g
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
ĐỒNG THỊ THU TRANG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT THEO QUI MÔ HỘ GIA
ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
ĐỒNG THỊ THU TRANG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT THEO QUI MÔ HỘ GIA
ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học : TS. PHAN THỊ THU HẰNG
Thái Nguyên - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2014
Người thực hiện luận văn
Đồng Thị Thu Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ vô cùng tận tình của cơ sở đào tạo, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Phòng quản lý và đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Thu Hằng đã hết lòng
tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cổ vũ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2014
Người thực hiện luận văn
Đồng Thị Thu Trang
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................viii
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài........................................................................... 3
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 6
1.2.1. Khái quát về tài nguyên nước ................................................................ 6
2.1.1. Nước mặt. ............................................................................................. 6
1.2. 2. Vai trò của tài nguyên nước.................................................................. 9
1.3 . Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 10
1.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước trên thế giới và Việt Nam.......... 10
1.3.2. Chất lượng nước sinh hoạt tại Việt Nam............................................. 12
1.3.3. Thực trạng ô nhiễm nước ngầm trên thế giới và Việt Nam. .................... 15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 24
iv
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................. 24
2.4.2. Phương pháp kế thừa......................................................................... 25
2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................... 25
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu............................................. 27
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên [20].. 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên- Kinh tế xã hội ...................................................... 29
3.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Thành phố Thái Nguyên ........ 35
3.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên.......................................................................................... 38
3.2.1. Hiện trạng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên 38
3.2.2. Mục đích sử dụng các nguồn nước của các hộ gia đình...................... 40
3.3. Chất lượng các nguồn nước sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên ............. 42
3.3.1. Kết quả khảo sát chất lượng nước máy............................................... 42
3.3.2. Kết quả khảo sát chất lượng nước ngầm của người dân đang sử dụng45
3.4. Đánh giá hiệu quả một số phương pháp xử lý nước đang áp dụng tại các
hộ gia đình ở Thái Nguyên ........................................................................... 49
3.4.1. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý nước tại các hộ gia đình ........ 49
v
3.4.2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý nước qui mô hộ gia đình tại
thành phố Thái Nguyên ................................................................................ 51
3.5. Đề xuất biện pháp xử lý nước sinh hoạt qui mô hộ gia đình trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên ................................................................................ 58
3.5.1. Đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước trên địa bàn
Thành phố Thái Nguyên ............................................................................... 58
3.5.2. Các giải pháp chung quản lý, bảo vệ nguồn nước trên địa bàn Thành
phố Thái Nguyên .......................................................................................... 59
3.5.3. Đề xuất các biện pháp xử lý nước quy mô hộ gia đình........................ 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 64
1. Kết luận.................................................................................................... 64
2. Kiến nghị.................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 66
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
CN TTCN
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
DTTN
Diện tích tự nhiên
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
UBND
Ủy ban nhân dân
TTMNBB
Trung du miền núi Bắc Bộ
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Những điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt. ................. 7
Bảng 2.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất của các nước trên
Thế Giới. ....................................................................................... 11
Bảng 2.3. Một số bệnh xảy ra và lây lan do sử dụng nguồn nước không hợp
vệ sinh ở Việt Nam........................................................................ 13
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng nước...................................... 26
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước ........................ 28
Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên .... 31
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt của người dân................... 39
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại hộ gia đình ở thành phố Thái
