MỞ ĐẦU
Nước ta là nước đi lên từ nền nông nghiệp, công nghiệp kém phát triển và
lạc hậu.Tuy nhiên, những năm gần đây ngành công nghiệp nước ta đã thay đổi
tích cực, nhanh chóng và hiện đại hóa mạnh mẽ. Nhưng so với các nước công
nghiệp phát triển khác và các nước công nghiệp trong khu vực thì nền công
nghiệp nước ta còn một khoảng cách khá xa. Để đảm bảo chất lượng phát triển
công nghiệp như thời buổi hiện nay thì việc nâng cao tính năng hoạt động và
năng suất của các thiết bị máy móc là yêu cầu chủ yếu, thiết thực nhất. Đó là
đưa thiết bị máy móc vào dây truyền tự động và bán tự động bằng các mạch
điều khiển điện công nghiệp hiện nay. Trong đó, mạch khởi động động cơ đổi
nối sao – tam giác (Y/∆) là rất quan trọng và cần thiết.Vì vậy, việc tìm hiểu và
vận hành kiểm tra thử nghiệm thực tế các thiết bị công nghiệp là vốn kiến thức
không thể thiếu cho sinh viên ngành điện. Do đây là một vấn đề chủ yếu và cần
thiết cho việc vận hành bão dưỡng kinh tế các thiết bị công nghiệp nhằm nâng
cao năng suất sản xuất của các xí nghiệp vừa và nhỏ hiện tại. Về cấu tạo thì các
mạch điều khiển điện công nghiệp nói chung và mạch khởi động động cơ đổi
nối sao – tam giác (Y/∆) nói riêng thực chất là tổ hợp của các thiết bị điện cơ
bản đơn giản. Nhưng việc tìm hiểu , tính toán lựa chọn và nắm bắt phương pháp
vận hành các thiết bị công nghiệp có hiệu quả là một sự trãi nghiệm không thể
xem nhẹ, coi thường.
Nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ của giảng viên Th.s Đoàn Đức Trọng và
nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em để có hiểu biết sâu hơn ,những kinh
nghiệm quý báu trong thực hành lắp ráp khí cụ (chế tạo khở động từ đơn,kép
,sao tam giác,cuộn kháng khởi động mềm).
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Phần I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đề tài : thiết kế mạch tự động khởi động động cơ 3 pha công suất
22,5KW bằng phương pháp đổi nối sao-tam giác theo nguyên tắc thời
gian.Yêu cầu mạch điều khiển sử dụng các khí cụ điện có điện áp 380V . Đi
sâu tính toán lựa chọn các khí cụ điện.
1.1 Giới thiệu về phương pháp khởi động động cơ đổi nối sao - tam
giác( )
Khởi động sao tam giác là một trong các biện pháp khởi động của động
cơ có công suất trung bình và lớn .Chỉ áp dụng được với động cơ hoạt động với
sơ đồ tam giác . Khi khởi động động cơ được nối sao , lúc này điện áp trên mỗi
cuộn dây chỉ là U pha (220v). Sau khoảng 1 thời gian chuyển sang đấu tam
giác .Lúc này điện áp trên các cuộn dây là U dây.Khởi động theo phương pháp
chuyển đổi sao - tam giác có ưu điểm là dòng khởi động sẽ đi 3 lần so với khởi
động mạch đấu tam giác tránh được sụt áp khi khởi động động cơ công suất lớn
bằng phương pháp trực tiếp . Nhưng nhược điểm là ngẫu lực (mô men khởi
động) không cao, giảm đi 1/3 so với khởi động trực tiếp . Về sơ đồ đấu dây ta có
thể dễ dàng tìm kiếm , thiết bị sử dụng cũng đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi người
vận hành phải được hướng dẫn cẩn thận . đối với động cơ nhỏ tới 7,5 KW thì
khởi động trực tiếp . Đối với động cơ từ 11KW đến 45KW thì khởi động sao tam giác và thường là các loại động cơ không đồng bộ ba pha như động cơ động
cơ rôto dây cuốn ,động cơ lồng sóc …
1.2 Mục đích
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về cơ sở lý thuyết và nắm bắt các phương pháp
vận hành thực tế bằng phương pháp khởi động động cơ đổi nối sao – tam giác(Y
/). Từ kết quả đạt được có thể tìm ra hướng khắc phục hoặc hạn chế sự sai lệch
của cơ sở lý thuyết và thực tập thực tế nhằm để vận hành bảo dưỡng các thiết bị
công nhiệp làm việc ổn định lâu dài và kinh tế.
