Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Mối quan hệ giữa đạo đức và khoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.42 KB, 20 trang )

Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn

Tiểu luận đạo đức học

ĐỀ TÀI: MỐI QUÂN HỆ GIỮA
ĐẠO ĐỨC VÀ KHOA HỌC
Chủ đề :Đạo đức trong việc sử dụng vũ khí
hạt nhân
-----------------------------------------------Tên : Triệu thị Huyến Trang
Lớp : Ngôn ngữ Anh - 15 DTA
Người hướng dẫn : GV. Lê Thanh Hà


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn

Lời mở đầu
Thế giới đã bước sang năm 2014 – n h ữ n g năm tiếp theo của thập niên đầu
tiên của thế kỷ XXI - một thập niên chứa đựng đầy những thăng trầm trong diễn biến
của tình hình thế giới trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã
hội… Đây cũng là thập niên chứng kiến những sự thay đổi to lớn của xã hội loài
người trong những mối quan hệ cơ bản và xuyên suốt từ xa xưa đến nay như mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội hay như mối quan hệ giữa các
quốc gia với nhau. Mỗi mối quan hệ lại có những đặc điểm và tính chất khác nhau,
mà chính từ những mối quan hệ này, các vấn đề xung đột mâu thuẫn nảy sinh.
Như chúng ta đã biết, những mối quan hệ cơ bản của xã hội loài người có sự liên
kết, phụ thuộc lẫn nhau và thực tế đã chỉ ra rằng đây là điều tất yếu. Việc xây dựng, củng
cố những mối quan hệ này đòi hỏi những biện pháp, chính sách cụ thể và đúng đắn của
từng quốc gia, khu vực. Sự phụ thuộc lẫn nhau là tất yếu, nó vừa mang đến lợi ích nhưng
đồng thời cũng mang đến những mâu thuẫn, mà từ đây, con người đã rút ra được cụm từ
“Các vấn đề toàn cầu” - một cụm từ đã, đang và sẽ ngày càng được nhắc đến nhiều
trong thế kỷ XXI.


Trong cuốn sách “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ
XXI” “các vấn đề toàn cầu” hay toàn nhân loại được quan niệm là tổ hợp các mâu
thuẫn gay gắt nhất giữa giới tự nhiên với xã hội và con người, giữa xã hội với con
người và giữa các xã hội (các quốc gia) với nhau, mà tác động của nó có liên quan
trực tiếp đến vận mệnh của tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị – xã
hội, biên giới quốc gia. Ngày nay, một trong những vấn đề toàn cầu đang rất nhức nhối
và nhận được nhiều sự quan tâm đối với tình hình chính trị
triển và phổ biến vũ khí hạt nhân.

thế giới, đó là vấn đề phát


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn

Mục lục


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn

CHƯƠNG I: VŨ KHÍ HẠT NHÂN
1. Định nghĩa vũ khí hạt nhân
Vũ khí hạt nhân là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, có sức công phá
cực kì lớn. Sự tồn tại của loại vũ khí này là một nguy hiểm tiềm tàng nhưng
mạnh mẽ đối với xã hội loài người. Cho đến nay mới chỉ có hai quả bom hạt
nhân được sử dụng trong chiến tranh Thế giới thứ Hai, nhưng nỗi khiếp sợ
mà nó để lại đối với cộng đồng quốc tế không bao giờ có thể quên được.
Hậu quả nghiêm trọng của loại vũ khí này gây ra đối với hòa bình chung
của nhân loại khiến những nỗ lực của mọi quốc gia trong cuộc chiến
“chống phổ biến vũ khí hạt nhân” càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.


1. Bản chất của vũ khí hạt nhân
1.1

Bản chất, lịch sử của vũ khí hạt nhân

Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo cùng với sự giúp
đỡ của AnhQuốc trong Đệ nhị thế chiến, đó là một phần của dự án
Manhattan tối mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ Đức Quốc
xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân đội đồng minh. Nhưng cuối cùng thì
hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại là nơi chịu đựng sức
tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Liên Xô chế
tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1949.
Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh
quốc gia. Việc thử nghiệm hạt nhân thường để kiểm tra các thiết kế mới cũng
như là gửi các thông điệp chính trị. Một số quốc gia khác cũng phát triển vũ
khí hạt nhân trong thời gian này, đó làAnh Quốc, Pháp, Trung Quốc. Năm
thành viên của "câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân" đồng ý một thỏa hiệp
hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở các quốc gia khác mặc dù có ít nhất
hai nước (Ấn Độ, Nam Phi) đã chế tạo thành công và một nước (Israel) có thể
đã phát triển vũ khí hạt nhân vào thời điểm đó. Vào đầu những năm 1990,
nước kế thừa Liên Xô trước đây là nước Nga cùng với Hoa Kỳ cam kết giảm
số đầu đạn hạt nhân dự trữ để gia tăng sự ổn định quốc tế. Mặc dù vậy, việc


