Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

câu hỏi ôn tập môn logistics vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.19 KB, 15 trang )

Câu 1: Trình bày khái niệm vận tải theo quan điểm quản trị logistics, vai trò của vận tải trong chuỗi
logistics? Logistics vận tải là gì?
Khái niệm :
+Vận tải là sự di chuyển hàng hóa trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện
các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất-kinh doanh
+Logistics vận tải (Transport Logistics): Là cách thức tổ chức khai thác các phương tiện chuyên chở và các
trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ chuyên chở nhằm mục địch khắc phục khoảng cách về không gian của
sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của khách hàng, Như vậy, bằng cách quản trị tốt sẽ
góp phần đưa sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Logistics vận tải là sự
phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, là khâu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
và chất lượng của dịch vụ logistics cung cấp cho khách hàng nói chung
Vai trò :
+ Liên kết các tác nghiệp sản xuất-kinh doanh tại các địa bàn hoạt động khác nhau của các doanh nghiệp
trong mạng lưới logistics: vận chuyển để cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hóa đầu vào…
+ Xóa đi sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể hoạt động trong
chuỗi logistics, mà chủ yếu là quá trình tập trung hóa và chuyên môn hóa của sản xuất và tiêu dùng.
+ Thực hiện 2 nhiệm vụ logistics trong DN là: nâng cao chất lượng dịch vụ logistics và giảm tổng chi phí của
toàn bộ hệ thống,
+ Góp phần tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm trong chuỗi logistics nếu sản phẩm đc đưa đến đúng vị trí và
thời gian mà khách hàng yêu cầu
+ Một hệ thống vận tải chi phí thấp và năng động trong chuỗi logistucs của 1 quốc gia sẽ góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường toàn cầu, tăng tính hiệu quả của sản xuất và giảm giá cả
hàng hóa.
Câu 2 : Trình bày hệ thống vận tải đường biển (bao gồm cả cách phân loại tàu)?
Hệ thống vận tải đường biển bao gồm 3 nhóm thành phần chính có mối liên hệ với nhau như sau :
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng cố định: Cảng biển (ports), bến bãi (termimals/yard)…
+ Các phương tiện vận tải như tàu biển, sà lan…, sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng cố định để vận chuyển hàng
hóa.
+ Các hệ thống tổ chức thông tin cần thiết hỗ trợ cho quá trình sử dụng phương tiện vận tải và cs hạ tầng.
* Cách phân loại tàu biển
- Theo cỡ tàu : Tàu cực lớn (Ultra Large Crude Carrier-ULCC), tàu rất lớn ( Very Large Crude CarrierVLCC), tàu loại trung bình (trọng tải dưới 200.000 DWT), tàu loại nhỏ (có trọng tải đăng kí nhỏ nhưng phải


từ 300 DWT trở lên). Ngoài ra còn có tàu Panamax, New Panamax , Tàu cỡ Chinamax, tàu cỡ Seawaymax …
- Theo phương pháp xếp dỡ : Tàu Ro-Ro, tàu Lo-Lo , tàu Ro-Lo
- Theo cờ tàu: Tàu treo cờ thường, tàu treo cờ phương tiện (Flag of convenience)
- Theo phạm vi kinh doanh: Tàu chạy vùng biển gần, tàu chạy vùng biển xa
- Theo phương thức kinh doanh: Tàu chợ (Liner), tàu rông (Tramp)
- Theo loại hàng chuyên chở: Tàu chở hàng rời, tàu chở hàng lỏng, tùa chở hàng bách hóa,,,


Câu 3 : Trình bày khái niệm và đặc điểm của Logistics vận tải đường biển?
Khái niệm: Logistics vận tải đường biển là bao gồm mọi hoạt động lập kế hoạnh, triển khai chiến lược và tổ
chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh liên quan đến vận tải đường biển và phân phối hàng hóa theo yêu cầu
của người ủy thác. Logistics vận tải biển là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải-giao nhận hàng
hóa bằng đường biển.
Đặc điểm:
- Ưu điểm :
+ Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, đa dạng. (Áp dụng cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng
hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả với các loại hàng rời có khối lluongwj lớn và
giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc…)
+ Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến hành hải thấp.
+ Gía thành dịch vụ logistics vận tài biển không cao so với các hình thức vận tải khác.
- Nhược điểm:
+ Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện hành hải
+ Tốc độ của tàu biển thương đối thấp so với máy bay, tàu hỏa ( chỉ khoàng 14-20 hải lí/h)
Câu 4 : Phân tích vai trò của logistics vận tải đường biển?
Đối với doanh nghiệp:
- Góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá
trình hoạt động và cung cấp dịch vụ, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp vận tải biển.
- Đảm bảo yếu tố “ just in time”, nhờ đó đảm bào vận chuyển hàng hóa theo đúng kế hoạch, nâng cao chất
lượng dịch vụ và hạ giá cước vận chuyển, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ người quản lí đưa ra quyết định về nguồn lực cung ứng, số lượng và thời điểm để bổ sung hiệu quả

nguồn lực, phương tiện và hành trình vận tải… nhằm giảm tối đa chi phí phát sinh, đảm bảo hiệu quả hoạt
động kinh doanh
Đối với người sử dụng dịch vụ (khách hàng)
- Giúp các DN mở rộng phạm vi và gia tăng năng lực c.ứng dịch vụ. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn
- DN sản xuất có thể mở rộng nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra để phục
vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh.
- Tăng mực độ thỏa mãn của khách hàng với các dịch vụ vận tải đường biển.
Đối với nền kinh tế quốc dân
- Đưa nền kinh tế quốc dân trở thành 1 mắt xích trong chuối giá trị toàn cầu về lĩnh vực lưu thông hàng hóa
(bên cạnh các hoạt động cung cấp, sản xuất, phân phối hàng hóa, mở rộng thị trường), gắn nền kinh tế của 1
nước với nền kinh tế thế giới.
- Nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ với người tiêu dùng, mở rộng thương mại quốc tế và làm dịch chuyển cơ
cấu nền kinh tế.
- Tiết kiệm chi phí vận tải và các chi phí khác từ đó giảm chi phí lưu thông và phân phối hàng hóa , tăng tính
hiệu quả của nền kinh tế đống thời thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế
- Giúp DN nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung cắt giảm chi phí trong chuỗi losgistics, góp phần nâng
cao sức cạnh tranh của DN cũng như quốc gia đó trên thị trường


