Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Giáo trình Nông lâm kết hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 74 trang )

NÔNG LÂM KẾT HỢP
(Dùng cho hệ đào tạo Trung cấp nghề)

1


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC
Nông dân vùng núi trên khắp thế giới đang phải đương đầu với những khó
khăn tương tự nhau. Nói chung họ canh tác trên đất có độ dốc từ trung bình đến
rất dốc với tầng đất mỏng và rất dễ bị xói mòn, nhất là ở những nơi mưa theo
mùa, lượng mưa tập trung, cường độ mạnh. Vấn đề canh tác sử dụng đất bền
vững trở nên hết sức cần thiết và cấp bách hàng đầu đối với những người dân
miền núi.
1. Đất dốc
1.1. Khái niệm về đất dốc
• Khái niệm đất dốc: Đất dốc là đất có bề mặt nằm nghiêng, thường gồ ghề,
không bằng phẳng. Mặt nghiêng đó gọi là mặt dốc hay sườn dốc.
• Phân cấp độ dốc: Dựa vào độ nghiêng của mặt dốc người ta chia ra các cấp
độ dốc như sau (5 cấp):
+ Cấp 1: Dốc nhẹ:  <70
+ Cấp 2: Dốc vừa:  Từ 8 - 150

Đất dốc

+ Cấp 3: Dốc hơi mạnh:  Từ 16 - 250
+ Cấp 4: Dốc mạnh:  Từ 26 - 350



+Cấp 5: Dốc rất mạnh:  > 350


Mặt bằng
2. Xói mòn đất
 Khái niệm: Xói mòn đất là quá trình bào mòn, vận chuyển và bồi tụ lớp đất
bề mặt dưới tác dụng của nước, gió và trọng lực.

Hình 1-1: Hạt mưa rơi xuống mặt đất trống làm đất bị bóc ra và trôi theo dòng nước

2


Nếu căn cứ vào hình thức xói mòn có thể chia ra thành 3 loại:
⇒ Xói mòn mặt: Là hình thức xói mòn mang tính chất đồng đều xảy ra trên
toàn bộ bề mặt đất, tuy nhiên mức độ xói mòn thì có thể mạnh yếu khác
nhau tuỳ thuộc vào vật tác động và địa hình.
⇒ Xói mòn rãnh: Là hình thức xói mòn hình thành các rãnh lõm lớn tự nhiên
do dòng chảy bề mặt tạo thành.
⇒ Xói mòn mương: Là hình thức xói mòn tạo thành các mương rãnh sâu làm
cho mặt đất ghồ ghề không thể canh tác được. Loại xói mòn này cần phải
được ngăn chặn kịp thời tránh để lan rộng.

Hình 1-2: Xói mòn mặt

Hình 1-3: Xói mòn rãnh

Hình 1-4:
mương

Xói

mòn


a. Tác dộng xói phá của giọt mưa: Khi
mưa các giọt nước mưa rơi xuống mặt
đất sinh ra một lực làm tan rã các hạt
đất và toé ra xung quanh. Nếu hạt mưa
càng lớn, lượng mưa càng nhiều thì
mặt đất bị xói mòn càng mạnh.

Hình 1- 5: Tác động xói phá của
hạt mưa

3


b. Tác động cuốn trôi
dòng chảy

Hình 1-6 : Tác động
cuốn trôi của dòng chảy



Khi mưa lượng mưa rơi xuống mặt đất
được chia làm 3 phần:
• Phần 1: Được giữ lại nhờ các vật che
phủ và bốc hơi dần vào không trung
• Phần 2: Ngấm vào lòng đất
• Phần 3: Tạo thành dòng chảy trên bề
mặt đất.


Khi dòng chảy xuất hiện sẽ gây ra lực
cuốn trôi các hạt đất và các vật khác trên
đường di chuyển. Cùng với quá trình đó gây
ra lực cọ sát, giữa dòng nước và bề mặt đất
làm tan rữa lớp đất mặt

Hình 1-7: Tác động vật lý của xói mòn đất

2/ Tác hại xói mòn đất
- Các chất dinh dưỡng ( N,P,K ) tập trung chủ yếu trên bề mặt đất bị mất đi dẫn
đến đất nghèo chất dinh dưỡng, đất bị nén chặt và kết váng, làm giảm năng suất
sản lượng cây trồng .
- Khả năng giữ nước của đất bị giảm, đất khô hạn, cây trồng có nguy cơ bị độc
hại.
- Ảnh hưởng đến môi trường: Đất bồi lòng sông.
- Lụt lội, ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội, kinh tế, cuộc sống của con người.
3/ Nguyên tắc phòng chống xói mòn
- Hạn chế sức công phá của hạt mưa trên bề mặt đất bằng cách tăng cường các
vật liệu che phủ.
- Hạn chế dòng chảy trên mặt, biến dòng chảy mặt thành dòng chảy ngầm.
- Cải tạo đất, nâng cao độ phì cho đất, sức đề kháng cho đất

4


- Có chế độ canh tác hợp lý (làm đất, bón phân, cải tạo đất, trồng cây họ đậu).
* Rửa trôi đất là quá trình các chất dinh dưỡng (N, P, K) và các chất khoáng
(Ca2+, Mg2+, K+...) nơi tầng đất mặt hoà tan với nước ngầm và thấm sâu
xuống các tầng đất sâu phía dưới làm cho tầng đất mặt bị nghèo và xấu đi.
3. Sự cần thiết bảo vệ đất chống xói mòn đất, bảo tồn đất và nước