2
1.3 phương pháp thực hiện
Tham khảo tài liệu kết hợp với vốn kiến thức đã học để kiểm tra thử
nghiệm đem đến kết quả xác thực trên các thiết bị công nghiệp về mạch đổi nối
sao – tam giác.
3
Phần II: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ SƠ ĐỒ THIẾT KẾ
2.1 Tính toán và sơ đồ thiết kế mạch
2.1.1 Tính toán mạch:
-Với động cơ 3 pha công suất 22,5kW ta có P= 22,5KW= 22500W,
cos=0,68
U=380v
* Dòng làm việc: Ilv= 50(A) khi dòng khởi động ở chế độ sao thì điện áp
giảm đi nên dòng khởi động giảm đi 3 lần.
50A là giá trị dòng điện nguồn áp và hệ chia cho 2 lưu ý :
+ 3 pha vào công tắc tơ chính
+ 3 pha vào công tắc tơ sẽ là
* Dòng định mức :
Từ công thức : I đm= = =50,2750(A)
Với động cơ P=22,5 KW thì dòng làm việc sẽ là 50KW vào công tắc tơ
Khi ở chế độ thường thì dòng điện chia 2 là 50/2=25(A) nhưng khi ở chế
độ sao thì dòng điện luôn là dòng điện sao lần như vậy rơ le nhiệt phải là 4050(A) là tối thiểu
*Đối với CB thì dòng CB là :
U đmA U đm
I đmAI ch
I cđmA I n
Trong đó : U đmA là điện áp định mức của áp tải
I đmA dòng điện định mức của aptomat
I ch
dòng phụ tải lớn nhất chạy qua aptomat
I cđmA dòng cắt định mức của aptomat
In
dòng ngắn mạch ổn định
-Lựa chọn áptomat chủ yếu dựa vào :
Dòng điện tính toán đi trong mạch , dòng điện quá tải , điện áp làm việc ,
tính thao tác có chọn lọc.
4
Ngoài ra lựa chọn aptorat còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc phụ tải và
aptomat không được cho phép khi có quá tải ngắn hạn thường xuyên trong điều
kiện làm việc như dòng điện trong khởi động . phụ tải công nghệ.
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của bảo vệ aptormat không được
lớn hơn dòng điên tính toán của mạch.
I đm I tt
Ta có dòng : I tt = = =40,21(A)
I đm của aptomat bằng 50(A)
*Dòng rơle nhiệt ta chọn với hệ số khởi động từ 1.2-1.4 là
Rơ le nhiệt có I đm = 1.4 40,21= 56,29 56(A)
5
2.1.2 .Sơ đồ và tên bản vẽ:
Hình 1.1 Mạch khởi động đông cơ bằng phương pháp sao – tam giác
2.2 Cấu tạo của mạch khởi động sao - tam giác (Y)
2.2.1 Mạch động lực
6
CB : aptomat bảo vệ ngắn mạch.
K, K ,KY : tiếp điểm thường mở.
OC1, OC2 : tiếp điểm chính của rơ le nhiệt.
M : động cơ không đồng bộ 3 pha.
2.2.2 Mạch điều khiển
SRT : nguồn từ lưới điện
Start : nút ấn thường mở ;
F : cầu chì
Stop : nút ấn thường đóng.
; OC1,OC2 : tiếp điểm phụ của rơ le nhiệt .
K34: cuộn hút của công tắc tơ K
KY 36 :cuộn hút của công tắc tơ KY
K 38 :cuộn hút của công tắc tơ K
K 12 : tiếp điểm phụ của công tắc tơ K
WL: đèn báo nguồn màu trắng.
GL :đèn báo nguồn màu xanh.
T : relay thời gian có đế.
T1 : tiếp điểmmở nhanh đóng chậm của relay.
