Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Tình hình quản lý chất lượng thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN
DÙNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------  -------

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN
DÙNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM

Chuyên ngành

: Chăn nuôi

Mã số

: 60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Kim Đăng



HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Trước tiên tôi xin trân trọng các thầy cô trong Bộ môn Sinh lý –Tập tính
động vật, Khoa Chăn nuôi, các thầy cô Ban quản lý đào tạo, Học Viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Kim Đăng người
thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Phòng chăn nuôi Sở Nông nghiệp & PTNT Hà
Nội. Phòng kinh tế & PTNT, Phòng Thống kê, Trạm Thú y Huyện Gia Lâm. Các
hộ, các cửa hàng kinh doanh TĂCN tại khu vực nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp
đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn .
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiêp người thân đã động viên đã động viên giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian qua..
Xin chân thành cảm ơn
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.............................................................................................viii
THESIS ABSTRACT.......................................................................................................x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................4
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN GIA LÂM.....................4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................5
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI LỢN..................8
2.2.1. Thức ăn chăn nuôi và thức ăn công nghiệp.....................................................8
2.2.2. Vai trò của thức ăn công nghiệp....................................................................11
2.2.3. Đặc điểm của một số nguyên liệu chính dùng để phối trộn thức ăn công
nghiệp trong chăn nuôi lợn......................................................................................13
2.2.4. Các chỉ tiêu chất lượng thức ăn công nghiệp.................................................19

2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI........29
2.3.1. Phương pháp thử cảm quan...........................................................................29
2.3.2. Phương pháp hóa học....................................................................................30
2.3.3. Phương pháp sinh học...................................................................................31
2.4. CÁC CÔNG ĐOẠN THANH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN
NUÔI...........................................................................................................................31
2.4.1. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu...................................................................31
2.4.2. Kiểm tra trong giai đoạn phối trộn................................................................32
2.4.3. Kiểm tra chất lượng thành phẩm...................................................................32
2.4.4. Kiểm tra chất lượng thức ăn trên cơ thể vật nuôi..........................................33
2.4.5. Quản lý chất lượng sản phẩm........................................................................33
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................36
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.............................36
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................36
3.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội...................36
3.2.2. Tình hình sử dụng, kinh doanh và hệ thống quản lý chất lượng thức ăn chăn
nuôi trên địa bàn huyện...........................................................................................36
3.2.3. Đánh giá chất lượng dinh dưỡng một số loại thức ăn công nghiệp dùng trong
chăn nuôi lợn được bán trên địa bàn huyện.............................................................36
3.2.4. Đánh giá ô nhiễm vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng và định lượng một số
loại kháng sinh, hormone trong thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn được bán trên địa
bàn huyện Gia Lâm..................................................................................................36
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................36
3.3.1. Phương pháp phân vùng nghiên cứu.............................................................36
3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu..........................................................37
3.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi....................38

iii



3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................39
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................40
4.1. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN........................40
4.1.1. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện........................................................40
4.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Gia Lâm..................................................41
4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM....................................................................................43
4.2.1. Tình hình sử dụng thức ăn hỗn hợp...............................................................43
4.2.2. Hệ thống phân phối và kinh doanh thức ăn chăn nuôi..................................44
4.2.3. Thực trạng quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện.............................46
4.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DINH DƯỠNG MỘT SỐ LOẠI THỨC
ĂN CÔNG NGHIỆP DÙNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIA LÂM....................................................................................................................51
4.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH VẬT, NẤM MỐC VÀ
KIM LOẠI NẶNG VÀ KHÁNG SINH TRONG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP DÙNG
TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.........................56
4.4.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật và độc tố nấm mốc.................56
4.4.2. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng..................................................59
4.4.3. Kết quả phân tích hàm lượng kháng sinh......................................................60
4.4.4. Kết quả phân tích hormone Clenbuteron và Salbutamol trong thức ăn chăn
nuôi lợn....................................................................................................................62
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................65
5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................65
5.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................67

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BNN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triên nông thôn

CBNM

: Công bố nhãn mác

cs.

