Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo ngao bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) bằng nguồn thức ăn từ 3 loài tảo (isochrysis galbana, chlorella sp , nannochloropsis oculata) phù hợp điều kiện tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.45 MB, 111 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
----------o0o----------

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
SỞ KH&CN THÁI BÌNH
----------o0o----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo ngao Bến Tre
(Meretrix lyrata Sowerby, 1851) bằng nguồn thức ăn từ 3 loài tảo
(Isochrysis galbana, Chlorella sp., Nannochloropsis oculata)
phù hợp điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Bình

Chủ nhiệm đề tài:

Ths. Nguyễn Quang Đông

Cơ quan chủ trì:

Viện Nghiên cứu Hải sản

HẢI PHÒNG, 2014


MỤC LỤC

2



Chữ viết tắt
FAO(Food and Agriculture
Organizationof the United

Diễn giải chữ viết tắt

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp
quốc

Nations)
GHCP
HACCP (Hazard Analysis
Critical Control Ponint)

Giới hạn cho phép

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

MSC(Marine Stewardship

Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế

Council)
NT

Nghiệm thức

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TN

Thí nghiệm

TVPD

Thực vật phù du

L(mm)

Chiều dài (mm)

R(mm)

Chiều rộng (mm)

H (mm)

Chiều cao (mm)

3


W(g )

Khối lượng toàn thân (g)

Wpm(g)


Khối lượng phần mềm (g)

Wsd(g)

Khối lượng tuyến sinh dục (g)

Wv(g)

Khối lượng vỏ (g)

AT

Ấu trùng

D

Ấu trùng chữ D

Umbo

Ấu trùng đỉnh vỏ

Spat

Ấu trùng bám đáy

TB

Trung bình


ĐVTM

Động vật thân mềm

Fa

: Sức sinh sản tuyệt đôi

Frg

Sức sinh sản tương đối

TSD

Tuyến sinh dục

TLS

Tỷ lệ sống

T 0C

Nhiệt độ

4


S‰
T1


Độ mặn
Số cá thể ở thời điểm kiểm tra lần trước

T2

Số cá thể ở thời điểm kiểm tra lần trước

V

Thể tích

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

6


CÁC HÌNH

7


MỞ ĐẦU
Ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) là một trong những đối tượng
hải sản giá trị kinh tế cao và đang được nuôi chủ lực ở các vùng triều ven biển miền
Nam, ở nhiều tỉnh ven biển miền Bắc và ở khắp các bãi triều ven biển Thái Bình. Thịt
ngao có có mùi vị thơm ngon, là nguồn thực phẩm được người tiêu dùng rất ưa

chuộng. Nghiên cứu sinh hóa cho thấy, hàm lượng dinh dưỡng của ngao có tới 41,32%
protein, 18,33% lipid, 22,08% chất khoáng, 15,83% đường và chất xơ. Hiện nay, ngao
Bến Tre có thị trường xuất khẩu rộng lớn do đã đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe
trong yêu cầu sản phẩm xuất khẩu như HACCP (Hazard Analysis Critical Control
Ponint) và đã đạt chứng chỉ MSC của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine
Stewardship Council). Giá ngao thương phẩm tại thị trường miền Bắc dao động từ
18.000-25.000 đ/kg, tại Thái Bình là 15.000 đ/kg. Do nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu lớn nên nguồn ngao giống đáp ứng cho nuôi thương phẩm đang bị thiếu nghiêm
trọng. Nguồn ngao giống hiện nay tại Thái Bình chủ yếu lấy từ giống tại các tỉnh Nam
Bộ (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Giờ, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang...) một phần nhỏ số
lượng ngao giống được sản xuất tại địa phương. Trong khi đó, ngao là đối tượng ăn
lọc với nguồn thức ăn của ngao chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ nên việc
sinh sản nhân tạo ngao tại các trại sản xuất giống để có tỷ lệ sống đạt cao và nguồn
thức ăn phù hợp còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến nguồn thức ăn, sinh sản và nuôi vỗ ngao bố mẹ đã triển khai tại một
số tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận thực tế, khách quan về một
số vấn đề còn tồn tại và hạn chế như sau:


Từ trước đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về nuôi vỗ và sinh sản
nhân tạo tại tỉnh Thái Bình.


Các nghiên cứu liên quan đến nguồn thức ăn của ngao Bến Tre như: nuôi sinh
khối tảo đạt mật độ cao, tỷ lệ cho ăn phù hợp cho nuôi vỗ ngao, nghiên cứu
ương nuôi ấu trùng ngao đạt hiệu quả cao hầu như chưa nhưng chưa áp dụng
được vào thực tiễn để nhân ra diện rộng tại Thái Bình”.




Trong khi đó, Thái Bình là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, có 5 cửa sông lớn đổ
ra biển tạo nên vùng triều rộng lớn khoảng 25.000 ha; trong đó vùng cao và trung
triều 7.000 ha, vùng hạ triều 18.000 ha rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ
sản nước mặn lợ, đặc biệt là nuôi ngao (M. lyrata). Hiện nay, Thái Bình nói riêng
và một số tỉnh lân cận khu vực miền Bắc nói chung, mùa vụ sinh sản chính của
ngao 3-9 trong khi đó ngao ngoài bãi triều đưa về sinh sản chỉ thời gian ngắn, do
8


điều kiện khí hậu miền Bắc có nhiều biến động nên nguồn ngao bố mẹ sinh sản
vẫn chưa chủ động được. Đến nay, hầu như chưa có một chương trình nghiên cứu
nào liên quan đến giải pháp nhằm chủ động nguồn giống, giảm giá thành sản xuất,
nâng cao chất lượng con giống.
Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, rất cần có các nghiên cứu sâu hơn về nuôi
vỗ, sinh sản nhân tạo để hoàn thiện quy trình sản xuất giống phù hợp với điều kiện các
trại sản xuất tại Thái Bình nhằm có thể kéo dài mùa vụ sản xuất cũng như điều khiển
thời gian sinh sản của ngao. Đồng thời cần có giải pháp giải quyết được nhu cầu về
nguồn thức ăn trong sản xuất giống và ương nuôi ấu trùng ngao hợp lý, phù hợp với
điều kiện các trại giống Thái Bình mới có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn giống cung
cấp cho địa phương ngay tại địa phương. Trên cơ sở đó, Viện Nghiên cứu Hải sản
được tỉnh Thái Bình giao cho thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ và sinh
sản nhân tạo ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) bằng nguồn thức ăn
từ ba loài tảo (Isochrysis galbana, Chlorella sp., Nannochloropsis oculata) phù hợp
điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Bình.
Mục tiêu khoa học:
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi vỗ ngao bố mẹ (M.lyrata) đạt tỷ lệ thành
thục trên 80%.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân tạo từ nguồn ngao bố mẹ nuôi vỗ
(M.lyrata) và ương nuôi ấu trùng, bằng 3 loài vi tảo Isochrysis galbana, Chlorella sp.,
Nannochloropsis oculata.

