Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 kháng bạc lá cấy trong vụ mùa 2013 tại xã trấn dương – vĩnh bảo – hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 81 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy
giáo ThS. Hoàng Tùng để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Viện
Đào tạo và nghiên cứu phát triển Sinh Nông – Trường Đại học Hải Phòng đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành khóa luận.
Khóa luận này được hoàn thành còn có sự giúp đỡ tận tình của bạn bè,
cùng với sự động viên khích lệ của gia đình trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tuy nhiên, do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế, khóa luận này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp
chân thành của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 29 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Nga

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


Danh mục chữ viết tắt
CCCC: Chiều cao cuối cùng.
CT

: Công thức.



ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng.
FAO : Tổ chức lương thực thế giới.
KBL : Kháng bạc lá.
NSLT: Năng suất lý thuyết.
NSTT: Năng suất thực thu.
IRRI : Viện nghiên cứu lúa Quốc tế.
TSC : Tuần sau cấy.
SNHH: Số nhánh hữu hiệu.
USDA: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ.

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


Danh mục bảng
Bảng 2.1.3. Thành phần sinh hóa của các loại hạt cây lương thực (% trọng lượng khô) Error:
Reference source not found
Bảng 2.2.2:Tổng hợp sản lượng lúa phân theo vùng 2008 – 2012......Error: Reference
source not found
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng của giống Bắc thơm số 7 KBL với các mức đạm
bón khác nhau..............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến chiều cao cây của giống Bắc
thơm số 7 kháng bạc lá................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
của giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá.......................Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến số nhánh của giống Bắc thơm số
7 kháng bạc lá.............................................................. Error: Reference source not found

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số lá trên thân chính của giống Bắc
thơm số 7 kháng bạc lá................................................Error: Reference source not found
Bảng4.6: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Bắc
thơm số 7 kháng bạc lá................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng chất khô tích lũy của
giống BT7 KBL ở các giai đoạn khác nhau...............Error: Reference source not found
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sự phát triển của sâu, bệnh hại Error:
Reference source not found
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống Bắc thơm số 7 KBL...................Error: Reference source not found
Bảng 4.10.1: Chi phí sản xuất chung......................... Error: Reference source not found
Bảng 4.10.2: Chi phí riêng cho từng công thức.........Error: Reference source not found
Bảng 4.10.3: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế
của giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá.................Error: Reference source not found

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


Danh mục đồ thị, biểu đồ
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao cây của giống Bắc thơm
số 7 KBL.......................................................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến tốc độ tăng trưởng số nhánh
của giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá.......................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tốc độ ra lá của giống Bắc thơm số
7 kháng bạc lá.............................................................. Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.6:Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá giống Bắc thơm
số 7 KBL.......................................................................Error: Reference source not found

Biểu đồ 4.7: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng chất khô tích lũy của
giống BT7 KBL............................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.9: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết và năng
suất thực thu của giống Bắc thơm số 7 KBL.............Error: Reference source not found

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


MỤC LỤC
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI................................................................2
1.2.1. Mục đích...................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.....................................................................................................................3
3.4. NHỮNG THỜI ĐIỂM THEO DÕI VÀ NGHIÊN CỨU..........................................20
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI.....................................................................................21
3.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển..........................................................................21
3.5.3. Các chỉ tiêu năng suất.............................................................................................23
3.5.4. Hiệu quả kinh tế.....................................................................................................24
3.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU................................................................24
3.7. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CHO THÍ NGHIỆM................................................24
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG
CỦA GIỐNG BẮC THƠM SỐ 7 KBL............................................................................25

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp



1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, cây lúa (Oryza satival) là cây lương thực rất quan trọng.
Diện tích trồng lúa trên thế giới hiện nay khoảng gần 150 triệu ha, chiếm 10%
tổng diện tích đất canh tác, riêng Châu Á diện tích đất trồng lúa chiếm khoảng
90% tổng diện tích đất trồng lúa trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực số một trong chiến lược lương thực,
thực phẩm. Với diện tích lúa khá lớn và cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, nghề trồng lúa nước ta có nhiều thay đổi tích cực và đat được những
thành tựu to lớn. Từ chỗ thiếu lương thực phải nhập khẩu, đến nay nước ta
không những sản xuất đủ lương thực cho gần 90 triệu dân mà còn có một
lượng lương thực để xuất khẩu, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho nền kinh
tế quốc dân. Hiện nay lượng gạo xuất khẩu của nước ta đã vươn lên đứng thứ
hai thế giới sau Thái Lan.
Tuy nhiên, với diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và với điều
kiện canh tác như hiện nay nghề trồng lúa vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người nông dân. Vấn đề bây giờ là phải tìm cách nâng cao năng suất
của các loài cây trồng, trong đó có cây lúa. Trong thâm canh lúa để tăng được
năng suất ta có thể tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp như: đưa giống mới,
phân bón, bảo vệ thực vật... trong đó phân bón là một điều kiện cơ bản cấu
thành nên năng suất cây trồng. Nhưng với cách sử dụng nhiều phân bón để
tăng năng suất như nông dân, không những không mang lại hiệu quả mà còn
làm tăng mức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường...
Các kết quả nghiên cứu cho thấy đạm có vai trò rất quan trọng trong
việc phát huy hiệu quả của việc sử dụng phân bón cho cây trồng. Các loại
phân khác chỉ phát huy tác dụng khi có đủ đạm, hay bón cân đối đạm theo

nhu cầu của cây. Vì vậy khi xác định các loại phân bón khác cần trên cơ sở
Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


