Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KẾ HOẠCH Thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015 Và phương án phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.67 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/KH-THCS

Thạnh Lợi, ngày tháng 9 năm 2015

KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015
Và phương án phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Thực hiện công văn số /KH-PGDĐT ngày / /2015 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Tháp Mười về việc thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015,
trường THCS Thạnh Lợi xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm và triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm
2015 như sau:
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục duy trì và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh trong nhà trường đối với việc thực thi pháp luật về công tác
đảm bảo VSATTP.
- Huy động toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia phổ
biến, tuyên truyền luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật về
VSATTP của Đảng và nhà nước. Đồng thời cung cấp các kiến thức khoa học trong
việc sản xuất, chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn nhằm hạn chế tối đa ngộ độc


thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
II/ Nội dung và biện pháp thực hiện
1. Tổ chức triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm
2015.
a. Chủ đề “Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2015
“Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”
b. Thời gian và phạm vi triển khai
Thời gian triển khai: Từ ngày 17/8/2015.
Phạm vi triển khai: Tất cả giáo viên, nhân viên, học sinh trong toàn trường.
c. Khẩu hiệu tuyên truyền
- Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm
2015.


- Vì sức khỏe người tiêu dùng, không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài
danh mục, chất cấm trong chăn nuôi.
- Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh
mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Sử dụng rau, thịt mất vệ sinh, không an toàn là tự tìm đến bệnh.
- Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn
sức khỏe.
- Chủ động phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và báo cho cơ
quan chức năng gần nhất.
- Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường
xuyên bằng xà phòng.
2. Triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
a. Nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh những văn bản
pháp quy hướng dẫn công tác bảo đảm chất lượng VSATTP: Luật An toàn thực
phẩm và các thông tư hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm; luật Bảo vệ

người tiêu dùng; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm.
- Thường xuyên vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ, thoáng mát. Thực
hiện trang trí nhà vệ sinh thân thiện thao các hướng dẫn. Giáo dục cho học sinh ý
thức sử dụng và bảo quản nhà vệ sinh đúng cách. Cần có người phụ trách giữ gìn,
kiểm tra, giám sát các công trình vệ sinh trong nhà trường để tránh bốc mùi hôi
thối, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Giáo dục ý thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà
trường với phương châm “Hãy là nhà tiêu dùng thông minh”, chủ động trong việc
chọn, mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Khi có trường hợp
cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm
(buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài…) nhà trường cần theo dõi và báo cáo
ngay cho cơ quan y tế gần nhất để kịp thời can thiệp. Khi có xảy ra ngộ độc thực
phẩm phải có biện pháp xử lý tích cực, phối hợp với y tế địa phương và thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo bằng văn bản về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b. Tăng cường công tác giám sát, không để có dịch bệnh xảy ra tại
trường
- Kiện toàn bộ máy tổ chức của Ban chỉ đạo công tác vệ sinh ATTP và
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
- Giáo dục, tuyên truyền cho học sinh biết không mua thức ăn, đồ uống ở
các hàng rong không bảo đảm vệ sinh ở khu vực quanh trường học để đề phòng
các bệnh lây qua đường tiêu hóa, phòng tránh bệnh dịch tả đang lưu hành.


- Có biện pháp tham mưu tích cực cho lãnh đạo địa phương trong việc dọn
dẹp các quán hàng rong trước cổng trường nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và mỹ quan trước cổng trường.
- Tham mưu và phối hợp với ngành chức năng thường xuyên kiểm tra
VSATTP định kỳ.
III. Phương án xử lý khi HS, CB, GV, NV bị ngộ độc thực phẩm:
- Phát hiện có người bị ngộ độc thực phẩm tại căn tin hoặc bất cứ vị trí nào

trong trường thì lập tức đưa người bị ngộ độc đi cấp cứu và thông báo cho nhân
viên y tế và BGH trường biết tình hình. Nếu thấy số lượng bị ngộ độc quá nhiều thì
phải thông báo cho trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi số 115 để được hỗ trợ.
- Sơ cứu bệnh nhân bị ngộ độc và dùng mọi biện pháp nghiệp vụ y tế để
giúp các HS, CB, GV, NV bị ngộ độc qua được cơn nguy kịch khi xe cấp cứu
chưa đến. Khi xe cấp cứu đến phải nhanh chóng chuyển các bệnh nhân vào xe và
thông báo cho các nhân viên y tế bệnh viện biết tình hình của bệnh nhân bị ngộ
độc.
- Thông báo cho toàn bộ HS, CB, GV, NV không được tiếp tục dùng các
thức ăn đã bị ngộ độc.
- Lấy mẫu thức ăn đã bị ngộ độc lưu giữ phục vụ công tác điều tra.
- Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân ngộ độc và sau đó tiêu hủy toàn bộ thức
ăn ngộ độc.
- Thông báo đến gia đình học sinh để kịp thời phối hợp chăm sóc sức khoẻ.
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo Vệ sinh an toàn thực
phẩm, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015 và phương án
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi xảy ra của trường THCS Thạnh Lợi.
Nơi nhận:
- PGD&ĐT để BC;
- Thành viên BCĐ;
-Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG



×