: Cộng sự

CTV

: Cộng tác viên

CV

: Hệ số biến động

Cys

: Cyteine

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KPH


: Không phát hiện

LMLM

: Lở mồm long móng

Lys

: Lysine

Met

: Metthione

NMBB

: Nhãn mác bao bì

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QLCLSP

: Quản lý chất lượng sản phẩm

TĂCN

: Thức ăn chăn nuôi công nghiệp


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TTCL

: Thanh tra chất lượng

UBND

: Ủy ban nhân dân

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng số Vi sinh vật tối đa cho phép trong thức ăn hỗ hợp hoàn chỉnh
cho lợn..........................................................................................................
Bảng 2.2. Qui định hàm lượng Aflatoxin B1 và hàm lượng Aflatoxin tổng số tối
đa cho phép trong thức ăn hỗ hợp hoàn chỉnh cho lợn.................................
Bảng 2.3. Hàm lượng kháng sinh, hóa dược tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh cho lợn........................................................................................
Bảng 3.1. Dung lượng mẫu thức ăn được lấy trên địa các xã và các chỉ tiêu kiểm
tra chất lượng................................................................................................
Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện giai đoạn 2010- 2015..........................
Bảng 4.2. Tình hình phát triển và biến động cơ cấu đàn lợn trên địa bàn huyện Gia

Lâm giai đoạn 2010 - 2015...........................................................................
Bảng 4.3. Lượng tiêu thụ thức ăn công nghiệp dùng trong.............................................
chăn nuôi lợn ở huyện Gia Lâm......................................................................................
Bảng 4.4. So sánh kết quả phân tích về giá trị dinh dưỡng và công bố trên bao bì
theo địa phương lấy mẫu..............................................................................
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu sai phạm liên quan đến một số chỉ tiêu dinh
dưỡng quan tâm............................................................................................
Bảng 4.6. Tỷ lệ mẫu vi phạm về một số chỉ tiêu vi sinh vật và độc tố nấm mốc............
Bảng 4.7. Kết quả phân tích về vi sinh vật và độc tố nấm mốc......................................
Bảng 4.8. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng...................................................
Bảng 4.9. Tỷ lệ mẫu vi phạm về hàm lượng một số loại kháng sinh..............................
được phân tích.................................................................................................................
Bảng 4.10. Kết quả phân tích một số kháng sinh thức ăn chăn nuôi lợn........................

vi


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 4.1. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi................................................................

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Tên luận văn: Tình hình quản lý chất lượng thức ăn dùng trong chăn nuôi
lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng sử dụng kinh doanh, và quản lý chất lượng thức ăn chăn
nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Phương pháp nghiên cứu
Thực trạng chăn nuôi lợn, tình hình kinh doanh, sử dụng và chất lượng
thức ăn được tiến hành thông qua khảo sát đánh giá trên ba xã đại diện (Kim
Sơn, Dương Quang và Văn Đức) thuộc địa bàn huyện Gia Lâm từ tháng7
năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
Kết quả được tổng hợp từ số liệu thứ cấp do các cơ quan ban ngành
quản lý cung cấp, kết quả phỏng vấn trực tiếp và kết quả phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm. Về chất lượng thức ăn, nghiên cứu này chỉ quan tâm đến 5
chỉ tiêu dinh dưỡng (Độ ẩm, Protein thô, Xơ thô, Ca và), 4 chỉ tiêu vi sinh
(Vi khuẩn hiếu khí tổng số, Salmonella, E.coli và Aflatoxin B1), 5 loại
kháng sinh (Tylosin, Colistin, Oxytetracycline, Chlotetracycline và
Chloramphenicol) và hai loại hormone nhó Beta-Agonist (clenbuteron và
Salbutamol). P
Kết quả chính và kết luận
Chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình
với quy mô nhỏ lẻ.
- Đại đa số hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, chỉ một số
ít hộ kết hợp TĂCN với nguyên liệu sẵn có của địa phương.
- TĂCN được phân phối đến hộ chăn nuôi chủ yếu qua hệ thống đại lý cấp
1 hoặc cấp 2. Hiện xuất hiện một số trang trại qui mô lớn trực tiếp ký hợp đồng
mua TĂCN từ các công ty sản xuất.

viii



- Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện thường xuyên nhưng do điều
kiện hạn chế về nhân, vật lực nên chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Tỷ lệ mẫu thức ăn chăn nuôi không đạt yêu cầu tương đối cao không chỉ
không đạt các chỉ tiêu dinh dưỡng, một số mẫu còn ô nhiễm vi sinh, kim loại và
hàm lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép. Cụ thể 6/44 mẫu (13,63%) không
đạt yêu cầu về chỉ tiêu liên quan đến dinh dưỡng (chủ yếu liên quan đến hai chỉ
tiêu Protein và xơ thô của cám lợn dùng cho lợn choai và lợn thịt giai đoạn xuất
chuồng). Ba mẫu ô nhiễm vi sinh vượt giới hạn, trong đó 2 mẫu vượt giới hạn vi
sinh tổng số và một mẫu nhiễm độc tố nấm mốc. Đặc biệt, có 6/11 mẫu (54,5%)
có chứa một trong 5 kháng sinh vượt giới hạn qui định. Không phát hiện
Chloramphenicol (kháng sinh cấm) và hormone Salbutamol và Clenbuteron
(hormone cấm).

