Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tài liệu thi môn ngôn ngữ đối chiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.84 KB, 11 trang )

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Câu 1: So sánh ngôn ngữ học so sánh & ngôn ngữ học đối chiếu:
Ngoài ngôn ngữ học đối chiếu, còn có hai phân nghành ngôn ngữ học là ngôn
ngữ học so sánh lịch sử và ngôn ngữ học so sánh loại hình.

I.

a.Giống nhau:





Đối tượng so sánh hoặc nghiên cứu hai hay nhiều ngôn ngữ.
Mục đích nghiên cứu, so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ để các lập mối quan hệ
họ hàng.
Cách thức so sánh về căn bản thì NNHSS Loại hình và NNHĐC đều đứng trên
quan điểm đồng đại.
Ngoài ra giữa NNHSS Lịch sử và NNHSS Loại hình học giống nhau ở vấn đề
phân loại ngôn ngữ. Hai phân nghành này chủ yếu nghiên cứu sự giống nhau
giữa các ngôn ngữ.

b.Khác nhau:
NNHSS Lịch sử
NNHSS Loại hình
NNH Đối chiếu
Thời điểm Phát triển mạnh ở Phát triển mạnh ở thế Phát triển mạnh và trở
xuất hiện thế kỉ XIX
kỉ XIX và tiếp tục thành một lĩnh vực nghiên
phát triển
cứu độc lập từ những năm


50 của thế kỉ trước.
Đối tượng Những ngôn ngữ có Phân loại tất cả các Hai hay nhiều ngôn ngữ
quan hệ cội nguồn ngôn ngữ trên thế bất kì.
hoặc giả định có giới không nhất thiết
nguồn gốc.
cùng một nguồn gốc.
Mục đích Làm rõ mối quan hệ Để làm rõ đặc điểm Xác định những điểm
cội nguồn và quá thuộc về tính cấu giống và khác nhau, bất
trình phát triển lịch trúc, tìm ra những chấp yếu tố nguồn gốc hay
sử của các ngôn ngữ. phổ niệm ngôn ngữ.
loại hình nhằm phục vụ
những nhu cầu lí luận và
thực tiễn của nghành
nghiên cứu.
Phân loại Phân loại ngôn ngữ là vấn đề trung tâm.
Không trực tiếp nhắm đến
bất kì sự phân loại ngôn
ngữ nào.
Cách thức Đứng trên quan điểm lịch Đứng trên quan điểm đồng đại.
so sánh
đại.
Câu 2: Giao thoa ngôn ngữ (interférence linguistique) và ban giả (faux amis), ảnh
hưởng của giao thoa ngôn ngữ trong học tiếng Pháp và tiếng Anh; “bạn giả” và khó
khăn trong dịch thuật:
1


Giao thoa ngôn ngữ: Khi học và sử dụng 1 ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ,
người học thường tiếp nhận và hình thành thói quen ngôn ngữ mới dưới áp lực của
thói quen bản ngữ. Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ này ở người nói song ngữ đgl hiện

tượng giao thoa ngôn ngữ.
Giao thoa ngôn ngữ là sự lệch chuẩn về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa trong giao
tiếp của ngôn ngữ này bởi 1 ngôn ngữ khác qua tiếp xúc.
Giao thoa ngôn ngữ tất yếu dẫn đến sự chuyển di: tích cực và tiêu cực.
Bạn giả: Là những từ hoặc những cụm từ mà trông giống nhau hoặc tương tự nhau
(cùng gốc từ) giữa 2 ngôn ngữ nhưng có sự khác biệt lớn về ý nghĩa.
VD: Tiếng Anh: Actual: hiện tại
Tiếng Pháp: Actuel: thực sự
Ảnh hưởng của giao thoa ngôn ngữ trong học tiếng Pháp và tiếng Anh: Giao
thoa ngôn ngữ trong tiếng Pháp và tiếng Anh ảnh hưởng theo 2 hướng: tích cực và
tiêu cực.
-

Ảnh hưởng tích cực: Trong tiếng Anh và tiếng Pháp có nhiều tương đồng về ngữ
pháp và từ vựng.
+Về cấu trúc câu, câu trong trong tiếng Pháp được cấu tạo bởi các thành tố tương
tự như trong tiếng Anh.
Sujet/Subject +Verbe/Verb +Complément/Complement (Objet/Object)
Ex : Il va au cinéma./He goes to school.