Câu 5 : Có những đối tượng nào tham gia Logistics vận tải đường biển? Giải thích rõ chức năng, nhiệm
vụ của những đối tượng ấy.
- Bên thuê vận chuyển:
+ Người xuất khẩu (exporters) hoặc người nhập khẩu (importers);
+ Người gửi hàng (shippers)- trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải hoặc người nhận hàng (receivers);
+ Người gửi hàng (consignors)- ký hợp đồng vận tải với người giao nhận vận tải hoặc người có quyền nhận
hàng (consignees).
- Các bên hỗ trợ trực tiếp cho dịch vụ logistics vận tải biển:
+ Chủ tàu (Shipowners): Chủ tàu biển là người sở hữu tàu. Chủ tàu là người đứng tên mình thực hiện công
tác quản lý và khai thác đội tàu, là người đứng ra ký kết các hợp đồng hàng hải liên quan đến tàu biển;
+ Hãng đóng tàu (Shipbuilders): là người đóng tàu mới và bán cho các chủ tàu;

+ Người buôn tàu cũ (Scrap dealers): là người mua lại tàu cũ thải loại từ các chủ tàu;
+ Nhà khai thác cảng (Terminal operators): là người cung cấp dịch vụ tại cảng cho tàu chở hàng, ví dụ như
dịch vụ cầu tàu hoặc xếp dỡ hàng hóa;
+ Nhà vận tải đa phương thức (Intermordal transport operators): là người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương
thức, vận chuyển hàng hóa từ kho đến kho “door-to-door”.
- Các bên liên quan đến cung cấp dịch vụ logistics vận tải biển:
+ Người chuyên chở đường biển (sea carriers) là người dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc thuê tàu
của người khác để thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách nhằm mục đích nhận tiền cước
vận chuyển. Người vận chuyển đường biển là một bên chính của hợp đồng vận tải, có thể là chủ tàu hoặc
người thuê tàu đứng ra ký kết hợp đồng vận tải với người thuê vận chuyển;
+ Đại lý tàu biển (Ship agents): là những công ty đại diện cho chủ tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu
biển bao gồm việc tàu ra vào cảng, quá trình vận hành và khai thác tàu biển…;
+ Người thuê tàu (Charterers): là người đi thuê tàu của chủ tàu để tự mình thực hiện vận chuyển hàng hóa;
+ Người môi giới hàng hải (Shipbrokers): là người làm trung gian giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng giữa
các bên liên quan như chủ tàu và người thuê tàu, chủ hàng và người vận chuyển;
+ Người chuyên chở công cộng (Common carriers): là người cung cấp dịch vụ vận tải công cộng với giá cước
công khai;
+ Người vận tải công cộng không tàu (NVOCC- Non vessel operating common carriers): là người kinh doanh
dịch vụ vận tải nhưng không sở hữu tàu, phần lớn là công ty giao nhận hàng đứng ra làm người gom hàng lẻ.
- Ngoài ra còn có: ngân hàng, công ty bảo hiểm, cứu hộ, Đăng kiểm, các cơ quan Cảng vụ, cơ quan Hải quan,
cơ quan Kiểm dịch y tế…
Câu 6: Trình bày khái niệm tàu chuyến và thuê tàu chuyến? Có các hình thức thuê tàu chuyến nào?
- Tàu chuyền là tàu chuyên chở hàng hóa giữa 2 hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở 1 hợp
đồng thuê tàu. Tàu chuyền thường đc dùng khi thuê chở dầu và hàng hóa có khối lượng lớn như than dá,
quặng, ngũ cốc, xi măng, phân bón… và người thuê tàu phải có 1 khối lượng hàng hóa tương đối lớn đủ để
xếp lên 1 tàu.
- Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu yêu cầu thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa
từ 1 hay nhiều cảng xếp đến 1 hay nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng. Mối tàu thường chỉ chở 1 loại
hàng và 1 chuyến chỉ phục vụ 1 chủ hàng theo hợp đồng từ cảng đến cảng.
- Các hình thức thuê tàu chuyến:



