Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các tình huốngluật NH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.93 KB, 9 trang )

CÁC TÌNH HUỐNG PHỤC VỤ MÔN HỌC PL ĐẢM BẢO TIỀN VAY TRONG
HOẠT ĐỘNG TDNH
Tình huống 1: Công ty Đỗ Gia vay Chi nhánh BIDV Khánh Hòa theo Hợp đồng tín
dụng ngắn hạn hạn mức số 01/2007/HĐ ngày 19/4/2007, hạn mức cho vay là 1,7 tỷ
đồng để bổ sung vốn kinh doanh thủ công mỹ nghệ. Khoản vay được bảo đảm bằng thế
chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của ông Tiến theo Hợp đồng thế chấp số
01/2007/HĐTC ngày 17/4/2007. Tài sản thế chấp là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số
27, đường Trần Nhật Duật, thành phố Nha Trang. Hợp đồng thế chấp đã được công
chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng pháp luật.
Tại thời điểm vay, trong hồ sơ vay vốn, có biên bản họp Hội đồng thành viên, do
ông Nguyễn Minh Tân làm chủ tọa và kèm theo là Điều lệ công ty ghi ông Nguyễn
Minh Tân là Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty. Nhưng trước đó,
công ty ĐỖ Gia đã làm thủ thủ tục thay đổi giám đốc và người đại diện theo pháp luật
từ ông Nguyễn Minh Tân sang ông Đỗ Hữu Hà.
Dư nợ đến của Công ty tại Chi nhánh (tạm tính đến thời gian khởi kiện) là 2.194
triệu đồng (trong đó: nợ gốc là 1.690 triệu, nợ lãi là 504 triệu đồng); tuy nhiên Công ty
không thanh toán nợ vay và thực hiện đúng các cam kết tại các biên bản đã ký với Ngân
hàng về giải quyết nợ vay. Vì vậy, ngày 03/12/2009, Ngân hàng đã khởi kiện Công ty
Đỗ Gia và bên thế chấp ra TAND tỉnh Khánh Hòa để thu hồi nợ. Tại tòa án, bà Nguyễn
Thị Kim O (vợ ông Đỗ Minh Tân) khai rằng căn nhà được tạo lập từ tài sản chung của
hai vợ chồng.
Anh (chị) hãy xác định hiệu lực của hợp đồng tín dụng nói trên. Những tình tiết
nào trong tình huống làm cho hợp đồng tín dụng bị vô hiệu?
Hiệu lực của HĐTD có thể k phát sinh hiệu do không đúng thẩm quyền.
Thứ nhất, xác định ở đây ông Tân không còn là người đại diện theo pháp luật của công
ty Đỗ Gia tuy trong nội quy lao động vẫn xác nhận ô là ng đại diện theo pháp luật.
Chính việc này có thể dẫn đến gây nhầm lẫn cho công ty đối tác.
TH thứ nhất, ông Tân ko còn quyền đại diện cho công ty NHƯNG được công ĐG đồng
ý hoặc ông Hà ủy quyền làm đại diện theo pháp luật cho công ty (nếu công ty có quy
định) thì theo k1 Đ 145 BLDS HĐTD do ông Tân ký vs NH vẫn có hiệu lực theo thỏa
thuận. Giao dịch dân sự này vẫn có hiệu lực cho dù Công ty biết or không.