3.1. Tính cấp bách của việc chống xói mòn bảo vệ đất
 Xói mòn là một hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến đất đai và gián tiếp đến
sức sản xuất của một địa điểm, đặc biệt là trên đất dốc.
 Bảo tồn đất để kiểm soát sự xói mòn cần được quan tâm:
- Xói mòn diễn ra trên hầu hết các vùng đất dốc. Đất càng dốc khả năng
xói mòn càng mạnh, xói mòn còn phụ thuộc vào chế độ mưa, loại đất, đặc điểm
của thực vật che phủ và các hoạt động sử dụng đất của con người.
- Xói mòn đang là nhân tố quan trọng làm suy thoái tài nguyên đất, làm
hoang hoá các vùng đất dốc nhiệt đới, làm đói nghèo đời sống của người dân ở
nhiều vùng trên thế giới.
- Xói mòn càng mạnh khả năng phục hồi của đất và tài nguyên sinh vật
càng khó khăn, vật liệu bào mòn làm cạn hồ tích nước, gây lũ lụt hạn hán.
Chống xói mòn để bảo vệ vốn đất là một trong những nhiệm vụ cấp bách giúp
cho sự tồn tại của con người trên hành tinh.
3.2. Tính cấp bách của việc bảo tồn nước
 Nước là một tài nguyên quan trọng cho cuộc sống của con ngời trên trái đất.
Tuy nhiên nước cũng là một tai họa cho chúng ta nếu quá thừa hay quá thiếu, và
nó sẽ là những nguyên nhân gây ra các thiên tai như lũ lụt và hạn hán.
 Xét đến tài nguyên nước chúng ta nên quan tâm đến số lượng, sự điều hoà
phân phối theo thời gian và chất lượng của nó.
 Nhu cầu về nước của con người ngày càng gia tăng :
- Nhu cầu nước của con người ngày càng tăng lên bao gồm nhu cầu nước
tưới cho trồng trọt, nước cho chăn nuôi, nước cho công nghiệp và nước cho sinh
hoạt hàng ngày.
- Nguồn nước đang ngày càng khan hiếm và mất ổn định dẫn đến hoang
hoá đất đai, lũ lụt, hạn hán...
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm (ô nhiễm hữu cơ, chất độc hoá học, v.v..)
- Việc sử dụng đất bị chi phối bởi lưu vực nước của các hệ thống sông
ngòi và càng ngày người ta càng nhận thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ của thượng
lưu, hạ lưu một con sông và vùng biển của một khu vực.


5


• Các yếu tố chi phối đến xói mòn đất
Khí hậu
 Quan hệ giữa điều kiện khí hậu với tình hình xói mòn đất hết sức mật thiết và
phức tạp.Ở nơi có độ ẩm cao do mưa nhiều dễ gây ra xói mòn. Nhưng ở đâu có
điều kiện khí hậu thuận lợi ở đó cây, cỏ sinh trưởng tốt và như vậy sẽ làm hạn
chế xói mòn.
 Ngược lại ở nơi khô hạn, lượng mưa ít, cây cỏ khô cằn khả năng ngăn cản lực
công phá của giọt mưa kém, dễ xói mòn. Nơi có gió mạnh làm tăng cường tốc
độ rơi của giọt mưa và dễ gây xói mòn...
 Trong các yếu tố khí hậu lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn mạnh
nhất, nó thể hiện qua sự phân bố mưa theo mùa trong năm và cường độ mưa.
Cường độ mà càng lớn sức gõ của hạt mưa xuống mặt đất càng mạnh và làm
tăng dòng nước mặt, độ xốp của đất giảm, sức thấm nước của đất giảm và làm
tăng khả năng xói mòn đất.
Địa hình
 Địa hình là cơ sở của xói mòn đất là điều kiện gây ra dòng chảy, làm cho thế
năng của nước trên mặt đất biến thành động năng.
 Những yếu tố địa hình làm ảnh hưởng tới xói mòn đất là: độ dốc, chiều dài
dốc và hình dạng mặt dốc.
- Đất càng dốc, sườn dốc càng dài xói mòn càng mạnh.
- Ngoài ra hướng dốc khác nhau điều kiện tiểu khí hậu cũng khác nhau
Địa chất và đất
 Đất là đối tượng của xói mòn, sự phong hoá trên mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽ
hình thành các loại đất với các tính chất khác nhau, như vậy tính chất và cường
độ xói mòn ở mỗi loại đất là không giống nhau.
 Hình thức xếp lớp của đá mẹ cũng ảnh hưởng tới xói mòn