+ Thuê tàu chuyến một (Singer Trip): là việc thuê tàu để chuyên chở một lô hàng giữa hai cảng. Sau khi hàng
được giao đến người nhận ở cảng đến thì hợp đồng thuê tàu chuyến hết hiệu lực.
+ Thuê chuyến khứ hối (Round Trip): là việc tàu chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác rồi lại
chuyên chở hàng ngược lại cảng ban đầu hoặc cảng lân cận theo cùng một hợp đồng thuê tàu .
+ Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage): thuê tàu chở hàng từ 1 cảng này đến 1 cảng khác nhiều chuyến
liên tiếp nhau. Có thể thực hiện bằng nhiều hợp đồng khác nhau.
+ Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn hàng hóa (Contract Shipping): thuê tàu chuyên chở một khối
lượng hàng hóa nhất định trên 1 tuyến đường nhất định trong 1 khoảng thời gian nhất định
Câu 7 : Trình ưu, nhược điểm của hình thức thuê tàu chuyến?
- Ưu điểm:
+ Tính linh hoạt cao, chủ tàu tùy ý lựa chọn loại tàu, lịch trình vận chuyển, thỏa thuận giá cước,,, sao cho có
lợi nhất cho mình trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
+ Chủ tàu kịp thời điều chỉnh giá cước phù hợp với biến động chi phí của tàu và thị trường tàu.
+ Thích hợp với việc vận chuyển các lô hàng có nhu cầu không thường xuyên.
+ Tàu có cơ hội tận dụng được hết sức tải trong từng chuyến đi, vì vậy nếu làm tốt việc tìm nguồn hàng thì
công tắc khai thác tàu có thể đạt được hiệu quả cao đặc biết là với những lô hàng lớn.
- Nhược điểm
+ Khó tổ chức và phối hợp giữa các tàu và cảng cùng các bên liên quan khác
+ Gía cước vận tải biến động bất thường, phụ thuộc vào cung cầu của thị trường
+ So với tàu chợ thì tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn, thời gian tập kết hàng dài hơn do vậy chi phí tồn
kho của chủ hàng thường lớn hơn vận tải tàu chợ
+ Thủ tục kí kết hợp đồng phức tạp, thường gây ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng do sự đa
dạng về tập quán hàng hải
Câu 8 : Trình bày kỹ thuật ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến đối với người cho thuê tàu?
Hai nguyên tắc quan trọng nhất đối với người thực hiện cho thuê tàu trong quá trình kí hết hợp đồng vận
chuyển là :
+ Luôn làm việc trong phạm vị khả năng, trách nhiệm và quyền hạn cho chép.
+ Không đc chào cùng 1 tàu tại 1 thời điểm đến nhiều người thuê tàu khác nhau.

Để phòng ngừa rủi ro đàm phán và đảm bảo lời ích sau khi hợp đồng vận chuyển đc kí kết, DN cho thuê tàu
nên :
+ Kiểm tra và xác thức thông tin (Backgruond) người thuê tàu
+ Kiểm tra, đối chiếu thông tin với các đại lí (agents) về mức xếp dỡ.
+ Nắm đc tên, điểm hạn chế và các điều kiện khác có liên quan của cảng xếp, dỡ
+ Làm rõ với người thuê về số lượng hàng hóa vận chuyển, năng lực tối đa của tàu, cách tính cước phí…
trong quá trình đàm phán và bản tổng hợp thoat thuận.


+ Tuân thủ các điều kiện bắt buộc tại các cảng xếp, dỡ như: chứng nhận trách nhiệm tài chính, yêu cầu tàu
hàng phải có thiết bị AHL, sàn trực thăng…
+ Tiến hành đánh giá mô phỏng hành trình thực tế
+ Nghiên cứu kĩ tình hình giá cước vận tải tàu chuyến trên thị trường, tránh bị ảnh hưởng bới số đông,
+ Làm rõ các điều kiện xếp dỡ hàng hóa như : SHINC, SHEX, FIO…
+ Làm rõ các điều khoản về LAYDAYS
+ Làm rõ các điều khoản trong hợp đồng thuê tàu bao gồm : mẫu hợp đồng, các điều khoản về thuê tàu, hạn
ngạch giao dịch, điều khoản chiến tranh (war clauses) và điều khoản đóng băng (Ice clauses), các trường hợp
loại trừ hàng hóa (cargo exclusions) …
Đồng thời các DN nên tránh :
+ Đàm phán hợp đồng với người thuê tàu đc chỉ định ( to be name/ to be Nominated)
+ Không sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong đơn chào hàng/ thư xác nhận chào hàng (offers/Counters)
+ Không thực hiện giao dịch giấu mặt (back trade)
+ Không mô tả quá cao hoặc quá thấp năng lực vận tải của tàu hàng trong hợp đồng thuê tàu
+ Không chấp nhận việc bổ sung và hoàn thiện các điều khoản hợp đồng trong 1 khoảng thời gian quá dài.
Câu 9 : Trình bày các bước trong trình tự thuê tàu và ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến?
Bước 1: Chào hàng
- Người vận chuyển nhận đơn chào hàng (Cargo offer) thể hiện tóm tắt những nội dung chính từ người thuê
vận chuyển (có thể thông qua môi giới/0
Bước 2: Chào tàu
- Người vận chuyển chào tàu với người thuê vận chuyển (có thể thông qua môi giới)

- Nội dung đơn chào tàu gồm có: tên, địa chỉ hãng tàu, tên và đặc điểm con tàu, khối lượng và tính chất loại
hàng, cảng bến xếp/dỡ, cước phí và điều kiện thanh toán, các điều kiến khác (Mẫu hợp đồng thuê tàu, hoa
hồng đại lí, chỉ định đại lí tàu…)
- Chào tàu của chủ hàng có 3 dạng: Chào tàu cố định (Firm offer), Chào tàu không cố định (Prospective
offer), Chào tàu có điều kiện (Offer subject to …)
Bước 3: Xác nhận chào tàu hay giai đoạn đàm phán
- Người thuê nghiên cứu đơn chào tàu và trả lời lại bằng nhiều cách:
+ Chấp nhận thuê hoàn toàn theo đơn chào tàu
+ Từ chối hoàn toàn không mặc cả
+ Từ chối đơn chào tàu và chào lại
- Người thuê tàu và người cho thuê sẽ liên tục xác nhận và sửa đổi các điều khoản do người thuê đưa ra cho
đến khi 2 bên hoàn toàn thống nhất các điều khoản
Bước 4: Ký kết hợp đồng thuê tàu (C/P)