T2: tiếp điểm đóng chậm mở nhanh relay.
2.3 nguyên lý hoạt động
Khi đóng aptomat cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển. Lúc
này động cơ chưa làm việc để động cơ làm việc ta ấn nút Start .
Sau khi ấn Start đèn WL sáng nguồn sẵn sàng tiếp điểm phụ K
làm cuộn hút K
38
12
có điện
có điện đóng các tiếp điểm chính K ở mạch động lực cho
dòng điện đi quatiếp điểm chính OC1, OC2 của rơ le nhiệt , cấp nguồn cho động
cơ . rơ le thời gian T có điện, vì T2 là tiếp điểm đóng chậm mở nhanh nên cuộn
hút KY36 có điện trước đóng các tiếp điểm KY bên mạch động lực động cơ hoạt
động theo chế độ sao.
Vì có relay thời gian nên sau 1 khoảng thời gian đặt trước tiếp điểm T2
mở cuộn hút KY 36 mất điện tiếp điểm KY mở bị mạch nối sao sẽ bị ngắt ra khỏi
mạch động lực , đồng thời lúc này cuộn hút K 34 có điện làm cho tiếp điểm K
7
đóng mạch chuyển sang hoạt động ở chế độ tam giác . Đèn GL báo mạch đang ở
chế độ làm việc.
2.4 Các bảo vệ trong sơ đồ và giới thiệu các khí cụtrong mạch khởi
động Y/
2.4.1 các bảo vệ trong sơ đồ
Aptomat : 1 pha đấu vào nguồn cấp cho cuộn hút Contactor , 3 pha nguồn
sẽ đưa về Contactor cấp cho động cơ , Relay nhiệt có thể đấu nối tiếp phía sau
Aptomat.
Như vậy ta có các bảo vệ như sau :
-Bảo vệ dòng : relay nhiệt bảo vệ quá dòng, CB bảo vệ ngắn mạch .
-Bảo vệ áp : bảo vệ quá áp và thiếu áp.
-Bảo vệ chạm đất, quá điện từ motor.
-Bảo vệ pha : mất pha , đảo pha mất cân bằng điện áp các pha dùng CB
-Bảo vệ chạy dưới tải (chạy không tải)
-Bảo vệ không: dùng K
-Bảo vệ quá tải :CB
2.4.2 giới thiệu các khí cụ điện điện trong mạch sao- tam giác(Y/)
*Aptomat (CB-Circuit breaker):
Aptomat là 1 khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay ,nhưng có
thể tự động cắt mạch điện khi có sự cố quá tải hoặc ngắn mạch.
+phân loại:
-Theo cơ cấu tự động ngắt có 3 loại : CB nhiệt, CB điện từ , CB từ điện
-theo kết cấu có 3 loại : CB 1 cực, CB 2 cực , CB 3 cực
-Theo điện áp sử dụng có 2 : CB 1 pha( có cực hoặc không cực), CB 3
pha (có 3 cực)
-Theo công dụng có nhiều loại: CB dòng cực đại ,CB điện áp thấp, CB
chống dung, CB đa năng…
+Cấu tạo chung:
8
Hình 2.1 Aptomat dòng cực đại
Thường có cấu tạo chung là :
-Hệ thống tiếp điểm và buồng dập hồ quang
-Cơ cấu tác động nhiệt
-Cơ cấu tác động từ
+ Yêu cầu :
-Dòng điện bảo vệ ngắn mạch của CB : I CB I KĐ
-Dòng điện bảo vệ quá tải của của CB phải là : I CB =(1,1 :1,2) I tt
-Điện áp làm việc của CB là : U CBlưới điện
+ Nguyên lý hoạt động chung của CB là : ở trạng thái thường sau khi
đóng điện CB được giữ ở trạng thái đóng nhờ các móc khớp với nhau tại cùng 1
điểm của tiếp điểm động. Bật CB ở trạng thái on ,với dòng điện định mức nam
châm và phần ứng không hút . Nếu mạch điện bị quá tải hay ngắn mạch lực điện
9
từ của nam châm điện sẽ lớn hơn lo xo làm cho nam châm điện hút phần ứng
xuống các móc nhả ra, lò xo được thả lỏng .Kết quả các tiếp điểm của CB mở ra
mạch điện bị ngắt.
