiệt đới có
độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Yêu cầu lượng mưa năm lớn hơn
600mm, nhiệt độ bình quân năm 18,5 oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối trên đất O oC,
nhiệt độ cao tuyệt đối 40oC, đất không đọng nước.

2. Sản xuất giống:
a. Jatropha chỉ có 1-2 năm là thời kỳ cây non, hạt nẩy mầm nhanh, cành dễ ra
rễ, có thể nhân giống bằng hạt, bằng hom, nuôi cấy mô, nhưng cây thực sinh có
sức đề kháng cao hơn, giá thành giống rẻ hơn, vì vậy khi trồng trên diện tích
lớn thì nên trồng bằng hạt.
b. Thu hái và bảo quản giống:
Hạt giống có thể gieo thẳng ngay, cũng có thể ươm vào bầu rồi trồng. Thời vụ
gieo hạt vào giữa tháng 3 đến giữa tháng 4. Ở vùng thung lũng khô có thể gieo
vào tháng 5-6 vào mùa mưa. Nếu ươm trong giàn che có thể ươm quanh năm.
c. Cách trồng bằng ươm giống:
Ở vùng khô hạn, để nâng cao tỷ lệ sống, nên ươm vào bầu để trồng. Bầu có
đường kính 6-8cm, cao 10-12cm, vỏ bầu làm bằng chất dẻo, trong chứa đất và
mùn. Sau khi tra hạt vào bầu, mầm có 3-5 lá có thể trồng. Trước khi luyện cây
non 5-7
3. Phương pháp trồng
a. Mật độ:

24


Để cho năng suất cao, mật độ đảm bảo 2000 cây/ha, khoảng cách hàng 2,5m,
khoảng cách cây 2m. Trên đất dốc, trồng theo đường đồng mức, trồng dầy tạo
thành hàng rào đồng mức để tăng khả năng chống sói mòn và cho năng suất
cao. Có thể sử dụng Jatropha làm vành đai cản lửa cho rừng, đai cản lửa có thể
theo chiều ngang hoặc chiểu thẳng đứng, đai rộng 20-25m, khoảng cách cây
1,5-2m.
b. Phương pháp trồng:
Trồng thẳng bằng hạt đào hố sẵn. Hố đào kích thước 50 x 50 x 50cm, dưới đáy
hố có bón phân nung chảy hoặc NPK 200g/hốc, sử lý hạt trước khi tra hạt
xuống hố, hạt giống ngâm nước ấm 40 oC, ngâm 12 tiếng, sau đó vớt ra đem ủ

vào túi vải hoặc bao tải dứa, (như ủ giống lúa) ủ thêm một thứ như rơm rạ ở
trên, sau 24 giờ kiểm tra hạt nào đã nứt nanh thì đem tra ngay vào hố đã chuẩn
bị, lấp đất dày 15 - 20cm, rồi đặt hạt, sau đó phủ 3-5 cm đất lên trên. Lưu ý
miệng hố phải lấp cao hơn đất tự nhiên, phòng khi trời mưa nước đọng có thể
gây ra tình trạng thối cây. (qua thời gian trồng thử nghiệm bằng hạt đã rút được
một kinh nghiệp thực tế sau).
1) Để trồng thẳng bằng hạt đạt hiệu quả cao hơn, tốt nhất trồng trước tháng 3
âm lịch (trước tết thanh minh) trước tết thanh minh thì các loại sâu bệnh đang
trong giai đoạn trứng, và sau thanh minh là mùa sinh nở của sâu bệnh, vì vậy
trồng thẳng bằng hạt ở thời gian này trong quá trình cây mầm bị sâu bệnh hại
khá nhiều có nơi bị trên 60%.
2) Để quản lý được vườn cây con ở thời điểm sau thanh minh làm như sau, giao
giống cho các hộ gia đình theo diện tích đăng ký, hướng dẫn ươm tại vườn của
từng gia đình trước khi đem trồng, thời gian ươm từ ngày ươm đến ngày đem
trồng từ 30 – 40 ngày cây cơ bản đã hoá gỗ và đảm bảo khi trồng tỷ lệ sống
không dưới 95%, lưu ý trước khi trồng buộc phải luyện cây non.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×