Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vận tải hàng không trong hàng không quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.45 KB, 15 trang )

1. KHÁI QUÁT CHUNG:
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Khái niệm:
- Theo nghĩa rộng: vận tải hàng không là tập hợp các yếu tố kinh tế - kỹ thuật,
nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay 1 cách có hiệu quả.
- Theo nghĩa hẹp: vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không
trung, hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ
1 địa điểm này đến 1 địa điểm khác bằng máy bay.
Vị trí của vận tải hàng không:
- Vận tải hàng không chiếm 20-30% tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế, nhưng
chỉ chiếm khoảng 1-2 %tổng khối lượng hàng hóa trong chuyên chở quốc tế.
- Là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và đặc biệt phát
triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
- Có vị trí số một trong việc vận chuyển hàng hóa giao khẩn cấp, giao ngay như:
những mặt hàng đáp ứng thời cơ thị trường, cứu trợ, hàng nhạy cảm về thời gian, hàng có
giá trị cao.
- Có vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế giữa các nước, là cầu nối giữa các
nền văn hóa của các dântộc, quốc gia trên thế giới.
- Là phương tiện chính trong du lịch quốc tế.
- Là mắt xích quan trọng trong quá trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế.
- Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và
buôn bán quốc tế nói riêng.
Đối tượng vận chuyển của vận tải hàng không:
- Hàng hóa có giá trị cao.
- Bưu kiện, bưu phẩm.
- Hàng cứu trợ, sách báo.
- Hàng chuyển phát nhanh, khẩn.
- Hàng hóa nhỏ, nhẹ.
1.1.2. Ðặc điểm của vận tải hàng không:
- Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm
vận tải với nhau.


- Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển
nhanh.
- Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác.


- Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao.
- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các
phương thức vận tải khác.
- Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phương
thức vận tải khác.
* Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:
- Cước vận tải hàg không cao.
-Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh, hàng
hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp.
- Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào
tạo nhân lực phục vụ.
1.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không:
a. Cảng hàng không (air port):
Cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay, là nơi cung cấp
các điều kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết liên quan tới vận chuyển hàng
hoá và hành khách.
Cảng hàng không có các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải.
b. Máy bay:
Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không. Máy bay có nhiều loại.
Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chuyên chở hàng dưới boong. Loại
chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả khách cả hàng.
c. Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng:
Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng đa dạng và phong
phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay. có trang thiết
bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. Ngoài ra còn có các trang thiết bị riêng lẻ như pallet

máy bay, container máy bay, container đa phương thức...
1.2. Lịch sử hàng không vận tải:
Chia làm ba giai đoạn:
 Trước năm 1914:
Nhiều nền văn hóa đã tạo ra được những dụng cụ có thể bay trong không khí, từ
những vật đầu tiên được ném đi bằng sức lực như hòn đá, cái mác, tới những dụng cụ
tinh vi phức tạp về hình dáng khí động học như boomerang của thổ dân Australia,đèn trời
Khổng Minh bay bằng khí nóng, hoặc diều. Có những truyền thuyết cổ xưa nói về các
chuyến bay của con người như câu chuyện về Icarus, và sau đó, là các câu chuyện đáng
tin hơn về chuyến bay ở một khoảng cách ngắn trên một chiếc diều củaYuan
Huangtou ở Trung Quốc, Armen Firman với một cuộc nhảy dù, và chuyến bay bằng tàu
lượn của Abbas Ibn Firnas.
Kỷ nguyên hàng không hiện đại bắt đầu khi người đầu tiên đã bay lên không trung
bằng một khí cầu khí nóng vào ngày 21 tháng 11 năm 1783, do anh em nhà
Montgolfier thiết kế, kể từ đó các chuyến bay bằng khí cầu ngày càng tăng kể cả về số


lượng chuyến bay và khoảng cách bay trong suốt thế kỷ 19, và vẫn tiếp tục cho đến hiện
tại.
Thực tế những khí cầu bị hạn chế bởi thực tế chúng chỉ có thể di chuyển theo
hướng gió thổi. Điều đó đã thúc đẩy con người chế tạo ra khí cầu có thể điều khiển hoặc
lái được, khí cầu đã được cải tiến. Dù với vài khí cầu điều khiển, hoặc còn có thể gọi là
khí cầu có thể lái được, đã được chế tạo trong những năm 1880, nhưng người ta đã thành
lập những tuyến đường bay vận chuyển hành khách đến các địa điểm định sẵn bằng các
khí cầu điều khiển, mà người đi tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực khí cầu điều khiển là
một người Brazil, ông Alberto Santos-Dumont. Santos-Dumont đã tạo niên hiệu quả khi
kết hợp một khí cầu hình thoi dài với một động cơ đốt trong. Vào ngày 19 tháng
10 1901 ông trở nên nổi tiếng trên thế giới khi bay trên chiếc khí cầu của ông có tên là
"Number 6" đến Paris để giành chiến thắng trong cuộc đua Deutsch de la Meurthe.
Santos-Dumont đã thành công với những khí cầu, điều đó đã chứng minh rằng chuyến