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục. Pakistan thử nghiệm vũ khí đầu tiên của
họ vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên công bố đã phát triển vũ khí hạt nhân
vào năm2004. Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề trọng tâm của các
căng thẳng về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các vấn
đề xã hội từ khi nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân

thường được coi là biểu tượng phi thường của con người trong việc sử dụng
sức mạnh của tự nhiên để hủy diệt con người.

1.2

Tác động của vấn đề này đối với hòa bình và an ninh thế giới:
“Một thế giới nguy hiểm hơn”

Thế giới đang đứng trước một nguy cơ bất ổn lớn về an ninh và hòa bình
khi CHDCND Triều Tiên có thể đang xây dựng một nhà máy sản xuất
plutonium thứ hai , Iran cũng đang "nỗ lực" theo sát CHDCND Triều Tiên
trở thành "mối đe doạ hạt nhân"

1.3

Viễn cảnh một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân

Vấn đề vũ khí hạt nhân chưa bao giờ gây ra một cuộc chiến tranh


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
đụng độ trực tiếp. Nhưng thay vào đó, nó lại là nguồn gốc của một loạt
những căng thẳng, thậm chí là khủng hoảng ở cấp độ khu vực. Vì chỉ cần
một nước trong khu vực có vũ khí hạt nhân thì ngay lập tức sẽ dẫn đến phản
ứng dây chuyền của các nước xung quanh và của các nước lớn:
+ Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều tiên:
Về an ninh khu vực , Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tuyên
bố tại Nhà Xanh: “Việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân là một mối đe
doạ, và tất nhiên động thái của Bình Nhưỡng sẽ lôi kéo các nước khác. Đây
sẽ là mối đe doạ với an ninh cũng như hoà bình của khu vực”. Quả thật, vụ

thử bom nguyên tử của Bình Nhưỡng khiến cho tình hình khu vực Đông
Bắc Á nóng lên. Việc CHDCND Triều Tiên có trong tay bom nguyên tử sẽ
làm mất cân bằng tương quan lực lượng quân sự ở khu vực này. Điều này
đe doạ một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, khiến các quốc gia và
vùng lãnh thổ có tiềm năng hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
có thể đi vào con đường phát triển vũ khí hạt nhân
Trên bình diện toàn cầu, việc Bình Nhưỡng có bom nguyên tử sẽ
khoét sâu thêm lỗ hổng trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Vụ
nổ ở CHDCND Triều Tiên sẽ tạo nên hiệu ứng đôminô, kích thích các
nước khác đi vào con đường nguy hiểm này, đặc biệt các nước vùng Trung
Đông.

Chương trình hạt nhân của Iran:
Trung Đông cũng được đặt trong “báo động” về một cuộc chạy đua vũ
khí hạt nhân nếu Iran tiếp tục tiến hành các chương trình làm giàu uranium.
Việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân có thể buộc các quốc gia láng giềng tìm
kiếm vũ khí tương tự. Những động thái gần đây của Iran cho thấy rất có


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
khăng năng nước này có thể khuấy động cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân,
tạo nên nhũng bất ổn cho khu vực cũng như trên toàn thế giới. Dường như
một cuộc chiến tranh lạnh thứ 2 với cuộc chạy đua vũ khí hủy diệt không
kém phần ác liệt không thể nào tránh khỏi.
1.4

Mối họa tiềm tàng về khủng bố:

Với kho vũ khi hạt nhân không lồ của thế giới dẫn đến một mối nguy
hiểm khác là sự phát tán loạn xạ, nghĩa là một số các quốc gia bí mật trao vũ