*Công tắc tơ(contactor):
Công tắc tơ là khí cụ điện dùng để điều khiển và đóng cắt mạch điện từ xa
,tự động hoặc bằng nút ấn các mạch điện lực có phụ tải điện áp đến 500V, dòng
điện đến 600A.Công tắc tơ có 2 vị trí đóng và cắt.Tần số đóng cắt có thể lên đến
1500 lần trên 1giờ.
Hình 2.2 Công tắc tơ điện 1 chiều
+Công tắc tơ hạ áp thường là kiểu không khí được phân ra thành các loại
sau:
-Phân loại theo nguyên lý chuyền động : công tắc tơ kiểu điện từ, công tắc
tơ kiểu thủy lực , công tắc tơ kiểu hơi ép.
-Phân theo dạng dòng điện : công tắc tơ 1 chiều,công tắc tơ xoay chiều
-Phân loại theo kiểu kết cấu: công tắc tơ hạn chế chiều cao, công tắc tơ
hạn chế chiều rộng.
10
+Cấu tạo :
công tắc tơ điện từ có các bộ phận chính sau:
-Hệ thống tiếp điểm chính
-Hệ thống buồng dập hồ quang
-Cơ cấu điện từ
-Hệ thống tiếp điểm phụ
+Nguyên lý hoạt động : khi cuộn hút của công tắc tơ được cấp điện ,lò xo
đẩy lá thép động tách ra khỏi lõi thép tĩnh .Các cặp tiếp điểm chính và phụ (3)ở
trạng thái mở ,cặp tiếp điểm phụ khác ở trạng thái đóng. Khi cấp điện cho cuộn
hút trong cuộn hút sẽ có dòng chạy qua. Dòng điện sẽ sinh ra 1 từ thông móc
vòng qua cả 2 lõi thép làm kín mạch từ, chiều và trị số từ thông sẽ biến thiên
theo chiều và trị số của dòng điện sinh ra nó. Nhưng xét tại 1 thời điểm nhất
định thì từ thông đi qua 2 lõi thép là cùng chiều nên sẽ tạo thành ở 2 bề mặt này
2 cực N-S trái dấu. Kết quả lõi thép động sẽ bị hút về lõi thép tĩnh ,kéo theo
cánh tay đòn làm tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ đang mở sẽ đóng lại ,còn tiếp
điểm đang đóng sẽ mở ra. Khi cắt điện cuộn hút và lò xo hồi vị sẽ đẩy lõi thép
động trở về vị trí ban đầu.
*Rơ le nhiệt (OLR-Overload relay):
+Cấu tạo:
1. Đòn
bẩy
2. Tiếp điểm thường đóng
3. Tiếp điểm thường mở
11
4. Vít chỉnh dòng điện tác động
5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi
Rơ le nhiệt là khí cụ tự động đóng,cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn của thanh
kim loại .Trong mạch điện công nghiệp nó thường được dùng để bảo vệ quá tải
cho các động cơ điện. Khi đó, rơ le nhiệt được lắp cùng với công tắc tơ được gọi
là ‘khởi động từ”.
Dòng điện tác động thường được chọn để bảo vệ động cơ : I
tđ
=(1,2:1,2) I
đm
Thông thường chọn dòng tác động như trên , ở nhiệt độ là 25 và dòng quá
tải tăng 20 rơ le nhiệt sẽ tác động làm ngắt mạch sau khoảng 20 phút.Nếu nhiệt
độ môi trường cao hơn rơ le nhiệt sẽ tác động nhanh hơn.
+Nguyên lý hoạt động : ấn nút điều khiển ,cuộn hút của công tắc tơ sẽ có
điện .Nó đóng các tiếp điểm cho động cơ hoạt động . Ở chế độ định mức hoặc
không tải thì dòng điện qua động cơ không vượt quá dòng định mức nên nhiệt
độ trên dây đồng nóng ở mức bình thường và nhiệt độ trên thanh lưỡng kim là
bình thường ,thanh lưỡng kim chưa bị cong.Các tiếp điểm thường đóng và
thường mở của rơ le nhiệt chưa tác động .Động cơ vẫn hoạt động bình thường.
