Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHÁT BIỂU ÔN LẠI TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.3 KB, 7 trang )

BÀI PHÁT BIỂU ÔN LẠI TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO
VIỆT NAM 20/11/ 2015
Kính thưa:
Thầy: ………………………….. Trưởng Phòng GD&ĐT Tháp Mười.
Thầy: ………………….………………… CV PGD&ĐT Tháp Mười.
Ông: …………………………………………………... xã Thạnh Lợi.
Ông: …………………………………………………... xã Thạnh Lợi.
Ông: …………………………………………………........ Thạnh Lợi.

Kính thưa: Quý vị đại biểu quý thầy cô cùng tất cả các em học
sinh thân mến!
Hòa chung không khí tưng bừng đón chào Ngày nhà giáo Việt
Nam 20 -11 của cả nước. Hôm nay, thầy trò trường THCS Thạnh Lợi
hân hoan chào đón kỷ niệm 32 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Tôi thay
mặt cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THCS Thạnh
Lợi, xin gửi đến quý vị đại biểu, quý khách dự, quý thầy cô cùng các
em học sinh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, nền giáo dục cũng
được hình thành và phát triển qua các thời kì lịch sử của dân tộc, giáo
dục luôn được xem là nhân tố quan trọng của sự nghiệp dựng nước và
giữ nước. Thời kì phong kiến đã khẳn định một nền giáo dục vững
chắc. Người thầy được xếp vào một vị trí khá cao trong xã hội “Quân,
sư, phụ”, thầy chỉ đứng sau một người, đó là vua. Thầy dạy đạo làm
người, dạy chữ, dạy võ nghệ. Biết bao thế hệ học trò ra làm quan to
phụng sự cho triều đình. Họ là những người được đào tạo có đủ văn
hoá, tri thức, học vấn cao. Trước kia theo lối học khoa bảng, người
học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì trò học
nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của
người học trò. Vì vậy, mới có Nguyễn Dữ học trò của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Phạm Sư Mạnh học trò của thầy Chu Văn An …. Và có một
câu chuyện kể về người học trò Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của


thầy Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ, Phạm Sư Mạnh lúc đó đã
là đại quan trong triều đình. Ông cùng một người bạn đến nhà thầy
Chu Văn An. Họ đứng từ giữa sân vọng vào nhà, miệng chào to kính
cẩn:
Lạy thầy ạ, có anh em chúng con đến hầu thầy ! Người thầy
giáo Chu Văn An vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai trò ngồi sánh
cùng với mình nhưng họ không dám. Họ xin được ngồi ở ghế kề bên.


Ông Phạm Sư Mạnh là một tấm gương sáng ngời về tấm lòng
“Tôn sư trọng đạo” xứng đáng cho thế hệ học trò ngày nay noi theo.
Ngày xưa là vậy, còn ngày nay vẫn không có gì thay đổi. Người thầy
vẫn giữ vững vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Giáo dục là
nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưõng nhân tài”. Thầy
là người hướng dẫn ta tìm hiểu, khám phá kiến thức, giúp ta mở mang
trí óc để cho ta biết điều hay, điều lạ. Lần đầu tiên đến trường thầy
cầm tay nắn nót từng con chữ, dạy ta học vần. Dần dần ta mới có được
những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm
nay. Công ơn ấy có thể sánh với công cha nghĩa mẹ, có câu “cơm cha,
áo mẹ, chữ thầy”. Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục, còn người
thầy là người có công khai hoá trí tuệ của ta, dẫn dắt ta đến một tương
lai tươi sáng.
Chúng ta cũng không thể nào quên được người thầy giáo
Nguyễn Tất Thành, người vừa là người thầy giáo giỏi, vừa là nhà lãnh
đạo xuất chúng, là một vĩ nhân văn hoá thế giới, người đã để lại biết
bao lời dạy với mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi nghề trong đó có nghề
dạy học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục
toàn dân ở Việt Nam và luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác
giáo dục phải nhận thức đúng đắn “Giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng”. Tư tưởng lớn này tạo ra sức mạnh để huy động tất cả mọi lực

lượng chính quyền, đoàn thể, gia đình và xã hội tham gia xây dựng sự
nghiệp giáo dục, không chỉ bằng vật chất, mà chủ yếu là để xây dựng
con người mới cho thế hệ trẻ. Vì vậy phải “phát huy đầy đủ dân chủ xã
hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa
thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các
cấp, giữa nhà trường và nhân dân”. Và mặc dù bận trăm công ngàn
việc, Người vẫn quan tâm theo dõi chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong
trào thi đua, như phong trào “dạy tốt, học tốt”, “người tốt, việc tốt”.
Tư tưởng “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” của Người đã được
Đảng, nhân dân ta và ngành giáo dục vận dụng một cách sáng tạo
thành phong trào xã hội hoá giáo dục đang phát triển sôi nổi và rộng
khắp trên phạm vi cả nước hiện nay trên cơ sở xây dựng mối quan hệ
giữa ba lực lượng giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển tốt đẹp, Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục
là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công
tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng yêu thương chăm sóc, giáo
dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao
tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo: “Thầy


cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình.
Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp
phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy
giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù
là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương,
song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là
một điều rất vẻ vang. Bác dạy rằng, nếu không có thầy giáo dạy dỗ
cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội
được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang; mọi

người kể cả thầy cô giáo, ai có ý kiến, quan điểm không đúng về nghề
dạy học, thì phải sửa chữa”.
Có một câu nói rất hay: “Tri thức là chiếc chìa khoá để mở các
cánh cửa”. Vâng, đó chính là cánh cửa cuộc đời. Cuộc sống chung
quanh ta vốn muôn màu muôn sắc. Mỗi người phải tự hướng đời
mình, hướng tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn
định. Những mảnh bằng tốt nghiệp, học vị, học hàm của học trò là kết
quả tốt đẹp mà người thầy đã lao tâm bồi đắp. Hiểu được điều ấy mới
thấm thía câu nói của người xưa: “không thầy đố mày làm nên” hay
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Là người Việt Nam, chúng ta luôn tự hào
về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Tôn sư trọng đạo” là một
truyền thống tốt đẹp đã thấm sâu vào lòng mỗi con người, nhất là
người học trò. Hằng năm, cứ đến ngày 20/11, không ai bảo ai, từng cô
cậu học trò dù gần hay xa đều hướng lòng về thầy cô yêu quý! một lời
thăm hỏi, một bó hoa tươi dâng lên thầy cô thể hiện lòng tri ân người
đã dìu dắt ta từ ngày còn thơ ấu. Âm thầm, lặng lẽ, thầy cô như những
chiến sĩ thầm lặng, kiên cường, bền bỉ trên mặt trận trồng người.
Những người chiến sĩ ấy đã cho ta tìm được nhiều kiến thức, kinh
nghiệm để xây dựng cuộc đời.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế
các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên
là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên
hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc
tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng
một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ
yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng
nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần
chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE với mục đích

tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc


xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng,
tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối
với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc
gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan
trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE
tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt
Nam. Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công
đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE
có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết
định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà
giáo.
Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ
chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm
sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền
Nam.
Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo
dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh
thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động
viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên
kháng chiến nói chung.
30/4/1975, sau ngày hai miền đất nước quy về một mối, nền
giáo dục cả nước được thống nhất. Giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất
trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng
Cộng sản Việt Nam.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT
về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy
ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu
tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đã khẳn
định, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những
người làm công tác trồng người.
Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống để những ai một
thời từng cắp sách đến trường hay vẫn còn đang đi học và các bậc cha
mẹ học sinh thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền
đạt kiến thức, dìu dắt bản thân mình, người thân và con em của mình


lớn lên cùng năm tháng. Ngày 20/11 là ngày Cán bộ, Giáo viên, Công
nhân viên ngành giáo dục thể hiện sự nhất trí và thực hiện nghiêm túc
các Chủ trương, Đường lối của Đảng và Chính sách, Pháp luật của
Nhà nước cũng như các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của ngành; là
ngày để các em học sinh tham gia các hoạt động thiết thực để tỏ lòng
quý mến và biết ơn sâu sắc đối với thầy cô.
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng các em học
sinh thân mến!
Trong xã hội ta nghề dạy học luôn được coi trọng, Cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề dạy học là nghề cao quý trong
những nghề cao quý, là một nghề sáng tạo vì đã đào tạo ra những con
người sáng tạo”, câu nói ấy được chứng minh như sự phát triển của
giáo dục cho đến ngày hôm nay.
Nghề dạy học là nghề hết sức cao cả ngoài việc dạy chữ còn
dạy cho học sinh cách làm người. Tuy nhiên, nghề dạy học lại có rất
nhiều thách thức. Nhà giáo dục Macarenco từng nói: "Nếu bản thân

bạn không có ngọn lửa thì làm sao truyền ngọn lửa đó cho học sinh
của mình. Mỗi học sinh không phải là cái hũ để ta đổ nước cho đầy,
mà là một ngọn đuốc nhỏ mà chúng ta phải làm cho nó cháy rực".
Một nhà tư tưởng khác cũng đã nói: “Nếu người thợ kim hoàn
làm hỏng một món đồ vàng bạc thì anh ta có thể đem ra nấu lại. Nếu
một viên ngọc quý bị vỡ thì có thể bỏ đi. Nhưng một hạt kim cương lớn
nhất cũng không thể quý hơn một con người ra đời. Làm hư một con
người là một tội lớn, một lỗi lầm lớn không thể chuộc được”.
Hơn nữa, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa
đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
Vì vậy nhà trường của chúng ta là hạt nhân sẽ càng phải nhận những
trọng trách nặng nề hơn. Với tinh thần đó, để chào mừng ngày 20/11
năm nay, thầy và trò trường THCS Thạnh Lợi đã có nhiều hoạt động
thi đua sôi nổi qua những tấm gương như: Thầy Nguyễn Văn Lâm
nguyên hiệu trưởng nhà trường đã xây nền giáo dục địa phương từ khi
còn sơ khai và tiếp nối các thế đàn em đi sau, ngày hôm nay tiếp nối
truyền thống tốt đẹp ấy là những thầy cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền,
Nguyễn Hữu Thiện, Phan Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Lê
Minh Tân, Bùi Thanh Hồng, Võ Thị Kim Huệ, Phan Thị Ngọc Tú,
Phan Thị Đỗ Quyên, Nguyễn Văn Nhường, Nguyễn Thế Anh, Giang
Pha, Ngô Quốc Bảo, Võ Thanh Vũ … dưới sự chỉ đạo, điều hành của
BGH nhà trường và sự nổ lực của các thầy cô; các thầy cô đã ghi tên
mình vào danh sách giáo viên giỏi cấp huyện, bồi dưỡng học sinh giỏi,
năng khiếu từ huyện đến tỉnh.