2

lượng đạm bón. Nếu chưa tăng được lượng phân đạm bón thì chưa lên tăng
các loại phân bón khác. Và các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: hiệu quả sử
dụng phân đạm của lúa nước là không cao do quá nhiều nguyên nhân gây mất
đạm khi bón vào đất, vì thế dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, gây tốn kém cho
nông dân. Do đó để sử dụng phân bón cho lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất ta cần phải xác định liều lượng phân bón thích hợp cho từng giống, cho
từng mùa vụ và từng điều kiện đất đai.
Gạo chất lượng hiện nay tại Miền Bắc chủ yếu vẫn là gạo Bắc thơm số
7, tuy nhiên do ảnh hưởng của bệnh bạc lá nên sản lượng gạo rất thấp đặc biệt
là trong vụ Mùa. Do đó, Viện nghiên cứu lúa Trường Đại Học Nông Nghiệp
Hà Nội đã nghiên cứu và chuyển thành công gen kháng bạc lá trên giống lúa
Bắc thơm số 7 thông qua dự án khoa học của Tỉnh Hải Dương năm 2008 –
2009 và đặt tên mới là giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá. Hiện nay giống
lúa mới - Bắc thơm số 7 kháng bạc lá chất lượng đang được người dân huyện
Vĩnh Bảo đưa vào canh tác. Tuy nhiên, để phát huy được tiềm năng của giống
lúa mới này thì việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật phù hợp là vô cùng
quan trọng. Để giải quyết vấn đề này dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.
Hoàng Tùng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu ảnh
hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá cấy trong vụ Mùa 2013 tại xã Trấn
Dương – Vĩnh Bảo – Hải Phòng”.

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Xác định lượng đạm bón thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển
của giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá nhằm đem lại năng suất và hiệu quả
kinh tế cao làm cơ sở để đề xuất và khuyến cáo cho người dân.

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


3

1.2.2. Yêu cầu
- Bố trí các công thức với lượng phân đạm bón khác nhau để theo dõi
sự ảnh hưởng của hàm lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các công
thức thí nghiệm.
- Theo dõi tình hình, diễn biến sâu bệnh trên các công thức.
- Đề xuất lượng đạm bón phù hợp với giống lúa Bắc thơm số 7 kháng
bạc lá trên đồng đất Vĩnh Bảo.

PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY LÚA
2.1.1. Nguồn gốc
Trên thế giới, cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực
chủ yếu và là một trong những cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất.Theo các
Sinh viên: Trần Thị Nga

Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


4

tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam … Cây lúa đã có mặt từ
3000-2000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất
hiện cây lúa 5000 năm, ở hạ lưu song Dương Tử - 4000 năm. Tuy nhiên, vẫn
còn thiếu những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa
được đưa vào trồng trọt [16,11].
Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát
triển về cả hai hướng đông và tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa
vào trồng ở vùng Địa Trung Hải. Đến đầu thế kỷ XV cây lúa từ Bắc Italia
nhập vào các nước Đông Nam Âu như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani… Đầu
thế chiến thứ hai, lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari. Đến thế kỷ
XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trống ở các bang Virginia, Nam Carolina
[16,11].
Theo hướng đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào
Indonexia, đầu tiên ở đảo Java. Đến giữa thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập
vào Kuban (Nga). Cho đến nay, cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao
gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới. Ở Bắc bán cầu,
cây lúa được trồng ở đông bắc Trung Quốc 53 0B cho tới Nam bán cầu ở Châu
Phi, Úc...[16,12]
Về nguồn gốc xuất xứ cây lúa cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có ý
kiến cho rằng cây lúa được hình thành ở vùng Tây bắc Ấn Độ, Myanma, Thái
Lan, Lào, Nam Trung Quốc, Việt Nam...Theo tài liệu của Watt (1908) và
Vavilop (1926) cho rằng: Cây lúa được tìm thấy tại vùng Mahagara (Ấn Độ)
khoảng 750 - 1000 năm trước công nguyên, còn tại vùng Triết Giang (Trung

Quốc) (De Candolle A - 1985, Roshevits RU - 1930) cho rằng lúa xuất hiện ở
đây khoảng năm 2800 - 2700 trước công nguyên. Nguồn gốc cây lúa xuất
phát từ Nam Á, Đông Nam Á và sau đó được di chuyển đến các châu lục khác
[16,12].
2.1.2. Phân loại