+Cũng giống như tiếng Anh, động từ trong tiếng Pháp được chia theo chủ ngữ
(ngôi của động từ : Je/I) và có các dạng : nguyên thể và đã chia theo chủ ngữ.
+Ngoài các cấu trúc động từ+bổ ngữ (lire un livre/read books) hay động từ+giới từ
+bổ ngữ (entrer dans la classe/come in the class), cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều có
thể sử dụng cấu trúc động từ +động từ (vouloir travailler/ want to go out….).
+Dể sử dụng 1 danh từ trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều cần có mạo từ. Mạo
từ bao gồm mạo từ không xác định (un/une/des-a/an) và mạo từ xác định (le/la/l’/lesthe).
+Về mặt từ vựng, tiếng Pháp và tiếng Anh có khá nhiều từ giống nhau cả về chữ
viết và nghĩa.
VD : Nation: QG,đất nước.

Decription : miêu tả.
Lion : sư tử.
+Cùng chức năng bổ nghĩa cho động từ,1 số trạng từ tiếng Anh và tiếng Pháp đều
có thể cấu tạo từ tính từ có sẵn.
• Tiếng Pháp :Tính từ+ment. VD :lent/lentement ;heureux/heureusement.
• Tiếng Anh : Tính từ+ly. VD:careful/carefully; happy/happily.
-Ảnh hưởng tiêu cực: Bên cạnh những điểm tuong đồng trong ngôn ngữ giưa tiếng
Anh và tiếng Pháp vừa nêu, cũng có khá nhiều những điểm khác biệt giưa 2 ngôn ngữ
2


này,cả về ngữ pháp, từ vựng,cách đọc,cách viết. Những điểm khác biệt này nếu người
học không ý thức được sẽ dẫn đén hiện tượng chuyển di tiêu cực (interférence
négative).
+Trong tiếng Pháp, danh từ được chia thành giống đực/giống cái, trong khi không
có khái niệm giống đối với danh từ trong tiếng Anh. Các tính từ trong tiếng Pháp
phải biến đổi và hợp giống và số với chủ ngữ hoặc danh từ đi cùng, trong khi tiếng
Anh không có hiện tượng này.
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
-A beautiful girl/A beautiful picture.

-Une belle fille/Un beau dessin/Un bel
aéroport.

-He is intelligent/She is intelligent

-Il est inteligent/Elle est intelligente.

+Bên cạnh đó, vị trí của tính từ, danh từ, đại từ nhân xưng làm bổ ngữ và trạng từ

cũng rất khác trong tiếng Anh.
+Ngoài sự khác biệt về ngữ pháp và từ vựng, tiếng Anh và tiếng Pháp Khác nhau
khá nhiều về cách phát âm (nasal/tongue).
Bạn giả (faux amis) và khó khăn trong dịch thuật:
Trong quá trình giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng Pháp và tiếng Anh xuất hiện những
từ hoặc cụm từ giống hoặc tương tự nhau (cùng gốc từ) nhưng khá về ý nghĩa (bạn
giả). Điều này rất dễ dẫn đến nhầm lẫn gây khó khăn cho việc dịch thuật.
Một số “bạn giả” thường gặp: Tiếng Pháp / Tiếng Anh
-Coin/coin: góc/tiền.
-Librabrie/librabry: nơi mua sách/thư viện.
-Journeé/jourrney: ngày/cuộc hành trình.
-Attendre/Attend: chờ đợi/tham dự.
-Actuel/actual: hiện tại/thực sự.