- GĐ 1: Sau khi người thuê tàu đồng ý về nội dung điều khoản trong thư xác nhận chào tàu cuối cùng (last
counter) của người cho thuê, giai đoạn đàm phán sẽ kết thúc bằng 1 thỏa thuận k chính thức (imformal
agreement). Các bên tổng hợp và xác nhận lại các vấn đề đã thỏa thuận (recap)
- GĐ 2- Giai đoạn soạn thảo và kí kết hợp đồng
+ Các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển ở dạng sơ bộ và đầy đủ. Hợp đồng thuê tàu sẽ bao gồm
các điều khoản mà 2 bên đã điều chỉnh và thống nhất trong quá trính đàm phán.
+ Một điều cần lưu ý lag những điều khoản còn lại (subjects) sau khi 2 bên đã nhất trí những điều khoản
chính (main terms) về hàng, cước, cảng xếp dỡ, mức xếp dỡ, mẫu C/P… phải đc hoàn tất trước thời hạn ghi
trong đơn chào tàu và trước khi tàu chở hàng đc cố định (clean fixed)
- Việc kí kết hợp đồng giữa người thuê tàu và người cho thuê tàu có thể đc thực hiện thông qua môi giới
Câu 10 : Để hoàn thành thực hiện hợp đồng vận tải tàu chuyến đã ký kết, người khai thác tàu (người
cho thuê tàu) phải triển khai các công việc chính nào?
Để hoàn thành thực hiện hợp đồng vận tải tàu chuyến đã ký kết, người khai thác tàu (người cho thuê tàu) phải
triển khai các công việc chính sau đây
+ Chỉ định đại lí phục vụ tại các cảng (Agency Nomination)

+ Lập bảng hướng dẫn chuyến đi (Sailing Instruction)
+ Thông báo tàu đến (NOA) tại cảng xếp dỡ
+ Lập sơ đồ xếp hàng tại cảng xếp gửi cho các bên liên quan
+ Trao thông báo sẵn sàng (NOR)
+ Nhận hàng để chở
+ Cấp biên lai thuyền phó (M/R) tại cảng xếp
+ Cấp vận đơn đường biển (Issue B/L) tại cảng xếp cho người vận chuyển
+ Lập bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest) tại cảng xếp/dỡ
+ Cấp lệnh giao hàng (D/O) tại cảng dỡ và trả hàng cho người nhận
+ Quyết toán chuyến đi (các biên bản liên quan đến tàu và hàng: ROROC, COR, CSC, SOF, Servey report,
Laycan ….)
+ Lập hóa đơn thu cước ( Freight Invoice)
Câu 11 : Trình bày khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc định tuyến và lập lịch trình cho tàu hàng?
Những lưu ý khi doanh nghiệp tiến hành định tuyến và lập lịch trình tàu
Khái niệm : Định tuyến (Routing) là quá trình chọn lựa đường đi cho tàu chở hàng trên một mạng lưới gồm
nhiều tuyến vận tải khác nhau. Nó chỉ ra hướng đi và sự di chuyển của tàu hàng từ cảng đi đến các cảng đến,
thông qua các “nút” trung gian (có thể là cảng)
Lập lịch trình (Scheduling): là việc diễn giải chi tiết về các tuyến hành trình của tàu hàng bao gồm: Thời gian
tàu đi và đến/dừng đỗ tại các cảng, tên cảng, tên và đặc điểm kỹ thuật của tùa hàng, hàng hóa cần vận
chuyển… qua đó DN có thể tiến hành sắp xếp việc vận chuyển hàng hóa 1 cách chính xác và khoa học


Vai trò : + Tăng doanh thu bằng cách tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, khai thác tối đa năng lực chuyên
chở của đội tàu.
+ Tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Ý nghĩa : Định tuyến và lập hành trình tàu tập trung giải quyết 2 vấn đề cơ bản sau
+ Sắp xếp đúng và đủ số hàng hóa cần vận chuyển vào đúng và đủ số tàu vận chuyển
+ Lựa chọn các tuyến vận tải tối ưu và sắp xếp thứ tự vận chuyển cho tàu hàng
Những lưu ý cho DN khi tiến hành định tuyến và lập tuyến hành trình tàu:
+ Tất cả hàng hợp đồng phải đc vận chuyển như đã cam kết

+ Sức chở của tàu (Capacity)
+ Khả năng tương thích (Compatibility) giữa tàu và hàng, cảng, kênh đào …
Câu 12 : Trình bày khái niệm tàu chợ và thuê tàu chợ? Có các kiểu tổ chức vận tải tàu chợ cơ bản nào
(vẽ mô hình)?
- Tàu chợ là loại tàu chở hàng chạy thường xuyên trên 1 tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và
theo 1 lịch trình định trước.
- Thuê tàu chợ là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lí của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu để
chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.
- Các kiểu tổ chứ vận chuyển tàu chợ cơ bản
+ Tổ chức vận tải theo chuyến vòng tròn khép kín (Network Liner Service) (MH1)
+ Tổ chức vận tải theo chuyến khứ hồi (Rounded Trips) (MH2)

Câu 13 : Trình bày định nghĩa, đặc điểm và vai trò của container? Phân loại container.
- Container là công cụ chứa hàng, khối hộp chữ nhật, được làm bằng kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa,
dùng đc nhiều lần và có sức chứa lớn
- Đặc điểm của container: Theo tiêu chuẩn của ISO 668:1995(E), container hàng hóa (Freight container) có
những đặc điểm sau
+ Có đặc tính cố định, bền chắc phù hộ cho việc sử dụng nhiều lần
+ Được thiết kế đặc biệt để có thể đc vận chuyển bằng 1 hay nhiều phương phức vận tải mà không cần phải
dỡ ra và đóng lại dọc đường
+ Được lắp đặt các thiết bị hỗ trợ cho việc xếp dỡ, đặc biệt là khi di chuyển từ phương thức vận tải này sang
phương thức vận tải khác


+ Được thiết kế đặc biệt để dễ dàng cho việc đòng hàng vào và rút hàng ra khỏi container
+ Có thể tích bên trong không ít hơn 1 m (35,3 ft)
Vai trò
+ container , palet , rơ-mooc ra đời là kết quả của quá trình đơn vị hàng hóa. Quá trính này giúp cho việc
xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa đc thuận tiện hơn
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa quá trình xếp dỡ hàng hóa, do đó giảm thời gian tàu phải chờ