Đề tài được thực hiện với các nội dung chính sau đây:
Tổng quan tài liệu nghiên cứu.

1
1

Tình hình nghiên cứu nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo các đôi tượng hai mảnh vỏ;
điều kiện tự nhiên, môi trường và hiện trạng nuôi ngao Bến Tre tại khu vực ven
biển tỉnh Thái Bình.

2

Tình hình sử dụng 3loài vi tảo Isochrysis galbana, Chlorella sp.,
Nannochloropsis oculata làm thức ăn sản xuất giống thuỷ sản.
Nuôi sinh khối 3 loài vi tảo Isochrysis galbana, Chlorella sp.,
Nannochloropsis oculata làm thức ăn cho nuôi vỗ và sản xuất giống ngao.

2

1

Thu thập và lưu giữ 3 loài tảo Isochrysis galbana, Chlorella sp.,
Nannochloropsis oculata trong điều kiện phòng thí nghiệm.

9


1

Thử nghiệm lưu giữ giống loài N. oculata và Chlorella sp. trong phòng

thí nghiệm.

2

Thử nghiệm lưu giữ giống loài Isochrysis galbana trong phòng thí
nghiệm.

Nuôi sinh khối 3 loài tảo Isochrysis galbana, Chlorella sp., Nannochloropsis
oculata đạt mật độ cao theo mô hình nuôi bể phục vụ nuôi vỗ và sinh sản ngao.

2

1

Sinh trưởng mật độ tảo Nannochloropsis oculata.

2

Sinh trưởng mật độ tảoIsochrysis galbana.

3

Sinh trưởng mật độ tảoChlorella sp.

Nuôi sinh khối 3 loài tảo Isochrysis galbana, Chlorella sp., Nannochloropsis
oculata đạt mật độ cao theo mô hình nuôi treo túi nilông phục vụ nuôi vỗ và
sinh sản ngao.

3


1

Sinh trưởng mật độ tảo Isochrysis galbana.

2

Sinh trưởng mật độ tảo Chlorella sp.

3

Sinh trưởng mật độ tảoNannochloropsis oculata.

Kỹ thuật nuôi vỗ ngao bố mẹ bằng nguồn thức ăn từ 3 loài vi tảo theo mật độ
hỗn hợp khác nhau.

3

Nghiên cứu thử nghiệm nuôi vỗ thành thục ngao bố mẹ bằng 3 loài tảo theo tỷ
lệ khẩu phần hỗn hợp tảo khác nhau, để đánh giá mức độ thành thục của ngao
bố mẹ trong nuôi vỗ.

1

3.1.1. Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi.
3.1.2.Ảnh hưởng tỷ lệ hỗn hợp thức ăn đến tăng trưởng chiều dài vỏ và khối
lượng.
3.1.3.Ảnh hưởng tỷ lệ hỗn hợp thức ăn đến tỷ lệ sống và tỷ lệ thành thục sinh
dục.
3.1.4.Ảnh hưởng tỷ lệ hỗn hợp thức ăn đến sức sinh sản tương đối và tuyệt đối.
2


4

Quy trình nuôi vỗ thành thục ngao bố mẹ bằng thức ăn từ 3 loài tảo đạt tỷ lệ
thành thục cao.
Thử nghiệm sinh sản nhân tạo và ương nuôi ấu trùng ngao bằng thức ăn từ 3
loài vi tảo.

10


1

Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ ương nuôi ấu trùng đến tỷ lệ sống của ấu trùng ở
các giai đoạn ương nuôi.
4.1.1. Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi.
4.1.2.Tốc độ tăng trưởng ấu trùng ngao qua các giai đoạn ương nuôi.
4.1.3. Ảnh mật độ ương nuôi.

2

3

Nghiên cứu mật độ tảo, tỷ lệ thành phần hỗn hợp của 3 loài vi tảo đến tỷ lệ sống
của ấu trùng ngao ở các giai đoạn ương nuôi.
1

Một số yếu tố môt trường trong bể nuôi.

2


Ảnh hưởng của thức ăn đến giai đoạn ấu trùng ngao sống nổi.

3

Giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng sống đáy.

Quy trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng ngao bằng thức ăn từ 3 loài vi tảo.
Sản phẩm của đề tài cần đạt gồm:

- Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ ngao bố mẹ bằng nguồn thức ăn từ 3 loài vi tảo
(Isochrysis galbana, Chlorella sp., Nannochloropsis oculata) đạt tỷ lệ thành thục trên
80% trong bể xi măng.
- Quy trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng ngao bằng nguồn thức ăn từ 3 loài tảo
đạt tỷ lệ sống cao (Spat: 10%).