 Thành phần cơ giới của đất có ảnh hưởng rất lớn chế độ nước của đất và xói
mòn;
 Độ xốp của đất nói lên số lượng lỗ hổng trong đất nhiều hay ít do đó nó ảnh
hưởng lớn tới tốc độ thấm nước và sức chứa nước của đất và như vậy có ảnh
hưởng đến xói mòn.
 Tính chất hoá học của đất ảnh hưởng tới xói mòn đất: chẳng hạn hàm lượng
chất hữu cơ cao sẽ thúc đẩy sự thấm nước vào đất; các ion Ca++, Mg++ có ảnh
hưởng tốt đến cấu tượng đất.
Thảm thực vật
 Thảm thực vật sẽ ngăn cản tốt chống lại xói mòn đất, tán lá ngăn cản lực
'xung kích' của giọt mưa, làm tăng lượng nước thấm vào đất, hạn chế dòng chảy
6


bề mặt... mặt khác bộ rễ thực vật làm thành mạng lưới dày đặc trong đất có tác
dụng giữ đất, làm tăng độ xốp của đất, làm tăng khả năng giữ nước của đất.
Các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người.
 Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế xã hội trong
nhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
tài nguyên đất. Con người với các hoạt động sử dụng và quản lý đất khác nhau
đã góp phần gây ra xói mòn đất và xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc
làm suy thoái tài nguyên đất.
 Các hoạt động sử dụng và quản lý đất dẫn đến xói mòn đất như sau:
- Khai thác rừng không hợp lý
- Phá rừng làm nương rẫy.
- Canh tác nông nghiệp không bền vững
- Lửa rừng
- Chăn thả gia súc quá mức
- Xây dựng đường, cầu cống, nhà cửa, đường điện ở vùng đồi núi không hợp lý
- Khai thác khoáng sản không hợp lý

- Trồng rừng quy mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và chọn loại cây
trồng hợp lý.
4. Kỹ thuật bảo tồn đất và nước phòng chống xói mòn đất trên đất dốc
4.1. Hệ thống kênh mương trên đất dốc
a. Kênh mương tiêu nước
- Bố trí theo chu vi đất canh tác, độ sâu khoảng 0,5 m
- Kênh mương bố trí theo sát chu vi dù đất có độ dốc
- Cứ khoảng 15 m theo chiều dài dốc lại bố trí 1 đập chắn và hố chứa
nước để giảm chiều dài dốc góp phần làm giảm vận tốc dòng chảy.
- Nên trồng các cây họ đậu hai bên bờ kênh mương để giữ đất
- Lợi dụng các khe rãnh tự nhiên, nếu không thì phải đào mới
- Phần cuối các mương tiêu nước cần được đào sâu hơn, rộng hơn phần
trên để nước không tụ lại quá nhiều và tràn sang hai bên bờ kênh tiêu nước.

7


Hình 1-8 : Đào kênh tiêu nước
b. Đào rãnh và đắp bờ
- Xây dựng để gom nước thừa từ diện tích đất canh tác
- Nên xây dựng ở các vùng đất dốc từ 5 -25%
- Kênh mương đồng mức là rãnh thu nước song song với đường đồng mức
- Nên thiết kế: cứ khoảng đất canh tác rộng 15 -20m, có 1 kênh mương
đồng mức.
- Phía dưới mương, bờ mương được đắp để bảo vệ mương và thu nhiều
nước hơn.
- Bờ mương nên có một độ dốc nhỏ để tránh sự phá hoại do dòng nước chảy.
- Việc đào mương và đắp bờ mương được tiến hành đồng thời và nên làm
từ đỉnh đồi trở xuống, phía dưới bờ mương có thể kết hợp trồng cỏ.
Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Xác định kích thước của rãnh và đường đồng mức.
+ Bước 2: Tiến hành đào các rãnh sâu 50 - 60 cm, rộng 40 - 50 cm theo
đường đồng mức. (Chú ý: Khoảng cách rãnh: 5 - 10 m tuỳ theo độ dốc)
+ Bước 3: Trồng cây dọc theo bờ đất, có thể xây dựng đập chắn và hố bẫy
đất để tăng hiệu quả phòng chống xói mòn.

8


Hình 1-9: Đào rãnh và đắp bờ

c. Ưu điểm của kênh mương thu, tiêu nước trên đất dốc
- Bảo vệ đất canh tác không bị ảnh hưởng của nước chảy tràn từ đồi cao
xuống.
- Kiểm soát xói mòn theo khe
- Làm giảm ảnh hưởng bào mòn của nước chảy bề mặt
d. Hạn chế
- Nếu thiết kế và xây dựng không đúng sẽ bị nước chảy tràn qua đất canh
tác…
- Cần phải bảo trì và nạo vét liên tục
- Ở những nơi đất có thành phần cơ giới nhẹ cần phải gia công bờ mương
e. Điều kiện áp dụng
- Nông hộ phải biết xác định chính xác đường đồng mức để đào mương
- Phải giành một phần diện tích đất canh tác để xây dựng kênh mương…
- Đường tiêu nước phải được có sự kết hợp với các nông hộ khác tránh
gây mâu thuẫn xung đột.
4.2. Bờ tường bằng đá
a. Đặc điểm
- Ở những vùng đất canh tác có lẫn đá nhiều thì thích hợp cho việc xây
dựng bờ tường bằng đá.

9


- Dọc theo đường đồng mức và phía trên các hàng đai cây bụi đồng mức,
cắt ngang mặt dốc làm bề mặt để đặt và giữ chặt các hòn đá lên nhau.