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Huong
Thesis title: Management of food quality used in pig production in the Gia
Lam district
Major: Animal Seience.

Code: 6062.0105

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA)
Research Objectives: To evaluate the status of business, using and quality
management of animal feed in Gia Lam district, Ha Noi.
Research contents:
- Status of pig prodution in Gia Lam district, Ha Noi.

- Business and management of livestock feed quality in Gia Lam district,
Ha Noi.
- Evaluation in quality of nutrition, microbial, mold, heavy metals and some
types of antibiotics contaminations in pig feed in Gia Lam district, Ha Noi.
Materials and Methods:
The research was conducted at the Kim Sơn, Dương Quang and Văn Đức
communs, the Gia Lam district of Hanoi in the period from 7/2015 to 5/2016 to
evaluate the status of pig production, business, using and quality managements of
animal feed. The statistical data of functional units in the district were used. A
number of business and pig farms in the district were investigated. Animal feed
samples were analyzed in the laboratory. The research interested in feed quality
(dry matter, crude protein, fibre, Ca and P), 4 microbiological indicators (4
microbiological indicators (total aerobic bacteria, Salmonella, e. coli and Aflatoxin
B1), 5 types of antibiotics (Tylosin, Colistin, Oxytetracycline, Chlotetracycline,
and Chloramphenicol) and two types of hormones of Beta-Agonist group
(Salbutamol and Clenbuteron).
Main findings and conclusions:
Pig production in Gia Lam district was mainly at households with small
scale. The majority of livestock households used industrial feeds, only a few

x


households combined industrial feeds with the local availability of raw materials.
The industry feeds were distributed mainly through the dealer network level 1 or
level 2.
The inspection was done frequently but less effective due to limited
manpower and means.
The rate of feed samples that did not meet the standard demands was
relatively high, not only did not meet the nutritional norms, some even microorganisation, metals contaminations and antibiotic concentrations exceeded the

allowable limit. Specifically 6/44 (13.63%) samples unsatisfied nutrition-related
indicators (mainly related to crude protein and crude fiber for growing and
fatterning pigs). Three samples for microbiological contamination beyond the
limit, including 2 for total microorganisation and a for mold toxic form. In
particular, 6/11 (54.5%) samples contained one of 5 antibiotics beyond the limits
defined. Not detected Chloramphenicol (antibiotic banned) and Salbutamol and
Clenbuteron (hormone banned).

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Trước sức ép của người tiêu dùng và đòi hỏi của sự hội nhập về chất
lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi nói chung và thịt lợn nói
riêng, buộc ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phải thay đổi
cả về tư duy và phương thức sản xuất. Thực tế, trong những năm gần đây chăn
nuôi lợn đã và đang phát triển cả về qui mô và tính chuyên hóa. Từ sản xuất nông
hộ, phân tán, nhỏ lẻ và tận dụng, xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở chăn nuôi sản
xuất theo hướng hàng hóa, tập trung và quy mô lớn.
Theo số liệu của Maps of Word, Việt Nam là một trong năm nước sản
lượng thịt lợn lớn nhất Thế Giới. Định hướng phát triển đến năm 2020 chăn nuôi
cơ bản chuyển sang phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực
phẩm cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp đến năm 2020 đạt 42%. Chăn nuôi lợn tăng bình quân 2% và đến
năm 2020 đạt 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi tại các trang trại chiếm
37%..
Sự phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian qua ngoài tác động do nhu cầu thị
trường, định hướng và chính sách hỗ trợ của Chính phủ khuyến khích người chăn
nuôi đầu tư sản xuất phát triển từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản
xuất hàng hóa còn có sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

