Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

điều độ đơn hàng sản xuất thức ăn thuỷ sản sử dụng phần mềm asprova

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐIỀU ĐỘ ĐƠN HÀNG SẢN XUẤT
THỨC ĂN THUỶ SẢN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM ASPROVA
(CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DE HEUS TẠI VĨNH LONG)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S Nguyễn Văn Cần

Nguyễn Thị Sương (1111201)
Ngành: Quản lý công nghiệp – Khoá 37

Cần Thơ, tháng 05/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2014 – 2015
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Sương
Ngành: Quản lý công nghiệp

MSSV: 1111201
Khoá: 37

2. Tên đề tài: “Điều độ đơn hàng sản xuất thức ăn thuỷ sản sử dụng phần mềm
Asprova cho công ty TNHH De Heus chi nhánh tại Vĩnh Long”.
3. Địa điểm thực hiện: Lô 4A, Khu Công Nghiệp Hoà Phú, Ấp Hoà Phước, Xã
Hoà Phú, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long.
4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Văn Cần – Bộ môn Quản Lý Công Nghiệp, Khoa Công Nghệ,
Trường Đại Học Cần Thơ.
5. Mục tiêu đề tài:
 Tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch và điều độ sản xuất hiện tại của công ty.
 Xác định nguyên tắc điều độ hợp lý từ nhu cầu thực tế của khách hàng để công
ty sản xuất sản phẩm đáp ứng kịp thời.
 Sử dụng phần mềm Asprova software để điều độ sản xuất một cách nhanh
chóng nhưng vẫn đảm bảo được thời gian giao hàng.
 Xuất ra được kết quả điều độ và lập lịch trình sản xuất thực hiên từ Asprova
nhằm tăng năng suất, giao hàng đúng hạn và giảm hàng tồn kho.
6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
 Các nội dung chính:
Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thực trạng sản xuất tại công ty TNHH De Heus


Chương 4: Điều độ sản xuất
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
 Giới hạn đề tài: Do ràng buộc về thời gian thực hiện nên đề tài chỉ tập trung
điều độ đơn hàng sản xuất các sản phẩm chính trong ba tháng 1, 2, 3/2015.
7. Các yêu cầu hỗ trợ cho sinh viên thực hiện đề tài:
8. Kinh phí dự trù cho sinh viên thực hiện đề tài:

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Sương

Ý KIẾN CỦA CBHD

Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG LVTN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Cần Thơ, ngày tháng năm 2015

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Cán bộ hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Cần
2. Tên đề tài: Điều độ đơn hàng sản xuất thức ăn thuỷ sản sử dụng phần mềm
Asprova cho công ty TNHH De Heus chi nhánh tại Vĩnh Long.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Sương
Ngành: Quản lý công nghiệp

MSSV: 111201
Khoá: 37

4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của luận văn (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................



c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng
nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................
d. Kết luận, kiến nghị và điểm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................

Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Cán bộ hướng dẫn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

5. Cán bộ chấm phản biện:
6. Tên đề tài: Điều độ đơn hàng sản xuất thức ăn thuỷ sản sử dụng phần mềm

Asprova cho công ty TNHH De Heus chi nhánh tại Vĩnh Long.
7. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Sương
Ngành: Quản lý công nghiệp

MSSV: 111201
Khoá: 37

8. Nội dung nhận xét:
e. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................
f. Nhận xét về nội dung của luận văn (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................


g. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng
nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................

h. Kết luận, kiến nghị và điểm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................................

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Cán bộ chấm phản biện


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã tiếp thu và học
hỏi được rất nhiều kiến thức hữu ích, đã hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp cuối
khoá. Sự thành công ngày hôm nay ngoài cố gắng, nổ lực của bản thân, em thật sự rất
cảm gia đình - những người thân yêu nhất đã luôn ủng hộ và là nguồn động viên tinh
thần to lớn để em có thể hoàn thành tốt khoá học. Bên cạnh đó, em cũng xin chân
thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ cũng như quý thầy cô Khoa Công Nghệ,
đặc biệt nhất là Bộ môn Quản Lý Công Nghiệp đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình học tập, trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên môn quý giá trong quá
trình em học tập tại trường.
Thầy Nguyễn Văn Cần người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt cho em những
kiến thức quý báo. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, Thầy luôn tận tình giúp
đỡ, định hướng, góp ý để em kịp thời sửa chữa những thiếu sót tạo mọi điều kiện thuận

lợi để em hoàn thành tốt đề tài này.
Ban Giám Đốc Chi nhánh công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long đã tạo điều
kiện cho em thực tập tại công ty, cùng các anh chị phòng Sản xuất đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn em trong quá trình thực tập tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề
tài đúng tiến độ.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn những người bạn bè thân thiết đã luôn bên
cạnh động viên, khuyến khích tinh thần giúp tôi vượt qua những khó khăn và hoàn
thiện bài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 14 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Sương