1


TH thứ hai, ông Tân ko có quyền đại diện, ko được công ty đồng ý, cũng như không đc
ủy quyền nhg vẫn xác lập giao dịch với NH. NH không biết rằng ô Tân không còn là ng
đại diện theo pl của công ty. Trong TH này, NH phải thông báo cho công ty hoặc người
đại diện hợp pháp để đc trả lời trong 1 thời hạn ấn định. Qúa thời hạn này mà công ty
hoặc ng đại diện ko trl thì HĐ đã ký kết ko làm phát sinh quyền v nghĩa vụ đối với công
ty. Nhưng vẫn phát sinh nghĩa vụ đối với ng ko có quyền đại diện là ông Tân theo k1 Đ
145 BLDS.
TH thứ ba, ông Tân ko có quyền đại diện, ko được công ty đồng ý, cũng như không đc
ủy quyền nhg vẫn xác lập giao dịch với NH. NH biết ô Tân không còn là ng đại diện
theo pl của công ty nhưng không thông báo cho công ty biết thì HĐ đã ký kết không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với công ty và ông Tân theo k1 Đ 145 BLDS.
Việc đại diện trái với quy định pháp luật của ông Tân có thể dẫn đến hậu quả HĐTD
mà ông đã ký kết giữa ông vs NH không làm phát sinh hiệu lực cho công ty như đã giải
thích ở trên.
Về HĐ thế chấp tài sản. Tài sản thế chấp là QSDĐ và nhà ở gắn liền trên đất. Theo tình
huống, đây là tài sản tạo lập chung của vc theo Đ 219 BLDS. Vì là tài sản chung của vc
nên ông Tân và bà O phải cùng thỏa thuận bàn bạc về việc định đoạt tài sản chung này.
TH bà O không ủy quyền hoặc ko biết rằng ông Tân đã lấy tài sản chung đi thế chấp thì
việc giao kết HĐTC này là trái với quy định của pl. Có thể là căn cứ bị TA tuyên vô
hiệu theo Đ 127 và đ c k1 Đ 122 BLDS, ng tgia giao dịch không tự nguyện.
TH bà O biết nhg im lặng….
Tình huống 2: Tháng 7/2012, chị Hạnh cần tiền để đầu tư kinh doanh. Cha mẹ chồng
chị Hạnh đã thực hiện thủ tục công chứng làm hợp đồng ủy quyền cho chị Hạnh dùng
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giấy hồng)
của ông bà đem thế chấp ngân hàng vay tiền. Ngày 2/8/2012, chị Hạnh đã ký hợp đồng
tín dụng vay 500 triệu đồng của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, ở

huyện Bình Chánh (TP.HCM). Ngày 20/8/2012, chị ký tiếp một hợp đồng tín dụng
khác vay thêm 200 triệu đồng. Cả hai khoản vay này đều được bảo đảm bằng hợp đồng
thế chấp quyền sử dụng đất của cha mẹ chồng chị Hạnh, có đăng ký giao dịch bảo đảm
theo quy định.
Sau đó, chị Hạnh không trả nợ nên tháng 9/2013 bị Ngân hàng Á Châu khởi
kiện. Bốn tháng sau, TAND huyện Bình Chánh xử sơ thẩm đã buộc chị Hạnh phải trả
nợ cho Ngân hàng Á Châu Đồng thời, tòa nhận định hợp đồng thế chấp giữa chị Hạnh
với Ngân hàng Á Châu là hợp pháp vì chị Hạnh có giấy ủy quyền của cha mẹ chồng.
2