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


5

Phân loại chi: gồm 22 loài với 24 hoặc 48 NST (IRI - RRAT, 1997;
Vaughan, 1989), nhưng trong đó chỉ có 2 loài lúa trồng là O. sativa L. và O.
glaberrima. Trong đó loài O. sativa L phân bố khắp các châu lục, là loài quan
trọng nhất và Việt Nam cũng có loài này, còn loài O. glaberrima chỉ có ở
vùng Tây Phi, đặc điểm của loài này là chỉ có gié cấp 2,3 [10,9].
Phân loại loài O.sativa ( lúa trồng ) :
* Theo điều kiện sinh thái và vĩ độ địa lý : lúa tiên và lúa cánh
Lúa tiên ( O.Sativa ssp.Indica ) và lúa cánh ( O.Sativa ssp.Japonica ) là
hai loài phụ có những đặc điểm khác nhau rất cơ bản.
Về mặt phân bố : lúa tiên ở vùng vĩ độ thấp như Ấn Độ, Nam Trung
Quốc, Việt Nam, Indonexia. Lúa cánh phân bố ở vùng vĩ độ cao như Nhật
Bản, Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, châu Âu…
Về mặt hình thái: lúa tiên cao cây, lá nhỏ, xanh nhạt, bông xòe, hạt dài,
vỏ trấu mỏng. Lúa cánh thấp cây, lá to, xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ
trấu dày.
Về phẩm chất: lúa tiên thường khô cơm, nở nhiều, lúa cánh thường dẻo

và ít nở. Nói chung lúa cánh thích nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân
tốt, thường cho năng suất cao. Lúa tiên thì ngược lại chịu phân kém, dễ lốp đổ
nên năng suất thường thấp hơn.
Việt Nam đã nhập nội nhiều giống lúa cánh và cho lai với các giống lúa
tiên đạt kết quả tốt. Cố giáo sư Lương Định Của là người đầu tiên đã lai giống
Ba thắc ( lúa tiên Nam Bộ) với giống Buncô ( lúa cánh – Nhật Bản) tạo ra
giống Nông nghiệp I, ngắn ngày, phù hợp với vụ hè thu ở Trung Bộ. Bộ môn
Di Truyền Giống, Trường Đại học Nông nghiệp I cũng đã lai lúa A5 ( từ
NN8) với giống Rumani 45 để tạo ra giống NN75-3 (VN10) hiện nay vẫn
được sử dụng trong vụ chiêm xuân ở Miền Bắc do có khả năng chịu rét tốt
[16,15].
* Theo mùa vụ gieo cấy trong năm và thời gian sinh trưởng: lúa
chiêm và lúa mùa.

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


6

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng khác nhau, Trung Quốc chia ra lúa
sớm và lúa muộn hoặc lúa xuân và lúa mùa. Từ lâu ở nước ta đã hình thành
hai vụ lúa chiêm và lúa mùa. Về nguồn gốc, lúa chiêm được hình thành từ lúa
mùa sớm. Nhưng do sinh trưởng trong vụ đông xuân, nhiệt độ thấp, nên thực
tế thời gian sinh trưởng của lúa chiêm lại dài hơn lúa mùa. Lúa chiêm mẫn
cảm với nhiệt độ, ngược lại lúa mùa nhất là mùa trung và mùa muộn phản
ứng chặt với quang chu kỳ.
Bên cạnh lúa chiêm và lúa mùa cổ truyền, ở nước ta còn có các giống

lúa ngắn ngày ( ba giăng, tứ thì ) để trồng tăng vụ, trái vụ. Ngày nay có nhiều
giống mới ngắn ngày được lai tạo trong nước và nhập nội, phản ứng trung
tính với ánh sáng, nên được trồng rộng rãi vào vụ xuân, hè thu, đông xuân ở
Nam Bộ. Do có thời gian sinh trưởng ngắn nên chúng có lợi thế trong việc
luân canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng. Do có năng suất cao nên chúng
đang được thay thế các giống địa phương dài ngày năng suất thấp, tạo ra
những bước chuyển biến cơ bản trong nghề trồng lúa ở nước ta cũng như các
nước khác trong khu vực [16,15].
* Theo điều kiện tưới và gieo cấy: lúa nước và lúa cạn.
Do ruộng lúa được phân bố trong các điều kiện địa hình khác nhau, chế
độ tưới và mức tưới ngập khác nhau đã hình thành lúa cạn ( lúa đồi, lúa
nương) và lúa nước, lúa chịu nước sâu với mức ngập trên 1m, hay lúa nổi có
thể chịu ngập đến 3-4m.
Về nguồn gốc: người ta cho rằng lúa cạn là từ lúa nước mà hình thành.
Trong thân, lá của lúa cạn vẫn có tổ chức mô thông khí, một đặc trưng hình
thái của cây lúa nước, vì vậy khi đưa lúa cạn “xuống ruộng” chúng vẫn sinh
trưởng và cho năng suất bình thường.
Ngày nay, Viện lúa Quốc tế cũng đã tạo ra nhiều giống lúa có khả năng
thích nghi sinh thái rộng từ các giống lúa nước thông thường đến các giống
lúa cạn, lúa chịu hạn, lúa chịu nước sâu và cả những giống lúa nổi.
Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


7

* Theo chất lượng và hình dạng hạt: lúa tẻ và lúa nếp; lúa hạt tròn
và hạt dài.