bay có kiểm soát và ổn định là có thể thực hiện được.
Vào ngày 17 tháng 12, 1903, Anh em nhà Wright đã bay thành công trên một
chiếc máy bay tự thiết kế chế tạo có gắn động cơ, dù chiếc máy bay chỉ bay được quãng
đường ngắn do gặp vấn đề về điều khiển. Sự chấp nhận phổ biến của cánh phụ máy
bay làm cho máy bay dễ dàng điều khiển, và chỉ một thập niên sau đó, vào đầu Đệ nhất
thế chiến, máy bay trang bị động cơ đã trở nên thiết thực trong vài trò máy bay trinh sát,
chỉ điểm pháo binh, và đôi khi là tấn công vào các cứ điểm tại mặt đất. Trong giai đoàn,
những khí cầu điều khiển được sử dụng nhiều nhất với nhiều mục đích.
Nhận xét chung, phương tiện bay vào giai đoạn này chủ yếu có thiết kế đơn giản,
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu giải trí, thể thao và phạm vi hoạt dộng hẹp.
 Từ năm 1914 – 1944:
Xuất phát từ thành công của anh em nhà Wright các mẫu máy bay được phát triển.
Đến cuối chiến tranh thế giới thứ nhất, máy bay đã được thiết kế hợp lý một cách
đáng kể, bằng cách giảm lực cản khí động và tăng công suất động cơ để có độ cao và vận
tốc lớn hơn. Cuộc chạy đua chế tạo các máy bay có vận tốc lớn bắt đầu từ năm 1927, ví
dụ đáng kê nhất cho thời kỳ này là chuyến bay xuyên Đại Tây Dương một mình của
Lindberg.
Từ năm 1913 đến 1931, vận tốc cực đại của máy bay đã tăng gấp hơn 5 lần, từ 74
km/h với máy bay cánh đơn (máy bay Deperdussin của Pháp) lên tới 386 km/h (máy bay
Supermarine 5.6.B). Cũng từ thời kỳ này máy bay cánh cố định đã có dáng dấp như ngày
nay. Thân được bọc kín, kết cấu chắc chắn, hình thuôn, ít chịu lực cản, cấu tạo cánh đơn
dài.
Thời kỳ này, máy bay đã có thể chở người, hàng hoá cụ thể như chiếc Douglas
DC-3, nó đã trở thành máy bay dân dụng loại lớn đầu tiên mang lại lợi nhuận chỉ bằng
hình thức vận chuyển hành khách, hay các máy bay chở quân đội, vũ khí, khí tài hoặc
bom phục vụ cho chiến tranh.
Do sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều thành phố và đô thị lớn
đã xây dựng các sân bay, và có nhiều phi công đủ trình độ đã gia nhập quân đội để



lái máy bay chiến đấu. Có thể nói chiến tranh đã đem lại những cải tiến đáng kể cho các
phương tiện bay.
Nhận xét trong giai đoạn này phần lớn máy bay đã được phát triển và chủ yếu là
các loại máy bay chiến đấu phục vụ trong quân đội. Máy bay cũng được cải tiến để có thể
phục vụ và dùng trong nhiều lĩnh vực như chuyên chở hành khách, hàng hoá dân sự, sử
dụng trong các lĩnh vực quân sự… Phạm vi hoạt động đã vượt ra khỏi không gian của
quốc gia..
 Từ năm 1944 tới nay:
Sau chiến tranh, đặc biệt ở Bắc Mỹ, có một sự bùng nổ trong hàng không dân
dụng, cả tư nhân lẫn thương mại, khi hàng nghìn phi công được giải ngũ và nhiều máy
bay vận tải, huấn luyện của quân đội dư thừa không được sử dụng đến nên chúng đã được
bán đi và không đắt lắm. Các hãng chế tạo máy bay như Cessna, Piper, và Beechcraft mở
rộng sản xuất để cung cấp máy bay hạng nhẹ cho thị trường giai cấp tiểu tư sản mới.
Vào thập niên 1950, việc phát triển máy bay phản lực dân dụng dần dần trở nên
lớn mạnh, bắt đầu vói de Havilland Comet, dù máy bay phản lực đầu tiên được sử dụng
rộng rãi là Boeing 707. Cùng lúc này, người ta đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triểnđộng
cơ tuốc bin khí, bắt đầu xuất hiện máy bay giá rẻ, làm cho khả năng phục vụ trong những
quãng đường nhỏ tốt hơn, và chúng có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết.
Không chỉ trong lĩnh vực máy bay, chuyên chở mà còn có các cuôc chạy đua vào
vũ trụ giữa các cường quốc mà cụ thể là Mỹ và Liên Xô. Yuri Gagarin là người đầu tiên
bay vào vũ trụ ngày 12 tháng 4 1961, trong khi Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân
lên mặt trăng ngày 21 tháng 6 1969.
Từ thập niên 1960, vật liệu composite đã được ứng dụng để làm thân máy bay
giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn, những động cơ hiệu suất cao trở nên thông dụng và
sẵn có, nhưng những sáng kiến quan trong nhất đã diễn ra trong lĩnh vực trang bị máy
móc và điều khiển máy bay như tụ điện thể rắn, hệ thống định vị toàn cầu, vệ tinh viễn
thông, một thiết bị rất nhỏ nhưng có sức mạnh rất lớn là máy tính và màn hình Luxeon;
chúng đã thay đổi đáng kể buồng lái trên máy bay dân dụng và máy bay quân sự. Phi
công có thể định hướng chính xác hơn và có tầm nhìn địa hình, vật cản và mọi thứ khác
gần máy bay trên một bản đồ số hóa hoặc tầm nhìn ảo, dù trong ban đêm hay tầm nhìn

thấp.
Các hãng chế tạo máy bay như Boeing, Airbus, và Tupolev tập trung vào
những máy bay phản lực dân dụng thân rộng và thân hẹp, trong khi Bombardier và
Embraer tập trung vào máy bay dân dụng khu vực.
Cho đến thập niên 1970, đa số những hãng hàng không lớn là do các quốc gia
thành lập, được hỗ trợ từ phía chính phủ và được bảo vệ khỏi các cuộc cạnh tranh. Từ đó,
những thỏa thuận về hiệp định “Bầu trời mở” đã tạo ra nhiều lựa chọn cho hành khách và
tạo ra những cuộc tranh giành thị phần mới, cùng với sự cạnh tranh là giá vé hàng không
cũng giảm xuống.
Có thể nói, cả ba phương diện về phương tiện bay, lĩnh vực phục vụ lẫn phạm vi
hoạt động của ngành hàng không nói chung và ngành hàng không vận tải nói riêng đã


