Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KẾ HOẠCH Công tác tham mưu địa phương huy động học sinh đầu năm học 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.45 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/KH-THCS.TL
Thạnh Lợi, ngày 01 tháng 8 năm 2012

KẾ HOẠCH
Công tác tham mưu địa phương huy động học sinh đầu năm học 2012 – 2013
I/. Những đặc điểm tình hình:
1/. Thuận lợi:
- Số lượng học sinh ít, rất dễ quản lý nên số lượng học sinh yếu kém không
nhiều.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nên rất tích cực trong việc vận động học sinh
đã bỏ học ra lớp trở lại.
- Được sự quan tâm nhiệt tình của cấp trên cũng như là của chính quyền địa
phương nên công tác, phòng chống bỏ học đạt hiệu quả hơn rất nhiều so với những năm
học trước.
2/. Khó khăn:
- Tình hình học sinh chưa ra lớp đầu năm khá nhiều vì nhiếu nguyên nhân như
đối tượng là học sinh lưu ban, HS theo cha mẹ làm ăn xa (bỏ xứ), lấy chồng, gia đình
không cho con đi học .v.v.
- Nhà trường và địa phương đã cố gắng rất nhiều trong công tác chống học sinh
bỏ học từ nguyên nhân học yếu kém. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp các em bỏ học
giữa chừng, nghỉ theo mùa vụ và rất thường xuyên vì vậy rất dễ dẫn đến tình trạng học
sinh yếu kém trở lại vì mất rất nhiều kiến thức mà không thể củng cố lại được.
II/. Công tác tổ chức:


1/. Việc tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo đến cán bộ, giáo viên, cha mẹ
học sinh và nhân dân:
- Tổ chức tuyên truyền vào các cuộc họp đầu năm với các bậc phụ huynh học
sinh, đối với cán bộ, giáo viên, triển khai trong các buổi họp về các văn bản chỉ đạo của
cấp trên như :
Căn cứ công văn chỉ đạo số: 56/KH-UBND ngày 27/7/2012 của Ủy ban nhân dân
huyện Tháp Mười về việc kế hoạch thực hiện “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường năm 2012”;
Căn cứ vào công văn chỉ đạo số: 25/KH-PGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2012 của
Phòng GD&ĐT Tháp Mười về việc thực hiện “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường năm
2012”;
2/. Việc tham mưu cho cấp Ủy Đảng, UBND:
Thường xuyên tham mưu cho cấp Ủy Đảng và UBND xã các vấn đề sau:
- Tổ chức họp Ban chỉ đạo PCGD-CMC xã nhằm đề ra kế hoạch và thành lập
Ban phòng chống học sinh bỏ học trong năm học.
- Triển khai kế hoạch thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường" hàng năm.


- Tham mưu UBND chỉ đạo các ấp phối hợp với đội ngũ giáo viên với nhân dân
sửa chửa (nhỏ) phòng học, bàn, ghế và đường đi nhằm thuận tiện trong việc đưa đón học
sinh, thực hiện hiệu quả ngày toàn dân đưa trẻ đến trường;
- Tham mưu UBND xã đề nghị về trên gia cố và có giải pháp bảo vệ nề hạ, bờ kè
của nhà trường khi mùa lũ đến.
3/. Công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể địa phương (Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ, Hội khuyến học)
- Tham mưu và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể nhằm thực hiện công tác
huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp và ngăn ngừa các trường hợp bỏ học giữa chừng.
- Phối hợp Hội khuyến học địa phương để vận động hỗ trợ học sinh nghèo, có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em có đủ điều kiện đến trường.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã ký kết các hợp đồng trách nhiệm trong
việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, vận động các nguồn hỗ trợ từ xã hội hóa giáo dục