đợi xếp dỡ tại cảng, tăng vòng quay của tàu, tăng năng lực vận tải của phương tiện vận tải, tiết kiệm đc rất
nhiều chi phí như : CF làm hàng , CF bảo hiểm, CF vận chuyển…
+ Qúa trình container hóa tạo ra năng suất lao động cao và hiệu quả kinh tế lớn cho vận tải.
Phân loại container
+ Theo cấu trúc:
• Container kín, có cửa ở hau đầu
• Container kín, có cửa ở hai bên (Slide-Open Container)
• Container thành cao (Hight Cube)
• Container hở trên (Open Top Container)
• Container khung (Flat Rack Container)
• Contaoner mặt phẳng (Flatbed Container)
• Container có hệ thống thông gió (Ventilated Container)
• Container cách nhiệt (Thermal Insulated Container)
• Container có máy lạnh và máy sưởi (Refrigenated and Heated Container)
• Container bồn (Tank Container)
+ Theo công dụng
• Container bách hóa (General Purpose Container)
• Container hàng rời, khô (Bulk Container)
• Container chuyên dụng : chở oto , chở gia súc…
+ Theo chiều dài : container 40 feet (loại thông dụng nhất hiện nay) , container 20feet …
Câu 14 : Trình bày cước phí trong vận tải đường biển bằng container?
Khoản chi phí phải bỏ ra trong vận tải đường biển bằng container gồm 2 phần: cước phi và phụ phí
+Cước phí: là khoản tiền mà chủ hàng trả cho người chuyên chở để vận chuyển container từ noi này đến nơi
khác. Cước phí đc chào và tính theo các cách khác nhau.
• Gía cước tính theo mặt hàng nhưng chỉ áp dụng cho 1 số mặt hàng nhất định (Container Box Rate -CBR) mức cước khoán gộp cho 1 container chứa 1 mặt hàng riêng biệt, đơn vị tính là container, không phụ thuộc
vào khối lượng hàng hóa xếp trong container


• Cước phí áp dụng cho tất cả các loại hàng (Freight All Kinds - FAK) : 1 mức cước cho tất cả các loại hàng
khác nhau đóng trong 1 container, tính theo khối lượng hàng, k phân biệt hàng giá trị cao hay thấp

• Cước phí theo hợp đồng có khối lượng lớn (Time-Volume Contracts Rate - TVC)-loại cước ưu đãi dành
cho chủ hàng có khối lượng lớn container gửi trong 1 thời gian nhất định, khối lượng hàng càng nhiều thì
cước phí càng thấp
• Cước tính theo TEU - Gía cước tính cho 1 TEU trên 1 tuyến vận chuyển nào đó
• Cước tính theo container - tiền cước cho việc vận chuyển 1 container trên 1 tuyến vận chuyển nào đó
+ Phụ phí: là 1 khoản tiền mà chủ hàng phải trả thêm cho người vận tải và cơ quan hữu quan ngoài tiền
cước, gồm các khoản sau:
• Chi phí bến bãi (Terminal Handling Charges - THC hay Equipmen Handling Charges - EHC)
• Chi phí vận chuyển hàng lẻ (LCL Service Charges)
• Chi phí vận chuyển hàng nội địa (Inland Haulage Charges)
• Chi phí nâng lên, đặt xuống, di chuyển, sắp xếp container trong kho bãi (Up and Down Removal)
• Phụ phí giá dầu tăng (BAF-Bunker Adjustment Factor)
• Phụ phí do sự biến động của tiền tệ (CAF-Currency Adjustment Factor)
Câu 15 : Trình bày khái niệm về cầu dịch vụ vận tải biển, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ vận tải
biển, độ co giãn của cầu theo giá?
+ Khái niệm
Cầu dịch vụ vận tải biển là cầu về năng lực vận tải hàng hóa của hãng tàu biển mà người gửi hàng mong
muốn và có khả năng hoặc sẵn sàng chi trả ở các mức giá cước khác nhau.
Cầu dịch vụ vận tải đường biển là cầu thứ phát (Derived Demand) - là kết quả của hoạt động thương mại
đường biển.
Cầu dịch vụ vận tải biển phụ thuộc vào cầu về hàng hóa tại 1 thời điểm cụ thể
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ vận tải biển:
- Tình hình chính trị: Vai trò của Chính phủ, chiến tranh, cách mạng, khủng hoảng trong nước, đình công...
- Kinh tế thế giới và hoạt động xuất nhập khẩu
- Thương mại hàng hải
- Chi phí vận tải
- Quãng đường vận chuyển trung bình (Average Haul)
+ Độ co giãn của cầu theo giá
- Thể hiện độ nhạy cảm của lượng cầu dịch vụ vận tải biển trước những thay đổi về giá cước vận tải
- Yếu tố quyết định độ co dãn của cầu theo giá

• Vận tải đương biển đc thay thế dễ dàng bằng phương thức vận tải khác


• Trong dài hạn, người gửi hàng có đủ thời gian để lên kế hoạch sắp xếp vận chuyển hàng hóa một cách
hợp lí hơn
• Chi phí do vận tải đương biển chiểm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp sử dụng
dịch vụ vận tải

Đường cầu dịch vụ vận tải đường biển
Câu 16 : Trình bày khái niệm và đặc điểm của vận tải hàng không
Khái niệm
Theo nghĩa rộng: Vận tải hàng không là tập hợp các yếu tố kinh tế- kỹ thuật, nhằm khai thác việc chuyên chở
bằng máy bay 1 cách có hiệu quả
Theo nghĩa hẹp: Vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung, hay cụ thể hơn là hình
thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ 1 địa điểm này đến 1 địa điểm khác bằng máy
bay
Đặc điểm
Ưu điểm:
- Các tuyến đường hàng không là không trung, là tuyến đường ngắn nhất (hầu hết là các tuyến đường
thẳng), ít phụ thuộc vào địa hình và yếu tố địa lý nên khả năng thông quan cao.
+ Tốc độ rất cao (gấp 27 lần so với vận tải đường biển, 10 lần so với ô tô và 8 lần so với đường sắt)
+ Tốc độ khai thác lớn, thòi gian vận chuyển nhanh (đc tính bằng giờ, ngày) tránh đc chi phí lưu kho phát
sinh
+ An toàn, đều đặn
+ Công nghệ cao
+ Đơn giản hóa về chứng từ thủ tục hơn so với các phương thức vận tải khác
+ Dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các loại hình vận tải khác
Nhược điểm
+ Cước vận tải cao (gấp 8 lần vận tải đường viển, 2-4 lần vận tải oto và vận tải đường sắt)
+ Năng lực chuyên chở nhỏ, hạn chế về đối tượng chuyên chở (k thích hợp với việc vận chuyển các loại

hàng cồng kềnh, khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp)
+ Tính cơ động và linh hoạt kém


+ Đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như máy bay, sân bay, đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống
kiểm soát không lưu
Đặc điểm khác
+ Mang tính quốc tế cao, thể hiện qua các yêu tố như: ngôn ngữ, chứng từ, luật áp dụng…
+ Vận tải hàng không là ngành kinh doanh tổng hợp bao hồm cả lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách sạn…
+ Xu hướng liên kết, liên minh giữa các hãng hàng không lớn trên tòn cầu đc phản ánh bằng sự hình thành
và phát triển mạnh mẽ của 3 liêm minh hàng không lớn trên thế giới là Star, Skyteam, Oneworld.
Câu 17 : Trình bày lịch sử hình thành Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, nhiệm vụ, mục đích và
chức năng của IATA
- Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA- International Aỉ Transport Association) là một tổ chức tự
nguyện, phi chính trị của các hãng hàng không trên thế giới, thành lập ngày 19/04/1945, tại Havana, Cuba,
có trụ sở tại Montreal, Quebec, Canada
- IATA là tổ chức kế nhiệm của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không quốc tế (International Air Traffic
Association) đc thành lập ở Den Hang năm 1919- năm có dịch vụ hành trình quốc tế đầu tiên.
- Tại thời điểm thành lập, IATA có 57 thành viên từ 31 quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Ngày nay, IATA có khoảng 240 thành viên đến từ hơn 126 quốc gia trên thế giới, đảm nhận 84% khối
lượng vận chuyển hàng không quốc tế
- Nhiệm vụ quy định của IATA là “ đại diện, lãnh đạo và phục vụ cho ngành hàng không”
+ Giúp đỡ các hãng hàng không giải quyết các vấn đề liên quan đến vận tải hàng không quốc tế mà các
hãng hàng không không tự mình giải quyết đc như các vấn đề về tài chính, pháp luật, ký thuật, điều hóa
cước phí, các vấn đề chung của các hãng hàng không…
+ Hội nghị thường kỳ của IATA là 1 diễn đàn cho các hãng hàng không thảo luận các vấn đề liên quan đến
cước phí, giá cước, tiêu chuẩn hóa chứng từ, thủ tục, tìm giải pháp cho các vấn đề chung của các hãng
hàng không…
- Mục đích của IATA là:
+ Đẩy mạnh cung cấp giao thông vận tải an toàn, thường xuyên, hiệu quả

+ Khuyến khích thương mại hàng không và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại hàng không
+ Cung cấp các phương tiện để phối hợp giữa các DN vận tải hàng không tham gia trực tiếp hay gián tiếp
vào dịch vụ vận tải hàng không
+ Trợ giúp các công ty hàng không đạt đc sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả
+ Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác
- Chức năng : hoạt động như 1 cơ chế thiết lập giá vé máy bay quốc tế. Để phục vụ việc tính toán giá cước
vận tải, IATA chia thế giới ra thành 3 khu vực:
+ Nam , Trung và Bắc Mỹ


+ Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, Châu Âu theo IATA bao gồm Châu Âu theo địa lí và các nước Ma
Rốc, Algeria và Tunisie
+ Châu Á , Úc , New Zealand và các đảo Thái Bình Dương
Câu 18 : Phân loại ô tô chở hàng và ô tô chở khách
Phân loại oto chở hàng
+ Phân loại oto chở hàng theo trọng tải: Ô tô có trọng tải rất nhỏ đến 0,75 tấn , oto có trọng tải nhỏ từ
0,75-2 tấn, oto có trọng tải trung bình từ 2-5 tấn, oto có trọng tải lớn từ 5-10 tấn, oto có trọng tải lớn hơn
10 tấn
+ Ô tô chuyên dùng : là loại ô tô có kết cấu và trang bị được dùng chỉ chuyên chở hàng hóa cần có sự sắp
xếp đặc biệt hoặc chỉ để thực hiện chức năng riêng biệt.
- Ô tô ben (tự đổ)
- Ô tô thùng kín và ô tô rơ mooc thùng kín để vận chuyển những hàng hóa cần đc bảo vệ khỏi tác động
cuat môi trường bên ngoài ( quần áo, thực phẩm…)
- Ôtô chở xi măng đc trang bị phương tiện để xả xi măng bằng khí nén
- Ôtô dùng để vận chuyển vữa xây dựng gồm có xi téc 2 đáy, có dung tích nhất định. Khí thải đc truyền
vào giữa 2 đáy nhằm hâm nóng vữa xây dựng vận chuyển trong mùa đông
- Ôtô chở các tấm panen tường, khối cột thép và giàn
- Xi téc chở khí hóa lỏng, Xi téc rơ mooc chở các loại bột
+ Phân loại theo cấu trúc xe: Xe tải chở hàng, xe tải đáy phẳng, xe tải hộp, xe tải có khớp nối, xe mooc.
Phân loại oto chở khách