11


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BA LOÀI VI TẢO VÀ ƯƠNG NUÔI ẤU
TRÙNG HAI MẢNH VỎ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Một số đặc điểm hình thái và nuôi sinh khối của ba loài vi tảo
Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana và Chlorella sp.
 Nannochloropsis oculata

Nannochloropsis oculata (Hibber, 1981) là loài vi tảo thuộc lớp
Eustigmatophyceae, bộ Eustigmatales, họ Monodopsidaceae, chi Nannochorodopsis.
Vi tảo N. oculata thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng, đơn bào, tự nổi trên môi trường lỏng,

sinh sản vô tính phân đôi theo chiều ngang. Tế bào có dạng hình cầu với đường kính
khoảng 2 - 4 µm, hoặc hình trụ với kích thước là 3 - 4 x 1,5 µm (Hoff & Snell, 1999).
N. oculata vì là loài có giá trị làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản và khá giàu
dinh dưỡng nên N. occulata được nhiều người quan tâm nhân nuôi sinh khối. Trong
nghiên cứu đánh giá lợi ích của N. oculata đối với việc ương nuôi ấu trùng cá biển,
Okauchi đã tiến hành nhân nuôi sinh khối của N. oculata trong môi trường Guillard F2
(Okauchi, 2004).
 Isochrysis galbana

Isochrysis galbana (Parke, 1949) là loài vi tảo sống đơn bào, tế bào có dạng
hình tròn. Kích thước tế bào khoảng 5 - 6µm. Có hai roi bằng nhau hoặc gần bằng
nhau nên chúng có khả năng di động nhanh trong nước theo kiểu quay tròn tịnh tiến
(Hoff & Snell, 1999).
Từ năm 1958, Kain và đồng nghiệp đã nghiên cứu về sự sinh trưởng của I.
galbana. Trong thí nghiệm này, I. galbana được nuôi và sinh trưởng trong điều kiện
môi trường được điều khiển. Các kết quả thí nghiệm đã cho thấy, ngưỡng độ mặn dao
động trong khoảng từ 15-40‰ là phù hợp cho sự sinh trưởng nhanh của loài này.
Trong một nghiên cứu gần đây khi tiến hành xem xét đặc điểm sinh trưởng của
một số loài vi tảo phân lập tại đảo Jeju (Hàn Quốc) và một số chủng khác, Lee và Kim
(2002) đã thấy nhiệt độ phù hợp cho loài Ischrysis galbana phát triển là 300C trong
điều kiện nuôi ở môi trường F/2. Độ mặn phù hợp cho loài này phát triển là từ 25‰.
12


 Chlorellasp.

Chlorellasp. (Beijerinck, 1890) là tảo lục đơn bào, thuộc về ngành Chlorophyta.
Chlorella có dạng hình cầu, đường kính khoảng 2-10 μm và không có tiên mao, các tế
bào được bao bọc bởi màng mỏng cellulose (Kay, 1991).
Chlorellasp. là loài vi tảo được quan tâm sớm trong ứng dụng làm thức ăn cho

người và động vật thủy sản, Chlorella sp. cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu. Khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài vi tảo biển, Lee và Kim (2002)
đã thấy rằng Chlorella sp. thích nghi và phát triển tốt nhất với điều kiện nuôi có độ
mặn là 20 ‰.
1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và ứng dụng của vi tảo làm thức ăn cho động vật nuôi
thủy sản
 Giá trị dinh dưỡng của vi tảo

Vi tảo biển có giá trị dinh dưỡng rất cao và là nguồn thức ăn quan trọng giúp
cho ấu trùng và động vật nuôi thủy sản phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, để sử dụng làm
thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, vi tảo biển cần đáp ứng được một số chỉ tiêu như dễ
nuôi cấy, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và kích thước phù hợp đối với động
vật nuôi (Raja etal., 2004; Patil et al., 2007).
Bảng 1.1.Thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo (theo Zhang et al., 2000;
Brown, 1991)

Lớp/Loài (tảo)

Trọng
lượng
khô (%)

Chloro
Cabon-phyll a Protein
hydrate
(%)

Lipid

% của khối lượng tế bào

Bacillariophyceae
Chaetoceros calcitrans

11,3

0,34

3,8

0,68

1,8

chaetoceros gracilis

74,8

0,78

9,0

2,0

5,2

Nitzchia closterium

-

-


-

-

-

Phaeodactylum tricornutum

76,7

0,41

23,0

6,4

10,7

Sleletonema costatum

52,2

0,63

13,1

2,4

5,0


Thalassiosira pseudonama

28,4

0,27

9,7

2,5

5,5

Chlorphyceae
13


Dunaliella tertiolecta

99,9

11,73

20

12,2

15,0

Nanochloris atomus


21,4

0,08

6,4

5,0

4,5

5

45

20

20

122,5

0,98

35,5

11,0

14,5

6,1


0,054

2,1

0,48

1,1

Tetraselmis chui

269,0

3,83

83,4

32,5

45,7

Tetraselmis suecica

168,2

1,63

52,1

20,2


16,8

Isochrysis galbana

30,5

0,30

8,8

3,9

7,0

Isochrysis aff. Galbana (T- Iso)

29,7

0,29

6,8

1,8

5,9

Pavlova lutheri

102,3


0,86

29,7

9,1

12,3

Pavlova salina

93,1

0,34

24,2

6,9

11,2

Chlorella
Cryptophyceae
Chromonas salina
Eustigmatophyceae
Nanochloropsis oculata
Prasinophyceae

Prymnesiophyceae


Thành phần và hàm lượng vitamin có thể dao động khác nhau giữa các loài tảo.
Hàm lượng vitamin có trong 1 gam tảo như sau (g): β-carotene (0,5 - 1,1 mg), niacin
(0,11-0,47 mg), α-tocopherol 0,07-0,29 mg), thiamin (29-109 µg), riboflavin (25-50
µg), axit pantothenic (14-8 µg), folates (17-24 µg), pyridoxine (3,6-17 µg), cobalamin
(1,8-7,4 µg), biotin 1,1-1,9 µg) (Seguineauet al., 1996; Brownet al., 1999).
Ngoài ra, hàm lượng các axit béo không no (eicosa-pentaenoic acid - EPA,
arachidonic acid - AA và docosahexaenoic acid - DHA) cũng là yếu tố quan trọng
trong việc đánh giá thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo dùng làm thức ăn cho
một số loài sinh vật biển. Phần lớn, các loài tảo đều chứa hàm lượng axit eicosapentaenoic khá cao, tỷ lệ thành phần axit béo của một số nhóm tảo được thể hiện ở
hình 1.1.