Hiện tại, nhu cầu lúa gạo về mặt phẩm chất rất khác nhau tùy từng
vùng và tập quán. Các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc…thích gạo
mềm, ướt, hơi dẻo. Ngược lại Ấn Độ, Pakixtan, Việt Nam lại thích gạo nở,
cơm khô. Gạo nếp lại được ưa dùng ở Lào và các vùng cao của Việt Nam.
Lúa tẻ và lúa nếp khác nhau do cấu tạo và thành phần tinh bột. Lúa tẻ
có thành phần tinh bột là amyloza còn lúa nếp có thành phần chủ yếu là
amylopectin. Người ta cho rằng lúa nếp do lúa tẻ biến dị mà thành. Trong
thực tế trồng trọt nếu không có điều kiện phù hợp hoặc được bồi dục thích
đáng thì phẩm chất các loại lúa nếp ( như độ dẻo, hương vị) sẽ bị suy giảm.
Viện IRRI phân chia chiều dài hạt làm 4 cấp: hạt rất dài ( trên 7,5mm),
hạt dài (6,6-7,5mm), hạt trung bình ( 5,5-6,6mm) và hạt ngắn ( dưới 5,5mm).
Về màu sắc gạo, phổ biến nhất là màu trắng ngà, song cũng có loại gạo đỏ
hoặc hơi đen. Những giống lúa có giá trị xuất khẩu thường là những giống có
hạt dài, trong ( không bạc bụng ), còn độ dẻo tùy theo thị yếu [16,16].
2.1.3. Giá trị của cây lúa
* Giá trị dinh dưỡng của cây lúa:
Lúa gạo đảm bảo 35 - 59% nguồn năng lượng, là thức ăn chính của hơn
3 tỷ người trên thế giới. Gạo là lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Bảng 2.1.3. Thành phần sinh hóa của các loại hạt cây lương thực
(% trọng lượng khô)
Loại lương

Tinh bột

Protein

Lipit

Xenluloza


Tro

Nước

Lúa

62,4

7,9

2,2

9,9

5,7

11,9

Lúa mì

63,8

16,8

2,0

2,0

1,8


13,6

Ngô

69,2

10,6

4,3

2,0

1,4

12,5

thực

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


8

Cao lương

71,7


12,7

3,2

1,5

1,6

9,9



59,0

11,3

3,8

8,9

3,6

13,0

( Nguồn FAO, 1995 )
Qua bảng ta thấy:
Tinh bột: Hàm lượng tinh bột của lúa là 62,4% - nguồn chủ yếu cung
cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột trong gạo có 2
loại: Amyloza và Amylopectin. Amyloza có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở

gạo tẻ. Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp. Tỉ lệ
thành phần Amyloza và Amylopectin quyết định đến độ dẻo của hạt, gạo nếp
có nhiều Amylopectin nên thường dẻo hơn gạo tẻ ( Lê Doãn Diên và CTV,
1995).
Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong
khoảng 7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ.
Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát
chỉ còn 0,52%.
Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B
như B1, B2,B6, , PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt ( trong đó ở phôi
47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%).
Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của hạt cần lưu ý đến công nghệ sau thu
hoạch kết hợp với việc chọn tạo giống có phẩm chất tốt, đầu tư các biện pháp
kỹ thuật trồng trọt phù hợp.
* Giá trị kinh tế:
Ngoài việc sử dụng làm lương thực là chủ yếu, các sản phẩm phụ của
cây lúa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Gạo: còn có thể làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia. Bia sản xuất từ gạo
có màu trong và hương thơm.
Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


9

Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, vốt ca, axeton, phấn mịn và thuốc
chữa bệnh.
Cám: dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc non và vỗ béo, làm thức ăn

gia súc tổng hợp. Trong công nghệ dược, sản xuất vitamin B1 chữa bệnh tê
phù. Dầu cám có chất lượng cao, dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm
mỹ phẩm, chế xà phòng…
Trấu: sản xuất nấm men và làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng
lót hàng, dùng để độn chuồng làm phân bón có SiO 2 cao. Ở nông thôn còn sử
dụng làm chất đốt.
Rơm rạ: với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất thành
giấy, các tông xây dựng, đồ gia dụng như: thùng chão, mũ, giầy dép. Cũng có
thể sử dụng rơm rạ làm thức ăn gia súc, trộn với cây họ đậu làm thức ăn ủ
chua, sản xuất nấm rơm, độn chuồng, chất đốt…
Nếu tận dụng khai thác các sản phẩm phụ thì giá trị kinh tế của cây lúa
còn rất phong phú [16,7].
* Giá trị tinh thần:
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Cây lúa
hay hạt gạo là loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trò rất quan trọng
trong thành phần dinh dưỡng của con người.
Từ xa xưa,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt Nam và trở
thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước. Đối với người
Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một
biểu tượng trong văn chương, thơ ca ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo". Như “Hạt
gạo làng ta có bão tháng bảy có mưa tháng ba’’hay “ Bát cơm mùa gặt –
Thơm hào giao thông’’….
Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và
lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa
và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Điều đó được thể hiện rất rõ
trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng
Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp



10

của những người hai sương một nắng.Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu
“Người sống về gạo, cá bạo về nước” hay “Em xinh là xinh như cây lúa”,…
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành
một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần. Hình ảnh
cây lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu
không thể thiếu trong những bức tranh của đồng quê Việt
Nam hiện nay và mãi mãi về sau [30].
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤTTIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á.
Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của
dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) cho thấy,
có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000
ha tập trung ở Châu Á,....., 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng
100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha,
đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha), El Salvador (7.9 tấn/ha).
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) còn cho
thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980.
Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53
triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm
1999 (156,8 triệu ha), với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ
năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu
hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ năm 2005 đến

2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995
tới nay.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng
tăng khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt
sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra
Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