Nguyên.......................................................................................... 40
Bảng 3.5. Hiện trạng sản xuất tại nhà máy nước Túc Duyên và Tích Lương 43
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước máy tại các hộ gia đình đình ở Thành
phố Thái Nguyên........................................................................... 43
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào tại các hộ gia đình
đình ở Thành phố Thái Nguyên ..................................................... 45
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan tại các hộ gia đình
đình ở Thành phố Thái Nguyên ..................................................... 47
Bảng 3.9. Biện pháp xử lý nước sinh hoạt đang được áp dụng tại các hộ gia
đình ở Thành phố Thái Nguyên ..................................................... 50
Bảng 3.10. Chất lượng nước giếng trước và sau xử lí bằng qua bể lọc ......... 52
Bảng 3.11. Chất lượng nước máy trước và sau xử lí bằng qua máy lọc ........ 54
Bảng 3.12. Chất lượng nước GĐ và GK trước và sau xử lí bằng qua máy lọc ...56
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thành phố Thái Nguyên ........................................ 29
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình
ở thành phố Thái Nguyên ............................................................... 41
Hình 3.3. Biểu đồ nồng độ Fe tại các mẫu nước giếng của các hộ gia đình tại
Thành phố Thái Nguyên................................................................ 49
Hình 3.4. Biểu đồ các biện pháp xử lý nước sinh hoạt tại các hộ gia đình ở
Thành phố Thái Nguyên................................................................ 50
Hình 3.4. Hiệu quả xử lý Fe (của nước giếng) qua bể lọc ............................. 53
Hình 3.6. Hiệu quả xử lý độ cứng (của nước máy) qua máy lọc ................... 55
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Fe (của giếng đào) qua máy lọc... 57
Hình 3.8. Cấu trúc bể lọc nước bằng than hoạt tính ...................................... 61
1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên ban tặng cho con
người, không có nước thì không có sự sống và cũng không có một hoạt động kinh tế
nào có thể tồn tại được. Nước là khởi đầu và là nhu cầu thiết yếu của sự sống; là yếu
tố quan trọng của sản xuất; là nhân tố chính để bảo đảm môi trường. Tuy vậy,
nguồn tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, khối lượng và chất lượng nước
ngày càng suy giảm, hạn hán, lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian
trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là nguyên nhân đã gây
ra khủng hoảng về nước ở nhiều nơi trên thế giới.
Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về
kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế cao vì thế nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước
phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc khai thác, sử
dụng không đi kèm với công tác bảo vệ, phát triển bền vững thì trong tương lai tình
trạng suy thoái cạn kiện nguồn nước là hậu quả không thể tránh khỏi. Để phát triển
kinh tế - xã hội một cách bền vững thì công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài
nguyên nước cần được chú trọng.
Là một trong những trung tâm công nghiệp lớn ở Việt Nam, thành phố Thái
Nguyên cũng là một địa bàn có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Nơi đây tập
trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn như Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy
Giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy điện Cao Ngạn…lượng nước thải từ các nhà máy
đổ ra môi trường hàng ngày khá lớn: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thải khoảng
400 m3/ngày, nước thải độc và bẩn làm ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nước Sông
Cầu, Nhà máy cán thép Gia Sàng và khu gang thép Cam Giá hàng ngày thải một
lượng nước lớn không được xử lý vào suối Xương Rồng gây ô nhiễm khu vực
phường Gia Sàng, phường Túc Duyên... Các Nhà máy Tấm lợp Amiăng, Khu gang
thép Thái Nguyên hàng ngày thải ra lượng bụi lớn làm ô nhiễm khu vực Cam Giá...
Thêm vào đó là nạn khai thác khoáng sản từ các vùng Sơn Dương, Quan Triều, Đại
Từ, Phú Lương, Võ Nhai với công nghệ khai thác lạc hậu, không có hệ thống xử lý
chất thải, đá thải hiệu quả đã làm cho môi trường sông, suối, hồ bị ô nhiễm nghiêm
trọng bởi các chất độc hại.. Có thể nói môi trường nước ở thành phố Thái Nguyên
2
đã và đang bị ô nhiễm bởi các hoá chất độc hại từ các nguồn thải công nghiệp, nông
nghiệp và phế thải đô thị… Xu hướng ô nhiễm có chiều hướng ngày càng gia tăng
cả về số lượng, diện tích nếu không có biện pháp xử lý triệt để. Để bảo vệ và sử
dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý đồng thời có các biện pháp xử lý các
nguồn nước phục vụ sinh hoạt trước khi sử dụng là điều hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế tại thành phố Thái nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS.
Phan Thị Thu Hằng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề
xuất biện pháp xử lý nước sinh hoạt theo qui mô hộ gia đình tại thành phố Thái
Nguyên” nhằm đánh giá chất lượng nước trên địa bàn nghiên cứu và đưa ra những
kiến nghị trong việc khai thác, sử dụng đảm bảo chất lượng môi trường.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiện trạng sử dụng và chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-
Điều tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh
Thái Nguyên
-
Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên.
-
Phân tích, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên.