+ Căn cứ vào số lượng gế ngồi oto chở khách đc chia làm các loại sau:
- Ôtô khách cỡ nhỏ, có từ 10-25 chỗ ngồi
- Ôtô khách cỡ trung, có từ 26-46 chỗ ngồi
- Ôtô chở khách cỡ lớn, có trên 46 chỗ ngồi
Câu 19 : Phân tích chiến lược logistics đường bộ: xây dựng ga hàng đường bộ.
Ga đường bộ là các địa điểm mà hàng hóa hay hành khách đc vận chuyển đi hoặc đến, hoặc là nơi điều
hành trong hệ thống vận tải đường bộ. Ga đường bộ là trung tâm và địa điểm trung chuyển của quá trình
vận chuyển hàng hóa hay hành khách. Do đó, ga đường bộ thường đc tranh bị những trang thiết bị chuyên
dụng để điều phối dòng hàng hóa hay hành khách ra vào. Ga đường bộ có vai trò là điểm nối quan trọng
trong hệ thống giao thông vận tải đường bộ. Trước khi đầu tư xây dựng ga đường bộ cần đc nghiên cứu
các yếu tố như địa điểm, khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng. Trong đó, địa điểm là yếu tố quan trọng nhất
cần đc điều tra cẩn thận, phải phúc vụ đc 1 lượng lớn dân số hoặc các hoạt động kinh tế. Những ga đường
bộ mới thường đc xây dựng ở các khu vực rìa trung tâm để giảm chi phí về đất đai cũng như giảm tắc
đường. Tiếp đó, khả năng tiếp cận các ga đường bô khác cũng như mức độ liên kết của ga đường bộ với hệ
thống giao thông khu vực là 1 yếu tố vô cùng quan trọng, Bới vậy các ga đường bộ thường đc xây dựng


gần các tuyến đường chính để tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa, hành khách. Cơ sở hạ tầng
luôn là yếu tố quan trọng trong chiến lược logistics đường bộ: xây dựng ga đường bộ vì nó phỉa đáp ứng
đc nhu cầu vận chuyển hàng hóa hiện đại cũng như xu hướng phát triển và những thay đổi về công nghệ
trong tương lai. Để có đc cơ sở hạ tầng hiện đại cần có 1 lượng vốn đầu tư ban đầu lớn. Hệ số sử dụng của
ga đường bộ từ 75-80% đc coi là lí tưởng. Nếu vượt qua con số này thù hiện tượng ùn tắc có thể xảy ra.
Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của ga đường bộ.
Câu 20: Trình bày ưu, nhược điểm của vận tải đường sắt
Ưu điểm :
+ Năng lực chuyên chở lớn, mức tiêu hao nhiên liệu tính cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ, ít gây ô nhiểm môi
trường.
+ Tốc độ vận chuyển tương đối nhanh
+ Có khả năng vận chuyển cả ngày lẫn đêm, ít bị phụ thuộc bởi điều kiện thời tiết, khí hậu, độ an toàn cao,
thích hợp với những cự li vận chuyển trung bình và dài

+ Gía thành vận chuyển tương đối thấp
+ Vận chuyển đc nhiều loại hàng hóa. Ngay cả những mặt hàng đòi hỏi chuyên chở đặc biệt như hàng mau
hỏng , dễ thối nát , hàng siêu trường, siêu trọng
Nhờ những ưu điểm trên mà vận tải đường sắt luôn chiếm ưu thế hơn hẳn các loại hình vận tải khác và đc
ví như ‘’ xương sống” của mạng lưới vận tải quốc gia
Nhược điểm:
+ Tính linh hoạt, cơ động kém
+ Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cao.
+ Là loại hình vận tải không triệt để, bị hạn chế bởi điều kiện địa hình.
Câu 21 : Phân loại dịch vụ vận tải đường sắt: Gửi hàng nguyên toa và Gửi hàng lẻ
Theo cách thức gửi hàng có thể phân loại dịch vụ vận tải đường sắt thành 2 loại là gửi hàng nguyên toa và
gửi hàng lẻ
Gửi hàng nguyên toa
Hàng hóa nguyên toa là hàng hóa có khối lượng hay trọng lượng đòi hỏi phải dùng cả toa xe để vận
chuyển.Một số loại hàng hóa bắt buộc phải chuyên chở theo hình thức nguyên toa bao gồm:
- Máy móc thiết bị, dụng cụ không thể xếp vào toa xe có mui như ô tô, máy kéo…
- Hàng rời khó kiểm đếm số lượng và xác định khối lượng
- Hàng tươi sống dễ hỏng, dễ phân hủy
- Các loại động vật sống
- Hàng có giá trị cao như vàng, bạc, đá quý, các tác phẩm nghệ thuật như tranh, tượng quý
- Hàng nguy hiểm ( Trừ 1 số hàng có trong quy định riêng của đường sắt)
- Toa xe và các phương tiện móc vào đoàn tàu để kéo đi


- Thi hài, linh cữu
Tùy theo yêu cầu của khách hàng và tuyến đường tàu chạy mà hàng nguyên toa có thể được vận chuyển
dưới 2 hình thức là vận chuyển nhanh và vận chuyển chậm
Gửi hàng rời
Hàng hóa chuyên chở theo hình thức hàng lẻ là hàng hóa có khối lượng hay trọng lượng không lớn hơn
10.000kg và không nhỏ hơn 20kg (hoặc có khối lượng quy định tương đưởng), không đòi hỏi phải dùng cả