khí hay vật liệu hạt nhân cho những tác nhân không phải là Nhà nước, đó là
những tổ chức khủng bố. Điều này thực sự đe dọa nền an ninh và hòa bình
trên thế giới.
Người ta không lo ngại một cuộc tấn công hạt nhân của Bắc Triều
Tiên đối với Nhật Bản hay Hàn Quốc, mà là vũ khí hạt nhân của Bắc Triều
Tiên có thể lọt vào tay các tổ chức khủng bố và việc tiếp tay chuyển giao
công nghệ sản xuất bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên cho một số quốc gia
khiêu khích khác như với Iran, Syria...Từ lâu Bắc Triều Tiên được đặt trong
danh sách các nước ủng hộ khủng bố và việc những quốc gia nằm trong
danh sách này có vũ khí hạt nhân là điều đáng lo ngại cho nhân dân ưa
chuộng hòa bình thế giới. Nếu loại vũ khí huỷ diệt này có trong tay quân
khủng bố thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp. Những cáo buộc này không phải
không có cơ sở. Trong quá khứ, chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên đã giúp đỡ
nhiều tổ chức bất hợp pháp như Nhóm Hồng Quân tại Nhật Bản hay
. những người Hồi giáo ly khai tại Philipines trong "Mặt trận Giải Phóng
Moro”.
Tương tự nhu vậy, mối nguy hiểm của chương trình hạt nhân của Iran


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
không phải là khả năng nước này tấn công hạt nhân một số nước mà là
khả năng

Iran sẽ theo đuổi chính sách cứng rắn hơn trong việc đối phó với

cộng đồng quốc tế, sau khi trở thành cường quốc hạt nhân. Mối đe dọa thực
sự là Iran, nước đang phớt lờ mọi nghị quyết và các lệnh trừng phạt của
Liên Hợp Quốc, sẽ không thể bị ai động tới sau khi trở thành cường quốc
hạt nhân, và có thể Iran sẽ mở rộng sự ủng hộ các tổ chức khủng bố.


1.5

Phân loại vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân đơn giản là lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi
là phân rã hạt nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào
một khối lượng tới hạn, trong đó khởi phát một phản ứng dây
chuyền và phản ứng đó gia tăng theo tốc độ
của
lượng

hàm mũ, giải thoát một năng
khổng lồ. Quá trình này
được thực hiện bằng
cách bắn một mẫu vật
liệu chưa tới hạn này vào
một mẫu vật liệu chưa

tới hạn khác để

tạo ra một trạng thái gọi là siêu tới

hạn. Khó khăn chủ yếu trong việc thiết kế tất cả các vũ khí hạt nhân là đảm
bảo một phần chủ yếu các nhiêu liệu được dùng trước khi vũ khí tự phá hủy
bản thân nó. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom nguyên tử, còn
gọi là bom A.


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn


CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA VŨ KHÍ HẠT NHÂN

2. Ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân đến thế giới và con người
+Chương trình vũ khí hạt nhân của
chúng ta đã
để lại những hậu quả
đau thương kéo dài và làm biết bao người thiệt mạng. Biết bao nhiêu người phải hy
sinh ,và hậu quả của nó sẽ kéo dài mãi cho đến tận mai sau .
• Những vũ khí hạt nhân có thể sát thương từ nhiều dạng khác nhau:
+Sóng xung kích
+Bức xạ quang
+Bức xạ xuyên
+hiệu ứng điện từ
+Chất phóng xạ

Ở Nhật sau

khi Mỹ ném ha

i quả bom x

uống Hiroshim

a

và Nagasaki. Theo ước

tính, 140.000 người dân Hiroshimađã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả
của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai
thành phố, phần lớn người chết là thường dân.


(nguồn: vnmedia.vn)

Giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số này, có khoảng 2 ngàn người


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác mang hậu quả của vụ nổ.
Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật và không thể rời khỏi Nhật
Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả hàng trăm tù binh phe Đồng Minh
chết trong lần này. Bán kính bị tàn phá lên 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4
km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.
-Ngày nay hàng triệu người dân trên thế giới đang bị chịu những ảnh
hưởng từ những vụ thử hạt nhân của các nước,đặc biệt là những người dân
gần khu vưc thử. Thử hỏi đạo đức của loài người ở đâu? Khi phải ra tay tàn sát nhân
loại như vậy

3. Nguy cơ khi sự dụng, phổ biến vũ khí hạt nhân
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng Vũ khí hạt nhân chỉ là công cụ, cho nên bản
thân nó không gây hại cho ai. Vũ khí hạt nhân chỉ trở thành nguy hiểm khi nó phục
vụ cho mục đích xấu như chủ nghĩa đế quốc,các nước lớn hiếu chiến, các thế lực
khủng bố, ....Phổ biến vũ khí hạt nhân mà tác hại của nó có ảnh hưởng tới toàn bộ
quan hệ quốc tế

