Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận Thị trường tài chính TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ, THANH KHOẢN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI NIGERIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.47 KB, 30 trang )

Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------

TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH:

“TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ, THANH KHOẢN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI NIGERIA”

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Thực hiện : Nhóm 10 – Lớp TC01 – K23

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014

Nhóm 10 – TC01 – K23


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

DANH SÁCH NHÓM 10

STT

MSHV


1

7701231034

Đoàn Ngọc Thúy

2

7701230602

Lê Minh Đăng Khoa

3

7701231472

Nguyễn Sơn Tùng

4

7701230365

Trần Thị Ngọc Diễm

5

7701230618

Trình Ngọc Lân


Nhóm 10 – TC01 – K23

Họ tên


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

Mục lục
Lời mở đầu...................................................................................................................1
Lời kết 22

Danh mục chữ viết tắt:
BCTC

Báo cáo tài chính

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh Nghiệp

IPO

Phát hành chứng khoán lần đầu


HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

OTC

Thị trường chứng khoán phi tập trung

TCTD

Tổ chức tín dụng

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

Nhóm 10 – TC01 – K23


Tiểu luận Thị trường tài chính

Nhóm 10 – TC01 – K23


GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

Lời mở đầu
Tâm lý của nhà đầu tư và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán là chỉ số
quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của thị trường chứng khoán, thông qua đó
tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế. Thanh khoản là thước đo niềm tin của nhà
đầu tư đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư có tin tưởng thì mới mua cổ phiếu. Trên thế
giới, cả ở những nước phá triển và đang phát triển, đã có nhiều bài nghiên cứu về mối
quan hệ giữa tâm lý của nhà đầu tư, thanh khoản của thị trường chứng khoán và tăng
trưởng kinh tế. Trong tiểu luận này, nhóm sẽ giới thiệu bài nghiên cứu của Michael. S.
Ogunmuyiwa, thuộc Khoa Kinh tế, Đại học Olabisi Onabanjo, Ban QLDA Năm 2002,
Ago-Iwoye, Nigeria với tiêu đề “Investor’s Sentiment, Stock Market Liquidity and
Economic Growth in Nigeria” – Được dịch là “Tâm lý nhà đầu tư, thanh khoản thị
trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria”, từ đó liên hệ đến thực tiễn tại
Việt Nam và rút ra những vấn đề của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bài viết gồm 3 phần:
Phần 1 - Tóm tắt bài nghiên cứu của Michael. S. Ogunmuyiwa về tâm lý nhà
đầu tư, tính thanh khoản thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria.
Phần 2 – Liên hệ thực tiễn Thị trường chứng khoán Việt Nam: thực trạng và
những nhận định.
Phần 3 – Một số gợi ý chính sách.

Nhóm 1 – TC01 – K23


1


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

Phần 1 – Bài nghiên cứu: “Tâm lý của nhà đầu tư, thanh khoản
thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria”
Tóm tắt bài nghiên cứu : Có rất nhiều bằng chứng cho thấy tâm lý nhà đầu tư và
tính thanh khoản của thị trường là những chỉ báo quan trọng cho sự tăng trưởng và
phát triển của thị trường. Quan điểm này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu tại
các quốc gia phát triển và đang phát triển. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả
kiểm nghiệm mối quan hệ của tâm lý nhà đầu tư và thanh khoản tác động đến tăng
trưởng bằng việc sự dụng kĩ thuật định lượng phù hợp với dữ liệu chuỗi thời gian từ
1984-2005. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng cả hai yếu tố là tâm lý nhà đầu tư
và thanh khoản thị trường có mối quan hệ nhân quả (Granger-cause) đến tăng trưởng
kinh tế ở Nigeria.
1.1.Giới thiệu nghiên cứu :
Các nhà đầu tư đã có những bước tiến dài trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu
thị trường chứng khoán, không chỉ ở phương diện xác định tỷ suất sinh lợi hay giá cả
chứng khoán, mà còn về tương lai và sự tăng trưởng của thị trường vốn. Tâm lý của
nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự dịch chuyển của giá, tỷ lệ
vòng quay của thị trường và dĩ nhiên là mức vốn hóa của nó. Do đó, tâm lý các nhà
đầu tư (sự bi quan hay lạc quan của họ vào các chứng khoán) đã trở thành một nhân tố
được xem xét kĩ lưỡng bởi sự tác động của nó lên tính thanh khoản của thị trường và
tăng trưởng kinh tế.
Khi chào bán một cổ phiếu ra thị trường, tâm lý và sự nhận thức về việc "sẽ trở
thành nhà đầu tư" sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Tâm lý của họ quyết định liệu
một cuộc chào bán có được hưởng ứng hoàn toàn (fully subscribed), hưởng ứng vượt

mức (over subscribed) hay hưởng ứng dưới mức (under-subscribed). Nếu như trường
hợp hưởng ứng dưới mức xảy ra, liệu có nên kéo dài thời gian chào bán hay không?
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tự tin của các nhà đầu tư có mối liên hệ đáng
kể với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán ở cả các nước phát triển lẫn đang
phát triển. Một vài nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ dài hạn của tính thanh

Nhóm 1 – TC01 – K23

2


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

khoản và tăng trưởng kinh tế, nhiều bài nghiên cứu khác đều đưa ra những kết quả
tương đồng trong mối quan hệ giữa tâm lý và thanh khoản của thị trường vốn.
Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mới nổi như Nigeria, vẫn còn khá ít tài liệu
nghiên cứu về (1) mối liên hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và thanh khoản thị trường và (2)
cách thức tác động của yếu tố tâm lý, tính thanh khoản thị trường lên tăng trưởng kinh
tế. Đây chính là những gì bài nghiên cứu muốn giải quyết thông qua việc sử dụng
kiểm định nghiệm đơn vị (unit-root test), Kiểm định tính nhân quả (Granger-causality
test) và hồi quy OLSE trên dữ liệu hàng năm của Nigeria từ 1981-2005. Phần còn lại
của bài nghiên cứu được chia làm 5 phần: phần 2 là tổng quan các nghiên cứu trước,
phần 3 tập trung và phương pháp nghiên cứu, phần 4 cung cấp các kết quả thực
nghiệm và những phát hiện. Phần 5 tập trung và việc thảo luận, trong khi đó phần 6 sẽ
đưa ra kết luận và những hàm ý chính sách.
1.2.Tổng quan các nghiên cứu trước :
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa thị trường vốn và tăng
trưởng kinh tế, giữa thanh khoản thị trường và tăng trưởng của những yếu tố khác.