Tất cả các thầy cô trong nhà trường còn quan tâm, động viên
giúp đỡ các em trở thành con ngoan, trò giỏi đặc biệt là các em có
hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra các thầy cô còn tham gia bồi dưỡng học
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dự giờ, tổ chức các buổi hội thảo

chuyên đề … Các thầy cô đã tích cực tham gia hội giảng, hội thi giáo
viên giỏi cấp trường, huyện và cấp tỉnh. Kết quả năm học qua có 18
đồng chí được khen thưởng tuyên dương, cụ thể: 01 đồng chí được
UBND tỉnh tặng bằng khen, 03 đồng chí được UBND huyện công
nhận chiến sĩ thi đua cơ sở, 14 đồng chí được UBND huyện công nhận
lao động tiên tiến; ngoài ra với sự rèn luyện và nỗ lực của nhiều đồng
chí đã ghi tên mình vào danh sách giáo viên giỏi cấp huyện ở năm học
vừa qua (Với 3 đồng chí, 01 đ/c là giáo viên dạy giỏi, 02 đ/c là GVCN
giỏi); bên cạnh đó còn có nhiều thầy cô được PGD – ĐT Tháp Mười
khen thưởng về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao.
Đối với các em học sinh thì tham gia thi đua học tập, đăng ký
tiết học tốt, gặt hái nhiều bông hoa điểm mười dâng tặng thầy cô;
Tham gia bồi dưỡng và dự thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh kết
quả: đạt giải 7 cấp huyện và 01 giải khuyến khích cấp tỉnh, đạt nhiều
giải trong hội thi văn nghệ, thiếu nhi huyện Tháp Mười. Năm học này
thầy và trò trường ta bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công như
05 giải thi học sinh giỏi văn hay chữ tốt cấp huyện trong đó 01 giải
nhất 04 giải khuyến khích và còn được đại diện huyện dự thi cấp tỉnh.
Thay mặt các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh tôi nhiệt
liệt biểu dương những cố gắng của các em đã thi đua học tốt, làm
nhiều việc có ý nghĩa để tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy cô. Đối với cán
bộ - Giáo viên: Tích cực tham gia các cuộc vận động lớn của
ngành: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi
thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Tham gia xây dựng trường học an toàn về an ninh, trật tự. Đẩy mạnh
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học
tập, tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối
sống, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Hơn nữa năm học này

chúng ta còn phải chuẩn bị xây dựng đơn vị của chúng ta đạt tiêu
chuẩn quốc về xanh – sạch – đẹp, phối hợp với Ban ĐDCMHS xây
dựng sân đal; xây dựng thư viện chuẩn và trường học đạt chuẩn quốc
gia ở năm học tới. Tôi mong rằng các đồng chí quyết tâm công tác với
tinh thần cao nhất.


Tôi thay mặt BGH, BCH công đoàn, chi đoàn, đại diện cho 29
CB-GV-NV và 262 học sinh trường THCS Thạnh Lợi tôi xin chân
thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương, các cơ quan ban ngành, đoàn thể tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn, sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần của các cơ quan, tổ chức
và đặc biệt là sự hỗ trợ hết mình của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã
tạo nền tảng, cơ sở vững mạnh, để giúp đỡ tích cực cho mọi hoạt động
của nhà trường đạt kết quả tốt nhất trong thời gian qua.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới các thầy cô giáo
của nhà trường. Các thầy cô chính là những tấm gương lao động quên
mình với nghề dạy học, những người đã viết nên truyền thống vinh
quang cho nhà trường. Các thầy cô còn là những chuẩn mực cho học
sinh noi theo. Tôi xin chúc tất cả quý thầy cô trong ngày lễ kỷ niệm
trọng đại này, sở hữu được 01 sức khỏe dồi giàu, một lòng yêu nghề
mãnh liệt và một phẩm chất đạo đức thanh cao và hoàn thành sứ mệnh
vinh quang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân từng trông đợi. Xin kính
chúc lãnh đạo chính quyền địa phương, các cấp uỷ đảng, đại diện các
ban ngành đoàn thể, quý vị đại biểu, khách dự, các bậc cha mẹ học
sinh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt; chúc Quý thầy cô có
nhiều niềm vui trong “sự nghiệp trồng người”, chúc các em học sinh
luôn chăm ngoan và học giỏi. Chúc buổi họp mặt truyền thống ngày
nhà giáo Việt Nam hôm nay thành công rực rỡ.
Xin chân trọng kính chào!




×