chăn nuôi. Từ cung cấp vật tư, thức ăn, con giống và các dịch vụ chăn nuôi.
Thực tế nghiên cứu và sản xuất đã cho thấy chất lượng thức ăn, thuốc thú y,
hóa chất và các chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm
bảo hiệu quả chăn nuôi, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm chăn nuôi. Chính
vì vậy, thị trường thức ăn và các sản phẩm đầu vào khác ở nước ta trong thời
gian qua phát triển mạnh và sôi động đã và đang thu hút được nhiều hãng và
công ty sản xuất thức ăn trong và ngoài nước tham gia. Đây chính là động lực
thúc đẩy sự cạnh tranh, thúc đẩy các công ty tích cực tìm các giải pháp nâng cao
chất lượng sản phẩm qua đó thúc đẩy phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, do sự phát
triển quá nhanh trong bối cảnh hệ thống giám sát quản lý chất lượng ở nước ta
còn nhiều hạn chế cả về nguồn nhân lực và vật lực, đặc biệt hệ thống cơ sở còn
yếu nên thực tế còn nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng không chỉ
ảnh hưởng đến vật nuôi, người chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến môi trường và

1


người tiêu dùng.
Với vị trí thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật với các huyện trong Thành phố và các tỉnh khác trong vùng, cùng với
nguồn nhân lực, đất đai dồi dào đã thúc đẩy huyện Gia Lâm trở thành khu đô thị
vệ tinh của Thành Phố. Trong đó, tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành
nông nghiệp đạt cao hơn so với bình quân chung của Thành phố và cả nước.
Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp với quy mô lớn đang ngày càng quan
tâm đầu tư kéo theo sự gia tăng các dịch vụ, sử dụng và kinh doanh thức ăn công
nghiệp. Mặc dù chủ trương của UBND Thành phố cũng như huyện Gia Lâm là
định hướng qui hoạch phát triển vùng chăn nuôi trọng điểm, bền vững, tạo
thương hiệu sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng nhưng việc kiểm soát
đầu vào đang gặp khó khăn. Đặc biệt, cho đến nay vẫn chưa có dẫn liệu một cách
khoa học và hệ thống về tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng thức ăn công
nghiệp, thuốc thú y trong chăn nuôi trên địa bàn huyện. Công tác quản lý Nhà

nước về chất lượng, hoạt động kinh doanh, buôn bán thức ăn công nghiệp, thuốc
thú y có đáp ứng được đòi hỏi và yêu cầu định hướng phát triển chăn nuôi tập
trung, hàng hóa hay không? Chất lượng thức ăn chăn nuôi có đảm bảo so với yêu
cầu hay chưa? Các chỉ tiêu chất lượng và an toàn có đúng như công bố hay
không? Đặc biệt các chỉ tiêu liên quan đến kháng sinh, chất cấm còn rất ít báo
cáo đánh giá…. Chính vì vậy, đây vẫn là vấn đề khó khăn đặt ra cho lãnh đạo và
phòng ban liên quan của huyện. Trước yêu cầu của thành phố về việc lập qui
hoạch phát triển vùng trọng điểm về chăn nuôi hàng hóa, cạnh tranh của huyện,
đặc biệt để có cơ sở cho việc xây dựng chuỗi sản xuất hàng hóa có truy xuất
nguồn gốc việc thực hiện đề tài “Tình hình quản lý chất lượng thức ăn dùng
trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm” là rất cần thiết.
Mục tiêu: Nắm bắt được hiện trạng chăn nuôi lợn, thực trạng cung cấp kinh
doanh thức ăn chăn nuôi, công tác giám sát và thực trạng chất lượng thức ăn chăn
nuôi trên địa bàn huyện.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài sẽ là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống
giám sát nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ngày càng phát
triển theo hướng hàng hóa, cạnh tranh, an toàn và bền vững.

2


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN GIA LÂM
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành
phố Hà Nội: phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Đông Anh,

quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh
Hưng Yên, phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.
Gia Lâm nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 5,
Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, các tuyến đường thủy trên sông
Hồng, sông Đuống. Khi 2 tuyến giao thông huyết mạch là tuyến đường cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đường Hà Nội - Hưng Yên chạy qua huyện được
hoàn thành đưa vào sử dụng thì Gia Lâm càng thuận lợi hơn trong phát triển kinh
tế và giao lưu thương mại.
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã
hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp
dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế. Chính vì vậy, Gia Lâm
được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện phát triển nhanh và
năng động trong tương lai.
1.1.12. Diện tích tự nhiên và đặc điểm địa hình
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 11.472,99 ha, Huyện Gia Lâm thuộc
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
Tuy vậy, địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự
nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân
dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
1.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Gia Lâm mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng:
- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa
nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí

4



hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5 oC, mùa nóng nhiệt độ trung
bình tháng đạt 27,4oC.
- Lượng mưa trung bình năm 1400-1600 mm. Mưa tập trung vào mùa
nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao
nhất 1.970 giờ. Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn
các mùa khác. Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5
giờ (mùa hạ), thấp nhất 1,6 giờ/ngày (mùa Đông). Tổng lượng bức xạ cao, trung
bình khoảng 4.272 Kcal/m2/tháng. Từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu
nhận hàng tháng 4.696-5.788 Kcal/m2. Từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ
tháng không dưới 2.877 Kcal/m2.
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió
mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi
nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão,
áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió
mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở
những tháng đầu mùa, lạnh và ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn. Đôi
khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 12 và tháng 1 gây ra những thiệt hại
cho sản xuất, chăn nuôi.
Các đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Gia Lâm phát triển một
nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản Nhiệt đới, Cận nhiệt đới có thể sản xuất vào
mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản
Ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt
hại đáng kể cho sản xuất và đời sống khi thời tiết bất thuận.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Tình hình kinh tế
Huyện Gia Lâm sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định số
132/2003/NĐ-CP có 22 đơn vị hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn: và 20 xã. Trong
những năm qua, kinh tế huyện Gia Lâm có những bước phát triển mạnh mẽ. Bộ

mặt nông thôn có những bước phát triển khởi sắc: Chất lượng cuộc sống người
dân ngày càng được nâng lên; các ngành kinh tế tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế
nông thôn chuyển dịch tích cực; cơ giới hóa có bước tiến bộ; kết cấu hạ tầng kinh

5


tế-xã hội nông thôn ngày càng hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân nông thôn được cải thiện nhanh; hệ thống chính trị cơ sở được tăng
cường, quyền dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông
thôn được giữ vững. Các mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế cơ bản đã hoàn
thành, giá trị các ngành kinh tế tăng bình quân hàng năm 10,08%, Công nghiệp
thương mại , dịch vụ tăng 34,6%. Nông, lâm nghiệp – thủy sản tăng 13,59%.
Phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Thành
phố Hà Nội, đang được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đặc biệt quan tâm.
Ngày 25/05/2010 UBND thành phố đã phê duyệt đề án “Xây dựng nông thôn
mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030 .Do vậy,
việc nghiên cứu lập đề án “Xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030” là công việc quan trọng và mang
tính cấp bách.Đến nay đã có 7 xã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 9
xã cơ bản đạt 15-18 tiêu trí, 4 xã đạt 10-14 tiêu trí. Thu nhập bình quân đầu
người trên đại bàn đạt 32,7 triệu đồng/ năm ( chỉ tiêu 27 triệu đồng) tăng 5,7 triệu
đồng so vớ mục tiêu đề ra.
1.1.2.2. Điều kiện về xã hội.
Dân số toàn huyện đến 31/12/2010 là 237.970 người. Tốc độ tăng bình
quân giai đoạn 2006-2010 là 2,05%/ năm. Lực lượng lao động khá dồi dào, chất
lượng nguồn lao động tương đối khá.
Thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2010,
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ
cấp nghề là 17%. Nếu tính cả các lao động nông thôn được qua đào tạo ngắn hạn qua

các lớp tập huấn kỹ thuật (được cấp chứng chỉ) thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt
trên 40%. Lao động trẻ ở nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiệp ngày càng
nhiều là tín hiệu tốt cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn song cũng
gây ra những khó khăn đáng kể cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa do lao động
nông nghiệp chủ yếu là lao độn cao tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế nên
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn.
* Cơ sở hạ tầng
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được gắn kết chặt chẽ với nhiệm
vụ xây dựng nông thôn mới và đầu tư theo hướng đô thị. Tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện là 11.472,99 ha, trong đó 20 xã nông thôn có tổng diện tích tự nhiên

6


là 10.646,54 ha, chiếm 92,8% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện
Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh làm cho một
bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Trong điều kiện đất chưa sử
dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân
nông thôn và thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi
nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách.
* Tài nguyên nước
* Nước mặt: Gia Lâm có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông
Đuống. Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng
yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.
* Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội
huyện Gia Lâm, nguồn nước ngầm ở Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không
áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m-19,5m, trung bình 12,5m. nguồn chủ
yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao
từ 5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khả năng nhiễm khuẩn cao. Tầng

nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa hai tầng qh và qp1
có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc bộ thuộc lưu vực sông Hồng.
Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt
khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện
đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung. Tầng này
có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m-84,6m, trung bình 42,2m.
Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm khuẩn.
- Giao thông
Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản
đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hóa
nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được đầu
tư xây dựng và cải tạo nâng cấp.
- Thủy lợi
Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do các xã, đã kiên cố hóa .Hệ
thống kênh tiêu thoát nước, nhất là hệ thống kênh tiêu thoát nước tiểu vùng Nam
Đuống như các tuyến kênh tiêu vào sông Cầu Bây ra cống Xuân Thụy; các tuyến
kênh tiêu vào sông Kiên Thành ra cống Tân Quang; các tuyến kênh tiêu ra cống