14


Hình 1.1. Tỷ lệ thành phần các axit béo DHA, EPA và AA của một số loài tảo sử
dụng trong nuôi trồng thủy sản (Brown et al., 1997)
Ngoài axit béo không no, vi tảo biển còn chứa rất nhiều các hoạt chất như
khoáng vi lượng, chất chống oxy hoá và sắc tố (Fabregas & Herrero, 1986). Hàm
lượng chất khoáng trung bình có trong 100 g tảo khô là Ca (890 mg), K (510 mg), Na
(600 mg), Mg (300 mg), Zn (98 mg), Fe (128 mg), Mn (3,2 mg), Cu (34,5 mg), Ni
(0,21 mg), và Co (< 0,1 mg) (Rebolloso-Fuentes et al., 2001; Fabregas & Herrero,
1986). Đây là các thành phần khoáng chất có lợi cho sức khoẻ vật nuôi thủy sản.
Về sắc tố, vi tảo biển được biết đến có chứa hàm lượng lớn các sắc tố ( Liau et
al., 2010). Chlorella là vi tảo có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để quang hợp
cao hơn bất cứ loài thực vật nào, do vậy hàm lượng chlorophyll khá cao (3-5%)
(Zhang et al., 2000), trong khi đó loài tảo Isochrysis galbana và Nanochloropsis
oculata có hàm lượng chlorophyll thấp hơn tương ứng là 0,3% và 0,054% (Brown,
1991).
 Ứng dụng của vi tảo biển trong nuôi trồng thủy sản


Hiện nay tảo là thức ăn quan trọng cho nuôi động vật giáp xác (ấu trùng), cá
bột, động vật thân mềm (ấu trùng, con giống và con trưởng thành), Zooplankton, động
vật da gai (ấu trùng) (Liao et al., 2001). Đối với động vật thân mềm hai vỏ, các loài
tảo đơn bào như: Platymonas sp., Chaetoceros mulleri, Nannochloropsis sp.,
Thalasiosira sp., Amphiprora sp., Isochrysis galbana được sử dụng trong sản xuất
giống nhân tạo các loài điệp: Pectinopecten yessoensis (Kang Hu, Chen S.C, 1982),
Chlamys nobilis (Toma T., Teruya, 1993; Reitan et al., 1993); nghêu Meretrix lusoria
15


(Chen 1994);Meretrix meretrix (M. Kalyanasundaram & Ramamoorthi, 1987);ngao
tím Hiatula diphos (Lai, 1984);Tapes variegata, sò Manila (Yen, 1985); sò huyết
Anadara granosa (Tsai, 1986).
Nhiều tác giả đã ghi nhận các chi thuộc các lớp tảo sau có thể sử dụng làm thức
ăn trong sản xuất giống thủy sản bao gồm: Cyanophyceae (Spirulina),
Eustimatophyceae (Nannochloropsis), Prasinophyceae (Tetraselmis, Pyramimonas),
Chlorophyceae
(Chlorella,
Dunaliella,
Haematococcus),
Cryptophyceae
(Rhodomonas, Cryptomonas), Dinophyceae (Crypthecodinium), Prymnesiophyceae
(Isochrysis, Pavlova) và Bacillariophyceae (Chaetoceros, Skeletonema, Thalassiosira,
Nitzchia, Phaeodactylum, Navicula) (Brown et al., 1997; Apt & Behrens, 1999;
Wikfors & Ohno, 2001; Spolaore et al., 2006; Conceicao et al., 2010).
Bảng 1.2. Một số loài tảo thường được sử dụng trong ương nuôi các loài thủy sản
(Brown et al., 2002)

Loài


Kích
cỡ

Chất lượng dinh
dưỡng

Mức độ sử dụng cho nuôi

(µm)

DHA

AA

EPA

BV

AT-T

Isochrysis galbana

3x5

n.d.

n.d.

+++


++

+

++

Isochrysis sp.

3x5

-

-

+++

++

+

++

Pavlova lutheri

4x6

+

+++
+


+

++

+

++

Chaetoceros muelleri

5x8

-

+++

+

++

++

+

Chaetoceros calcitrans

3x6

+


+++

++

++

++

+

Thalassiosira psedonana

4x5

+

+++

++

+

+

Sketonema costatum

10 x 5

-


+++

-

+

++

Tetraselmis suecica

15 x 9

++

++

+++

+

+

Rhodomonas salina

8 x 12

++

+++


++

+

Pyramimonas spp.

6

-

+

++

+

Navicula spp.

12 x 4

+

+++
+

++

+


Nitzchia spp.

30 x 5

++

+++
+

-

+

++

Nannochloropsis salina

3x2

++

+++

++

-

++

Nannochloropsis oculata


3

++

+++
+

+++

-

++

16

+

JA

ĐVPD

++

++


Ghi chú: BV: mức độ sử dụng tảo cho nuôi bivalvia; AT-T: ấu trùng tôm; J-A: bào ngư con;
DVPD: động vật phù du; ++ được dùng nhiều hơn +.
Giá trị dinh dưỡng: “-”: dưới 0,2 % của hàm lượng acid béo tổng cộng; “++”: 1 - 5 %;

“+++”, trên 20 %; và “nd”: không được xác định.

Đối với động vật hai mảnh vỏ, việc sử dụng vi tảo làm thức ăn kéo dài trong
suốt vòng đời và ăn nhiều loại vi tảo khác nhau (Creswell, 2010). Trong các trại sản
xuất giống hoặc nuôi thương phẩm, tảo Nannochloropsisoculata,Isochrysis sp.,
Chaetoceros sp., Tetraselmis sp., Thalassiosira pseudonana thường được dùng nhiều
nhất vì việc nuôi sinh khối các loài này khá đơn giản và cho mật độ cao (Coutteau &
Sorgeloos, 1992).
Theo nghiên cứu của Acarli et al. (2011), sử dụng 2 loài vi tảo Isochrysis
galbana và Chlorella làm thức ăn cho ấu trùng hầu biển đã làm tăng tỷ lệ sống sót cao
nhất tới 30%. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi tảo Isochrysis
galbana chứa nhiều axit amin thiết yếu (omega6-linoleic (C18:2n-6), omega3linolenic (C18:3n-3); axit béo không bão hòa omega3, axit octadecatetraenoic
(C18:4n-3), axit eicosapentaenoic (EPA, C20:5n-3) và axit docosahexaenoic (DHA,
C22:6n-3) được ứng dụng làm thức ăn cho một số đối tượng nuôi biển khác, trong đó
có ngao và tu hài (Volkman et al., 1989; Sukenik et al., 1991).
Năm 2000, Navarro và đồng nghiệp đã nghiên cứu những ảnh hưởng của một
số yếu tố nhiệt độ, chế độ ăn đến sự sinh sản sò điệp Argopecten purpuratus.
Trong một báo cáo của Delgado và đồng nghiệp (2005), nghiên cứu về ảnh
hưởng của thức ăn tới khả năng chín sinh dục của loài Ruditapes decussatus đã được
tiến hành. Ba chế độ ăn khác nhau bằng tảo Isochrysis galbana (dòng T-ISO) được thử
nghiệm cho nuôi vỗ loài Ruditapes decussatus.
Trong một nghiên cứu gần đây về gây cảm ứng chín sinh dục của loài trai ngọc
Ấn Độ Pinctada fucata (Gould), Velayudhan và đồng nghiệp (2011) đã thử nghiệm
các chế độ nuôi trai bằng các nguồn thức ăn khác nhau có hỗn hợp của vi tảo biển.
Vấn đề nghiên cứu hoàn thiện qui trình nuôi tảo và nghiên cứu tìm thức ăn thay
thế tảo đang được song song tiến hành. Nhưng cho đến nay tảo vẫn là loại thức ăn
quan trọng nhất và không thể thay thế trong ương nuôi ấu trùng thân mềm hai mảnh vỏ
(Zhang Liyan, 1991).