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển bền vững đòi hỏi phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh,
quan tâm nhiều hơn đến công tác điều độ trong sản xuất để có thể đáp ứng tốt nhu cầu
biến động của khách hàng.
Nhìn chung, các doanh nghiệp hiện nay thực hiện công tác điều độ chủ yếu
bằng tay hoặc sử dụng phần mềm Microsoft Excel, đặc biệt là Chi nhánh công ty
TNHH De Heus tại Vĩnh Long một trong những công ty sản xuất thức ăn thủy sản với
nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng khác nhau. Do đó, khi số lượng đơn hàng đến
nhiều và đa dạng về chủng loại sản phẩm sẽ gây khó khăn hơn cho việc điều độ, làm
tốn nhiều thời gian và dễ dàng xảy ra sai sót dẫn đến việc điều độ không đạt hiệu quả.
Nhận thấy được điều này, tôi chọn đề tài “Điều độ đơn hàng sản xuất thức ăn thuỷ sản
sử dụng phần mềm Asprova cho Chi nhánh công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long” để
thực hiện. Đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng điều độ sản xuất hiện tại của công
ty, thu thập các số liệu và sử dụng phần mềm Asprova để điều độ cho các đơn hàng

nhằm đưa ra lịch trình sản xuất tối ưu nhất, tăng năng suất và giao hàng đúng hạn.
Qua đề tài này, mong rằng các công ty sẽ quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến
việc ứng dụng phần mềm này vào trong công tác điều độ.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi một số sai sót, rất mong sự
đóng góp ý kiến của thầy cô, quý công ty và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.


Mục lục

MỤC LỤC

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 2
1.4. Phương pháp thực hiện ......................................................................................... 2
1.5. Nội dung chính ..................................................................................................... 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 4
2.1. Lập kế hoạch sản xuất ........................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 4
2.1.2. Vai trò của lập kế hoạch trong sản xuất ......................................................... 5

2.2. Điều độ sản xuất ................................................................................................... 5
2.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 5
2.2.2. Vai trò - tác động .......................................................................................... 5
2.2.3. Mục tiêu của điều độ sản xuất ....................................................................... 6
2.2.4. Bài toán điều độ Job Shop ............................................................................. 7
2.2.5. Sắp xếp thứ tự đơn hàng trong sản xuất ......................................................... 8
2.2.6. Các phương pháp điều độ ............................................................................ 10
2.2.6.1. Sơ đồ Gantt ......................................................................................... 10
2.2.6.2. Quản lý trực quan ................................................................................ 11
2.2.6.3. Microsoft Project ................................................................................. 11
2.3. Lịch trình sản xuất .............................................................................................. 12

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

i


Mục lục
2.3.1. Lập lịch trình sản xuất ................................................................................. 12
2.3.2. Các thành phần trong lịch trình sản xuất ...................................................... 13
2.3.3. Các bước xây dựng lịch trình sản xuất ......................................................... 13
2.4. Phần mềm Software ............................................................................................ 14
2.4.1. Phần mềm LeKin ........................................................................................ 14
2.4.2. Phần mềm Asprova ..................................................................................... 15
2.4.2.1. Giới thiệu về Asprova .......................................................................... 15
2.4.2.2. Các tham số điều độ chính ................................................................... 16
2.4.2.3. Các loại biểu đồ trong Asprova ............................................................ 18
2.4.2.4. Di chuyển các hoạt động bằng bàn phím .............................................. 20