được mở rộng, phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều Quốc
gia.
1.3. Lịch sử hàng không Việt Nam:
 Từ năm 1950 đến 1975:
Lịch sử ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng
6 năm 1951, với sự thành lập của hãng hàng không dân dụng đầu tiên Air Vietnam. Với
số vốn 18 triệu piastre (tức 306 triệu franc Pháp), hãng được hình thành bởi 6 cổ đông
ban đầu là Chính phủ Quốc gia Việt Nam (50%), hãng Air France (33,5%), Vận tải hàng
không Ðông Dương (SITA) (11%), Vận tải biển (Messageries maritimes) (4,5%), Hiệp
hội hàng không vận tải (Union aéronautique des transports) (0,5%), và Aigle Azur
Indochine (0,5%). Năm 1968, hãng tái cơ cấu lại vốn, chính phủ Việt Nam Cộng hòa mua
lại các phần góp và tăng vốn kiểm soát lên 75% và Air France giảm còn 25%.
Từ một đội bay nhỏ gồm 5 chiếc Cessna 170, với các điểm đến chủ yếu tới những
thị trấn nhỏ khắp Việt Nam, Air Vietnam dần phát triển mạnh lên thêm về số lượng máy
bay cũng như hệ thống đường bay quốc tế trong suốt 24 năm tồn tại.
Ở miền Bắc, ngành hàng không dân dụng bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 1956,
khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Nghị định số 666/TTg thành

lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Đây được xem là ngày thành lập chính thức
của Hàng không Việt Nam hiện tại. Với một đội máy bay nhỏ gồm 5 chiếc của miền Bắc,
hàng không Việt Nam mở đường bay quốc tế đầu tiên tới Bắc Kinh. Trong những năm
sau đó, về danh nghĩa, nhiều tuyến bay quốc tế được mở đến các nước trong khối Xã hội
chủ nghĩa, thậm chí đến một số nước phương Tây, nhưng trên thực tế đều thực hiện quá
cảnh sang Trung Quốc.
 Từ 1975 đến nay:
Năm 1976, sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, bên cạnh những cơ sở vật chất
đã tiếp quản trước đó, chính phủ Việt Nam tịch thu các tài sản còn lại của Air Vietnam và
chuyển cho Tổng Cục Hàng không Dân dụng quản lý và sử dụng. Đội bay Hàng không
Dân dụng Việt Nam, ngoài các máy bay Boeing 727 thu được của Air Vietnam, còn được
tăng cường bởi các máy bay của Liên Xô như Tupolev Tu-134, Tupolev Tu-154... Một số
đường bay quốc tế mới đến Viêng Chăn và Băng Cốc được mở lần lượt vào các
năm 1976 và 1978. Bấy giờ, tên giao dịch của Hàng không Dân dụng Việt Nam
là Vietnam Civil Aviation; đối với một số tuyến bay đến các nước phương Tây, tên giao
dịch Air Vietnam vẫn được sử dụng.
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng
Anh là Vietnam Airlines) được thành lập và là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục
Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Ngày 27 tháng 5 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Võ Văn Kiệt ký quyết
định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam(Vietnam Airlines Corporation) trên
cơ sở sáp nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không mà Hãng Hàng không
Quốc gia Việt Nam là nòng cốt.
Năm 2002, Vietnam Airlines ký với Airbus việc mua 90 chiếc Airbus A330. Cùng
với đó, hãng kí với Boeing mua thêm 8 máy bay Boeing 777-200,9 máy bay Boeing 777-


300 giúp nâng cao hơn nữa chất lượng máy bay của hãng. Cùng năm đó, ngày 28 tháng
10, hãng đã chuyển hoạt động của mình từ Sân bay quốc tế Sheremetyevo sang Sân bay
Quốc tế Domodedovo.

Ngày 20 tháng 6 năm 2005, hãng đưa hoạt động của mình đến sân bay thứ hai
của Đức, với hai chuyến một tuần giữa Frankfurt với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(điểm đến trước đây là Berlin). Giai đoạn 2004-2005, số lượng ghế đạt khoảng 70% khi
khai thác các chuyến bay giữa hai nước.
Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp
hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn
quốc tế của mình.
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2009, Vietnam Airlines ký văn bản thỏa thuận tham gia
liên minh hàng không lớn thứ 2 thế giới - SkyTeam vào giữa năm 2001. Với việc này,
Vietnam Airlines sẽ là đối tác quan trọng của các thành viên trong SkyTeam trên toàn thế
giới cũng như tại khu vực Đông Nam Á và hành khách sử dụng dịch vụ của Vietnam
Airlines có thể đến hơn 950 điểm đến trên khắp thế giới và hành khách của hãng chỉ cần
làm thủ tục 1 lần cũng như được thừa hưởng nhiều quyền lợi khác khi hãng gia
nhậpSkyTeam.
Tháng 10-2011, Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận mua 8 chiếc Boeing 787-9
Dreamliner và sẽ được giao hàng bắt đầu từ năm 2015.
Tháng 12 năm 2011, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và
London bắt đầu từ ngày 8/12/2011.
Tháng 12 năm 2011, Vietnam Airlines thông báo sẽ tăng giá vé với mức tăng cao
nhất lên tới 20%.
Vietnam Airlines dự kiến sẽ mở đường bay thẳng tới Los Angeles, Mỹ bằng
loại máy bay Airbus-380 hoặc Boeing 787 hoặc Boeing 777, hiện nay chưa thành công vì
còn vướng những thủ tục an toàn khắt khe ở Mỹ. Mặc dù được chính phủ Mỹ giúp đỡ,
như trong năm 2008, Mỹ trợ giúp Việt Nam 1,4 triệu đô la Mỹ để nâng cao năng lực giám
sát an toàn phù hợp chuẩn mực quốc tế.
• Hệ thống sân bay tại Việt Nam:
o Miền Bắc
 Điện Biên Phủ (Sân bay Điện Biên Phủ)
 Hà Nội (Sân bay quốc tế Nội Bài)