Hình 1-10: Tạo vật chắn bằng bờ đá đồng mức
- Nếu có nhiều đá thì nên xếp bờ tường đá cao ngang với điểm giữa 2
đường đồng mức.
- Trồng cây bụi đa tác dụng phía trên dốc của bờ tường đá
- Trồng cỏ hoặc dứa phía dưới dốc của bờ tường đá
- Đá to xếp phía ngoài và đáy, đá nhỏ xếp bên trong và tạo bờ tường hình
thang.
- Khoảng cách giữa các bờ tường đá tùy thuộc vào độ dốc của đất canh
tác.
Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Đào kênh tiêu nước ở phía trên để ngăn ngừa dòng chảy từ trên
xuống.
+ Bước 2: Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A.
+ Bước 3: Đào nền móng cho bờ đá: Nền móng rộng từ 50-70 cm, sâu 1025 cm. Đất đào móng được lấp lên phía trên để tạo thành 1 bờ đất
+ Bước 4: Xếp bờ đá: Đá to xếp xuống dưới, đá nhỏ xếp lên trên và được
thu hẹp dần. Khoảng cách giữa các bờ đá tuỳ thuộc vào độ dốc mặt đất.
+ Bước 5: Trồng cây họ đậu mọc nhanh phía dưới bờ đá khoảng 10 cm và
cách nhau: 15-30 cm để giảm nguy cơ bị xói đổ bờ đá, ngoài ra còn cung cấp
củi, thức ăn gia súc, phân bón...
10


+ Bước 6: Trồng các loại cỏ làm thức ăn cho gia súc phía trên bờ đá. Đất
bị xói mòn sẽ bị giữ lại ở chân bờ và bón cho cỏ, cỏ làm thức ăn cho gia súc,

phân xanh ... vv.
b. Ưu điểm
- Sử dụng luôn đá lẫn ở đất canh tác
- Có thể áp dụng ở mọi nơi, kể cả những nơi không đào được mương
- Bờ tường đá làm giảm tốc độ dòng chảy bề mặt, lắng đất cát
- Tăng lượng nước thấm vào đất
- Công trình này được sử dụng lâu dài hơn các loại khác
c. Hạn chế
- Tốn công lao động, chiếm nhiều diện tích canh tác, có thể cản trở đi lại,…
- Phải thường xuyên bảo dưỡng tường đá, sau đất được tích tụ lại phía trên
- Để hiệu quả hơn cần phải có các mương tiêu nước
- Xếp đá cũng phải có kỹ thuật
d. Điều kiện áp dụng
- Nơi phải có nhiều đá
- Nơi đất quá dốc thì khó áp dụng
- Bờ tường đá nên xây dựng và củng cố trong nhiều năm
4.3. Xây dựng bậc thang để canh tác
a. Đặc điểm
- Xây dựng bậc thang để canh tác là 1 kỹ thuật canh tác bảo vệ đất,
thường được sử dụng trên đất dốc, sườn đồi núi để giữ nước và kiểm soát xói
mòn đất.
- Một loạt các bậc thang được xây dựng để canh tác trên đất dốc từ thấp
đến cao
- Bờ taluy được đắp bằng đất đá và trồng cỏ để cố định
- Kích thước bề rộng bậc thang tùy thuộc vào độ dốc cả đất, chiều dài của
lớp đất mặt và các loại hoa mầu được dự tính trồng
- Bờ taluy sau khi xây dựng chỉ nên cao tối đa 1,5 m.
- Mô đất và bờ taluy quá cao sẽ tốn phí và bảo vệ khó.

11



Hình 1-11: Xác định kích thước L và L1 của bậc thang

Hình 1-12 : San bậc thang


Hình 1-13: Đắp bờ bậc thang

Cách xây dựng
- Bước 1: Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A.

- Bước 2: Xác định kích thước (L) của bậc thang và khoảng cách (L1) giữa
các bậc thang. Điều này phụ thuộc vào độ dốc bề mặt đất.
- Bước 3: Đào bậc thang: Chú ý phải để riêng lớp đất mặt.
- Bước 4: San và đắp bờ bậc thang: Chú ý mặt của bậc thang phải hơi dốc
dần vào phía trong.
- Bước 5: Đào rãnh ở mép trong của bậc thang để hạn chế dòng chảy.
- Bước 6: Trả lại lớp đất màu để canh tác.

12


Hình 1-14: Ruộng bậc thang
b. Một số điểm lưu ý khí xây dựng bậc thang
- Khởi công xây dựng bậc thang khi thời tiết không quá khô hay qúa ẩm
ướt.
- Phải để riêng lớp đất mặt mầu mỡ, để sau này trải đều lên bề mặt bậc
thang
- Nên đào hệ thống tiêu nước khi hoàn tất đắp bậc thang

- Bờ mô và taluy phải được đầm, nện chặt đất
- Bậc thang phải được xây dựng theo đường đồng mức
- Mặt của bậc thang phải hơi dốc dần vào phía trong
c. Ưu điểm
- Kiểm xoát hiệu quả xói mòn đất
- Tăng lượng nước thấm vào đất
- Các mương tiêu nước ở mép trong của bậc thang giữ lại vật liệu xói mòn
- Giảm chiều dài dốc, giảm dòng chảy mặt
- Cải thiện được độ phì của đất
d. Hạn chế
- Có tác động lớn đến lớp đất mặt do vậy sẽ làm giảm năng suất ít nhất
trong 2,3 năm đầu.
- Cần nhiều vốn, lao động để xây dựng, bảo trì bậc thang
13