2.4.2.5. Biểu đồ Gantt kết hợp chế độ xem với bảng ......................................... 20
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH DE HEUS ...... 22
3.1. Giới thiệu chung về công ty ................................................................................ 22
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ....................................................... 23
3.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty ........................................................................ 24
3.4. Thành tựu, chứng nhận đạt được ......................................................................... 24
3.5. Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................................. 26
3.5.1. Sơ đồ tổ chức của công ty............................................................................ 26
3.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ....................................................... 26
3.6. Thực trạng sản xuất tại công ty TNHH De Heus ................................................. 29
3.6.1. Các sản phẩm chính của công ty .................................................................. 29
3.6.2. Quy trình sản xuất ....................................................................................... 31
3.6.2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất ...................................................................... 31
3.6.2.2. Thuyết minh quy trình ......................................................................... 32
3.6.3. Thực trạng công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất .................................. 34
3.6.3.1. Thực trạng nguyên vật liệu sản xuất ..................................................... 34
3.6.3.2. Thực trạng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất ................................ 34
3.6.3.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều độ sản xuất của công ty.............. 38
CHƯƠNG IV: ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT......................................................................... 39
4.1. Thu thập số liệu .................................................................................................. 39
4.1.1. Sản phẩm sản xuất ....................................................................................... 39
4.1.2. Số đơn hàng sản xuất ................................................................................... 39
4.1.3. Thời gian sản xuất cho một đơn vị sản phẩm ............................................... 41
4.1.4. Năng lực sản xuất của mỗi Line................................................................... 42
4.1.5. Thời gian vận chuyển .................................................................................. 43
4.1.6. Thời gian thiết lập của máy ......................................................................... 43

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201


ii


Mục lục
4.2. Phân tích dữ liệu ................................................................................................. 44
4.2.1. Phân loại đơn hàng cho từng Line ............................................................... 44
4.2.2. Tổng hợp quy trình sản xuất cho từng Line.................................................. 46
4.2.3. Phân đơn hàng sản xuất cho từng Line ........................................................ 49
4.3. Nguyên tắc điều độ sản xuất cho công ty ............................................................ 52
4.4. Điều độ sản xuất bằng phần mềm Asprova.......................................................... 52
4.4.1. Nhập dữ liệu sản xuất .................................................................................. 52
4.4.2. Nhập đơn hàng ............................................................................................ 55
4.4.3. Kiểm tra các nguyên tắc điều độ .................................................................. 56
4.5. Kết quả điều độ................................................................................................... 57
4.5.1. Biểu đồ Gantt nguồn lực .............................................................................. 57
4.5.2. Biểu đồ Gantt đơn hàng ............................................................................... 58
4.5.3. Biểu đồ tải nguồn lực .................................................................................. 59
4.5.4. Hiệu chỉnh kế hoạch điều độ........................................................................ 60
4.6. Đánh giá kết quả điều độ sử dụng Asprova ......................................................... 63
4.6.1. Số đơn hàng trễ ........................................................................................... 63
4.6.2. Ngày hoàn thành sản phẩm .......................................................................... 63
4.6.3. Thời gian sản xuất tối ưu ............................................................................. 64
4.6.4. Tồn kho sản phẩm ....................................................................................... 64
4.7. Quản lý trực quan và theo dõi đơn hàng .............................................................. 65
4.8. Lịch trình sản xuất tổng thể................................................................................. 66
4.9. Tóm tắt các bước thực hiện Asprova điều độ cho công ty.................................... 68
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................... 69
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 69
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 69


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

iii


Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng kế hoạch sản xuất của sản phẩm A........................................................... 4
Bảng 2.2. Các luật phân việc cơ bản ................................................................................. 9
Bảng 3.1 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm 9002, 9003, 9103, 9104 từ năm 2013 đến tháng
09/2014…………........................................................................................................... 29
Bảng 3.2 Năng lực của các máy móc, thiết bị ............................................................... 35
Bảng 3.3 Phân loại Line sản xuất cho mỗi loại kích cỡ .................................................. 36
Bảng 3.4 Quy trình xử lý đơn hàng ................................................................................ 36
Bảng 3.5 Một số đơn hàng trễ của tháng 01 và tháng 02 năm 2015 ................................ 37
Bảng 4.1 Đơn hàng nhận trong tháng 01/2015 ............................................................... 39
Bảng 4.2 Đơn hàng nhận trong tháng 02/2015 ............................................................... 40
Bảng 4.3 Đơn hàng nhận trong tháng 03/2015 ............................................................... 41
Bảng 4.4 Thời gian sản xuất cho từng line ..................................................................... 42
Bảng 4.5 Số lượng sản phẩm sản xuất mỗi ngày ............................................................ 43
Bảng 4.6 Thời gian vận chuyển ..................................................................................... 43
Bảng 4.7 Thời gian thiết lập cho các máy ...................................................................... 44

Bảng 4.8 Thời gian sản xuất cho các đơn hàng nhận trong tháng 01/2015 ...................... 44
Bảng 4.9 Thời gian sản xuất cho các đơn hàng nhận trong tháng 02/2015 ...................... 45
Bảng 4.10 Thời gian sản xuất cho các đơn hàng nhận trong tháng 03/2015 .................... 45
Bảng 4.11 Các đơn hàng sản xuất của Line 1 ................................................................. 50
Bảng 4.12 Các đơn hàng sản xuất của Line 2 ................................................................. 50
Bảng 4.13 Các đơn hàng chuyển Line sản xuất .............................................................. 51
Bảng 4.14 Lịch trình sản xuất các đơn hàng................................................................... 67

