Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thiết kế mạch khởi động từ đơn cho động cơ ba pha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.82 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

STT
1
2
3
4
5

Nội Dung
Lời cam đoan
Lời nói đầu
Chương 1: Nguyên lý hoạt động khởi động từ đơn
Chương 2: Tính toán và lựa chọn khí cụ điện
Tài liệu tham khảo

Trang
2
3
4
7
21

1


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bản đồ án : Thiết kế mạch khởi động từ đơn
cho động cơ ba pha do em thiết kế, các số liệu và kết quả là hoàn toàn
đúng với thực tế.


Để hoàn thành đồ án này em chỉ sử dụng những tài liệu được ghi
trong danh mục tài liệu tham khảo và không sao chép hay sử dụng bất kỳ
tài liệu nào khác.
Hải Phòng, ngày 1 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện
BÙI ĐỨC TOÀN

2


LỜI NÓI ĐẦU

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên, em đã nghiên cứu đề tài :
“Thiết kế mạch khởi động từ đơn cho động cơ 3 pha : P=12KW.Yêu cầu mạch
điều khiển sử dụng các khí cụ điện có điện áp 380V. Đi sâu nghiên cứu nguyên
lý hoạt động và các bảo vệ trong sơ đồ”.

3


CHƯƠNG 1
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TỪ ĐƠN

1.1.Sơ đồ nguyên lý khởi động động cơ dùng khởi động từ đơn

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý khởi động động cơ dùng khởi động từ đơn

Trong đó :
+ CB( Circuit Breaker): Cầu dao tự động cấp nguồn, bảo vệ ngắn mạch,
+ K ( Contactor): Công tắc tơ làm nhiệm vụ điều khiển cho động cơ M với

các tiếp điểm chính K trên mạch động lực, hai tiếp điểm phụ K1 và K2
trên mạch điều khiển.
+ OC ( Over Current Relay): Rơle quá tải,
4


+ F1F2 ( Fuse): Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển
+ Stop: Nút dừng,
+ Start: Nút khởi động,
+ WL ( White Lamp): Đèn màu trắng báo nguồn,
+ GL ( Green Lamp): Đèn màu xanh báo máy hoạt động
+ Toàn bộ khởi động từ này dùng khởi động cho động cơ M ( Motor)

1.2. Nguyên lý hoạt động khởi động từ đơn
Muốn khởi động động cơ thì đầu tiên phải đóng CB bằng tay, khi CB
đóng lại thì đèn báo nguồn sáng (WL) báo hệ thống đã có nguồn sẵn sàng hoạt
động.
-Ấn nút start thì cuộn hút K sẽ làm việc :
+ KR1R2 , KSV , KT1T2 , đóng lại lúc đó động cơ M được cung cấp điện và
khởi động.
+ K134 (ON) : tự giữ (nhớ).
+ K237 (ON) : running (báo động cơ đã hoạt động).
-Ấn stop thì cuộn hút K mất điện, các thiết bị về trạng thái ban đầu, động
cơ ngừng hoạt động.

1.3. Các bảo vệ
a. Bảo vệ ngắn mạch:
- Mạch động lực : CB
- Mạch điều khiển : F1, F2
b.


Bảo vệ quá tải cho động cơ : OC1 , OC2.

nếu xảy ra quá tải thì OC1, OC2 (5-2) mở ra, khi đó K mất điện dẫn tới M
mất điện.

5


c. Bảo vệ mất pha
- Mất pha là nguồn R S T mất đi một pha hoặc hai trong ba pha.
- Giả sử mất pha T: mất điện mạch điều khiển suy ra K=0, suy ra KR1R2, KSV,
KT1T2 = 0, suy ra M=0.
- Giả sử mất pha S: mất điện mạch điều khiển.
- Giả sử mất pha R: động cơ đang quay sẽ tiếp tục quay tuy nhiên công suốt
cấp cho M bị giảm mà phụ tải cho động cơ lại không đổi, suy ra công suất
mất thì dòng điện tăng, suy ra OC2 tác động sau một thời gian, suy ra OC2
(6-2), K(4-5) mất điện, suy ra lật, suy ra M=0.
d. Bảo vệ “không”
- Động cơ đang hoạt động, lưới mất điện đột ngột nhưng ngay lập tức lại có
điện trở lại ngay thì yêu cầu khởi động từ không được hoạt động mà phải
chờ người đến điều khiển (bảo vệ an toàn).
- Nhờ nút nhớ K1(3-4).