- Nếu giữa các bậc thang có khoảng cách sẽ chiếm nhiều diện tích đất
canh tác
e. Điều kiện áp dụng
- Không thích hợp cho các loại đất rễ sạt lở
- Không thích hợp để trồng các loại cây không chịu được úng
- Nông dân nghèo, hệ thống bậc thang cho tỷ lệ thu hồi vốn và lợi nhuận
thấp so với kinh phí đầu tư ban đầu
- Xây dựng bậc thang canh tác lúa nước phải chọn ở nơi có nguồn nước.
4.4. Rào cản cơ giới
a. Đặc điểm
- Hạn chế tốc độ nước chảy trên bề mặt, giữ lại các sản phẩm xói mòn
mặt.
- Rào cản cơ giới có thể làm bằng gỗ, cành nhánh cây hay đá..
- Các cọc gỗ được đóng xuống đất, giữa chúng đan xen bằng tre, nứa,

cành nhánh, cùng các vật liệu hữu cơ khác để cản dòng chảy của nước.
- Khoảng cách giữa 2 hàng rào cản cơ giới tùy thuộc độ dốc của đất, tuy
nhiên khoảng cách đó cũng chỉ biến động 4-8 m, ở giữa rào cản cơ giới người ta
canh tác cây nông nghiệp.
b. Ưu điểm
- Giảm lượng nước chảy trên bề mặt
- Giữ lại các sản phẩm xói mòn
- Nếu làm rào cản cơ giới sau một thời gian đất dốc có thể phát triển
thành bậc thang.
- Có thể ngăn cản trâu bò phá hoại
- Tăng lượng nước thấm vào đất
c. Hạn chế
- Rào cản cơ giới bằng tre, gỗ nên không bền, dễ mục trong 2-5 năm
- Tốn công lao động và tìm vật liệu
d. Điều kiện áp dụng
- Áp dụng nơi có độ dốc trung bình nhưng canh tác trên đất dốc không
hiệu quả.
- Nơi có lao động, sẵn có vật liệu hữu cơ
- Có thể nông dân chấp nhận làm rào cản cơ giới khi hoa mầu canh tác
giữa các rào cản cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

14


4.5. Bẫy đất và nước
a. Đặc điểm
- Đây là công trình xây dựng để giữ lại sản phẩm của xói mòn là đất và
nước trên đất dốc.
- Bẫy đất và nước thường được làm dạng hố và hào giữ nước được thiết
kế trong lòng các kênh thu và tiêu nước.

- Kích thước của hố tùy thuộc vào độ dốc, mức độ của dòng chảy mặt và
mức độ cần bảo vệ của các kênh mương.
- Các rào cản phía dưới hố để chắn đất, nước có thể làm bằng tre, gỗ, đá
hoặc các loại vật liệu sẵn có ở địa phương.
- Các hố tích nước riêng biệt cần kết hợp với các mô đất, 1 hố thường có
kích thước dài 1 m, rộng 0,5m sâu 0,8 m.
- Mô đất bố trí phía dưới dốc cách hố 1-2m.
- Nếu hố với mục đích chứa, tích nước có thể làm lớn hơn, đáy và thành
có thể trát vữa bata.

Hình 1-15: Bẫy đất và nước
b. Ưu điểm
- Ngăn chặn sự phát triển, mở rộng và xói sâu các khe
- Tạo điều kiện tốt để các vật liệu bị bào mòn lắng đọng lại, tăng lượng
nước thấm vào đất.
- Giảm tốc độ dòng chảy ở các khe xói mòn và đường đồng nước chảy
- Nơi đất lắng đọng có thể canh tác hoa mầu, trồng cây ăn quả, cây công
nghiệp.
- Đơn giản, dễ xây dựng
c. Hạn chế
- Phải nạo vét thường xuyên để tránh nước tràn bờ trong các trận mưa lớn.
- Các đập chắn phải bảo trì và sửa chữa thường xuyên
15


- Các bẫy đất được xây dựng riêng lẻ nếu không có các hỗ trợ bảo vệ khác
sẽ kém hiệu quả.
- Tốn công, tốn diện tích.
d. Điều kiện áp dụng
- Dễ áp dụng ở những nơi có sẵn vật liệu làm đập chắn.