Câu 3: Khái niệm
Ngôn ngữ mẹ đẻ (ngôn ngữ đầu tiên): là một ngôn ngữ mà con người được thừa
hưởng trong thời thơ ấu, và có thể không được giảng dạy chính thức trong trường
học. Đặc trưng của người nói tiếng mẹ đẻ của một ngôn ngữ là trực giác về những gì
họ có trong ngôn ngữ của họ mà những người khác không thể nói được.
Ngôn ngữ nước ngoài: hay còn gọi là ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) là ngôn ngữ
của nước khác, không phải la ngôn ngữ mẹ đẻ của nước đó.
3


Một số ngôn ngữ nước ngoài phổ biến của nước ta như: Anh, Pháp, Nhật, TQ,
Hàn,…
Ngôn ngữ QG: Trong một quốc gia có thể có nhiều ngôn ngữ dân tộc đặc trưng
cho từng vùng miền khac nhau, nhưng trong đó có 1 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến
nhất, trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung của nước đó và cũng được biết đến với vai
trò là ngôn ngữ đặc trưng của nước đó được gọi là ngôn ngữ Quốc Gia.

Ngôn ngữ chính thức: là ngôn ngữ đã được xác nhận tình trạng pháp lý riêng tại
mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, lãnh thổ hay tổ chức. Thường thường là ngôn ngữ được
dùng trong các cơ chế hành pháp của một quốc gia cho dù luật pháp tại nhiều nước
bắt buộc các tài liệu của chính phủ phải ghi bằng các ngôn ngữ khác.Điển hình là
ngôn ngữ chính thức của 1 QG nói đến ngôn ngữ được sử dụng trong chính phủ. VD:
tòa án, quốc hội, chính quyền.
Ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích: Trong quá trình dịch 1 văn bản hay 1 đoạn
hội thoại từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B thì ta nói:



Ngôn ngữ A là ngôn ngữ nguồn/ gốc (the source language).
Ngôn ngữ B là ngôn ngữ đích (target language).

Câu 4:
a.Phương pháp :
- So sánh lịch sử :Xác định nguồn gốc chung của các ngôn ngữ, nghiên cứu lịch đại
- So sánh loại hình : Nhóm các ngôn ngữ theo các đặc trưng chung, nghiên cứu đồng
đại
- Không phân loại : Ghi nhận và miêu tả những tương đồng và dị biệt giữa các ngôn
ngữ, không phân nhóm các ngôn ngữ so sánh
b. Các nguyên tắc phải tuân thủ khi đối chiếu 2 ngôn ngữ ( 5 quy tắc )
- Nguyên tắc 1:Các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả đầy
đủ, chính xác và sâu sắc ® tìm ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa các phương
tiện đó.
-Nguyên tắc 2:Các phương tiện ngôn ngữ phải được miêu tả trong hệ thống
Ví dụ: khi so sánh "tôi" và "Je", ta phải đặt trong hệ thống các phương tiện chỉ vai
giao tiếp.
- Nguyên tắc 3:Các phương tiện ngôn ngữ phải không chỉ được miêu tả trong hệ
thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp.

Ví dụ: So sánh đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Pháp và tiếng Anh:
Il/Elle He/She/It hệ thống NN
4


Phải miêu tả cách sử dụng của những đại từ này.
- Nguyên tắc 4: Bảo đảm tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô
hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.
- Nguyên tắc 5: Phải chú ý đến đặc trưng loại hình giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu
để có cách tiếp cận phù hợp.
Ngoài ra, các yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội, chính trị...cần được tính đến khi đối
chiếu ở bình diện từ vựng hay ngữ dụng.
II. Nghiên cứu đối chiếu từ vựng và ngữ pháp Anh-Việt, Pháp-Việt:
1.