1.4. Ưu và nhược điểm
- Hệ thống đơn giản, rẻ tiền, được dùng rộng rãi vì đây là khởi động trực
tiếp cho động cơ nên người ta áp dụng cho động cơ công suất nhỏ.

6



CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN

2.1.Cầu chì
2.1.1. Công dụng :
Cầu chì là khí cụ điện dùng để bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch cho thiết
bị và lưới điện
Cầu chì có đặc điểm là đơn giản, kích thước nhỏ, khả năng cắt lớn và giá
thành hạ nên ngày nay nó vẫn được sử dụng rộng rãi.
2.1.2.Nguyên tắc hoạt động :
Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệu ứng của dòng điện .Khi thiết
bị điện hoặc mạng điện phía sau cầu chì bị ngắn mạch hoặc quá tải lớn dòng
điện chạy qua dây chảy cầu chì sẽ lớn hơn dòng điện định mức làm cho dây
chảy bị đốt nóng chảy ,do đó dây chảy bị đứt ,cho nên phần điện bị ngắn mạch
được tách ra khỏi hệ thống.
2.1.3.Cấu tạo :
Cấu tạo cầu chì gồm những bộ phận chính sau :
1) Thân cầu chì được chế tạo từ gốm sứ hoặc nhựa tổng hợp có thể có nắp
hoặc không có nắp. Vật liệu làm cầu chì phải đảm bảo được tính chất :
+ Có độ bền cơ khí.
+ Có độ bền về điều kiện dẫn nhiệt và chịu đựng được các sự thay
đổi đột ngột mà không hư hỏng.
2) Ốc ,đinh vít bắt dây chảy được gọi là cốt bắt dây được chế tạo từ kim
loại dẫn điện như đồng, bạc ,nhôm ...
3) Dây chảy cầu chì được chế tạo từ hợp kim chì hoặc đồng có điện trở suất
nhỏ và còn được chia ra dây chảy nhanh và dây chảy chậm.

7



2.1.4.Đặc tính bảo vệ và yêu cầu kĩ thuật của cầu chì
a. Đặc tính bảo vệ :

1. Đặc tính A-s của đối tượng được bảo vệ
2. Đặc tính A-s của dây chảy cầu chì
3. Đường 3 là đặc tính của cầu chì trong thực tế
- B là vùng bảo vệ của cầu chì .Khi xẩy ra quá tải hoặc ngắn mạch ở vùng
B thì cầu chì tác động cắt mạch theo hiệu ứng nhiệt Q=RI2t .Khi đó nhiệt độ
dây chảy cầu chì θ > θ ôd .
- A là vùng cầu chì không tác động do dòng điện chạy qua dây chảy là
dòng định mức hoặc dòng quá tải nhỏ ,khi đó nhiệt độ của dây chảy θ o < θ < θ dm .
Nên dây chảy cầu chì không bị đứt.
b. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi lắp cầu chì :
 Cầu chì phải được lắp nối tiếp ở dây pha ,không lắp đặt ở dây trung tính.
 Đặc tính A-s của cầu chì phải thấp hơn đặc tính của đối tượng được bảo
vệ và phải ổn định.

8


 Khi lắp đặt cầu chì phải đảm bảo tính chọn lọc theo thứ tự từ tải về
nguồn tức là phần tử nào bị sự cố ngắn mạch hoặc quá tải lớn thì cầu chỉ
bảo vệ nó tác động.
 Cầu chì làm việc đảm bảo tin cậy tức là khi phần tử được cầu chì bảo vệ
quá tải lớn hoặc ngắn mạch ,thì cầu chì phải tác động cắt phần tử bị quá
tải hoặc ngắn mạch ra khỏi hệ thống điện .Không được từ chối tác động.
 Khi cần thay thế sửa chữa cầu chỉ cần phải an toàn tiện lợi.
c. Phân loại cầu chì
 Theo kết cấu

• Cầu chì hộp
• Cầu chì loại hở
• Cầu chì loại kín không có chất nhồi
• Cầu chì kiểu nắp vặn
• Cầu chì kiểu ống sứ
 Theo hình thức sử dụng
• Cầu trì bảo vệ quá tải
• Cầu trì dự phòng
2.1.5.Tính toán chọn cầu chì và dây chảy cầu chì
 Iđm>Ikđ
 Uđm đặt vào động cơ có các thông số sau :
Pđm= 12 KW
cos ϕ =0,8
ηdm =0,8