-
Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng các nguồn nước phục
vụ sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác quản lý khai
thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng
và của tỉnh Thái Nguyên nói chung
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua tháng 5 năm 1998
- Luật bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và chủ tịch nước ký xác lệnh ban hành ngày
12/12/2005
- Nghị định số 162/2003/NĐ- CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của chính phủ
ban hành quy chế thu thập, quản lý khai thác sử dụng dữ liệu thông tin về tài
nguyên nước
- Nghị định số 117/2007/NĐ – CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 chính phủ ban
hành về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT – BTC – BNN giữa Bộ Tài Chính và
Bộ Nông Nghiệp ngày 12/6/2008 về sửa đổi bổ xung một số điểm thông tư liên tịch
số 80/2007/TTLT – BTC – BNN ngày 11/7/2007 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước chi cho chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010
- Thông tư 16/2009/TT – BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của bộ tài
nguyên và môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Ngày 17-6-2009, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 04/2009/TT- BYT về việc ban
hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”. Ban hành kèm
theo Thông tư này là QCVN 01:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ăn uống”. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-12-2009 và thay thế Quyết
định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18-4-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn, uống.
Quy chuẩn 01 áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình
khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng
cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên. Quy định cụ thể
về các chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ, hàm lượng của các chất hữu cơ, hóa
4
chất bảo vệ thực vật, hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ, mức nhiễm xạ, vi sinh
vật. Trong đó chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ: Không có mùi, vị lạ; độ pH
trong khoảng 6,5-8,5, độ cứng 300 mg/lít, hàm lượng nhôm 0,2 mg/lít, Amoni 3
mg/lít, Clorua 250-300 mg/lít… Quy chuẩn đưa ra chế độ giám sát chất lượng của
cơ sở trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
giám sát, xét nghiệm ít nhất 1 lần/tháng, 6 tháng, 2 năm. Ngoài ra, sẽ giám sát đột
xuất khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn
nước có nguy cơ bị ô nhiễm và khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến
chất lượng vệ sinh nguồn nước.[9]
Ngày 17-6-2009, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 05/2009/TT- BYT về việc ban
hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”. Ban hành kèm
theo Thông tư này là QCVN 02:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt”. Trong đó giới hạn các chỉ tiêu chất lượng: Không có mùi vị
lạ, Clor dư trong khoảng 0,3-0,5 mg/lít, pH trong khoảng 6,0-8,5; hàm lượng
Amoni tối đa 3mg/lít, sắt 0,5mg/lít, Clorua 300mg/lít, Florua 1,5mg/lít, Asen tối đa
0,05mg/lít... Cơ sở cung cấp nước xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu trước khi đưa
nguồn nước vào sử dụng, định kỳ xét nghiệm ít nhất 1 lần/3 -6 tháng. Các cơ quan
có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 6 tháng 1 lần, lấy mẫu nước tại
100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn và lấy mẫu nước ngẫu nhiên tại hộ gia
đình để xét nghiệm…[25]
- Quyết định số 81/2006/QĐ – TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của thủ tướng
chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
- Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14 tháng 4 năm 2008 và Văn bản
hướng dẫn số 3856/BNN-TL ngày 25 tháng 12 năm 2008, Quyết định số 2444/QĐBNN-TL ngày 31/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban
hành bộ chỉ số và hướng dẫn theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn
- Quyết định 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31/12/2008 của bộ Tài nguyên và
môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
+ QCVN 08: 2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt [3]
5
+ QCVN 09: 2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm [4]
- Thông tư số 39/2010/TT- BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 quy định
quy chuẩn quốc gia
Hệ thống pháp luật và bảo vệ tài nguyên nước ra đời thể hiện sự quan tâm
của Đảng và nhà nước ta trong việc tạo ra một khung pháp lý khả thi nhằm quản lý
chặt chẽ các nguồn tài nguyên nước với việc hoàn thành luật tài nguyên nước đã
từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng nước ở nước ta đi dần vào nề nếp, nâng
cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nước đi đôi với bảo vệ
chống ô nhiễm, nhiễm bẩn và làm cạn các nguồn nước.[1]
Trong những năm qua hệ thống pháp luật và bảo vệ tài nguyên nước ngày
càng được bổ xung và hoàn thiện đã phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ tài
nguyên nước
- Các văn bản của tỉnh, thành phố đã ban hành có liên quan tới tài
nguyên nước:
- Chỉ thị số 20/2009/CT-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2009 của chủ tịch Ủy
ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc tăng cường kiểm tra, quản lý tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 1372/2004/QĐ-UB ngày 22/6/2004 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành quy định về quản lý thăm dò, khai thác và hành nghề
khoan nước dưới đất;
- Quyết định số 2312/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc phê duyệt đề cương lập dự án Quy hoạch khai thác và bảo vệ
nguồn nước dưới đất khu vực Nam Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 09/08/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Nghị quyết số 471/2014/NQ-HĐND ngày 18/05/2014 của HĐND tỉnh Thái
Nguyên về việc thông qua Quy hoạch phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước
mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
6
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta. Nước
được sử dụng trong mọi mặt của đời sống con người. Hiện nay nhu cầu chất lượng
cuộc càng cao, do đó chất lượng nước sử dụng cũng phải tốt hơn. Chúng ta cần phải
phân biệt được nước sạch và nước hợp vệ sinh để sử dụng cho cho phù hợp, tránh
những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất và
sinh hoạt.