Do đó, tòa đưa đất của cha mẹ chồng chị Hạnh vào làm tài sản thế chấp để bảo đảm các
khoản vay của chị Hạnh tại Ngân hàng Á Châu.
Chị Hạnh kháng cáo yêu cầu tòa phúc thẩm hủy bỏ phần quyết định đưa đất của
cha mẹ chồng chị vào làm tài sản thế chấp. Tháng 12/2013, TAND TP.HCM đã chấp
nhận kháng cáo của chị Hạnh Theo tòa, cấp sơ thẩm đã sai khi xác định hợp đồng thế
chấp do chị Hạn lập với Ngân hàng Á Châu là hợp pháp. Bởi lẽ trong hợp đồng thế
chấp tài sản không có chữ ký của cha mẹ chồng chị Hạnh trong khi họ là người đứng
tên trên giấy tờ đất. Như vậy, hợp đồng thế chấp này không có giá trị pháp lý.
Quan điểm của anh (chị) về nhận định của Hội đồng xét xử ở các cấp sơ thẩm và
phúc thẩm?
Đã đc ủy quyền:
Tình huống 3: Ngân hàng Techcombank cho ông Lương Văn Tiến vay nợ theo 2 hợp
đồng tín dụng có giá trị 470 triệu đồng. Theo đó, tài sản bảo đảm cho hợp đồng vay vốn
nói trên là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình ông Lê Hồng
Nhâm tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Sở dĩ ông Nhâm đưa nhà đất ra thế
chấp là vì bản thân ông có nhu cầu vay 100 triệu đồng để đầu tư cho con cái ăn học.
Ông đã nhờ người quen tìm mối vay ngân hàng và khi làm thủ tục vay vốn, ông Nhâm
không đọc kỹ các giấy tờ do mắt kém. Sau khi vay vốn, ông Tiến không thực hiện nghĩa
vụ trả nợ. Đến khi ngân hàng gửi thông báo siết nợ, ông Nhâm mới biết đã thế chấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo lãnh cho ông Lương Văn Tiến vay 470 triệu
đồng, trong khi ông Nhâm chỉ được cầm về 88 triệu đồng, sau khi đã trừ 12 triệu đồng
lãi vay và các chi phí khác.
Anh (chị) hãy xác định trách nhiệm của các bên trong tranh chấp nói trên?
Quan hệ giữa NH và ông Tiến là HĐTD, ng đi vay và ng cho vay.
QH giữa NH và ông Nhâm là HĐ thế chấp tài sản của mình cho HĐ vay vốn của ông
Tiến.
TH chứng minh đc ông Tiến bị lừa dối
Tình huống 4: Ngân hàng A cho Công ty TNHH 1 TV B vay 500 triệu đồng, tài sản
đảm bảo cho khoản vay là 02 chiếc xe ôtô được hình thành từ vốn vay. C là nhà cung
cấp 02 chiếc xe cho B. Trong hợp đồng mua bán giữa B và C quy định quyền và nghĩa
vụ của C như sau:
1/ Phối hợp với A theo dõi đôn đốc B trả nợ vay đúng hạn cho A.
3


2/ Nếu B chậm thanh toán cho A với bất kỳ lý do gì thì C có quyền thu hồi xe
của B để phát mại thu hồi nợ cho A.
Số nợ của B tại A chưa trả và đã quá hạn trả nợ, A đã nhiều lần lập biên bản
nhưng B vẫn không thực hiện trả nợ. Do B thiếu nợ Công ty TNHH D nên B đem 02 xe
này cho D để làm đảm bảo. Hiện tại Đại diện theo pháp luật của B đã bỏ trốn và đang bị
Công an truy nã về tội lừa đảo ở vụ án khác, vụ án này không liên quan đến tài sản mà
B thế chấp cho A. A đã nhiều lần phối hợp với D thu hồi tài sản để A phát mại thu hồi
nợ nhưng D không chấp thuận. A quyết định đưa vụ việc ra tòa án cấp có thẩm quyền
xét xử. Hỏi:
1. Nếu kiện thì A sẽ kiện ai: Kiện B; C hay kiện D?

Kiện B vì thứ nhất NH A và cty B có quan hệ thông qua HĐTD là khoản vay vốn và
đồng thời giữa A và B có quan hệ HĐTC 2 chiếc xe hình thành từ vốn vay. Đồng thời
quy định giữa B và C trong hợp đồng mua bán về việc C có quyền thu hồi xe, phát mại