 Hải Phòng (Sân bay Cát Bi)
o Miền Trung


Thanh Hóa (Sân bay Thọ Xuân)



Vinh (Sân bay Vinh)



Đồng Hới (Sân bay Đồng Hới)




Chu Lai (Sân bay Chu Lai)



Đà Nẵng (Sân bay quốc tế Đà Nẵng)



Huế (Sân bay Phú Bài)



Khánh Hòa (Sân bay Cam Ranh)




Pleiku (Sân bay Pleiku)



Qui Nhơn (Sân bay Phù Cát)



Tuy Hòa (Sân bay Đông Tác)

o Miền Nam











Buôn Ma Thuột (Sân bay Buôn Ma Thuột)



Cà Mau (Sân bay Cà Mau)




Cần Thơ (Sân bay quốc tế Trà Nóc)



Côn Đảo (Sân bay Cỏ Ống)



Đà Lạt (Sân bay Liên Khương)



Thành phố Hồ Chí Minh (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất)



Thành phố Vũng Tàu (Sân bay Vũng Tàu)



Phú Quốc (Sân bay Phú Quốc)



Rạch Giá (Sân bay Rạch Giá)

Tính đến tháng 8/2010 các hãng HKVN (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines,

VASCO) đang khai thác đội tàu bay gồm 74 tàu bay hiện đại gồm B777, A330, A321,
A320, B737, ATR72-500 với độ tuổi trung bình 7,1 tuổi. Điều nổi bật là số lượng tàu bay
sở hữu chiếm 46% với độ tuổi trung bình 5,4 tuổi. Trong thời gian tới, các hãng HKVN
đã có kế hoạch mua/thuê khô bổ sung nhiều chủng loại tàu bay mới, hiện đại trên thế giới
như B787-9, A350-900, Bombardier CRJ900. Dự kiến đến năm 2015, đội tàu bay của
HKVN sẽ đạt từ 150-160 tàu bay các loại.
Hiện nay, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đang quản lý và khai thác 17
cảng hàng không nội địa, 03 cảng hàng không quốc tế. Sản lượng hành khách, hàng hóa,
bưu kiện thông qua các cảng hàng không trong nước, đặc biệt các cảng hàng không quốc
tế, một số cảng hàng không địa phương có mức tăng trưởng rất cao.
Nếu năm 1990 mới chỉ có 1.1 triệu lượt hành khách thông qua các cảng hàng
không, năm 2009 đã có trên 26 triệu lượt hành khách, tăng hơn 25 lần so với năm 1990,
năm 2010 dự kiến có trên 30 triệulượt hành khách thông qua cảng hàng không của Việt
Nam.
Từ sau năm 1990, ngành Hàng không đã đầu tư nâng cấp toàn diện 03 cảng hàng
không quốc tế; Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và 22 cảng hàng không địa phương
trong cả nước với tổng số tiền đầu tư 1.570 tỷ đồng và thực hiện quy hoạch tổng thể
mạng cảng hàng không trong toàn quốc. Cụ thể:




















Cảng HK Quốc tế Nội Bài với năng lực phục vụ từ 850.000 lượt hành khách,
5.000 tấn hàng hóa năm 1990, đã được nâng lên 7.849.728 lượt hành khách và 153.011
tấn hàng hóa năm 2009.
Cảng HK Quốc tế Đà Nẵng với năng lực phục vụ từ 350.000 lượt HK và 1.000 tấn
HH năm 1990, đến năm 2009,số lượng hành khách thông qua cảng đạt 2.093.595 lượt
HK và 9.380 tấn HH. Cuối năm 2010, đã đưa nhà ga quốc tế mới vào khai thác với công
suất là 4 triệu lượt khách/năm.
Cảng HK Quốc tế Tân Sơn Nhất với năng lực phục vụ từ 610.000 lượt hành khách
và 11.000 tấn HH năm 1990, đến năm 2009, số lượng hành khách thông qua cảng đạt
12.778.554 lượt HK, 277.400 tấn HH,Sau khi đưa nhà ga hành khách quốc tế mới vào
khai thác,công suất nhà ga hành khách quốc tế là 10 triệu khách, nội địa là 7-9 triệu
khách.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ điều hành bay, vận tải hành khách, hàng hóa, nộp
ngân sách liên tục vựơt kế hoạch năm sau cao hơn năm trước, đóng góp vào sự phát triển
của Ngành, địa phương và đất nước:
Nếu năm 1990 Hàng không Việt Nam mới chỉ điều hành 43.330 chuyến bay, năm
2009 điều hành 311.917 chuyến bay, tăng 7,2 lần so với năm 1990, dự kiến năm 2010
điều hành 315.701 chuyến bay.
Năm 1990, thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam mới vận chuyển
được trên 900 nghìn hành khách, năm 2009 vận chuyển đạt 17,5 triệu khách, tăng 19 lần
so với năm 1990, dự kiến năm 2010 là 20 triệu hành khách.
Năm 1990 vận chuyển: trên 18 nghìn tấn hàng hóa, năm 2009 vận chuyển đạt gần
350 nghìn tấn, tăng 19 lần so với năm 1990, dự kiến năm 2010 vận chuyển đạt 420 nghìn