7


Hoàng Xá .
+ Số trạm bơm do xã quản lý tại 20 xã hiện có 47 trạm bơm tưới, 3 trạm bơm
tiêu, kết hợp với các công trình thủy lợi do Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi đã
đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023,2 ha gieo trồng.
- Mạng lưới điện: Hệ thống lưới điện đã từng bước được đầu tư xây dựng
mới và cải tạo, nâng cấp nên đã phát huy hiệu quả trong truyền tải và phân phối,
cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh và quản lý. Đến nay có 100% số xã sử
dụng điện lưới, 100% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn.
- Văn hóa- xã hội

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được triển
khai có hiệu quả theo hướng nâng cao chất lượng. Thực hiện các quy ước, quy
chế các mô hình văn hóa được triển khia tích cực. Công tác quản lý lễ hội được
tăng cường chặt chẽ, các hoạt động lễ hỗi diễn ra vui tươi, an toàn có tác dụng
giáo dục truyền thống văn hóa sâu sắc. Công tác quản lý trùng, tu tôn tạo di tích
lịch sử văn hóa được đầu tư và tăng cường. Đặc biệt Lễ hội Gióng được
UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di tích đền
Gióng được công nhận là cụm di tích quốc gia đặc biệt.
+Y tế: Bệnh viện đa khoa Gia Lâm mới được xây dựng đầu tư trang thiết
bị hiện đại với tiêu chuẩn là bệnh viện của khu vực,cùng với sự có mặt của ba
Phòng khám đa khoa khu vực, 22 xã đều có trạm y tế xã , 43 cơ sở tư nhân
khám chữa bệnh cơ bản đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
trong huyện.
+ Giáo dục: Trong những năm qua huyện và nhân dân đã không ngừng xây
dựng đầu tư mới nhiều trường học nhiều trường học khang trang sạch sẽ, phần
lớn các trường đều đạt trường chuẩn quốc gia. Tổng số có 22 trường mầm non,
22 trường tiểu học, 20 trường trung học cơ sở, 6 trường Trung học phổ thông, 1
trường Trung học bổ túc, 1 trường Đại học, 1 Học Viện, 1 Trung tâm dạy nghề.
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI LỢN
2.2.1. Thức ăn chăn nuôi và thức ăn công nghiệp
- Thức ăn chăn nuôi
Đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về thức ăn chăn nuôi theo Pond et
al. ( 1995) đã đưa ra khái niệm về chất dinh dưỡng như sau: chất dinh dưỡng là

8


một nguyên tố hay một hợp chất hóa học mà có thể giữ được sự sinh trưởng, sinh
sản, cho sữa một cách bình thường hoặc duy trì sự sống nói chung. Theo đó thức
ăn được định nghĩa là: một vật liệu có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh

dưỡng. Có định nghĩa cho rằng tất cả những gì mà con gia súc ăn vào hoặc có thể
ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất thì gọi là thức
ăn gia súc. Một định nghĩa khác cũng được nhiều người chấp nhận đó là “ Thức
ăn là sản phẩm của thực vật, động vật, khoáng vật và các chất tổng hợp khác, mà
động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản
phẩm (dẫn theo Lê Đức Ngoan và cs. 2004)
Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, động vật,
vi sinh vật và hóa học mà nó có chứa các chất dinh dưỡng ở dạng cơ thể hấp thụ
được và không gây ra những tác động có hại đến sức khỏe vật nuôi, chất lượng
sản phẩm của chúng. Những nguyên liệu này phải chứa các chất dinh dưỡng ở
dạng có thể hấp thu để trong quá trình tiêu hóa sẽ được vật nuôi sử dụng cho nhu
cầu duy trì, xây dựng các mô, cơ quan và điều hòa trao đổi chất. Những nguyên
liệu có chứa các chất độc, các chất có hại cũng có thể được sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi sau khi đã khử hoặc làm vô hoạt hoàn toàn các yếu tố gây độc, gây hại
cho sức khoẻ vật nuôi, cho thế hệ sau và cho sản phẩm của chúng (Bùi Quang
Tuấn, 2010)
Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 5 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ thì thức
ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã
qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn,
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn
chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang.
Theo Qui chuẩn Việt Nam (QCVN 01-104: 2012/BNNPTNT) thì thức ăn
chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua
chế biến, bảo quản. Bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn,
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và phụ gia thức ăn
chăn nuôi.
- Thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp (TĂCN) là thức ăn chăn nuôi được chế biến
và sản xuất bằng các phương pháp công nghiệp. Thuật ngữ “công nghiệp” nhằm
ám chỉ phương pháp sản xuất công nghiệp có liên quan đến máy móc, thiết bị,