4. Nguy cơ chạy đua hạt nhân giữa các quốc gia
Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc
gia.Sáu mươi năm trước, nước Mỹ độc quyền sở hữu những quả bom A cỡ nhỏ.
Ngày nay, hàng ngàn quả bom hạt nhân với đủ kích cỡ chất đầy kho các siêu cường
hạt nhân Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung quốc và các "tiểu cường" Ấn Độ, Pakistan,
Israen ... Chưa kể những quốc gia như CHND Triều Tiên, Iran … đã có trong tay

hay đang bị nghi ngờ muốn có loại vũ khí này. Bên cạnh bom A (bom phân hạch),
còn có bom khinh khí hay bom H (bom tổng hợp nhiệt hạch). Bên cạnh bom


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
"macro" mạnh gấp hàng trăm lần loại bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki là
bom mini hay bom chiến thuật chỉ sát thương phạm vi hẹp, bom nơtron hay "bom
sạch" chỉ giết người mà không phá huỷ nhà cửa và "nền văn minh nhân loại". Bên
cạnh phương tiện ném bom là máy bay đủ loại, còn có tên lửa đủ kiểu, đủ tầm gần
xa, có thể đưa thần chết đến bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Hiện nay, Châu Á
đang được coi là một điểm nóng hạt nhân nhất trên thế giới. Khi mà ở các châu
lục khác đã bớt đi những tranh chấp xung đột, thì ở Châu Á người ta vẫn thấy
những mâu thuẫn ở khắp nơi, Ấn Độ và Pakistan, Isarel và Palestin… Cộng đồng
quốc tế buộc lòng phải lo lắng về một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Châu Á, và tất
nhiên điểm mấu chốt trong các cuộc chạy đua vũ trang lại chính là Vũ khí hạt
nhân. Gần đây, sự kiện Bắc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nguyên tử
có thể sẽ đem lại một viễn cảnh xấu cho châu Á.
Nếu mọi quốc gia trên thế giới đều sở hữu VKHN thì chiến tranh Hạt nhân
chắc chắc sẽ xảy ra vì khi đó các quốc gia cực đoan hoặc các nước thuộc phong
trào không liên kết sẽ có đủ tiềm lực để làm thay đổi cán cân quân sự với các
cường quốc phương tây (hoặc thân phương tây) khi đó chạy đua quân sự là điều tất
yếu, như vậy thì các hiệp ước không phổ biến VKHN không còn giá trị nữa.

5. Nguy cơ sử dụng không kiểm soát vũ khí hạt nhân
Mọi quốc gia hạt nhân đều có chiến lược hạt nhân, mục tiêu của riêng
họ với những tham vọng và tính toán khác nhau. Vũ khí hạt nhân thể
hiện sức mạnh và khả năng răn đe, góp phần nâng cao vị thế của quốc
gia.



Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
Trong những năm gần đây, bên cạnh vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, Iran,
thế giới còn được chứng kiến những xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Thậm chí
hai nước này còn có những xung đột nóng, đọ súng và tên lửa. Những cuộc tranh
chấp xung đột này làm dấy lên nỗi lo sợ cho cộng đồng quốc tế cũng như nhân dân
của 2 đất nước này mối lo ngại, liệu Vũ khí hạt nhân có được đem ra sử dụng hay
không. Bởi vì cả hai nước này đều có công nghệ Vũ khí hạt nhân, và họ không hề
bị rằng buộc bởi bất kì cơ chế hay hiệp ước nào. Liệu khi những mâu thuẫn của họ
lên cao, và không bên nào còn đủ kiên nhẫn, thì ai có thể ngăn nổi việc họ sẽ đem
sử dụng những loại vũ khí mà vốn được coi chỉ như “con bài chiến lược” với mục
đích răn đe.
Tất cả dấy lên nỗi lo xung quanh căng thẳng hạt nhân, hay chính xác hơn là sự
phổ biến hạt nhân không vì mục đích hòa bình. Không chỉ là các nước lớn như
Mỹ, Nga, các nước láng giềng bị đe dọa an ninh trực tiếp mà cả phần còn lại của
thế giới cũng lên tiếng tránh một thảm họa hạt nhân nữa có thể xảy đến. Việc này
tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa các nước.Có
thể nói chưa bao giờ Thế giới lại đứng trước hiểm họa hạt nhân to lớn và đầy
tiềm ẩn như hiện nay.