tấn.
Doanh thu toàn Ngành: Năm 1990 là 277,8 tỷ đồng, năm 2004: 20.120 tỷ
đồng, tăng 78,80 lần so với năm 1990, dự kiến năm 2005 đạt 21.893 tỷ đồng.
Nộp ngân sách Nhà nước năm 1990 là 58,6 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.287 tỷ đồng,
tăng 21,96 lần so với năm 1990, dự kiến năm 2010: 1307,100 tỷ đồng.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG ĐẾN CÁC LĨNH VỰC:
2.1. Chính trị:
Tầm quan trọng của ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với đặc điểm nổi bật là sự phát triển mạnh
mẽ của việc giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, nghành vận tải hàng không
đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Thứ nhất, chúng ta có thể thấy được rằng, trong lĩnh vực ngoại giao, hiện nay việc
thăm viếng công tác trao đổi giữa các quốc gia được thực hiện bằng các phương tiện bay
là chủ yếu bởi các ưu điểm của vận chuyển hàng không như: sự an toàn và tiết kiệm thời
gian, kể từ khi ngành vận tải hàng không xuất hiện và phát triển, đã thúc đẩy sự tiếp xúc
gặp mặt giữa các nhà nước và chính phủ xảy ra thường xuyên hơn qua đó thực hiện tốt
hơn việc phát triển các mối quan hệ đối ngoại, trong những tình huống khẩn cấp để đến


hiện trường nhanh chóng, khắc phục tốt các vấn đề cấp bách có ý nghĩa liên quan tới hòa
bình, thế giới, hay công tác nhân đạo, vận chuyển hàng không được xem như là nghành
đóng góp vô cùng to lớn.
Thứ hai, chúng ta có thể thấy được rằng thông qua việc phát triển ngành vận tải
hàng không đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế, việc xây dựng, phát triển và kiện toàn
các văn bản luật nhằm hướng dẫn chi tiết các quy trình, cách thức vận chuyển hàng
không ngày càng chặt chẽ hơn, bởi hàng không là một lĩnh vực đặc biệt có tính chất đặc
biệt nhạy cảm bới nó liên quan đến yếu tố chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên không. Vận
chuyển hàng không là nghành cần có yếu tố nhân lực, vật lực cần trình độ kỹ thuật cao,
để đảm bảo các tính năng để điều hành và đảm bảo an toàn hàng không, việc xây dựng

các tiêu chuẩn về cấp phép hàng không, chất lượng của phương tiện bay, năng lực của
nhân viên hàng không. Hiện nay nghành vận tải hàng không cũng đang đối mặt với một
nguy cơ hết sức nghiêm trong đó là khủng bố hàng không và tội phạm hàng không,
những điều này gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng điển hình như Ngày
23/12/1988, chiếc phi cơ Boeing 747 của hãng hàng không Pan Am bị nổ tung vì bom
trên bầu trời Lockerbie, Scotland. Toàn bộ 270 hành khách và phi hành đoàn đều thiệt
mạng hay nổi tiếng nhất chiếc phi cơ của hãng hàng không United Airlines lao thẳng vào
tòa tháp phía nam của Trung tâm Thương mại Quốc tế ngày 11/9/2001. Thành viên mạng
lưới khủng bố Al Qaeda đã cướp chiếc phi cơ này, Vụ tấn công vào Trung tâm Thương
mại Thế giới khiến 2.750 người chết, những con số nói trên đã gây ra chấn động mạnh
mẽ cho các quốc gia và từ đó đặt ra việc bảo vệ an ninh hàng không nghiêm ngặt, bằng
việc đặt ra các quy định về kiểm soát khách hàng, hành lý và bưu kiện, cũng như tiêu
chuẩn cất cánh…cũng được kiện toàn nhằm hạn chế tối đa những trường hợp đáng tiếc.
Thứ ba, về việc phát triển quốc phòng, tăng cường bảo vệ vùng trời thuộc lãnh thổ
quốc gia, việc vận chuyển hàng không được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận cho phép sử
dụng vùng trời thuộc lãnh thổ quốc gia của mình, khai thác các đường bay, điều này đặt
ra nhu cầu bảo vệ vùng trời và an toàn của mặt đất trong trường hợp có hành vi xâm
phạm xảy ra, đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình hệ thống phòng thủ thích hợp,
toàn diện để đối phó với các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình vận tải hàng không và
bảo đảm chủ quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ của nước mình. Để làm tốt công
việc trên cần đòi hỏi sự hợp tác của rất nhiều quốc gia, ngày 28/6, Tổ chức Hàng không
dân dụng quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã ký thỏa thuận tăng
cường hợp tác nhằm bảo đảm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không an toàn trước các
hoạt động khủng bố, tội phạm và đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa trên toàn cầu.
Thỏa thuận hợp tác tập trung vào việc sắp xếp và điều chỉnh khuôn khổ các quy
chế của ICAO và WCO liên quan đến vận tải hàng hóa hàng không, chia sẻ các dữ kiện
điện tử tiên tiến và thông tin ở tất cả các cấp giữa các chính phủ, giữa hải quan các nước
cũng như giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và quản lý rủi ro.
Các chuyên gia của hai tổ chức trên sẽ thăm dò việc ứng dụng quản lý rủi ro để
nhận dạng các mối đe dọa và thực hiện các biện pháp an ninh cần thiết.