11

đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là
giống lúa IR5, IR8. Đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới
là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990). Từ
năm 1990 trở đi năng suất lúa trên thế giới liên tục được cải thiện. Năm 2008,
Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới ( với 9 triệu tấn), (Việt
Nam đứng thứ 2 với 3.8 triệu tấn) về cả số lượng và giá trị, chiếm 31% sản
lượng xuất khẩu gạo thế giới.
Nhìn chung trong 8 năm (2000 – 2008), năng suất lúa cao tập trung ở
các quốc gia á nhiệt đới và có trình độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước
nhiệt đới có năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh
phát triển mạnh và trình độ canh tác hạn chế.
Những năm gần đây ( 2010-2012) mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của
thiên tai nhưng sản lượng lúa toàn cầu đã vượt lên mức kỷ lục nhờ vụ mùa
phát triển trong điều kiện khí hậu thuận hòa sau đó. Cơ quan FAO ở Rome đã
đánh giá năm 2012 sản lượng lúa đạt đến 721 triệu tấn hay 481 triệu tấn gạo,
tăng 3% hay 24 triệu tấn so với năm 2011. Phần lớn sự gia tăng này do sản
xuất thuận lợi ở Ấn Độ, Ai Cập, Bangladesh, Trung Quốc, Việt Nam vượt trội

hơn số lượng thất thu từ Indonesia, Madagasca, Pakistan, Philippines. Sự gia
tăng còn do diện tích trồng lúa trên thế giới tăng lên 164,6 triệu ha (2,2%) và
năng suất bình quân cũng tăng nhẹ lên mức 4,38 tấn/ha ( ứng với 0,8%).
Châu Á, năm 2012 sản xuất được 651 triệu tấn lúa tăng 2,9% so với
năm 2011 dù có nhiều trận bão lớn xảy ra ở Philippines và lũ nặng nề kéo dài
ở Campuchia, Lào và Thái Lan. Sự gia tăng lớn này chủ lực do Ấn Độ và
Trung Quốc, với sự tham gia ở mức độ thấp hơn từ Bangladesh, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Pakistan và Việt Nam.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xưa, thân thiết lâu
đời nhất của nhân dân, đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


12

Theo thống kê của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng
7,4 triệu ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á.
Việt Nam vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ thuỷ lợi được cải thiện
đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, và bảo vệ
thực vật.
Theo số liệu thống kê của FAO (2010) những năm gần đây sản xuất
cây lúa được tập trung vào chiều sâu. Diện tích đất trồng lúa đã đạt ngưỡng
giới hạn và có xu thế giảm do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Sản
lượng lúa tăng nhanh chủ yếu dựa vào thâm canh tăng năng suất là chính.
Nhờ khai thác tiềm năng của các giống lúa cải tiến cao sản và các giống lúa

lai nên năng suất lúa bình quân cả nước tăng từ 4.243 kg/ha trong năm 2000
lên đến 4.885 kg/ha trong năm 2005 và 5.322 kg/ha trong năm 2010.
Bảng 2.2.2:Tổng hợp sản lượng lúa phân theo vùng 2008 – 2012
Đơn vị : nghìn tấn
Năm
Vùng

2008

2009

2010

2011

2012

6790,2

6796,8

6805,4

6965,9

6872,5

1177,8

1154,1


1125,1

1220,3

1201,6

Hải Dương

757,7

773,5

757,9

780,9

782,2

Hải Phòng

475,9

488,3

485,5

484,4

488,2


Thái Bình

1105,2

1105,8

1104,4

1091,3

1058,5

Nam Định

929,0

889,1

952,0
931,6
932,0
( Số liệu thống kê của FAO, 2012)

ĐBSH
Hà Nội

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11


Khóa luận tốt nghiệp


13

Sản lượng lúa từ năm 2008 đến năm 2011 ở các vùng đều tăng tuy
nhiên tốc độ tăng không mạnh. Bước sang năm 2012, một số vùng sản lượng
lúa có xu hướng giảm như ĐBSH, Hà Nội, Thái Bình.
Tuy nhiên, diện tích trồng lúa toàn quốc từ năm 2010 có xu hướng
giảm, chủ yếu do xây dựng những khu công nghiệp và phát triển đô thị trên
đất lúa. Từ đó Chính phủ có chủ trương bảo vệ cho bằng được diện tích đất
trồng lúa hiện có sau năm 2010. Từ năm 2010 trở đi sản xuất lúa gạo của Việt
Nam đi vào ổn định và còn tiếp tục phát triển theo chiều sâu vừa bảo đảm giữ
vững và tăng năng suất, vừa cải thiện chất lượng hạt gạo để mở rộng thị
trường tiêu thụ gạo Việt Nam trên thế giới.
Trong năm 2011 Việt Nam phá kỷ lục xuất khẩu gạo từ trước đến nay,
đạt 7 triệu tấn gạo xuất khẩu, đứng thứ I trên thế giới trong khi Thái Lan là
nước xuất khẩu gạo số I thế giới trong 4 thập kỷ qua lại bị lũ lụt nặng trong
năm 2011 và đầu năm 2012. Ngôi vị xuất khẩu gạo số I trên thế giới trong
năm 2011, 2012 của Thái Lan đã nhường ngôi lại cho Việt Nam.
Theo báo cáo của USDA, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013đạt
27,65 triệu tấn, tăng khoảng 27,15 triệu tấn so với năm trước. Tiêu thụ lúa gạo
trong nước tăng nhẹ, từ 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm
2013.Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới để đẩy mạnh xuất khẩu.
Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm ngoái và đang tìm
cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu.
Cũng theo báo cáo, mùa vụ năm 2011- 2012, một lượng lớn gạo Campu-chia được tái xuất sang Cam-pu-chia sau khi đã được xay xát tại Việt
Nam. USDA đã điều chỉnh lượng gạo nhập khẩu từ Cam-pu-chia từ 400.000
xuống còn 100.000 tấn. Dự báo kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam từ
Cam-pu-chia mùa vụ 2013- 2014 vẫn duy trì ở mức 100.000 tấn.


Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


14

Về giá cả, gạo Việt Nam đã dần dần được nâng lên tương đương với
gạo Thái Lan, vào cùng thời điểm và cấp loại gạo. Điều này cho thấy, chất
lượng gạo và quan hệ thị trường của gạo Việt Nam đã có thể cạnh tranh ngang
hàng với gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN ĐẠM CHO LÚA TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1. Vai trò của đạm
Đối với thực vật, đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu với cơ thể sống vì
nó là thành phần cơ bản của protein – chất cơ bản biểu hiện sự sống. Đạm
nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp
lục và các chất men.
Các bazơ có đạm, thành phần cơ bản của axitnucleic trong ADN, ARN
của nhân tế bào, nơi cư trú các thông tin di truyền, đóng vai trò quan trọng
tổng hợp protein. Do vậy, đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hóa
cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng
khác ( Vũ Hữu Yêm, 1995).
Theo Yoshida (1975) đạm là yếu tố quan trọng nhất đối với cây lúa.
Cây lúa phản ứng với đạm rõ hơn với lân và kali. Đạm thúc đẩy sự tăng
trưởng nhanh ( tăng chiều cao cây và số nhánh), tăng kích thước lá, số
hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc và hàm lượng protein trong hạt. Vì vậy đạm ảnh

hưởng tới tất cả các đặc tính góp phần tạo năng suất.
Triệu chứng thiếu đạm thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng phát triển
của cây, cây sinh trưởng phát triển kém, hàm lượng diệp lục giảm, lá chuyển
màu vàng, nhỏ, cây thấp, đẻ nhánh kém, giai đoạn làm đòng thì đòng nhỏ, trỗ
sớm và không đều, số bông và số hạt ít hơn, năng suất giảm.
Thừa đạm lá lúa to, dài nhưng phiến lá mỏng, màu xanh đen, thân nhỏ
yếu, cây cao vóng, lốp đổ, lúa đẻ nhánh vô hiệu nhiều, trỗ muộn, nhiều hạt
lép, dễ bị sâu bệnh tấn công làm giảm mạnh năng suất, hiệu suất kinh tế thấp.

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


15

Nhu cầu đạm của cây lúa phụ thuộc vào mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ
của đất, tiềm năng năng suất của giống, thời gian sinh trưởng và cách bón
phân bổ sung.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón đạm cho lúa trên thế giới
Trong các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất lúa trồng thì có thể khẳng định: Yếu tố dinh dưỡng đạm đóng vai
trò quan trọng nhất, chính vì thế mà từ trước đến nay, trên thế giới đã có rất
nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc bón đạm cho lúa đã được công
bố và ứng dụng trong thực tế. Sau đây là một số kết quả các nghiên cứu đã
được áp dụng trong thực tế và đem lại hiệu quả cao.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nguyên tố N với lúa thì Togari và
Matsuo 1975 [21] đã rút ra kết luận: Muốn tăng trưởng sản lượng lúa thì cây
lúa phải đủ đạm, thiếu và thừa đạm là điều không có lợi đối với cây lúa. Mặt

khác tỷ lệ và phương pháp bón tuỳ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng, giai
đoạn cụ thể của cây lúa, để cây có thể sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất.
Theo Mabagawa 1961 khi tiến hành thí nghiệm trên 8 giống lúa về phản
ứng với mức đạm bón 0-130 kg N/ha, có kết quả: Vài giống tăng năng suất
thóc đến mức đạm cao nhất 130 kg N, một số giống lại đạt mức năng suất tối
đa ở mức đạm bón 111kg N và cũng ở các giống này nếu bón đạm cao hơn
mức 111kg N thì năng suất không cao hơn mà còn giảm đi.
Các loại phân đạm hiện nay trên thế giới được sản xuất thành nhiều
dạng khác nhau, mỗi loại thích hợp với từng loại cây trồng và cũng cho những
hiệu quả khác nhau. Về vấn đề này tác giả Bêagnh EC, Vêlitruo và Aliosin
(1970) khi nghiên cứu hiệu lực của các dạng đạm cho lúa thấy dạng đạm có
hiệu lực cao nhất là Xianamit canxi, tiếp đến là amôniac, thứ ba là
Sunphatamon. Và cũng từ thí nghiệm trên các tác giả đó còn thấy bón đạm
cho lúa cần phải vùi sâu để tránh lãng phí đạm do hiện tượng nitrat hoá. Với
cùng một lượng đạm bón trên mặt đất cho năng suất 40tạ/ha, vùi sâu 2cm đạt
54 tạ/ha, vùi sâu 4cm đạt 62 tạ/ha, vùi sâu 8cm đạt 68 tạ/ha, nhưng vùi sâu
Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