Tương đồng, khác biệt và giao thoa về ngữ âm giữa Anh-Việt, Pháp-Việt:
a. Anh-Việt:
 Nguyên âm:
(1) Tương đồng: đều có nguyên âm đơn và đôi
(2) Dị biệt:
- Số lượng nguyên âm của tiếng Anh (25 nguyên âm) nhiều hơn của tiếng Việt
(16 nguyên âm).
- Tiếng Anh có nguyên âm ba còn tiếng Việt thì không.
- Tiếng Việt có hai bán nguyên âm (âm đệm) /-u-/ và /φ/. Âm /-u-/ được thể
hiện thành chữ viết bằng chữ cái "o" và "u", giữ nguyên âm sắc và thêm tính
chất tròn môi. Ví dụ: ngoan → ngan. Âm /φ/ không có chữ cái biểu hiện, có tác
dụng làm trầm hoá âm sắc.
Tiếng Anh không có hai bán nguyên âm này.
 Phụ âm:


• Giống nhau:

+ Đều sử dụng phương thức cấu âm và vị trí cấu âm với các tiêu chí giống nhau
để phân loại các phụ âm.
- Ví dụ: Phương thức cấu âm: tắc, xát, mũi.

Vị trí cấu âm: môi, lưỡi
+ Số lượng phụ âm tương đối giống nhau.
- Ví dụ: /p/, /b/, /m/, /n/, v...v...

+ Đa số phụ âm của 2 ngôn ngữ đều trùng với chữ viết.
- Ví dụ: Tiếng Việt: b, m, v, t n, l, h.

Tiếng Anh: p, t, f, s, h, m, b, g, v, l, r, w
• Khác nhau:
5


 Về số lượng: tiếng Việt có tới 30 phụ âm (22 phụ âm đầu, 8 âm cuối, trong đó

có 6 phụ và 2 bán phụ âm) trong khi tiếng Anh chỉ có 24.
 Phương thức phát âm: giữa tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm giống nhau,

tuy nhiên cũng có những điểm khác nhau.
Trong âm tắc :
Tiếng Việt: Đi vào phân chia:
- Tắc ồn bật hơi : [t’](thỉnh thoảng, thảnh thơi…)
- Tắc ồn, không bật hơi, vô thanh : [t], [c], [k], [th](tung tăng, chim chóc, kiểm
kê…)
- Tắc ồn, không bật hơi, hữu thanh : [b], [d](bạn bè, bay bổng…)

- Tắc, vang, mũi : [m], [n], [ɲ], [ŋ](mẹ, nũng nịu, minh mẫn, nhung nhớ, nghiêng
nghiêng, nghe ngóng, nghĩ ngợi…)
Tiếng Anh: Vừa tắc vừa có kết hợp tắc - xát:
- Tắc: [p], [b], [t], [d], [k], [g]…(happy, postcard, beer, body, birthday, tea,
pretty, tennis, key, kind, milk, createguest, together, glass,
- Tắc xát: [dʒ], [tʃ] (large, jam, church, cherry, chip, watch, choose, lunch,…)
 Vị trí phân bố: Tiếng Việt phân biệt phụ âm đầu và phụ âm cuối làm cho số

lượng phụ âm tăng lên, còn tiếng Anh thì không. Trong tiếng Anh, phụ âm hầu
hết có thể đứng ở đầu âm tiết (initial position), giữa âm khác (medial position),
hay cuối từ (final position).
 Tiếng Việt không có các âm là [ʤ, ʧ, ʒ, θ, ð].(tiếng Anh có).Tiếng Việt cũng

không có một số phụ âm lướt (approximant): môi-môi (bilabial) /w/ và âm lướt
ngạc /j/.
Tiếng Anh không có các âm là [x, γ, Ş, tr, nh, kh, ng].( tiếng Việt có).
 Âm tiết:
- Cấu trúc:

+ Tiếng Anh:
Thanh điệu
Âm đầu

+Tiếng Việt:
Pre-initial
Onset (phần đầu)

Initial
6



 Nhận xét


Điểm giống nhau.
- Phần đầu âm tiết tiếng Anh và tiếng Việt đều có thể do một phụ âm đảm nhiệm.

- Phần cuối âm tiết Việt – Anh đều có thể kết thúc bằng phụ âm hoặc âm zero. Ví
dụ: tập, tô, banana, still.
- Trong tiếng Việt và tiếng Anh, âm tiết luôn được cấu tạo với nguyên âm tổ hợp
với phụ âm. Ví dụ: ten, thuyền.


Điểm khác nhau.

