Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hướng dẫn sử dụng hàm excel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.74 KB, 6 trang )

Hàm CORREL()
Trả về hệ số tương quan của hai mảng array1 và array2.
Thường được dùng để xác định mối quan hệ của hai đặc tính. Ví dụ, bạn có thể khảo sát
mối quan hệ giữa nhiệt độ trung bình của một nơi với việc sử dụng các máy điều hòa
nhiệt độ.
Hệ số tương quan chỉ ra mối quan hệ tuyến tính giữa hai mảng. Hệ số tương quan dương
(> 0) có nghĩa là hai mảng sẽ đồng biến; hệ số tương quan âm (< 0) có nghĩa là hai mảng
sẽ nghịch biến.
Cú pháp: = CORREL(array1, array2)
Array1, array2: Các mảng dữ liệu để tính hệ số tương quan.
Lưu ý:


Đối số phải là số, là tên, mảng, hay tham chiếu có chứa số.



Nếu đối số là mảng hay tham chiếu có chứa text, giá trị logic, ô rỗng, thì các giá
trị này sẽ được bỏ qua; tuy nhiên những ô chứa giá trị 0 (zero) vẫn được tính.



Nếu array1 và array2 có số lượng các điểm dữ liệu không bằng nhau, CORREL()
sẽ trả về giá trị lỗi #NA!



Nếu array1 hoặc array2 là rỗng, hoặc nếu độ lệch chuẩn có giá trị bằng 0,
CORREL() sẽ trả về giá trị lỗi #DIV/0!




CORREL() tính toán theo công thức sau:

Ví dụ:
Tính hệ số tương quan giữa hai mảng dữ liệu sau:
(A1:A5) = {3, 2, 4, 5, 6}
(B1:B5) = {9, 7, 12, 15, 17}
CORREL(A1:A5, B1:B5) = 0.997054


Hàm MODE()
Trả về giá trị xuất hiện nhiều nhất trong một mảng hoặc trong một dãy dữ liệu.
Giống như MEDIAN, MODE là thước đo vị trí giá trị.
Cú pháp: = MODE(number1, number2, ...)
number1, number2, ... : Có thể có từ 1 đến 255 đối số (con số này trong Excel 2003 trở về
trước chỉ là 30). Có thể dùng mảng đơn hoặc tham chiếu mảng làm đối số.
Lưu ý:


Nếu đối số là một mảng hay là một tham chiếu có chứa text, giá trị logic, ô rỗng,
các giá trị lỗi, v.v... thì các giá trị đó sẽ được bỏ qua; tuy nhiên, các ô chứa giá trị
là zero (0) thì vẫn được tính.



Trong trường hợp có nhiều số có số lần xuất hiện bằng nhau, thì MODE() sẽ lấy
trả về số nào xuất hiện trước hết, tính từ number1 (từ trái sang phải).




Nếu các giá trị trong các đối số không có giá trị nào lập lại, MODE() sẽ báo lỗi
#NA!

Ví dụ:

Ví dụ 3:
MODE(1, 2, 3, 2, 3, 4, 5) = 2
MODE(1, 2, 3, 3, 4, 2, 5) = 3
Số 2 và số 3 đều có số lần xuất hiện là 2 lần (nhiều nhất), nhưng kết quả trả về sẽ phụ
thuộc vào thứ tự của các đối số. Ở ví dụ trên, số lần xuất hiện (2 lần) của số 2 thì trước số
lần xuất hiện của số 3, nên kết quả là 2; còn ở ví dụ dưới thì ngược lại, do đó kết quả là 3.


Hàm MEDIAN()
Dùng để tính trung bình vị của các số.
Trung bình vị là số nằm giữa một tập số, có nghĩa là, 50% tập số có giá trị lớn hơn số
trung bình vị, và 50% tập số còn lại nhỏ hơn số trung bình vị.
Cú pháp: = MEDIAN(number1, number2, ...)
number1, number2, ... : Là một dãy, một mảng, một danh sách các giá trị... Có thể có từ 1
đến 255 giá trị (con số này trong Excel 2003 trở về trước chỉ là 30)
Lưu ý:


Các đối số phải là số, tên, mảng, hoặc tham chiếu đến các vùng có chứa số. Nếu
đối số là mảng hoặc tham chiếu, Excel sẽ kiểm tra tất cả các số có trong đó.



Nếu đối số là mảng hoặc tham chiếu mà có chứa text, trị logic, ô rỗng... những giá
trị đó sẽ được bỏ qua; tuy nhiên, các ô chứa giá trị là zero (0) thì vẫn được tính.




Nếu có một số chẵn các đối số, MEDIAN() sẽ tính trung bình vị hai số nằm ở
giữa.

Cần phân biệt sự khác nhau giữa ba hàm tính trung bình:
• AVERAGE tính trung bình cộng của các số, là lấy tổng các số chia cho số lượng
các số. Ví dụ, trung bình cộng của 2, 3, 3, 5, 7, 10 là 30 chia cho 6, bằng 5.