17



1.1.1.3. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nuôi vỗ và ương nuôi ấu trùng
Nghiên cứu của Blanco & Villaluz, 1951 về hầu (Ostrae) ở vịnh Bacoor, Luzon,
Philippines; nghiên cứu của Heslinga et al. (1984) về nuôi các loài trai tai tượng (Họ
Tridacnidae); nghiên cứu sinh học và kỹ thuật nuôi sò Anadara của Broom (1985);
công trình nghiên cứu của Quayle (1988) về nuôi hàu Thái Bình Dương ở vùng biển
Columbia; nghiên cứu của Vakily (1989)về nuôi vẹm (Perna viridis). Trong công trình
nghiên cứu của Walne (1979) đã mô tả phương pháp nuôi và thống kê khá đầy đủ kết
quả phát triển nghề nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ của một số nước trên thế giới.
Sản lượng nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ trên thế giới tăng dần từ những năm 1993
(5,3 triệu tấn) và đạt kỷ lục năm 2002 là 10,4 triệu tấn, trong đó ngao có sản lượng
đứng thứ 2 (4,2 triệu tấn). Trung Quốc là nước dẫn đầu về nuôi nhuyễn thể với sản
lượng năm 2009 đạt 15,5 triệu tấn, chiếm 80,3% tổng sản lượng nhuyễn thể và 80,2%
sản lượng nhuyễn thể nuôi. Sản lượng nuôi nhuyễn thể của Trung Quốc tăng từ 86.900
tấn năm 1950 lên 15,5 triệu tấn năm 2009 (FAO, 2009).
Bên cạnh nghề nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ nói chung, nghề nuôi vỗ thành thục
đàn bố mẹ và nuôi thương phẩm ngao (Meretrix) cũng phát triển mạnh mẽ. Ở Thái
Lan nghề nuôi ngao bắt đầu từ những năm 1973, nguồn giống nhập từ Malaysia về
nuôi tại tỉnh Satun, từ đó nuôi ngao phát triển lan rộng ra các tỉnh phía Nam Thái Lan.
Quá trình nuôi được tiến hành theo các bước như: Thu giống  chuẩn bị bãi nuôi 
thả giống  quản lý, chăm sóc  thu hoạch. Ngao giống cỡ 5.000 con/kg sau 12-15
tháng nuôi thu được ngao có kích thước > 31,8 mm (Pathansali & Song, 1958; Broom,
1982; Ewart & Ford, 1993; Kanno, 1963).
Modassir (1990) nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất của Meretrix casta ở
cửa sông Mandoviv (Ấn Độ) cho thấy, tốc độ sinh trưởng trung bình là 3mm/tháng,
sức sản xuất trung bình là 31,38 gam/m 2/năm (theo vật chất khô) và tỷ số B/P là 3,4.
Ho (1991) nghiên cứu sinh trưởng của Meretrix lusoria nuôi trong ao và bể, thả giống
cỡ 1gam (chiều dài 15,9 mm) với 6 mật độ khác nhau từ 60-360 con/m 2. Sau 11 tháng
nuôi, ngao đạt 16,7g (40,2mm) ở lô nuôi trong ao. Ngao nuôi trong bể ở mật độ 60 và

360 con/m2 đạt 8,3g (31,7mm) và 3,9g (24,6mm).
Ho (1991) nghiên cứu sinh trưởng của Meretrix lusoria nuôi trong ao và bể, thả
giống cỡ 1gam (chiều dài 15,9 mm) với 6 mật độ khác nhau từ 60-360 con/m 2. Sau 11
tháng nuôi, ngao đạt 16,7g (40,2mm) ở lô nuôi trong ao. Ngao nuôi trong bể ở mật độ
60 và 360 con/m2 đạt 8,3g (31,7mm) và 3,9g (24,6mm).

18


Laing (1991) sử dụng tảo khô và tảo tươi Skeletonema costatum để nuôi ấu thể
(Juvenile) của Tapes philippinarum. Kết quả khi dùng hỗn hợp 70% tảo khô và 30%
tảo tươi cho sinh trưởng tốt hơn là chỉ cho ăn 1 loại.
Ương nuôi ấu trùng: Đây là giai đoạn rất quan trọng trong sản xuất con giống.
Vi tảo biển là nguồn thức ăn chính cho tất cả các giai đoạn phát triển của các loài động
vật hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và giai đoạn đầu của
nhiều loài cá biển (Lavens & Sorgeloos, 1996). Việc sản xuất giống một số loài
nhuyễn thể hai mảnh vỏ như hàu Thái Bình Dương, các loài ngao (Meretrix metrix, M.
lyrata), điệp… cần lượng tảo cực lớn.
Kết quả nghiên cứu của Hickey D. (1977) đã mô tả khá chi tiết thời gian biến
thái, kích thước, mật độ nuôi và chế độ chăm sóc ấu trùng hầu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas) ở Brazin trong điều kiện nhiệt độ 250C. Tuy nhiên, các tác giả đã
không công bố tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng với chế độ chăm sóc như vậy.
Bảng 1.3.Thời gian biến thái, kích thước, mật độ nuôi và chế độ chăm sóc ấu
trùng hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas)
Tuổi