Khi động cơ M bị quá tải ,dòng điện đi qua động cơ sẽ vượt mức định mức
làm cho dây đốt nóng tăng lên.Nhiệt độ của thanh lưỡng kim cũng tăng lên .Do
thanh lưỡng kim được làm từ 2 vật liệu có hệ số dãn nở vì nhiệt là khác nhau và
được ép sát vào nhau.Lá kim loại bên phải có hệ số dãn nở vì nhiệt lớn hơn nên
thanh lưỡng kim sẽ cong về bên trái.Khi thanh lưỡng kim bị cong về bên trái sẽ
đẩy cần gạt sang trái tác động vào đòn bẩy mở tiếp điểm thường đóng ,ngắt
mạch điện.Các tiếp điểm K mở ra bảo vệ an toàn cho động cơ.
Muốn điều chỉnh tiếp điểm đóng cắt ở mức độ tải khác nhau ta sẽ tăng
hay giảm lực căng của lò xo ép vào đòn bẩy.
*Rơ le thời gian (TR-Time relay):
12
Rơ le thời gian được dùng nhiều trong các mạch tự động điều khiển ,nó có
tác dụng làm chễ các quá trình điều khiển.Nó có tác dụng làm trễ các quá trình
đóng mở các tiếp điểm theo một khoảng thời gian chỉ định nào đó .
+Phân loại :
Theo thời gian trễ thì có 3 loại sau:
-Trễ vào thời điểm cuộn hút được đóng điện(ON DELAY) .loại này chỉ có
tiếp điểm thường đóng mở chậm(TS 11),hoặc thường mở đóng chậm (TS12).
-Trễ vào thời điểm cuộn hút mất điện(OFF DELAY) loại này chỉ có tiếp
điểm thường đóng, đóng chậm(TS 21) hoặc thường mở đóng chậm (TS 22).
-Trễ vào thời điểm cuộn hút có điện (ON/OFF DELAY) loại này chỉ có
tiếp điểm thường đóng,mở đóng chậm(TS 31) hoặc thường mở ,đóng mở chậm
(TS 32).
Ngoài ra trên rơ le thời gian còn bố trí thêm các tiếp điểm tác động tức
thời thường đóng và thường mở.
Theo cơ cấu tác động trễ thì có 4 loại :
-Rơ le thời gian trễ kiểu con lắc
-Rơ le thời gian trễ kiểu khí nén
-Rơ le thời gian kiểu điện từ
-Rơ le thời gian kiểu điện tử.
13
+Nguyên lý hoạt động:
Các rơ le điện tử thông thường hoạt động trên cơ sở mạch “RL”.
*Công tắc tơ chuyển mạch :
Công tắc tơ chuyển mạch là loại khí cụ điện đóng,ngắt nhờ ngoại lực(có
thể bằng tay hoặc điều khiển qua 1 cơ cấu nào đó…). Trạng thái của công tắc tơ
sẽ thay đổi khi có ngoại lực tác động . Thông thường công tắc (hay chuyển mạch
) nói chung dùng để đóng cắt mạch điện có công suất nhỏ điện áp thấp.
+theo cơ cấu tác động chia thành các loại sau:
-Công tắc gạt
-Công tắc hành trình
-Công tắc xoay
-Công tắc ấn
-Công tắc ấn – xoay(nút ấn dừng khẩn cấp )
-Công tắc có khóa (khóa điện)
+Theo phương thức kết nối người ta chia thành các lại sau:
-Công tắc 1 ngã
-Công tắc 2 ngã
-Công tắc 3 ngã
+Khi lựa chọn công tắc thì cần chú ý các điều kiện sau:
-Dòng điện định mức và điện áp định mức
*Bộ nút ấn(PB-Pushbutton):
Nút ấn là khí cụ điện đóng ngắt các thiết bị điện bằng tay.Các cặp tiếp
điểm trong nút sẽ chuyển trạng thái khi có ngoại lực tác động ,còn khi bỏ lực
tác động tiếp điểm sẽ chở về trạng thái cũ.Đó chính là điểm khác biệt cơ bản giữ
nút ấn và công tắc
Trong mạch điện công nghiệp nút ấn thường được sử dụng để khởi
động.Dừng đảo chiều quay động cơ thông qua công tắc tơ và rơ le trung gian.