Uđm= 380 V
Ta có Iđm của cầu chì là :

9


I dm =

Pdm
3U dm .cos ϕ .η dm

=

Pdm .103
3380.0,8.0,8


= 2,3( A)

Cuộn dây của công tắc tơ xoay chiều cũng có thể là làm việc với lưới
điện 1 chiều .Khi đó cần phải giảm điện áp đặt vào cuộn dây sao cho
dòng điện trong cuộn dây bằng điện áp trung bình khi cuộn dây làm việc
Trong đó :
-

Icc : Là dòng điện định mức cầu chì.

-

Itt : là dòng điện tính toán.

-

Ikđ :là dòng điện khởi động.

-

I tt =

α : Hệ số quá nhiệt của dây chảy .

Icc lớn hơn hoặc bằng Itt.
I kd
α

= vì dòng khởi động ở chế độ nhẹ nên α=2,5


Vậy ta chọn cầu chì loại 10A.

2.2.Công tắc tơ
a.khái quát về công tắc tơ
Công tắc tơ là loại khí cụ điện ,đóng ngắt từ xa tự động hoặc bằng tay
,mạch động lực .Các mạch điện có phụ tải điện áp đến 500 V dòng đến 600
V .Công tắc tơ có 2 vị trí đóng cắt có thể đến 1500 lần trong 1 giờ.Tùy theo
dòng điện cấp vào mà phân loại công tắc tơ một chiều hay xoay chiều.
Trong công tắc tơ có hệ thống tiếp điểm chính ,tiếp điểm phụ và hệ
thống dập hồ quang.
b.Ký hiệu
Hình vẽ
10


Công tắc tơ điện từ được cấu tao từ những phần chính hệ thống mạc
vòng dẫn điện ,hệ thống dập hồ quang,hệ thống các lò xo nhà,lò xo tiếp điểm
,nam châm điện ,vỏ và các chi tiết cách điện.
Do tính chất của dòng điện mạch cắt ,công tắc tơ điện 1 chiều và công tắc xoay
chiều có những đặc điểm cấu tạo khác nhau .


Hệ thống mạch vòng dẫn điện :

Mạch vòng dẫn điện của công tắc tơ và các bộ phần khác nhau về hình
dáng ,kết cấu và kích thước hợp thành .Nó bao gồm thanh dẫn,dây nối mềm
,đầu nối,hệ thống tiếp điểm (giá đỡ tiếp điểm,tiếp điểm động,tiếp điểm chính )
cuộn dây dòng điện( nếu có,kể cả cuộn dây thôi từ dập hồ quang ).Thanh dẫn
động và tĩnh được làm bằng đồng ,tiếp điểm có dạng hình nón howacj bắc cầu

một pha có hai chỗ ngắt và được chế tạo bằng vật liệu dẫn điện tốt ,chịu mài
mòn và chịu được hồ quang như kim loại gốm.Ở trạng thái ngắt ,độ mở của
tiếp điểm phải có gí trị đủ lớn để không cho hồ quang cháy lại khi ngắt,đồng
thời cũng không lớn quá để giảm kích thước của nam châm điện hút .Ở trạng
thái đóng để đảm bảo tiếp xúc tốt,các tiếp điểm của công tắc tơ có hệ thống lò
xo tiếp điểm tạo lực ép tiếp điểm cần thiết .


Hệ thống dập hồ quang

Hệ thống dập hồ quang trong công tắc tơ đảm bảo nhanh chóng dập hồ quang
sinh ra trong quá trình đóng cắt của tiếp điểm .
Thiết bị dập hồ quang trong công tắc tơ điện xoay chiều
Các công tắc tơ điện xoay chiều thông dụng trong công nghiệp thường
được chế tạo loại một pha có hai chỗ ngắt,sử dụng tiếp điểm dạng bắc cầu đặt
trong buồng dập hồ quang kiểu dàn dập hay trong khoang dập hồ quang đặc
biệt .Cũng có thể chế tạo dưới dạng tiếp điểm động chuyển động quay và bố trí
cuộn thổi từ để tăng khẳ năng dập hồ quang.
Nam châm điện là bộ phận sinh ra lực hút điện từ ,đảm bảo cho hệ thống
tiếp điểm thường mở đóng lại chắc chắn khi cho dòng điện vào cuộn dây của
11