1.2.1. Khái quát về tài nguyên nước
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn
lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố
gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh
vật, chiếm từ 50%-97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người nước chiếm
70% trọng lượng cơ thể và ở Sứa biển nước chiếm tới 97% [15].
1.2.1.1. Nước mặt.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi
khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất [14], [17].
1.2.1.2. Nước ngầm.
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái
đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người [9], [14].
7
Bảng 2.1. Những điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt.
Đặc tính
Nhiệt độ
Độ đục
Chất khoáng hòa tan
Fe và Mn hóa trị II (ở
trạng thái hòa tan)
Khí CO2 hòa tan
Nước mặt
Thay đổi theo mùa
mùa
có
Thay đổi theo chất lượng
Ít thay đổi, cao hơn nước
đất, lượng mưa
mặt ở cùng một vùng
Rất thấp, trừ dưới đáy hồ
Thường xuyên có
Thường rất thấp hay gần
Thường xuất hiện ở nồng
bằng 0
độ cao
nước nhiễm bẩn
Thường ở nồng độ trung
SiO2
bình thấp
Các vi sinh vật
Thường có
Thường có ở nồng độ cao
Thường ở nồng độ cao do
Thường thấp
Nitrat
Tương đối ổn định
Thường cao và thay đổi theo Thấp hay hầu như không
Xuất hiện có các nguồn
NH4 +
Nước ngầm
phân hóa học
Vi trùng (nhiều loại gây
Các vi khuẩn do sắt gây ra
bệnh) virut, các loại tảo
thường xuất hiện
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000)[19]
Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực [17]
* Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá
ngậm nước và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch
hoặc lớp sét nén chặt.
* Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm
nước và lớp đá nầy bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm.
1.2.1.3. Khái niệm nước sạch
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nước trong không màu
- Không mùi vị lạ, không có tạp chất
8
- Không chứa chất tan có hại
- Không gây mầm bệnh.
Nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hằng ngày của mọi người
và đang đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện sinh hoạt cho nhân
dân. Nước sạch có chất lượng cao hơn nước hợp vệ sinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở khu
vực châu á và đi đến nhận xét như sau: tại một số nước Châu á có tới 60% bệnh
nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh.
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) lại cảnh báo rằng: Hàng năm tại các nước
đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn
tật do dùng nước bị ô nhiễm.
1.2.1.4. Khái niệm nước hợp vệ sinh
Là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
1.2.1.5. Khái niệm nước sinh hoạt sạch
Nước sinh hoạt dùng để uống cần đạt tiêu chuẩn về màu sắc (không quá 15
độ màu, không có màu lạ); độ đục (không quá 5 độ), mùi (không có mùi hôi, mùi
lạ), không có váng cặn, độ axit thích hợp (pH = 6,6-8,5), độ cứng phù hợp (không
quá 300mg CaC03/lít, Fe không quá 0,3 mg/lít), Mn (không quá 0,1 mg/lít), Cu
(không quá 0,1 mg/lít), Zn (không quá 3,0 mg/lít), As (không quá 0,05 mg/lít), Hg
(không quá 0,001 mg/lít), Pb (không quá 0,1 mg/lít), Cr (không quá 0,05 mg/lít),
xianua (không quá 0,05 mg/lít), florua (không quá 0,1 mg/lít), vi khuẩn nhóm E.coli
(không quá 3 vi khuẩn/1ít)…[25]
Nước mặt (nước sông, rạch, ao hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt trùng.
1.2.1.6. Khái niệm ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều
chất lạ vượt qúa ngưỡng chịu đựng của sinh vật
- Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:"
Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng
9
nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại khi sử dụng cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại”
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
+ Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn
được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc.
+ Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng.
Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông
vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp.