thu hồi nợ cho A. Theo 15 điều 1 NĐ 11 (sửa đổi k4 điều 58 NĐ 163) thì người xử lý
tài sản đảm bảo là bên nhận bảo đảm, tức ngân hàng A; hoặc được bên nhận bđ ủy
quyền hoặc có thỏa thuận khác. Trong trường hợp này nếu NH ko ủy quyền cho C or
thỏa thuận khác với B và C thì thỏa thuận của B v C trong HĐ là k đúng vs quy định
của PL.
2. Hiện nay, Đại diện theo pháp luật B đang bị truy nã; Tài sản B thế chấp cho
A được hình thành từ vốn vay của A được công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo
theo đúng quy định của phát luật. Công ty C có nghĩa vụ thực hiện cam kết trong Hợp
đồng mua bán xe giữa B và C không? Tại sao?
Như đã trình bày ở trên, trường hợp NH A k ủy quyền cho công ty C thì thỏa thuận giữa
cty B v C là trái pháp luật. TH NH có ủy quyền hoặc trường hợp có thỏa thuận khác để
cty C có quyền thu hồi v phát mại tài sản thu hồi nợ cho NH thì cty C mới có quyền
này. V công ty C được thực hiện nghĩa vụ cam kết trong hđ giữa cty B v C.
Tình huống 5: Ngày 20/3/2012, ngân hàng Techcombank ký hợp đồng tín dụng cho
công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tuyết Trang vay 1.600.000.000 đồng. Đảm bảo
cho khoản vay này, bà Tuyết Trang đã dùng tài sản là nhà và đất tại 59 Triệu Việt
Vương, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng (theo GCN QSDD số AB690015 của UBND quận
Hải Châu cấp cho bà Tuyết Trang ngày 7/7/2011). Do công ty Tuyết Trang không trả
lãi vay và đang thông báo giải thể doanh nghiêp nên Ngân hàng khởi kiện yêu cầu công
ty Tuyết Trang thanh toán số tiền gốc vay 1.600.000.000 đồng và lãi vay.
Ngày 7/4/2012, ông Kỳ (là chồng bà Trang) làm đơn xin ly hôn với bà Tuyết Trang.
Ngày 7/4/2013, Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng thụ lý giải quyết.
4


Ngày 8/9/2013, tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng ra quyết định số 49/2013/QĐSTKDTM về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo đó, công ty Tuyết Trang
công nhận còn nợ ngân hàng Techcombank số tiền là 1.853.333.333 đồng (nợ gốc
1.600.000.000 và nợ lãi 253.333.333 đồng tính đến ngày 29/8/2013). Công ty Tuyết
Trang cam kết thanh toán số nợ trên cộng với khoản tiền lãi phát sinh tính trên dư nợ
gốc từ ngày 30/8/2013 cho đến ngày 31/10/2013 là dứt điểm toàn bộ khoản nợ. Nếu

công ty Tuyết Trang vi phạm thời hạn thanh toán nêu trên thì tài sản thế chấp được phát
mãi để ngân hàng thu hồi nợ.
Ngày 30/7/2014, ông Kỳ khiếu nại rằng, nhà đất bà Trang đem thế chấp ngân hàng là
tài sản chung của vợ chồng, việc bà Trang đem tài sản chung đi thế chấp vay tiền ngân
hàng, ông hoàn toàn không biết.
Câu hỏi
a. Việc bên đi vay thông báo giải thể có được xem là căn cứ để bên cho vay thu hồi
nợ trước hạn không? Vì sao?
Theo điểm d k1 Điều 25 QĐ 1627/2001thì TCTD tức NH Techcombank có quyền
chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn chỉ khi phát hiện khách hàng - công ty
Tuyết Trang cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm HĐTD. Nên việc bên đi vay
thông báo giải thể ko đc xem là căn cứ để bên cho vay - NH thu hồi nợ trc hạn.
b. Cần lưu ý những yếu tố gì khi soạn thảo điều khoản về các trường hợp chấm dứt
hợp đồng tín dụng?
c. Bình luận về thỏa thuận giữa các bên trong quyết định số
49/2013/QĐST_KDTM về công nhận thỏa thuận của các đương sự? Hậu quả
pháp lý của thỏa thuận này là như thế nào?
Việc công ty Tuyết Trang công nhận khoản nợ cả gốc và lãi cho NH Tech hình
thành nghĩa vụ trả nợ của công ty đối với NH. Ngoài ra, trong quyết định này còn
cho thấy, công ty đồng ý phát mãi tài sản thế chấp khi công ty vi phạm thời hạn
thanh toán. Những thỏa thuận này k trái với quy định pháp luật và TA đã ra QĐ nên
có hiệu lực thi hành bắt buộc vs các bên. NH có nghĩa vụ phải theo dõi kiểm tra
giám sát.
d. Giả sử là luật sư tư vấn cho ngân hàng, anh chị trình bày quan điểm của mình
đối với ý kiến của ông Kỳ khi ông cho rằng, ông hoàn toàn không biết việc bà
Trang đem nhà đất thuộc sở hữu của 2 vợ chồng đi thế chấp vay tiền ngân hàng.
Tài sản chung của vc là sh chung hợp nhất. những giao dịch liên quan đến tài sản
chung đều phải do vc cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm
hữu, sd, định đoạt tài sản theo Đ 219 BLDS. Nên trong TH này, ông Kỳ chứng minh