MEDIAN tính trung bình vị của các số, là số nằm ở giữa của các số. Ví dụ, trung
bình vị của 2, 3, 3, 5, 7, 10 là số 4.



MODE tính số lần xuất hiện nhiều nhất của một số trong dãy số. Ví dụ, trong các
số 2, 3, 3, 5, 7, 10 thì số 3 là số xuất hiện nhiều nhất.

Ví dụ:


Hàm AVERAGE()
Tính trung bình (trung bình cộng) của các số.
Cú pháp: = AVERAGE(number1, number2, ...)
number1, number2, ... : Các số dùng để tính trung bình. Tối thiểu phải là 1 và tối đa là
255 đối số (con số này trong Excel 2003 trở về trước chỉ là 30). Các đối số có thể là số, là
tên, là mảng hay tham chiếu đến các giá trị số.
Lưu ý:



Nếu đối số là một mảng hay là một tham chiếu có chứa text, giá trị logic, ô rỗng,
các giá trị lỗi, v.v... thì các giá trị đó sẽ được bỏ qua; tuy nhiên, các ô chứa giá trị
là zero (0) thì vẫn được tính.



Nếu cần tính trung bình cả các giá trị logic và các giá trị text thể hiện số, bạn sử
dụng hàm AVERAGEA(), với cùng cú pháp.

Với Excel 2007, để liếc nhanh qua giá trị trung bình, bạn chỉ cần chọn vùng cần tính, hoặc
nếu bạn đang làm việc với một mảng dữ liệu kiểu table thì chỉ cần chọn một cột đơn trong
table (single column), Excel sẽ thể hiện những gì nó tính được ở dưới thanh trạng thái
(status bar).

Ví dụ:

Hàm STDEV()


Ước lượng độ lệch chuẩn dựa trên cơ sở các mẫu thử của một tập hợp.
Độ lệch chuẩn, trong chứng khoán thường được dùng để đo mức độ rủi ro. Ví dụ, một cổ
phiếu có tỷ suất lợi nhuận trung bình là 10%, độ lệnh chuẩn là 12%. Theo đó sẽ có 68,2%
xác suất để tỷ suất lợi nhuận biến thiên trong khoảng -2% cho đến 22% và có 95,4% xác
suất để tỷ suất lợi nhuận nằm trong khoảng -14% cho đến 34%. Như vậy khi độ lệch
chuẩn càng cao thì khả năng "lệch" của tỷ suất lợi nhuận càng cao so với tỷ suất lợi
nhuận trung bình, tức là cổ phiếu có mức độ rủi ro càng cao.[/b][/i].
Hàm tính độ lệch chuẩn dựa theo một mẫu sẽ trả về kết quả là một con số ước lượng,
được tính theo công thức:


Trong đó, n là tổng số các phần tử trong mẫu và X là trung bình cộng của các phần tử
trong mẫu.
Cú pháp: = STDEV(number1, number2, ...)
(number1, number2, ...) : Có thể có từ 1 đến 255 đối số (con số này trong Excel 2003 trở
về trước chỉ là 30)
Lưu ý:


STDEV() giả định rằng các đối số của nó là mẫu của một tập hợp.
Trong hàm STDEV(), các giá trị logic như TRUE, FALSE và các giá trị
text được bỏ qua

* Ví dụ:


Hàm TTEST()
Trả về xác suất kết hợp với phép thử của phân phối Student. Thường dùng để xác định
xem hai mẫu thử có xuất phát từ hai tập hợp có cùng giá trị trung bình hay không.
Cú pháp: = TTEST(array1, aray2, tails, type)
Array1, array2 : Tập hợp số liệu thứ nhất và thứ hai.
Tails : Là 1 hoặc 2, cho biết phần dư của phân phối được sử dụng. Nếu tails = 1,
TTEST() sử dụng phân phối một phía; nếu tails = 2, TTEST() sử dụng phân phối hai
phía.
Type : Loại phép thử t được thực hiện
= 1 : Phép thử từng cặp
= 2 : Hai mẫu thử cùng phương sai (phương sai có điều kiện không đổi)
= 3 : Hai mẫu thử khác phương sai (phương sai có điều kiện thay đổi)
Lưu ý:



Nếu array1 và array2 không có cùng số phần tử, và type = 1, TTEST()
trả về giá trị lỗi #NA!



Nếu tails và type không phải là số nguyên, chúng sẽ được cắt bỏ phần
thập phân để trở thành số nguyên.



Nếu tails và type không phải là số, TTEST() trả về giá trị lỗi #VALUE!



Nếu tails khác 1 hoặc 2, TTEST() trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ:
Cho hai tập hợp sau:
A = 3, 4, 5, 8, 9, 1, 2, 4, 5
B = 6, 19, 3, 2, 14, 4, 5, 17, 1
Hãy tính xác suất kết hợp với phép thử Student từng cặp, phân phối 2 phía?
TTEST({3, 4, 5, 8, 9, 1, 2, 4, 5}, {6, 19, 3, 2, 14, 4, 5, 17, 1}, 2, 1) = 0.196016



×