6. Nguy cơ khủng bố
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hai khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên
và Iran có lẽ sẽ không ở đỉnh điểm căng thẳng như hiện nay nếu như nó không
được một mạng lưới phổ biến vũ khí hạt nhận khổng lồ hậu thuẫn.Ông Mohamed
el-Baradei, Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đã phát biểu:
"Thật nguy hiểm khi những người mua hàng ngày hôm qua lại trở thành người


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
bán hàng ngày hôm nay.”Công nghệ hạt nhận sẽ thoát khỏi chiếc hộp đựng và
người ta sẽ không thể bắt nó trở lại nữa ". Chuyện gì sẽ xảy ra nểu như vũ khí hạt

nhân rơi vào tay chủ nghĩa khủng bố?

Đó là một câu hỏi mà không ai có thể dám chắc câu trả lời
và tưởng tượng ra viễn cảnh tồi tệ của nó


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn

CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC SỰ DỤNG VÀ PHỔ BIẾN
VŨ KHÍ HẠT NHÂN

7. Chiến tranh hạt nhân
Đạo đức trong việc sự dụng và phổ biến hạt nhân rất quan trọng. khi nó chỉ là
một công cụ rơi vào tay của các nước thực dân có mưu đồ thôn tính thế giới và một
số tổ chức khủng bố nguy hiểm, nhìn chung vẫn khá tiêu cực khi mà ngày nay khoa
học công nghệ ngày càng phát triển, các nước đều có một hoặc nhiều mục đích riêng
khi mà ai cũng đề phòng 1 cuộc chiến tranh bất ngờ xảy ra vì 1 vấn đề nào đó mà cả
thế giới phải vào cuộc, con người sẽ ra sao khi mà vũ khí hạt nhân được sự dụng
trong những cuộc chiến tranh như vậy, Loài người từ khi ra đời và sinh sống trên
Trái đất, dù cho điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt thì sự sống vẫn luôn
được duy trì. Nhưng trong xã hội văn minh cao độ ngày nay, sự sống của loài người
lại trở nên bấp bênh, có nguy cơ bị hủy diệt với sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân.


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
Vũ khí hạt nhân đã trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với loài người
bởi nhân loại có thể bị huỷ diệt bởi loại vũ khí này chỉ bằng một động tác bấm
nút.Nếu như điều mà chiến tranh xưa nay đe dọa chỉ là sinh mạng của một số
người, thì điều mà chiến tranh hạt nhân đe dọa là sinh mạng của cả nhân loại, bởi
vì trong một cuộc chiến tranh hạt nhân thế giới không có ai may mắn sống sót. Sự

tồn tại của những kho vũ khí hạt nhân trên thế giới đủ sức hủy diệt Trái Đất nhiều
lần, đặt các nước có vũ khí hạt nhân cũng như không có vũ khí hạt nhân trước
nguy cơ bị tàn phá, huỷ diệt. Không những thế, nổ hạt nhân có thể phá hoại tầng
ôzôn, ô nhiễm nước và đất, đặc biệt là “mùa đông hạt nhân” do bụi khói che lấp
mặt trời, làm cho nhiệt độ toàn cầu hạ xuống ghê gớm (nhiệt độ bề mặt trái đất
dưới -20 độ C có thể làm đông cứng tất cả các sinh mạng còn sống sót sau vụ nổ
hạt nhân.
Chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống còn của nhân loại là xét về hậu quả cuối
cùng do nó gây nên. Nếu xét quá trình chạy đua vũ trang giữa các quốc gia thì nó
còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của loài người. Việc duy trì, phát
triển vũ khí hạt nhân đòi hỏi những khoản chi phí khổng lồ, có thể hàng nghìn tỉ
USD, làm mất đi nguồn lực to lớn đáng lẽ ra nên được dùng để giải quyết các vấn
đề cấp bách được cộng đồng quốc tế quan tâm như xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường…Sức hủy diệt của VKHN không những vô cùng lớn mà
nó còn ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng tới cả sự di truyền của con người và môi
trường thiên nhiên. Chất phóng xạ nguy hiểm phát ra từ các mảnh phân hạch khi nổ
bom nguyên tử lan ra không khí sẽ gây nhiễm xạ môi trường, tác động nguy hại
đến sức khỏe con người


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn

1. Một “thế giới hạt nhân” ngày càng mở rộng
Việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của
chiến tranh thế giới II vô hình chung đã đẩy thế giới vào cuộc chạy đua hạt nhân
khốc liệt. Từ chỗ chỉ diễn ra giữa Mỹ và Liên Xô, cuộc chạy đua đó đã biến Thế
giới yên bình thành một “thế giới hạt nhân” ngày càng mở rộng.
Các quốc gia hạt nhân dấu mặt
là các nước thực sự có tiềm
năng hạt nhân, vì nhiều lý do

nên chưa công khai vũ khí hạt
nhân của mình . Tiêu biểu là
Ixaren. “thế giới hạt nhân” có
các đặc trưng nổi bật như sự đa
cực của các Quốc gia hạt nhân. Sự hình thành một thế giới hạt nhân mở rộng trên
toàn thế giới có thể xảy ra.