Kích
thước

Mật độ


Thức
ăn

Trứng

0-24
giờ

55µm

100/ml

Không

100% (I)

1 lần/ngày

Ấu trùng chữ
D hay đỉnh
vỏ thẳng

2-6
ngày

75-120
µm

10/ml


30.000
tb/ml

70% I - 30%Cc
50%I - 50%Cc
70%Cc - 30%I

2 lần

7-14
ngày
14-21
ngày

130-200
µm
200-300
µm
Đến
4mm

30%I - 70%Cc

2 lần

30%I - 70%Cc

1 lần


Giai đoạn

Hậu Veliger
Veliger điểm
mắt
Spat sớm

21 ngày

5-10/ml
5/ml
-

50.000
tb/ml
80.000
tb/ml
100.000
tb/ml

Loại và thức ăn

Ghi chú:Isochrysis galbana (I), Chaetoceros calcitrans (Cc).

He & Wei (1984) nghiên cứu về thức ăn và tập tính ăn của ấu trùng Ruditapes
philippinarum cho thấy, chúng thích ăn tảo Silic đơn bào sống đáy. Khi cho ấu trùng
ăn hỗn hợp giữa tảo đáy với Chaetoceros sp., ấu trùng sinh trưởng nhanh và tỷ lệ sống
đạt 80%. Ấu trùng ăn hỗn hợp của tảo Dicrateria zhanjiangensis và Chaetoceros sp.
cũng cho kết quả tương tự. Mật độ thức ăn trong nước ương khoảng 25.000-50.000 tế
bào/lít thì rất tốt cho ấu trùng. Ngoài ra tác giả còn thử nghiệm cho ấu trùng ăn tảo


19


Platymonas sp. đông lạnh và sấy khô, tảo đông lạnh cho kết quả tốt hơn.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu, sử dụng I. galbana, N. oculata, Chlorela sp. làm
thức ăn trong nuôi vỗ nhóm hai mảnh vỏ ở Việt Nam
Nghề nuôi hải sản đã có từ lâu nhưng mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam
trong thời gian gần đây. Mặc dù tầm quan trọng của vi tảo đã được xác định rõ nhưng
các nghiên cứu về nuôi vi tảo phục vụ các đối tượng hải sản chưa nhiều.
Năm 1998, Đỗ Văn Khương và Lê Viễn Chí đã phân lập và nuôi giữ loài tảo
Skeletonema costatum, cũng như nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn cacbon và mật độ
ban đầu đến sinh trưởng quần thể của loài tảo này. Ngoài Skeletonema costatum và
Chaetoceros, nhiều nhóm tảo khác được sử dụng làm thức ăn phổ biến trong nuôi
trồng thủy sản như: Chaetoceros sp., Chlorella sp., Platymonas sp., Nannochloropsis
oculata, Chaetoceros muelleri, Isochrysis galbana, Pavlova… Trong số các loài tảo,
Nannochloropsis oculata được đánh giá là nhóm tảo giàu axit béo không no mạch dài
(PUFA), đặc biệt là EPA (C20: 5n3), thường được dùng làm thức ăn trong nuôi ấu
trùng cá và nhuyễn thể. Bên cạnh đó, một số loài tảo đơn bào khác như
Chlamydomonas sp. và Dunaliella salina cũng đã được nghiên cứu sử dụng làm thức
ăn cho ấu trùng trai ngọc Pteria martensii.
Một số nghiên nghiên cứu sử dụng một số loại vi tảo giàu dinh dưỡng như
Chaetoceros gracilis, Isochrysis galbana, Nannochloropsis oculata, Tetraselmis chui,
Chlorella sp. trong sinh sản nhân tạo ngao Bến Tre (meretrix lyrata) (Đặng Diễm
Hồng và cs, 2008).
Ngô Thị Hoài Thu cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thử nghiệm đánh giá hiệu
quả sử dụng sinh khối vi tảo biển dị dưỡng trong việc làm thức ăn cho loài tu hài. Các
loài Isochrysis galbana, Chaetoceros gracilis và Nannochloropsis oculata được chọn

làm đối chứng cho thí nghiệm sử dụng nguồn thức ăn là loài Schizochytrium
mangrovei PQ6. Các thí nghiệm được tiến hành trên cả việc nuôi vỗ tu hài bố mẹ và
việc bổ sung dinh dưỡng nuôi các ấu trong sản xuất giống tu hài.
1.1.2.2. Nuôi vỗ và sản xuất giống nhân nhân tạo
Để phục vụ cho phát triển nghề nuôi thủy sản, các nghiên cứu về sinh học sinh
sản, sinh thái, sinh trưởng, dinh dưỡng kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các đối tượng
đã được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm sinh
20


học, sinh sản và sản xuất giống nhân tạo các loài động vật thân mềm hai vỏ như công
trình nghiên cứu về Sò huyết của La Xuân Thảo ( 2003), vẹm vỏ xanh của Nguyễn
Chính (2001), nghiên cứu của Trương Quốc Phú về nuôi thương phẩm ngao(1996)và
một số đặc điểm sinh học sinh hóa và kỹ thuật nuôi ngao Meretrix lyrata đạt năng suất
cao (1999). Ngoài ra, một số nghiên cứu khác về nuôi vỗ ngao bến tre (Meretrix
lyrata) của Hứa Thái Nhân (2007), Chu Chí Thiết & Martin S. Kumar, (2008).
Các kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau:
 Sử dụng thức ăn (tảo) trong nuôi vỗ

Các loài tảo biển đã được phân lập, nuôi cấy là một trong những nguồn thức ăn
chính được cung cấp trong quá trình nuôi vỗ ngao. Nguồn thức ăn khác là các loài tảo
thu tự nhiên được tạo ra bằng việc bón phân gây mầu trong ao nuôi ngao được cho ăn
hàng ngày với hỗn hợp các loài tảoChaetoceros sp., Nannochloropsis sp. với tỉ lệ 1,5:
1,5 tế bào/ngao/ngày. Tần suất cho ăn được điều chỉnh 6 lần/ngày (6h, 9h, 12h, 15h,
18h, 21h) hỗn hợp ít nhất hai loài tảo như trên Chu Chí Thiết & Martin S. Kumar,
(2008).
 Mật độ ngao bố mẹ nuôi vỗ

