Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.1 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LOGO

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Môn: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
NHÓM 05: Hoàng Việt Duy
Đặng Thị Thúy Hằng
Chu Thị Minh
Nguyễn Thới Huyền Ngân


NỘI DUNG CHÍNH

1

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

2

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

3


VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHĐT
VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TẠI VIỆT NAM

2


TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

 KHÁI NIỆM:
Ngân hàng đầu tư là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính với chức năng chủ
yếu là hoạt động trên thị trường vốn trung và dài hạn thông qua các dịch vụ liên quan tới tài chính như
bảo lãnh: làm trung gian giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư, tư vấn giúp dàn xếp
các thương vụ mua lại và sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác và môi giới cho
khách hàng là các tổ chức.


CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

Ngân hàng
đầu tư

Nhà môi giới

Đầu tư

chính

NHĐT

Quản lý đầu


Nghiên cứu



Ngân hàng
bán buôn


PHÂN BIỆT NHĐT VÀ NHTM

 Mô hình ngân hàng thương mại
Vốn
Vốn

Chủ thể thừa vốn

Vốn

Ngân hàng thương

Chủ thể thiếu vốn

mại

 Mô hình ngân hàng đầu tư
Ngân hàng đầu tư
Chủ thể thừa vốn

Chủ thể thiếu vốn



PHÂN BIỆT NHĐT VÀ NHTM

CHỈ TIÊU

NGÂN HÀNG

NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ

THƯƠNG MẠI

Loại hình

Bán buôn

Bán lẻ

Thị trường hoạt động

Thị trường vốn

Thị trường tiền tệ

Nguồn vốn

Trung và dài hạn


Ngắn hạn

Khách hàng

Tổ chức (Doanh nghiệp và Chính phủ)

Cá nhân và tổ chức

Cơ quan giám sát

- Ủy ban chứng khoán

- Ngân hàng trung ương

- Ngân hàng trung ương

- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi quốc gia

- Các hiệp hội nghề nghiệp


PHÂN BIỆT NHĐT VÀ NHTM

CHỈ TIÊU

Chức năng chính

NGÂN HÀNG

NGÂN HÀNG


ĐẦU TƯ

THƯƠNG MẠI

- Bảo lãnh phát hành CK,

- Huy động tiền gửi,

- Môi giới chứng khoán,

- Đầu tư các SP thị trường tiền tệ, ngoại hối

- Đầu tư chứng khoán

- Trung tâm thanh toán

- Ủy thác quản lý đầu tư
Nguồn thu nhập

-Phí bảo lãnh
-Chênh lệch ròng giữa lãi suất huy động và lãi
-Phí môi giới
suất cho vay sau khi trừ đi các khoản phí
-Chênh lệch giá chào mua, chào bán thông qua hoạt -Các khoản lãi, lỗ đầu tư các SP thị trường tiền
động tạo lập thị trường và các khoản lãi, lỗ từ hoạt
động tự doanh

-Phí ủy thác, phí quản lý tài sản


tệ và thị trường ngoại hối.

-Phí thanh toán
-Phí tư vấn, phí dịch vụ


Khung pháp lý hoạt động ngân hàng đầu tư trên thế giới

1. Luật Glass – Steagall năm 1933.






Nguồn gốc: đại suy thoái Great Depression 1929
Mục đích: tách biệt hoạt động NHTM và NHĐT
Nội dung:
Cấm các NHTM tham gia vào hoạt động chứng khoán, trừ việc mua bán trái phiếu chính phủ và trái phiếu
nghĩa vụ chung của chính quyền địa phương.

 Các NHĐT hay Công ty chứng khoán không được tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi
⇒ “Bức tường lửa” đối với hoạt động NHTM


Khung pháp lý hoạt động ngân hàng đầu tư trên thế giới

2. Luật Gramm – Leach – Bliley năm 1999





Đạo luật hiện đại hóa dịch vụ tài chính thay thế cho đạo luật Glass-Steagall năm 1933.
Mục đích: Thúc đẩy sự năng động của ngân hàng thương mại và sử dụng ngân hàng thương mại là
một tổ chức hỗ trợ tái thiết các công ty thuộc lĩnh vực tài chính.



Nội dung: Cho phép thành lập công ty nắm vốn trong lĩnh vực tài chính - công ty đầu tư tài chính,
theo đó các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính
khác có thể hợp nhất hoặc sáp nhập vào nhau.

=> Tạo điều kiện cho các ngân hàng đăng ký thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng.


Khung pháp lý hoạt động ngân hàng đầu tư trên thế giới

3. Luật Dodd – Frank năm 2010



Nguồn gốc: Bắt nguồn từ nhận thức lại của chính giới Mỹ về vai trò của bàn tay nhà nước và từ thực tiễn kinh tếtài chính Mỹ suốt 3 thập kỷ trước đó.



Mục đích: Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đảm bảo nguyên tắc thị trường và bảo vệ tốt hơn
người tiêu dùng nói chung và người gửi tiền nói riêng.





Nội dung:
Quy định trong vài năm các ngân hàng lớn phải rút dần vốn ra khỏi các quỹ đầu cơ, quỹ tư nhân và chỉ được nắm
giữ tối đa 3% số cổ phiếu của các quỹ này.



Áp dụng các khoản phí và hạn chế mới đối với các ngân hàng lớn nhất nước, đặt ra các giới hạn đối với thị trường
phái sinh trị giá 450.000 tỷ USD, cũng như bảo vệ người tiêu dùng trước các tài sản thế chấp và thẻ tín dụng.