Nhiều công trình còn đưa ra quan hệ nhân quả giữa sự phát triển thị trường vốn
và tăng trưởng kinh tế. Những bài nghiên cứu đã chứng mối liên hệ dài hạn giữa sự
phát triển thị trường chứng khoán và tăng trường kinh tế bao gồm: Atje và Jovanovic
(1993), Levine và Servos (1996, 1998), Rousseau và Wachtel (2000), Beck và Levine
(2003) và Oke, Mokuolu (2004). Những công trình khác bao gồm Levine (1996),
Shaw (1973), McKinnon (1973), Patrick (1996), Demguc Kunt và cộng sự (1993),
Osaze (1997), Nzotta (2002) và Musa Al-Faki (2006) cùng cộng sự.
Một thị trường chứng khoán với tốc độ vòng quay vốn cao hay tỷ lệ vòng quay
vốn cao, xác định bằng phần trăm giá trị giao dịch trên tổng vốn hóa thị trường, được
xem là có tính thanh khoản cao. Tính thanh khoản mặt khác lại được xác định tốt nhất
bởi tổng giá trị cổ phiếu giao dịch so với quy mô nền kinh tế, tức là % tổng giá trị cổ
phiếu giao dịch (TTVS) trên GDP. Do đó, khái niệm tỷ lệ vòng quay vốn và tính thanh
khoản có sự tương đồng và liên quan đến nhưng lại khác nhau. Trong khi tỷ lệ vòng
quay vốn xác định tỷ lệ cổ phiếu bán hay mua, thì tính thanh khoản xác định tỷ lệ mà ở
Nhóm 1 – TC01 – K23

3


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

đó các đại lý môi giới thị trường vốn có thể chuyển đổi các cổ phiếu thành một công
cụ mua bán.
Levine (1997) xem tính thanh khoản như là sự dễ dàng và tốc độ mà các đại lý
môi giới thị trường vốn có thể chuyển đổi tài sản sang một công cụ mua bán ở mức giá
được thỏa thuận. Cho đến trước thời điểm hiện tại, các nghiên cứu trước đã không chỉ
ra được sự khác biệt giữa tỷ lệ vòng quay vốn và tính thanh khoản trong thị trường
chứng khoán. Ví dụ, Musa Al-Faki (2006) cho rằng tính thanh khoản thị trường cũng

có thể được định nghĩa bằng tỷ lệ vòng quay vốn của thị trường. Baker và Stein (2004)
đề nghị rằng vòng quay vốn hoặc tổng quát hơn là tính thanh khoản có thể được xem
là một chỉ số tâm lý và được dùng để xác định tâm lý nhà đầu tư.
Theo như Nzotta (2002), thanh khoản của thị trường chứng khoán được đo
lường bằng tổng giá trị cổ phiếu giao dịch trong thị trường trên GDP. Ông khẳng định
về mối liên quan giữa tăng trưởng kinh tế và thanh khoảnh của thị trường chứng
khoán. Ông còn khẳng định rằng tỷ lệ này sẽ thay đổi tương đồng với sự thuận tiện, dễ
dàng trong giao dịch.
Sự lạc quan hay bi quan của nhà đầu tư là cơ sở để dự đoán xu hướng. Tâm lý
thúc đẩy tương đối nhu cầu đầu tư cho đầu cơ và do đó gây ra tác dụng ngăn chặn
ngay cả khi lượng chênh lệch giá lớn giữa các cổ phiếu (Baker và Wurgler 2006). Lịch
sử của tâm lý của nhà đầu tư cho thấy, cuối thập niên 1970 đến giữa những năm 1980
có thể được mô tả một giai đoạn của tâm lý cao nói chung và hàng loạt sự việc đầu cơ .
Vào năm 1987 và năm 1988, tâm lý thị trường đã thay đổi từ sự chấp nhận của cách
sắp đặt hiện tại để mong muốn ở lại gần hơn với nhiều cổ phiếu thấp mà thực sự phải
trả cổ tức.
Baker và Stein (2004) đã phát triển một mô hình giúp giải thích rằng sự gia tăng
thanh khoản dự báo lợi nhuận sau thấp hơn ở cả cấp độ doanh nghiệp và dữ liệu tổng
hợp. Họ thừa nhận rằng các nhà đầu tư tham gia hợp lý chỉ hơn giá trị thị trường vì
doanh số bán hàng ngắn hơn và họ phản ứng với các tín hiệu riêng về nguyên tắc cơ
bản trong tương lai và điều này dẫn đến những cú sốc tâm lý. Họ nhận ra rằng biện
pháp bảo hiểm công bằng và chia sẻ doanh thu liên quan chặt chẽ và chỉ số tâm lý từ