5


đc rằng bà Trang lấy ts chung đi thế chấp mà k đc sự đồng ý của ô và ô ko biết gì về
việc này, thì đây có thể là căn cứ dẫn tới giao dịch ds vô hiệu.
e. Có quan điểm cho rằng, thỏa thuận ly hôn của ông Kỳ, bà Trang là thỏa thuận
nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ ngân hàng nên không có hiệu lực. Anh chị bình
luận về quan điểm trên.
Tình huống 6: Ngày 26/2/2010, ông Nguyễn Văn An- chủ doanh nghiệp tư nhân vận
tải ký hợp đồng tín dụng vay ngân hàng Đầu tư số tiền 2.145.000.000 đồng, thời hạn
vay 11 tháng, mục đích vay để kinh doanh.
Để đảm bảo cho số tiền vay trên, ngày 21/11/2009, bà Nguyễn Thị Nụ (được chồng là
ông Trần Văn Ái ủy quyền) và ngân hàng đầu tư đã ký Hợp đồng thế chấp quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất mang tên bà Nụ và ông Ái để đảm bảo cho toàn bộ
nghĩa vụ phát sinh theo các hợp đồng tín dụng mà ông An vay của ngân hàng Đầu tư.
Trong giấy ủy quyền có đoạn: “Bà Nguyễn Thị Nụ được quyền sử dụng giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn làm ăn. Tôi hoàn toàn nhất trí và không
phản đối gì”.
Do doanh nghiệp tư nhân vận tải không trả được nợ nên Ngân hàng đã khởi kiện đề
nghị tòa án buộc ông An phải trả cho ngân hàng tiền gốc và lãi trong hạn, phí quá hạn
cùng toàn bộ lãi phát sinh cho đến khi doanh nghiệp tư nhân vận tải thi hành xong bản
án. Trường hợp doanh nghiệp tư nhân vận tải không trả được nợ thì đề nghị tòa án kê
biên phát mại trên toàn bộ tài sản của bên thứ ba đã được thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả
nợ cho ngân hàng theo hợp đồng thế chấp.
Câu hỏi:
a. Anh chị bình luận như thế nào khi ông Ái không đồng ý với việc xử lý tài sản
bảo đảm của ông và bà Nụ vì cho rằng, bà Nụ đã vượt quá phạm vi ủy quyền nên
hợp đồng thế chấp vô hiệu. Cụ thể, tại thời điểm ký giấy ủy quyền, ông Ái chỉ
đồng ý thế chấp khi chính bà Nụ vay tiền.
Điều 145 hậu quả của HĐDS thiết lập bởi ng ko có quyền đại diện

b. Ý kiến của anh chị khi có quan điểm cho rằng, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng
đất bị vô hiệu vì đáng lẽ, hợp đồng thế chấp nêu trên phải là hợp đồng bảo lãnh
theo đúng các quy định của bộ luật Dân sự?
c. Xác định bản chất pháp lý của quan hệ bảo đảm tiền vay trong tình huống này?
Giải thích?
d. Giải quyết vụ việc trên như thế nào?