- Phân công lao động để nạo vét hố và tu sửa đập chắn thường xuyên.
- Diện tích canh tác rộng và thiếu nước về mừa khô.
4.6. Tích nước ở vùng cao
a. Đặc điểm
- Các hồ tích nước nhỏ giúp lưu giữ nước mưa cho đất canh tác
- Hồ chứa nước nhỏ sẽ hiệu quả nếu được phối hợp với các yếu tố như:
lưu vực nơi hứng nước mưa và tạo nước chảy tràn trên bề mặt.
- Lưu vực nước phải có diện tích đủ lớn để gom nước vào hồ tích nước.
- Địa điểm để xây dựng các hồ tích nước nhỏ có thể ở chỗ cao hay ở vùng
đất thấp, thung lũng nơi có thể lợi dụng nước chảy thiên nhiên.
Lượng nước chảy đến hồ phụ thuộc vào lượng nước mưa hàng năm, điều
kiện đất đai, địa hình và độ che phủ thực vật.
Ước tính lượng nước đến hồ bằng công thức sau:
W đến = 1000.P.F.δ
Trong đó:
W: Lượng nước đến hồ trong năm (m3 hoặc 1000 m3)
δ: Hệ số dòng chảy bình quân trong năm, tháng
P: Lượng mưa hàng năm, tháng ứng với tần suất mưa (mm)
F: Diện tích thu nước của hồ (tính bằng km2 hoặc m2)
- Phải xây dựng đập ngăn nước và đập tràn xả lũ.
- Phải chọn nơi đắp đập có nhiều dài ngắn nhất, bờ taly ở phía thượng lưu
phải rải sỏi và thoải hơn phía hạ lưu.
- Nên kết hợp làm đập tràn và mương tiêu xả ở một vị trí khác để bảo vệ
đập chính.
b. Ưu điểm
- Cải thiện được sức sản xuất lương thực, thực phẩm ở vùng cao
- Đảm bảo sự cân bằng và bảo tồn sinh thái
- Dễ xây dựng, đầu tư thấp
- Hạn chế tác hại của khô hạn, có nước tưới vào mùa khô cho đất canh tác.
- Phần lớn xây dựng và quản lý cá thể nên tránh được tranh chấp.


16


c. Hạn chế
- Tốn nhiều lao động
- Có thể thất thoát nước do bốc hơi hoặc rò rỉ
- Các loại thực vật thủy sinh và bèo nổi có thể xâm nhiễm hồ tích nước.
- Không kiểm soát được lượng nước chảy tràn trong các trận mưa lớn có
thể gây hư hại hồ, đập.
- Thiết kế và xây dựng kém, dẫn đến xói mòn và lụt ở phía dưới hồ.
d. Điều kiện áp dụng
- Nơi có độ thấm nước, rò rỉ cao cần tráng đáy hồ bằng plastic hay sét
nặng.
- Cần nhiều công lao động
- Mất một số diện tích đất canh tác, có thể nông dân không ưng thuận
- Cần có vốn để xây dựng hồ, đập
- Đòi hỏi người dân phải có kiến thức, kỹ năng để xây dựng và quản lý hồ
và hệ thống thủy lợi nhỏ.
e. Những bước quy hoạch hồ chứa nước nhỏ
- Xác định địa điểm xây dựng hồ chứa nước
+ Nơi xây dựng hồ thường là những thung lũng hoặc khe suối có diện tích
lấy nước lớn, lòng khe suối rộng, cửa xây đập hẹp.
+ Với vùng núi đá vôi cần nắm vững các mạch ngầm…
- Thu thập các tài liệu cơ bản quy hoạch hồ, bản đồ, địa hình
+ Diện tích thu nước: Điều tra thực tế, bản đồ
+ Tài liệu thủy văn: Mưa lũ, hệ số, dòng chảy trên mặt, lượng bốc hơi
+ Các tài liệu về nhu cầu nước tưới và các nhu cầu dùng nước khác
- Tính toán cân bằng nước của hồ chứa nước, lượng nước đến hồ, theo
công thức (1)

f. Quản lý và sử dụng nước hồ
- Quản lý các công trình
- Sử dụng nước hồ để tưới
- sử dụng nước hồ cho sinh hoạt
- Nuôi trồng thủy sản.
5. Kỹ thuật gây dựng thảm thực vật trên đất dốc
5.1. Cây che phủ đất
a. Khái niệm về cây che phủ đất
- Nghĩa hẹp: Cây che phủ đất bao gồm các cây phân xanh trồng xen giữa
các hàng rộng của các cây thương phẩm trong hộ gia đình hay đồn điền (Cà phê,

17


Cọ dầu, Dứa…) với tác dụng làm đất tốt, trồng co dại (chứ không quan tâm đến
việc làm thức ăn chăn nuôi hay lấy hạt để ăn ).
- Nghĩa rộng: Cây che phủ đất bao gồm tất cả các loài cây có chức năng
bảo vệ quỹ đất, đa dạng sinh học cũng như tái tạo cảnh quan môi trường sống
cho con người.

Hình 1-16: Che phủ đất bằng lạc dại
Có thể hiểu rõ hơn, tức là tất cả các loài cây có thể làm phục hồi đất
thoái hóa, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ các vùng đất xói lở, khai hoang
lấn biển, chống cát bay và sa mạc hóa…
b. Tác dụng của cây che phủ đất
* Tác dụng giữ đất, giữ nước
- Cây che phủ đất chống xói mòn rửa trôi đất
- Tạo nguồn nước và chống bốc hơi
* Tác dụng cải tạo đất và điều hòa dinh dưỡng
- Cải thiện chế độ mùn của đất

- Cải thiện tính chất vật lý, chế độ nước của đất
+ Đất tơi xốp hơn
+ Đất ẩm hơn
- Cải thiện kết cấu đất (tăng khả năng kết dính của các vi hạt, kết cấu đoàn
nạp lớn hơn, đất tơi xốp hơn)
- Tăng khả năng hấp thụ, trao đổi chất
- Tăng cường dự trữ dinh dưỡng cho đất
- Cây che phủ đất là nguồn đạm quan trọng cho đất (vật rơi rụng, cố định
đạm sinh học nhờ cầy họ Đậu…)
- Chất hữu cơ ngăn ngừa cố định lân