2. Ngăn chặn chiến tranh thế giới lần thứ ba
Thế giới luôn tự mãn về kho vũ khí mình sở hữu và cho rằng có càng nhiều vũ khí
tối tân thì càng có hoà bình? Nhưng sự thật không phải vậy. Nhân loại cứ làm mới
quân đội bằng các vũ khí tối tân nhất và không thấy dấu hiệu dừng lại. Văn hoá súng
đạn ăn sâu vào tiềm thức nhà chính trị nên họ cứ nghĩ nếu chế tạo nhiều vũ khí thì
sức mạnh của mình lớn. Các nước khác bắt chước theo kiểu văn hoá đó và kéo nhân
loại vào cuộc chạy đua vũ trang. Thế chiến thứ ba sẽ đến gần hơn nếu cuộc đua này
không có dấu hiệu giảm tốc. Nhân loại không đủ khả năng truyền thông với nhau


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn
mặc dù công nghệ truyền thông phát triển chưa từng có và sự yếu kém trong truyền
thông khiến con người đánh nhau nhiều hơn nữa. Sự không hiểu dẫn đến sự bất mãn
và khi bất mãn cao độ, con người giận dữ hơn bao giờ hết nên đòi hỏi quyền tước
đoạt sinh mạng của người khác rồi cho đó là chấm dứt nguy cơ hay đe dọa. Nguyên
nhân của chiến tranh đều như vậy, hiểu lầm nhau, đòi hỏi quyền lợi và thèm khát
quyền làm bá chủ. Tại sao ai cũng đòi làm bá chủ? Làm một quốc gia nhỏ bé bình
an cũng vui vậy. Hạnh phúc của một quốc gia nhỏ cũng to lớn, thậm chí nhiều hơn
một quốc gia lớn. Nhà chính trị muốn khẳng định bản thân là người ích kỷ, thiếu
thốn tình thương vì họ ra sức tận dụng mọi nguồn lực để mang danh vọng cho chính
bản thân họ và cố tình tạo chiến tranh để khẳng định điều đó.



Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn

Kết luận
Một thời điểm nào đó .Khi mà chiến tranh có thể nổ ra,việc sự dụng vũ
khí hạt nhân đối với mỗi quốc gia hiện có và sẽ có vũ khí hạt nhân. Nhân loại
sẽ ra sao? Làm thế nào để ngăn ngừa sự lan tràn và phát triển vũ khí hạt nhân
đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội nhất là đối với các nước chưa
sở hữu vũ khí hạt nhân?.Đạo đức của con người cũng liên quan tới những vấn
đề được thế giới chú ý khi sẽ quyết định sự dụng vũ khí hạt nhân cho chiến
tranh.Hiện nay, Các quốc gia lớn nói riêng và toàn thể thế giới nói chung luôn


Trường : Đại học quốc tế Sài Gòn

trong trạng thái lo lắng một ngày nào đó sẽ bị hủy diệt hoàn toàn chỉ với một
quả bom công suất lớn, và hơn hết đó là nỗi lo sợ trái đất này sẽ biến mất khỏi
danh sách các hành tinh. Vậy chỉ còn cách là quốc tế đồng thuận xóa bỏ hoạt
động làm giàu uranium và plutonium vì mục đích chế tạo vũ khí. Điều này sẽ
ngăn chặn các nguồn nguyên liệu chế tạo vũ khí và đặc biệt quan trọng trong
quá trình Mỹ và Ấn Độ ký thỏa thuận cung cấp uranium. Bên cạnh đó, sự
chấp thuận của Mỹ phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí toàn diện sẽ có thể
khuyến khích các nước khác thông qua và chấm dứt các cuộc thử nghiệm
khiến hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân khó khăn hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

A. + Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XX-XXIGS.TS NguyễnTrọng Chuẩn.
+Thế giới trong hai thâp niên đầu thế kỷ XXI- Nguyễn Duy Quý
B. Các website:

- www.tuoitre.vn
- www.vietnamnet.vn
- www.vietbao.vn
- www.voanews.com



×