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

iv


Danh mục hình

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Một mô hình Job Shop sản xuất ba chi tiết A, B, C ........................................... 7
Hình 2.2 Sơ đồ Gantt ..................................................................................................... 10
Hình 2.3 Tham số Forward Scheduling ......................................................................... 16
Hình 2.4 Tham số Backward Scheduling ....................................................................... 17
Hình 2.5 Tham số Just-In-Time Scheduling ................................................................... 18
Hình 2.6 Biểu đồ Gantt đơn hàng .................................................................................. 19
Hình 2.7 Biểu đồ tải nguồn lực ...................................................................................... 19
Hình 2.8 Biểu đồ tồn kho .............................................................................................. 20
Hình 2.9 Biểu đồ Gantt kết hợp với chế độ xem bảng .................................................... 21
Hình 3.1 Chi nhánh công ty TNHH De Heus ................................................................. 22
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của công ty ............................................................................... 26
Hình 3.3 Các sản phẩm chính của công ty .................................................................... 30

Hình 3.4 Sơ đồ quy trình sản xuất ................................................................................. 31
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình sản xuất cho line 1 ................................................................. 47
Hình 4.2 Sơ đồ quy trình sản xuất cho line 2 ................................................................. 48
Hình 4.3 Sơ đồ quy trình sản xuất cho line 3 ................................................................. 49
Hình 4.4 Nhập thời gian và quy trình sản xuất SP 9002, 9003 ....................................... 53
Hình 4.5 Nhập thời gian và quy trình sản xuất SP cho 9103, 9104 ................................. 55
Hình 4.6 Nhập đơn hàng................................................................................................ 55
Hình 4.7 Kết quả trên biểu đồ Gantt nguồn lực .............................................................. 58
Hình 4.8 Tooltip hiển thị thông tin ................................................................................ 58
Hình 4.9 Kết quả trên biểu đồ Gantt đơn hàng ............................................................... 59
Hình 4.10 Biểu đồ tải nguồn lực ................................................................................... 60
Hình 4.11 Kết quả lọc ra các đơn hàng trễ ..................................................................... 60
Hình 4.12 Bổ sung quy trình chuyển Line sản xuất ........................................................ 61
Hình 4.13 Hiệu chỉnh Split number ............................................................................... 61
Hình 4.14 Biểu đồ Gantt đơn hàng sử dụng Asprova ..................................................... 63
Hình 4.15 Biểu đồ tải .................................................................................................... 63
Hình 4.16 Biểu đồ Lead time ......................................................................................... 64
Hình 4.17 Biểu đồ tồn kho............................................................................................. 64
Hình 4.18 Biểu đồ công việc ......................................................................................... 65
Hình 4.19 Nhập thêm đơn hàng mới .............................................................................. 66
Hình 4.20 Kết quả biểu đồ Gantt nguồn lực đơn hàng mới............................................. 66

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

v


Chương I: Giới thiệu


CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải
quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến việc lập một kế hoạch sản xuất, để có thể đáp
ứng tốt các nhu cầu đặt hàng từ phía khách hàng, cũng như kịp thời tiến hành công tác
điều độ cần thiết nhằm khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất các lãng phí, tổn thất
phát sinh, giao hàng đúng thời hạn và đủ số lượng yêu cầu. Từ đó, góp phần đảm bảo
uy tín của doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Điều độ sản xuất là một quá trình ra quyết định đóng vai trò quan trọng trong
hầu hết các hoạt động, các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Điều độ sản xuất
được thực hiện bao gồm các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất cho từng đơn
hàng, phân giao công việc cho từng người hay từng nhóm người, từng máy và sắp xếp
thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc một cách cụ thể, nhằm đảm bảo hoàn thành
đúng với tiến độ đã xác định trong kế hoạch sản xuất trên cơ sở tận dụng tốt khả năng
sản xuất hiện có của doanh nghiệp.
Nhìn chung, điều độ sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp
trong việc theo dõi, quản lý chặt chẽ và đánh giá được tình hình sản xuất tốt hơn.
Công ty TNHH De Heus, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản hàng đầu
thế giới thì công tác lập kế hoạch, điều độ sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. Hiện tại, phương thức điều độ của công ty chủ
yếu điều độ công việc sản xuất hàng ngày là dựa trên cảm tính sử dụng phần mềm
Microsoft Excel nên trong những ngày có số lượng đơn hàng lớn hay khách hàng đặt
hàng khẩn công tác điều độ sẽ gặp phải không ít khó khăn vì phải mất nhiều thời gian
SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201