Nhóm 1 – TC01 – K23

4


Tiểu luận Thị trường tài chính


GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

thanh khoản thị trường có thể chịu trách nhiệm về lợi nhuận dự kiến thấp. Delong et
al. (1990) cho rằng tiếng nói của thương nhân có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu vì lo
ngại rủi ro của các nhà đầu cơ bất hợp lý giúp họ tránh việc chênh lệch giá lớn
Cutler et al. (1989) trong khi điều tra vai trò của các phương tiện truyền thông
về giá chứng khoán thấy rằng những tin tức quan trọng về chất lượng dường như
không giúp giải thích gì sau chuyến đi thị trường rộng lớn của sự kiện kinh tế vĩ mô
định lượng.
Frank (2004) đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa hoạt động liên lạc
qua thư từ với khách hàng và tần suất giao dịch cũng như giữa việc liên lạc qua thư từ
và tính dao động của lợi tức. Mô hình của Campbell gộp và Wang (1993) cung cấp lý
do tại sao chủ nghĩa bi quan có thể liên quan đến khối lượng giao dịch. Bi quan cao chỉ
ra rằng một nhóm các nhà đầu tư thanh khoản đột nhiên sẽ quyết định mua hay bán cổ
phiếu. Sự khẳng định này hỗ trợ các yêu cầu bồi thường của Delong et al. (1990) có
giá trị tuyệt đối của chủ nghĩa bi quan sẽ làm tăng khối lượng giao dịch.
1.3.Phương pháp nghiên cứu :
Như đã đề cập, từ trước đến nay đã có rất nhiều cách tiếp cận trong việc đo
lường mối liên hệ giữa yếu tố tâm lý nhà đầu tư và thanh khoản thị trường cũng như
vòng quay vốn.
Denis và Mayhew (2002) sử dụng tỷ lệ Put-call, Randell và Tully (2003) sử
dụng dòng tiền tự do thuần trong các quỹ tương hỗ, Lashgari (2000) sử dụng chỉ số tự
tin của Bannon, Baker và Wurgler (2006) sử dụng tỷ lệ bảo hiểm, Nzotta (2002) sử
dụng vòng quay vốn của sàn giao dịch chứng khoán Nigerian (NSE) và Barker, Stein
(2004) sử dụng vòng quay như là một công cụ đo lường chỉ số tâm lý.
Mô hình: Tương đồng với phương pháp của Nzotta (2002) và Baker và Stein
(2004), nghiên cứu đã xây dựng mối quan hệ hành vi theo dạng như sau:
MCGDP = β0 + β1Mtr + e1

(1)


MCGDP = β0 + β1TVTSGDP + e2

(2)

Nhóm 1 – TC01 – K23

5


Tiểu luận Thị trường tài chính

MCGDP = β0 + β2TVTSGDP + β1Mtr + e3

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

(3)

Trong đó :
 MCGDP = vốn hóa thị trường tính bằng tỷ lệ % trên GDP.
 MTR = Tỷ lệ vòng quay thị trường đo lường tâm lý nhà đầu tư.
 TVTSGDP = Tổng giá trị giao dịch trên GDP, tính bằng tỷ lệ %, đo lường cho
tính thanh khoản của thị trường.
Kiểm định tính dừng: Để kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu, nghiên cứu sẽ
thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị thông qua kiểm định Dickey Fuller (ADF) (Dickey
và Fuller 1979) trên chuỗi dữ liệu từ 1981-2005 được trình bày trong bảng 1.
Kiểm định nhân quả Granger: Nhằm xác định hướng quan hệ nhân quả giữa
các biến, nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định nhân quả được giới thiệu bởi Engle và
Granger (1987) trên các biến.
O.L.S.E: Việc sử dụng kĩ thuật hồi quy O.L.S.E dựa trên tính nhân quả một

chiều giữa các biến. Do đó, cả hai mô hình hồi quy đa biến và đơn biến sẽ được áp
dụng kĩ thuật hồi quy này nhằm xác định ý nghĩa của quá trình ước lượng các tham số.
1.4.Kết quả nghiên cứu :
Kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy biến MCGDP không dừng ở cả dạng kiểm
định hằng số (hoặc trượt) và kiểm định xu hướng. Do đó chúng tôi tiến hành sai phân
dữ liệu và tiếp tục thực hiện kiểm định ADF nhằm xác định tính dừng một cách chắn
chắn hơn. Kết quả kiểm định , với sai phân bậc 1, đã bác bỏ giả thuyết Ho về chuỗi
không dừng ở cả hai mức ý nghĩa 1%-5% (Bảng 2-3). Như vậy với việc khẳng định về
tính dừng hay còn gọi là tính ổn định của chuỗi dữ liệu, chúng ta tiếp tục thực hiện
kiểm định nhân quả Granger.

Nhóm 1 – TC01 – K23

6


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

kết quả đã cho thấy mức ý nghĩa thống kê 5% về sự tồn tại tính nhân quả
Các kết quả đã cho thấy mức ý nghĩa thống kê 5% về sự tồn tại tính nhân quả một
chiều, cụ thể là từ MTR đến MCGDP, MTR đến TVTSGDP và từ TVTSGDP đến
MCGDP (bảng 4).

Nhóm 1 – TC01 – K23

7



Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

Điều này cho thấy được rằng kênh dẫn truyền xuất phát từ yếu tố tâm lý nhà
đầu tư (MTR) đến thanh khoản thị trường (TVTSGDP) và cuối cùng tác động lên tăng
trưởng kinh tế (MCGDP). Bởi vì tính nhân quả một chiều nên chúng tôi tiến hành thực
hiện hồi quy O.L.S.E.
Kết quả hồi quy ở cả mô hình đơn biến và đa biến cho thấy biến MTR và
TVTSGDP có tín hiệu hoàn toàn chính xác và phù hợp với những kỳ vọng. Giá trị tvalues cũng như F-statistics có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Chỉ số R2 khá cao ngoại
trừ mô hình hồi quy đơn biến (1) MTR, R2 ở mô hình này chỉ ở mức 54.7% so với
mức 84% và 92% đối với hai mô hình (2) và (3). Các kiểm định khác như D.W
(dubrin-watson), SER và chỉ số R2 hiệu chỉnh đều đáng tin cậy và thỏa mãn.