- Phần âm tiết tiếng Việt do 1 trong 22 phụ âm đảm nhiệm, không có tổ hợp phụ
âm; còn trong tiếng Anh, phần đầu âm tiết có thể do một phụ âm hoặc một tổ hợp phụ
âm (nhiều nhất là 3) đảm nhiệm.
- Ở vị trí đầu âm tiết tiếng Anh có thể là hầu hết tất cả các nguyên âm. Trong tiếng
Việt, không có trường hợp nguyên âm bắt đầu âm tiết. Đối với các từ như ăn, uống,
phần đầu âm tiết do phụ âm tắc thanh hầu // đảm nhiệm. Vị trí zero thuộc về âm tắc
thanh hầu này.
- Phần cuối âm tiết tiếng Việt do một trong 8 âm (6 phụ âm cuối /p, t, k, m, n, η/ và
hai bán nguyên âm /-w/./-j/) đảm nhiệm và cũng không có tổ hợp phụ âm. Còn phần
cuối âm tiết tiếng Anh có thể do một trong tất cả các phụ âm trừ /h/, /r/, /w/, /j/ hoặc
tổ hợp lên tới 4 phụ âm đảm nhiệm.
- Trong tiếng Anh có âm tiết phụ âm còn tiếng Việt thì không.
b. Pháp-Việt:
- Trong số 36 âm vị tiếng Pháp có tới 11 âm vị không có trong tiếng Việt : 3
phụ âm /ʃ, ʒ, R/ , các nguyên âm /y, ø, œ, œœ, ɔœ,ɑœ, ɛ/œ và bán nguyên âm /ɥ/.

- Trong tiếng Việt không có nguyên âm giọng mũi (voyelles nasals), nguyên
âm ghép (voyelles composées). Ngược lại trong tiếng Pháp không có nguyên âm đôi
(les diphtongues).
- Phụ âm trong tiếng Pháp có thể giữ vị trí đầu, giữa hoặc cuối âm tiết. Nhưng
trong số 23 phụ âm tiếng Việt chỉ có 6 phụ âm cuối, phụ âm /p/ không bao giờ đứng
đầu âm tiết.
- Trong tiếng Việt các phụ âm không kết hợp với nhau tạo thành nhóm gồm 2,
3 phụ âm như trong tiếng Pháp.
- Trong tiếng Pháp có các phụ âm lặp (consonne géminée). Hiện tượng này
không có trong tiếng Việt .

7


Câu 2 :

a.

Các đăc trưng (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa) trong :
Tiếng Việt :
1. Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là
"tiếng". Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Hệ thống âm vị tiếng Việt
phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong
việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị
gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ
âm, đến nhạc điệu của câu văn.
2. Đặc điểm từ vựng: Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn
vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo
ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng..., chủ yếu nhờ
phương thức ghép và phương thức láy.

3. Đặc điểm ngữ pháp: Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm
này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu
như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ.
Tiếng Anh:
• Ngữ âm:
- Từ tiếng Anh là từ đa âm tiết.
- Tiếng Anh có trọng âm từ và trọng âm câu.
- Là ngôn ngữ có ngữ điệu, lên xuống giọng tùy thuộc vào chức năng giao tiếp
của câu.
- Có dạng yếu và dạng mạnh trong phát âm một số từ chức năng.
- Có hiện tượng nối âm trong chuỗi lời nói.
- Có cách phát âm các phụ âm cuối của từ rất đặc trưng.
• Ngữ nghĩa:
- Là từ đa nghĩa.
- Đơn vị cấu tạo từ:
b.

+ CHÍNH TỐ •VD: Từ tiếng Anh: Teach (dạy) - teacher (giáo viên)
Employ (thuê) - employee (công nhân) Like (thích) - dislike (không thích)
Dependent (phụ thuộc) - independent (độc lập)
+PHỤ TỐ: Phụ tố cấu tạo từ: Biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa
ngữ pháp. VD: Trong tiếng anh: - phụ tố -er mang ý nghĩa từ vựng bổ sung
- phụ tố -able ở từ comfortable mang ý nghĩa từ vựng bổ sung .
Tiền tố: là phụ tố đặt trước chính tố. VD: Tiếng Anh: tiền tố un- trong các
từ unemployment (thất nghiệp), unfair (bất công)... Tiếng Pháp: tiền tố imtrong các từ impossible (không thể), imperfect (chưa hoàn thành)...
8


Hậu tố: là phụ tố đặt sau chính tố. VD: tiếng Anh: reason (lí do)reasonable(hợp lí); work (làm việc)- worker (công nhân),….