Trang 1


Chương I: Giới thiệu
để lên lịch sản xuất, sắp xếp công việc chưa tối ưu dẫn đến tình trạng xuất hiện các
đơn hàng trễ. Nhận thấy được điều này, đề xuất đề tài: “Điều độ đơn hàng sản xuất
thức ăn thuỷ sản sử dụng phần mềm Asprova cho công ty TNHH De Heus chi
nhánh tại Vĩnh Long ”. Nghiên cứu này sử dụng một chương trình máy tính
Asprova- Nhật Bản vào công việc lập kế hoạch và điều độ sản xuất thay cho Excel để
giúp công ty khắc phục tình trạng trễ đơn hàng, rút ngắn thời gian sản xuất, đáp ứng
kịp thời cho khách hàng. Hơn nữa, công tác quản lý đơn hàng được cải thiện hơn,
thông qua Asprova một cách trực quan, sắp xếp công việc nhanh và chính xác hơn.
1.2. Mục tiêu đề tài
 Tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch và điều độ sản xuất hiện tại của công ty.
 Xác định nguyên tắc điều độ hợp lý từ nhu cầu thực tế của khách hàng, năng
lực của quy trình thực tế để đáp ứng kịp thời.
 Sử dụng phần mềm Asprova software để điều độ sản xuất một cách nhanh
chóng nhưng vẫn đảm bảo được thời gian giao hàng.
 Xuất ra được kết quả điều độ và lập lịch trình sản xuất thực hiện từ Asprova
nhằm tăng năng suất, giao hàng đúng hạn và giảm hàng tồn kho.

1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu quy trình sản xuất và
thực trạng sản xuất ở công ty, chủ yếu là công tác điều độ sản xuất cho các đơn hàng
được thu thập từ tháng 01 đến tháng 03/2015.
1.4. Phương pháp thực hiện
 Tìm hiểu và tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài qua sách, báo,
Internet.
 Khảo sát tình hình thực tế quy trình sản xuất tại công ty, thu thập các số liệu cần

thiết để tiến hành điều độ sản xuất cho công ty.
 Áp dụng phần mềm Asprova để thực hiện điều độ.
 Đánh giá kết quả điều độ thu được và lập lịch trình sản xuất tổng thể cho công
ty.

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

Trang 2


Chương I: Giới thiệu
1.5. Nội dung chính
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty TNHH De Heus
Chương IV: Điều độ sản xuất
Chương V: Kết luận – Kiến nghị

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

Trang 3


Chương II: Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG II


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Lập kế hoạch sản xuất
2.1.1. Khái niệm
Lập kế hoạch sản xuất là quá trình sắp xếp, kiểm soát và tối ưu hoá công việc
và khối lượng công việc trong một quá trình sản xuất. Nó sử dụng các phân bổ nguồn
lực của các hoạt động của người lao động, vật tư, năng lực sản xuất nhằm phục vụ nhu
cầu khách hàng khác nhau. Một kế hoạch sản xuất được thực hiện định kỳ cho một
khoảng thời gian cụ thể, được gọi là chu kỳ kế hoạch.
Một lịch trình sản xuất tổng thể (MPS) là một kế hoạch cho mặt hàng riêng lẻ
để sản xuất trong từng thời kỳ như sản xuất, hàng tồn kho… nó thường liên kết với sản
xuất, nơi kế hoạch chỉ ra khi nào và bao nhiêu của sản phẩm sẽ được yêu cầu. Kế
hoạch này xác định số lượng các quá trình quan trọng, các bộ phận và các nguồn lực
khác để tối ưu hoá sản xuất, để xác định tắc nghẽn, dự đoán nhu cầu và hoàn thành
hàng hoá. Sử dụng MPS giúp tránh tình trạng thiếu hụt, xúc tiến tốn kém, và phân bố
hiệu quả các nguồn lực.
Một ví dụ về một bảng lịch trình sản xuất tổng thể cho sản phẩm A như sau:
Bảng 2.1. Bảng kế hoạch sản xuất của sản phẩm A
Kế hoạch sản xuất cho 2tuần, 09 tháng 12
Nhu cầu

07/12

08/12

09/12

10/12


11/12

Nhu cầu hàng tháng cho sản phẩm A

4000

4000

4000

4000

4000

Số ngày làm việc trong tháng

23

23

23

23

23

MPS nhu cầu hàng ngày cho sản phẩm A

174


174

174

174

174

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

Trang 4


Chương II: Cơ sở lý thuyết
2.1.2. Vai trò của lập kế hoạch trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất, việc lập kế hoạch giữ một vai trò rất quan trọng, nó
góp phần giúp cho doanh nghiệp:
 Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi.
 Tập trung khả năng chú ý vào các mục tiêu đã định.
 Tạo khả năng tác nghiệp về kinh tế (giảm chi phí sản xuất, giảm thời gian,
giảm công sức, giảm hàng tồn kho…).
 Thuận lợi cho việc kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch.
 Tăng hiệu quả sản xuất.
 Thông tin thời gian chính xác ngày giao hàng.