Nhóm 1 – TC01 – K23

8


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

1.5.Thảo luận :
Bởi vì chuỗi dữ liệu đều có tính dừng, ngoại trừ MCGDP chỉ dừng ở bậc sai
phân thứ nhất, kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy hướng tác động bắt
nguồn từ MTR đến MCGDP. Kết quả dự báo rằng MTR, đo lường cho tâm lý nhà đầu
tư, sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường, đại diện bởi biến TVTSGDP và
cuối cùng cũng sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, với những ý nghĩa từ các kiểm định t-statistics, f-statistics, R2, R2

hiệu chỉnh và D.W từ kết quả hồi quy O.L.S.E, chúng ta có thể khẳng định tồn tại mối
quan hệ chặt chẽ giữa MCGDP và MTR cũng như giữa MCGDP và TVTSGDP. Điều
này cũng dự báo rằng những sự phát triển trong thị trường chứng khoán bắt nguồn từ
yếu tố tâm lý nhà đầu tư có thể thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
1.6.Kết luận và các hàm ý chính sách :
Trong bài nghiên cứu này, những bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy tâm lý
của nhà đầu tư và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán là chỉ số quan trọng
cho sự phát triển và tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Tác động của tâm lý nhà
đầu tư lên tăng trưởng kinh tế cũng được chứng minh thông qua một kênh truyền dẫn
từ tâm lý tác động đến thanh khoán và từ thanh khoán tác động lên tăng trưởng.
Hàm ý chính sách từ những phát hiện đó là yếu tố tâm lý nhà đầu tư (sự bị quan
hoặc lạc quan) có thể thúc đẩy cũng như làm thục lùi sự tăng trưởng và phát triển của
Nhóm 1 – TC01 – K23

9


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

các hoạt động trên thị trường vốn. Những người điều hành chính sách cần nỗ lực trong
việc điều chỉnh những hạng mục có thể dẫn đến sự bi quan dài hạn trong thị trường
chứng khoán ví dụ như không chi trả cổ tức, sự trì hoãn trong thanh toán cổ tức và
chuyển nhượng cổ phiếu. Bởi vì sự bất ổn định trong thị trường chứng khoán có thể
dẫn đến những tín hiệu sai cho các biến kinh tế vĩ mô khác và điều này có thể ảnh
hưởng sâu rộng đến nền kinh tế.

Phần 2 – Liên hệ thực tiễn Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động kể từ tháng 7/2000 khi

Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP. Hồ Chí Minh đi vào vận hành và
thực hiện phiên giao dịch đầu tiên. Sau khi TTGDCK TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt
động được khoảng 6 năm, đến năm 2005, TTGDCK Hà Nội cũng được đưa vào hoạt
động. Đến nay, các TTGDCK này đã được chuyển đổi thành các Sở Giao dịch Chứng
khoán: Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (HNX). Kể từ những ngày đầu mới đưa vào hoạt động với chỉ vài công
ty niêm yết đến nay quy mô thị trường đã gia tăng vượt bậc. Tính đến thời điểm ngày
31/07/2014, HOSE có 302 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 38 trái phiếu; HNX có 393 cổ
phiếu. Giá trị cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu niêm yết tính đến 30/07/2014 ở
HOSE đạt hơn 321 ngàn tỷ đồng; ở HNX đạt hơn 80 ngàn tỷ đồng (bảng 6 và bảng 7).
Bên cạnh hai sàn chứng khoán tập trung, hiện tại TTCK Việt Nam còn có thị trường
giao dịch chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC) và sàn UPCoM.
Bảng 6: Quy mô sàn HOSE
Toàn thị
Số CK niêm yết(1 CK)
KL niêm yết(ngàn CK)
GT niêm yết(triệu đồng)

trường
342,00
31.491.896,50
321.227.270,22

Cổ phiếu

Chứng chỉ

302,00
31.376.386,69
313.763.866,92


2,00
45.417,53
454.175,30

Trái phiếu
38,00
70.092,28
7.009.228,00

Khác
0,00
0,00
0,00

(Nguồn: Sở GDCK TP Hồ Chí Minh)
Bảng 7: Quy mô sàn HNX
Nhóm 1 – TC01 – K23

10


Tiểu luận Thị trường tài chính

Sô CK niêm yết
Khối lượng niêm yết (ngàn CK)
Giá trị niêm yết (triệu đồng)

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Toàn thị


Cổ phiếu

Trái phiếu

trường
394
7957849.559
80804295,59

393
7944229,559
79442295,590

1
13620
1362000

(Nguồn: Sở GDCK Hà Nội)
2.1.Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam :
Theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam, thể hiện qua chỉ số VN-Index, kể
từ khi chính thức hoạt động vào tháng 7/2000 đến nay có nhiều biến động qua các giai
đoạn. Trong giai đoạn 6/2001 đến 2/2002, nếu như chỉ số VN-Index sau khi xác lập
mức đỉnh 571 điểm vào ngày 25/6/2001 thì sụt giảm sâu xuống chỉ còn 231 điểm vào
ngày 2/1/2002. Giai đoạn từ năm 2004 đến 2005, VN-Index dao động quanh mức 250
điểm trong thời gian tương đối dài. Giai đoạn từ tháng 10/2005 đến cuối năm 2007
thực sự là giai đoạn bùng nổ của thị trường. Đầu tiên là khoản thời gian từ cuối năm
2005 đến những tháng đầu năm 2006, VN-Index tăng liên tục từ mức 286 điểm ngày
3/10/2005 lên đến 632 điểm ngày 25/2/2006, tương ứng với mức tăng 120% trong
khoản thời gian nữa năm. Từ tháng 5 đến tháng 10/2006, VN-Index điều chỉnh giảm.