+Theo kết cấu người ta chia thành các loại sau:
14
-Nút ấn đơn (1 tầng tiếp đểm)
-Nút ấn kép (2 tầng tiếp điểm)
+Theo phương thức kết nối có các loại
sau:
-Nút ấn đơn thường mở
-Nút ấn đơn thường đóng
-Nút ấn sẽ tồn tại đồng thời hai tiếp
điểm trạng thái trên.
Lựa chọn nút ấn ta cần chú ý các
thông số kĩ thuật sau:
-Dòng điện định mức
-Điện áp định mức
-Trạng thái của các cặp tiếp điểm khi có ngoại lực tác động và khi không
có ngoại lực tác động.
*Cầu chì (Fuse):
Cầu chì là 1 thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện bằng cách đứt mạch
điện.Cầu chì thường được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải
trên đường dây gây cháy nổ.
15
+ Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi
mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Để làm được điều
này, điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy, kích thước
và thành phần thích hợp.
+Cấu tạo : Thành phần không thể thiếu trong một cầu chì là một dây chì
mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau
nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo
vệ như các thiết bị điện,...
Các thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu
chì, v.v... được thay đổi tùy thuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ.
+Phân loại
-Theo môi trường hoạt động : cầu chì cao áp ,cầu chì hạ áp ,cầu chì ô tô
-Theo đặc điểm trực quan : cầ chì sứ ,cầu chì ống,cầu chì hộp ,cầu chì tự
rơi,cầu chì nổ.
-Phân theo số lần sử dụng : loại dùng 1 lấn rồi bỏ, loại có thể thay dây chì
mới , loại có thể tự nối mạch sau khi cắt mà không cần con người nhờ cấu tạo
bằng chất dẻo.
+Các thông số cơ bản:
-N: Giới hạn mà cầu chì không tự ngắt mạch điện
-Tốc độ: cầu chì có thể ngắt ngay khi quá tải hoặc nhanh chậm một
khoảng thời gian ngắn định trước theo thông số này
- I2 t: Thước đo khả năng bảo vệ hiệu quả các hư hỏng mạch điện của cầu
chì
-Năng lực bẻ gãy
-Điện thả: khả năng thích nghi với các mội trường hoạt động khác
nhau,thông số này không quan trọng với cầu chì truyền thống nhưng khá quan
trọng với cầu chì bằng chất dẻo có khả năng tự động nối lại mạch sau khi đứt
16
-Chênh lệch nhiệt độ môi trường: giảm ảnh hưởng của nhiệt độ môi
trường tới hoạt động của cầu chì.
Phần III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1 Nhận xét
*Ưu điểm :
Giảm dòng khởi động đi ba lần so với phương pháp khởi động đấu tam
giác.Chi phí không đắt hơn khi so sánh với các phương pháp khởi động giảm
dòng điện khác. Lắp đặt đơn giản,tiết kiệm năng lượng.
*Nhược điểm :
Làm giảm mô men khởi động đi một phần 3 lần so với mô men đủ tải.
Điều này cho phép sử dụng phương pháp này để khởi động động cơ ở chế độ tải
trọng nhỏ .
Suất hiện nhiễu trên đường dây khi chuyển từ chế độ sao sang tam
giác(loại chuyển hở).Do suất hiện hiện tượng hồ quang điện từ quá trình chuyển
từ đấu sao sang tam giác.Chỉ hoạt động với động cơ nối tam giác.Tốn công tắc
tơ, khi chuyển từ sao sang tam giá động cơ bị giật do xung dòng điện lớn.
3.2 Kết luận
Sử dụng phương pháp này để khởi động động cơ ở chế độ không tải như
các máy bơm, các máy sử dụng trong ngành gỗ.Ngoài ra nếu có tải phải sử dụng
phù hợp tải không yêu cầu mô men khởi động lớn.
17
Mục lục
18