Mật độ nuôi vỗ ngao bố mẹ 145con/bể, bể có dung tích 200l.
 Điều kiện môi trường


Nhiệt độ ở 260C, độ mặn thích hợp 18-20‰, ôxy hòa tan 6,27, pH 7,8±8,3.
 Phương pháp kích thích phóng tinh và đẻ trứng

Các phương pháp được sử dụng bao gồm gây sốc nhiệt, sốc độ mặn, trong đó
phương pháp sốc nhiệt cho hiệu quả tốt nhất.
 Mật độ ương nuôi ấu trùng

Ương ấu trùng chữ D mật độ là 15 con/ml, mật độ này giảm dần trong quá trình
ương và đến giai đoạn sống đáy 5 con/ml.
 Thức ăn nuôi ấu trùng

Sử dụng loài tảo Isochrysis, Chaetoceros, Nannochloropsis, Platymonas với
mật độ tảo cho ăn dao động từ 3.000-25.000tb/ml (Nguyễn Đình Hùng và ctv, 2003).
 Điều kiện môi trường ương nuôi ấu trùng

Nhiệt độ ở 260C, ngao là loài rộng muối ngưỡng độ mặn thích hợp 10-25‰ (tối
ưu 18-20‰), oxy hòa tan 6,27, PH 7,8±8,3.

21


Mặc dù, các kết quả nghiên cứu của các đề tài trên đã cho những thành công
bước đầu trong nuôi vỗ và sinh sản nhưng tỷ lệ sống, tỷ lệ thành thục còn thấp, chưa
đáp ứng đủ yêu cầu thực tế hiện nay nếu được áp dụng. Do đó, cần có các cải tiến
nghiên cứu điều chỉnh phù hợp hơn để có thể áp dụng được trong điều kiện sản xuất
tại các trại sản xuất ở Thái Bình cũng như nhiều địa phương khác.
1.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
NGAO BẾN TRE
1.2.1. Vị trí phân loại, hình thái, phân bố

Các chi tiết cấu tạo và hình thái quan trọng của ngao được các nhà nghiên cứu
mô tả như sau: Hình dạng rất giống ngao dầu, nhưng kích thước nhỏ hơn. Ngao lớn có
chiều dài 40-50mm, chiều cao 40-45mm và chiều rộng 30-35mm (Nguyễn Đình Hùng,
2000). Mặt trong vỏ nhẵn trơn, màu trắng, có các vết in của cơ khép vỏ trước và sau,
vết in của cơ màng áo và vết in của cơ điều khiển ống hút thoát nước. Bên ngoài vỏ có
màu trắng ngà, trắng xám hoặc nâu, trên mặt vỏ có nhiều đường gân lồi gần như song
song với nhau uốn cong theo miệng vỏ và thưa dần về phía mặt bụng là những vòng
sinh trưởng đồng tâm. Công trình nghiên cứu miêu tả ngao Bến Tre (Meretrix lyrata
Sowerby, 1851) của Habe et al. (1966) và gần đây là của Nguyễn Chính (1996) như
sau:
Ngành thân mềm:
Lớp hai mảnh vỏ:
Bộ mang thật:
Bộ phụ:

Mollusca
Bivalvia
Eulamellibranchia
Schzodonta

Phân bộ:

Heterodonta

Tổng họ:

Veneracea

Họ ngao:


Veneridae

Giống ngao:
Loài ngao:

Meretrix
Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)

22


Tên tiếng Anh: Lyrate Asiatic Hard Clam.
Tên tiếng Việt: Ngao Bến Tre.
Về mặt cấu tạo có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái cấu tạo trong lớp hai
mảnh vỏ (Bivalvia) cho thấy cơ bản giống nhau, như công trình nghiên cứu của
Purchon (1977), Thái Trần Bái và cs (1978) và Quayle & Newkirk (1989).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Chính (1996) cho thấy Ngao (Meretrix lyrata)
phân bố chủ yếu ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dương từ biển Đài Loan đến Việt
Nam. Ở Việt Nam chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ như: Cần Giờ
(Tp.HCM), Gò Công Đông (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (Bến Tre),
Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau) và Cầu Ngang,
Duyên Hải của Trà Vinh.
Về đặc điểm phân bố, theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), ngao phân bố ở những
vùng có nền đáy cát hay cát bùn trong đó cát chiếm từ 60-90% với kích cỡ hạt từ
0,006-0,25 mm. Theo Trương Quốc Phú (1999) thì ngao phân bố chủ yếu ở vùng trung
triều và dưới triều, nơi có độ dốc tương đối bằng phẳng. Theo Nguyễn Tác An và
Nguyễn Văn Lục (1994) cho rằng ngao phân bố ở vùng thời gian phơi bãi từ 2 - 8
giờ/ngày. Độ sâu cực đại tìm thấy ngao lúc nước ròng là 2,5 m. Ngao phân bố ở vùng
có nền đáy cát mịn đến cát trung có pha lẫn hàm lượng bùn lỏng và xác hữu cơ (10 18%), vào mùa mưa bùn lỏng bao phủ nền đáy bãi ngao (1,5 - 2,5 cm). Độ mặn đặc
trưng cho bãi ngao dao động từ 7 - 25‰; pH nước 6,5 - 8,5 và nhiệt độ là 26 - 32 oC.

Theo nghiên cứu của Võ Sĩ Tuấn (1999) ở Gò Công Đông cho thấy ngao con tập trung
ở độ cao khoảng 0,8 - 1,5 m so với số 0 hải đồ.
1.2.2. Dinh dưỡng, sinh trưởng
Các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng (2001) và Trương Quốc Phú (1999)
đều cho thấy ngao là loài ăn lọc, thành phần thức ăn tự nhiên của ngao là mùn bã và
các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước khoảng 75-90%, thực vật phù du chiếm tỷ lệ
thấp khoảng 10-25% về số lượng cũng như tần số bắt gặp, chủ yếu là tảo Silic (tảo
khuê). Theo Trần Thái Bái và ctv (1978) thì nhóm Bivalvia bắt mồi theo cách lọc nhờ
hoạt động của các tấm mang trong quá trình hô hấp hút nước qua mang, quá trình bắt
mồi diễn ra một cách thụ động, chỉ có những hạt thức ăn có kích thước phù hợp được
chọn lọc Quayle and Newkirk (1989).