Khung pháp lý hoạt động ngân hàng đầu tư trên thế giới

4. Đạo luật Sarbanes – Oxley năm 2002



Nguồn gốc: Các vụ scandal kế toán dẫn đến sự sụp đổ của Enron và WorldCom tại Mỹ trong những năm
2000 đã làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin của công chúng vào thị trường vốn



Mục đích: Nhằm tăng cường trách nhiệm báo cáo tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các công ty
đại chúng.




Nội dung:
Các công ty kiểm toán phải thay đổi Partner chịu trách nhiệm chính về cuộc kiểm toán định kỳ 5 năm một

lần.




Quy định trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp.
Quy định mâu thuẫn lợi ích đối với các nhà phân tích chứng khoán, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
các gian lận kế toán, hình sự hóa các loại tội phạm “cổ cồn trắng”.


khung pháp lý hoạt động ngân hàng đầu tư tại việt nam

Hoạt động NHĐT chịu sự tác động, điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau:










Bộ Luật dân sự
Luật Chứng khoán
Luật Doanh nghiệp
Luật Đầu tư
Luật Cạnh tranh
Luật các tổ chức tín dụng
Các Luật thuế

Pháp luật về thông tin, truyền thông.


khung pháp lý hoạt động ngân hàng đầu tư tại việt nam



Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các ngân hàng thương mại phải tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn hợp
nhất trong đó có các công ty con hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư.



Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định đầy đủ về tỷ lệ an toàn vốn của các công ty chứng khoán, qua đó
hạn chế các hoạt động rủi ro của các công ty chứng khoán.



Thông tư 210/2012/TT-BTC ra đời ngày 30/11/2012 tiếp tục thắt chặt hoạt động đầu tư của các công ty
chứng khoán.


Các hoạt động của dịch vụ ngân hàng đầu tư tại Việt Nam


CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI)



Dịch vụ thị trường vốn: tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành cổ phiếu, bảo lãnh phát hành cổ phiếu, tư vấn niêm
yết cổ phiếu.

SSI đã huy động thành công cho: Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, Công ty CP Xuyên Thái Bình… và tư vấn cổ
phần hóa cho Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam



Dịch vụ thị trường nợ: tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu.
SSI đã huy động thành công 840 tỷ VND cho Công ty CP Prime Group bằng việc phát hành riêng lẻ 840 trái phiếu
chuyển đổi…


CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI)



Tái cấu trúc doanh nghiệp: tái cơ cấu công ty, chia tách tài sản của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai với Công
ty CP An Phú.



Nghiệp vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp: SSI đã thực hiện thành công việc mua lại Công ty CP Bê
Tông và Xây Dựng Vinaconex Xuân Mai thuộc Tổng Công ty CP Xuất Nhập Khẩu và Xây Dựng Việt Nam
hoặc Công ty CP Hùng Vương mua lại đồng loạt Công ty CP XNK thủy sản An Giang, Công ty CP Thực phẩm
Sao Ta, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng…



Các dịch vụ khác như định giá doanh nghiệp, nghiệp vụ Private Equity, các nghiệp vụ phái sinh…


CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCBS)



Tư vấn huy động vốn: đồng tư vấn và đại lý phát hành thành công 5.000 tỷ đồng trái phiếu cho Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), tư vấn niêm yết các đơn vị trực thuộc Petrolimex: Vipco, Pjico, Pjitaco.



Tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A): tư vấn thành công hợp đồng sáp nhập: công ty CP Sông Đà 9 và công ty
CP Sông Đà 91, công ty CP Someco Sông Đà và công ty CP Someco Hòa Bình.



Tư vấn chuyển đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp:

+ Tư vấn cổ phần hóa Đường bộ Daklak.
+ Tư vấn cổ phần hóa Hầm đường bộ Hải Vân.
+ Tư vấn cổ phần hóa Công ty 829.
+ Tư vấn cổ phần hóa một số công ty con thuộc Tổng công ty
Giấy Việt Nam.


CÁC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM



Ngân hàng đầu tư Credit Suisse phát hành trái phiếu cho chính phủ bằng USD tổng giá trị là 750 triệu USD
(2005).





Deutsche Bank bảo lãnh phát hành trái phiếu VND kỳ hạn 10 năm cho Vinashin và BIDV (2007).
ANZ đồng bảo lãnh phát hành cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) (2009), đồng phát hành trái phiếu VND
cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) (2012) và phát hành trái phiếu kèm chứng
quyền trị giá 1.800 tỷ đồng của Tập đoàn FPT.



HSBC đồng phát hành trái phiếu quốc tế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) trị giá 250
triệu USD (2012)…


VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHĐT
VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TẠI VIỆT NAM

 Tiềm năng của ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
 Viễn cảnh phát triển ngân hàng đầu tư tại Việt Nam:
 Thành lập các ngân hàng đầu tư “thuần” tại Việt Nam. Các công ty tài chính trong nước có xu hướng thực hiện
các nghiệp vụ “thuần” về NHĐT sẽ chủ động liên kết với các NHĐT quốc tế để học hỏi kinh nghiệm.

 Các NHĐT quốc tế sẽ thành lập các công ty con hoặc chi nhánh tại thị trường Việt Nam. NHĐT quốc tế đặt
văn phòng đại diện tại Việt Nam và lập liên doanh để thực hiện những nghiệp vụ NHĐT khác nhau.

 Các công ty chứng khoán thành lập thêm ngân hàng đầu tư.


VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHĐT
VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TẠI VIỆT NAM


 Các vấn đề đặt ra:
 Chất lượng nhân sự.
 Rủi ro.
 Hoạt động định mức tín nhiệm.
 Khung pháp lý và Giám sát cơ chế hoạt động.


THANKS FOR YOUR LISTENING !



×