18


+ Chất tiết từ rễ cây họ đậu chứa nhiều acid Tactric và acid Citric, các
nhóm hydroxuyl và cacbonxyl của các acid này có khả năng tạo phức hợp
Chelat Fe3+ bởi thế giải phóng nhiều P từ phốt phát Fe và Al trong đất.
+ Vật liệu hữu cơ, phân xanh có thể ngăn ngừa có hiệu quả sự kết tủa lân
do Fe và Al di động, duy trì khá lâu nông độ lân dễ tan trong dung dịch đất.
- Cây che phủ đất nguồn Kali sinh học đất
- Cây che phủ đất khống chế cỏ dại
* Tác dụng điều hòa khí hậu
- Điều hòa chế độ nhiệt, biên độ nhiệt
- Điều hòa độ ẩm
- Giảm lượng bốc hơi, thoát nước
* Cây che phủ đất góp phần xóa đói giảm nghèo
- Cung cấp lương thực thực phẩm giàu dinh dưỡng
- Thức ăn chăn nuôi
- Phân xanh
- Gỗ, củi

* Cây che phủ đất tôn tạo cảnh quan văn hóa
c. Các phương pháp sử dụng cây che phủ đất
* Cây phân xanh che phủ đất
Thường là cây đa mục đích: cây che phủ đất chống xói mòn, cho bóng,
làm củi, lấy gỗ, lấy sợi, làm thức ăn gia súc, lương thực, làm thuốc chữa bệnh…
- Có thể có các hình thức sử dụng cây phân xanh:
+ Băng xanh, hàng rào xanh chống xói mòn
+ Hàng rào sống
+ Đai phòng hộ chắn gió
+ Che bóng cho cây ăn quả, công nghiệp, cây ngắn ngày…
+ Cây tiên phong cải tạo đất
* Cây thức ăn gia súc kiêm dụng
* Đai cây chắn sóng bảo vệ đê biển
* Đai cây cố định bãi bồi ven biển
* Đai cây chắn cát bay
* Đai cây chắn gió cho các lô trồng cây công nghiệp, hoa mầu, lúa…
* Cây hàng rào làng, vườn hộ, nương rãy cố định …
* Cây tạo cảnh quan văn hoa
d. Một số nguyên tăc chọn cây trồng che phủ đất
- Mục đích sử dụng chính phải xác định rõ ngay từ đầu

19


- Chọn cây trồng thích hợp với sinh thái khí hậu, cơ cấu cây trồng và chế
độ luôn canh vùng.
- Cây mọc nhanh nhưng không trồng xen không lấn át cây trồng chính
- Tái sinh mạnh, đặc biệt là tái sinh hạt, năng suất hạt cao, ít sâu bệnh.
- Chịu được đất chua, hạn hoặc úng ngập, đòi hỏi đầu tư ít, thích hợp với
năng lực đầu tư thấp và trình độ kỹ thuật của người dân địa phương.

- Cố gắng bố trí tối đa cây họ Đậu kết hợp với cây không phải họ Đậu, ưu
tiên các loài cây họ Đậu có hạt ăn được.

Hình 1-17: Đậu nho nhe che phủ đất
- Ưu tiên chọn cây đa mục đích, kết hợp tối đa với cây dài ngày có bộ rễ
ăn sâu với cây ngắn ngày rễ ăn nông để tận dụng không gian dinh dưỡng.
5.2. Luân canh hoa mầu
a. Đặc điểm
- Là rất nhiều loại hoa mầu được canh tác liên tiếp nhau, loài này kế tiếp
loài kia trên cùng một diện tích theo một thứ tự thời gian nhất định.
- Một hệ thống luân canh tốt quan tâm đến các đặc điểm của từng loại hoa
mầu, cái gì mất đi và cái gì được trả lại cho đất, nhưng tổng thể là cải thiện được
lý hòa tính và độ mầu mỡ của đất.
- Các cây họ Đậu ngắn ngày thường được sử dụng nhiều trong hệ thống
luân canh.

20


Hình3-17: Luân canh cây đậu tương ở huyện Văn Chấn, Yên Bái

Hình 1-18: Cậy đậu tương
b. Ưu điểm
- Rất hiệu quả để cải thiện độ phì của đất
- Giảm sự thất thoát chất dinh dưỡng
- Giúp sự thất thoát chất dinh dưỡng
- Giúp giữ năng suất của hoa mầu
- Làm đa dạng hóa các loài canh tác, đa dạng sản phẩm, thay đổi khẩu
phần bừa ăn cho nông dân.
- Giúp kiểm soát sau bệnh hại, đặc biệt hạn chế sâu đơn thực (chỉ ăn một

loại thức ăn)
c. Hạn chế
- Có thể khó khăn cho nơi nguồn nguyên liệu sản xuất nghèo nàn.
- Ít được áp dụng với cây lâu năm
- Đôi khi đòi hỏi người nông dân trồng cây không phù hợp sở thích của họ.
- Đòi hỏi người nông dân phải biết kỹ thuật trồng nhiều loài cây.
- Có thể trước mắt cho thu nhập thấp.
d. Điều kiện áp dụng
- Áp dụng tốt trên đất nghèo kiệt
- Nơi người dân sẵn lao động và kinh nghiệm sản xuất
- Những nơi chính sách đất đai chưa rõ ràng có thể nản lòng người dân
khi họ áp dụng các kỹ thuật bảo vệ đất và nước.
21