23


Theo Purchon (1977) cho rằng, thức ăn giai đoạn ấu trùng của nhóm Bivalvialà
vi khuẩn, tảo khuê, mùn bã hữu cơ và nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ khoảng
10μm hoặc nhỏ hơn. Theo nghiên cứu của Võ Sĩ Tuấn (1999) cho thấy sinh vật phù du
hiện diện trong ống tiêu hóa của ngao chiếm khoảng 10%, trong khi hàm lượng mùn
bã hữu cơ chiếm đến 90%. Các giống tảo thường bắt gặp trong ống tiêu hóa của ngao
phải kể đến Coscinodiscus (9 loài), Pleurosigma (3 loài), Cyclotella (3 loài),
Rhizosolenia (3 loài).
Theo Trương Quốc Phú (1999), tốc độ sinh trưởng ngao thay đổi theo mùa:
sinh trưởng nhanh vào tháng 5 đến tháng 9, sinh trưởng chậm vào tháng 10 đến tháng
4 năm sau. Nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng là độ mặn, sóng gió, hàm
lượng chất lơ lửng trong nước.
Nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999) cho rằng, sau một năm tuổi ngao
thành thục sinh dục và tham gia sinh sản, kích cỡ thành thục lần đầu khoảng 3,5 cm.
Ngao phân tính đực, cái riêng biệt, một số cá thể ngao lưỡng tính, tỉ lệ cá thể lưỡng
tính thấp, chiếm 6,82% trong quần thể. Các yếu tố môi trường như nồng độ muối, sóng

gió và hàm lượng vật chất lơ lửng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng
của ngao.
Theo Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1994) cho rằng khả năng lọc thức
ăn của nhóm ngao có kích thước nhỏ tốt hơn nhóm ngao có kích thước lớn. Một khía
cạnh khác, ngao là loài có tốc độ sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn sinh trưởng về
chiều dài (Trương Quốc Phú, 1999). Cũng chính điều này làm cho tốc độ tăng trọng
của ngao trong mùa mưa nhanh hơn mùa khô.
Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1996) nghiên cứu dinh dưỡng của Sò
huyết Anadara granosa cho thấy thức ăn của sò là mùn bã hữu cơ (93%) và tảo (7%),
ngoài ra còn tìm thấy nguyên sinh động vật trong ruột sò như Tintinnopsis và
Cocliella. Trong thành phần tảo Silic chiếm 92%, tảo Giáp chiếm 4% và các nhóm
khác chiếm 4%.
Võ Sĩ Tuấn và Hứa Thái Tuyến (1997) dựa vào vân vỏ để nghiên cứu về sinh
trưởng của Sò lông Annadara antiquata ở vùng biển Bình Thuận. Kết quả quá trình
hình thành vân vỏ không tương quan với biến thiên nhiệt độ mà có tương quan với
nguồn thức ăn.

24


1.2.3. Đặc điểm sinh sản
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của ngao Bến Tre (Meretrix
lyrata) của (Nguyễn Đình Hùng, 2000) cho thấy, ngao là loài phân tính nhưng cũng có
một tỷ lệ nhỏ ngao trong quần thể được phát hiện là lưỡng tính. Mùa sinh sản chính
của ngao từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, mùa phụ từ tháng 11 đến tháng giêng năm
sau. Tỷ lệ đực/cái trong tự nhiên là 1/1. Mặc dù đại đa số ngao là phân tính, nhưng rất
khó có thể phân biệt được cá thể đực, cái thông qua hình dáng ngoài. Tuyến sinh dục
ngao phát triển mạnh trong mùa sinh sản. Việc xác định giới tính của ngao được phân
biệt sau khi mở vỏ, ở giai đoạn thành thục bằng mắt thường có thể phân biệt được
thông qua màu sắc của tuyến sinh dục. Ngao đực có màu trắng sữa, ngao cái có màu

vàng nhạt. Tuy nhiên, kiểm tra bằng kính hiển vi mới có thể khẳng định chính xác giới
tính của ngao.
Sự thành thục sinh dục của ngao tuỳ thuộc vào độ tuổi, kích thước và địa lý
phân bố. Sản lượng trứng, tinh trùng và sự hình thành giao tử liên quan đến kích thước
của ngao, nhiệt độ nước, số lượng và chất lượng thức ăn. Ngao đạt kích thước khoảng
50g sẽ bắt đầu thành thục sinh dục và sau 12 tháng nuôi có thể tham gia sinh sản lần
đầu. Mùa vụ sinh sản tự nhiên của ngao diễn ra vào thời gian cuối mùa Xuân đến hết
mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 9). Theo Quayle và Newkirk (1989), việc thay đổi một
vài yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ mặn sẽ kích thích sự chín sinh dục của
các loài ĐVTM nói chung, trong đó có ngao. Vào mùa Xuân, khi nhiệt độ nước bắt
đầu ấm dần lên, nó kích thích sự phát triển của buồng trứng.
1.2.4. Sự phát triển phôi và ấu trùng ngao
Theo Michel et al. (2004), trứng trải qua thời kỳ phân chia giảm phân sau khi
thụ tinh hình thành hợp tử. Cực động vật xuất hiện, tế bào bắt đầu phân chia trong
vòng 30 phút sau khi thụ tinh. Trứng và tinh trùng được phóng ra từ ngao
bố mẹ vào trong môi trường nước. Thông thường, trong một quần
thể, ngao đực phóng tinh trước, nó đóng vai trò giống hormon kích
thích sự rụng trứng của ngao cái. Thời gian thụ tinh tiến hành trong
nước, ngoài cơ thể bố mẹ. Phôi xuất hiện sau 30 phút sau khi thụ
tinh, chúng phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung
quanh. Phân chia tế bào được tiến hành trong thời gian 24 giờ trước
khi chuyển sang giai đoạn ấu trùng chữ “D” - ấu trùng đỉnh vỏ thẳng.
Ấu trùng này trải qua giai đoạn sống phù du (giai đoạn bơi tự do)

25


×