Đến giai đoạn từ tháng 11/2006 đến cuối năm 2007, thực sự là giai đoạn tăng điểm
mạnh mẽ của VN-Index. Từ mức 521 điểm vào ngày 1/11/2007, VN-Index liên tục
tăng điểm, đạt mức đỉnh 1170 điểm vào ngày 12/3/2007. Sau đó VN-Index tiếp tục
duy trì ở mức trên 900 điểm vào những tháng cuối năm 2007. Sau giai đoạn này, chỉ
số VN-Index liên tục sụt giảm về mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trong giai đoạn từ
năm 2008 đến năm 2009, đạt mức đáy 235 điểm vào ngày 24/02/2009, tương ứng với
mức sụt giảm gần 80% so với mức đỉnh 1170 điểm. Chỉ số VN-Index trong giai đoạn
từ năm 2010 đến nay chỉ dao động quanh mức 600 điểm (hình 1)
Hình 1 : Biểu đồ chỉ số VN-Index qua các năm

Nhóm 1 – TC01 – K23

11


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

(Nguồn: Stockbiz.vn)
Hình 2 : Biểu đồ chỉ số HNX-index qua các năm

(Nguồn: Stockbiz.vn)
Về giá trị giao dịch, ngày 18/07/2014, tổng giá trị giao dịch tại sàn Hà Nội
(HNX) đã xuống tới mức kỷ lục là 65 tỉ đồng, nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch
mỗi phiên chỉ được 100 đến 200 cổ phiếu. Tại sàn TP. Hồ Chí Minh (HOSE), giá trị
giao dịch ngày 19/7/2014 chỉ đạt 348 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với thời hoàng kim
đầu năm 2007, khi đó giá trị giao dịch đạt được lên đến 1.200 tỉ đồng.

Nhóm 1 – TC01 – K23


12


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

Tình cảnh trên thị trường OTC còn bi đát hơn vì nhiều cổ phiếu được cho là đã
có giá rất hấp dẫn nhưng vẫn không ai dám mua, thậm chí rất nhiều cổ phiếu tốt rơi
vào tình trạng không xác định được giá vì không có giao dịch. Nhiều ý kiến cho rằng
việc tăng giá trở lại của Điện Quang, Ngân hàng Quân đội hay Eximbank không phải
là dấu hiệu OTC đã tan băng vì những cổ phiếu trên không cứu vãn được cho hàng
nghìn cổ phiếu khác trên thị trường. Rủi ro thanh khoản đã trở thành nỗi sợ hãi đối với
nhiều nhà đầu tư. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải rào cản hết “room” (là khoảng cho phép
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước, hiện là 30%) hoặc
gần hết đối với nhiều cổ phiếu trong tầm ngắm của họ. Họ cũng hạn chế mua bán trên
thị trường OTC vì thị trường này đang rất thiếu minh bạch. Ngoài ra, nhiều chuyên gia
khẳng định số tiền đầu tư gián tiếp từ nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt
Nam là không nhỏ nhưng nhiều quỹ đầu tư chờ IPO của các doanh nghiệp lớn nên
nguồn vốn ngoại vẫn chưa tạo ra được một cú hích lớn.
Liên tiếp xuất hiện những thông tin bất lợi từ phía cơ quan quản lý, ví dụ chỉ thị
03 đã tác động rất lớn đối với các nhà đầu tư trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư dù rất
muốn mua vào trong thời điểm thị trường đi xuống nhưng đành đứng nhìn khi không
còn nguồn cung tiền từ ngân hàng. Tiếp đó, Tập đoàn Merrill Lynch thêm nhận định
việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc lên 10% sẽ khiến tình hình thanh khoản thêm trầm trọng. Chưa hết, dự thảo Luật
Thuế thu nhập cá nhân quy định mức thuế suất 25% đối với hoạt động chuyển nhượng
chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư càng hoang mang. Các quy định của Ngân hàng

Nhà nước là để đảm bảo chính sách tiền tệ, nhưng vì được đưa ra vào thời điểm thị
trường không thuận lợi nên đã có tác động lớn đến thị trường chứng khoán.
Tâm lý của các nhà đầu tư cũng làm cho giao dịch trên thị trường lúc sôi nổi,
lúc ảm đạm. Có một hiện tượng mà ai cũng nhận thấy là khi thị trường đi lên, nhà đầu
tư hưng phấn thì thị trường có tính thanh khoản cao. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu
tư bắt đầu lo sợ thì tính thanh khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị
trường đi xuống là cơ hội để mua vào (hình 3).

Nhóm 1 – TC01 – K23

13


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

Hình 3 : Biểu đồ diễn biến tâm lý theo VN-index

(Nguồn: Báo Saigontimes)
Trong khi đó các nhà đầu cơ góp phần làm cho thị trường thiếu tính minh bạch,
nhưng khi nói về tính thanh khoản thì họ lại được ca ngợi như là những người đã cứu
thị trường thoát khỏi tình trạng thanh khoản kém. Trong các chiến thuật kinh doanh cổ
phiếu thì chỉ những người có bản lĩnh mới dám áp dụng chiến thuật “lướt sóng”, và do
chiến thuật này, họ thường bị gắn trách nhiệm thao túng giá.
Lạm phát khiến người dân phải chi nhiều hơn cho tiêu dùng. Do đó, số tiền đổ
vào chứng khoán của các nhà đầu tư sẽ ít đi. Trong khi đó, hiện tượng Bảo Việt không
thể bán hết số cổ phần còn dư sau đợt IPO, cho thấy có vẻ nhà đầu tư đã hết tiền hay
do bị tác động bởi báo cáo của Merrill Lynch.
Từ các nguyên nhân đã nêu, tập trung lại có hai vấn đề: tiền và tâm lý nhà đầu

tư. Người muốn đầu tư thì không có tiền, còn người có tiền thì không dám đầu tư.
Trong khi tâm lý nhà đầu tư không thể trong thời gian ngắn mà vững vàng ngay được
thì giải pháp trước mắt vẫn là kích cầu, song song đó là giảm cung (giãn tiến độ các
đợt IPO lớn).
2.2.Nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam :
Từ thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam, tính thanh khoản của thị
trường còn nhiều hạn chế. Tâm lý của nhà đầu tư còn chưa thực sự vững vàng, chủ yếu