2.2. Điều độ sản xuất
2.2.1. Khái niệm
Điều độ là một quá trình ra quyết định đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các

hoạt động, các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Kỹ thuật điều độ được sử dụng
trong mua bán và sản xuất, trong vận chuyển và phân bố, trong xử lý thông tin và
truyền thông. Chức năng của điều độ trong một công ty là sử dụng các kỹ thuật toán
học hay một số phương pháp định lượng khác để phân phối hợp lý các nguồn tài
nguyên có hạn phục vụ công việc. Một sự phân phối tài nguyên thích hợp sẽ cho phép
công ty đạt được tối ưu mục tiêu mong muốn.
2.2.2. Vai trò - tác động
Một số minh hoạ về vai trò của điều độ trong một số tình huống thực trong cuộc
sống như sau:
 Trong dự án lắp đặt hệ thống máy tính, bao gồm một số công việc riêng biệt
như định giá và chọn lựa phần cứng, phát triển phần mềm, tuyển dụng và huấn luyện
nhân viên, kiểm tra hệ thống và gỡ lỗi hệ thống. Cần lưu ý là giữa các công việc tồn tại
một mối quan hệ ưu tiên: một số công việc có thể bắt đầu đồng thời, trong khi đó một
số khác chỉ có thể được bắt đầu sau khi một số công việc tiên quyết trước nó đã được
hoàn thành. Mục tiêu đặt ra là hoàn thành toàn bộ dự án trong thời gian ngắn nhất.
Trong trường hợp này, kỹ thuật điều độ không chỉ cung cấp một quá trình chặt chẽ để

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

Trang 5


Chương II: Cơ sở lý thuyết
quản lý dự án mà còn cung cấp một sự ước lượng tốt về thời gian hoàn thành dự án,
tìm ra được các công việc tới hạn.
 Trong sản xuất động cơ có dạng job shop, có nhiều công việc và một hàm
mục tiêu cần phải cực tiểu hoá. Trong nhiều môi trường sản xuất các hệ thống điều
khiển vật liệu tự động di chuyển dòng sản phẩm từ đầu đến cuối hệ thống ở mỗi bước

dừng, hệ thống này được gọi là hệ thống lắp ráp linh hoạt (Fliexible asembly
systems). Công việc của nhà điều độ trong trường hợp này là đưa ra các kế hoạch làm
việc tốt nhất khi thoả mãn các điều kiện về thứ tự công việc và thời gian thực hiện.
 Một dây chuyền lắp ráp ô tô, trong hệ thống lắp ráp các điểm thắt cổ chai xuất
hiện khi có hiện tượng ùn tắc các bán thành phẩm trên một số công việc. Có nhiều
nguyên nhân gây ra ùn tắc như năng lực của trạm lắp ráp, thời gian chuẩn bị khi thay
đổi mẫu mã lớn (ví dụ như phân xưởng sơn có thể là mộ nút cổ chai). Công việc điều
độ vì vậy cần tiến hành sao cho cân bằng tải ở các trạm làm việc, hướng đến mục tiêu
cực đại năng suất.
Các tình huống được nêu ở trên đã cho thấy điều độ rất quan trọng trong cả hai
lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Các bài toán điều độ thường xảy ra trong một trường sản
xuất (như điều độ dây chuyền lắp ráp), một số khác thì xuất hiện trong môi trường dịch
vụ (như hệ thống đặt chỗ thuê xe trước). Về mặt mô hình, một số bài toán điều độ tìm
thấy trong cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
Trong nhiều môi trường làm việc, tác động của điều độ với các mục tiêu cho
trước thường không thể thấy được ngay. Tuy nhiên, lựa chọn một sự điều độ kỹ lưỡng
có một tác động đáng kể đến sự hoạt động của hệ thống. Thực vậy, một cải tiến trong
một sự điều độ có thể cắt giảm các chi phí trực tiếp cũng như gián tiếp một số phần
trăm đáng kể, đặc biệt trong một số trường hợp sản xuất phức tạp.
2.2.3. Mục tiêu của điều độ sản xuất
 Tối thiểu thời gian hoàn thành: tiêu chuẩn này được đánh giá bằng việc xác
định thời gian hoàn thành trung bình cho mỗi công việc.
 Thời gian hoàn thành trung bình = Tổng thời gian / Số lượng công việc
 Tối đa tận dụng nguồn lực: tiêu chuẩn này được đánh giá bằng việc xác định
phần trăm thời gian nguồn lực được tận dụng.
Mức độ tận dụng nguồn lực = Tổng thời gian gia công / Tổng dòng gia công
SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201