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý. [27]
1.2. 2. Vai trò của tài nguyên nước.
1.2.2.1. Vai trò của nước đối với con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước [1]. Nước chiếm khoảng 70%
trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng
lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào.
Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết
tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là
chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng
trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa
vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một người
nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy
trì các hoạt động sống bình thường [11], [15].
1.2.2.2. Vai trò của nước đối với sinh vật [22].
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90%
khối lượng cơ thể sinh vật là nước.
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp.
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
10
Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các
sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
→ Vì vậy các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước.
1.2.2.3. Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát triển.
Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần
4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp.
Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn.
Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan
các hóa chất màu và các phản ứng hóa học...
Nước thiết yếu như vậy, nhưng loài người đang đứng trước nguy cơ thiếu
nước nghiêm trọng. Trên thế giới hiện có 80 quốc gia và 40% dân số không đủ nước
dùng, 1/3 các điểm dân cư phải dùng các nguồn nước bị ô nhiễm để ăn uống, sinh
hoạt. [16]
Ở Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù được nhà nước đặc biệt quan
tâm nhưng cũng chỉ mới có 46 - 50% dân cư đô thị và 36 - 43% dân cư nông thôn
được dùng nước sạch. Nhiều người dân ở nhiều vùng còn phải dùng các nguồn nước
không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, kéo theo tỷ lệ dân cư mắc bệnh khá cao: 90% phụ
nữ nông thôn mắc bệnh phụ khoa, 95% trẻ em nông thôn bị nhiễm giun, hàng năm có
trên 1 triệu ca tiêu chảy, lị... Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng tạo
nên những nguy cơ tiềm tàng của nhiều bệnh lý ở nhiều địa phương. [14], [26]
1.3 . Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1.1 Tình hình khai thác và sử dụng nước trên thế giới.
Tính đến đầu những năm 1990 trên toàn thế giới đã khai thác được 760 tỷ m3
nước ngầm chiếm 21% so với tổng lượng nước đã khai thác sử dụng (bao gồm các
nguồn nước dưới đất, nước mặt, nước mưa...)[11], [26].
Khu vực Trung Đông nơi nguồn nước mặt khan hiếm, người ta đã khai thác
tối đa nguồn nước dưới đất để phục vụ cho các nhu cầu nên ở khu vực này tỷ lệ sử
11
dụng nước dưới đất cao như: Kuwait tỷ lệ nước dưới đất được khai thác chiếm tới
88% lượng nước mặt được khai thác, Ả Rập Sê Út chiếm 85,3%, Tiểu Vương Quốc
Ả Rập chiếm 79%, Israsel chiếm 70%. Nhiều nước Nam Á cũng chiếm tỷ lệ cao về
khai thác nước dưới đất so với nước mặt như: Bangladesh chiếm trên 70%, Pakistan
chiếm 36,5%, Ấn Độ chiếm 34,5% [24].
Bảng 2.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất của các nước trên
Thế Giới.
∑lượng
TT
Tên quốc
gia
Lượng NDĐ khai thác sử dụng hàng năm
Bình
NDĐ sản quân
sinh/năm
người
(tỷ m3)
m3/ng
%
Năm
so Bình
∑ số (tỷ với khả quân
m3)
năng tái người
tạo
1
Ấn Độ
2
Mỹ
3
Pakistan
4
TrungQuốc
5
(m3/ng)
Sử dụng cho
các lĩnh vực
SH
NN
CN
418,5
413
1990
190
45,5
187,4
9
2
89
660
2371
1995
109,8
16,2
384,5
24
10
66
1991
55
100,0
351,5
9
11
80
46
54
828,4
649
1990
52,9
6,4
41,4
Iran
42
620
1980
29
69
428,3
6
Mexico
139
1406
1995
25,1
18,1
253,8
13
23
64
7
Ả Rập Sêut
2,2
102
1990
14,5
660,2
672,2
10
5
85
8
Italia
43
750
1992
13,9
46,3
242,6
39
4
58
9
Nhật
185
1460
1995
13,6
7,3
107,1
29
41
30
10
LB Nga
788
5360
1990
12,6
1,5
85,4
(Nguồn: Nguyễn Tiến Đạt, năm 2007 [7])
Đối với các nước phát triển thì nhu cầu sử dụng nước càng lớn. Hiện nay một
sô quốc gia đã khai thác vượt quá khả năng tái tạo của nước rất nhiều lần, điển hình
là Pakistan, Ả Rập Xê Út. Khai thác quá mức sẽ làm suy giảm chất lượng nước
cũng như làm hạ thấp mực nước ngầm và nó cũng thể hiện tình trạng thiếu nước của
quốc gia đó [25].