Bên cạnh việc phòng thủ chung của toàn nhân loại, các quốc gia cũng cần xây
dựng cho mình các hệ thống phòng thủ thích hợp cũng như chuẩn bị các phương án nhằm
đối phó với các nguy cơ khác nhau, đảm bảo an toàn hàng không.
2.2. Kinh tế:
Tầm quan trọng của ngành vận tải hàng không đối với nền kinh tế:
Có thể khẳng định, trong thời đại ngày nay không có ngành kinh tế, lĩnh vực hoạt
động nào của từng quốc gia và toàn thể cộng đồng toàn cầu nói chung không chịu ảnh
hưởng của vận tải hàng không ở mức độ nhất định nào đó, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association - IATA)
đánh giá vai trò của vận tải hàng không trong thời đại ngày nay như sau: “Vận tải hàng
không là một trong những nguồn lực thiết yếu sống còn nhất của thế giới. Sự phát triển
của nó với tư cách ngành kinh tế và lĩnh vực dịch vụ đã đặt vận tải hàng không vào vị trí
của một trong những ngành có đóng góp lớn nhất vào thành tựu của xã hội hiện đại” .
Vai trò của vận tải hàng không trong nền kinh tế quốc dân được thể hiện trên nhiều
lĩnh vực.
Trước hết với tư cách là ngành kinh tế vận tải hàng không thế giới hiện nay tạo ra
giá trị tăng thêm mỗi năm khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, tức là vượt quá GDP của nhiều quốc
gia có nền kinh tế hùng mạnh và lớn gấp gần 20 lần GDP của Việt Nam.
“Có khoảng 2 tỷ hành khách hằng năm di chuyển trên các chuyến bay và chuyến bay
thuê bao, chiếm khoảng 50% các chuyến bay trên toàn thế giới. Công nghệ vận chuyển
hàng không đang tạo ra khoảng hơn 200 tỷ USD thu nhập hàng năm và sử dụng hơn 3
triệu lao động". Theo IATA vào năm 2010, việc vận chuyển hàng không sẽ tăng khoảng
400%, đem lại thu nhập hàng năm là 1500 tỷ USD và sử dụng 30 triệu lao động. Tổng số
máy bay thương mại trên thế giới hiện nay là hơn 10 ngàn chiếc….
Hàng không Việt Nam cũng có những bước phát triển nhảy vọt, bất chấp những
khó khăn chung của kinh tế thế giới. Khoảng thời gian từ 1995 đến 2004, thị trường hàng
không đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao với tổng số 72,6 triệu lượt khách (tăng
bình quân 10%/năm), 1,6 triệu tấn hàng hóa (tăng bình quân 14%/năm). Mạng đường bay

quốc tế của Vietnam Airlines và Pacific Airlines cùng 24 hãng hàng không quốc tế và
nước ngoài đã nối Việt nam với 27 thành phố thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu
Úc..”
Đến nay chúng ta có 51 hãng Hàng không nước ngoài khai thác 68 đường bay từ
22 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam; mạng đường bay nội địa do 5 hãng HKVN
khai thác với 41 đường bay từ 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh tới
17 Cảng hàng không, sân bay địa phương; Riêng VN khai thác 48 đường bay quốc tế đến
28 cảng hàng không thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường vận tải HK Việt Nam
năm 2012 đạt 25,3 triệu khách, tăng 6,5%; hàng hoá, bưu kiện đạt 527 nghìn tấn,
tăng 10,9%. Cất hạ cánh tại các CHKSB Việt Nam đạt 310 nghìn lần chuyến, tăng5,1%.
Sản lượng điều hành bay đạt 454.076 lần chuyến, tăng 7,94% so với năm 2011. Lợi
nhuận trước thuế của các Đơn vị doanh nghiệp lớn của ngành HK (Tổng công ty HKVN,


Tổng công ty Cảng HKVN, Tổng công ty QLBVN) ước 1.403 tỷ đồng, đạt 120,54% kế
hoạch; nộp ngân sách nhà nước 2.883 tỷ đồng, đạt 107,58% kế hoạch. Hàng trăm chuyến
bay chuyên cơ chở các đ/c lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước được thực hiện an
toàn, chu đáo, trọng thị. Các hãng hàng không Việt Nam hiện khai thác 97 tàu bay hiện
đại: B777, A330, A321, A320, B737, ATR72 với độ tuổi trung bình là 6,5 tuổi, trong đó
40% là sở hữu với độ tuổi trung bình là 5,9 tuổi.
Và VCHK giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường:
với xu hướng toàn cầu hóa việc giao thương đã được mở rộng ra khắp thế giới. Các hợp
đồng mua bán quốc tế ngày càng nhiều hơn. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống
GTVT bằng đường hàng không mở ra nhằm đáp ứng xu thế tất yếu của quá trình hội
nhập.
Không những thế với mối quan hệ qua lại mật thiết đối với các ngành kinh tế cung
cấp nguyên nhiên liệu vận chuyển máy móc thiết bị trong và ngoài nước một cách tiện lợi
và nhanh chóng nhằm tăng cường quá trình chuyên môn hóa cho các ngành kinh tế làm
tăng khối lượng và cư ly vận chuyển giao thông vận tải. Giao thông vận tải bằng đường
hàng không còn làm cho các ngành kinh tế thế giới có sự gắn kết và có mối liên hệ chặt