toa xe để chở. Nhìn chung, tất cả các loại hàng đều đc nhận chở theo hình thức hàng lẻ, trừ những loại
hàng bắt buộc phải chuyên chở theo hình thức nguyên toa như đã trình bày ở trên.
Về nguyên tắc, hàng hóa gửi lẻ đều phải đóng thành kiện, có chằng buộc cẩn thận hoặc đóng thành bao bì
chắc chắn, hàng có giá trị cao ngoài việc đóng gói còn phải niêm phong cẩn thận để đảm bảo cho việc giao
nhận, xếp dỡ, vận chuyển đc nhanh chóng an toàn.
Có 3 hình thức vận chuyển hàng lẻ:
+ Vận chuyển bằng toa xe hàng lẻ nguyên: tức là các lô hàng lẻ có cùng 1 ga đến đc xếp chung vào 1 hoặc
nhiều toa xe do ga gửi hàng chỉ định và chở thẳng thẳng đến ga giống như 1 toa hàng nguyên toa
+ Vận chuyển bằng toa xe hàng lẻ gộp: khi số hàng nhận vận chuyển không đủ đk để lập toa xe hàng lẻ
nguyên thì ga gửi hàng có thể lập toa xe gửi hàng lẻ gộp để vận chuyển đến 1 hoặc nhiều ga đến khác nhau
+ Vận chuyển bằng toa xe hàng lẻ giao nhận tại các ga dọc đường: tức là khi số hàng lẻ nhận chở không
đủ điều kiện lập toa xe hàng lẻ nguyên hay xe hàng lẻ gộp thì các ga gửi và ga đến của mối tuyến đường
lập toa xe gửi hàng để phục vụ chuyên chở và giao nhận hàng hóa ở các ga dọc đường trên toàn tuyến
Câu 22 : Trình bày lợi ích của vận tải đa phương thức (VTĐPT)?
VTĐPT ra đời mang lại lợi ích to lớn cho các bên than gia quá trình vận tải (người gửi hàng, người giao
nhận, người vận chuyển) nói riêng và cho xã hội nói chung. VTĐPT có những lợi ích sau:
-Tạo ra một đầu mối duy nhất trong việc vận chuyển từ cửa đến cửa. Người gửi hàng chỉ cần liên hệ với 1
người duy nhât là MTO (Multimodal Transport Operator) trong mọi việc liên quan đến vận tải hàng hóa
bằng nhiều phương thức khác nhau, kể cả việc khiếu nại đòi quyền bồi thường.
- Tăng nhanh thời gian giao hàng do giảm đc thời gian vận chuyển và thời gian hàng hóa lưu kho.
- Giảm đc chi phí vận tải và thời gian vận tải nhờ sự kết hợp của 2 hay nhiều phương thức vận tải. Đặc
biệt việc kết hợp giữa vận tải đưởng biển và vân tải đường hàng không đang đc nhiều công ty sử dụng.
- Đơn giản hóa chứng từ và thủ tục. VTĐPT sử dụng 1 chứng từ duy nhất là chứng từ VTĐPT hoặc vận
đợn ĐPT. Các thủ tục Hải quan và quá cảnh cũng đc đơn giản hóa trên cơ sở các Hiệp định, Công ước
quốc tế hoặc khu vực 2 bên hay nhiều bên
- VTĐPT tạo ra điều kiện tốt hơn để sử dụng phương thức vận tải, công cụ xếp dỡ và cơ sở hạ tầng, tiếp
nhận công nghệ vận tải mới và quản lí hiệu quả hơn hệ thống vận tải.
= VTĐPT tạo ra những dịch vụ vận tải mới, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội



Tóm lại, VTĐPT do đc tập trung vào 1 đầu mối, trở thành 1 hoạt động đơn nhất phối hợp các khâu có liên
quan để có đc sự thông suốt từ đầu đến cuối nên đỡ mất thời gian chờ đợi vô ichhs, hàng hóa đc lưu
chuyển nhanh hơn, chi phí lưu kho bãi giảm bớt, chứng từ đơn giản hóa, thủ tục nhanh gọn, người bán,
mua hàng không phải giao dịch nhiều nơi, vồn lưu chuyển nhanh, có điều kiện giảm giá thành xuất khẩu,
tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Câu 23 : Trình bày đặc điểm của vận tải đa phương thức (VTĐPT)?
- VTĐPT có ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa
- VTĐPT dựa trên 1 hợp đồng đơn nhất được kí kết giữa người vận tải và khách hàng
- Một giá cước vận tải từ nơi đi đến nơi đến của hàng
- Trong quá trình VTĐPT chỉ có 1 người chịu trách nhiệm về hàng hóa trước người gửi hàng đó là người
kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator-MTO).
- MTO chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi MTO đã nhận hàng để chở tại nơi đi đến khi giao xong cho
người nhận ở nơi đến theo 1 chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm đó có thể là chế độ trách
nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy theo sự thóa thuận của 2 bên
- Một chứng từ vận tải đc sử dụng để nhận hàng (đơn giản hóa), chừng từ đó có thể có những tên gọi khác
nhau như: chứng từ VTĐPT (Multimodal Transport Document), vận đơn VTĐPT (Multimodal Transport
Bill of Lading), hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined transport bill of lading)
- Đảm bảo vận chuyển hàng hóa liên tục ở các tuyến tốt nhất, với chi phí hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của
chủ hàng trên cơ sở đơn giản hóa chứng từ, tăng cường sử dụng EDI (Electonic Data Interchange)
- Nơi nhận hàng để chở và nơi trả hàng có thể ở trong hoặc ngoài một quốc gia.
- Hàng hóa thường đc vận chuyển bằng những công cụ vận tải như container, pallet, trailer…
- Nếu QT vận tải có sử dụng 2 loại phương thức khác nhau nhưng chỉ trong phạm vi 1 nước thì gọi là vận
tải liên vận hay liên hợp. Đây là sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ “intermodal transport” và “ multimodal
tránport”
Câu 24 : Trình bày định nghĩa Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO- Multimodal
Transport Operators) theo Công ước của LHQ. Phân loại MTO?
“MTO là bất kì người nào tự mình hoặc thông qua 1 người khác thay mặt cho mình ký kết 1 hợp đồng
VTĐPT và hoạt động như là 1 người ủy thác chứ không phải là 1 người đại lí hoặc người thay mặt người
gửi hàng hay người chuyên chở tham gia công việc VTĐPT và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đống”
Nghĩa là MTO là bất kỳ người nào, tự mình hoặc thông qua 1 người khác, ký kết 1 hợp đồng VTĐPT và

hoạt động như là 1 bên chính (Pnicipal) và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng VTĐPT



×