Nhóm 1 – TC01 – K23

14


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

dựa theo đám đông, có nhiều thời điểm khối lượng giao dịch trên thị trường tăng đột
biến và có những giai đoạn lại rât ảm đảm, èo uột. Theo dõi thị trường nhóm có một số
nhân định:
(i) Môi trường pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu hiệu lực :
Nghiên cứu của Gelos và Wei (2002) chỉ ra rằng các thị trường vốn mới nổi tạo
ra môi trường mà bản chất tạo điều kiện cho sự phát triển hành vi bầy đàn. Một đặc
điểm nổi bật phải đề cập đầu tiên đó là môi trường luật pháp chưa hoàn chỉnh. Sự
không đầy đủ và hiệu lực thấp của các điều luật đã khiến thị trường dễ bị tác động bởi
những hành động bất lợi như tin đồn và hành vi thao túng thị trường. Kết quả là điều
này dẫn đến sự minh bạch của môi trường thông tin bị tác động, do đó tạo điều kiện
cho sự phát triển của các xu hướng giao dịch bầy đàn xuất hiện trong các nhà đầu tư.
Trong suốt gần 7 năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000, TTCK
Việt Nam hoạt động trong khung pháp lý có giá trị cao nhất về chứng khoán và TTCK

đó là Nghị định số 144/2003/NĐ-CP (Nghị định 144). Như vậy, trong một thời gian
dài, TTCK chỉ chịu sự điều chỉnh của một văn bản dưới luật – được đánh giá là có
nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và thiếu đầy đủ. Một số hạn chế của Nghị định 144 có thể
kể đến như không điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ
phần hóa, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; không
bao hàm hết các hành vi vi phạm và chưa xác định rõ nguyên tắc xử phạt cũng như
thẩm quyền xử phạt trong các hoạt động trên TTCK… Mãi đến tận ngày 12/7/2006
Quốc hội mới ban hành Luật Chứng khoán, và chính thức có hiệu lực từ ngày
1/1/2007. Luật Chứng khoán 2006 ra đời đã góp phần giảm thiếu những hạn chế của
các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK trước đó. Nhưng ngay cả khi Luật
chứng khoán 2006 cũng thể hiện những hạn chế và tính hiệu lực trong nhiều trường
hợp chưa cao. Ví dụ trong một thời gian dài, Luật chưa có những quy định chi tiết về
hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch của các doanh nghiệp nước ngoài trên TTCK
Việt Nam. Hoạt động chào bán chứng khoán ồ ạt ra ra công chúng mà không có thông
tin về mục đích sử dụng vốn huy động cụ thể diễn ra thường xuyên mà không được
điều chỉnh. Không có các quy định cụ thể về vấn đề công bố thông tin của doanh
nghiệp, các đối tượng liên quan, và khi có quy định này thì hiệu lực của nó cũng hạn

Nhóm 1 – TC01 – K23

15


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

chế khi thông tin còn mang tính chung chung, gây khó hiểu cho nhà đầu tư. Các quy
định về hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn lỏng lẻo, hiện
tượng khi doanh nghiệp niêm yết bị một công ty kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến, hay

bị đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, thì các doanh nghiệp này chuyển sang sử dụng
dịch vụ kiểm toán của một công ty kiểm toán khác để có được ý kiến kiểm toán thuận
lợi hơn xảy ra thường xuyên, theo nhận định của một công ty kiểm toán lớn. Các báo
cáo của doanh nghiệp niêm yết trước và sau kiểm toán có độ vênh lớn không phải là
điều hiếm gặp, như trường hợp của các công ty STB, PPC, BHS, LGC, PIT, ASP,
PAC, TMS, VSC trong năm 2008. Quy định về thời hạn nộp và nội dung các báo cáo
tài chính cần công bố tỏ ra kém hiệu lực. Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà
nước, trong năm 2007 có tới 26/250 công ty niêm yết trễ hạn nộp BCTC, trong năm
2008 số doanh nghiệp niêm yết chậm nộp BCTC là 103 doanh nghiệp, con số này của
năm 2009 là 203 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều BCTC của các doanh nghiệp niêm
yết công bố còn mang tính hình thức, không đảm bảo lượng thông tin đầy đủ đối với
nhà đầu tư khi nhiều BCTC, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thiếu phần thuyết minh
BCTC. Hiện tượng này đến nay vẫn chưa được các quy định pháp luật về chứng khoán
và TTCK có biện pháp chấn chỉnh mạnh. Những điều vừa đề cập cho thấy rằng khung
pháp lý về TTCK, nổi bật là vấn đề về công bố thông tin, vẫn còn thiếu, cũng như hiệu
lực kém. Điều này đã góp phần tạo ra hiện tượng bầy đàn ở TTCK Việt Nam.
(ii) Quy mô thị trường nhỏ, tạo điều kiện của hành vi thao túng thị trường
Trong điều kiện quy mô thị trường (quy mô niêm yết, khối lượng giao dịch) còn
nhỏ, thì khả năng thao túng thị trường có điều kiện thuận lợi để thực hiện. Quy mô thị
trường càng nhỏ, thì những nhà đầu tư cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính vào loại
khá có thể thực hiện hành vi “làm giá”. Theo thống kê của Reuters đến hết ngày
26/04/2010, mức vốn hóa thị trường trung bình của các doanh nghiệp của các doanh
nghiệp niêm yết ở HOSE là 2,484 tỷ đồng, trong đó số doanh nghiệp có mức vốn hóa
thị trường nhỏ hơn 500 tỷ đồng chiếm tới hơn 43% tổng số doanh nghiệp niêm yết.
Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của các cổ phiếu ở HOSE là 250,000 cổ
phiếu, trong đó tỷ trọng cổ phiếu có khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày nhỏ
hơn 100,000 cổ phiếu chiếm 38%, số cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhỏ hơn 50,000