nó .Yêu cầu lực hút của nam châm điện luôn lớn hơn đường đặc tính cơ ngay
cả khi điện áp nguồn giảm xuống 85% Uđm .
Thông thường để nam châm điệnlàm việc chắc chắn và tránh va đập cơ
khí trên tiếp điểm ,nam châm được thiết kế sao cho dáng của đường đặc tính
lực hút gần với dáng của đường đặc tính cơ.
Cấu tạo nam châm điện gồm hai phần chính : Mạch từ và cuộn
dây.Mạch từ của nam châm điện một chiều được làm bằng thép khối ,phần

thân mạch từ nơi có cuộn dây có tiết diện tròn.
Mạch từ của nam châm điện xoay chiều được chế tạo từ các lá thép ký
thuật điện dầy 0,35 mm hoặc 0,5 mm – ghép lại để tránh tổn hao dòng điện
xoáy.
Hình dạng mạch từ thường có dạng hình ω và pi hút thẳng hoặc hút
quay .Ở đầu cực từ được gắn vòng ngắn mạch để chống rung cho nam châm
điện.
Mạch từ được chia thanh hai phần:Một phần được cố định (phần tĩnh)
phần còn lại là nắp ( còn gọi là phần ứng hay phần động) được nối với hệ
thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn .
Cuộn dây của nam châm điện thường được chế tạo từ dây đồng kỹ thuật
điện ,đực quấn trên nhưng khung dây bằng vật liệu cách điện ,sau lồng vào
mạch từ.
Cuộn dây của nam châm điện được tính toan sao cho điện áp đạt vào
cuộn dây bằng 110%Uđm ,sự nóng của nó vẫn trong giá trị nhiệt độ cho phép
đối với mỗi cấp cách điện cho trước.
Ở nam châm điện một chiều ,cuộn dây thường có đáy hình trụ tròn,cao
và gầy vì mạch từ không có tổn hao do dòng xoáy nên tỉ lên giữa chiều cao h
và chiều rộng 1 của tiết diện mặt cắt cuộn dây bằng :
l/h=4-8.

12


Mục đich để giảm đường kính trung bình của vòng dây ,do đó có thể tiết
kiệm được dây đồng.Cuộn dây của nam châm điện xoay chiều thường ngắn và
to.
Tỷ lệ l/h=2-4.
Đối với điện xoay chiều trong mạch từ có dòng điện xoáy nên phát nóng và
cuộn dây khó tỏa nhiệt hơn .Cuộn dây thường không quấn sát vào lõi mà giữa

cuộn dây và lõi còn 1 khe hở ,diện tích cuộn dây phải lớn để dễ tỏa nhiệt.
Cuộn dây nam châm điện xoay chiều có điện trở rất nhỏ so với điện
kháng. Dòng điện trong cuộn dây phụ thuộc rất nhiều vào khe hở không khí ở
giữa nắp và lõi mạch từ .Khi nắp ở trạng thái mở ,dòng điện trong cuộn dây
lơn.Vì vậy không được phép cho điện áp vào trong cuộn dây ,vì lý do nào đó
nắp bị kẹt ở vị trí mở.
ở lưới điện xoay chiều.Nguồn điện một chiều được tạo ra bằng bộ chỉnh
lưu.Lực hút của cuộn nam châm điện một chiều lúc nắp ở trạng thái hút lớn
hơn rất nhiều phản lực cơ. Nên trong nhiều trường hợp khi hút người ta hạ
thấp điện áp đặt vào cuộn dây bằng cách nối tiếp với một điện trở qua một tiếp
điểm dòng điện duy trì cho nắp hút có giá trị rất nhỏ do đó tổn hao trong cuộn
dây cũng như toàn bộ nam châm điện rất nhỏ phải cỡ vài oát.
 Yêu cầu của công tắc tơ
Điện áp định mức là điện áp mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính
của công tắc tơ phải đóng cắt cuộn hút làm việc bình thường ở điện áp giới hạn
đến 85 % -105% Uđm của cuộn dây .
Dòng điện định mức Iđm là dòng điện qua tiếp điểm chính của công tắc
tơ trong chế độ dài hạn.
Khả năng đóng cắt là trị số dòng điện cho phép đi qua tiếp điểm chính .