giúp đỡ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
- Phối hợp với các ấp thực hiện tốt việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp theo kế
hoạch của Ban chỉ đạo PCGD-CMC đã ban hành.
- Phối hợp với các đài truyền thanh xã thông tin, tuyên truyền về các nội dung
huy động học sinh ra lớp, công tác phổ cập trên địa bàn cũng như việc thực hiện ngày
toàn dân đưa trẻ đến trường.
- Lập kế hoạch phối hợp với Ban BV&CSSKBM&TE vận động các nguồn tập,
sách, tiền ( học bổng ) cho các em học sinh nghèo vược khó.
4/. Các biện pháp của nhà trường đối với việc bỏ học của học sinh:
- Đầu năm tổ chức thật nghiêm túc việc khảoo sát chất lượng đầu năm, nhằm
khoang vùng các học sinh yếu kém để bồi dưỡng cũng như việc phát hiện các em học
sinh có nguy cơ bỏ học để tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục: tình
trạng yếu kém, mất căn bản về kiến thức, tổ chức kèm cặp, phân công bồi dưỡng, phân
công và phối hợp vận động các em có chiều hướng chuẩn bị bỏ học.
- Tổ chức nghiêm túc việc bàn giao học sinh, đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh và
thái độ của từng em cụ thể để GVCN đề ra biện pháp thích hợp bồi dưỡng và giúp các em
này phát triển toàn diện hơn.
- Thường xuyên vận động các em học sinh bỏ học giửa chừng trở lại học tập
theo các hình thức thích hợp.
- Vận động phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể xã, ấp cùng tham gia công
tác giáo dục của địa phương.
- Theo dõi kiểm tra và báo cáo kịp thời đến Ban chỉ đạo nhằm hạn chế các tồn tại
và khắc phục các khuyết điểm trong quá trình thực hiện.
- Thực hiện kế hoạch huy động học sinh đầu năm với chỉ tiêu:
+ Tạo mọi điều kiện hỗ trợ học sinh và huy động 99% học sinh từ lớp 6 đến lớp
8 ở cuối năm học 2011 – 2012 đến trường.
+ Huy động trên 99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6,
học sinh các lớp còn lại huy động tối đa đến lớp và đạt tỷ lệ trên 99%.
+ Huy động 100% học sinh cuối cấp đến trường nhằm đảm bảo duy trì chuẩn
PCGD.THCS.



5/. Tổ chức (sơ kết) kiểm tra hiệu quả của việc huy động học sinh:
- Ban phòng chống bỏ học của nhà trường tổng hợp số liệu đợt ra quân đầu tiên.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về việc huy động học sinh đầu năm tham mưu có
hiệu quả với cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương thông qua kỳ họp lệ của địa phương,
tiếp tục phối hợp chặc chẻ với các Ban, ngành đoàn thể thực hiện tốt công tác huy động
học sinh đầu năm.
6/. Thời gian thực hiện:
Tham mưu chính quyền địa phương thực hiện các đợt huy động và báo cáo sơ
kết mỗi đợt cụ thể như sau:
- Đợt I: Thông báo và đến nhà học sinh chưa ra lớp đầu năm.
+ Thời gian: ngày 01 tháng 8 năm 2012.
+ Thành phần GVCN và thành viên được phân công.
- Đợt II: Tổ chức buổi triển khai cho công tác huy động và tiến hành huy động
học sinh đầu năm.
+ Thời gian: lúc 7 giờ 30 phút ngày 04 tháng 8 năm 2012.
+ Thành phần: GVCN, thành viên được phân công cùng các ấp đến từng gia
đình học sinh chưa ra lớp để tuyên truyền, vận động.
- Đợt III: Tổ chức vận động học sinh còn lại chưa ra lớp đầu năm cùng với học
sinh bỏ học các năm trước.
+ Thời gian: 7 giờ 30 phút, từ ngày 13/8/2012 đến cuối tháng 8 năm 2012.
+ Thành phần: GVCN, thành viên được phân công cùng các ấp đến từng gia
đình học sinh chưa ra lớp để tuyên truyền, vận động.
Trên đây là kế hoạch công tác huy động học sinh đầu năm học 2012 - 2013 của
đơn vị trong năm học 2012 - 2013.
HIỆU TRƯỞNG




×