Trang 6


Chương II: Cơ sở lý thuyết
 Tối thiểu hoá bán thành phẩm: điều này được đánh giá bằng việc xác định số
công việc trung bình trong hệ thống. Số lượng công việc trong hệ thống có mối quan
hệ mật thiết với tồn kho bán thành phẩm. Do đó càng có ít công việc trong hệ thống
tồn kho bán thành phẩm sẽ càng nhỏ.
Số công việc trung bình trong hệ thống=Tổng dòng thời gian/ Thời gian gia
công
 Tối thiểu hoá thời gian chờ của khách hàng: tiêu chuẩn này được đánh giá
bằng số ngày trễ trung bình.
Thời gian trễ trung bình = Tổng thời gian trễ/ Tổng số công việc
2.2.4. Bài toán điều độ Job Shop
Trong một Job Shop, một công việc điển hình bao gồm một số thao tác mà các
thao tác nay cần phải thực hiện trên các máy móc khác nhau.

Hình 2.1 Một mô hình Job Shop sản xuất ba chi tiết A, B, C
Mỗi máy được cài đặt theo một cấu hình nào đó và mỗi công việc đi theo mỗi
đường đi riêng của nó qua các máy móc. Các công việc phải được điều độ để tối ưu
một hay nhiều mục tiêu, chẳng hạn như cực tiểu thời gian hoàn thành công việc hay
cực tiểu các công việc trễ hạn. Job Shop phổ hiến trong các ngành công nghiệp dịch vụ
(bệnh viện là một ví dụ về dạng Job shop).
Hiện tại có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều độ cho bài toán Job Shop
và ngày càng phát triển các công cụ, phần mềm tiên tiến hiện đại để phục vụ cho công
việc điều độ. Phương pháp hầu như rất quen thuộc và thường xuyên được người lập kế
hoạch sử dụng mà đến nay vẫn còn đó là phương pháp Whiteboarb (bảng trắng), một
SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201


Trang 7


Chương II: Cơ sở lý thuyết
phương pháp đơn giản mà bất kỳ nhân công nào cũng có thể hiểu được. Trong công ty
với hệ thống sản xuất nhỏ thì phương pháp Whiteboarb có thể sử dụng tốt. Tuy nhiên,
một khi số lượng các công việc tăng lên và tính đa dạng của công việc cũng như đơn
hàng dẫn đến công tác điều độ rất phức tạp.
2.2.5. Sắp xếp thứ tự đơn hàng trong sản xuất
Một luật phân việc (Dispatching rule) là một quy luật để xếp độ ưu tiên cho các
công việc đang chờ để gia công trên một máy. Có nhiều cách phân loại luật phân việc:
 Luật tĩnh (không phụ thuộc thời gian) chỉ là một hàm về dữ liệu về công việc,
dữ liệu máy móc.
 Luật động (phụ thuộc thời gian) có biến thời gian tham gia vào
 Luật cục bộ và tổng thể
Dưới đây là một số luật phân việc cơ bản như sau:
 Thực hiện theo thứ tự ngẫu nhiên (Service In Random Order – SIOR): khi
nào máy được rỗi thì công việc kế tiếp được chọn ngẫu nhiên để thực hiện.
 Thực hiện công việc có thời gian sẵn sàng sớm nhất (Earliest Release Date
first – ERD): luật này tương đương với luật mục tiêu là cực tiểu hoá thời gian chờ.
 Thực hiện công việc có thời gian tới hạn sớm nhất (Earliest Due Date first –
EDD): công việc có thời gian tới hạn sớm nhất được chọn để thực hiện trước, với mục
tiêu là cực tiểu hoà thời gian trễ đại số của những công viêc đang chờ.
 Thực hiện công việc có thời gian trễ nhỏ nhất trước (Minimum Slack first –
MS): thời gian trễ là thời gian còn lại cho công việc chưa được thực hiện phải bắt đầu
để có thể kết thúc đúng hạn.
Thời gian trễ (Slack) = (dj – pj – t)
Trong đó:


dj : thời gian tới hạn
pj : thời gian xử lý
t : thời gian hiện tại.