13


Khi đóng hoặc khi cắt với công tắc tơ khởi động,động cơ xoay chiều 3
pha: Id=(4-7) Iđm .
Tuổi thọ của công tắc tơ là số lần đóng cắt mà số lần đóng cắt ấy công
tắc tơ bị hỏng không dùng được nữa.
Tính ổn định điện động :Nghĩa là tiếp điểm chính của nó cho phép dòng
điện lớn nhất đi qua mà lực điện động sinh ra không phá hủy mạc,dòng dẫn
điện:Idd=10 Iđm .

Tần số thao tác :Số lần đóng cắt công tắc tơ trong 1 giờ,tần số thao tác
bị hạn chế bởi sự phát nóng của tiếp điểm chính do hồ quang.
Tính ổn định nhiệt :Nghĩa là khi có dòng Imm chạy qua một khoảng thời
gian cho phép của tiếp điểm không bị nóng chảy và hàn gắn lại.
Hệ thống các tiếp điểm công tắc tơ : Phải chịu được độ mài mòn về điện
về cơ trong chế độ nặng nề và có tần số thao tác lớn.
Hệ thống dập hồ quang:
+ Dập hồ qang thổi từ là một cuộn dây đấu nối tiếp và hộp dập hồ quang
có khe hở.
+ Chia hồ quang thành nhiều hồ quang ngắn,hộp hồ quang gồm nhiều lá
thép đặt song song nhau và khi hồ quang bị kéo dài vào buồng hồ quang sẽ bị
chia thành nhiều hồ quang ngắn.
 Tính chọn công tắc tơ
Uđm đặt vào động cơ có các thông số sau :
Pđm= 1 KW
cos ϕ =0,8
ηdm =0,8

Uđm= 380 V

14


Ta có Iđm của AP là :

I dm =

Pdm
3U dm .cos ϕ .η dm


=

Pdm .103
3380.0,8.0,8

= 2,3( A)

Dựa vào dòng điện định mức Iđm=2,3 (A) và Uđm=220 V.
Ta chọn công tắc tơ do hãng LS sản xuất,có cường độ dòng điện thích
hợp nên ta chọn loại 20A.
2.3. Nút ấn

Ký hiệu bộ nút ấn
Khái niệm
Nút ấn là loại khí cụ điện đóng ngắt mạch điện bằng tay được sử dụng
để khởi động ,dừng hoặc đổi chiều quay của động cơ bằng các dòng ngắn
mạch của cuộn dây công tắc tơ, khởi động từ.

15


Trong mạch này ta dùng nút ấn có điện áp 250-600 V dòng định mức 5
A gồm một nút ấn đơn và một nút ấn kép tức là nút ấn có liên động giữa nút
mở và nút dừng và thuộc loại nút ấn có bảo vệ.
2.4. Rơ le thời gian
Rơ le thời gian là loại khí cụ điện đóng ngắt mạch tự động mà tín hiệu
đầu ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt tín hiệu xác định ,rơ le thời
gian bao gồm các bộ phận sau :
 bộ phận động lực :Có chức năng nhận tín hiệu vào là năng lượng điện
biến đổi thành năng lượng thích hợp cho bộ phận tạo thời gian hoạt động.Bộ

phận động lực có thể là nam châm điện,động cơ điên ,biến áp,chỉnh lưu ….
 Bộ tạo thời gian : Có chức năng kéo dài thời gian trễ của rơ le .Bộ phận
này làm việc theo nguyên lý khác nhau như :điện tử, cơ khí,khí nến ,thủy lực
…Căn cứ vào bộ phần thời gian trễ mà có tên là rơ le tương ứng.
Ví dụ :rơ le thời gian điện tử,rơ le thời gian thủy lực ,rơ le thời gian điện từ
 Bộ phận đầu ra : rơ le phát tín hiệu ra bằng sự thay đổi trạng thái đóng
mở các tiếp điểm .
 Nguyên lý hoạt động:
Khi cấp nguồn vào cuộn dây của Rơle thời gian ON DELAY, các tiếp
điểm tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời (thường
đóng hở ra, thường hở đóng lại), các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ
chuyển trạng thái và duy trì trạng thái này.