16

12cm năng suất chỉ đạt 54 tạ/ha, vùi sâu 16cm năng suất đạt 62 tạ/ha. Như
vậy khi bón đạm cho lúa, cần vùi sâu 4 - 8cm. Cũng về vấn đề nghiên cứu
hiệu lực các dạng đạm và liều lượng bón Tomas 1987 tiến hành thí nghiệm sử
dụng 4 dạng đạm là: Spilphur - coated Urêa và Urê viên cho năng suất cao
hơn so với 2 đạm còn lại ở mức bón 87kg/ha.
Ở mỗi thời kỳ phát triển của cây lúa cần lượng dinh dưỡng đạm khác

nhau, vì thế việc cung cấp đạm cho lúa đúng thời điểm sẽ đem lại hiệu quả rất
lớn. Theo Alosin lúa cần nhiều đạm chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh đến chín
sữa, ở giai đoạn này cây hút đến 85% tổng lượng cần dùng, một tác giả khác
Matsuma 1970 cũng cho rằng việc bón thúc phân đạm vào 2 thời điểm bắt
đầu phân hoá đòng và giảm nhiễm có tác dụng tăng số hạt trên bông.
Như vậy từ giai đoạn đẻ nhánh đến chín sữa là giai đoạn khủng hoảng
đạm của cây lúa. Nếu thiếu đạm ở thời kỳ này sẽ làm năng suất lúa giảm rõ
rệt. Cũng theo số liệu AM metresiacos và Lê Văn Căn việc tích luỹ đạm qua
các giai đoạn khác nhau của quá trình sinh trưởng như sau: (phân tích mg N
trên 10 cây) làm đòng 188, trỗ bông 397, đông sữa 750, chín hoàn toàn 951.
Như vậy việc tích luỹ đạm sau trỗ chiếm 1/2 nhu cầu về đạm của lúa. Thực tế
ở Philippin với giống lúa bón 120N + 30P 2O5 + 30K2O có thể đạt năng suất 6
- 7 tấn/ha. Trong khi đó với công thức đối chứng không bón đạm, chỉ đạt 2
tấn/ha.
Theo Erighin (1958) với một giống lúa mới khi bón tăng lượng đạm thì
số nhánh đẻ cũng tăng lên. Từ đó ta thấy phân đạm làm tăng khả năng đẻ
nhánh cây lúa. Nhưng nếu bón quá nhiều phân đạm thì làm cho lúa nhiều
nhánh vô hiệu dẫn đến lãng phí dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất.
Trong khi đó các thí nghiệm Tanaka - Akina [22] lại chỉ ra rằng: Việc
sản xuất chất khô của quần thể ruộng lúa phụ thuộc vào việc bón đạm, lượng
đạm tăng thì diện tích lá quần thể cũng tăng lên. Tốc độ quang hợp tăng
nhưng đến mức độ nào đó thì quang hợp lại giảm, lúc này hô hấp tăng lên, tốc

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


17


độ sản xuất chất khô giảm. Vì thế cần bón lượng đạm thích hợp để đạt được
diện tích lá ở mức cao nhất trong thời kỳ lúa trỗ bông.
Theo S. Yoshia 1985 [23] cho rằng ở đất có độ phì trung bình, để sản
xuất được 6 tấn/ha cần ít nhất 160kg N. Các nước có năng suất trung bình cao
nhất thế giới 5-7 tấn/ha, thường bón 150 - 200kg N/ha. Cũng theo ông, bón
đòng tốt nhất là bón sau phân hoá đòng khoảng 20 ngày trước trỗ.
Kinh nghiệm tăng năng suất lúa ở Trung Quốc là bón lót đủ, bón thúc
sớm. Tỷ lệ đạm bón thúc ở đây thường 60 - 80% tổng lượng đạm bón, kỹ
thuật đạt năng suất cao ở Liêu Linh là bón 2/3 - 3/4 lượng đạm vào đầu thời
kỳ sinh trưởng, lượng còn lại bón vào giai đoạn từ đòng đến trỗ.
2.3.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón đạm cho lúa ở trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây lúa
được quan tâm từ đầu thế kỷ XX đến nay. Phân bón đặc biệt là phân đạm có
vai trò quan trọng không thể thiếu với cả quá trình sinh trưởng của cây lúa.
Xét về tác động của phân bón với năng suất cây trồng, đạm đứng hàng thứ
nhất, lúa cần đạm để sinh trưởng và phát triển, chỉ khi đủ đạm thì các chất
khác mới phát huy tác dụng [15,9].
Lúa chủ yếu hút 2 dạng đạm là dạng amon (NH 4+) và dạng đạm Nitrat
(NO3+) các dạng đạm khác ít có tác dụng. Yêu cầu đạm của cây lúa thay đổi
theo sinh trưởng, lúa cần nhiều đạm trong quá trình đẻ nhánh phân hoá đòng
và thời kỳ phát triển thành bông, những thời kỳ khác lúa cần ít đạm hơn.Vì
vậy việc bón thúc đạm cho lúa ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng là rất cần thiết và
có hiệu lực cao. Lượng đạm bón liên quan chặt chẽ tới năng suất, tuy vậy
lượng bón bao nhiêu là cần thích hợp với lúa. Điều này phụ thuộc rất nhiều
vào từng giống lúa, nền đất canh tác và trình độ thâm canh của người dân.
Theo nghiên cứu của Trần Thúc Sơn và Đặng văn Hiến (1995) [15] ở đất phù
sa sông Hồng khi lượng đạm bón lúa từ 0 - 240kg N/ha thì hệ số sử dụng đạm
biến thiên 47,4 - 17,1% trong vụ xuân và 38,6 - 24,3% trong vụ mùa.


Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


18

Theo Lê Văn Căn (1976) [3]cho biết, khi bón đạm cho lúa xảy ra hiện
tượng rửa trôi. Vì thế nên chia lượng đạm bón thành nhiều lần, bón từ 2 - 3
lần vào thời kỳ chủ yếu: bón lót, bón thúc đẻ nhánh và bón đón đòng. Tùy
theo thời kỳ sinh trưởng của lúa mà bón sớm hay muộn, nhưng khi bón phải
dựa vào tình hình thời tiết. Việc bón đạm cho lúa đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu và đều cho rằng: cách bón lót đạm tốt nhất là phải bón sâu, lượng
đạm bón chiếm 30 - 40% tổng lượng đạm vụ. Vì khi đó cây lúa còn nhỏ, yêu
cầu về đạm thấp, sử dụng không hết làm như thế sẽ hạn chế sự mất đạm.
Theo Bùi Huy Đáp (1980) [6] bón vãi trên mặt ruộng lúa đối với đất có
thành phần cơ giới nhẹ thì sau 15 ngày làm mất 15% đạm, đối với đất thịt sau
30 ngày mất 40% đạm. Cũng vấn đề này theo Đào Thế Tuấn (1980) [17] lại
cho rằng: bón vãi đạm trên ruộng lúa có thể mất 60% lượng đạm bón. Vì vậy
dạng đạm và phương pháp bón là rất quan trọng, nó quyết định bón đạm có
đem lại hiệu quả hay không.
Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ và Bùi Đình Dinh (1995)
[2], [5] cho thấy trong các yếu tố dinh dưỡng đạm luôn là yếu tố hạn chế năng
suất hàng đầu trên tất cả các loại đất. Trên đất phù sa sông Hồng, bón đạm và
lân làm tăng năng suất lúa lai 40,1%, với giông CR203 làm tăng 22.3%.
Thông thường các giống lúa có tiềm năng năng suất cao bao giờ cũng cần
lượng đạm cao. Trên đất phù sa sông Hồng lúa lai vẫn cho năng suất bội thu
trên nền phân 180kg N/ha trong vụ xuân, 150kg N/ha trong vụ mùa. Hiệu quả
bón đạm cho lúa lai trung bình đạt 10 - 14kg thóc/kgN, trong khi lúa thường

đạt 7 - 8kg thóc/kg N.

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


19

PHẦN 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá.
*Nguồn gốc xuất xứ:
Là giống lúa có nguồn gốc từ giống Bắc thơm số 7 được Viện nghiên
cứu lúa Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội nghiên cứu và chuyển thành
công gen kháng bạc lá ( Xa21) thông qua dự án khoa học của Tỉnh Hải
Dương năm 2008 – 2009 và đặt tên mới là giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc
lá.
Giống được công nhận tạm thời vào ngày 23/12/2012 và công nhận
chính thức vào ngày 08/12/2013.
*Đặc tính nông sinh học:
Giống lúa thuần chất lượng Bắc thơm số 7 kháng bạc lá có thời gian
sinh trưởng trung bình, vụ Xuân từ 125-135 ngày, vụ Mùa từ 90-110 ngày.
Chiều cao cây: 95-105 cm.
Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khoẻ.
Năng suất bình quân đạt 53 – 54 tạ/ha, cao có thể đạt 56 – 57 tạ/ha.
Chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt như chịu nóng,
chống đổ, chống chịu sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn.

Kháng cao với bệnh bạc lá.
Chất lượng gạo ngon, cơm thơm, dẻo.
Giống thích hợp trên chân đất vàn đến vàn cao.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Các loại phân: Đạm urê 46% N, Supelân 17% P 2O5, Kaliclorua 60%
K2O.
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành trên chân đất vàn tại xã Trấn
Dương – Vĩnh Bảo – Hải Phòng.
- Thời gian: Từ tháng 06/2013 đến tháng 12/2013.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


20

- Nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến động thái sinh
trưởng và phát triển của giống lúa.
- Nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất, hiệu quả kinh tế.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh
hại và tính chống chịu.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp thu thập và điều tra số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm đồng ruộng.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.

3.3.2. Phương pháp cụ thể
3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ gồm 4 công thức,
mỗi công thức được nhắc lại 3 lần.
- Diện tích mỗi ô là 24m2 kích thước 4 x 6m
- Xung quanh có dải bảo vệ, khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 30cm.
3.3.2.2. Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ
Nhắc lại 1
CT2
CT3
CT4
CT1

Nhắc lại 2
CT2
CT1
CT3
CT4

Nhắc lại 3
CT3
CT4
CT1
CT2

Chú thích:
CT1: 0N + 90P2O5 + 90K2O.
CT2: 60N + 90P2O5 + 90K2O.
CT3: 90N + 90P2O5 + 90K2O.

CT4:120N + 90P2O5 + 90K2O.
3.4. NHỮNG THỜI ĐIỂM THEO DÕI VÀ NGHIÊN CỨU
- Ngày gieo mạ

Sinh viên: Trần Thị Nga
Lớp: KHCT K11

Khóa luận tốt nghiệp


×