6


Tình huống 7: Ngày 22/9/2014, bà Nguyễn Xuân Hảo ký hợp đồng tín dụng với ngân
hàng BIDV, số tiền là 1 tỷ, mục đích vay: kinh doanh vận tải, thời hạn vay 12 tháng.
Tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất tại tổ 8, KV5, P Thạnh Mỹ, tỉnh Hà Nam do ông Nguyễn Thanh Liêm và bà Trần
Thị Chi (cha mẹ ruột của bà Hảo) đứng tên sở hữu. Sau khi vay, bà Hảo không thanh
toán gốc cũng như lãi đúng hạn, hiện bà Hảo còn nợ tiền gốc 1 tỷ và tiền lãi là
360.989.456 đồng. Ngày 5/6/2015, ông Liêm và bà Chi bị tai nạn giao thông qua đời,
ngân hàng khởi kiện yêu cầu bà Hảo có nghĩa vụ trả toàn bộ số nợ gốc và lãi phát sinh.
Tuy nhiên, bà Hảo đã bị vỡ nợ, không có khả năng thanh toán và đi khỏi địa phương
không biết địa chỉ cư trú mới nên ngân hàng yêu cầu các đồng thừa kế của ông Liêm và
bà Chi trả dứt điểm số nợ và lãi còn nợ.
Câu hỏi:
a. Giả sử các đồng thừa kế không đồng ý trả số nợ còn lại vì cho rằng, đây là
nghĩa vụ phát sinh giữa bố mẹ mình với ngân hàng BIDV. Tuy nhiên, do hiện
nay bố mẹ họ là ông Liêm, bà Chi đã chết nên hợp đồng bảo đảm không còn
hiệu lực pháp lý nữa. Là luật sư tư vấn, anh chị trình bày quan điểm của mình
với giả định này.
TH chấm dứt thế chấp đc quy định tại Điều 357 BLDS bao gồm 4 TH. Thứ nhất, nghĩa
vụ đc bảo lãnh chấm dứt. TH này NV trả nợ vẫn chưa hoàn thành mà bà Hảo đả bỏ đi
ngoài ra k có thỏa thuận nào khác vs NH về việc HĐ chấm dứt nên theo Đ 374 BLDS

không là căn cứ chấm dứt HĐTD giữa bà Hảo và NH. Vì nghĩa vụ đc bảo đảm chưa
chấm dứt nên HĐ TC vẫn còn hiệu lực. Thứ hai, việc thế chấp đc hủy bỏ or thay thế
bằng bp bđ khác theo k2 Đ 357 BLDS -> KO có. Thứ ba, tài sản thế chấp đã đc xử lý ->
ko có. Theo thỏa thuận của các bên, tình huống bài ra cho thấy k có thỏa thuận nào về
th chấm dứt HĐ BĐ nên vẫn tiếp tục thực hiện.
Cho nên, các đồng thừa kế đưa ra quan điểm vì bố mẹ đã chết nên k thực hiện nghĩa vụ
là k đúng vs quy định pháp luật.
b. Giả sử các đồng thừa kế chấp nhận để ngân hàng phát mãi tài sản, thu hồi vốn
vay. Tuy nhiên, trong số những người đồng thừa kế nêu trên có bà Nguyễn Thị
Lan bị câm điếc bẩm sinh, từ nhỏ sống phụ thuộc vào cha mẹ, không có khả
năng lao động và không có khả năng tự nuôi sống bản thân. Sau khi bố mẹ chết,
bà Lan không nơi nương tựa, anh chị em đều khó khăn Do vậy, các đồng thừa kế
còn lại đề nghị ngân hàng hỗ trợ cho bà Lan một số tiền để trang trải cho cuộc
sống. Đề nghị này có được chấp nhận theo các quy định của pháp luật không? Vì
sao?

7


c. Cùng với giả định tại câu b nêu trên, có quan điểm cho rằng khi giải quyết
phần di sản của ông Liêm, bà Chi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng
bảo đảm tiền vay thì bà Lan được ưu tiên trích lại tiền trợ cấp trước khi thi hành
khoản nợ đối với ngân hàng với mức là 2/3 suất của một người thừa kế theo
pháp luật. Quan điểm của anh chị đối với lập luận này?
Tình huống 8. Ngày 28 tháng 2 năm 2014 Ngân hàng Thương mại Cổ Phần X và Công
ty TNHH Y ký hợp đồng tín dụng số 82/2014. Theo hợp đồng này Ngân hàng X cho
Công ty Y vay 2 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng, lãi suất 10% /năm.
Ông A thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất trị giá 2 tỷ đồng để đảm bảo ½ nghĩa vụ trả
nợ của công ty Y.
Bà B thế chấp tài sản là ngôi nhà thuộc sở hữu của mình, được định giá 1,8 tỷ đồng để