16


Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tức thời trở về
trạng thái ban đầu.

Chọn rơ le thời gian
Điện áp định mức đặt lên cuộn dây của rơ le là điện áp của mạch điều
khiển.
 Dòng điện định mức là dòng điện làm việc đi qua các tiếp điểm là dòng
của mạch điều khiển.
 Vậy ta chọn rơ le thời gian với điện áp U=250V và dòng 15A do hãng
YONGSUNG ELECTRIC sản xuất.
2.5. Chọn dây dẫn
- Pđm= 1 KW
- cos ϕ =0,8
- ηdm =0,8

- Uđm= 380 V

17


Ta có Iđm :

I dm =

Pdm
3U dm .cos ϕη
. dm

=

Pdm .103
3 380.0,8.0,8

= 2, 3( A)

Chọn dây dẫn của hãng Trần Phú.
2.6. Chọn rơ le nhiệt
Khái niệm và công dụng
Rơ le nhiệt là loại khí cụ điện dùng để bảo vệ động cơ tránh bị quá tải
kết hợp với khởi động từ và công tắc tơ được dùng ở các mức điện áp 500
V,f=50 Hz.Kết cấu rơ le nhiệt có dòng định muwacs towus 150 A và có thể
dùng với điện 1 chiều và diện áp tới 400 V.
Khi dùng rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải người ta phải thêm cầu chì để bảo
vệ ngắn mạch.


Cấu tạo

18


Dây là hình ảnh cấu tạo rơ le nhiệt
Về cấu tạo : rơ le nhiệt gồm có ,bộ phận nhạy cảm với nhiệt độ (cảm
biến ) ở đầu vào ,bộ phận so sánh,hệ thống tiếp điểm của đầu ra và bộ phận
điều chỉnh các thông số làm việc của rơ le.
Tùy theo nguyên lý làm việc của bộ phận cảm biến nhiệt độ ta có các loại rơ le
nhiệt với các đặc tính kỹ thuật và phạm vi ứng dụng khác nhau .Các cảm biến
nhiệt hay được dùng trong rơ le nhiệt đó là :
 Kiểu kim loại kép (bimetal,lưỡng kim) dựa trên tính chất dãn nỡ kích
thước do nhiệt độ của kim loại.
 Kiểu khí nén dựa trên tính chất thể tích ,áp suất khí thay đổi khi nhiệt độ
của chúng thay đổi.
19


 Kiểu nhiệt ngẫu dựa trên tính chất của điện trở của vật liệu thay đổi theo
nhiệt độ.
Ký hiệu

Yêu cầu của rơ le nhiệt
 thanh kim loại của rơ le nhiệt dẫn điện tốt ,nhiệt độ phát nóng không
thay đổi khi hồi phục trở lại ,thời gian hồi phục nhanh chóng.
 làm việc tin cậy,kết cấu gọn nhẹ,tuổi thọ cao.
Tính chọn rơ le nhiệt
Việc lựa chọn phải đảm bảo thích hợp nếu chọn rơ le nhiệt có dòng điện
quá lớn làm giảm tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ ,rơ le nhiệt có dòng điện quá

lớn làm giảm tuổi thọ của thiết bi cần bảo vệ ,còn dòng điện đi qua quá thấp
thì không tận dụng được tối đa công suất động cơ.
Trong thực tế ta chọn dòng điện định mức rơ le nhiệt bằng dòng điện
định mức của động cơ cần bảo vệ và rơ le nhiệt tác động ở giá trị :
Itđ=(1,2-1,3 )Iđm.
Trong đó : Itđ là dòng điện tác động của rơ le nhiệt.
Còn quá trình mở máy thì tùy thuộc vào dòng điện khởi động lớn do
thời gian ngắn nên rơ le nhiệt chưa kịp tác động và khi đó coi như bị ngắn
mạch thời gian ngắn.
Ta có dòng định mức của động cơ là 2,3 A.
20


Vậy chọn rơ le nhiệt và tiếp điểm của nó chịu được dòng điện là 2,3 A
trở lên nên ta chọn rơ le nhiệt của hãng LS.

21


Tài liệu tham khảo
_____________________________________________________________________

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Khí cụ điện.
2. Chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm
tra và bảo trì hệ thống.
TCXDVN 46:2007
3. Internet
/>
/>

/>
/>
22



×