9


dây chuyền sản xuất theo quy mô công nghiệp.
Thức ăn công nghiệp chủ yếu là thức ăn hỗn hợp, là loại thức ăn đã được
chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau tạo thành. Thức ăn hỗn
hợp hoặc có đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật,
hoặc chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật. Thức ăn
hỗn hợp gồm có 2 loại chính: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp
đậm đặc và ngoài ra còn có thức ăn hỗn hợp bổ sung (Lê Hồng Mận và Bùi Đức
Lũng, 2003).
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu thức ăn,
được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy
trì khả năng sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh
trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kì loại thức ăn nào khác
ngoài nước uống. Loại thức ăn này có 2 dạng là dạng bột hoặc dạng viên.
Vũ Duy Giảng và cs. (1997) cho rằng “ Khi gia súc, gia cầm sử dụng thức
ăn hỗn hợp dạng viên sẽ có nhiều ưu thế hơn khi sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng
bột. Thứ nhất, khi ăn thức ăn dạng viên sẽ giảm được lượng thức ăn rơi vãi tới
10-15% so với thức ăn hỗn hợp dạng bột. Thứ hai là giảm được thời gian cho ăn,
dễ cho ăn. Thứ ba thức ăn viên còn tránh được sự lựa chọn thức ăn ép con vật ăn
theo nhu cầu dinh dưỡng đã định. Thứ tư thức ăn viên còn làm giảm được không
gian dự trữ, giảm dung tích máng ăn, dễ bao gói, dễ vận chuyển và bảo quản lâu
không hỏng. Thứ năm thức ăn viên khi cho gia súc ăn không bụi, tránh được
những triệu chứng bụi mắt, bệnh đường hô hấp. Thứ sáu dưới tác dụng cơ giới
nhiệt độ và áp suất trong khi ép viên kết cấu ligin và cellulosen có trong thức ăn
sẽ bị phá vỡ, từ đó làm tăng khả năng tiêu hóa tinh bột và chất sơ ở vật nuôi. Ép
viên còn làm chậm khả năng oxy hóa của các Vitamin tan trong dầu mỡ và tiêu
diệt phần lớn các vi sinh vật, nấm mốc và một số mầm bệnh…”

Theo Denixov (1971) cho rằng “ Thức ăn hỗn hợp dạng viên có lợi cả về quy
trình chế biến và hiệu qủa kinh tế. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dễ bảo quản hơn,
dùng bể vỗ béo cho gia súc, gia cầm thì khả năng khối lượng cơ thể cũng cao hơn”
Chính nhờ những ưu điểm trên mà hiện nay trên thế giới thức ăn hỗn hợp dạng
viên chiếm 60-70% tổng lượng thức ăn hỗn hợp (Vũ Duy Giảng và cs. 1997)
Bên cạnh những ưu điểm trên thức ăn hỗn hợp dạng viên cũng có các
nhược điểm mà chúng ta cấn lưu ý khi sử dụng: Thứ nhất là giá thành của thức

10


ăn dạng viên cao hơn thức ăn dạng bột do phải tốn chi phí cho quá trình ép viên.
Thứ hai nhiệt trong quá trình ép viên cao cũng làm phân hủy một số Vitamin từ
nguyên liệu” (Vũ Duy Giảng và cs. 1997). Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu
cầu vật nuôi và để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh
Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein,
khoáng chất và các vitamin. Ngoài ra thức ăn còn được bổ sung thêm kháng sinh,
thuốc phòng bệnh. Nồng độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗ hợp đậm đặc
thường cao hơn so với nhu cầu vật nuôi. Khi sử dụng thức ăn hỗ hợp đậm đặc
phải tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác hàng hóa. Người chăn nuôi khi mua
thức ăn hỗn hợp đậm đặc về đem trộn với các nguồn thức ăn tinh bột như ngô,
cám gạo, tấm… để tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thức ăn hỗn hợp đậm
đặc rất tiện lợi cho việc chế biến thủ công, chăn nuôi gia đình với quy mô nhỏ,
tận dụng các nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm sẵn có tại địa phương để giảm chi
phí về thức ăn.
2.2.2. Vai trò của thức ăn công nghiệp
Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn và
hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ

thể. Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của
động vật. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất, khi đó động vật sẽ
chết. Thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả của nghề
chăn nuôi (Trịnh Khắc Vịnh, 2010)
TĂCN ra đời đã tạo bước ngoặt lớn, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ
trong công cuộc nâng cao hiệu quả năng suất cho ngành chăn nuôi. Vai trò của
nó đã được thể hiện ở các điểm sau:
TĂCN dù là dạng bột hay dạng viên đều đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho
người chăn nuôi, nhất là đối với các trang trại có quy mô chăn nuôi trung bình
và lớn. Ngay cả các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khi sử dụng TĂCN cũng đã mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn. Bởi vì thức ăn này không những được phối trộn và cân
đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng, thích hợp cho từng giai
đoạn phát triển của con lợn mà còn được bổ sung các chất hấp phụ độc tố nấm
mốc, các chất chống oxy hóa, các men tiêu hóa và các chất phòng bệnh...
(Nguyễn Thiện và cs. 2005) Kết quả thu được trong chăn nuôi trên thế giới và

11


trong nước đã cho thấy việc sử dụng TĂCN hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung đã
tăng năng suất các sản phẩm chăn nuôi đồng thời hạ mức chi phí thức ăn trên
một đơn vị sản phẩm. Chăn nuôi bằng TĂCN sản xuất theo các công thức được
tính toán có căn cứ khoa học là đưa các thành tựu phát minh về dinh dưỡng
động vật vào thực tiễn sản xuất một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất (Lê Hồng
Mận và Bùi Đức Lũng, 2003)
- Góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi: từ khi TĂCN ra đời đã làm cho
hình thức chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ (tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có, phế
phẩm nông nghiệp, chế biến, sinh hoạt…để chăn nuôi) đã giảm xuống đáng kể.
Thay vào đó là hình thành ngày càng nhiều hơn các trang trại, gia trại, các hộ
chăn nuôi có quy mô lớn, đảm bảo được đúng quy trình kỹ thuật mang lại hiệu

quả cao nhất trong chăn nuôi.
- Thúc đẩy năng suất trong chăn nuôi: Trước đây, chăn nuôi nông hộ truyền
thống, phân tán, nhỏ lẻ, thủ công chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ phụ
phẩm nông nghiệp, chế biến hoặc trong sinh hoạt… nên sự phát triển vật nuôi
không ổn định, năng suất chăn nuôi thấp. Ngày nay, trên cơ sở các nghiên cứu
chuyên sâu về dinh dưỡng không chỉ cho từng loại vật nuôi và còn có các thông
tin về nhu cầu từng giai đoạn phát triển phục vụ thiết kế, phối hợp khẩu phần phù
hợp, chính xác giúp nâng cao năng suất chăn nuôi tạo một bước chuyển biến đột
phá cho sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Sử dụng TĂCN thuận tiện, giảm chi phí sản xuất trong các khâu cho ăn,
chế biến, bảo quản và giảm lao động, sử dụng ít thức ăn nhưng mà cho năng
suất cao đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng của vật nuôi mà nó còn đóng vai trò
quan trọng trong việc làm tăng hiệu quả cho ngành chăn nuôi, cụ thể là giảm
công lao động chăn nuôi trên một khối lượng sản phẩm chăn nuôi nhất định. Vì
theo phương thức chăn nuôi truyền thống thì nguồn thức ăn của vật nuôi phải
được nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốn nhiều nên mất nhiều thời gian cho việc
phục vụ chăn nuôi. Thay vào đó, ngày nay khi sử dụng TĂCN thì các công
đoạn đó đã được loại bỏ cho nên lượng lao động được sử dụng ít hơn. Như vậy,
năng suất lao động đã tăng lên cả về số lượng sản phẩm tạo ra và hiệu quả của
việc sử dụng lao động.
TĂCN có giá trị dinh dưỡng phù hợp với tuổi gia súc, phù hợp với hướng

12


×