1.3.1.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước dưới đất khá lớn, đứng thứ 34 so với
155 quốc gia và vùng lãnh thổ theo liệt kê của 4 tổ chức quốc tế: WRI, UNDP,
12
UNEP, WB đăng trên sách World Resource xuất bản năm 2001 nhưng việc khai thác
sử dụng nước dưới đất ở Việt Nam còn ở mức thấp so với nước mặt (<2%).
Tính đến năm 2008, Việt Nam có trên 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực
thuộc Trung ương, có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế
là 3,42 triệu m3/ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công
suất khoảng 1,95 triệu m3/ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với
tổng công suất khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Một số địa phương khai thác 100% nước
dưới đất để cung cấp cho sinh hoạt sản xuất như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,
Quảng Ngãi, Bạc Liêu...[16].
Theo TS. Đặng Đình Phúc, nguyên trưởng phòng quản lý – Cục quản lý Tài
nguyên nước Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tổng lượng nước dưới đất mà Việt
Nam khai thác đến nay khoảng 1,85 tỷ m3, trong đó:
- Cấp nước cho các đô thị, các khu công nghiệp: 650 triệu m3
- Cấp nước sinh hoạt nông thôn: 650 triệu m3
- Nước tưới: 550 triệu m3 (riêng tưới cho cà phê Đắc Lắc: 350 triệu m3)
Với tình trạng khai thác nước dưới đất ngày càng tăng như hiện nay trong khí
nhận thức về vai trò của nước cũng như ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc
khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước chưa được đầy đủ thì thế giới sẽ phải đối mặt
với nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm các nguồn nước dưới đất [16], [26].
1.3.2. Chất lượng nước sinh hoạt tại Việt Nam
Chất lượng nước sinh hoạt đang là một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam. Đặc biệt
tình trạng chất lượng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh diễn ra phổ biến ở
nhiều vùng nông thôn. Theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ Y tế,
hiện tại ở khu vực nông thôn chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước máy. Còn
lại 31% hộ gia đình phải sử dụng nước giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng
giếng đào. Số còn lại chủ yếu dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn
sông suối, được khai thác và sử dụng trực tiếp. Đặc biệt theo kết quả điều tra chất
lượng nước sinh hoạt nông thôn của Cục Y tế dự phòng Việt Nam năm 2010 chỉ có
khoảng 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN
02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành [6] . Kết quả này cho thấy rằng phải quan tâm
13
đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại nông thôn hơn nữa bằng cách tăng tỷ lệ gia
đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chuồng trại được xây dựng cách xa nguồn
nước sinh hoạt và xử lý nguồn nước trước khi sử dụng tại gia đình là biện pháp hiệu
quả. Mặt khác trong các nguồn nước phục vụ sinh hoạt hiện nay thì chỉ có nước máy
là có chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo QCVN 02:2009/BYT còn các nguồn
nước khác phục vụ sinh hoạt thì chưa thể kiểm chứng được chất lượng. Đây là
nguồn nước an toàn nhưng khó tiếp cận với các hộ gia đình nông thôn.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 1/3 dân số Việt Nam đang nhiễm các bệnh
có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn và các điều kiện vệ sinh
không đảm bảo. Không được tiếp cận với nguồn nước sạch gây ra những vấn đề
nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em (44% trẻ em bị nhiễm bệnh giun sán và 27%
trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng), gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm
có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm, liên quan đến vệ sinh môi
trường và ý thức vệ sinh cá nhân của người dân còn kém.