chẽ với nhau hơn.
Như vậy nhờ có ngành hàng không mà việc cung ứng vật tư kỹ thuật nguyên liệu
năng lượng cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước diễn ra liên tục, nhanh chóng và
không bị gián đoạn.
Vai trò trung tâm của vận tải hàng không trong hàng không dân dụng còn ở
chỗ nó tạo nên nguồn thu chủ yếu cho các lĩnh vực hàng không còn lại. Đối với cảng
hàng không, mặc dù nguồn thu hàng không lấy trực tiếp từ các hãng hàng không và đối
tượng vận chuyển của chúng đang có xu hướng giảm, nhưng các khoản thu phi hàng
không chủ yếu cũng nhắm vào các đối tượng này.
Các dịch vụ phi HK như các nhà hàng, trung tâm mua sắm đặt tại khu vực cảng
HK có doanh thu cao từ việc cho thuê mặt bằng, thuế.... Thí dụ, nhà hàng ăn uống tại
cảng hàng không chủ yếu là để phục vụ cho hành khách đi máy bay và một phần là
những người đưa tiễn họ. Rất hiếm có khả năng là những người ngoài đối tượng này đến
ăn tại nhà hàng này do bất tiện về vị trí địa lý và giá cả đắt đỏ hơn so với ở trung tâm dân
cư. Thu từ các hãng hàng không dưới dạng phí điều hành bay cũng là nguồn thu chủ yếu
của các cơ quan quản lý bay dân dụng. Ngay cả các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành Hàng không dân dụng mặc dù hoạt động bằng ngân sách nhà nước, nhưng suy cho
cùng thì đó cũng từ khoản đóng góp ngày càng lớn của vận tải hàng không.
Hơn thế nữa, vận chuyển hàng không phát triển thể hiện trong việc lượt hành
khách đến VN tăng cao từ đó các dịch vụ khác nhờ vào đó cũng có khách hàng, nguồn
thu cao hơn: phương tiện giao thông đường bộ, du lịch, hầu hết các du khách sang du lịch
tại Việt nam đều sử dụng phương tiện hàng không vì tiết kiệm được thời gian cũng như
nhiều yếu tố khác…


Khi ta xây dựng một cảng hàng không mới thì tất yếu hệ thống GTVT xung quanh
khu vực này sẽ phát triển nhằm đảm bảo và tăng cường sự phát triển hài hòa, hiệu quả
của hệ thống GTVT.
Sau đây là số liệu thống kê về khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa trong
quý I/ 2011.

Vận tải hành khách và hàng hóa
Thực hiện Quý I/2011

Quý I/2011 so với cùng kì năm
trước (%)

KLvận chuyển KL luân chuyển KL vận chuyển KL l/chuyển
( nghìn tấn)
( triệu tấn, km)
(nghìn tấn)
(triệu tấn, km)
Hành khách
Đường sắt

2610,4

912,0

99,1

96,9

Đường biển

1554,4

97,0

103,2


103,6

Đường sông

46882,4

999,9

105,3

107,8

Đường bộ

596918,8

20866,3

114,1

114,0

Đường không

3831,9

6032,3

116,9


117,7

Đường sắt

1802,2

969,3

91,8

98,9

Đường biển

10976,4

29536,6

97,6

99,7

Đường sông

30889,5

4603,4

99,9


101,6

Đường bộ

145967,1

7664,5

113,1

110,1

Đường không

49,7

97,2

103,5

98,6

Hàng hóa

Năm

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đường bộ (tăng giảm % so
5.2

với năm trước)

4.6

9.4

19.0 12.5 12.7 12.9 13.3 9.8

10.2 12.5


Đường sắt (tăng giảm % so
17.6 7.1
với năm trước)

7.9

10.1 7.6

4.3

-5.0

7.5

Đường thuỷ (tăng giảm %
1.8
so với năm trước)

7.3


9.8

-7.4 15.3 7.9

-6.4

-1.2 3.0

Đường hàng không (tăng
8.4
giảm % so với năm trước)

39.4 16.2 0.1

-2.1 -9.3 8.1
5.4

31.7 18.8 15.2 14.6 10.0 2.2

4.1
30.8

Bảng số liệu về sự tăng trưởng của từng hệ thống GTVT từ 2000 đến 2010
Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung hệ thống gtvt của nước ta đã có sự phát
triển rõ rệt. Và đặc biệt tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không là vượt bậc, bảng số
liệu trên cũng cho thấy vận tải bằng đường không ngày nay đang được các khách hàng
quan tâm và có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới..Việc phát triển không
ngừng của ngành hàng không đã góp phần nâng cao khối lượng vận chuyển trong toàn hệ
thống gtvt. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng về hệ thống gtvt của quốc gia.

Đồng thời từ những đặc điểm của ngành vận chuyển hàng không đã mang lại
những lợi ích lớn về mặt kinh tế như sau:
-

-

VCHK là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa nhanh chóng nhất hiện nay đã
thu ngắn khoảng cách giao dịch (thông thương) giữa các quốc gia, tăng cường hoạt động
thương mại xuyên quốc gia, thúc đẩy toàn cầu hóa;
Mặt khác tốc độ VCHH của ngành HK là cao nhất so với tất cả các loại hình vận chuyển
khác từ đó giúp vận chuyển hành khách nhanh chóng giúp cho các doanh nghiệp giao
dịch và ký hợp đồng thuận tiện, hiệu quả kinh tế tăng ca; tạo điều kiện cho các nhà quản
lý kiểm soát hoạt động của các chi nhánh liên quốc gia hiệu quả, đảm bảo an toàn cho
hoạt động kinh doanh
VCHK nhanh chóng, có chi phí cao nên thích hợp với những loại hàng hóa nhỏ gọn, yêu
cầu vận chuyển trong thời gian ngắn, đề cao sự an toàn (tuy khối lượng vận chuyển ít
nhưng thu được giá trị kinh tế cao...)
Trong nền kinh tế quốc dân, vận tải hàng không là yếu tố cấu thành của ngành
giao thông vận tải, hình thành nên hệ thống giao thông vận tải quốc gia, trong đó các
phương thức vận tải vừa phối hợp với nhau để đạt được sứ mạng chung là đáp ứng ngày
càng đầy đủ hơn và với chất lượng ngày càng cao hơn nhu cầu của xã hội về vận chuyển,
qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời cũng cạnh
tranh với nhau bằng cách phát huy những ưu thế riêng để chiếm giữ những thị phần riêng
của mình.
2.3. Xã hội:
Ảnh hưởng của hàng không dân dụng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, du lịch.
 Tích cực:


• Hàng không xuất hiện phá vỡ rào cản về mặt địa lý, tạo điều kiện cho các quốc gia giao

lưu văn hóa một cách dễ dàng hơn. Thông qua hàng không con người đi đến nhiều nơi
khác nhau trên thế giới, từ đó tạo điều kiện cho các nền văn hóa tiếp xúc và giao lưu với
nhau. Khi đó, các nền văn hóa có thể tiếp thu cái hay, cái tích cực của nền văn hóa khác.
• Hàng không thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển: để chế tạo ra các phương tiện phục
vụ cho ngành hàng không đòi hỏi phải có khoa học – kỹ thuật phát triển, từ đó để phát
triển ngành hàng không thì phải đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật.
• Tốc độ vận chuyển của đường hàng không nhanh chóng, thuận tiện hơn so với các
phương tiện giao thông khác nên khi lĩnh vực hàng không phát triển đã cải thiện được
tình trạng ách tắt giao thông, là động lực phát triển của ngành du lịch. Cụ thể vào năm
2012, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không, với 5,576
triệu lượt người (tăng 10,8% so với năm 2011).
• Bên cạnh đó, ngành hàng không còn tạo điều thuận lợi thúc đẩy hoạt động du học. Trước
đây, việc giao lưu qua lại giữa các quốc gia rất khó khăn chủ yếu bằng đường biển (nguy
hiểm, tốn kém thời gian…) nên hoạt động du học còn hạn chế nhưng khi hàng không
phát triển với ưu điểm nhanh và an toàn đã tạo điều kiện cho hoạt động du học trở nên dễ
dàng.
• Hằng năm doanh thu từ lĩnh vực hàng không dân dụng đem lại một nguồn thu lớn cho
Ngân sách nhà nước, từ nguồn thu này nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nâng
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
• Hàng không ra đời và phát triển tạo ra một số lượng việc làm cho người lao động, cả lao
động thường và lao động trí thức. Đặc biệt đối với Việt Nam là một một quốc gia có dân
số đông, tỉ lệ thất nghiệp nhiều nên khi hàng không phát triển đã góp phần giải quyết một
phần việc làm cho người lao động.
• Sự phân bố của các Cảng hàng không ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Hệ thống sân
bay thường được xây dựng ở những nơi thưa dân, tuy nhiên sân bay được xây dựng ở đâu
thì ngay lập tức xung quanh khu vực đó xuất hiện rất nhiều khu công nghiệp, thương mại
thu hút dân cư đến định cư ở các sân bay, từ đó góp phần phân bố lại dân cư của một
vùng hay một quốc gia.
• Về vấn đề môi trường: so với các phương tiện giao thông vận tải khác thì các phương tiện
của ngành hàng không được quản lý chặc chẽ hơn nên số lượng khối bụi thải ra môi

trường là hạn chế hơn, tác động tới môi trường tương đối ít hơn.
• Với đặc điểm không phụ thuộc vào địa hình, tốc độ nhanh tiết kiệm được thời gian nên
hàng không trở thành phương tiện đi lại dễ dàng từ đó tạo điều kiện cho thể thao trong và
ngoài nước ngày càng phát triển như phục vụ cho việc đưa đón các tuyển thủ của các
quốc gia tham gia vào các giải đấu trong và ngoài châu lục,…
• Ngoài ra, khi có thiên tai, hỏa hoạn hay lũ lụt, sóng thần,… những hoạt động mang tính
cấp bách thì hàng không là một phương tiện quan trọng, nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ:
khi xảy ra cháy rừng thì máy bay là phương tiện chữa cháy hiệu quả hay trong mùa lũ thì
máy bay cũng là một trong những phương tiện tìm kiếm cứu nạn hiệu quả,...
 Tiêu cực:


• Thứ nhất, khi hàng không phát triển kéo theo đó là sự hội nhập của các nền văn hóa, tuy
nhiên việc hội nhập mà không giữ vững giá trị văn hóa riêng của mình, du nhập một cách
bừa bãi văn hóa bên ngoài mà không qua sàng lọc thì có thể dẫn đến hòa tan văn hóa, phá
vỡ đi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
• Thứ hai, mặc dù khói bụi từ hoạt động hàng không ít hơn so với các phương tiện giao
thông khác nhưng nó vẫn một phần nào tác động đến môi trường. Theo dự báo thì lượng
khói bụi và chất thải từ hoạt động hàng không gần vượt mức cho phép.
• Tỷ lệ thuận với đà tăng trưởng cao của ngành Hàng không, nguy cơ ô nhiễm môi trường
từ lượng rác thải, khí thải, tiếng ồn của máy bay cũng ngày càng tăng lên. Nếu không có
các biện pháp phòng ngừa kịp thời, môi trường sẽ hứng chịu những tác động nghiêm
trọng. Theo ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), vận tải hàng không phát
thải 2% tổng lượng CO2 phát thải trên toàn cầu, chiếm 13% tổng lượng phát thải CO2
của giao thông vận tải. Trong đó phát thải của các chuyến bay quốc tế chiếm 62% và mỗi
năm lượng phát thải CO2 của ngành hàng không tăng từ 3 - 4%. CO2 là chất khí gây hiệu
ứng nhà kính dẫn tới biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu.




×