 Thực hiện công việc có thời gian gia công nhỏ nhất có trọng số trước nhất
(Weighted Shortest Processing Time first – WSPT): công việc có tỷ số (pj/wj) nhỏ
nhất được thực hiện trước nhất.
Qui luật này có xu hướng cực tiểu tổng thời gian hoàn thành công việc có trọng số


. Khi tất cả các trọng số bằng nhau, luật WSPT trở thành luật SPT.

SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

Trang 8


Chương II: Cơ sở lý thuyết
 Thực hiện công việc có thời gian gia công dài nhất (Longest Processing
Time first - LPT): luật này thường được áp dụng trong mô hình máy song song để cân
bằng tải trên các máy.
 Thực hiện công việc có thời gian chuẩn bị nhỏ nhất (Shortest Processing
Time first - SPT): luật này chọn công việc có thời gian chuẩn bị nhỏ nhất thực hiện
trước.
 Thực hiện công việc có độ linh hoạt nhỏ nhất (Least Flexible Job first LFJ): luật này chọn công việc có độ linh hoạt nhỏ nhất để thực hiện (công việc ít linh
hoạt là công việc chỉ thực hiện trên một số máy nhất định, là những công việc có số
máy gia công được ít nhất). Luật này thích hợp cho mô hình song song mà các máy
không giống nhau.

 Thực hiện công việc trên đường tới hạn (Critical Path - CP): chọn công việc
trên đường tới hạn để thực hiện trước, thích hợp cho các công việc có ràng buộc trước
– sau.
 Thực hiện công việc có số việc theo sau nhiều nhất (Largest Number of
Successors - LNS): chọn công việc có danh sách các công việc theo sau là dài nhất.
 Thực hiện công việc có hàng đợi ngắn nhất ở thao tác kế tiếp (Shortest
Queue at the Next Operation - SQNO): theo luật này, công việc nào có hàng đợi trên
máy kế tiếp cho thao tác kế tiếp sẽ được chọn để thực hiện trước.
Bảng 2.2. Các luật phân việc cơ bản

Luật phụ thuộc vào
ngày sẵn sàng thực
hiện và ngày tới hạn

Luật phụ thuộc vào
thời gian gia công

SVTH: Nguyễn Thị Sương

Luật

Dữ kiện

Mục tiêu

ERD

rj

Thay đổi thời gian năng suất


EDD

dj

Cực đại hóa độ trễ đại số

MS

dj

Cực đại hóa độ trễ đại số

LPT

pj

Cân bằng tải trên các máy song
song

SPT

pj

Tổng thời gian hoàn tất, WIP

WSPT

pj,wj


Tổng thời gian hoàn tất có trọng
số, WIP

CP

pj, ràng buộc Makespan - Thời gian hoàn tất
trước sau
công việc cuối cùng

LNS

pj, ràng buộc Makespan - Thời gian hoàn tất

1111201

Trang 9


Chương II: Cơ sở lý thuyết
trước sau

Các luật khác

SIRO

-

SST

Sjk


LFJ

Mj

SQNO

-

công việc cuối cùng
Dễ thực hiện
Makespan - Thời gian hoàn tất
công việc cuối cùng và năng suất
- nt Thời gian rỗi của máy

2.2.6. Các phương pháp điều độ
2.2.6.1. Sơ đồ Gantt
Đây là một công cụ quản lý quan trọng cho điều độ và kiểm soát dự án được
xây dựng vào năm 1915 bởi Henry L.Gantt.
Trong sơ đồ Gantt, các công tác được biểu diễn trên trục tung bằng thanh
ngang, thời gian tương ứng được thể hiện trên trục hoành.

A

A

B

B


C

C

D

D

E

E
5

10

15

20

5

(a)

10

15

20

(b)


Hình 2.2 Sơ đồ Gantt
Các bước để tạo sơ đồ Gantt gồm có:
 Phân tích các hoạt động (công việc) một cách chi tiết.
 Sắp xếp trình tự thực hiện các hoạt động một cách hợp lý.
 Xác định độ dài thời gian thực hiện từng công việc một cách thích hợp.
 Quyết định thời điểm bắt dầu và kết thúc của từng công việc (các công việc có
thể thực hiện đồng thời, song song với nhau).
 Xây dựng bảng phân tích các hoạt động, trong đó nêu rõ nội dung trình tự
thực hiện, thời điểm bắt đầu và kết thúc từng hoạt động.
SVTH: Nguyễn Thị Sương

1111201

Trang 10


×