Có 2 nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến nước, đó là do
vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và do các chất hóa học, chất phóng
xạ gây ra. Nước dùng trong sinh hoạt bị nhiễm bẩn sẽ gây bệnh cho người khi tắm
rửa, giặt giũ, sử dụng nước để chế biến thức ăn,... Các bệnh thường xảy ra do sử
dụng nguồn nước không hợp vệ sinh được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.3. Một số bệnh xảy ra và lây lan do sử dụng nguồn nước không hợp vệ
sinh ở Việt Nam
Loại bệnh (lượt người/năm)
STT
Năm
Thương hàn
Tả lỵ
Ỉa chảy
Sốt rét
Virus
1
2007
7.090
175.039
1.062.440
185.529
28.728
2
2008
6.532
159.193
1.031.712
169.342
31.198
3
2009
6.032
131.264
1.012.114
166.748
27.469
4
2010
5.941
115.397
968.975
152.359
27.192
(Nguồn: Vụ Y tế Dự phòng - Bộ Y tế năm 2007, 2008, 2009, 2010)
14
Vi sinh vật truyền qua nước gây nên hầu hết các bệnh ở đường tiêu hóa. Vi
khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy... Virus gây bệnh như bại liệt, viêm
gan... Kí sinh trùng gây bệnh lỵ, amip, giun sán... Các tác nhân này có thể xâm nhập
vào cơ thể con người trực tiếp qua đường nước uống hoặc nước dùng chế biến thực
phẩm. Những bệnh này có thể gây thành dịch lớn làm cho số người tử vong cao, rất
nguy hại cho cộng đồng nếu không có biện pháp phòng chống tốt. [20]
Bên cạnh các nguồn nguyên nhân và một số bệnh thường mắc phải trên thì
nước nhiễm asen cũng là một nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm, nó gây các bệnh có
độ độc tính cao. Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện khát nước dữ dội,
đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và
tử vong nhanh. Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp mỗi ngày một ít với liều lượng
dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và
bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối
loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư....
Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân
thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc da hóa sừng, gây sạm và mất sắc tố, bệnh
Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy và lở loét).
Tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang
và thận) hoặc viêm răng, khớp gây bệnh tim mạch, gây bệnh huyết áp. Ảnh hưởng
độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khỏe là khả năng gây đột biến gen, ung
thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch cao huyết áp rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc
mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các bệnh ngoài
da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hóa ung thư da...), tiểu đường, bệnh gan và các
vấn đề liên quan tới tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh, ngứa hoặc mất cảm giác
ở các chi và khó nghe. Sau 15-20 năm kề từ khi phát hiện, người nhiễm độc thạch
tín sẽ chuyển sang ung thư và chết.
Các bệnh nêu trên gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường cộng đồng. Vì
vậy, công tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Điều này góp
phần tích cực trong việc ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước, hạn
chế tối đa các bệnh lây truyền qua nguồn nước, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm,
15
bảo vệ nguồn nước. Đồng thời, mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
như không vứt rác, đồ chất thải bừa bãi, nên sử dụng nguồn nước sạch [6].
1.3.3. Thực trạng ô nhiễm nước ngầm trên thế giới và Việt Nam.
1.3.3.1. Thực trạng ô nhiễm nước ngầm trên thế giới.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ
đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ
nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu [25].
Nguồn nước ngầm tại 90% thành phố của Trung Quốc đang bị ô nhiễm bởi
các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ theo thông báo của hãng tin Tân Hoa Xã dẫn
nguồn từ Ủy ban bảo vệ môi trường Trung Quốc [25].
Tại Vapi (Ấn Độ) những người dân sống ở thành phố Vapi, cái giá của phát
triển thực sự đắt: Nồng độ thủy ngân trong nước ngầm của đô thị này cao gấp 96 lần
so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), còn các kim loại nặng hiện
diện trong không khí và cả nông sản [25].
1.3.3.2. Thực trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam
Nguồn nước dưới đất của Việt Nam đang phải đối mặt với một số vấn đề như
xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm kim loại nặng nghiêm
trọng, do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn
nước. Nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép
từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Tình trạng ô nhiễm phốt phát (P-PO4) cũng có xu
hướng tăng theo thời gian [27].
Tại Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng P - PO4 cao hơn mức cho phép
(0,4mg/l) chiếm tới 71%. Còn tại khu vực Hà Giang - Tuyên Quang, hàm lượng sắt
ở một số nơi cao vượt mức cho phép trên 1mg/l, có nơi trên 15-20mg/l, tập trung
chủ yếu quanh các mỏ khai thác sunphua. Ngoài ra, việc khai thác nước quá mức ở
tầng holocen cũng làm cho hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt
mức giới hạn cho phép 10mg/l [27].
Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài
nguyên - Môi trường) cũng cho thấy mực nước ngầm đang sụt giảm mạnh, chất lượng
nước ở nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn. Ở đồng bằng Bắc Bộ, mực nước ngầm hạ sâu,
đặc biệt ở khu vực Mai Dịch (Cầu Giấy - Hà Nội). Vào mùa khô, 7/7 mẫu đều có hàm