đảm bảo ½ nghĩa vụ còn lại của công ty Y theo hợp đồng tín dụng nói trên.
- Theo pháp luật hiện hành, trong tình huống trên: một nghĩa vụ trả nợ có thể được đảm
bảo bởi nhiều tài sản hay không?
Theo Đ 7 NĐ 163 thì 1 nghĩa vụ trả nợ có thể đc bđ bằng nhiều giao dịch bđ.
- Giả sử khi khoản vay đến hạn, Công ty Y không trả được nợ, các tài sản thế chấp nói
trên được bán đấu giá. Ngôi nhà của bà B bán được 1,3 tỷ đồng. Quyền sử dụng đất của
ông A không bán được. Ngân hàng có được quyền thu nợ theo hợp đồng tín dụng số
82/2014 bằng toàn bộ số tiền thu được từ việc bán đấu giá ngôi nhà của bà B hay
không? Vì sao?
Theo tình huống, tài sản của bà B dùng để bđ nghĩa vụ thanh toán ½ khoản vay của
công ty đối với NH có nêu rõ trong HĐTD. Thì NH khi xử lý tài sản thế chấp phải thực
hiện theo HĐ đã thỏa thuận theo k1 Điều 58 NĐ 163, tức là thanh toán ½ khoản nợ của
công ty với NH mà k bao gồm toàn bộ số tiền thu đc từ việc bán đấu giá ngôi nhà của
bà B.
Tình huống 9. Do nhu cầu thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh, Công ty TNHH A muốn mua một dây chuyền sấy khô tôm thuộc
một công ty tại Nhật bản. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên Công ty A đã tiến hành nộp hồ
sơ vay vốn tại Ngân hàng thương mại B số tiền 5 tỷ đồng.
- Giả sử A không có tài sản thế chấp nên muốn dùng dây chuyền đang mua trả
góp làm tài sản thế chấp với Ngân hàng B thì pháp luật có cho phép không? Tại sao?
Theo k2 điều 4 NĐ 163, đây là tài sản hình thành trong tương lai thuộc sở hữu của bên
bảo đảm. Quy định này cho phép bên bảo đảm lấy tài sản hình thành trong tương lai
thuộc sh của mình làm ts bđ.
8


- Giả sử A dùng trụ sở công ty làm tài sản thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng B. Sau
khi được ngân hàng B chấp nhận, Công ty A muốn cùng với công ty D hợp tác đầu tư
vào tầng thượng của trụ sở này để làm vũ trường. Ngân hàng B không đồng ý vì cho
rằng trụ sở này đang thế chấp nên không được sửa sang đầu tư thêm. Ý kiến của Ngân

hàng B là đúng hay sai? Tại sao?
Sai. Vì theo k1 Đ 27 NĐ 163 thì bên nhận thế chấp không được hạn chế bên thế chấp v
bên thứ 3 đầu tư vào tài sản thế chấp để làm tăng giá trị tài sản đó.
Tình huống 10: Ngày 12 tháng 01 năm 2015, Ngân hàng Thương mại Cổ Phần A và
Công ty TNHH H ký hợp đồng tín dụng số 16/2015. Theo hợp đồng này Ngân hàng A
cho Công ty H vay 2 tỷ đồng, thời hạn 6 tháng, lãi suất 10% /năm.
- Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của Công ty H theo hợp đồng tín dụng số 16/2015, Ông
B thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình được định giá là 1,5 tỷ
đồng và Bà C thế chấp tài sản là ngôi nhà thuộc sở hữu của mình, được định giá 3 tỷ
đồng. Cả hai hợp đồng thế chấp không ghi cụ thể giới hạn phạm vi nghĩa vụ được bảo
đảm mà phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi của công ty H cho
Ngân hàng A theo hợp đồng tín dụng số 16/2015.
Đến tháng 6 năm 2015, khi khoản vay đến hạn, Công ty H không trả được nợ, các tài
sản thế chấp nói trên được bán đấu giá. Ngôi nhà của bà C bán được 2 tỷ đồng. Quyền
sử dụng đất của ông B không bán được. Ngân hàng có được quyền thu nợ theo hợp
đồng 16/2015 bằng toàn bộ số tiền thu được từ việc bán đấu giá ngôi nhà của bà C hay
không? Vì sao?
Theo Đ 319 BLDS

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×