Ngữ pháp:Nếu coi từ là 1 hằng thể thì những trường hợp sử dụng khác nhau
của nó là những biến thể: Hình thái ngữ pháp khác nhau của 1 từ hay con gọi là
từ hình • VD: BOY( số ít) => boys( số nhiểu )=> boy’s (sở hữu cách số ít) =>
boys’ (sở hửu cách số nhiểu).
 Các từ loại :
a. Tiếng Viêt :
Từ tiếng Việt
Thực từ

Hư từ

DT ĐT TT Số từ
Đại từ
Phụ từ
Quan hệ từ
Tình thái từ
b. Tiếng Anh :
- Nouns
- Verbs
- Pronouns
- Adjs
- Advs
- Preps
- Conjs
- Interjections
- Determiner.
 Các phương thức cấu tạo từ chủ yếu :
- Phương thức phụ gia.
- Phương thức ghép.

- Phương thức láy.
 Từ vay mượn tiếng Pháp, tiếng Anh :
- Tiếng Pháp : ba lô (ballot), Búp bê (poupée), Cà phê (café), Cạc vẹc (carte
verte), công tắc (contact),căn tin (cantine), kính lúp (loupe),….
- Tiếng Anh : bít tết (beefsteak), phim (film), bánh san quít (sandwich), bia
(beer), chơi gôn (goal), tenis, shoot (sút),…
Câu 3 :
 Tương đồng và khác biệt về từ loại giữa Anh-Việt :
(1). Tiêu chí đối chiếu :
-

Chữ viết
Loại từ
Số lượng
Mục đích sử dụng
Ngữ nghĩa
Ngữ pháp

9


(2). Đối chiếu :
a. Giống nhau :
- Dều dùng chữ viết mẫu tự La Tinh.
- Trong t.V và t.A đều có danh từ, động từ, tính từ, số từ, quan hệ từ, thán từ,
trợ từ, số từ. VD : bàn/table ; đi/go ; đẹp/beautiful ; tôi/I ; 2/two, và/and.
- Mục đích sử dụng giống nhau.
- Tương đương nhau về mặt ngữ nghĩa.
- Chức vụ ngữ pháp giống nhau : chủ ngữ, vị ngữ.
- Trong cả hai ngôn ngữ, đại từ nhân xưng có cùng chức năng thay thế chỉ, trỏ

người hay vật tham gia quá trình giao tiếp và được săp xếp theo 3 ngôi: ngôi
1 (người nói), ngôi 2 (người nghe), ngôi 3 (đối tượng được nói đến).
b. Khác nhau:
- Đại từ nhân xưng tiếng Anh chuẩn hiện đại mang sắc thái trung tính, không
thể hiện quan hệ hay tình cảm giữa người nói và người nghe hoặc với đối
tượng được nói đến. Còn trong tiếng Việt, do ảnh hưởng truyền thống, đại từ
nhân xưng thể hiện rõ mối quan hệ và tình cảm giữa các đối tượng tham gia
quá trình giao tiếp, và tùy hoàn cảnh mà lựa chọn cho phù hợp, đồng thời ở
đây thể hiện rõ sắc thái nghĩa.
- Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt không có sự phân định phạm trù cách như
đại từ nhân xưng tiếng Anh nhưng các đại từ có nguồn gốc danh từ được sử
dụng rất linh hoạt như các đại từ thực thụ.
- Tiếng Việt có số lượng đại từ nhân xưng đa dạng, phong phú hơn.
- Trong tiếng Anh có trạng từ nhưng tiếng Việt thì không. Ngược lại, tiếng
Việt có phó từ, trợ từ nhưng tiếng Anh thì không.
- Trong tiếng Việt có hệ từ ‘là’ nhưng tiếng Anh thì không.VD : Tôi là(hệ từ) 1
học sinh/ I am(tobe) a student.
- Danh từ trong tiếng Anh có hình thưc số nhiều gọi là phương thức phụ tố
(thêm s,es) nhưng trong tiếng Việt thì không có. VD : a table/ two table ; 1
cái bàn/ 2 cái bàn.
- Dộng từ t.A có đọng từ tobe va động từ thường, tiếng Việt không có.
- Dộng từ tiếng Anh có hình thức biến đổi hình thaiscuar động từ, tiếng Việt
thì không co. VD : tobe->am/is are ; work-> works.
- Động từ tiếng Anh có 2 hình vị : ngữ nghĩa và ngữ pháp, trong tiếng Việt thì
không có phạm trù nay.
 Giống và khác nhau giữa danh ngữ:
1. Tiếng Anh và tiếng Việt
a. Giống nhau :
- Nhìn chung các danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều có cấu trúc danh từ
làm từ chính (danh từ trung tâm).

