Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI HSG môn NGỮ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.51 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THƯỜNG XUÂN

TRƯỜNG THCS THỌ THANH

ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH
MÔN: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 150 phút)

I. Lập ma trận:
Tên chủ đề

Tiếng Việt

Nhận biết
TL
Chỉ ra biện
pháp đổi trật
tự từ trong
câu

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:

1/2
0,5
2,5

Thông hiểu
TL
Hiểu được tác


dụng của biện
pháp đổi trật
tự từ trong
câu thơ
1/2
1,5
7,5

Thấp

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

1/2
3,0
15%

Nghị luận
văn học

1/2
0,5
2,5%

Cộng
Cao

1
2,0

10%
Viết được bài
nghị luận xã
hội đầy đủ
nội dung và
đảm bảo bố
cục

Nghị luận
xã hội

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Tổng số
câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

Vận dụng

Cảm - hiểu
được nội
dung và nghệ
thuật của một
tác phẩm văn
học (thơ)

Biết viết một
bài nghị luận

văn học hoàn
chỉnh

1/3
3,0
15%
5/6
4,5
22,5%

1/3
5,0
25%
5/6
8,0
40%

Có sự sáng
tạo và bày tỏ
suy nghĩ về
một vấn đề xã
hội (niềm vui
trong cuộc
sống đến mức
sâu sắc
1/2
3,0
15%

1

6,0
30%

Viết bài văn
có sự sáng
tạo, có sự
phát hiện
riêng, có sức
thuyết phục
mạnh mẽ
1/3
4,0
20%
5/6
7,0
35%

1
12
60%
3
20
100%


II. ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,0 điểm)
Phân tích giá trị của biện pháp đổi trật tự cú pháp trong các câu thơ sau đây
của Tố Hữu:
Nhà ai mới quá tường vôi mới,

Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong.
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng,
Giếng vườn ai dậy nước khơi trong.”
Câu 2 (6,0 điểm)
Mỗi ngày ta chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụcười
(Mỗi ngày một niềm vui - Trịnh Công Sơn)
Từ nội dung trên, viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống.
Câu 3 (12,0 điểm)
Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây
truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.
Qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---HẾT---


III. ĐÁP ÁN
Câu 1:
+ Chỉ ra được các từ được đổi trật tự cú pháp ở các câu thơ là các từ: “thơm
phức, nặng, ngồn ngộn” (0,5 điểm)
+ Giá trị của biện pháp đổi trật tự cú pháp: nhấn mạnh ý nghĩa của từ được
đổi trật tự cú pháp, tăng giá trị biểu cảm, tính hình tượng, làm cho người đọc cảm
nhận ngay được bằng khứu giác, thị giác và cảm giác về sự sung túc, no ấm của
làng quê miền biển, một nét đẹp đẽ của cuộc sống mới. (1,5 điểm)
Câu 2
I. Yêu cầu về kĩ năng trình bày
Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp
xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng,
cẩn thận, không có quá 3 lỗi dùng từ, diễn đạt…(0.5 điểm)
II. Yêu cầu về kiến thức

(5.5 điểm)
1. Giải thích nội dung ca từ
(1.5 điểm)
Cuộc sống là sự đan xen giữa những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và
đau khổ. Con người cần phải biết chọn lựa thái độ sống và chịu trách nhiệm về sự
lựa chọn của mình. (0.75 điểm)
Sự lựa chọn niềm vui là một phương châm sống. Niềm vui có thể đơn giản
chỉ là việc ngắm nhìn một bông hoa đẹp, đón nhận nụ cười của người khác…Đó
là niềm vui bình dị trước cuộc đời mà chỉ những tâm hồn nhạy cảm, tinh tế,
những tấm lòng nhân hậu, bao dung mới có thể cảm nhận được. (0.75 điểm)
2. Suy nghĩ về niềm vui trong cuộc sống (3.0 điểm)
Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hân hoan, sung
sướng cho con người trong cuộc sống. (1.0 điểm)
Niềm vui không hẳn là những điều to tát, lớn lao mà có thể chỉ là những điều
nhỏ bé, giản dị, quen thuộc. (1.0 điểm)
Biết trân trọng những hạnh phúc bé nhỏ, trọn vẹn với niềm vui giản dị là
chúng ta đã biết sống một cách ý nghĩa. Đó là bài học sâu sắc và thấm thía về
cách sống cho mỗi người. (1.0 điểm)
3. Liên hệ bản thân (1,0 điểm)
- Cần biết phát hiện, trân trọng, những niềm vui giản dị, đời thường trong
cuộc sống, đó là cơ sở cho những niềm hạnh phúc lớn lao.
- Phải luôn học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, có thái độ sống tích
cực và đúng đắn.
Câu 3 (12,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng


Biết cách làm một bài nghị luận văn học; thao tác tổng hợp tốt, bố cục rõ
ràng chặt chẽ; hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc; chữ viết rõ ràng, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài viết
cần đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Giải thích nhận định (3,0 điểm)
- Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Nghệ thuật là tiếng
nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư,
chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.
- Tác phẩm…vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ
mang trong lòng: Tác phẩm lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn con
người cũng qua con đường tình cảm. Người đọc như được sống cùng cuộc sống
mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm với những yêu ghét, buồn vui.
 Nhận định nêu lên giá trị, chức năng của tác phẩm văn học.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng (7,0 điểm)
- “Ánh trăng” là lời tâm sự thiết tha sâu lắng, chân thành: (4,0 điểm)
+ Trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ
và cả những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Con người nhủ với lòng mình
chung thủy, sắt son với trăng “ngỡ không bao giờ quên”. (1,5 điểm)
+ Khi chiến tranh lùi xa, người lính trở về với cuộc sống hòa bình, người
bạn chung tình thuở trước đã trở thành “người dưng qua đường”. Con người đã
lãng quên vầng trăng. (1,0 điểm)
+ Trong khoảnh khắc cuộc sống hiện đại biến mất, thành phố mất điện, ánh
trăng lại hiện ra. Con người gặp lại ánh trăng tình nghĩa, không hao khuyết, vẫn
như thuở nào. Cuộc gặp gỡ bất ngờ mà kỳ diệu, vầng trăng đánh thức những kỷ
niệm xưa, trăng khắc nhớ về: quá khứ xa và gần, đất nước và quê hương, thiên
nhiên và cuộc sống… đối diện với trăng là đối diện với những phần đời đẹp nhất.
(1,5 điểm)
- “Ánh trăng” là lời tự nhủ và nhắn gửi về thái độ sống tri ân, nghĩa tình
cùng quá khứ: (3,0 điểm)
+ Trăng vẫn chiếu sáng “tròn vành vạnh”, dẫu cho “người vô tình”. Cái
tròn đầy, im lặng của trăng là biểu tượng cho nghĩa tình thủy chung, sự bao dung

độ lượng và thái độ nghiêm khắc, làm con người trăn trở, suy ngẫm, nhận ra sự
vô tình, bội bạc của mình. Đó là sự bừng tỉnh của nhân cách, trở về với lương
tâm trong sạch tốt đẹp. (1,5 điểm)
+ Ánh trăng còn nhắc nhở người đọc thái độ sống thủy chung, ân nghĩa.
Nó không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ mà là chuyện của nhiều
người, nhiều thế hệ. Nó có ý nghĩa cảnh tỉnh, gợi cho mọi người sống đẹp xứng
đáng với những người đã khuất, với chính mình, trân trọng quá khứ để vững
bước tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng để nói chuyện đời, chuyện tình
nghĩa. (1,5 điểm)
3. Đánh giá chung (2,0 điểm)


- Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ
gợi nhắc về lối sống đẹp, ân nghĩa, thủy chung.
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa với cả người sáng tác và bạn
đọc.
*Lưu ý:
- Giám khảo vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của thí
sinh.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
- Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25.
- Điểm toàn bài là tổng điểm đã chấm, không làm tròn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×