Nhóm 1 – TC01 – K23


16


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

cổ phiếu/ngày chiếm 21%. Đối với HNX, giá trị vốn hóa thị trường bình quân của các
doanh nghiệp niêm yết là 527 tỷ đồng, trong đó số doanh nghiệp có mức vốn hóa thị
trường nhỏ hơn 100 tỷ đồng chiếm 40%. Khối lượng giao dịch bình quân/ngày của các
cổ phiếu niêm yết trên HNX là 190,000 cổ phiếu, trong đó số cổ phiếu có khối lượng
giao dịch bình quân/ngày nhỏ hơn 50,000 cổ phiếu/ngày chiếm đến 39%. Với quy mô
giao dịch nhỏ như thế này, đây là điều kiện thuận lợi cho hành vi thao túng thị trường
của các nhà “làm giá”, một cơ sở cho sự hình thành hành vi bầy đàn trên thị trường.
(iii) Năng lực của nhà đầu tư còn hạn chế :
Xét ở khía cạnh nhà đầu tư, năng lực, kiến thức tài chính của những người tham
gia thị trường cũng là nhân tố góp phần tạo ra hành vi bầy đàn trên thị trường. TTCK
Việt Nam có một lịch sử hình thành và phát triển chỉ mới được chừng 10 năm, mặc dù
trình độ của những nhà đầu tư trên thị trường đã có nhiều cải thiện khi các kiến thức
tài chính trở nên phổ biến hơn thông qua các phương tiện truyền thông, các khóa đào
tạo kiến thức chứng khoán của các trường, các trung tâm, nhưng nhìn chung trình độ,
kiến thức tài chính của đa phần những người tham gia TTCK Việt Nam còn hạn chế.
Số người có trình độ chuyên môn tài chính, chứng khoán chỉ chiếm một lượng nhỏ
trong tổng số những người tham gia thị trường. Trong khi đó, một lượng lớn những
người tham gia thị trường thiếu hiểu biết về chứng khoán, tài chính, họ tham gia vào
TTCK như một “trào lưu thời thượng”. Những nhà đầu tư trên thị trường là ai? Đó có
thể là những bà nội trợ, anh công nhân, anh kỹ sư,… những người có tiền và xem
“chơi chứng khoán” là mốt. Có những thời điểm, đặc biệt trong giai đoạn thị trường
tăng nóng như giai đoạn 2006-2007, đến đâu chúng ta cũng nghe mọi người bàn về
chứng khoán. Vì sự thiếu hiểu biết mà những nhà đầu tư này dễ bị cuốn theo đám

đông, dễ bị ảnh hưởng bởi các tin đồn, các thông tin bên lề.
(iv) Biên độ giao dịch, chính sách cấm bán khống :
Biên độ giao dịch và chính sách cấm bán khống là những chính sách góp phần
tạo ra môi trường thuận lợi cho tâm lý bầy đàn. Việc thiếu vắng những chính sách này
khiến TTCK chậm điều chỉnh về mức giá hợp lý, là nguyên nhân chính làm nảy sinh
tình trạng chứng khoán có một chuỗi dài tăng (giảm) điểm kịch trần (sàn). Sự kéo dài

Nhóm 1 – TC01 – K23

17


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

chuỗi tăng (giảm) điểm kịch trần (sàn) này thu hút một sự chú ý của đám đông thị
trường, và khả năng sự tăng (giảm) điểm sau một thời gian là do “quán tính” bất hợp
lý mà đám đông gây ra, mà không phải là quá trình điều chỉnh giá hợp lý.

Phần 3 – Một số gợi ý chính sách
Từ thực trạng và những nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam trong
thời gian qua, nhóm đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần tạo sự yên tâm cho nhà đầu
tư, từ đó giúp gia tăng tính thanh khoản của thị trường :
(i) Khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi :
Đây là giải pháp quan trọng để giải quyết “dư âm” do chỉ thị 03 để lại. Mặt
khác, nếu nhà đầu tư kinh doanh bằng nguồn vốn này thì sẽ giảm bớt được rủi ro cho
cá nhân họ và thị trường chứng khoán. Không thể thống kê được trong hơn 200 ngàn
tài khoản giao dịch có bao nhiêu tiền được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi và bao
nhiêu từ nguồn vay ngân hàng, thế chấp nhà đất… nhưng chắc chắn rằng nguồn tiền

nhàn rỗi trong dân vẫn còn rất lớn. Bằng chứng là đến cuối tháng 6- 2007, trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh, con số huy động kết dư nằm trong các ngân hàng gần 384 ngàn tỉ
đồng (tương đương 24 tỉ USD). Nhưng, dân cư vẫn đang giữ nhiều tiền trong tay
mình. Để có thể khơi thông nguồn tiền này thì tạo niềm tin nhà đầu tư là rất quan
trọng.
(ii) Cân bằng giữa thị trường OTC và thị trường tập trung