- Tiếng Anh và tiếng Việt đều có phụ trước. Tuy nhiên, tiếng Việt có phụ
sau mà tiếng Anh không có.
- Tiếng Anh và tiếng Việt đều có trường hợp 1danh từ làm danh ngữ (không
có thành phần phụ)
- T.A và t.V đều có danh ngữ đc cấu tạo từ 2 danh từ.
b. Khác nhau :
10


Số lượng các nhóm danh ngữ trong t.A là 18, tiếng Việt là 22.
Danh ngữ tiếng Anh thường có mạo từ (article) đứng trước, phạm trù này
không có trong tiếng Việt.
- Trong t.A tính từ (adj) thường đứng trước danh từ còn tiếng Việt thì tính
từ đứng sau danh từ.
- Danh ngữ t.A có sở hữu cách (possessive), trong t.V thì không có hình
thức này.
- Trog tiếng Anh, tính từ chỉ định đứng đầu danh ngữ, tương đương trong
tiếng Việt la từ chỉ trỏ và đứng cuối danh ngữ.
- Danh từ tiếng Anh biến đổi theo số lượng (singular/plural) còn tiếng Việt
thì không.
2. Tiếng pháp và tiếng Việt :
- Giống nhau :Để sử dụng 1 danh từ trong cả tiếng Pháp và tiếng Việt đều cần
có mạo từ (un/une/des-con, cái, chiếc,…).
- Khác nhau :Trong tiếng Pháp, danh từ được chia thành giống đực/giống cái,
trong khi không có khái niệm giống đối với danh từ trong tiếng Việt. VD: un
acteur/une actrice (1 nam diễn viên/1 nữ diễn viên).
 So sánh về động từ Anh-Pháp-Việt :
- Trong tiếng Việt, để diễn đạt hoạt động nào đó người ta sử dụng động từ
nhưng động từ không có sự biến đổi theo chủ từ và ngữ pháp ma chỉ sử dụng
một số phó từ như: đã ( chỉ quá khứ ), đang ( chỉ hiện tại ), sẽ ( chỉ tương

lai ):
+ Hôm qua, tôi (đã )làm việc.
+ Ngày mai, tôi (sẽ )làm việc.
-

Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, động từ được sử dụng với sự biến đổi theo chủ
từ (subject) và thì (12 tenses) :
+ Yesterday, I worked./ Hier, je travaillais.
+ Tomorrow, I will working./ Demain,Je vais travailler.
 Mệnh đề phụ trong tiếng Việt và tiêng anh :
- Mệnh đề phụ là mệnh đề về mặt ngữ nghĩa không thể đứng mọt mình. Các
loại mệnh đề thường găp là: mệnh đề tính ngữ, mệnh đề danh ngữ, mệnh đề
trạng ngữ..
- Các phương thưc kết nối trong tiếng Anh:
+ Các đại từ lien hệ: who, whom, which, whose, that, …..
+Các phó từ liên hệ why, when, where.
- Các phương thức kết nối trong tiêng Việt: sử dụng các lien từ: nếu…thì,
nhưng, không những…mà còn…

11



×