- Những nơi người dân có thói quen sản xuất hoa mầu trái vụ thì khó áp
dụng…
5.3.Trồng cỏ theo băng trên đất dốc
a. Đặc điểm
- Băng cỏ làm giảm dòng chảy mặt
- Băng cỏ phải được trồng theo đường đồng mức
- Băng cỏ cũng có thể được trồng ở các mô đất đắp ở mép bậc thang.
- Băng cỏ cũng có thể được trồng ở phía trên dốc của bờ tường đá, rào cản
cơ giới.

Hình 1-19: Trồng cỏ theo băng
- Phải định kỹ cắt tỉa băng cỏ (2-4 tháng/lần) để ngăn chúng ra hoa, lấy
vật liệu che phủ đất dốc, thức ăn xanh cho gia súc.
- Các hom cỏ có thể trồng hình nanh sấu, khoảng cách trồng 30x20 cm.
- Các loài cỏ có thể trồng theo băng.

+ Cỏ voi
+ Cỏ tín hiệu
+ Cỏ Ruzi
+ Cỏ Ghine
+ Cỏ Paspalum punpureum (cỏ đắng)
+ Cỏ Stylo
+ Sả (Cymbopogon citratus)
+ Lạc dại….

22


b. Ưu điểm
- Hạn chế dòng chảy và giảm xói mòn bề mặt
- Cung cấp thức ăn cho gia súc.
- Cung cấp vật liệu che phủ đất và phân bón
- Tăng lượng nước thấm vào đất, thúc đẩy hình thành các bậc thang tự
nhiên.
c. Hạn chế
- Cần có các giống cỏ
- Cần công lao động để trồng, chăm sóc bằng cỏ
- Chăm sóc, che phủ không cẩn thận có thể dẫn đến phát triển nhu cỏ dại.
- Tốn diện tích đất canh tác.
- Bằng cỏ có thể là nơi trú ẩn của côn trùng phá hoại hoa mầu, cây lương
thực.
d. Điệu kiện áp dụng
- Không áp dụng ở những nơi đất quá dốc hay các vùng có mưa kéo dài.
- Khó áp dụng ở những vùng quá khô hạn.
- Có lao động để chăm sóc cắt tỉa cở.
- Nơi mà nông dân phát triển chăn thả gia súc, chuyển đổi tập quán thả

rông sang chăn dắt và nhốt chuồng.
- Nơi phải cung ứng giống cỏ.
- Nơi phải có diện tích canh tác nhiều.
5.4.Trồng cây xanh thành các băng theo đường đồng mức
a. Đặc điểm
Trồng cây xanh thành các băng theo đường đồng mức là kỹ thuật đơn giản
để giảm xói mòn trên đất dốc. Các loài cây hay được chọn để trồng băng xanh là
các loài cây họ Đậu thân gỗ dài ngắn ngày hoặc cây bụi. Các băng xanh này
thường được trồng dày sẽ làm giảm dòng chảy của nước mưa, tăng lượng nước
thêm vào đất, giữ đất lại để dẫn tạo thành các bậc thang tự nhiện.
b. Ưu điểm
- Hạn chế xói mòn đất do nước.
- Cải thiện độ phì, độ ẩm đất.
23


- Cung cấp sinh khối làm phân xanh.
- Tạo bóng che thích hợp cho các loài cây khác.
- Cung cấp vật liệu che phủ bề mặt đất.
- Nguồn thức ăn gia súc, củi và vật liệu khác.
- Cải thiện lý tính đất, tăng lượng nước thấm vào đất.

Hình 1-20: Trồng cây xanh theo băng trên đường đồng mức
c. Hạn chế
- Mất một phần đất canh tác để trồng băng xanh.
- Các cây ở băng xanh có thể cạnh tranh nước, ánh, sáng dinh dưỡng với
các cây trồng khác.
- Băng cây xanh có thể là ký chủ trung gian hoặc phát triển sâu bệnh hại
cây trồng khác.
- Sự giữ nước kém hiệu quả khi có lượng mưa lớn có thể gây úng ngập và

lở đất, nhất là ở các triền dốc.
d. Điều kiện áp dụng
- Áp dụng ở những nơi mà mật độ dốc không quá lớn.
- Dễ lựa chọn cây trồng và sẵn nguồn hạt giống.
- Các nông hộ sẵn lao động.
- Nên chọn lựa các cây họ Đậu đa tác dụng.
- Người dân có kinh nghiệm làm đất, gây trồng và chăm sóc bằng cây
xanh.

24


- Nếu tạo băng cây xanh bằng gieo hạt thẳng, nên gieo theo rạch, với mật
độ dầy và có lấp đất.
- Nếu tạo cây xanh bằng trồng cây con thì mật độ sẽ thưa hơn. Tùy đặc
điểm loài cây trồng mà có thể trồng kích thước cây, cây cách cây 0,5 m, hàng
cách hàng 1 m, giữa các băng bố trí theo hình nanh sấu.

25


×