Nhóm 1 – TC01 – K23

18


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

Xét về mặt tâm lý, do cổ phiếu trên sàn tập trung có tính thanh khoản hơn thị
trường OTC nên các nhà đầu tư chỉ quan tâm cổ phiếu của doanh nghiệp nào có kế
hoạch lên sàn. Việt Nam chưa có thị trường OTC đúng nghĩa nên hầu hết các doanh
nghiệp chỉ xem đó là bước đệm để niêm yết trên sàn tập trung. Nếu vậy, chỉ vài năm
nữa, khi đã cổ phần hóa hết các doanh nghiệp hàng đầu và thực hiện xong việc niêm
yết trên sàn tập trung thì thị trường OTC sẽ chỉ còn những doanh nghiệp nhỏ, và thị
trường này sẽ kém hấp dẫn. Trong khi đó, ở các nước khác, thị trường OTC đóng một
vai trò quan trọng, vẫn có nhiều doanh nghiệp tốt niêm yết trên thị trường phi tập
trung. Vì vậy, cần cân nhắc phát triển thị trường OTC đồng bộ với thị trường tập
trung.
Ngoài ra, các thị trường bất động sản, bảo hiểm, vàng… có sự liên thông với
nhau. Nhà đầu tư luôn tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách phân bổ nguồn vốn vào nhiều
lĩnh vực khác nhau, mỗi một thị trường khi có dấu hiệu “nóng” hay “lạnh” đều sẽ ảnh
hưởng đến các thị trường khác.

(iii) Nhà tạo lập thị trường
Những nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường có tính thanh khoản cao bằng
cách thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán, qua đó đảm bảo một thị
trường hai chiều (mua bán liên tục). Đây là công cụ giúp nhà đầu tư an tâm khi mua
bán chứng khoán, nhà tạo lập thị trường giúp nhà đầu tư có thể chuyển cổ phiếu thành
tiền mặt một cách dễ dàng. Họ có thể là một tổ chức do nhà nước lập ra hoặc là các
công ty chứng khoán có vai trò nhà tạo lập thị trường. Nhà tạo lập thị trường có thể
giải quyết được cả hai vấn đề tiền và tâm lý của nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán đóng vai trò huy động vốn cho nền kinh tế. Nhưng để
có thể phát huy được chức năng đó thì cần thu hút nhà đầu tư bằng một thị trường
minh bạch và có tính thanh khoản cao.
(iv) Nới “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam rất khó khăn
vì với những cổ phiếu lớn, hạn mức dành cho nhà đầu tư nước ngoài đã hết, trong khi

Nhóm 1 – TC01 – K23

19


Tiểu luận Thị trường tài chính

GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

thị trường lại có nhiều mã cổ phiếu quá nhỏ, thanh khoản thấp, không phù hợp để nhà
đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư với số lượng lớn. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài
quan tâm nhiều đến chuyện nới room, vì hiện nay phần lớn các công ty tăng trưởng tốt
đều đã "kín room", nhà đầu tư nước ngoài không còn cơ hội tham gia đầu tư vào các
công ty đó nữa.
Đơn cử như trong số 302 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE thì có 21 cổ phiếu

đã kín room như VNM của Vinamilk, DHG của Dược Hậu Giang, HCM của Công ty
chứng khoán TP. HCM, FPT của Tập đoàn FPT....(số liệu: Báo Lao động).
Như vậy, việc nới room cho khối ngoại sẽ là một thay đổi tích cực của thị
trường chứng khoán Việt Nam.
(v) Thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm
Việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm để đánh giá mức độ tín nhiệm của tổ
chức phát hành chứng khoán và các tổ chức có chứng khoán niêm yết trên trung tâm
giao dịch chứng khoán là rất cần thiết. Tổ chức định mức tín nhiệm sẽ cung cấp cho thị
trường và các nhà đầu tư một hệ thống xếp hạng các công cụ tài chính trên thị trường.
Từ đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở để so
sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập tổ
chức định mức tín nhiệm sẽ hỗ trợ tích cực cho nghiệp vụ tư vấn đầu tư của các công
ty chứng khoán.
(vi) Thực hiện khiêm khắc biện pháp chế tài và phát huy biện pháp thị
trường
Mặc dù các quy định về công bố thông tin đều đã được ban hành, nhưng khi mà
phần lớn DN đều đang cung cấp thông tin mơ hồ cho nhà đầu tư mà không sợ sự trừng
phạt của thị trường vì nhà đầu tư đang phải quan sát một đám đông đồng thuận lớn đến
như vậy, thì gần như sẽ không DN nào dại gì mà tự nguyện đơn độc một mình đứng ra
ánh sáng, vì lợi ích mang lại không đủ bù đắp thiệt hại. Như vậy, giải pháp căn cơ là
làm sao để có được một thị trường mà mọi DN "đều muốn đứng ngoài ánh sáng" và
khi đó không DN nào dám đơn độc đứng trong bóng tối. Nếu DN nào làm như vậy sẽ

Nhóm 1 – TC01 – K23

20


Tiểu luận Thị trường tài chính


GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết

đồng nghĩa với việc phá sản: không nhà đầu tư nào dám mua cổ phiếu do DN này phát
hành; không ngân hàng nào dám cho vay; và không nhà cung cấp nào dám duy trì
chính sách tín dụng trả chậm… Để có được thành quả này, thiết nghĩ cần kết hợp đồng
thời biện pháp hành chính và biện pháp thị trường. Trước hết, trong cái vòng luẩn
quẩn hiệu ứng đám đông - chất lượng thông tin thấp - thiệt hại cho nhà đầu tư và thiệt
hại cho cả DN, thì biện pháp chế tài mạnh mang tính răn đe nghiêm khắc là cần thiết
để chuyển hiệu ứng đám đông từ tiêu cực sang tích cực. Thứ hai, trong thị trường tài
chính cũng vậy: việc phát triển mạnh mẽ các nhà đầu tư có tổ chức, những nhà đầu tư
luôn dựa vào phân tích cơ bản để chọn lựa và hình thành môi trường cạnh tranh công
bằng sẽ tạo áp lực buộc các công ty đại chúng phải tự nguyện nâng chất lượng công bố
thông tin, nếu những DN này muốn gia tăng giá trị thị trường của mình.

Nhóm 1 – TC01 – K23

21


×